Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu 1

1. Nhận định trên đúng. Vì quyết đinh quy pham chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính thì trở
thành nguồn của Luật Hành chính.

2. Nhận định trên sai. Luật xử lý vi phạm hành chính là quyết định cá biệt vì nó thể hiện tính áp dụng
pháp luật

3. Nhận định trên đúng. Quyết định hành chính có tính dưới luật, xuất phát từ vị trí là cơ quan chấp
hành của cơ quan quyền lực nhà nước (Chấp hành các quy định của hiến pháp và luật), nên các
quyết định hành chính do các chủ thể cod thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban
hành là những văn bản dưới luật nhằm thi hành luật.

4. Nhận định trên sai. Căn cứ vào thẩm quyền ban hành chỉ có

+Quyết định hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

+ Quyết định hành chính của Bộ và các cơ quan ngang Bộ.

+ Quyết định hành chính của UBND.

+ Quyết định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

+ Quyết định hành chính liên tịch.

TAND không có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính

5. Nhận định trên đúng. Quyết định quy phạm chứa đựng các quy tắc xử sự, xác định các quyền và
nghĩa vụ cho các đối tượng liên quan, quyết định quy phạm tạo ra một khuôn khổ pháp lý trong đó
các chủ thể của pháp luật hành chính sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

6. Nhận định trên sai. Quyết định hành chính chủ đạo thường được ban hành với hình thức là nghị
quyết của Chính phủ.

7. Nhận định trên Đúng. Nguồn của luật hành chính là các văn bản quy phạm pháp luật trong đó
chứa các quy phạm pháp luật hành chính. Nguồn của luật hành chính là cơ sở để ban hành quyết
định hành chính. Quyết định hành chính cá biệt là những văn bản dưới luật, phải dựa vào những văn
bản thuộc nguồn luật để ban hành. Vì vậy quyết định hành chính cá biệt không phải là nguồn của
luật hành chính.

8. Nhận định trên sai. Ngoài quyết định hành chính, hành vi hành chính cũng là đối tượng của khiếu
nại hành chính

9. Nhận định trên đúng. Chủ tịch UBND các cấp với tư cách người đứng đầu UBND cũng có thẩm
quyền ban hành các quyết định, chỉ thị nhưng là văn bản cá biệt (như quyết định xử phạt hành
chính, quyết định giải quyết khiếu nại)

10. Nhận định trên sai. Nghị quyết của chính phủ là quyết định hành chính chủ đạo. Chính phủ có thể
ban hành nghị định với tư cách quyết định hành chính quy phạm.

11. Nhận định trên đúng

12. Nhận định trên đúng. Tất cả các quyết định hành chính đều là đối tượng của khiếu nại hành
chính
Câu 2

Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước của cơ quan hành chính
Nhà nước hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định.

Quyết định hành chính là một dạng quyết định pháp luật nên ngoài những đặc điểm quyết định hành
chính còn mang đặc điểm chung của một quyết định pháp luật

– Đặc điểm chung:

+ Quyết định hành chính mang tính quyền lực Nhà nước

+ Quyết định hành chính mang tính chất pháp lý

– Đặc điểm riêng:

+ Quyết định hành chính mang tính dưới luật

+ Quyết định hành chính đa dạng về chủ thể có thẩm quyền ban hành

+ Quyết định hành chính có những mục đích và nội dung hết sức phong phú

+ Ngoài ra, quyết định hành chính có những tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật như nghị
quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư…

Thứ hai, về nguồn của luật hành chính:

Nguồn của luật hành chính là các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có chứa các quy phạm pháp
luật hành chính. Một văn bản được coi là nguồn của luật hành chính nếu văn bản đó thỏa mãn đầy
đủ các dấu hiệu sau:

– Do chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật theo quy định của pháp luật.
– Văn bản được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, dưới hình thức theo luật định. Nội dung
văn bản đó có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính.

Vậy, nguồn của luật hành chính là cơ sở để ban hành ra quyết định hành chính. Quyết định hành
chính là văn bản dưới luật nên sẽ đương nhiên có giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản pháp luật là
nguồn của luật hành chính.

Câu 3

1. Quyết định hành chính với quyết định của cơ quan tư pháp

Những quyết định của cơ quan tư pháp chủ yếu là những quyết định cá biệt dưới hình thức là những
bản án hoặc quyết định của toà án, quyết định của viện kiểm sát. Tuy nhiên, để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình các cơ quan này còn được quyền ra các quyết định hành chính quy phạm song
rất hạn chế về chủ thể. Quyết định của cơ quan tư pháp được xây dựng theo trình tự thủ tục tố tụng
nó là kết quả của hoạt động giải quyết vụ án cụ thể như hình sự, dân sự, hành chính...

2. Quyết định hành chính với quyết định của cơ quan lập pháp

- Quyết định hành chính khác với quyết định cơ quan lập pháp ở thẩm quyền ra quyết định chủ yếu
thuộc về các chủ thêtrong hệ thống CQHCNN từ Trung ương đến địa phương còn đối với quyết định
của CQLP thì quyền đó chỉ thuộc về QH và UBTVQH.

  - Đối với các quyết định HC là những quyết định có tính dưới luật, ban hành trên cơ sở luật và để thi
hành luật. Căn cứ vào Luật, pháp lệnh, CP sẽ ra những nghị định để thi hành luật, pháp lệnh
Vd: QH ban hành luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, CP phải ban hành Nghị Định số 81/2013/NĐ-CP
ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý VPHC

You might also like