Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

PHẦN 1

Khe hở nghiên cứu:


 6 nghiên cứu điển hình có thể không đại diện cho tất cả các IoT-BMI và do đó,
phân tích hình thái học có thể không bao gồm tất cả các tùy chọn thiết kế có liên
quan.
 Ngoài ra, nghiên cứu không đề cập bất cứ điều gì về sự thành công của các thiết kế
khác nhau.
 Tiếp theo, phân tích hình thái học đưa ra các giải pháp cho từng yếu tố trong số
bốn BM, nhưng không nêu rõ liệu chúng có thể được kết hợp với nhau để hoàn
thành IOT-BM hay không.
Bối cảnh nghiên cứu:
(Trong các tư liệu về IoT, người ta thường nhắc đến một chiếc máy bán nước giải khát tự
động tại trường Đại học Carnegie Melon (Mỹ) vào đầu những năm 1980 như là một thiết
bị đầu tiên mở màn cho xu hướng này, chiếc máy được lập trình để có thể kết nối với
người điều khiển qua Internet, nhằm kiểm tra tình trạng của máy và bổ sung nước khi
cần thiết mà không cần sự tiếp xúc kiểm tra trực tiếp.
Sau đó, khái niệm Internet of Things chỉ thực sự được đưa ra vào năm 1999, khi mà
người ta bắt đầu nhận thấy tiềm năng của xu hướng này, bên cạnh việc mạng Internet
cũng như nhiều rào cản về mặt khoa học công nghệ đã dần được khai phá.
Vậy, có lẽ các bạn cũng phần nào hiểu được IoT là gì rồi phải không? Đại loại IoT đó là
tất cả mọi thứ được kết nối với nhau qua mạng internet và người dùng sẽ kiểm soát các
đồ vật của mình thông qua mạng với smartphone, tablet, hay thậm chí là smartwatch mà
không cần phải sờ tận tay như trước nay nữa)
Internet-of-Things (IoT) được coi là một phương pháp quan trọng để thu thập dữ liệu và
mang lại nhiều cơ hội hứa hẹn khi có sự kết hợp giữa big data và trí tuệ nhân tạo (AI) để
tăng trưởng kinh doanh mang tính chuyển đổi (Metallo, Agrifoglio, Schiavone và
Mueller, 2018). Internet-of-Things và các công nghệ kỹ thuật số có liên quan được áp
dụng để đổi mới các đề xuất giá trị, phân phối giá trị và nắm bắt giá trị trong các ngành
như năng lượng, tài chính, quản lý cơ sở, chăm sóc sức khỏe, gia đình và không gian làm
việc và sản xuất (Accenture, 2019).

Tuy nhiên, các công ty ở nền kinh tế mới nổi phải đối mặt với nhiều thách thức khi áp
dụng IoT. Ví dụ như sở hạ tầng kỹ thuật số kém phát triển tạo ra những thách thức liên
quan đến tính khả dụng và độ tin cậy của Internet cố định và di động, kết nối di động và
các dịch vụ đám mây (Cisco, 2019).

Nghiên cứu trước đây thường tập trung vào các khía cạnh công nghệ của IoT và các vấn
đề về quản lý thì ít được chú ý hơn (Kiel, Arnold và Voigt, 2017). Tuy nhiên, những
thách thức không chỉ liên quan đến việc sử dụng công nghệ, mà còn là nhu cầu về các mô
hình kinh doanh mới (BM). Để phát triển BM dựa trên IoT có tính khả thi, các khía cạnh
công nghệ, quản lý, dịch vụ và tài chính phải được xem xét cùng nhau (Bouwman và
cộng sự, 2008; Leminen, Westerlund, Rajahonka và Siuruainen, 2012).

Các tài liệu hiện tại thiếu sự hiểu biết và nghiên cứu thực nghiệm về việc thiết kế các BM
IoT (IOT-BM) trong bối cảnh các thị trường mới nổi.

Mục tiêu nghiên cứu:


 Hiểu rõ hơn về các mô hình kinh doanh IoT mới nổi ở Việt Nam thông qua việc
xác định, diễn giải các phương án và lựa chọn thiết kế mô hình kinh doanh.
 Nghiên cứu cách thiết kế IOT-BM khả thi ở các thị trường mới nổi được hỗ trợ bởi
thử nghiệm BM.

You might also like