Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

TẬP VIỆN LA SAN TÂN CANG

HÌNH MẦU NHÀ GIÁO LA SAN


THEO NHỮNG BÀI NGUYỆN GẪM
CỦA TUẦN TĨNH TÂM
CỦA CHA GIOAN LA SAN

GIUSE NGUYỄN TRÍ THÔNG

Tháng 01/2022
Ngày 15/05/1950, Đức Piô XII đã vinh danh Cha Gioan La
San làm Quan Thầy Các Nhà Giáo Dục. Khi tặng ban danh dự
này, Giáo Hội muốn giới thiệu Cha như là “một hình mẫu để
bắt chước và là một gương sáng cho tất cả các nhà giáo dục”
trong sứ mạng giúp đỡ mỗi cá nhân người trẻ nhận ra “những
đặc nét độc nhất và không thể thay thế được của mỗi người”
hầu có thể trưởng thành và phát triển1. Vì thế sẽ thật hữu ích khi
nỗ lực học hiểu biết sâu hơn về cuộc đời, sự nghiệp và bút tích
của Cha, rồi từ đó phác họa nên một “hình mẫu” rõ nét về một
nhà giáo La San chân chính, một nhà giáo như lòng Thiên Chúa
ước mong.
Trong tất cả những gì Cha truyền lại, tuyển tập Những Bài
Nguyện Gẫm Của Tuần Tĩnh Tâm được biết như là “công trình
của một con người từng trãi nói về những gì mà anh ta đã
sống”, để giúp các Sư Huynh “tái khám phá căn tính đặc sủng,
thiêng liêng của họ ở tận gốc rễ của lời mời gọi, mục tiêu tối
hậu của cuộc đời Sư Huynh”2. Vậy nên, xứng hợp biết bao khi
nghiêm túc đọc lại các bài Nguyện Gẫm này, và họa lấy “hình
mẫu” về người thầy giáo La San có khả năng “dạy lẽ khôn
ngoan, chạm đến cõi lòng và làm biến đổi cuộc sống”3.
Nhà giáo La San: dạy lẽ khôn ngoan
Trước hết phải xác tín rằng “lẽ khôn ngoan” ở đây chính là
Thiên Chúa muốn tất cả con người được cứu sống, và điều này
được chứa đựng trong các chân lý Phúc Âm. Do đó, dạy về
Thiên Chúa, cụ thể là niềm tin vào Đức Giêsu Kitô và các cách

1
cf. Message of John Paul II to Brother John Johnston, 2/5/2000.
2
Introduction by Miguel Campos, FSC for Meditations for the Time of Retreat.
3
“teaching minds, touching hearts and transforming lives”.
ngôn Tin Mừng, phải là và luôn là công việc hàng đầu của
người thầy giáo La San.
Thứ đến, “lẽ khôn ngoan” là những cách thức để thực hành
cách ngôn Tin Mừng và các nhân đức Kitô giáo, hầu giúp trẻ sơ
đắc tin thần Kitô giáo. Điều này được biết đến qua việc nỗ lực
giúp trẻ mộ mến các điều đó, đồng thời khơi lên nơi trẻ ý thức
và sự ghê tởm những thói hư tật xấu, là những điều làm phiền
lòng Thiên Chúa.
Kế đến, dạy trẻ học đọc học viết cũng là một trong những
“lẽ khôn ngoan” mà người thầy giáo La San cần dốc lòng chu
toàn, để giúp trẻ có khả năng làm việc về sau này. Và giúp trẻ
bận rộn với những việc học này suốt ngày cũng là cách để trẻ
tránh được thói “ăn không ngồi rồi”, la cà lêu lỏng.
Sau cùng, “lẽ khôn ngoan” còn là việc khiển trách và sửa
sai lỗi lầm những trẻ mà mình có trách nhiệm dạy dỗ. Sẽ thật là
một thiếu sót nặng nề nếu không để tâm đến cách trẻ thực hành
và hướng dẫn trẻ chu toàn những gì đã được dạy dỗ. Bởi chính
lúc này là lúc mang lại cho trẻ sự khôn ngoan, nhìn lại những gì
đã làm, hầu cẩn trọng hơn trong những lần sau.
Nhà giáo La San: chạm đến cõi lòng
Song, tất cả những “lẽ khôn ngoan” kia sẽ chẳng hiệu quả
là bao, nếu không được thốt lên từ tận nơi con tim bùng cháy
lòng nhiệt thành của người thầy giáo. Với tư cách là thừa tác
viên của Thiên Chúa và là người ban phát các mầu nhiệm
thánh, người thầy giáo La San được mời gọi để tâm dạy dỗ trẻ
với hết tâm huyết của mình, mới mong có thể đụng chạm đến
cõi, giúp trẻ khai lòng mở trí và nhận thấy vinh quang của
Thiên Chúa.
4
Sự nhiệt tâm của người thầy giáo được bộc lộ trước hết qua
việc nỗ lực giúp trẻ thấu hiểu những chân lý được truyền đạt. Sẽ
chú tâm để lời lẽ thật đơn sơ, trong sáng, dễ hiểu, cụ thể và
thích hợp với tâm mức giới hạn của trẻ. Và dĩ nhiên, để làm
được điều này, trước tiên người thầy phải nắm vững tất cả
những chân lý đó cách sâu rộng, hầu mong in thật sâu những
chân lý đó vào tâm trí trẻ.
Không dừng lại ở lời nói, sự nhiệt tâm còn thôi thúc người
thầy đưa ra những hướng dẫn vào từng chi tiết, như là những
phương tiện, để giúp trẻ thực hành những gì đã được học.
Khuyến khích, thúc giục chúng vững lập làm điều lành; cùng
tỉnh táo, đủ nhạy bén để khiển trách, sửa sai, hầu giúp trẻ đề
phòng và quyết liệt tránh xa những tật xấu, những gì nguy hại
cho linh hồn trẻ.
Trên tất cả, để thật sự “chạm đến cõi lòng”, chúng cần được
thực hiện với một ý hướng ngay lành, cùng một lòng nhân hậu
đầy dịu dàng, kiên nhẫn và điều độ. Động cơ duy nhất để thúc
giục người thầy hành động không gì khác hơn là yêu thương và
mong ước giúp trẻ được lớn lên với tự do và khôn ngoan đích
thật.
Nhà giáo La San: làm biến đổi cuộc sống
Dầu vậy, “đức tin không có việc làm là đức tin chết”, lời
dạy không đi đến hành động, thì không thật sự trọn vẹn chút
nào! Nghĩa là, nếu chỉ giới hạn ở việc dạy dỗ, hướng dẫn, động
viên, dù mãnh mẽ và xác tín đến đâu cũng sẽ không đủ mạnh để
đẩy trẻ đến thực hành và kiên trì sống điều thiện. Nhưng sẽ là
nguồn động lực bền vững nếu người thầy trở nên gương sáng,
dẫn đường cho trẻ, tức là sống những gì mình truyền đạt.

5
Vì thế, có thể nói, để thực sự để việc dạy học đi đến đỉnh
điểm của nó là “làm biến đổi cuộc sống” của trẻ, trước hết, tự
thân cuộc đời người thầy phải được biến đổi qua việc nhiệt tâm
thi hành những chân lý đức tin và đạo đức. Như thế, tất cả
những gì “mắt thấy, tai nghe” mà trẻ nhận được từ thầy sẽ in
sâu và tâm trí trẻ và dễ dàng nghiêng theo.
Nhưng đâu là nguồn động lực để cho người thầy hành
động? Đó không gì khác hơn chính là ý thức về sự cao cả, vinh
dự của công việc mình đang làm. Đó không đơn thuần là một
nghề nghiệp để kiếp sống, một nhiệm vụ cần chu toàn, một bổn
phận phải gánh vác. Hơn thế, đó là một tiếng gọi cần đáp trả,
một ân ban cần nhận lãnh, một lời mời cần cộng tác.
Và trên cả, đó là một niềm xác tín cần được giữ vững.
Nhà giáo La San: giữ vững niềm tin4
Người thầy La San xác tín rằng công việc mà họ đang thi
thành không đến từ ý muốn cá nhân, nhưng do bởi Đấng mà họ
hằng tôn thờ và hiến mình phục vụ.
Người thầy La San xác tín rằng trẻ họ giảng dạy không bởi
uy quyền của họ, nhưng là nhân danh Đấng đã chọn gọi và trao
cho họ công việc cao cả này.
Người thầy La San xác tín rằng tự thân họ không thể làm
được gì, song với Đấng đã chọn gọi họ, họ sẽ làm được nhiều
hơn những gì họ dự tính.
Người thầy La San xác tín rằng họ công việc họ đang dấn
thân luôn và sẽ luôn giữ một vai trò tối quan trọng và cần thiết
trong thế giới này.

4
Keeping faith.
6
Người thầy La San xác tín rằng tất cả những gì họ làm
không cốt vì họ, nhưng vì tất cả những ai được trao phó cho họ
và vì Đấng đã chọn gọi họ vào công việc này.
Người thầy La San xác tín rằng họ không đảm nhận công
việc này một mình, những với những ai được sai đến với họ bởi
Đấng đã chọn gọi họ.
Người thầy La San xác tín rằng những trẻ đến với họ không
là gánh nặng, nhưng là triều thiên vinh quang của Đấng đã chọn
gọi họ trao ban cho họ.
Thay lời kết: Tình Yêu ngự trị lòng ta, luôn luôn!
Suy xét đến bối cảnh thực tế tại Việt Nam, thật là một thách
thức nặng nề cho các Sư Huynh La San cùng các cộng tác viên
La San trong việc thi hành sứ mạng giáo dục của mình. Minh
nhiên nói về Thiên Chúa là điều tuyệt đối cấm ở các trường
học; chạy theo chương trình được Nhà Nước ấn hành dường
như đã chiếm hết toàn bộ thời gian gian của giáo viên; thêm đó
đó là hoàn cảnh gia đình, láng giềng và xã hội cũng đầy những
trở ngại.
Là thách thức, nhưng cũng là lí do để nỗ lực cố gắng hơn.
Không nói được về Thiên Chúa qua những cách ngôn Tin
Mừng, ta có thể hướng trẻ về bản chất của Thiên Chúa: Tình
Yêu. Không dạy minh nhiên về Tin Mừng, nhưng nội dung cốt
lỗi của Tin Mừng: “hãy yêu thương nhau” luôn là điều cần thiết
và quan trọng cho mọi người qua mọi thời. Và trên tất cả, sự
hiện diện cách “tích cực và vô vụ lợi”, một tương quan huynh
đệ thân tình, sẵn sàng gặp gỡ và đối thoại trong cởi mở và tin
tưởng chính là một bằng chứng xác đáng cho lí tưởng La San.
Vậy, hãy để Tình Yêu ngự trị lòng ta, luôn luôn!
7

You might also like