Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 146

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho


đường dây 220kv Thái Bình- Nam Định và
tính toán điện trường cho đường dây 220kv

ĐẶNG ĐỨC HIỆP

Ngành Kỹ thuật điện

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đình Thắng

Viện: Điện

HÀ NỘI, 2016
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn:" Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho
đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định và tính toán điện trường cho đường
dây 220kV " là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ luận văn nào
trước đây.

Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2016


Tác giả luận văn

Đặng Đức Hiệp


ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Đình
Thắng. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã luôn nhận được những lời
chỉ bảo, quan tâm, động viên và sự giúp đỡ hết sức quý báu của Thầy để tác giả có
thể hoàn thành được luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Hữu Kiên cùng
các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Hệ thống điện – Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả thực hiện luận văn.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong việc nghiên cứu, học hỏi nhưng vì thời gian
có hạn, vấn đề nghiên cứu khá phức tạp, kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên bản
luận văn này không tránh khỏi thiếu sót cần bổ sung. Tác giả mong muốn nhận được
sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cám ơn!.
Tác giả luận văn

Đặng Đức Hiệp


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ...................................................................................................vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ CHỐNG SÉT ĐƯỜNG DÂY ............... 4
1.1. Sự phát triển của lưới truyền tải điện. ...................................................................... 4
1.2. Khối lượng quản lý lưới truyền tải các PTC của EVNNPT ...................................4
1.3. Ảnh hưởng của sét đến việc bảo vệ đường dây ....................................................... 5
1.3.1. Sự nguy hiểm của quá điện áp khí quyển ................................................ 5
1.3.2. Sự cố do sét đánh đối với đường dây truyền tải điện trên không ................ 5
1.4. Tình hình sự cố trên đường dây 220 kV truyền tải điện Ninh Bình....................... 6
1.4.1. Lưới điện 220 kV truyền tải điện Ninh Bình ............................................ 6
1.4.2. Phân tích đánh giá các biện pháp.......................................................... 10
1.5. Kết luận và hướng nghiên cứu của đề tài ...........................................................11
CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT BẢO VỆ CHỐNG SÉT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIẢM SUẤT CẮT CỦA ĐƯỜNG DÂY 220 kV ........................................................12
2.1. Yêu cầu chung .........................................................................................................12
2.2. Chỉ tiêu chống sét của đường dây........................................................................... 12
2.3. Tính toán suất cắt khi sét đánh vào đường dây. .....................................................15
2.3.1. Các điều kiện giả thiết tính toán ............................................................ 15
2.3.2. Xác định suất cắt do sét đánh vào đường dây : ....................................... 16
2.4. Một số biện pháp giảm suất cắt của đường dây do sét .........................................23
2.4.1 Tăng chiều dài cách điện : ..................................................................... 24
2.4.2. Giảm điện trở nối đất cột :.................................................................... 25
2.4.3. Giảm góc bảo vệ : ............................................................................... 26
2.4.4. Ảnh hưởng của chiều cao cột : .............................................................. 27
2.5. Kết luận ....................................................................................................................28
iv

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐƯỜNG DÂY 220KV THÁI


BÌNH – NAM ĐỊNH ........................................................................................................ 30
3.1. Hiện trạng đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định ..........................................30
3.1.1. Tình hình sự cố do sét đánh vào đường dây 220kV Thái Bình – Nam
Định. .......................................................................................................... 30
3.1.2. Nhận xét đánh giá tình hình sự cố do sét ................................................ 33
3.2. Một số biện pháp hạn chế sự cố do sét đánh đường dây 220kV Thái Bình – Nam
Định ................................................................................................................................. 34
3.2.1. Đề cao công tác kiểm tra đường dây...................................................... 34
3.2.2. Đảm bảo khoảng cách hành lang an toàn đường dây ............................... 35
3.2.3. Bổ sung dây nối đất cho hệ thống tiếp địa cột ......................................... 36
3.2.4. Bổ sung bát sứ dây dẫn ........................................................................ 37
3.2.5. Kiểm tra và bổ sung tiếp địa cột ............................................................ 38
3.2.6. Tái hoàn thổ phục hồi điện trở suất của đất ............................................ 41
3.3. Phân tích nguyên nhân giảm thiểu sự cố do sét đánh trên đường dây sau khi đã
áp dụng các biện pháp ....................................................................................................45
3.3.1. So sánh số vụ sự cố do sét đánh trên đường dây theo năm vận hành ......... 45
3.3.2. Phân tích nguyên nhân tăng giảm số vụ sự cố do sét đánh trên đường dây. 45
CHƯƠNG 4. SO SÁNH KINH TẾ CÁC BIỆN PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ ..................................................................................................................................48
4.1. So sánh kinh tế các biện pháp .................................................................................48
4.1.1. Biện pháp tái hoàn thổ phục hồi điện trở suất đất .................................... 48
4.1.2. Biện pháp nối dài dây tiếp địa ............................................................... 48
4.1.3. Biện pháp đóng bổ sung tiếp địa cột ...................................................... 49
4.1.4. Biện pháp bổ sung cách điện ................................................................ 49
4.2. Kết luận và kiến nghị...............................................................................................50
4.2.1. Kết luận ............................................................................................. 50
4.2.1. Kiến nghị ........................................................................................... 51
v

CHƯƠNG 5. ĐIỆN TRƯỜNG CỦA ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN CAO ÁP VÀ


ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ........................................................................................52
5.1. Yếu tố bất lợi do hệ thống truyền tải điện đường dây cao áp gây ra. ...................52
5.2. Ảnh hưởng của điện từ trường. ...............................................................................53
5.2.1 Ảnh hưởng của hiện tượng cảm ứng tĩnh điện. ........................................ 54
5.2.2.Ảnh hưởng do cảm ứng điện từ ............................................................. 54
5.3.Ảnh hưởng do sự tăng điện thế trên nối đất trạm và đường dây ...........................54
5.4.Ảnh hưởng của điện từ trường với cơ thể người ....................................................55
CHƯƠNG 6. TÍNH TOÁN ĐIỆN TRƯỜNG ĐƯỜNG DÂY 220KV ....................58
6.1.Phương pháp tính toán điện trường đường dây 220kV ..........................................58
6.1.1 Đặc điểm phân bố của điện trường dưới đường dây cao áp ....................... 58
6.1.2. Lý thuyết tính toán trường điện từ dưới đường dây cao áp ....................... 62
6.1.3. Phương pháp tính trực tiếp cường độ điện trường ở mặt đất dưới đường dây
cao áp ......................................................................................................... 65
6.1.4. Phương pháp tính gián tiếp cường độ điện trường qua hàm thế φ ............. 69
6.1.5. Tính toán điện dung của đường dây cao áp. ........................................... 79
6.2. Áp dụng lý thuyết trường điện từ,tính gián tiếp cường độ điện từ trường dưới
đường dây 220kV qua hàm thế φ ..................................................................................87
6.2.1. Tính toán phân bố điện thế bên dưới đường dây 220kV một mạch. .......... 87
6.2.2. Tính toán phân bố điện thế bên dưới đường dây 220kV hai mạch............. 91
KẾT LUẶN CHUNG .....................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................109
vi

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Khối lượng lưới truyền tải dự kiến xây dựng theo từng giai đoạn ............. 4
Bảng 1.2. Khối lượng quản lý các đường dây của PTC ............................................. 4
Bảng 1.3. Thống kê sự cố trên lưới 220 kV truyền tải điện Ninh Bình [11] .............. 6
Bảng 3.1. Điện trở nối đất của đường dây trên không. .............................................44
Bảng 3.2. So sánh số vụ sự cố do sét đánh trên đường dây. .....................................45
Bảng 4.1. Tổng hợp chi phí tái hoàn thổ cho một vị trí móng cột............................ 48
Bảng 4.2. Tổng hợp chi phí nối dài dây tiếp địa cho một vị trí cột ..........................48
Bảng 4.3. Tổng hợp chi phí đóng bổ sung tiếp địa cho một vị trí cột ......................49
Bảng 4.4. Tổng hợp chi phí bổ sung cách điện cho một vị trí cột ............................ 49
Bảng 6.1. Thời gian làm việc cho phép 1 ngày dưới điện trường. ...........................60
Bảng 6.2. Kết quả tính cường độ điện trường dưới ĐDK 220kV một mạch, cao độ
dây và khoảng cách tim tuyến, Phương án Dx = 6.5; D = 4,0 ..................................88
Bảng 6.2a. Kết quả tính cường độ điện trường dưới ĐDK 220kV hai mạch theo độ
cao dây và khoảng cách từ tim tuyến. Phương án Dx=6.5m; D1=4.8m, D2=4.5m,
D3=4.2m....................................................................................................................94
Bảng 6.2b. Kết quả tính cường độ điện trường dưới ĐDK 220kV hai mạch, phân
pha 2x300mm2 theo độ cao dây và khoảng cách từ tim tuyến. Phương án Dx=6,5m;
D1=4,8m, D2=4,5m, D3=4,2m .................................................................................95
Bảng 6.2c. Kết quả tính cường độ điện trường dưới ĐDK 220kV hai mạch, phân
pha 2x300mm2 theo độ cao dây và khoảng cách từ tim tuyến. Phương án khi
Hmin=9,7m Dx=6,5m; D1=4,8m, D2=4,5m, D3=4,2m ...........................................96
Bảng 6.2d. Kết quả tính cường độ điện trong nửa khoảng cột dưới ĐDK 220kV hai
mạch, không phân pha. Phương án Dx=6.5; D1=4.8, D2=4.2; Lkc=300; n=0 ........97
không phân pha (n=0), phương án Dx=6.5 ...............................................................98
Bảng 6.2f. Kết quả tính cường độ điện trong nửa khoảng cột dưới ĐDK 220kV hai
mạch, phân pha 2x300mm2 (trường hợp thứ tự pha 2 mạch ngược nhau). ............101
vii

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Sơ đồ thay thế trước khi có sóng phản xạ từ cột lân cận trở về ...............19
Hình 2.2. Sơ đồ thay thế sau khi có sóng phản xạ từ cột lân cận trở về...................20
Hình 2.3. Điện áp tác dụng lên cách điện khi sét đánh vào đỉnh cột. ......................20
Hình 2.4. Đường cong thông số nguy hiểm ............................................................. 21
Hình 2.5. Sét đánh vào khoảng vượt dây chống sét .................................................22
Hình 2.6. Điện áp phóng điện tính theo chiều dài chuỗi cách điện. ......................... 24
Hình 2.7. Quan hệ giữa dòng điện sét nguy hiểm cực đại và số bát sứ. ..................25
Hình 2.8. Điện áp đặt trên cách điện tính theo điện trở chân cột. ............................26
Hình 2.9. Quan hệ giữa dòng điện sét nguy hiểm cực đại và điện trở chân cột. ......26
Hình 2.10. Xác suất sét đánh vòng qua dây dẫn vào dây chống sét tính theo góc bảo
vệ. ..............................................................................................................................27
Hình 2.11. Số lần sét đánh vào đường dây tính theo chiều cao cột..........................28
Hình 6.1. Lực tĩnh điện giữa 2 điện tích điểm..........................................................63
Hình 6.2. Điện trường gây ra bởi hệ hai trục mang điện tích khác dấu. .................. 66
Hình 6.3. Điện trường dưới mặt đất gây ra bởi bệ ba dây dẫn ................................. 67
Hình 6.4. Điện thế của hai trục dài thẳng song song mang điện ..............................69
Hình 6.5. Sơ đồ tính thế tác động lên người tại độ cao hp theo mặt cắt vuông góc
với ĐDK 220kV một mạch .......................................................................................71
Hình 6.6. Sơ đồ tính thế tác động lên người tại độ cao hp theo mặt cắt vuông góc
với ĐDK 220kV hai mạch hình tháp ........................................................................75
Hình 6.7. Dây dẫn các pha của mỗi mạch được coi như bố trí thẳng đứng .............78
Hình 6.8. Điện dung của hệ “3 dây – đất” có dây pha bố trí bất kỳ thứ tự 1,2,3
tương ứng với thứ tự pha A, B, C .............................................................................80
Hình 6.9. Điện dung của hệ “3dây - đất” có thứ tự 1,2,3 tương ứng với thứ tự pha
A, B, C .......................................................................................................................83
Hình 6.10. Điện dung của hệ “3 dây – đất” có dây pha bố trí thẳng đứng, thứ tự
1,2,3 tương ứng với thứ tự pha A, B, C. ................................................................... 84
Hình 6.11. Kết cấu phân pha .................................................................................... 85
viii

Hình 6.12. Sơ đồ tính thế tác động lên người tại độ cao hp theo mặt cắt vuông góc
với ĐDK 220kV một mạch .......................................................................................87
Hình 6.13. Sơ đồ tính thế tác động lên người tại độ cao hp theo mặt cắt vuông góc
với ĐDK 220kV hai mạch hình tháp ........................................................................92
Hình 6.13a. Phân bố cường độ điện trường dưới ĐDK 220kV hai mạch theo độ cao
dây và khoảng cách từ tim tuyến. Phương án Dx=6.5m; D1=4.8m, D2=4.5m,
D3=4.2m....................................................................................................................94
Hình 6.13b. Phân bố cường độ điện trường dưới ĐDK 220kV hai mạch, phân pha
2x300mm2 theo độ cao dây và khoảng cách từ tim tuyến. Phương án Dx=6,5m;
D1=4,8m, D2=4,5m, D3=4,2m .................................................................................95
Hình 6.13c. Kết quả tính cường độ điện trường dưới ĐDK 220kV hai mạch, phân
pha 2x300mm2 theo độ cao dây và khoảng cách từ tim tuyến. Phương án khi
Hmin=9,7m Dx=6,5m; D1=4,8m, D2=4,5m, D3=4,2m ...........................................96
Hình 6.13d. Phân bố điện trường trong nửa khoảng cột dưới ĐDK 220kV hai mạch,
không phân pha (n=0), phương án Dx=6.5 ...............................................................98
Hình 6.13e. Phân bố điện trường trong nửa khoảng cột dưới ĐDK 220kV hai
mạch, .............................................................................................................. 100
Không phân pha (n = 0). Phương án Dx=6.5m; D1=4.8mm, D2=4.5m; D= 4.3mm
(nhìn phối cảnh) ......................................................................................................100
Hình 6.13f. Phân bố điện trường trong nửa khoảng cột dưới ĐDK 220kV hai mạch,
(n = 2) phân pha 2x300mm2. Phương án (trường hợp thứ tự pha 2 mạch ngược
nhau). .......................................................................................................................102
1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Điện năng là nguồn năng lượng hết sức quan trọng đối với mọi lĩnh vực của
mỗi quốc gia nhất là với các nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
như nước ta.
Trong những thập niên qua ngành điện không ngừng phát triển cả về nguồn và
đường dây truyền tải đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho nền kinh tế quốc dân.
Để đảm bảo an toàn cho thiết bị, vận hành hệ thống, cung cấp điện liên tục,
đảm bảo an toàn cho công nhân viên sửa chữa, vận hành đường dây và các thiết bị
cao áp thì bảo vệ chống sét và tính toán điện trường cho hệ thống điện, cho đường
dây có một vị trí rất quan trọng nhất là đối với đường dây truyền tải điện cao áp và
siêu cao áp.
Lưới điện truyền tải 220kV với đặc thù đường dây dài đi qua nhiều vùng miền,
khu dân cư, địa hình địa chất khác nhau cho nên nó là một trong các phần tử có nguy
cơ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sự cố sét đánh. Cùng với đó, cần phải tính toán điện
trường hợp lý, nghiên cứu những ảnh hưởng của điện trường đối với cơ thể con người,
để đề xuất những quy định nhằm đảm bảo an toàn cho con người khi làm việc vận
hành trong vùng ảnh hưởng của điện trường đường dây 220kV.
Vận hành an toàn – kinh tế đường dây truyền tải 220kV là nhiệm vụ và chỉ tiêu
hàng đầu của đơn vị truyền tải, các biện pháp bảo vệ đường dây đặc biệt là bảo vệ
chống sét được đầu tư hết sức coi trọng. Tuy nhiên sét là hiện tượng tự nhiên xảy ra
một cách ngẫu nhiên nên việc phòng chống sét rất phức tạp và tốn kém trong đầu tư.
Sự cố sét đánh đối với đường dây 220kV đang là mối quan tâm của các đơn vị
quản lý, của các chuyên gia trong việc nghiên cứu để giảm thiểu số lần cắt điện và
thiệt hại.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp
bảo vệ chống sét cho đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định và tính toán điện
trường cho đường dây 220kV”
2

2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài


Đề tài tập trung tìm hiểu, phân tích đánh giá tình hình quản lý vận hành, tình
hình sự cố sét trên đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định từ đó đề xuất các biện
pháp hạn chế sự cố sét đánh và tính toán điện trường cho đường dây 220kV.
3. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào lý thuyết chống sét của đường dây kinh điển,đánh giá phân tích tình
hình sự cố sét trên đường dây cụ thể, cho sự cố cụ thể nhằm đưa ra các biện pháp phù
hợp hạn chế tối đa ảnh hưởng của sét đến vận hành đường dây,làm giảm thiểu sự cố
do sét và có sự so sánh kinh tế giữa các biện pháp
Sử dụng phương pháp tính toán gián tiếp qua hàm thế để tính toán điện trường
dưới đường dây 220kV từ đó đưa ra phạm vi ảnh hưởng,hành lang an toàn của điện
trường.
4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 6 chương
Bảo vệ chống sét.
Chương 1 : Tổng quan về bảo vệ chống sét đường dây.
Chương 2 : Lý thuyết bảo vệ chống sét và một số biện pháp giảm suất cắt
đường dây 220kV.
Chương 3 : Một số biện pháp bảo vệ chống sét cho đường dây 220kV Thái
Bình – Nam Định.
Chương 4 : So sánh kinh tế các biện pháp.
Tính toán điện trường.
Chương 5 : Điện trường của đường dây tải điện cao áp và ảnh hưởng của
chúng.
Chương 6 : Phương pháp tính toán điện trường đường dây cao áp 220kV.
Quá trình nghiên cứu cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, sự quan tâm
tạo điều kiện của đơn vị Truyền tải điện Ninh Bình, đội đường dây Nam Định và đặc
biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Đình Thắng luận văn này đã được
hoàn thành. Nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên sẽ không
3

tránh khỏi những thiếu sót cần bổ sung, tham gia góp ý của thầy cô, đồng nghiệp và
bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hữu Kiên cùng các thầy cô giáo trong
bộ môn Hệ thống điện trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ, hướng dẫn em
hoàn thành bản luận văn này.
Tác giả mong muốn sao cho luận văn này sẽ tiếp tục có những nghiên cứu sâu
sắc hơn về đề tài bảo vệ chống sét đường dây 220kV và tính toán điện trường dưới
đường dây trên lưới truyền tải điện Ninh Bình nói riêng và lưới truyền tải điện quốc
gia nói chung.
4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ CHỐNG SÉT ĐƯỜNG DÂY

1.1. Sự phát triển của lưới truyền tải điện.


Lưới truyền tải điện quốc gia hiện nay có trên 160 đường dây 220kV, 500kV
với tổng chiều dài gần 15000km. Các đường dây trải dài từ Bắc đến Nam đi qua nhiều
khu vực,địa hình khác nhau từ đồi núi cao,đầm lầy đến đồng bằng. Lưới truyền tải
điện ngày càng phát triển và mở rộng, khối lượng lưới truyền tải điện Việt Nam dự
kiến xây dựng theo từng giai đoạn đến năm 2030 được thể hiện :
Bảng 1.1. Khối lượng lưới truyền tải dự kiến xây dựng theo từng giai đoạn
Năm 2011-2015 2016-2020 2021-2025 2026-2030
ĐZ500kV (km) 3833 4539 2234 2724
ĐZ220kV (km) 10637 5305 5552 5020

1.2. Khối lượng quản lý lưới truyền tải các PTC của EVNNPT
Tính đến tháng 4/2015 khối lượng quản lý lưới truyền tải các PTC được thể hiện:
Bảng 1.2. Khối lượng quản lý các đường dây của PTC
Năm PTC1(km) PTC2(km) PTC3(km) PTC4(km)
2011 4528 2028 2726 4834
2012 4762 2163 2817 5026
2013 4855 2473.2 3046 5148
2014 5194 2726 3135 5360
2015 5268 2786 3076 5445

Như vậy,thời điểm hiện tại qua bảng số liệu ta thấy khối lượng quản lý lưới
truyền tải của PTC1 chiếm 31,8%; PTC2 chiếm 16,8%; PTC3 chiếm 18,6% và PTC
chiếm 32,9%.
Hệ thống truyền tải điện trong những năm qua đã phát triển mạnh mẽ nhằm đáp
ứng nhu cầu cho phụ tải của các vùng miền trong cả nước và khu vực. Việc đảm bảo
5

vận hành hệ thống truyền tải điện an toàn – kinh tế là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất
của ngành truyền tải trong đó bảo vệ đường dây để hạn chế tối thiểu sự cố do mọi
nguyên nhân là một trong các chỉ tiêu, yêu cầu quan trọng nhất.
1.3. Ảnh hưởng của sét đến việc bảo vệ đường dây
1.3.1. Sự nguy hiểm của quá điện áp khí quyển
Khi xẩy ra quá điện áp khí quyển tức là xẩy ra phóng điện sét thì toàn bộ năng
lượng của dòng điện sét sẽ tản vào trong lòng đất qua hệ thống nối đất của vật bị sét
đánh trực tiếp. Quá điện áp khí quyển có thể là do sét đánh trực tiếp vào vật cần bảo
vệ hoặc do sét đánh xuống mặt đất gần đó gây nên quá điện áp cảm ứng lên vật cần
bảo vệ.
Khi sét đánh điện áp sét rất cao có thể chọc thủng cách điện của các thiết bị gây
thiệt hại về kinh tế và nguy hiểm cho người.
Đối với thiết bị điện quá điện áp khí quyển thường lớn hơn rất nhiều điện áp thí
nghiệm xung kích của cách điện dẫn đến chọc thủng cách điện phá hỏng các thiết bị
quan trọng như máy biến áp, thiết bị bù... Đặc biệt đối với đường dây tải điện khi bị
sét đánh thường dẫn đến khả năng gián đoạn cấp điện cho phụ tải do sự cố cắt điện
gây thiệt hại và ảnh hưởng lớn về kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng.
1.3.2. Sự cố do sét đánh đối với đường dây truyền tải điện trên không
Đường dây truyền tải điện cao áp hầu hết là đường dây trên không và có chiều
dài lớn chạy qua các vùng có địa hình, địa chất khác nhau nên xác suất bị sét đánh là
rất lớn. Khi bị sét đánh có thể gây ra phóng điện trên cách điện đường dây dẫn đến
sự cố cắt điện. Đối với đường dây chỉ cần một điểm sự cố cũng có thể gây nên sự cố
ngắn mạch và dẫn đến ngừng cấp điện. Trong thực tế vận hành cho thấy các sự cố
trong hệ thống điện do sét gây nên chủ yếu là xẩy ra trên đường dây và truyền sóng
quá điện áp vào trạm biến áp.
Để giảm bớt sự cố do sét gây ra người ta dùng các biện pháp chống sét trên
đường dây. Đa số những lần sét đánh lên đường dây được thoát xuống đất an toàn,
chỉ có một số ít trường hợp dòng điện sét quá lớn gây phóng điện trên bề mặt cách
điện [6].
6

Vì sét là hiện tượng tự nhiên diễn biến rất phức tạp và có tính ngẫu nhiên nên
việc bảo vệ đường dây tuyệt đối không bị sự cố do sét đánh là không thể thực hiện
được. Do đó phương hướng đúng đắn trong việc tính toán mức độ bảo vệ chống sét
của đường dây là phải xuất phát từ chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật có nghĩa là biện pháp
chống sét khả thi được thiết kế - thực thi làm cho đường dây có số lần cắt điện do sét
thấp nhất có thể đồng thời đảm bảo chi phí đầu tư hợp lý.
Trong tính toán thiết kế bảo vệ cho đường dây thường người ta xem xét trường
hợp nguy hiểm và nặng nề nhất đó là sét đánh trực tiếp khi đó đường dây phải hứng
chịu toàn bộ năng lượng của phóng điện sét.
1.4. Tình hình sự cố trên đường dây 220 kV truyền tải điện Ninh Bình
1.4.1. Lưới điện 220 kV truyền tải điện Ninh Bình
Truyền tải điện Ninh Bình hiện tại quản lý 113,3 km mạch đơn, 112,8km mạch
kép và 6km 4 mạch đường dây 220 kV. Các đường dây đi trên địa phận của các tỉnh
phía là Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Thanh Hóa.
Thống kê sự cố và sự cố do sét trên đường dây 220 kV
Bảng 1.3. Thống kê sự cố trên lưới 220 kV truyền tải điện Ninh Bình [11]
Số vụ sự cố Số vụ sự cố do sét
Năm
( vụ ) ( vụ ) ( %)
2007 10 4 25
2008 8 1 12,5
2009 8 2 25
2010 6 1 16,66
2011 5 1 20
2012 5 1 20

2013 6 2 33,33
2014 7 1 14,28
Trong số các vụ sự cố do sét đánh trên có nhiều vụ nghiêm trọng gây ra sự cố
vĩnh cửu mất điện trong thời gian khá dài. Điển hình có các vụ sau:
7

1. Sự cố trên đường dây 220 kV Nho Quan – Thanh Hóa


- Thời gian xẩy ra sự cố: 23 giờ 24 phút ngày 22/7/2013. Thời gian vận hành trở
lại: 23 giờ 31 phút ngày 22/7/2013. Thời gian ngừng cấp điện : 7 phút
- Vị trí sự cố: vị trí cột 37,38 pha C.
- Hiện trạng điểm sự cố:
a.Chuỗi sứ pha C VT 37 : Tính từ đầu xà xuống dây dẫn :
+ Các bát cách điện số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14 củ sứ có vết phóng
điện kích thước 1-6cm2, bề mặt tán sứ có vết phóng điện kích thước 6-25cm2.
+ Toàn bộ phụ kiện treo sứ có vết phóng điện tại khớp nối.
b. Chuỗi sứ pha C VT 38: Tính từ đầu xà xuống dây dẫn :
+ Các bát cách điện số 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 15 củ sứ có vết phóng điện
kích thước 1-10cm2, bề mặt tán sứ có vết phóng điện kích thước 5-40cm2
c. Dây dẫn:
+ Tại vị trí 37: Dây dẫn đoạn từ máng đỡ đến chống rung về phía cột 38 dài
1,4m có nhiều vết bị phóng điện sáng lấm tấm.
+ Tại vị trí 38: Dây dẫn đoạn từ máng đỡ đến chống rung về phía 39 dài 1,4m
có nhiều vết bị phóng điện sáng lấm tấm.
- Tóm tắt sự cố: Bảo vệ khoảng cách vùng 1 pha C tác động.
- Khoảng cách từ trạm đến điểm sự cố: cách trạm Nho Quan : 15,9 km.
- Nguyên nhân: trời mưa to, có giông sét nhiều, sự cố do sét đánh vào đường
dây gây phóng điện qua chuỗi cách điện.
2. Sự cố trên đường dây 220 kV Hà Đông – Nho Quan
- Thời gian xẩy ra sự cố: 16 giờ 50 phút ngày 18/05/2008. Thời gian vận hành
trở lại: 17 giờ 06 phút ngày 18/05/2008. Thời gian ngừng cấp điện: 15 phút.
- Vị trí sự cố: vị trí cột 85 pha A.
- Hiện trạng điểm sự cố: VT 85 chuỗi cách điện pha A bị phóng điện 15 bát, dây
dẫn có nhiều vết màu trắng, mỏ phóng + khoá máng có vệt cháy do phóng điện; VT86
Chuỗi cách điện pha A bị phóng điện 15 bát, phụ kiện treo móc + mỏ phóng + khoá
máng có vệt cháy do phóng điện.
8

- Tóm tắt sự cố: Sự cố thoáng qua pha B.AR Thành công.


- Khoảng cách từ trạm đến điểm sự cố: Tới T500NQ là: 40,18km. Tới E1.4 là:
40,6km.
- Nguyên nhân: trời mưa to, có giông sét nhiều, sự cố do sét đánh.
3. Sự cố trên đường dây 220 kV Thái Bình – Nam Định.
- Thời gian xẩy ra sự cố: 02 giờ 50 phút ngày 01/09/2014. Thời gian vận hành
trở lại: 03 giờ 15 phút ngày 01/09/2014. Thời gian ngừng cấp điện: 25 phút.
- Vị trí sự cố: vị trí cột 45 pha B ( giữa ).
- Hiện trạng điểm sự cố:
a.Bát sứ :
+ Bát sứ số 1 có vết phóng điện kích thước 2cm2, bề mặt tán sứ có vết phóng
điện kích thước 5cm2.
+ Bát sứ số 2 có vết phóng điện kích thước 1cm2, bề mặt tán sứ có vết phóng
điện kích thước 2cm2.
+ Bát sứ số 3 có vết phóng điện kích thước 1cm2, bề mặt tán sứ có vết phóng
điện kích thước 2cm2.
+ Bát sứ số 4 có vết phóng điện kích thước 1cm2, bề mặt tán sứ có vết phóng
điện kích thước 3cm2.
+ Bát sứ số 5 củ sứ có vết phóng điện kích thước 3cm2, bề mặt tán sứ có vết
phóng điện kích thước 7cm2.
+ Bát sứ số 6 củ sứ có vết phóng điện kích thước 2cm2, bề mặt tán sứ có vết
phóng điện kích thước 3cm2.
+ Bát sứ số 7 củ sứ có vết phóng điện kích thước 1cm2, bề mặt tán sứ có vết
phóng điện kích thước 10cm2.
+ Bát sứ số 8 củ sứ có vết phóng điện kích thước 1cm2, bề mặt tán sứ có vết
phóng điện kích thước 3cm2.
+ Bát sứ số 9 củ sứ có vết phóng điện kích thước 2cm2, bề mặt tán sứ có vết
phóng điện kích thước 3cm2.
9

+ Bát số 10 củ sứ có vết phóng điện kích thước 1cm2, bề mặt tán sứ có vết
phóng điện kích thước 3cm2.
+ Bát số 11 củ sứ có vết phóng điện kích thước 1cm2, bề mặt tán sứ có vết
phóng điện kích thước 2cm2.
b.Dây dẫn : Dây dẫn đoạn gần chuỗi sứ không có vết phóng điện
c. Phụ kiện : Tại chuỗi sứ pha B (giữa) vị trí 45.
+ Sừng phóng điện bảo vệ chuỗi sứ làm việc (sừng phóng điện phía trên bị
phóng điện chảy đầu; vòng phóng điện phía dưới có vết phóng điện dài 7cm).
+ Vòng treo đầu tròn và U treo sứ có vết phóng điện tại các điểm tiếp xúc.
+ Táp treo sứ đầu xà có 2 vết phóng điện dài 1cm tại điểm tiếp giáp với thanh
cái xà.
d. Hệ thống mỏ phóng, nối đất: Trong khoảng néo 44-53, vị trí cột néo 44 dây
chống sét đặt mỏ phóng, nối đất dây chống sét tại vị trí cột néo 53.
+ Tại vị trí 45 đầu xà chống sét có vết phóng điện kích thước 20cm2 và tại
mỏ phóng sét có vết phóng điện.
+ Tại vị trí 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52 mỏ phóng không làm việc (không có
vết phóng điện).
e. Hệ thống tiếp địa : Tiếp xúc tiếp địa không có vết phóng điện
- Tóm tắt sự cố: sự cố thoáng qua pha B.AR không thành công, đóng lại bằng
tay thành công.
- Khoảng cách từ trạm đến điểm sự cố: cách trạm Nam Định 6,5 km.
- Nguyên nhân: Sét đánh trực tiếp vào cột (đầu xà chống sét) gây nên quá điện
áp, phóng điện từ cột vào dây dẫn thông qua chuỗi sứ pha B.
Các biện pháp áp dụng để giảm thiểu số lần cắt và thiệt hại do sét
Trước tình hình sự cố do sét trên đường dây xẩy ra khá thường xuyên, truyền tải
điện Ninh Bình đã đưa ra nhiều biện pháp để áp dụng cho các đường dây. Trong đó
có một số biện pháp sau:
10

1. Các biện pháp không phải cắt điện


- Thực hiện xử lý hệ thống thoát sét từ dây chống sét xuống chân cột bằng cách
bổ sung thêm dây thu sét xuống chân cột, nối dài dây tản sét xuống vùng đất thấp
hơn, kiểm tra các mối hàn, mối nối dây thu sét.
- Giảm trị số điện trở nối đất bằng cách đóng bổ sung hệ thống tiếp địa, sử dụng
hoá chất để cải thiện điện trở suất của đất tạo cho dòng điện sét tản trong đất được
nhanh nhất.
2.Các biện pháp phải cắt điện
- Tăng cường cách điện tại nơi có điện trở nối đất cột cao, điện trở suất của đất
lớn, nơi địa hình khó áp dụng các biện pháp khác hiệu quả bằng cách tăng thêm một,
hai bát sứ cho chuỗi sứ.
- Thực hiện kiểm tra thay thế cách điện gốm bằng cách điện thuỷ tinh kết hợp
bổ sung bát sứ tại các khu vực có ô nhiễm nặng về khói bụi, hoá chất, khu vực khai
thác mỏ.
1.4.2. Phân tích đánh giá các biện pháp
- Đối với biện pháp xử lý hệ thống thoát sét từ dây chống sét xuống chân cột và
giảm trị số điện trở nối đất: đây là biện pháp tốt dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết
và đánh giá trên thực nghiệm đó là khi khả năng thoát sét nhanh thì sẽ giảm sự cố do
sét gây ra. Song trên thực tế những tuyến đường dây đi qua nhiều địa hình, địa chất
khác nhau có các cột nằm ở vị trí địa hình hiểm trở, điện trở suất đất rất lớn như khu
vực Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Nam ... đòi hỏi chi phí đầu tư lớn nên không thể thực
hiện giảm trị số điện trở nối đất cột bằng biện pháp đóng bổ sung tiếp địa hoặc biện
pháp nối dài dây dẫn sét vì khi dây dẫn sét quá dài không còn tác dụng tản nhanh
dòng sét.
- Đối với biện pháp tăng cường cách điện bằng cách lắp thêm chuỗi sứ hoặc
thay thế chuỗi sứ cần phải xem xét tính toán cụ thể cho vị trí cột nào, pha nào để
mang lại hiệu quả ( tăng cách điện, giảm góc α ) mà không vi phạm khoảng cách an
toàn pha-pha, pha- đất. Trong trường hợp thay đổi kết cấu đầu đường dây gần phía
11

trạm biến áp phải xem xét đến khả năng ảnh hưởng của sóng sét lan truyền vào trạm
để thực hiện tính toán chỉnh định cài đặt các bảo vệ cho trạm.
1.5. Kết luận và hướng nghiên cứu của đề tài
Để giảm thiểu sự cố trên lưới điện truyền tải 220 kV cần áp dụng nhiều biện
pháp kỹ thuật khác nhau. Đối với sự cố do sét cần phối hợp và thực hiện đồng bộ các
biện pháp trên cơ sở thu thập thông tin - tổng hợp- phân tích mới đem lại hiệu quả.
Sét là hiện tượng ngẫu nhiên, với góc nhìn hệ thống thì việc phòng chống sét
mang tính chất cục bộ.
Vì vậy mà đề tài luận văn này đề cập là dựa vào lý thuyết mô hình bảo vệ chống
sét cho đường dây kinh điển, xem xét tình hình quản lý vận hành và sự cố cụ thể của
đường dây trên địa bàn cụ thể, xác định nguyên nhân đưa ra đánh giá để tìm ra biện
pháp cụ thể phù hợp nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của sét đến vận hành đường dây,
làm giảm thiểu số vụ sự cố do sét đồng thời có sự so sánh kinh tế các biện pháp.
12

CHƯƠNG 2
LÝ THUYẾT BẢO VỆ CHỐNG SÉT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM
SUẤT CẮT CỦA ĐƯỜNG DÂY 220 kV

2.1. Yêu cầu chung


Vì trị số của quá điện áp khí quyển rất lớn nên không thể chọn được mức cách
điện của đường dây đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu của quá điện áp khí quyển mà
chỉ chọn theo mức độ hợp lý về kinh tế và kỹ thuật. Do đó yêu cầu đối với bảo vệ
chống sét đường dây không phải loại trừ hoàn toàn khả năng sự cố do sét mà chỉ là
giảm sự cố tới mức giới hạn hợp lý (xuất phát từ yêu cầu và sơ đồ cung cấp điện của
phụ tải, số lần cắt dòng điện ngắn mạch cho phép của máy cắt điện, đường dây có
hoặc không có thiết bị tự đóng lại…), tức là phải có được phương thức bảo vệ đường
dây sao cho tổn hao do sét gây ra là thấp nhất.
Trong việc tính toán của bảo vệ chống sét đường dây do sét đánh ta sẽ tính toán
suất cắt điện cho một năm với chiều dài đường dây là 100 km.
2.2. Chỉ tiêu chống sét của đường dây
Xét đường dây có chiều dài L và độ treo cao trung bình của dây là h, đường dây
sẽ thu hút về phía mình các phóng điện sét trên dải đất có chiều rộng là 6h và chiều
dài bằng toàn bộ chiều dài đường dây L. Ta có số lần sét đánh xuống 1km 2 trong một
ngày sét là (0,1÷0,15) lần nên có thể tính được tổng số lần sét đánh trực tiếp vào
đường dây theo công thức:
N = (0,1÷0,15).6h.10-3 .L.nngs (lần/năm) (2.1)
Trong đó: h – độ treo cao trung bình của dây trên cùng (m).
L – chiều dài đường dây (km).
nngs – số ngày sét trong một năm (khu vực đường dây đi qua).
Tùy theo vị trí sét đánh mà quá điện áp xuất hiện trên cách điện đường dây có
trị số khác nhau. Người ta phân biệt các trường hợp sét đánh trực tiếp vào đường dây
có treo dây chống sét như sau:
13

- Số lần sét đánh vào đỉnh cột (kể cả số lần sét đánh vào đoạn dây chống sét gần
đỉnh cột):
NC ≈ N/2 (2.2)
- Số lần sét đánh vòng qua dây chống sét vào dây dẫn:
Nα =N.υα (2.3)
Với υα là xác suất sét đánh vòng qua dây chống sét vào dây dẫn. Theo
kinh nghiệm vận hành cho thấy υ α không chỉ phụ thuộc vào góc bảo vệ α mà còn tăng
theo chiều cao cột điện, xác suất này được tính theo công thức:
. h C
lg   4
 (2.4)
 90
Trong đó: α – góc bảo vệ của dây chống sét.
hC – chiều cao của cột điện.
- Số lần sét đánh vào điểm giữa khoảng vượt dây chống sét:
NKV = N – NC – Nα ≈ N/2 (2.5)
- Số lần xẩy ra phóng điện trên đường dây:
Vì tham số của phóng điện sét ( biên độ dòng điện sét I s và độ dốc của dòng điện
sét: a = dis /dt) có thể có nhiều trị số khác nhau. Do đó không phải tất cả số lần sét
đánh trên đường dây đều gây nên phóng điện trên cách điện đường dây. Để có phóng
điện thì quá điện áp khí quyển phải có trị số lớn hơn mức cách điện xung kích của
đường dây, khả năng này được biểu thị bởi xác suất phóng điện υ pđ. Như vậy số lần
xảy ra phóng điện trên cách điện là:
Npđ = N.υpđ = (0,6÷0,9).h.10 -3.L.nngs.υpđ (2.6)
Trong đó: υ pđ - xác suất phóng điện do quá điện áp đường dây khi có sét đánh vào
dây dẫn, tham số này được xác định như sau:
 4.U50%
pd P    4U
 50%  26,1.Z
(2.7)
U qa U 50% P I  e
dd
 Zdd 

Với: Z dd - tổng trở sóng của dây dẫn.
U50% - điện áp phóng điện xung kích của cách điện đường dây là 1230 kV.
- Số lần xẩy ra cắt điện đường dây:
14

Do thời gian tác dụng của quá điện áp khí quyển rất ngắn ( khoảng 100μs ),
trong khi thời gian làm việc của hệ thống bảo vệ rơle thường không nhỏ hơn một nửa
chu kỳ tần số công nghiệp ( 0,015s ) nên các rơle chưa kịp tác động. Vì vậy N pđ chưa
phải là số lần cắt điện đường dây. Phóng điện xung kích chỉ gây nên cắt điện đường
dây khi tia lửa phóng điện xung kích chuyển thành hồ quang duy trì bởi điện áp làm
việc của lưới điện. Xác suất chuyển từ tia lửa phóng điện xung kích thành hồ quang
phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là Gradien của điện áp
làm việc dọc theo đường phóng điện.
η = f(E)
Với E = U lv/Lcs
Trong đó: Ulv – điện áp làm việc của đường dây.
L cs – chiều dài phóng điện chuỗi sứ.
Số lần cắt điện do sét đánh hàng năm là:
Ncđ = (0,6÷0,9).h.10 -3.L.nngs.υpđ .η (2.8)
Để so sánh khả năng chịu sét của các đường dây có các tham số khác nhau qua
những vùng có cường độ hoạt động sét khác nhau, thường tính trị số suất cắt đường
dây, tức là số lần cắt đường dây có chiều dài 100km. Công thức xác định suất cắt
đường dây như sau:
ncđ = (0,6÷0,9).h.nngs .υpđ.η ( lần/100km.năm) (2.9)
Từ đó ta xác định được chỉ tiêu chống sét cho đường dây là khoảng thời gian
giữa hai lần cắt điện của đường dây:
1
m (năm/lần cắt) (2.10)
n cd
Nhận xét
Từ đây ta thấy có hai hướng khác nhau trong việc giảm thấp số lần cắt điện:
- Giảm υ pđ được thực hiện bằng cách treo dây chống sét và tăng cường cách điện
đường dây. Treo dây chống sét là biện pháp rất có hiệu quả trong việc giảm số lần cắt
điện đường dây, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:
15

+ Dây chống sét làm nhiệm vụ bảo vệ chống sét đánh thẳng cho dây dẫn, nhưng
chưa phải là an toàn tuyệt đối, mà vẫn còn khả năng sét đánh vào dây dẫn.
+ Dù không xét đến khả năng sét đánh vòng qua dây chống sét vào dây dẫn, thì
việc bảo vệ bằng dây chống sét sẽ gây nên điện áp tác dụng lên cách điện, mà phần
chủ yếu của nó là điện áp giáng trên bộ phận nối đất cột điện. Nếu dòng điện sét và
điện trở nối đất của cột điện lớn, thì điện áp tác dụng lên cách điện có khả năng vượt
quá mức cách điện xung kích của nó, gây nên phóng điện ngược tới dây dẫn. Như
vậy dây chống sét chỉ phát huy tác dụng được nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tình
hình nối đất của cột điện.
- Giảm xác suất hình thành hồ quang  được thực hiện bằng cách giảm cường
độ điện trường dọc theo đường phóng điện.
2.3. Tính toán suất cắt khi sét đánh vào đường dây.
2.3.1. Các điều kiện giả thiết tính toán
1.Tổng số lần sét đánh trên đường dây:
N = (0,6 – 0,9).h.10 -3.L.n ngs (2.11)
Với: L – chiều dài đường dây tính toán L = 100 km.
nngs – số ngày giông sét trong một năm tại vùng khảo sát là n ngs =100 ngày.
h – độ treo cao trung bình của dây chống sét.
Số lần sét đánh vào đường dây được phân bố như sau:
N = NC + N + N KV (2.12)
Trong đó: Nc – số lần sét đánh vào đỉnh cột và khu vực gần đỉnh cột.
Nα – số lần sét đánh vòng qua dây chống sét vào dây dẫn.
NKV – số lần sét đánh vào khoảng vượt.
Theo tính toán :

+ NC  N ( lần/năm.100km )
2
Suất cắt do sét đánh vào đỉnh cột được ký hiệu là : nc .
N
+ NKV  ( lần/năm.100km )
2
Suất cắt do sét đánh vào khoảng vượt là : nkv.
16

+ Ndd = N*  ( lần/năm.100km )
Suất cắt do sét đánh vào đỉnh cột là : n dd
3.Tổng suất cắt khi sét đánh vào đường dây tải điện :
n = nc + nkv + n dd (lần/năm.100km).
4.Dòng điện sét được chọn theo dạng sóng xiên góc với độ dốc a(kA/ s ) và
biên độ I :
- Xác suất để dòng điện sét vượt quá trị số I được tính :
I

VI e 26,1
(2.13)
- Xác suất để độ dốc dòng điện sét vượt quá trị số a,được tính :
a

Va e10,9 (2.14)
2.3.2. Xác định suất cắt do sét đánh vào đường dây :
2.3.2.1.Suất cắt do sét đánh vào dây dẫn :
ndd = N*V  *Vpđ1 * (2.15)
Trong đó :
+ V  : Xác suất sét đánh vòng qua dây chống sét vào dây dẫn, xác định theo
công thức :
. h C
lg V  4 (2.16)
90
α – Góc bảo vệ dây chống sét ( ° ).
h - độ cao dây chống sét ( m ).
+ V pđ1 : xác suất phóng điện trên cách điện, xác định theo công thức :
4.U50%
 4U50%  26,1.Z
Vpd1 P 
U qa U 50%  I Z
P  e
dd
(2.17)
 dd 

U 50% - mức cách điện xung kích của chuỗi cách điện ( trị số điện áp tới hạn
trung bình ).
Z dd – tổng trở sóng của dây dẫn.
+ : xác suất hình thành hồ quang ngắn mạch.
17

2.3.2.2.Suất cắt do sét đánh vào đỉnh cột :

N
nc = *Vpđ2* (2.18)
2
Vpđ2 : xác suất phóng điện trên cách điện đường dây, được xác định theo
điều kiện :
Vpđ2 = P  Ucđ (t)>Upđ (t)  (2.19)

+ U pđ(t) : là đặc tính V-S của cách điện.


+ U cđ(t) : điện áp tác dụng lên cách điện của đường dây, được xác định :
U cd U lv U dcu 
U cu
t
I c.R k.U cs
 (2.20)
Xác định thành phần điện áp tác dụng lên cách điện :
- Ulv : thành phần điện của điện áp làm việc của đường dây, được lấy bằng
giá trị trung bình trong nửa chu kỳ :
T

2 2
U lv  2Usin( t)dt 0,52U dm (2.21)
T0

- Udcu : thành phần điện áp cảm ứng xuất hiện trên dây dẫn,được tạo bởi điện
trường của điện tích trong khe sét,được xác định theo công thức :

h cs 0,1.a.h dd (.t h c ) ( .t H).(


 .t 
h)
U dcu (a, t) (1 K vq ). .ln   (2.22)
h dd  
 (1   ) .h c. 
2
h.H 

Trong đó :
+ - tốc độ phát triển của khen phóng điện ngược, = β.c ( c là tốc độ truyền
sóng trong không khí, trị số bằng vận tốc ánh sáng ).
hc
+ k – hệ số ngẫu hợp giữa dây dẫn và dây chống sét ( 1  ) biểu thị sự giảm
h dd
sút trị số điện áp cảm ứng do có treo dây chống sét.
+ H = hc + hdd ; h = hc - hdd
18

- Utcu : thành phần từ của điện áp cảm ứng trên dây dẫn, được tạo bởi sự biến
thiên của từ trường của dòng điện trong cột và trong khe sét được xác định
theo công thức :
dic di di
U tcu Lddc . Mdd(t). s 
Lddc . c aM
 dd(t) (2.23)
dt dt dt
Trong đó :
Lddc : điện cảm phần cột điện từ mặt đất tới độ treo cao dây dẫn, Lddc = Lo.hdd
(Lo là điện cảm đơn vị dài của thân cột ).
Mdd(t) : hỗ cảm giữa mạch khe sét với mạch dây dẫn ( là hàm của thời gian
do khe ngược phát triển dần lên cao ), xác định theo công thức :
 .t H h
 H 
Mdd (t) 0, 2.h dd ln  .ln 1
 (2.24)
 (1  ).H 2h dd h 
- u R: thành phần điện áp giáng trên nối đất của cột điện, thành phần này xuất
hiện ở các phần nối đất của cột điện ( thân, xà…).
UR = IC.R (2.25)
IC : dòng điện đi qua cột.
R : điện trở nối đất của cột điện.
- k.Ucs : thành phần điện áp xuất hiện trên dây dẫn do ngẫu hợp giữa dây dẫn
và dây chống sét, là trị số giữa điện áp trên dây chống sét (u cs) với hệ số ngẫu
hợp ( k ).
Ta thấy rằng các thành phần : Utcu ; Ic R ; -k.Ucs trong công thức (2.13) có liên
dic
hệ với I c và mà các giá trị của chúng phụ thuộc vào tình hình khúc xạ,
dt
phản xạ của sóng áp và sóng dòng trên dây chống sét tại các cột lân cận, tại đó
dây chống sét được nối đất. Xét hai trường hợp :
2.l kv
+ Trước có sóng phản xạ từ cột lân cận trở về ( t  ) ta có sơ đồ mạch.
c
19

2iCS
iC CS diS
LC MC dt
CS

vq
iS ZCS
2
RC

Hình 2.1. Sơ đồ thay thế trước khi có sóng phản xạ từ cột lân cận trở về

Lcsc - điện cảm của thân cột kể từ đất tới độ cao dây chống sét, Lcsc L0 .hcs .
Mcs(t) - hỗ cảm giữa khe sét và mạch vòng dây chống sét-đất, được xác định
bằng công thức:
 .t 2h cs 
Mcs (t) 0, 2.h cs ln 1  (2.26)
 2(1  
).h cs 
Z vq
CS
- điện cảm phần cột điện từ mặt đất tới độ treo cao dây chống sét,

Z0CS
ZCS
vq
 (  có giá trị từ 1,2 đến 1,4 ).

Từ sơ đồ mạch ta có kết quả sau :
a  vq Zvq 
ic (a, t)  . Zcs .t 2M cs
(t)  cs
 (2.27)
Zcs 2R c 
vq
1 

dic a.Zvq
(a, t)  vq cs
dt Zcs 2.R c

Zvq 2R
Với 1  cs cs c
2L c
Điện áp trên dây chống sét được xác định theo công thức :
di c
U cs (a, t) i cR c Lcsc . M cs .a
 (2.28)
dt
2.l kv
+ Sau khi có sóng phản xạ từ cột lân cận trở về ( t  ) ta có sơ đồ mạch.
c
20

2iCS
iC
MC di LCS
CS CS S
L C
dt 2
iS
RC RCS
2

Hình 2.2. Sơ đồ thay thế sau khi có sóng phản xạ từ cột lân cận trở về
Z0cs lkv
Trong đó dây chống sét được thay thế điện cảm của khoảng vượt: Lcs 
c
Ta có kết quả :
a. 
L cs 2M cs(t) 
 
ic (a, t)  .(1 e  .t )2

2R c

dic a.
Lcs 2Mcs (t) 

(a, t)  . 2 e .t 2

dt 2R c

2Rc
Với: 2 
L cs 2Lcsc
Trong tính toán, trị số điện áp Ucđ (t) sẽ được xác định ứng với các giá trị
khác nhau của các độ dốc dòng điện sét như sau :
Ucd

a3
a2
a1
§Æc tÝnh V-

0 t3 t 2 t 1 t

Hình 2.3. Điện áp tác dụng lên cách điện khi sét đánh vào đỉnh cột.
21

Giao điểm của đường Ucđ(t) với đặc tính phóng điện V-S của chuỗi cách điện
Upđ (t) sẽ cho thời gian phóng điện t p. Với giả thiết phóng điện trên cách điện đường
dây xảy ra khi dòng điện đạt biên độ I i , từ các thời gian phóng điện t p xác định được
biên dòng điện Ii = a i.t p, quan hệ này được gọi là đường cong thông số nguy hiểm
,đường cong này chia không gian tọa độ ( I,a ) thành hai miền : miền nguy hiểm và
miền an toàn. Ta thấy rằng xác suất phóng điện V pđ2 sẽ là xác suất để cặp thông số
của dòng điện sét ( I, a ) rơi vào miền nguy hiểm. Ta có :
Vpđ2 = P  (a,I)∈MNH  = vI.dVa (2.29)

Khi tình toán phải vẽ quan hệ v I = f(Va), xác suất phóng điện chính là diện tích
giới hạn bởi đường cong này và các trục tọa độ.

i1 vi

i2 M.N.H
i3 vi 

0 a1 a2 a3 a 0 v v
(a) (b)
Hình 2.4. Đường cong thông số nguy hiểm

2.3.2.3.Suất cắt do sét đánh vào khoảng vượt :


Ở đây đã giả thiết rằng địa điểm sét đánh đúng vào giữa khoảng vượt và khi bỏ
qua các khoảng vượt lân cận sẽ được sơ đồ tính toán như trên hình vẽ 2.5 :
22

iS/2 iS iS/2

RC RC

Hình 2.5. Sét đánh vào khoảng vượt dây chống sét
Điện áp tác dụng lên chuỗi cách điện được xác định theo :
a(1 k)
U cd (t) ULV 
2
Rt I CSC (2.30)

Việc xác định xác suất phóng điện ( V pđ3 ) sẽ được thực hiện tương tự như đối
với trường hợp sét đánh vào đỉnh cột. Cuối cùng ta được suất cắt khi sét đánh vào
khoảng vượt là :
N
nkv = .V pđ3. (2.31)
2
2.3.2.4.Suất cắt do sét đánh vào đường dây :

n = nc + nkv + ndd (lần/năm.100km). (2.32)

2.3.2.5.Nhận xét
- Chỉ tiêu chống sét m=1/n. Như vậy, để tăng chỉ tiêu chống sét ta cần giảm
suất cắt của đường dây.
- Cần tính toán kỹ các phương án làm giảm suất cắt của đường dây, dựa vào
đó ta có thể đề xuất các phương án tăng cường khả năng chống sét cho đường dây
23

220kV. Ngoài ra còn cần phải xét đến yếu tố kinh tế của từng phương án để đề xuất
phương án hợp lý.
- Khi các thông số về đường dây không thay đổi, khi trị số điện trở suất của
đất được duy trì nếu điện trở nối đất cột thay đổi thì nó sẽ ảnh hưởng tới suất cắt của
đường dây khi sét đánh. Điện trở nối đất cột có giá trị tỷ lệ với suất cắt của đường
dây. Cụ thể là:
+ Điện trở nối đất cột tăng thì suất cắt của đường dây tăng.
+ Điện trở nối đất cột giảm thì suất cắt của đường dây giảm.
- Tỷ trọng suất cắt do sét đánh vào đỉnh cột và lân cận đỉnh cột chiếm đa số trong
suất cắt tổng do sét đánh vào đường dây.
2.4. Một số biện pháp giảm suất cắt của đường dây do sét
Suất cắt là số lần cắt điện trên 100 km đường dây trong một năm và được tính bởi
công thức :
nc = nđc + ndd + nkv (lần/100km.năm) (2.33)
Trong đó : + nđc : Suất cắt do sét đánh vào đỉnh cột.
+ nkv : Suất cắt do sét đánh vào khoảng vượt.
+ ndd : Suất cắt do sét đánh trực tiếp vào dây dẫn.
Hoặc theo công thức :
hc hc
nc = mms.h cs.n ng.s.[ .pd 1. (1  ) 
 3. ]
. pd (2.34)
l l
Theo công thức trên ta thấy, suất cắt phụ thuộc vào :
+ Độ dài chuỗi sứ.
+ Điện trở nối đất cột.
+ Góc bảo vệ.
+ Số ngày giông sét trong năm.
+ Chiều cao cột.
+ Khoảng vượt.
+ Độ cao treo dây chống sét.
+ Môi trường xung quanh dây dẫn.
Từ đó ta có thể đề ra các biện pháp giảm suất cắt của đường dây :
24

+ Giảm góc bảo vệ bằng cách bố trí lại các pha, treo thêm dây chống sét.
+ Tăng hệ số ngẫu hợp bằng cách treo thêm dây chống sét.
+ Giảm điện trở nối đất.
+ Tăng chiều dài cách điện nhằm tăng cường cách điện cho đường dây.
+ Treo chống sét van (CSV) đường dây.
+ Một số biện pháp mới.
Tại Việt Nam hiện đang áp dụng một số biện pháp nhằm làm giảm suất cắt như :
+ Giảm điện trở nối đất của cột.
+ Tăng chiều dài cách điện.
+ Tháo mỏ phóng điện ( Khe hở phóng điện ).
+ Nối tắt dây chống sét vào cột.
+ Thí điểm lắp chống sét van trên đường dây.
2.4.1 Tăng chiều dài cách điện :
Mức điện áp chịu đựng của chuỗi cách điện có thể được tính toán theo công thức sau:
710
VFO(t) = ( 400 + )W (2.35)
t0.75
Trong đó : + VFO (t) : điện áp phóng điện (kV).
+ W : chiều dài chuỗi cách điện (m).
+ t : thời gian tồn tại xung quanh điện áp ( s ).
Khi tăng chiều dài cách điện thì mức chịu đựng điện áp trên cách điện được
nâng lên như hình dưới :
Ucd(kV)
3000
W=2.1m
2500

2000 W=2.3m

1500
W=2.5m
1000

500

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 t(µs)

Hình 2.6. Điện áp phóng điện tính theo chiều dài chuỗi cách điện.
25

Tăng số bát sứ trong cách điện thì Imax được nâng lên như hình vẽ :

120
Imax(kA)

100

80

60

40

20
Số bát sứ
0
12 13 14 15 16 17 18 19 20

Hình 2.7. Quan hệ giữa dòng điện sét nguy hiểm cực đại và số bát sứ.
Nhận xét : + Khi tăng chiều dài cách điện từ 2,1m lên 2,5m thì điện áp cách điện
được nâng lên 15%.
+ Khi tăng số bát sứ từ 14 lên 19 thì dòng điện sét nguy hiểm cực đại Imax
tăng lên 25kA.
2.4.2. Giảm điện trở nối đất cột :
Điện áp cách điện khi sét đánh vào khoảng vượt :
i (1 K) 1 K cs diS
U cd (t) U lv S RC  Lc (2.36)
2 2 dt
Với Rc : điện trở chân cột.
Lc : điện cảm thân cột,Lo = 0,6µH/m.
Hc : chiều cao cột.
K : hệ số ngẫu hợp.
Dòng điện sét có dạng :
diS d(at)
Is = at thì = a (2.37)
dt dt
 a Rcat
Vậy : U cd (at) U lv (1 
K) Lcsc 
 2 2
Ví dụ : a=50kA/µs; K=0,116; hc = 44,5m; Lo = 0,6µH/m.
26

1
U lv  U pmax sin( t)d t 
114kV

0

Khi giảm điện trở nối đất cột thì điện áp trên cách điện giảm đi như hình dưới:
8000 Ucđ(kV)
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0 t(µs)
12 13 14 15 16 17 18 19 20

Rc =10 Rc =20 Rc =30

Hình 2.8. Điện áp đặt trên cách điện tính theo điện trở chân cột.

Imax(kA)
250

200

150

100

50

0
5 10 15 20 25 30 Rtđ(Ω)

Hình 2.9. Quan hệ giữa dòng điện sét nguy hiểm cực đại và điện trở chân cột.
Nhận xét : Khi giảm điện trở nối đất thì điện áp trên cách điện giảm và dòng điện
sét nguy hiểm cực đại I max tăng đáng kể.
2.4.3. Giảm góc bảo vệ :
Xác suất sét đánh vòng qua dây chống sét vào dây dẫn là 
Trong đó :
27

. h C
lg   4
 (2.38)
90
Ví dụ : hc = 44,5m.

Va.10 -2
3

2.5

1.5

0.5

0
18 20 22 24 26 28 30 32 Góc bảo vệ α

Hình 2.10. Xác suất sét đánh vòng qua dây dẫn vào dây chống sét tính theo
góc bảo vệ.
Nhận xét : Khi giảm góc bảo vệ thì xác suất sét đánh vào dây dẫn giảm theo.
2.4.4. Ảnh hưởng của chiều cao cột :
28 h 0,6 b 
Ns = N g   (2.39)
 10 
Trong đó :
+ Ns : số lần sét đánh vào đường dây trên 100km trong 1 năm.
+ h : chiều cao cột (m).
+ b : khoảng cách giữa hai dây chống sét.
+ Ng : mật độ giông sét (lần/1km2.năm).
28

14 lần/100km.năm

12

10

0
40 42 44 46 48 50 52 54 56 h(m)

Hình 2.11. Số lần sét đánh vào đường dây tính theo chiều cao cột.
Nhận xét : Khi giảm chiều cao của cột từ 56m xuống còn 42m thì số lần sét đánh vào
đường dây giảm đáng kể.
2.5. Kết luận
Suất cắt của đường dây 220kV phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố vì vậy trong tính
toán bảo vệ chống sét cho đường dây phải chọn phương án sao cho hợp lý về kinh tế
và đảm bảo về mặt kỹ thuật.
Số lần sét đánh vào đường dây phụ thuộc vào địa lý nơi có đường dây đi qua.
Vùng địa lý có mật độ phóng điện sét hay có số ngày dông sét trong năm lớn thì khả
năng đường dây đi qua sẽ bị phóng điện sét nhiều.
Ta có thể hạn chế số lần cắt điện đường dây do sét bằng cách:
+ Giảm xác suất hình thành hồ quang  khi tăng chiều dài chuỗi sứ cách điện
nhưng phải tính đến mức độ hợp lý về mặt kinh tế.
+ Phải chọn trị số điện trở nối đất cột điện một cách hợp lý sao cho vừa đảm
bảo an toàn kỹ thuật vừa đảm bảo tính kinh tế.
Tuy nhiên trên thực tế đường dây cho thấy việc bố trí cột, tuyến phụ thuộc rất
nhiều vào địa hình địa chất nơi đường dây đi qua nên:
+ Khoảng cách giữa các khoảng vượt là khác nhau dẫn tới chiều dài mỗi
khoảng vượt và độ võng treo dây khác nhau.
29

+ Độ cao cột cũng như độ treo cao của dây dẫn, dây chống sét phụ thuộc vào
loại cột thiết kế nên góc bảo vệ  là không giống nhau.
+ Số lượng bát sứ đặt trên các cột khác nhau là không giống nhau nên chiều
dài cách điện là khác nhau.
+ Đặc biệt là điện trở suất đất tại các vị trí có trị số đo khác nhau rõ rệt.
+ Mật độ sét tại các khu vực nơi tuyến đường dây đi qua cũng như biên độ và
độ dốc của những cú sét khi đánh vào đường dây là không giống nhau.
Do đó để vận dụng lý thuyết tính toán suất cắt tổng cũng như xác định các tham số
ảnh hưởng khi có sét đánh trên toàn tuyến đường gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, dựa vào những tính toán làm giảm suất cắt của đường dây cùng những
phân tích thực tế sự cố trên đường dây ta hoàn toàn có thể đề suất một số biện pháp
nhằm bảo vệ đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định một cách đảm bảo về kỹ thuật
và hợp lý về kinh tế.
30

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐƯỜNG DÂY 220KV
THÁI BÌNH – NAM ĐỊNH

3.1. Hiện trạng đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định
Đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định 1&2 với tổng chiều dài 23,04km
thuộc quản lý của đơn vị truyền tải điện Ninh Bình. Đường dây 220kV Thái Bình –
Nam Định 1 được đóng điện và đưa vào sử dụng vào T11/2003 và đường dây Thái
Bình – Nam Định 2 được đưa vào sử dụng vào ngày 18/10/2014.
Đường dây có nhiệm vụ cung cấp nguồn cho phụ tải chính trạm 220 kV khu
vực các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.
Với vai trò nhiệm vụ quan trọng trên việc đảm bảo vận hành an toàn - kinh tế
là yêu cầu quan trọng bậc nhất đối với đơn vị. Tuy nhiên sau 12 năm vận hành, tuy
đường dây đi qua địa hình chủ yếu là đồng bằng, vượt sông, địa chất khác nhau cộng
với ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên khách quan, yếu tố chủ quan trong quản lý vận
hành nên không tránh khỏi những sự cố xẩy ra trên toàn tuyến đường dây nói chung
đặc biệt là trên đoạn đường dây Thái Bình – Nam Định nơi đi qua địa hình, địa chất
khác nhau. Trong số các sự cố xẩy ra thì sự cố do sét chiếm đa số.
Để nghiên cứu bảo vệ tuyến đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định ta tiến
hành phân tích cụ thể tình hình quản lý vận hành, thông số về đường dây, phương
thức vận hành, tình hình sự cố.
3.1.1. Tình hình sự cố do sét đánh vào đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định.
Tình hình sự cố do sét đánh vào đường dây 220 kV Thái Bình – Nam Định qua
các năm được thống kê từ năm 2004 đến tháng 2015 [11].
31

- Năm 2004 có 02 vụ . Trong đó có vụ điển hình sau :


Khoảng cách
Tên Thời gian
Ngày Tóm tắt từ trạm đến Vị trí
đường dây vận hành
tháng sự cố điểm sự cố phát hiện sự cố
sự cố trở lại
năm (Km)
Bảo vệ
Thái Bình – quá dòng
Cột 36 pha B
10h55’ Nam Định 1 11h05’ cắt nhanh
vòng và sừng đẳng thế
29/04/2004 (273E3.7 – 29/04/2004 tác động
bị phóng bong mạ.
271E11.1) (REF 545)
trạm Thái Bình.

- Năm 2005 có 1 vụ :
Thời
Khoảng cách
Tên gian
Ngày Tóm tắt từ trạm đến Vị trí
đường dây vận
tháng sự cố điểm sự cố phát hiện sự cố
sự cố hành
năm (Km)
trở lại
+ Do phóng điện dọc theo chuỗi sứ đỡ
lèo pha A vào thanh cái xà và thanh
giằng xà vị trí cột 11.
+ Cách trạm
+ Dây chống sét bị đứt 1 sợi tở dài
Thái Bình – Thái Bình :
1h16’ 1h20’ Bảo vệ 30cm cách cột 11 về phía cột 12 là
Nam Định 1 13,9km
24/12/ 24/12/0 khoảng cách 35m.
(273E3.7 – + Cách trạm
05 5 tác động. + Bát sứ số 16 của chuỗi sứ đỡ lèo
271E11.1) Nam Định
pha A bị chảy bề mặt 5cm2 củ sứ có
3,5km
vết phóng điện 1cm2 Thanh cái treo
sứ đỡ có 1 vết phóng điện, thanh
giằng xà I328 có 2 vết phóng điện.
-
32

- Năm 2007 có 2 vụ điển hình :

Tên Thời gian Khoảng cách


Ngày Tóm tắt Vị trí
đường dây vận hành từ trạm đến
tháng sự cố phát hiện sự cố
sự cố trở lại điểm sự cố (Km)
năm
Bảo vệ + Cách trạm Thái + Do phóng điện dọc theo
13h16
Thái Bình – Nam 13h30’ khoảng Bình : 10,5km chuỗi sứ đỡ lèo pha C vào
15/02/
Định1 15/02/07 cách tác + Cách trạm Nam thanh cái xà và thanh giằng
07
động Định 11,5km xà vị trí cột 20.

Bảo vệ + Cách trạm Thái + Do phóng điện dọc theo


Thái Bình – Nam
22h05' 22h15’ khoảng Bình : 15,5km chuỗi sứ đỡ lèo pha A vào
Định1 (273E3.7
02/05/ 02/05/07 cách tác + Cách trạm Nam thanh cái xà và thanh giằng
– 271E11.1)
07 động. Định 6,5km xà vị trí cột 15,16.

- Năm 2009 có 1 vụ điển hình :


Thời
Khoảng cách
Tên gian
Ngày Tóm tắt từ trạm đến Vị trí
đường dây vận
tháng sự cố điểm sự cố phát hiện sự cố
sự cố hành
năm (Km)
trở lại
Bảo vệ
khoảng cách
+ Cách trạm
tác động.
Thái Bình : + Do phóng điện lèo dẫn pha B tại
23h30’ Thái Bình – Nam AR không
23h36’ 14,67km vị trí cột 15 và 16
1/12/0 Định 1 (273E3.7 – thành công,
1/12/09 + Cách trạm + Dây lèo pha B dưới cùng bị
9 271E11.1) đóng lại
Nam Định phóng rộp sáng bề mặt kích thước
bằng tay
3,4km (5x2) cm
thành công
33

- Năm 2013 có 1 vụ điển hình :


Thời
Khoảng cách
Tên gian
Ngày Tóm tắt từ trạm đến Vị trí
đường dây vận
tháng sự cố điểm sự cố phát hiện sự cố
sự cố hành
năm (Km)
trở lại
Bảo vệ + Cách trạm
Thái Bình – Nam
16h16’ 16h36’ khoảng cách Thái Bình :
Định1 (273E3.7 – + Do phóng điện dây dẫn pha B tại
3/6/13 3/6/13 tác động 3,6km
271E11.1) vị trí cột 40-41

- Năm 2014 có 1 vụ điển hình :


Thời Khoảng
Tên gian cách
Ngày Tóm tắt Vị trí
đường dây vận từ trạm đến
tháng sự cố phát hiện sự cố
sự cố hành điểm sự cố
năm
trở lại (Km)
Bảo vệ khoảng
+ Sét đánh trực tiếp vào cột
cách tác động. + Cách trạm
Thái Bình – Nam (đầu xà chống sét) gây nên
2h50’ 3h15’ AR không thành Nam Định
Định1 (273E3.7 – quá điện áp, phóng điện từ
1/9/14 1/9/14 công, đóng lại 6,5km.
271E11.1) cột vào dây dẫn thông qua
bằng tay thành
chuỗi sứ pha B vị trí cột 45.
công

3.1.2. Nhận xét đánh giá tình hình sự cố do sét


Qua thông số ở các bảng trên chúng ta thấy sự cố do sét đánh trên đường dây
Nam Định – Thái Bình có chiều hướng gia tăng qua các năm. Cụ thể như sau:
- Thời gian xẩy ra sự cố thường vào mùa mưa, mùa xuất hiện nhiều giông sét
khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.Qua đó ta thấy công tác phòng tránh sự cố
nên được tính toán và đưa ra giải pháp về kỹ thuật phải kịp thời trước mùa mưa, giải
pháp về đảm bảo an toàn vận hành, khoảng cách hành lang an toàn phải tiến hành cả
trước và trong mùa mưa.
34

- Sự cố xẩy ra là bất kỳ thời điểm nào trong ngày có thể vào buổi sáng sớm, buổi
chiều, hay vào ban đêm và cũng không phụ thuộc vào lượng mưa nhiều hay ít mà
xuất hiện sét đánh. Cho thấy công tác chuẩn bị đầy đủ sẵn sàng về nhân lực- vật lực
để tìm và khắc phục sự cố kịp thời là hết sức quan trọng nhằm tránh sự cố lặp lại hoặc
ảnh hưởng lan tràn sau sự cố mà không được phát hiện và khắc phục kịp thời.
- Vị trí điểm sự cố là không cố định, có thể xẩy ra tại cột đỡ, cột néo, tại các địa
hình khác nhau cũng không phải sự cố chỉ xẩy ra ở nơi có điện trở cột cao. Cho thấy
sét đánh là ngẫu nhiên rất khó phán đoán vị trí chính xác để có phương án phòng
chống hiệu quả như mong muốn.
- Thiệt hại không chỉ xẩy ra với cách điện mà còn với cả dây chống sét, mỏ
phóng, vòng cân bằng điện trường điều đó chứng tỏ biên độ và độ dốc dòng sét là rất
lớn.
- Sự cố với cả 2 mạch tại 1 vị tri cột, sự cố liên tiếp 2, 3 lần trong vòng 20 phút
điều đó chứng tỏ mật độ sét khá cao và phân bố không đều theo khu vực, các đợt sét
đánh là liên tục.
- Sự cố xẩy ra với cách điện của bất kỳ pha nào pha trên, pha giữa, pha dưới
thậm chí sự cố với cả cách điện đã được bổ sung thêm bát sứ để tăng khoảng cách
điều đó chứng tỏ ảnh hưởng do sét không quá phụ thuộc vào góc bảo vệ α đặt ra cho
ta thấy nguyên nhân về chất lượng của cách điện cũng như sự lão hoá của cách điện
theo thời gian là không giống nhau.
Từ những nhận xét đánh giá trên thì các biện pháp khắc phục cụ thể để hạn chế
sư cố do sét đánh trên các lĩnh vực quản lý vận hành và kỹ thuật là:
3.2. Một số biện pháp hạn chế sự cố do sét đánh đường dây 220kV Thái Bình –
Nam Định
3.2.1. Đề cao công tác kiểm tra đường dây
Phân tích nguyên nhân sự cố do sét tại khoảng cột số 11-12 ( Sự cố làm cho dây
chống sét bị đứt 1 sợi xước dài 30cm cách cột 11 về phía cột 12 là 35 m ) cho thấy:
khu vực này nền đất có độ ẩm, không phải là nơi hay bị sét đánh . Thông số điện trở
suất đất thấp, điện trở cột đo được trong các đợt kiểm tra định kỳ luôn đạt dưới 10Ω.
35

Tại vị trí này trước sự cố chưa hề tồn tại nguyên nhân kỹ thuật có thể gây sự cố. Tuy
nhiên sau sự cố đội kiểm tra đã pháp hiện nguyên nhân chính đó là tại cột số 11 đã bị
cắt 2 đoạn dây thu sét khoảng 1,5 m ở trụ số 1 và trụ số 3 dưới mặt đất.Có thể do
người dân cắt trong sinh hoạt hằng ngày.
Nhận xét
Đây là sự cố hy hữu đáng tiếc xẩy ra song lại đặt ra cho ta thấy công tác kiểm
tra định kỳ, thường xuyên là hết sức quan trọng trong kinh nghiệm quản lý vận hành
đường dây nhất là trong mùa mưa bão giông sét nhiều.
Đề xuất
- Khi thực hiện các công việc kiểm tra đường dây không chỉ bằng mắt, bằng
ống nhòm với dây dẫn, chuỗi sứ, bằng megomet để đo trị số điện trở mà còn tiến hành
các động tác cơ khí như rung lắc, tác động mạnh vào dây nối đất để phát hiện được
những mối hàn nối kém, những đoạn ô xi hoá do môi trường mà khắc phục kịp thời
đảm bảo yêu cầu dẫn sét của hệ thống nối đất được tốt nhất.
- Bên cạnh công tác kiểm tra cần đề cao công tác phối hợp với chính quyền địa
phương nơi có tuyến đường dây đi qua trong việc tuyên truyền giáo dục về an toàn
điện nhất là tuyên truyền về tác dụng của hệ thống thu sét cột điện cho người dân sinh
sống gần đó hiểu để có ý thức bảo vệ.
3.2.2. Đảm bảo khoảng cách hành lang an toàn đường dây
Phân tích nguyên nhân sự cố tại cột số 15-16 cột néo, dây lèo pha B dưới cùng
bị phóng rộp sáng bề mặt kích thước (5x2) cm: Nguyên nhân là do sét đánh gãy cành
cây, bị gió lốc mạnh cuốn cành cây vào dây lèo gây phóng điện. Khi kiểm tra tại hiện
trường cho thấy một cành cây to bị bẻ gẫy, có vết cháy xém dọc theo thân cây. Đây
được coi là nguyên nhân gián tiếp do sét đánh thẳng vào cây ngoài hành lang gây nên
sự cố cho đường dây.
Sự cố trên cho ta thấy việc kiểm tra khoảng cách hành lang an toàn cần phải chú
ý tới các nguy cơ có thể ảnh hưởng tới đường dây. Theo quy định về chiều rộng hành
lang an toàn đối với đường dây 220kV là 06 m tính từ dây ngoài cùng theo chiều
thẳng đứng về hai phía đường dây, chạy song song với đường dây ở trạng thái tĩnh
36

(Nghị định số 106/2005/NĐ- CP ngày17/8/2005 qui định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp,
điều 4.1b) [9]. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều vị trí cột, đoạn đường dây đi qua một
số vùng tồn tại nhiều cây to nằm ngoài phần hành lang an toàn nhưng có nguy cơ gây
ảnh hưởng tới an toàn đường dây khi xảy ra hiện tượng giông, lốc, mưa gió to nhất là
trong mùa mưa bão.
Nhận xét
Trên tuyến đường dây Thái Bình – Nam Định 1&2 tuy đi qua vùng đồng bằng
nhưng vẫn có những vị trí có nhiều cây cao có khả nguy cơ vi phạm chiều cao an toàn
cho phép.
Đề xuất
- Các khu vực có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn trong hành lang an toàn
cần được kiểm tra thường xuyên để chặt dọn nhất là trong mùa mưa cây phát triển rất
nhanh.
- Đối với các khu vực có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn ngoài hành lang
cần được kiểm kê và có phương án bổ sung chi phí đền bù hỗ trợ để mở rộng hành
lang tại các khu vực này nhằm tránh các sự cố gián tiếp do sét đánh gây ra với đường
dây.
3.2.3. Bổ sung dây nối đất cho hệ thống tiếp địa cột
Đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định hầu hết đi qua khu vực đồng bằng dễ
thi công hệ thống tiếp địa. Tuy nhiên có một số đoạn có địa hình,địa chất đặc biệt đó
là vị trí 19-20 ( đoạn vượt sông Hồng ) và vị trí 39-40 ( đoạn vượt sông Trà Lý), có
độ ẩm cao nên việc thi công hệ thống tiếp địa và đảm bảo trị số điện trở thấp cũng
gặp nhiều khó khăn.
Phân tích nguyên nhân sự cố sét đánh tại cột 20 ta thấy trị số điện trở cột cao
10-20Ω tùy theo mùa, đây được xem là nguyên nhân chính gây sự cố sét đánh.
Để thử nghiệm và kiểm tra tính hiệu quả của biện pháp này, được sự nhất trí của
đơn vị quản lý tác giả đã phối hợp cùng đội quản lý vận hành đường dây tiến hành
các công đoạn:
37

1. Kiểm tra thực địa các vị trí móng có điện trở nối đất cột cao, điện trở suất đất
lớn:
Cột Loại tiếp địa Rtđ Điện trở suất
Stt Địa hình
số theo thiết kế (Ω) đất (Ωm)
1 20 RS4 12,86 52,3 sông
2. Lựa chọn vị trí cột số 20 nằm trong khoảng vượt sông, có độ ẩm cao, địa
chất phức tạp.
3. Dùng hệ thống cọc gồm hai bộ tiếp địa RS-4 hàn nối thành 2 tia và hàn nối
với dây nối, nối bổ sung vào hệ thống tiếp địa hiện có của cột.
4. Kiểm tra đo điện trở nối đất cột sau thi công cho thấy trị số đo được giảm
đáng kể. Cụ thể như bảng sau:
Điện trở nối đất cột (Ω) Chênh lệch
Cột số
Trước thi công Sau thi công giảm
20 12,86 5,12 - 7,74

Theo Quy phạm trang bị điện, nhà xuất bản Lao động - Xã hội, năm 2006, "
Chương II.5.73, bảng II.5.5. Điện trở nối đất cột" với điện trở suất đất đến 100Ωm
thì giá trị điện trở nối đất là dưới 10Ω nên vị trí này đã đạt yêu cầu [8].
Nhận xét
- Qua số liệu bảng trên ta thấy biện pháp trên là rất hữu hiệu đã làm giảm đáng
kể điện trở nối đất cột.
- Biện pháp này không phải cắt điện, dễ thực hiện nhưng lại phụ thuộc nhiều
vào địa hình nơi tuyến đường dây đi qua.
Đề xuất
- Các vị trí cột vượt sông hoặc ở gần đó có ao, hồ nên cần kiểm tra, tính toán, lựa
chọn để áp dụng biện pháp này.
3.2.4. Bổ sung bát sứ dây dẫn
Xem xét tăng cường cách điện tại nơi có điện trở nối đất cột cao, điện trở suất
của đất lớn, nơi địa hình khó áp dụng các biện pháp khác hiệu quả như độ cao trên
38

1000m so với mực nước biển, chiều cao cột trên 40m, hay nơi đường dây đi qua vùng
khai thác mỏ ô nhiễm khói bụi bằng cách tăng thêm hai bát sứ/chuỗi.
Để đảm bảo hiệu quả về kinh tế và yêu cầu về kỹ thuật trước khi bổ sung cần
xác định và tính toán kỹ từng vị trí theo công thức xác định số lượng chuỗi sứ theo Qui
phạm trang bị điện, nhà xuất bản Lao động - Xã hội, năm 2006, " Chương II.5.50" [8].
n = d .Umax /D ( 3.1 )
Trong đó :
- n: Số bát cách điện trong 1chuỗi
- d: Tiêu chuẩn đường rò theo vùng nhiễm bẩn ( Vùng bình thường:
16 mm/kV, ô nhiễm nhẹ: 20 mm/kV, ô nhiễm: 25 mm/kV, ô nhiễm nặng
hoặc gần biển 5km: 31 mm/kV,
- D: Chiều dài đường rò của 1 bát cách điện
- Umax : Điện áp làm việc lớn nhất trên đường dây ( kV )
Nhận xét
Đối với đường dây Thái Bình – Nam Định từ 2011 đã thực hiện bổ sung bát
sứ cho các vị trí hay bị sự cố, vị trí có nguy cơ sét đánh cao, như khoảng cột 30-31 đi
qua nhà máy gạch, ô nhiễm khói bụi . Kết quả đã hạn chế sự cố tại các vị trí này (Ví
dụ các vị trí: 30, 31, 49, 50).
Đề xuất
- Vì biện pháp này phải thực hiện đóng - cắt điện đường dây nên cần chú ý
công tác chuẩn bị đầy đủ điều kiện trước thi công và an toàn trong thi công, thi công
phải khẩn trương để hạn chế thời gian ngừng cấp điện gây thiệt hại về kinh tế.
- Nên kết hợp biện pháp này với các công tác khác trên đường dây như thay
sứ hỏng, vệ sinh sứ, sơn xà, xử lý khoảng cách pha- pha, pha- đất, sửa chữa thay nối
dây dẫn...
3.2.5. Kiểm tra và bổ sung tiếp địa cột
Đối với các vị trí sự cố lặp lại phải thực hiện đào kiểm tra tiếp địa cột xem thi
công có đúng thiết kế không nếu sai thì lắp đặt lại, đo trị số điện trở nối đất cột nếu
còn cao so với Quy phạm thì tiến hành bổ sung tiếp địa.
39

Đây là biện pháp kỹ thuật đơn giản cần cân nhắc trước tiên dựa trên tính toán
lý thuyết và kết quả thực tế. Biện pháp này được áp dụng phổ biến tại các đơn vị quản
lý vận hành đường dây cao áp với các lý do chính sau:
- Rất dễ thực thi với địa hình tương đối dốc hoặc bằng phẳng.
- Rất trực quan và cho kết quả ngay sau khi thực hiện.
- Không phải cắt điện nên không gây thiệt hại do ngừng cấp điện – Đáp ứng
được yêu cầu về vận hành kinh tế đường dây.
- Thi công nhanh, không phải sử dụng máy móc, không phải đòi hỏi các biện
pháp an toàn về điện.
- Có thể kết hợp với các công tác khác như xử lý kè móng, tái hoàn thổ.
Tuy nhiên để biện pháp này đạt kết quả như mong muốn cần chú ý:
- Đo điện trở suất của đất để tính toán xác định điện trở nối đất cột cần đạt mà
bổ sung, thay thế tiếp địa một cách hợp lý.
- Thi công đúng kỹ thuật để đảm bảo hệ thống nối đất cột làm nhiệm vụ tản sét
nhanh nhất, an toàn nhất.
- Có sự tính toán phối hợp với các biện pháp như: Lắp đặt chống sét van, chuyển
dây nối đất trực tiếp dây chống sét.
Tại vị trí cột số 19 đơn vị quản lý tiến hành kiểm tra mặc dù tiếp địa thi công
đúng thiết kế song trị số điện trở nối đất cột cao ( R cột = 12,51Ω) đơn vị đã thực hiện
hàn bổ sung 02 bộ tiếp địa RS-4 đo lại trị số đạt yêu cầu ( Rcột = 3,03Ω).
Nhận xét
Theo đánh giá của đơn vị quản lý hầu hết các vị trí được bổ sung tiếp địa đến
nay sự cố đã không lặp lại.
Đề xuất
- Qua kết quả đo định kỳ điện trở suất đất, điện trở cột hàng năm cần kiểm tra
rà soát các vị trí còn cao để tính toán áp dụng giải pháp này đưa điện trở cột về giới
hạn Quy phạm trang bị điện cho phép dựa trên công thức tính toán điện trở của sơ đồ
nối đất hình tia [2].
40

tt K.L2
R  ln (3.2)
2..l t .d
Trong đó:
R: điện trở của bộ nối đất
L : chiều dài toàn bộ thanh nối
ρtt : điện trở suất tính toán = ρdo .(1,4÷1,8)
d : đường kính điện cực
t : là độ chôn sâu
K : hệ số phụ thuộc vào hình dạng của hệ thống nối đất.
- Trường hợp phải bổ sung tiếp địa phải tính toán điện trở bổ sung và thi công
đúng yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo sau khi bổ sung hệ thống nối đất làm việc hiệu quả
và tiết kiệm chi phí.
- Trong nối đất bổ sung thường sử dụng dạng nối đất tập trung gồm thanh và cọc
tại chân các cột dựa theo các công thức tính toán dưới đây [2].
Điện trở thanh được tính theo công thức:
 Kl 2 (3.3)
R T  tt .ln T
2..l T t.d T
Trong đó: lT – chiều dài thanh
t – độ chôn sâu của thanh
ρtt – điện trở suất tính toán của nối đất dạng thanh chôn sâu t:
ρtt = ρ0.Kmùa = ρ0 .1,25 (Ωm)
d – đường kính thanh dùng nối đất
K – hệ số hình dáng của nối đất, với nối đất dạng tia lấy K = 1
Điện trở cọc được tính theo công thức:
tt 2.l 1 4.t l
RC  (ln  ln ) (3.4)
2. .l
 d 2 4.t l
Trong đó: ρtt – điện trở suất tính toán của nối đất dạng cọc chôn sâu h:
ρtt = ρ0.Kmùa = ρ0 .1,25 (Ωm)
d – đường kính cọc
41

l
Giá trị của t được tính như sau: t  h
2
Điện trở bổ sung được tính theo công thức:
RC RT
R BS  (3.5)
R TCn R C 
T

Trong đó: n – số cọc


ηT, η C – hệ số sử dụng của thanh và cọc ( η c = 0,83, ηT = 0,86)
Tính toán tổng trở xung kích của hệ thống khi có nối đất bổ sung như sau:
x2k ds
R R 
2R NTS  .
ZXK (0, ds )  BS NTS   e  T A
 B (3.6)
2
1

R BS R NTS k1 R NTS  1


R BS cos 2 x k
RBS .RNTS
Trong đó: A ( ) ;
RBS RNTS
x2 

2R NTS  k2 . ds
B  e  T1

k 1 R NTS 1
 2
R BS cos xk
Giá trị điện áp đầu vào trong đất là:
Uđ = I S.ZXK(0,t) ( kV ) (3.7)
Qua kết quả thu được nếu Uđ< U50% cs = 1230 kV thì thỏa mãn yêu cầu về điện áp
phóng điện của cách điện.
3.2.6. Tái hoàn thổ phục hồi điện trở suất của đất
Do trong quá trình thi công đào đúc móng nền đất tại vị trí thi công bị đào xới
san lấp trên bề mặt rộng làm ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu đất, khi thi công xong
công tác hoàn thổ không được đơn vị thi công, tư vấn giám sát và đơn vị tiếp nhận
vận hành đường dây chú trọng thực hiện nên ảnh hưởng rất lớn tới sự phục hồi và
sinh trưởng của thảm thực vật – tác nhân chính để duy trì độ ẩm, chống xói lở móng
cột, giữ nguyên trạng cấu trúc của đất tại các vị trí móng cột. Đây là nguyên nhân cốt
lõi làm cho điện trở suất của đất tăng cao theo thời gian vận hành của đường dây chưa
kể đến việc sạt lở chân móng cột gây mất an toàn cho công trình – đòi hỏi phát sinh
chi phí bảo dưỡng cải tạo.
42

Khi độ ẩm nền đất không được duy trì, lớp đất mặt bị nước mưa làm xói lở chỉ
còn lại nền đất đá khô cứng thì biện pháp bổ sung tiếp địa tại chân cột cho hệ thống
nối đất không đem lại hiệu quả.
Kết quả thử nghiệm và tính toán cho thấy tại vị trí cột số 40 sau khi tiến hành
bổ sung tiếp địa cho hệ thống nối đất bằng 02 bộ tiếp địa RS-4 kết quả đo được trị số
điện trở nối đất cột chỉ giảm được từ 2- 5 Ω. Như vậy biện pháp bổ sung tiếp địa cột
vị trí này không hiệu quả đồng nghĩa với nguy cơ sự cố do sét đánh không giảm.
Biện pháp hữu hiệu nhất trong trường hợp này là thực hiện tái hoàn thổ tại chân
cột. Tại vị trí cột 55 có nền đất khô cứng nên gặp khó khăn trong việc áp dụng biện
pháp nối bổ sung dây tiếp địa xuống nơi đất thấp hay thực hiện đào đổ hoá chất vào
tiếp địa cột. Tác giả cùng đơn vị quản lý vận hành đã tiến hành thực hiện tái hoàn thổ
qua các bước sau:
1. Dùng sỏi đá xếp xung quanh chân móng cột trên diện tích 225 m 2 (Ngang
tuyến 15 m X dọc tuyến 15 m ).
2. Đào xới nền đất tại chỗ và đổ đất lấy từ 2 phía hành lang an toàn tạo thành lớp
đất xốp, mầu dầy trung bình 0,3 m.
3. Đào các gốc cỏ hương bài có đường kính khóm từ 0,2 - 0,3 m trồng theo hàng
khoảng cách các khóm là 0,8 m. Đây là loại cây tự nhiên rất thích nghi với điều kiện
khí hậu nhiệt đới ở nước ta, đặc biệt phát triển rất nhanh vào mùa mưa có khả năng
duy trì độ ẩm cao cho đất và chống sói mòn móng cột.
4. Tiến hành đo điện trở suất đất và đo điện trở nối đất cột sau 4 tháng kết quả
đo được rất khả quan các trị số đo được giảm rõ rệt. cụ thể như bảng sau:
Trước thi Chênh lệch
Stt Trị số đo Sau thi công
1 Điện trở suất đất ( Ωm) 56,8 11,68 - 45,12

2 Điện trở nối đất cột (Ω) 15,7 6,65 - 9,05


Nhận xét
- Biện pháp này thời gian cho kết quả có lâu hơn các biện pháp khác nhưng lại
đem lại hiệu quả cao về kinh tế - kỹ thuật. Điện trở nối đất cột giảm nhiều nhờ điện
trở suất đất được cải thiện về gần với trị số ban đầu của nguyên thổ.
43

- Như vậy biện pháp tái hoàn thổ phục hồi điện trở suất đất là biện pháp cốt lõi
của việc duy trì điện trở cột theo tính toán thiết kế và thi công ban đầu đồng thời nâng
cao hiệu quả cho biện pháp bổ sung tiếp địa.
- So sánh về hiệu quả trong việc làm giảm trị số điện trở suất đất, giảm trị số
điện trở nối đất cột thì biện pháp này có nhiều ưu điểm hơn biện pháp sử dụng hoá
chất GEM 25A hay biện pháp sử dụng than bùn để cải thiện trị số điện trở cột [13 ]
đó là:
+ Biện pháp tái hoàn thổ tạo nên độ ẩm đồng đều trên toàn bộ khu vực móng
với diện tích 250 ÷ 400 m 2 tuỳ theo từng loại móng, đây là môi trường lý tưởng để
hệ thống nối đất làm việc có hiệu quả trong việc tản nhanh nhất dòng sét ra nền đất
xung quanh trong khi biện pháp sử dụng hoá chất GEM 25A hay biện pháp sử dụng
than bùn chỉ tạo nên rãnh ẩm xung quang đường đi của bộ tiếp địa, phần đất khô cứng
còn lại vẫn không được cải thiện. Trong trường hợp dòng sét có biên độ và độ dốc
lớn khó có thể tản một cách nhanh chóng.
+ Biện pháp tái hoàn thổ duy trì được độ ẩm ổn định trên bề mặt cũng như trong
lòng đất đặc biệt là trong mùa mưa, mùa giông sét nhiều cũng là mùa sinh trưởng tốt
nhất của thảm thực vật, do đó việc tản sét càng hiệu quả trong khi biện pháp sử dụng
hoá chất GEM 25A hay biện pháp sử dụng than bùn sẽ mất dần độ ẩm theo thời gian.
+ Biện pháp tái hoàn thổ là biện pháp thân thiện với môi trường không những
duy trì tốt độ ẩm mà còn góp phần hạn chế khả năng gây sói mòn, sạt lở móng đặc
biệt là không ăn mòn kim loại, không gây ảnh hưởng đến kết cấu của bộ tiếp địa trong
khi biện pháp sử dụng hoá chất GEM 25A hay biện pháp sử dụng than bùn lại có
nguy cơ gây ăn mòn kim loại khi các chất này kết hợp với các chất khác trong lòng
đất đồng thời khi thi công phải đào xới đất chạy dọc theo bộ tiếp địa ảnh hưởng đến
bề mặt xung quanh của đất.
+ Biện pháp tái hoàn thổ rất dễ dàng trong thi công và không phải sử dụng máy
móc hay bất kỳ loại hoá chất nào trong khi biện pháp sử dụng hoá chất GEM 25A
hay biện pháp sử dụng than bùn thi công khó khăn hơn nhiều phải tiến hành đào và
44

phủ kín hoá chất, than vào bộ tiếp địa sau đó dùng máy đầm nén để gắn kết hoá chất
với đất thì mới có tác dụng.
+ Biện pháp tái hoàn thổ là biện pháp kinh tế vì vật tư và thi công ngay tại chỗ
nên chi phí thấp trong khi biện pháp sử dụng hoá chất GEM 25A có chi phí cao hơn
do giá mua hoá chất, than bùn cao ( Giá thành cho một vị trí áp dụng giải pháp sử
dụng hoá chất GEM 25A là 11.551.086 đồng, [ 13])
Đề xuất
- Tuyến đường dây Thái Bình – Nam Định chủ yếu đi qua vùng đồng bằng nên
hầu như toàn bộ các vị trí cột đều có có thể áp dụng biện pháp này.
- Qua kết quả đo kiểm tra định kỳ điện trở suất đất, điện trở nối đất một số cột
năm 2014 ( bảng phụ lục 1 ) ta thấy:
+ Cần kiểm tra, chọn lọc áp dụng biện pháp này đối với các vị trí móng kè điện
trở cột còn cao: cột số 3, 12, 14, 15,16, 20, 21, 46 ( mặc dù có vị trí đã được xử lý, bổ
sung tiếp địa) bên cạnh đó thì việc tiến hành thi công các vị trí này cũng dễ dàng và
ít tốn kém hơn các vị trí khác vì đã có sẵn mặt phẳng móng ta chỉ cần xếp đá sỏi cao
thêm 30 ÷ 40 cm sau đó đổ đất, trồng cỏ hoặc để cỏ tự xâm thực thì chỉ sau một thời
gian ngắn sẽ giảm thấp được điện trở suất đất khi đó chắc chắn trị số điện trở cột sẽ
giảm mà chưa cần phải áp dụng thêm biện pháp đóng bổ sung tiếp địa.
+ Đối với các vị trí cột còn lại có điện trở nối đất cột cao, để đảm bảo tính hiệu
quả của biện pháp này tại từng vị trí cần xét đến khu vực có nguy cơ ảnh hưởng sự
cố do sét đánh đồng thời kiểm tra tính toán so sánh điện trở nối đất cột với điện trở
suất đất trong giới hạn Quy phạm trang bị điện cho phép theo bảng dưới đây [8].
Bảng 3.1. Điện trở nối đất của đường dây trên không.
Stt Điện trở suất đất (Ωm ) Điện trở nối đất (Ω )

1 Đến 100 10
2 Trên 100 ÷ 500 15
3 Trên 500 ÷ 1000 20
4 Trên 1000 ÷ 5000 30
5 Trên 5000 6.10 -3 ρ
45

3.3. Phân tích nguyên nhân giảm thiểu sự cố do sét đánh trên đường dây sau khi
đã áp dụng các biện pháp
3.3.1. So sánh số vụ sự cố do sét đánh trên đường dây theo năm vận hành
Dưới đây là bảng so sánh tình hình sự cố do sét đánh vào đường dây 220 kV
Nam Định – Thái Bình qua các năm vận hành từ 2005 ÷ 2015 [11].
Bảng 3.2. So sánh số vụ sự cố do sét đánh trên đường dây.
Sự cố Sự cố So sánh năm trước So sánh
Năm Số thoáng vĩnh với năm sau với năm 2007 (*)
vụ qua cửu Vụ (%) Vụ (%)
2005-2006 3 1 2 -2 60
2007 5 4 1 +3 250
2008 1 1 0 -4 25 -4 20
2009 2 2 0 +1 200 -3 40
2010-2012 1 1 0 50 -1 20
2013 2 2 0 0 100 -3 40
2014 1 1 0 0 50 -4 20
* Năm 2007 là năm có số vụ sự cố do sét đánh gia tăng và nặng nề nhất.
( ):

3.3.2. Phân tích nguyên nhân tăng giảm số vụ sự cố do sét đánh trên đường dây
Qua so sánh tình hình sự cố, qua phân tích tình hình quản lý vận hành và áp
dụng các giải pháp ta thấy:

- Năm 2005 -2006 số vụ sự cố là 3 vụ.


Nguyên nguyên là do: Đường dây đi vào vận hành nhưng chưa được bổ sung
cách điện, bổ sung tiếp địa tại những vị trí có nguy cơ sự cố cao.
- Năm 2007 số vụ sự cố là 5 vụ ( Tăng 160 % so với năm 2005).
Nguyên nguyên là do:
+ Nhiều vị trí cột đi qua vùng có cây cối ảnh hưởng đến hàng lang an toàn điện,
vượt sông, vùng có nguy cơ sét đánh cao nhưng chưa được bổ sung thêm bát sứ để
tăng chiều dài chuỗi sứ.
46

+ Đặc biệt là từ năm 2007 đến 2008 do công tác hoàn thổ móng sau thi công
không tốt nên các vị trí móng gần sông hồ có độ ẩm cao làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tính năng làm việc của hệ thống nối đất cột. Trị số điện trở nối đất cột tăng cao
là nguyên nhân chính gây ra nguy cơ sự cố khi bị sét đánh.
- Năm 2008 số vụ sự cố là 1 vụ ( giảm 80 % so với năm 2007 ).
Nguyên nhân là do:
+ Đơn vị quản lý đã tiến hành xử lý kè móng khắc phục những vị trí tiếp địa
hỏng tại vị trí móng bị sạt lở đồng thời kiểm tra đào xử lý và bổ sung 4 vị trí có điện
trở nối đất cột cao tại các khu vực có nguy cơ sét đánh cao làm trị số điện trở nối đất
cột giảm thấp.
+ Thường xuyên kiểm tra hành lang an toàn lưới điện.
- Năm 2009 số vụ sự cố là 2 vụ ( giảm 60% so với 2007 ).
Nguyên nhân là do:
+ Đơn vị quản lý tiếp tục bổ sung 2 vị trí có điện trở nối đất cột cao.
+ Nhiều vị trí đã được bổ sung cách điện cho chuỗi sứ.
- Năm 2010 - 2012 số vụ sự cố là 1 vụ ( giảm 80% so với 2007 ).
+ Đơn vị quản lý tiếp tục bổ sung 2 vị trí có điện trở nối đất cột cao.
+ Nhiều vị trí đã được bổ sung cách điện cho chuỗi sứ.
+ Tình hình thời tiết ổn định,mưa giông ít diễn ra trên địa bàn tỉnh.
- Năm 2013 số vụ sự cố là 4 vụ ( giảm 80 % so với 2007 ).
Nguyên nhân là do:
+ Hệ thống nối đất cột tại các vị trí được cải thiện đã phát huy tác dụng đồng
thời đơn vị quản lý tiếp tục bổ sung tiếp địa 2 vị trí có điện trở nối đất cột cao, các vị
trí có nguy cơ sự cố do sét đánh lớn.
+ Các vị trí đã được bổ sung cách điện cho chuỗi sứ phát huy tác dụng đồng thời
đơn vị quản lý tiếp tục bổ sung cách điện cho chuỗi sứ tại các vị trí đường dây đi qua
vùng có nguy cơ sét đánh cao.
- Năm 2014 số vụ sự cố là 1 vụ ( giảm 80 % so với 2007 ).
Nguyên nhân là do:
47

+ Hệ thống nối đất cột tại các vị trí được cải thiện đã phát huy tác dụng đồng
thời đơn vị quản lý tiếp tục bổ sung tiếp địa 3 vị trí có điện trở nối đất cột cao, các vị
trí có nguy cơ sự cố do sét đánh lớn.
+ Các vị trí đã được bổ sung cách điện cho chuỗi sứ phát huy tác dụng đồng
thời đơn vị quản lý tiếp tục bổ sung cách điện cho chuỗi sứ tại các vị trí đường dây
đi qua vùng có nguy cơ sét đánh cao. Thay thế các bát sứ có dấu hiệu hỏng hóc.
Nhận xét chung.
+ Chỉ khi phối hợp và áp dụng đồng bộ các biện pháp thì tính năng của từng
biện pháp mới phát huy cao nhất tác dụng. Khi đó nguy cơ sự cố do sét khi sét đánh
vào đường dây được hạn chế, số vụ sự cố được giảm thiểu rõ rệt.
- Biện pháp bổ sung bát sứ cho chuỗi cách điện làm tăng chiều dài đường rò sẽ
hạn chế được sự cố cắt điện đường dây khi dòng sét không đủ lớn có thể chọc thủng
bề mặt cách điện để điện áp làm việc của lưới duy trì hồ quang phóng điện. Biện pháp
này được phát huy tốt nhất khi hệ thống nối đất cột làm việc hiệu quả nhất tức là tổng
trở sóng của tiếp địa cột phải đạt giá trị sao cho khi có dòng sét đi vào trong lòng đất
thì U đất luôn luôn nhỏ hơn điện áp xung kích của cách điện đường dây.
- Khi điện trở suất đất được phục hồi về nguyên trạng ban đầu của đất đồng thời
hệ thống nối đất được kiểm tra khắc phục theo đúng thiết kế hoặc bổ sung thêm sẽ
đưa điện trở nối đất cột về trị số giới hạn tính toán cho phép đảm bảo an toàn và hiệu
quả làm việc của hệ thống thu sét khi có sét đánh xuống đường dây. Khi đó dòng sét
sẽ tản vào trong đất một cách nhanh nhất làm giảm thiểu ảnh hưởng của sét và hạn
chế nguy cơ sự cố do sét gây ra với đường dây.
- Để giảm và duy trì điện trở nối đất cột ở trị số thấp cho phép thì biện pháp tái
hoàn thổ phục hồi điện trở suất đất là biện pháp bền vững, thân thiện với môi trường
đem lại kết quả cao nhất.
Áp dụng các biện pháp phù hợp tại từng vị trí trước khi thực hiện cần xem xét
đánh giá so sánh về mặt kinh tế các biện pháp sao cho việc lựa chọn đó có lợi nhất.
48

CHƯƠNG 4
SO SÁNH KINH TẾ CÁC BIỆN PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. So sánh kinh tế các biện pháp
4.1.1. Biện pháp tái hoàn thổ phục hồi điện trở suất đất
Bảng 4.1. Tổng hợp chi phí tái hoàn thổ cho một vị trí móng cột
Đơn vị Đơn giá Số Thành tiền
Stt Hạng mục
tính (đ) lượng (đ)
1 Nhân công xếp đá Công 250.000 3 750.000
2 Nhân công đào đổ đất Công 250.000 24 6.000.000
3 Nhân công trồng cỏ Công 200.000 6 1200.000
Tổng cộng 7.950.000

Ưu điểm:
- Không phải cắt điện. Không tốn kém vật tư. Dễ dàng khi thi công. Có tác
dụng lâu dài. Có tác động tốt đến môi trường, chống sói lở móng gây tốn kém chi phí
vận hành đường dây.
- Có thể phối hợp với biện pháp bổ sung tiếp địa cột hay phối hợp với công tác
sửa chữa như kè móng.
Nhược điểm:
- Kết quả chậm hơn các giải pháp khác do phải có thời gian chờ cây sinh
trưởng.
4.1.2. Biện pháp nối dài dây tiếp địa
Bảng 4.2. Tổng hợp chi phí nối dài dây tiếp địa cho một vị trí cột
Đơn vị Đơn giá Số Thành tiền
Stt Hạng mục
tính (đ) lượng (đ)
1 Nhân công đào lấp Công 250.000 20 5.000.000

2 Nhân công hàn tiếp địa Công 350.000 1 350.000


3 Vật tư:
- Bộ tiếp địa RS-4 bộ 1.600.000 2 3.200.000
- Dây nối tiếp địa kg 35.000 30 1.050.000
Tổng cộng 9.600.000
49

Ưu điểm:
- Không phải cắt điện. Vật tư sẵn có. Dễ dàng khi thi công. Có kết quả ngay.
Nhược điểm:
- Phụ thuộc vào địa hình. Chưa có tính toán chính xác về mối quan hệ giữa
khả năng tản sét với chiều dài dây nối ( Mặc dù trị số điện trở tiếp địa cột đạt).
4.1.3. Biện pháp đóng bổ sung tiếp địa cột
Bảng 4.3. Tổng hợp chi phí đóng bổ sung tiếp địa cho một vị trí cột
Đơn Số Thành tiền
Stt Hạng mục Đơn vị tính
giá(đ) lượng (đ)
1 Nhân công đào lấp Công 250.000 15 3.750.000
2 Nhân công hàn tiếp địa Công 350.000 1 350.000
3 Vật tư
- Bộ tiếp địa RS-4 bộ 1.600.000 2 3.200.000
Tổng cộng 7.300.000

Ưu điểm:
- Không phải cắt điện. Vật tư sẵn có. Dễ dàng khi thi công. Có kết quả ngay.
- Có thể phối hợp với biện pháp lắp đặt chống sét van để đảm bảo điều kiện
làm việc cho chống sét van hay phối hợp với biện pháp tái hoàn thổ để làm giảm điện
trở cột một cách tối đa.
Nhược điểm:
- Phụ thuộc nhiều vào địa hình, địa chất.
4.1.4. Biện pháp bổ sung cách điện
Bảng 4.4. Tổng hợp chi phí bổ sung cách điện cho một vị trí cột
Đơn vị Đơn Thành tiền
Stt Hạng mục Số lượng
tính giá(đ) (đ)

1 Nhân công lắp sứ Công 250 000 6 1 500 000


2 Vật tư
- Sứ bộ 500.000 12 6.000.000
Tổng cộng 7.500.000
( Ghi chú: Chỉ tính cho cột đỡ, mỗi pha chỉ bổ xung 02 sứ/ chuỗi)
50

Ưu điểm:
- Tăng độ tin cậy trong vận hành.
Nhược điểm:
- Phải cắt điện khi thi công gây thiệt hại do ngừng cấp điện. Yêu cầu biện pháp
an toàn điện, an toàn khi làm việc trên cao trong thi công. Nếu là cột néo thì chi phí cao.
- Lưu ý khi bổ sung cách điện tại hai đầu đường dây vì khi đó làm thay đổi kết
cấu đường dây đầu trạm nên phải kiểm tra, tính toán lại các thông số cài đặt bảo vệ
khi sóng sét truyền vào trạm từ phía đường dây.
Nhận xét
- Trong các biện pháp trên thì biện pháp đóng bổ sung tiếp địa cột là biện pháp
có chi phí thấp nhất.
- Biện pháp tái hoàn thổ là biện pháp dễ dàng, thuận tiện trong thi công mang
lại hiệu quả cao về kinh tế và có thể nghiên cứu áp dụng song song với các biện pháp
còn lại.
- Qua so sánh kinh tế các biện pháp trên thì việc chọn biện pháp nào, phối hợp
các biện pháp sao cho hiệu quả là điều rất cần thiết trong việc tính toán thực hiện bảo
vệ chống sét cho đường dây truyền tải đang vận hành. Từ đó cũng đặt ra cho chúng
ta thấy yêu cầu về tính toán thiết kế bảo vệ chống sét khi triển khai đầu tư xây dựng
các đường dây mới cần phải được quan tâm xem xét kỹ lưỡng.
4.2. Kết luận và kiến nghị
4.2.1. Kết luận
Việc tính toán mức độ bảo vệ chống sét cho đường dây xuất phát từ chỉ tiêu kinh
tế - kỹ thuật có nghĩa là biện pháp chống sét khả thi được thiết kế và thực thi một mặt
làm cho đường dây có số lần cắt điện do sét thấp nhất có thể, một mặt phải đảm bảo
chi phí đầu tư hợp lý.
Để giảm thiểu sự cố trên lưới điện truyền tải 220 kV cần áp dụng nhiều biện
pháp kỹ thuật - quản lý vận hành khác nhau. Đối với sự cố do sét cần có sự phối hợp
và thực hiện đồng bộ các biện pháp trên cơ sở thu thập thông tin - tổng hợp- phân tích
từng sự vụ cụ thể mới đem lại hiệu quả.
51

4.2.1. Kiến nghị


Thông qua việc nghiên cứu, tính toán các biện pháp chống sét cho đường dây
220kV và so sánh kinh tế giữa các biện pháp được đề ra.Tác giả có đưa ra một số kiến
nghị đối với đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định đang vận hành :
- Địa hình nơi đường dây đi qua chủ yếu là đồng bằng, không có nhiều phức
tạp về địa hình nên ta có thể áp dụng biện pháp nối dài dây tiếp địa, biện pháp này
đảm bảo tính kỹ thuật, dễ dàng thi công và có kết quả ngay. Trong năm 2011, đội
đường dây Nam Định đã áp dụng đối với 2 vị trí cột 19, 40 đem lại hiệu quả cao và
góp phần giảm thiểu sự cố sét trong các năm tiếp theo. Các vị trí còn lại cần được
kiểm tra, đánh giá thường xuyên để có tính toán áp dụng nhằm đảm bảo an toàn sét
trong công tác vận hành.
- Biện pháp tái hoàn thổ tuy có chi phí cao hơn hai biện pháp bổ sung tiếp địa
và bổ sung cách điện cột nhưng đây là biện pháp cần được áp dụng đối với hầu hết các
vị trí móng cột trên toàn tuyến đường dây. Ngoài ưu điểm không phải cắt điện, không
tốn kém vật tư, dễ dàng khi thi công, có tác dụng lâu dài biện pháp này còn có tác động
tốt đến môi trường, chống sói lở móng gây tốn kém chi phí vận hành đường dây.
- Sau khi tình trạng đất được trả lại trạng thái ban đầu ( áp dụng biện pháp
tái hoàn thổ ) biện pháp bổ sung cách điện sẽ cho hiệu quả cao và có tác dụng lâu
dài hơn.
- Trong các năm 2014 – 2015 đội đường dây Nam Định đã tích cực khảo sát,
kiểm tra và áp dụng biện pháp bổ sung cách điện đối với nhiều vị trí cột trên tuyến
đường dây. Đây là điều cấp thiết, ngoài ra cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra
những vị trí cột còn lại để có thể có những tính toán và áp dụng các biện pháp một
cách hợp lý.
- Tình hình mưa sét phức tạp và có chiều hướng gia tăng trong các năm gần
đây, vì vậy đội đường dây Nam Định còn cần phải có kế hoạch đề cao công tác kiểm
tra hành lang an toàn đồng thời lựa chọn và phối hợp đồng bộ các biện pháp bảo vệ
tại từng vị trí để hạn chế tối đa những nguy cơ và ảnh hưởng của sét với đường dây.
52

CHƯƠNG 5
ĐIỆN TRƯỜNG CỦA ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN CAO ÁP VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA CHÚNG
5.1. Yếu tố bất lợi do hệ thống truyền tải điện đường dây cao áp gây ra.
Như đã biết khoảng cách từ đường dây tải điện cao áp đến các vật thể lân cận
được lựa chọn sao cho không có phóng điện từ đường dây tới vật thể đó. Trong trường
hợp các đường dây cao áp (CA) và siêu cao áp (SCA) và cực cao áp (CCA), khoảng
cách trên còn được chọn theo điều kiện về hiệu ứng tĩnh điện của đường dây. Hiệu
ứng này được đánh giá bởi dòng điện, điện áp và năng lượng cảm ứng. Những đại
lượng này đều phụ thuộc một tham số rất quan trọng đó là gradient điện áp ở mặt đất
(gradient điện áp ở mặt đất được ký hiệu : gradU hoặc E ).
Chúng ta cần nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ về mức ảnh hưởng của
điện trường do đường dây cao áp gây ra đối với môi trường và môi sinh do đường
dây đi qua.
Trong vùng ảnh hưởng của điện trường còn có một loạt các công trình kinh tế
quốc dân khác như: các tuyến đường dây thông tin liên lạc, các tuyến đường giao
thông vận tải, hệ thống tải điện ở cấp thấp hơn, công trình công nghiệp.Vấn đề tính
toán điện trường cho đường dây CA và SCA nghiên cứu ảnh hưởng của chúng và
dùng các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn cho con người là nhiệm vụ cần thiết.
Đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của điện trường đối với môi trường, môi sinh sẽ là
cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn các cơ sở pháp lý cho công tác vận hành và đối với
người dân sinh sống, làm việc gần các đường dây cao áp.
Các công trình nghiên cứu về vệ sinh môi trường liên quan đến hệ thống truyền
tải điện đã chỉ ra rằng điện trường do các đường dây CA và SCA gây ra có thể gây
lên các tác động bất lợi đối với sức khỏe con người, môi trường và sinh thái. Đồng
thời đã đề xuất các biện pháp để hạn chế, phòng ngừa những ảnh hưởng nguy hiểm
có hại đối với con người, thiết bị, môi trường bao gồm :
+ Ảnh hưởng của điện trường.
+ Ảnh hưởng của cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ.
53

+ Ảnh hưởng của sự tăng điện thế trên nối đất của trạm và đường dây.
Hầu hết các nước trên thế giới đều công bố các kết quả nghiên cứu về ảnh
hưởng của điện trường đến cơ thể con người từ đó đưa ra các quy định, quy phạm và
hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa. Các nước phát triển Mỹ, Anh, Pháp, Đức…và
các tổ chức quốc tế như IEC ( Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế ), WHO ( Tổ chức y tế
thế giới ), IRPA ( Hiệp hội bảo vệ bức xạ quốc tế ) đã công bố kết quả nghiên cứu và
kiến nghị các biện pháp phòng tránh các tác hại của điện trường như :
+ Tác hại của điện trường với con người.
+ Định mức giá trị an toàn của điện trường với con người.
+ Đưa ra phương pháp tính toán, phương pháp đo và máy đo cường độ điện
trường.
+ Nghiên cứu và quy định áp dụng các giải pháp để phòng tránh ảnh hưởng
của cường độ điện trường.
5.2. Ảnh hưởng của điện từ trường.
Trong không gian xung quanh thiết bị và dây dẫn điện có tần số công nghiệp
luôn tồn tại một điện trường biến đổi với tần số ( tần số này bằng tần số của dòng
điện,60Hz với Mỹ và 50Hz với các nước còn lại ).
Trên cơ sở nghiên cứu của nhiều nước,ta có thể rút ra được những kết luận
sau:
+ Cường độ điện trường có trị số nhỏ ( < 5kV/m ) sẽ không gây ảnh hưởng
đến sức khỏe con người.
+ Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào cường độ điện trường và thời gian làm
việc trong điện trường.
+ Nếu áp dụng các biện pháp an toàn thì có thể hạn chế ảnh hưởng của điện
trường dưới mức nguy hiểm,an toàn cho con người.
Trong các đường dây và trạm biến áp cao áp, cường độ điện trường ở chỗ làm
việc, sửa chữa có thể có trị số lớn hơn 5kV/m. Do đó việc đánh giá chi tiết và đưa ra
các biện pháp phòng ngừa là hết sức cần thiết, đó là vấn đề cần quan tâm khi làm việc
và sửa chữa gần các thiết bị mang điện áp cao.
54

5.2.1 Ảnh hưởng của hiện tượng cảm ứng tĩnh điện.
Khi một vật dẫn cách điện với mặt đất ( ví dụ : các đường dây thông tin,các
đường dây dẫn điện trung thế,hạ thế,các loại cáp,kết cấu kim loại…) nằm gần đường
dây hoặc thiết bị cao áp hay siêu cao áp thì trên vật đó do hiện tượng cảm ứng sẽ xuất
hiện một điện thế. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng tĩnh điện, xảy ra ở chế
độ làm việc bình thường, các thiết bị điện áp cao sẽ tạo nên trên các kết cấu dẫn điện
được cách điện với đất thế tĩnh điện rất lớn. Khi ở đường dây 220kV thế tĩnh điện có
thể lên đến hàng chục kV. Nếu điện thế lớn, điện áp cảm ứng sẽ gây nguy hiểm khi
phóng điện, đặc biệt nguy hiểm khi làm việc, sửa chữa các đường dây gần đường dây
220kV. Giá trị của sức điện động cảm ứng tĩnh điện phụ thuộc vào hình dạng, kích
thước và khoảng cách của vật tới thiết bị và đường dây cao áp. Do vậy cần áp dụng
các biện pháp phòng chống.
5.2.2.Ảnh hưởng do cảm ứng điện từ
Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện khi đường dây hay trạm biến áp xảy ra
ngắn mạch. Trong lưới điện cao áp,do dây trung tính nối đất trực tiếp, điện trở nhỏ,
công suất truyền tải lớn nên dòng điện ngắn mạch sẽ rất lớn. Dòng điện ngắn mạch
lớn gây nên sức điện động cảm ứng lớn. Ngoài ra sức điện động còn phụ thuộc vào
độ dài đoạn cáp hay đường dây đi gần.
Để tránh các ảnh hưởng nguy hiểm do cảm ứng điện từ nói trên,các công trình
và con người cần phải ở xa đường dây tải điện cao áp một khoảng cách đủ để giảm
mức cảm ứng hoặc phải áp dụng các biện pháp bảo vệ như che chắn, nối đất các kết
cấu kim loại của công trình, đặt thiết bị, biển cảnh báo…
5.3.Ảnh hưởng do sự tăng điện thế trên nối đất trạm và đường dây
Khi có ngắn mạch chạm đất trong trạm hay đường dây cao áp, do dòng ngắn
mạch lớn nên điện thế trên nối đất có giá trị cao đến 3 4 kV ( ở trong trạm ) đến
hàng chục kV ( trên tuyến đường dây ). Sự tăng điện thế dẫn tới việc tăng điện áp tiếp
xúc và điện áp bước. Điện thế tăng khi có ngắn mạch còn dẫn tới tăng điện thế trên
các đoạn cáp hạ áp, đường dây thông tin, tín hiệu, điều khiển, đường ống, các kết cấu
kim loại dưới đất do sự dẫn truyền hoặc cảm ứng dẫn đến làm hỏng cách điện của
55

thiết bị. Các thiết bị này đều có thể gây ra tác hại cho con người khi tiếp xúc trực tiếp
với các kết cấu này.
Ngoài ra ảnh hưởng cảm ứng của dòng điện, điện áp lớn làm nhiễu, sai lệch
quá trình truyền tín hiệu, điều khiển thông tin, làm hư hỏng các thiết bị điện tử…
Để phòng tránh các nguy hiểm do sự lan truyền điện thế, phải nối đất trạm và
các cột của hệ thống điện cao áp và siêu cao áp cũng như các kết cấu kim loại xung
quanh thật tốt, lựa chọn hệ thống nối đất hợp lý để giảm điện áp chạm. Do đó việc
đánh giá mức nguy hiểm và áp dụng các biện pháp an toàn lúc thi công lắp đặt và
quản lý vận hành để giảm mức nguy hiểm do sự tăng thế là một vấn đề cần được quan
tâm thường xuyên.
Thực chất yêu cầu nối đất là: đối với các trạm điện cao áp người ta yêu cầu
đảm bảo cả nối đất làm việc, nối đất chống sét và nối đất an toàn. Còn nối đất cột
đường dây chỉ nhằm mục đích chống sét mà không thể đảm bảo nối đất an toàn vì lý
do kinh tế,mặt khác xác suất hư hỏng (ngắn mạch) và xác suất người tiếp xúc với nối
đất cột đường dây thấp hơn nhiều ở các trạm, nên ở đây chúng ta lưu ý đến an toàn
của nối đất trạm.
5.4.Ảnh hưởng của điện từ trường với cơ thể người
Một trong những mối quan tâm lớn nhất trong đó chính là ảnh hưởng sinh học
của cường độ điện trường với con người theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu con
người ở trong điện trường của thiết bị phân phối hở hoặc trạm biến áp cao áp hoặc
siêu cao áp thì cơ thể người sẽ xuất hiện dòng điện gây ra bởi liên hệ giữa điện dung
với các phần dẫn điện của mỗi pha và đất. Mức độ tác dụng sinh học của điện trường
phụ thuộc vào dòng điện và thời gian nó chạy qua cơ thể người.
Ngoài ra điều kiện làm việc của công nhân vận hành rất khác nhau, các công
việc sửa chữa được tiến hành khi các thiết bị đã được cắt điện. Với công nhân sửa
chữa thì dòng điện trong cơ thể sẽ nhỏ vì họ ở trong một mặt bằng phân phối hở trong
một thời gian dài còn với công nhận vận hành thì dòng điện đó sẽ lớn hơn, thời gian
họ ở trong điện trường là đáng kể.
56

Mặt khác điện dung tương đương còn thay đổi khi vị trí thay đổi,cùng với sự
thay đổi này là sự thay đổi của dòng điện chạy qua người công nhân vận hành hoặc
sửa chữa thiết bị phân phối hở đó. Qua đó ta thấy được rằng, sự có mặt của điện
trường gây ra sự ức chế trong hệ thần kinh trung tâm ( tủy sống và vỏ não ) và nó có
tác dụng tích lũy. Những nhân viên làm việc trong trạm biến áp CA và SCA thường
cảm thấy đau đầu, uể oải, buồn ngủ, mệt mỏi nhanh và một vài rối loạn chức năng
của hệ thần kinh và rối loạn thực vật của hệ tim.
Qua thực tế ta thấy rằng, dòng điện làm ảnh hưởng trực tiếp, biến đổi chất
lượng và số lượng của máu, sự giảm huyết áp và tính không ổn định của mạch. Ảnh
hưởng của điện trường càng lâu thì sự biến đổi và sai lệch các thông số sinh học của
cơ thể so với tiêu chuẩn càng mạnh và càng mất nhiều thời gian để nghỉ ngơi và hồi
phục lại như bình thường. Mức điện trường không gây nguy hiểm hay còn gọi là liều
lượng điện trường là năng lượng điện trường mà con người hấp thu vào. Để đưa ra
tiêu chuẩn này cần phải nghiên cứu một cách lâu dài và cẩn thận. Viện nghiên cứu
khoa học bảo hộ lao động của Nga đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của dòng điện 0,015-
0,025mA lên cơ thể con người trong khoảng thời gian 7h mỗi ngày. Thì liều lượng
an toàn mỗi ngày được tính bằng: Bình phương của cường độ dòng điện qua người
nhân với thời gian có mặt của con người trong điện trường và hệ số tính độ dẫn điện
của vải trên thân người. Liều lượng này cùng với điện áp và đặc tính công việc sẽ quy
định thời gian cho phép có mặt trong điện trường. Thể hiện qua bảng :
Điện áp
Đến 154 220 330 500
(kV)

Thời gian Không giới hạn 6 3 ( Cho công 0,75 ( Cho công nhân
(h) nhận vận hành ) sửa chữa )
Bảng 5.1: Thời gian cho phép có mặt trong điện trường.
Khi ở dưới điện áp cảm ứng,nếu ta tiến dần tới khoảng cách nhỏ nhất thì ở thời
điểm trước khi xảy ra va chạm trục tiếp sẽ xảy ra phóng điện, nghĩa là sẽ xuất hiện
tia lửa điện mạnh và có dòng điện qua cơ thể người. Dòng đó được xác định :
I Ip Ic
57

Trong đó : + Ip : Dòng điện qua điện dung của người đối với mặt đất ( trong trường
họp khi người được cách ly khỏi mặt đất ).
+Ic : Dòng điện gây ra bởi điện dung tương đương của cơ thể người.
Khi I > 1A, phóng điện tia lửa gây ra đau đớn, tác dụng kích thích của dòng điện
đặc biệt mạnh khi xảy ra tiếp xúc trực tiếp. Nó gây ra kích thích các đầu dây thần
kinh ở da và tác dụng phản xạ gây ra co giật. Đối với cơ thể khi tiếp xúc qua vật dẫn
điện, dòng phóng điện chỉ gây ra kích thích trên hệ thần kinh và các phần khác nhau
của cơ thể có nhạy cảm khác nhau với tác dụng của dòng phóng điện.
Khi điện áp khoảng 15kV, dòng phóng điện phụ thuộc vào điện trở của đường
tiếp xúc, thời gian cơ thể ở trong điện trường (0,054-0,5s), dòng đó có trị số khoảng
10 đến vài chục ampe. Tùy vào trị số của dòng điện, con người có thể bị choáng nhẹ,
tê liệt tạm thời tuy nhiên không gây nguy hiểm.
Tóm lại, khi con người chịu tác động của điện trường có cường độ lớn và trong
một khoảng thời gian dài sẽ bị nguy hiểm đến hệ thần kinh,tim mạch và gây ra những
rối loạn khác. Khi điện trường thấp (điện áp của thiết bị thấp hoặc có các biện pháp
bảo vệ), thì dòng phóng điện do cảm ứng không gây nguy hiểm đến cơ thể con người.
58

CHƯƠNG 6
TÍNH TOÁN ĐIỆN TRƯỜNG ĐƯỜNG DÂY 220KV

6.1.Phương pháp tính toán điện trường đường dây 220kV


6.1.1 Đặc điểm phân bố của điện trường dưới đường dây cao áp
Điện trường dưới đường dây được hợp thành từ ba thành phần vuông góc với nhau :
+ Ex : song song với mặt đất và dây dẫn.
+ Ey : song song với mặt đất và vuông góc với dây dẫn.
+ Ez : vuông góc với mặt đất và vuông góc với dây dẫn.
Như vậy,phía dưới đường dây điện trường có hai thành phần nằm ngang ( E y và Ex )
và một thành phần thẳng đứng ( E z ), trong đó :
+ Ez có giá trị lớn hơn hẳn Ex và E y.
+ Ex hầu như bằng 0 tại mọi điểm.
+ Ey = 20% Ez trong vùng gần đường dây và bằng 10% E z ở khoảng cách 15m
tính từ dây dẫn ngoài cùng.
Do đó, thực tế người ta chỉ quan tâm xác định thành phần điện trường thẳng
đứng E z. Cần lưu ý thêm là điện trường dưới tuyến đường dây thường do 3 pha gây
ra, tuy nhiên ở khoảng cách 15m trở ra kể từ dây biên, điện trường của hệ thống có
thể coi như được sinh ra bởi 1 pha đơn.
Giá trị điện trường dưới đường dây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : điện áp
truyền tải, độ cao đường dây, khoảng cách và độ cao điểm đo, địa hình, địa chất,
phương pháp đo…Trong trường hợp địa hình lý tưởng (bằng phẳng) thì đường phân
bố điện trường dưới đường dây tải điện có hình yên ngựa, đối xứng.
Khi có con người, động thực vật hoặc các vật dẫn điện, do có hiện tượng cảm
ứng tĩnh điện nên điện trường ở khu vực xung quanh người hoặc vật đó bị biến dạng.
Do có sự tập trung cao hơn của các đường sức điện trường, nên ở điểm cao nhất của
cơ thể hoặc vật dẫn cường độ điện trường tăng lên một cách cục bộ. Mức độ tăng này
phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của vật thể. Như vậy, khi có vật thể hoặc
59

người xuất hiện trong điện trường thì cường độ điện trường đo được có thể tăng lên
nhiều lần.
Để xác định được điện trường ta thường dùng tính toán hoặc đo đạc. Dựa vào các
điều kiện khác nhau, ta phân làm hai cách đo đạc để tính toán cường độ điện trường:
+ Tại điểm đo không có vật che chắn ( Trường hợp này cho ta số liệu về trường
tự do ).
+ Khi máy được tiếp đất hoặc có vật thể ở gần thiết bị đo ( Trường hợp này cho
ta số liệu về trường bị nhiễu ).
Như vậy, trường tự do là trường được đo trong điều kiện máy đo được cách điện
hoàn toàn với mặt đất và không có vật thể ở gần thiết bị đo, trường bị nhiễu là trường
được đo khi máy được đặt gần cơ thể người hoặc một vật dẫn điện bất kỳ. Theo quy
định của các tiêu chuẩn vệ sinh, việc đánh giá mức độ ô nhiễm trường điện từ với tần
số công nghiệp ở khu vực đường dây và trạm phải dựa vào giá trị trường tự do.
Mức độ ảnh hưởng của cường độ điện trường lên cơ thể người phụ thuộc vào
cường độ điện trường và thời gian làm việc trong điện trường, vì vậy người ta đã đưa
ra các quy định sau :
+ Mức độ cho phép của cường độ điện trường giới hạn tác dụng trực tiếp lên cơ
thể người không được vượt quá 25 kV/m.
+ Thời gian làm việc cho phép phụ thuộc vào cường độ điện trường E như sau :

0 khi E 25

1
Tcp  khi 20 E 25 [kV / m ]
6
50
 2 khi5 E  20
E
Không hạn chế khi E < 5 [kV/m]
Trong đó : E – Cường độ điện trường ( kV/m ).
Tcp - Thời gian làm việc cho phép trong một ngày đêm có điện trường
E (h).
+ Thời gian làm việc trong điện trường E trong một ngày là tổng thời gian của
số lần làm việc trong ngày. Thời gian còn lại trong ngày đó, cường độ điện trường
60

tác động lên cơ thể người không được vượt quá 5kV/m. Nghĩa là nếu một người làm
việc trong điện trường có cường độ 20kV/m trong 15’ thì 7h45’ còn lại người đó cần
phải ở trong điện trường có cường độ nhỏ hơn 5kV/m.
Bảng 6.1. Thời gian làm việc cho phép 1 ngày dưới điện trường.
E (kV/m) 5 8 10 15 18 20 >20

Tcp ( h ) 8 4,25 3 1,33 0,8 0,5 0,167

Dựa vào bảng 5.3 ta thấy được quan hệ giữa cường độ điện trường và thời gian
cho phép xuất hiện trong điện trường có đặc tính phi tuyến. Từ đó cũng thấy được tác
động phi tuyến của dòng điện lên cơ thể người.
Những nghiên cứu về y sinh học về tác động của điện trường lên cơ thể người
cũng chỉ ra rằng, trong vùng ảnh hưởng của điện trường con người sẽ chịu một quá
trình bị ức chế hệ thần kinh trung tâm. Tuy nhiên quá trình là chỉ là quá trình không
bền vững, nó sẽ kết thúc khi con người ra khỏi vùng ảnh hưởng đó. Quá trình này tỷ
lệ với cường độ điện trường và thời gian con người xuất hiện trong vùng ảnh hưởng
của điện trường đó. Do đó :
+ Nếu trong một ngày người làm việc ở nhiều nơi có điện trường khác nhau thì
thời gian làm việc tương đương trong điện trường không được vượt quá 8h. Thời gian
tương đương này được tính như sau :

t E1 t E 2 t E 3 t En 
T tđ = 8 
    ...  
T 1 T 2 T 3 Tn 

Trong đó :
Ttđ – thời gian làm việc,chịu hậu quả sinh học tương đương với thời gian làm
việc trong điện trường có các cường độ điện trường khác nhau (h).
tE1 , tE 2 , tE 3 … tEn - thời gian làm việc thực tế ở những nơi có cường độ điện trường
E 1,E2,E 3,..En (h).
T 1 , T 2 , T 3 ,… Tn - thời gian làm việc cho phép ở những nơi có cường độ điện trường
E 1,E2,E 3,..En (h).
61

+ Ngược lại,cường độ điện trường cho phép được tính theo thời gian cho phép
làm việc trong điện trường xác định bởi công thức :
50
E [kV/m]
T 2
Trong đó : T = 0,5  8 (h).
Ngoài ra con người khi làm việc trong trạm và trên đường dây cần phải áp dụng các
biện pháp an toàn sau đây :
+ Đảm bảo khoảng cách an toàn đến các bộ phận mang điện.
+ Phòng ngừa ảnh hưởng do cảm ứng tĩnh điện.
+ Phòng ngừa ảnh hưởng do cảm ứng điện từ.
+ Nối đất các kết cấu kim loại.
Hiện nay trên thế giới đã có các quy định về vệ sinh an toàn của một số nước và
tổ chức quốc tế. Đặc điểm chung là hầu như chỉ quy định cho điện trường và có sự
khác nhau về giới hạn cho phép.
Tại Việt Nam chưa có tiêu chuẩn cũng như những quy phạm,chỉ tiêu cụ thể về
vệ sinh an toàn điện trường mà chỉ mới có một số quy định có liên quan đến ảnh
hưởng của điện trường đối con người và các công trình trong hành lang an toàn lưới
điện cao áp và siêu cao áp. Trong đó lấy giá trị điện trường E nhỏ hơn 5kV/m ngang
tầm người làm giới hạn để xem xét.
TCN 03-92 giống như tiêu chuẩn của Liên Xô cũ 1984.Trong đó có một số quy
định cụ thể như sau :
- Hành lang bảo vệ đường dây :
Điện áp (kV) 35 110 220 500
Cách dây biên (m) 3 4 6 7
- Khoảng cách thẳng đứng từ đỉnh công trình đến đường dây :
Điện áp (kV) 35 110 220 500
Cách dây biên (m) 3 4 5 8
Để xác định được phạm vi ảnh hưởng của điện trường của đường dây cao áp
110kV -220kV với các dạng kết cấu khác nhau, ta phải trải qua các bước tính toán,
62

xây dựng số liệu theo thông số của đường dây. Bước tiếp theo là nghiên cứu, tính
toán xây dựng đặc tính các đường phân bố khác nhau về cường độ điện trường và về
dòng điện qua người. Bước cuối cùng là khảo sát đo đạc thực tế, xử lý kết quả và so
sánh với tính toán lý thuyết. Trên cơ sở kết quả của các bước đã nêu cho phép ta xây
dựng được số liệu quan trọng về phạm vi ảnh hưởng của điện trường đường dây cao
áp 110kV-220kV. Từ các kết quả thu được ở phần tính toán và khảo sát, so sánh với
các chỉ tiêu quy định của quy phạm hiện hành để đưa ra những quyết định phù hợp.
6.1.2. Lý thuyết tính toán trường điện từ dưới đường dây cao áp
Để tính toán cường độ điện trường dưới đường dây cao áp và siêu cao áp, trước
tiên ta nêu tổng quát một số định luật và bài toán cơ bản trong lý thuyết trường điện
từ đặc biệt là định luật Culông và định luật Gaux.
6.1.2.1 Một số định luật cơ bản trong lý thuyết trường điện từ
+ Định luật Culông: “Hai điện tích điểm đứng yên ở hai điểm M 1, M2 trong
một hệ quy chiếu quán tính đặt trong chân không “xem hình 6.1” tác dụng lực tĩnh
điện với nhau (điện tích nọ tác dụng với trường của điện tích kia)” theo luật:
q2
F1 q1 r 12 (6.1)
40 r122

q1
F2  q2 r 21 (6.2)
4
0 r21
2

Trong đó:
F1 - Lực tác dụng của điện tích q 1 lên điện tích q 2 .

F2 - Lực tác dụng của điện tích q 2 lên điện tích q 1 .

q1, q2 - Giá trị đại số của hai điện tích điểm.


- Khoảng các và vectơ đơn vị chỉ phương của điểm M1 so với điểm M 2
21 21

chọn làm gốc.


1
 - Hằng số điện môi tuyệt đối 0  [F/m]
4.9.109
63

M1 M2 M1 M2
F2 r 12 F1 F2 r 12 F1
+ + - -
q1 q2 q1 q2

a)
M1 M2
F2 r12 F1
- -
q1 q2
b)
Hình 6.1. Lực tĩnh điện giữa 2 điện tích điểm
a) - Hai điện tích cùng dấu; b) - Hai điện tích trái dấu

Ta nhận thấy các lực tương tác F1, F2 bằng và ngược chiều nhau, vậy tác dụng
lực tĩnh điện giữa hai điện tích cũng tuân theo luật cân bằng tác dụng và phản tác
dụng (Định luật Niutơn 3).
Từ định luật Culông, suy ra mấy hệ luận sau:
Hệ luận 1: Trong chân không cường độ điện trường tĩnh điện ở M 2 ứng với
một điện tích điểm q 1 đặt yên ở điểm M 1 bằng:
q1
E M 2 
 r 21 (6.3)
4
0 r21
2

Khi đã quy ước rõ các xác định véc tơ vị trí, ta có:


q
E M 
 (6.4)
40 r 2

Ta thấy rằng điện trường gắn với điện tích điểm có tính chất đối xứng xuyên
tâm, có độ lớn chỉ phụ thuộc khoảng cách r và:
+ Nếu q1 là điện tích dương (q1>0) thì véc tơ cường độ điện trường E do nó
gây ra cùng hướng với véc tơ r 12 , nghĩa là E hướng ra xa điện tích q1
+ Nếu q 1 là điện tích âm (q1 <0) véc tơ cường độ điện trường E do nó gây ra
ngược hướng với véc tơ r 21 nghĩa là E hướng vào điện tích q 1
Hệ luận 2: Riêng đối với một số môi trường tuyến tính theo nguyên tắc xếp
chồng, cường độ điện trường ứng với một số điện tích điểm q 1, q2 ,…, qn bằng sự xếp
chồng các thành phần úng với mỗi điện tích:
64

1 qk rk2
n
E M 
  (6.5)
4 r 0 k 1 k rk 2
2

Định luật Gaux: “Thông lượng véc tơ cường độ điện trường E đi ra khỏi mặt
kín S trong một môi trường bằng tổng các điện tích (tự do và ràng buộc) bọc trong
mặt đó chia cho ε”
n

q dt

EdS  1


(6.6)
s

Hoặc “Thông lượng véc tơ cảm ứng điện D đi ra khỏi một mặt kín bọc những
điện môi bất kỳ bằng tổng các điện tích tự do q td bọc trong mặt đó”.
n

q dt n

DdS 1 .E .dS qtd


 (6.7)
s
 1

6.1.2.2 Bài toán điện trường đối xứng xuyên trục


Một trục mang điện hoặc một vật dẫn hĩnh trụ tròn, thẳng, dài vô hạn đặt trong
môi trường điện môi, có nhiều lớp hình trụ, đồng trục, điện trường sẽ đối xứng qua
trục và chỉ phụ thuộc riêng khoảng cách r đến trục. Trong trường hợp này (φ, E, D...
chỉ phụ thuộc khoảng cách đến trục và E = E r, D = D r chỉ có thành phần xuyên trục
ví dụ trường hợp một dây hoặc một trục thẳng mang điện.
Để tính D(r), E(r) ta lấy một mặt trụ tròn S có bán kính r và chiều dài l, đồng
trục với vật dẫn. Giả sử, điện tích phân bố trên trục dẫn với mật độ đường τ, tức điện
tích bao trong mặt S bằng τl. Vận dụng đĩnh luật Gaux cho mặt S ta có.
DdS
 Dr dS D dS D .2. .r .l .l (6.8)
s s s

Hoặc Dr D1 r  ; E r 


E1 
r  
2..r 2. ..r
Lấy tích phân ta được hàm thế so với mặt trụ bản kính r0 chọn làm mốc:
r r

r  E
1 .dr  dr (6.9)
r0 r0
2. ..r

Trong trường hợp môi trường tuyến tính, tích phân (6.9) cho kết quả:
65

  r
r  ln
r0 ln r   ln 0 (6.10)
2. 
. 2. . r
Áp dụng các định luật và bài toán cơ bản nói trên, đặc biệt là áp dụng trực tiếp
định luật Gaux, ta sẽ có hai phương pháp tính cường độ điện trường dưới đường dây
cao áp: phương pháp tính trực tiếp và phương pháp tính gián tiếp cường độ điện
trường E qua hàm thế φ.
Sau đây, ta sẽ tiến hành nghiên cứu cụ thể nội dung của hai phương pháp này.
6.1.3. Phương pháp tính trực tiếp cường độ điện trường ở mặt đất dưới đường
dây cao áp
Để xác định cường độ điện trường ở mặt đất bên dưới đường dây trước hết
phải xét trường hợp đơn giản của hệ hai trục mang điện và từ kết quả nhận được sẽ
mở rộng cho trường hợp đường dây ba pha.
6.1.3.1 Điện trường của hệ hai trục mang điện
Cho hai trục mang điện khác dấu với mật độ điện tích trên đơn vị dài là ±q và
đặt cách nhau một khoảng 2h như trên hình 6.2.
Từ định luật Gaux sẽ xác định được các thành phần điện trường tại điểm M
ứng với các trục mang điện tích +q là E+ và điện tích -q là E.:
q
E 
2. .0 .a2

q
E  (6.11)
2. .0 .a2

Chiều của các điện trường này được biểu thị như trên hình 6.2. Điện trường tổ
hợp E được xác định bởi biểu thức sau:
E E E 
66

y
E+

a1 E
E-
 a2
+q

1
+ -
0 -q x
h h

Hình 6.2. Điện trường gây ra bởi hệ hai trục mang điện tích khác dấu.
Khi biểu thị các thành phần chiếu trên các trục tọa độ sẽ được:
E E cos
  Ecos(1800 
1
  1 Esin(1800 2 j
2 i E sin 

q  cos 1 cos  sin 1 sin 2 


E  (  2
)i (  ) j (6.12)
2. .0  a1 a2 a1 a2 
với i, j là các vectơ đơn vị trên các trục x, y. Ta có trị số của điện trường tổng được
xác định như sau:
q cos 1 cos  sin 1 sin 2 2 q h
E  (  2 )2 (  )  (6.13)
2. .0 a1 a2 a1 a2 .0 a1a 2

6.1.3.2 Điện trường ở mặt đất bên dưới đường dây cao áp
Xét trường họp giả sử khi dây dẫn các pha được bố trí như trên hình 2.3. Với
độ treo cao trung bình của pha thấp nhất (A, C), D là khoảng cách giữa 2 pha theo
phương thẳng đứng, d khoảng cách từ dây dẫn các pha tới tim tuyến theo phương
nằm ngang. Trên các pha này có các điện tích +qA , -q B, +qC (ứng với đơn vị chiều
dài) và trên ảnh của chúng sẽ có các điện tích -qA , -qB, -qC .
67

y
d B
-q B
D

a1
+qA -q C
A C
X
H

H
d d

M
0
x
EA
EB

A' C'
a2 EC
-q A -q C

B' -q B

Hình 6.3. Điện trường dưới mặt đất gây ra bởi bệ ba dây dẫn
Trước hết hãy xét pha trên cùng (pha B).
Tại điểm M trên mặt đất cách tâm đường dây khoảng cách X sẽ có cường độ
điện trường là vécc tơ E B vuông góc với mặt đất. Vectơ này có độ lớn bằng:
q B H D  q B H D 
EH   (6.14)
. 0 a1a2 .0 x  
d 2HD 2

Tương tự cường độ điện trường tại M gây nên bởi các pha A, C lần lượt là:
qA H
EA  (6.15)
.0 x d 2 H 2

EC  q C H (6.16)
.0 x d 2H 2

Do các véc tơ EA , EB , EC đều cùng hướng và vuông góc vói mặt đất nên véc tơ

tổng E sẽ có độ lớn bằng tổng đại số các độ lớn của EA , EB , EC, tức là:
68

E = EA + EB + E C
1  q A.H H  D   H 
E  (6.17)

.0 x d H
2 2
 2
x d HD x d H 
2 2 2

Các điện tích qA , qB, q C được xác định từ điện áp tức thời ở các pha có xét đến
khi điện áp tăng lưới 10%;
2
Aq  0C. Au 1,1 0C U
. sin   
t 120 0
3

2
q B C 0.u B 1,1 C 0U. sin t (6.18)
3

2
Cq  0C. Cu 1,1 0C U
.sin   
t 1200
3
U - điện áp định mức của đường dây.
C0 - điện dung thứ tự thuận của đường dây.
Biểu thức của cường độ điện trường ở mặt đất được viết dưới dạng:

E 1,1
t 

2 C0.U H .sin t 1200


H .D .
sin t  
H .sin t 1200 
(6.19)
3 

.0  x d H
2 2 2

x d HD 2

x d 2H 2  
Như vậy, cường độ điện trường ở mặt đất là hàm hình sin có tần số ω và giá trị hiệu
dụng bằng:
2 C 0.U
E 1,
1 A1 A A3
2   B
2
1 B2  B3
2
(6.20)
3 .0
0,5.H 0,866.H
A1  B1 
x d 2H 2 x d 2H 2
H D 
A2  B2 0
x d 2 HD 2
0,5.H 0,866.H
A3  B3 
x d 2H 2 x d 2H 2
Công thức (6.20) cho biết phân bố của cường độ điện trường ở mặt đất theo
khoảng cách X tính từ tâm đường dây đến điểm cần xét.
Trên đây là phương pháp tính trực tiếp xác định cường độ điện trường ở mặt
đất (y = 0) bên dưới đường dây cao áp, ta cũng có thể xác định được phân bố của
69

cường độ điện trường trong không gian bên dưới đường dây ở độ cao bất kỳ. Tuy
nhiên, phương pháp tính toán rất phức tạp. Sau đây, ta sẽ đi vào nghiên cứu một
phương pháp đơn giản hơn và có độ tin cậy cao đó là: phương pháp tính gián tiếp
cường độ điện trường qua hàm thế φ.
6.1.4. Phương pháp tính gián tiếp cường độ điện trường qua hàm thế φ
Như trong nhiều tài liệu đã trình bày khi cường độ điện trường lớn hơn 5kV/m,
bắt đầu có sự ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người nếu làm việc thời gian dài trong
vùng tác động của điện trường. Để có cơ sở đánh giá ngưỡng hay mức độ nguy hiểm
trước tiên ta dựa trên cơ sở tính toán phân bố thế, dòng hoặc cường độ điện trường
tại những điểm khác nhau và độ cao khác nhau bên dưới đường dây 220kV.
Trước hết ta xét bài toán điện thế ứng với hai trục dài thẳng song song mang
điện và từ kết quả nhận được sẽ mở rộng cho trường hợp đường dây 3 pha.
6.1.4.1 Điện thế ứng với hai trục dài thẳng song song mang điện
Xét hai trục dài thẳng song song mang điện trái dấu, đặt cách nhau một khoảng
cách 2h như hình 6.4.

r+
r_

+ -
0 -q
h h x

Hình 6.4. Điện thế của hai trục dài thẳng song song mang điện
Tách ra mỗi trục riêng rẽ, ta có bài toán đối xứng qua trục và có thể dùng định
luật Gaux. Giả sử điện tích phân bố đều trên các trục với mật độ đường ±q và giả sử
môi trường tuyến tính, đồng chất, đẳng hướng với ε = const. Trên một mặt cắt ngang
ta chọn hệ toạ độ Descartes có trục x trùng với đường nối -q, +q và trục y trùng với
70

trung trực đoạn -q, +q. Ta vận dụng kết quả bài toán điện trường đối xứng xuyên trục
để tìm thế ở điểm M(r + r -) bất kỳ. Khi chỉ có riêng rẽ trục +q hoặc -q, giá trị thế thự
tự bằng:
q r0
q 
 ln (6.21)
2. . r 
q r
 
q  ln 0 (6.22)
2. . r
Trong đó: r0 , r0 là những tọa độ các điểm mốc có thể bằng zero. Xếp chồng

lại ta có thế ở M 
r , r 

q  r0 r0  q  r0 r0 


M r  
 2. . ln
 r ln   ln ln  (6.23)
,r
r  .
 2.   r r0 
  
 
Cũng chú ý tính đổi xứng của hai dây dẫn, dễ thấy rằng mặt phẳng đối xứng
oy, tức là tập hợp những điểm có r+ = r-, đi qua gốc và đi ra xa đến vô cùng, là một
mặt đẳng thể. Chọn thế trên mặt đó bằng zêrô, suy ra ta phải chọn tỉ số r +/r -=l và do
đó ta có điện thế tại điểm M bằng:

q  r
M r   
,r 
ln   (6.24)
2. .
 r 

Những điểm ở phía phải mặt phẳng ấy về phía điện tích dương có thể dương
 r 
ln r  
và những điểm ở phía kia có thể âm. Thế cao nhất, tức là   lớn nhất ở lân cận
 
trục điện dương và thế thấp nhất ở lân cận trục điện âm.
6.1.4.2 Điện thế bên dưới đường dây 220kV một mạch
Xét đường dây 220kV một mạch trường hợp khi dây dẫn các pha được bố trí
như trên hình 6.5.
71

D B

Dx DB
A DA C DC
P
H2 H1
D D

hp
D'C
D'A
C' X
A' D'B

B'
Hình 6.5: Sơ đồ tính thế tác động lên người tại độ cao hp theo mặt cắt vuông
góc với ĐDK 220kV một mạch
Với các tham số như sau: (xem hình 6.5)
D: khoảng cách từ tim tuyến tới pha, [m].
Dx : khoảng cách pha theo phương thẳng đứng, [m].
H1 : độ treo cao trung bình của pha A, c, [m]/
H2 : độ treo cao trung bình của pha B, [m].
x: khoảng cách từ tim tuyến tới điểm nghiên cứu, [m]
hp = y: là độ cao của đối tượng nghiên cứu (hay độ cao tính toán):
hp = y = 1,63 m (được tính theo chiều cao trung bình của người việt Nam).
DA , D’ A; D B, D’B ; DC , D’C: khoảng cách từ điểm nghiên cứu đến dây các pha
A, B, C và hình chiếu của nó, [m].
Trên các pha này có các điện tích qA ,q B,q C (ứng với đơn vị chiều dài) và trên
ảnh của chúng sẽ có các điện tích -qA , -qB , -qC . Ở những điểm khác nhau tương ứng
với vị trí làm việc của công nhân thế tác động lên người sẽ khác nhau. Vì vậy đường
đặc tính phân bố điện trường trong hành lang bên dưới đường dây cũng như đường
72

bao điện trường dọc theo khoảng cột được xác định tại các điểm khác nhau và ở các
độ cao khác nhau tương đương với độ cao người đứng làm việc.
Các điện tích qA , qB, q C được xác định từ điện áp tức thời ở các pha có xét đến
khi điện áp lưới tăng 10%
2
q C
A 0 . Au 1,1 C
0 U 
. sin  
t 120 0
3

2
q B C 0.u B 1,1 C 0U. sin t
3

2
q  0C. Cu 1,1
C 0C U

.sin  
t 1200
3

Xét sơ đồ H 6.5. Thế ở một điểm P bất kỳ do dây dẫn mang điện của ba pha
gây nên bằng tổng hình học của thế do từng pha gây nên. Cụ thể thế do pha A gây
nên là:
qA D'
A  ln A (6.25)
20 DA

Trong đó:
QA C0 .u A (6.26)
QA : là điện tích trên một đơn vị độ dài dây pha, [culông/m]
ε = ε0 = 8,85.10-12: giả thiết hằng một số điện môi của không khí xấp xỉ bằng
của chân không, [F/m].
C0: Điện đung thứ tự thuận ứng với đơn vị dài của dây dẫn, [F/m].
uA: Điện áp pha của pha A, [kV].
U: Điện áp định mức của đường dây, [kV]
Tương tự như trên ta có thể do pha B gây nên ở điểm người đứng là:
qB D'
B  ln B (6.27)
20 DB

QB C0 .u B (6.28)
qB: là điện tích trên một đơn vị độ dài dây pha, [Culông/m]
uB: Điện áp pha của pha B, [kV]
Tương tự như trên ta có thế do pha C gây nên ở điểm người đứng là:
73

qC D'
C  ln C (6.29)
20 DC

QC C0 .u C (6.30)
QC: là điện tích trên một đơn vị độ dài dây pha, [Culông/m]
uC: Điện áp pha của pha C, [kV].
Thế tác động lên người tại điểm P là tổng hình học của thế do ba pha A, B, C
gây nên là:
φ P = φA + φB + φ C (6.31)
Trong các công thức tính điện thế ở trên ta có:
uA = U f
uB = a2 Uf
uC = a Uf
Trong đó
Uf- là điện áp pha của đường dây.
1 3
a - là toán từ pha và a  j
 0,5  j0,866

2 2
Kết quả chúng ta nhận được biểu thức tính thế tác động lên người tại điểm ở
độ cao đầu người hP là:
C U  D' D' D' 
P  0 f ln A a 2 ln B a ln C  (6.32)
20  DA DB DC 

Thay các giá trị đã tính toán ở trên vào công thức (6.32) ta được điện thế tổng
hợp tác động lên người gây ra tại P:

D' D'
f 
 D'C  (6.23)

P 
0
1,12 23C.U 
 
DA
sin t ln B sin 
 0 ln A 
sin t 120
DB
t 120H 0 ln
DC 
0 
Trong đó: các khoảng cách D A D’A, D B D’B , DC D’C được xác định theo các
biểu thức sau: Giá trị hiệu dụng của φP là:
1,1 2C0 .U f
P  A
1 A2 
A3 ) 2 
( B1 B2 B3 ) 2
2 30
74

Trong đó:

H 1 hP  Dx 2
2

A1 ln
H 1 hP  Dx 2
2

H1 hP  x D 2


2

A2 ln
H1 hP  xD 2
2

H 1 hP  x 
2
D 2
A3 ln
H 1 hP
 Dx 2
2

H 1 hP  Dx 2
2

A1 ln
H 1 hP  Dx 2
2

H 1 hP
 2
x D 2
B1 0,866. ln
H1 hP
 2
x D 2
Vì điện thế tại mặt đất bằng zêrô, do đó ra có giá trị cường độ điện trường tại
điểm người đứng ở độ cao hp là:
P
EP  (6.34)
hP

6.1.4.3 Điện thế bên dưới đường dây 220kV hai mạch
A. Dây dẫn các pha của mỗi mạch được bố trí hình tháp, dọc hai bên của cột
Trong trường hợp đường dây hai mạch, ta phải xác định thế do từng mạch gây
nên tại điểm người đứng, sau đó tính thế tổng do hai mạch gây nên theo phép cộng
véc tơ:
P 
1 2
(2.35)
với  lần lượt là vectơ điện thế do mạch 1 và 2 gây nên tại điểm người đứng.
 
Xét một đường dây hai mạch với sơ đồ cột có ba tầng xà. Dây dẫn các pha của mỗi
mạch được bố trí thẳng hình tháp, dọc ở hai bên của cột, như trên hình 6.6.
Với các tham số “(xem hình 6.6)” như sau:
Dx : khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa các pha trong một mạch.
H: độ treo cao trung bình của pha thấp nhất (pha A).
75

xA1; x B1; xC1: khoảng cách từ điểm nghiên cứu đến các pha A, B, C của mạch 1
xA2; x B2; xC2: khoảng cách từ điểm nghiên cứu đến các pha A, B, C của mạch 2
D1 ; D2; D3 : khoảng cách từ tim tuyến tới dây dẫn các pha.
XC2

C1
DC1 C2
D3
Dx

B1 XB2
DC2
B2
DB1 DB2 XA2
D2
Dx

A1
DA1 A2
P
D1 DA2
H

hp
0
DA'1

A'1 A'2
DB'1 DB'2
XA1

B'1 DC'1 B'2


DC'2
XB1
C'2
C'1
XC1

Hình 6.6. Sơ đồ tính thế tác động lên người tại độ cao hp theo mặt cắt vuông
góc với ĐDK 220kV hai mạch hình tháp
Khi đó, theo (6.31) ta sẽ có:
φ1= φA1 + φ B1 + φC1 (6.36)
φ2 =φA2 + φ B2 + φC2 (6.37)
φA1 , φB1 , φC1 lần lượt là véctơ thế do các pha A, B, C của mạch 1 gây ra tại điểm
người đứng và được tính như các công thức (6.25), (6.27), (6.29).
φA2 , φB2 , φC2 lần lượt là véctơ thế do các pha A, B, C của mạch 2 gây ra tại điểm
người đứng và được tính như các công thức (6.25), (6.27), (6.29).
Công thức (6.31) trở thành:
76

φ P= (φA1 + φ A2) + (φAB + φB2) + (φA1 + φA2) (6.38)


Kết quả chúng ta nhận được biểu thức tính thế tác động lên người tại điểm ở
độ cao đầu người h P là:
C 0.U f  D' A1 D 'A2  2 D' B1 D ' B2  D'C 1 D'C 2 
P  ln  . a ln 
 D . D  a ln 
D . D   (6.39)
20   DA1 DA2   B1 B2   C1 C2  
Điện thế tổng hợp gây ra tại P:

1,1. 2C0 .U f  D ' A1 D' A2  D'B1 D' B 2 


P  sint 120 ln
  . 
sin t ln
D . D  
2 3 0  D A1 DA 2   B1 B2 
(6.40)
D'C1 D'C 2 
sint 120 ln
 D . D  
 C1 C2  
Giá trị hiệu dụng của φ P là:
1,1 2C0 .U f
P  A
1 A2 
A3 ) 2 
( B1 B2 B3 ) 2
2 30

H hP xA21 H
2
h P 2x 2A2
A1 ln .
H hP xA21 H
2
h P 2x 2A2

 H D h 2 x2 H Dx hP x2B 2 


2

A2 ln  x P B1
. 
 
 H D x h P x 2B1 H Dx hP x2B 2 
2 2

 H 2 Dx hP  xC21
2
H 2D x h P xC2 2 
2

A3 ln . 

 H 2Dx hP xC 2
2 2
H 2Dx h P
 xC2 2 
2

H hP 2 x12 H 2Dx hP x22


2

B1 0,0866. ln .
H hP 2 x12 H 2Dx hP 2x22

2 2 2 2

B 0; B3 0,0866. ln
2 H 2 Dx hP
 x12 . H
2
hP x2
H 2 Dx hP
 x1 H hP 2x22

Trong đó các khoảng cách từ điểm người đứng đến dây dân các pha và ảnh
của chúng được xác định như sau:

DA1  H hP xA21


2
H  xB2 1
2
DB1 Dx hP
77

DA1  H hP xA21


2
 xB21
2
DB1 H 
Dx hP

DA2   xA2 2
2
H  xC21 H hP
2
DC1 2D x hP

DA2  H hP xA2 2


2
H 2D x hP xC21
2
DC1

H  xB2 2 H  xC2 2


2 2
DB 2 Dx hP DC2 2Dx hP

 x B2 2 H  xC2 2


2 2
DB 2 H 
Dx hP DC2 2Dx hP

Vì điện thế tại mặt đất zêrô, do đó ta có giá trị cường độ điện trường tại điểm
người đứng ở độ cao hP là:
P
EP  (6.41)
hP

B. Dây dẫn các pha của mỗi mạch được bố trí thẳng đứng, dọc hai bên của cột
Đối với đường dây 220kV hai mạch có dây dẫn của một mạch được coi gần
đúng là bố trí thẳng đứng. Trong trường hợp này các dây pha A, B và C trong hình
6.7 sẽ bố trí thẳng đứng. Với các tham số như sau:
Dx : khoảng cách giữa các pha trong một mạch theo phương thẳng đứng.
H: độ treo cao trung bình của pha thấp nhất (pha A)
x1 và x 2: khoảng cách từ điểm nghiên cứu đến mạch 1 và 2.
D = D1 = D 2 = D3: khoảng cách từ tim tuyến tới dây dẫn.
Kết quả chúng ta nhận được biểu thức tính thế tác động lên người tại điểm ở
độ cao đầu người hP là:
C0 .U f  D' A1 D 'A 2  2 D' B1 D ' B2  D 'C 1 D'C 2 
P  ln  . a ln 
 D . D  a ln D . D 
 
20   DA1 DA2   B1 B2

  C1 C2  
Điện thế tổng hợp gây ra tại P:
1,1. 2C0 .U f  D ' A1 D' A2  D'B1 D' B 2 
P  sint 120 ln
 D . D  sin t ln
D . D  
2 3 0   A1 A2   B1 B2 
(6.40a)
D'C1 D'C 2 
sint 120 ln
 D . D  
 C1 C2  
78

C1 C2
D
B1 B2

D
A1 A2
Dx Dx P
H
hp
0
A'1
x1
x2
B'1
B'2

C'1 C'2

Hình 6.7. Dây dẫn các pha của mỗi mạch được coi như bố trí thẳng đứng
1,1 2 C0.U f
Giá trị hiệu dụng của φ P là: P  A1 A2 
A3 ) 2 
(B1 B2 B3 
2

2 3 0

H hP x12
2
H hP x 22
2

A1 ln .
H hP 2x12 H hP 2x 22

 H D h 2x 2 H Dx hP


2
x22 
A2 ln x P 1
. 
 H D h 2 x 2 H Dx hP 2 2 
x2 
 x P 1

 H 2D h 2x 2 H 2Dx hP


 x 22 
2

A3 ln  x P 1
. 
 H 2D h 2x 2 H 2Dx hP 2 
x 2 
2
 x P 2

H hP 2 x12 H 2Dx hP 2x22


B1 0,0866. ln .
H hP  x12
2
H 2Dx hP x22
2

B2 0
79

H 2Dx hP 2
x12 H hP 2x22
B3 0,0866. ln .
H 2Dx hP x12 H
2
hP x22
2

Trong đó các khoảng cách từ điểm người đứng đến dây dân các pha và ảnh
của chúng được xác định như sau:

DA1  H hP  x12


2
DB 1  x12 H  x12
2 2
H Dx hP DC1 2Dx hP

DA1  H hP x12


2
DB1 
H 
D x hP
2
x12 DC1 H 
2 Dx hP x12
2

DA2  H hP x22 DA2  H hP x22


2 2
DC 2 H 
2Dx hP x 22
2

 x 22 H  x22 H 


2 Dx hP x22
2 2 2
DB 2 H 
Dx hP DB 2 Dx hP DC2

Vì điện thế tại mặt đất bằng zêrô, do đó ta có giá trị cường độ điện trường tại
điểm người đứng ở độ cao hp là:
P
EP  (6.41a)
hP

6.1.5. Tính toán điện dung của đường dây cao áp.
Điện dung của đường dây và đất được xác định từ bài toán phân bố điện trường
trong môi trường không đồng nhất (vì có một nửa không gian là không khí và một
nửa còn lại là đất).
6.1.5.1 Điện dung của hệ “3 dây - đất” có dây pha bố trí bất kỳ.
Xét một hệ “3 dây - đất”, mỗi dây có độ treo cao qi , bán kính ri và có điện tích
trên đơn vị dài q i (i=1,3) như trên hình 6.8. Đối với các đường dây tải điện ba pha
dòng điện xoay chiều có dây dẫn bố trí theo sơ đồ đầu cột bất kỳ thì điện dung làm
việc C A, CB , CC hay C1, C 2, C3 của các pha được xác định trên cơ sở giải hệ phương
trình Maxwell sau:
U1 = α11 q 1 + α 12q2 + α13q3 .
U2 = α21 q 1 + α 22q2 + α23q3 . (6.42)
U31 = α31 q1 + α32 q2 + α33 q3 .
80

2 2
d1 q2,r2

1
q1,r1
h2
3
q 3,r3
D12' h3
h1

3'

1'

2'
Hình 6.8. Điện dung của hệ “3 dây – đất” có dây pha bố trí bất kỳ thứ tự 1,2,3
tương ứng với thứ tự pha A, B, C
Trong đó αii, αik là các hệ số thế riêng và thế tương hỗ giữa với thứ i và dây thứ k,
được xác định theo các công thức tổng quát sau:
1 2.hi 1 D
ii  In ; ik  In ik ;
20 ri 20 d ik

Trong trường hợp biết trước các giá trị điện thế U 1 , U2, U 3 giải hệ phương trình 3 ẩn
có thể xác định được đại lượng điện tích trên các dây dẫn như sau:

q1 
 22
2
3 23U1 
 2313  33       
12 U 2  12 23  22 13 U 3
(6.43)

q2 
    2
          
2 12 13 11 23 3
(6.44)
23 13 33 U1 11 33 13 U U
2
23 22U1 
 11 33 13 U2 12 13 1123 U3
q 3   13 (6.45)

Với ∆= α22(α11 α33- α13 2) + 2 α13 α 12 α 23- α11 α23 2 – α 33α12 2
81

Trong chế độ ba pha đối xứng hệ phương trình (6.42) có thể viết dưới dạng ký
hiệu trong đó tỷ lệ dạng số phức giữa điện tích và điện áp mỗi pha từ các công thức
(6.43), (6.44), (6.45) sẽ là:

q1 1  1 3 1 3 
 3312  23 13    (6.46)
2
  22 33  23
 j   
 j    
22 13  12 23

U 1  2 2 2 2
     

q2 1  1 3 1 3 
 11 23 12   (6.47)
2
  11 33 13
 j   
 j    
33 12  23 13
2 
13
U2   2 2  2  

q3 1  1 3 1 3 

2
  11 22 12
 j  11 23
   12
 13 

 j  
 
22 13 1223 
(6.48)
U3   2 2  2 2  

qi
Trong 3 công thức trên đây phần thực của các tỷ lệ i1,3 (i=1,3) chính là
Ui
điện dung làm việc của mỗi pha.
Khi đường dây ba pha hoán vị thi vị trí tương đối giữa các pha với đất sẽ giống
nhau, từ đó sẽ dẫn đến khái niệm hệ số thế riêng trung bình :
11 22 33
11 
3
+ Nếu r 1 = r2 =r 3 = bán kính dây dẫn, [m]

1 D12 .D 23 .D31
Thì 11  ln 3
20 r
+ Khi ba pha vận hành ở chế độ đối xứng thì:
qA + qB + qC = 0
Điện thế mỗi pha (ví dụ pha A) là:
U A ii qA ik qB qC

A A ii ik
U  (  )
Từ đây ta xác định được điện dung thứ tự thuận: C0 qA  1
U A ii ik

Thay thế các giá trị của ii , ik ta có


82

2
C0  0

1 D D D  (6.49)
ln  3 d12d 23d 31 11 22 33 
r D12 D23D31 

Các hệ số riêng có trị số: Và các hệ số tương hỗ


1 2h1 1 D12
11  ln 12  21  ln
20 r1 2
0 d12

1 2h 1 D
22  ln 2 23  32  ln 23
20 r2 (6.50) 20 d23 (6.51)
1 2 h3 1 D31
33  ln 12  21  ln
2
0
r3 2
0
d 21

Với 0 - hằng số điện môi tuyệt đối.


Các kích thước D ii, Dij , dij. được hiểu thị như trên hình 6.8.
6.1.5.2. Điện dung của hệ “3 dây - đất” có 2 pha bố trí nằm ngang và 1 pha bố trí
thẳng đứng:
Trong trường hợp này các dây pha 1, 2 và 3 trong hình 6.9 sẽ tương ứng với
các dây pha A, B, C của đường dây một mạch.
Khi đó các kích thước trong công thức tính điện dung (6.49) sẽ được tính như
sau:

d12 dAB  D2 4d2


d23 D 
 d BC d;31  d2dCA

D11' D AA' 
 DCC' D33'  2H ;

D22' DBB'  
2H D

D12'  4d 2 2H 
D 
D23'  2H D

2 2
D31'  4 d H

Thay các kích thước trên vào công thức (6.49) ta có điện dung C của hệ 3 dây
bố trí như hình 6.9 được xác định bởi các biểu thức sau:
83

q 2,r2
2
B
d12
D

q1,r 1 q2,r 2 3
A C
d

H
H
D12

3'

1'

2'

Hình 6.9. Điện dung của hệ “3dây - đất” có thứ tự 1,2,3 tương ứng với thứ tự
pha A, B, C
2.. 
C0  0

2H 2. D. d. D  H . D2 4 d 2 (6.52)
ln 3
r 2 H D . H 2 d 2 . 4 d 2 2H D

2

6.1.5.3 Điện dung của hệ “3 dây - đất” có 3 pha bố trí thẳng đứng:
Đối với đường dây hai mạch có dây dẫn của một mạch được coi gần đúng là
bố trí thẳng đứng. Trong trường hợp này cẫc dây pha 1, 2 và 3 trong hình 6.8 sẽ tương
ứng với các dây pha A, B, C của đường dây hai mạch trong hình 6.10 khi đó các kích
thước trong công thức tính điện dung (6.49) sẽ được tính như sau:
dAB = d12 = D; dBC = D 23 = D; d AC = d 13 = 2D
DAA’ = DAIAI’1 = 2H; DBB’ = D B1B’1 = 2(H+D); DCC = DC1C’1 = 2(H+D);
DAB' = DA1B’1 =2(H+D); DBC’ = D B1C’1 = (2H + 3D); DCA’ = DC1A’1 = 2(H+D);
84

Thay các kích thước trên vào công thức (6.49) ta có điện dung C của hệ 3 dây
nằm ngang xác định bởi biểu thức sau:

C1 C2
D
B1 B2

D
A1 A2
Dx Dx P
H
hp
0

A'1
x1
x2
B'1
B'2

C'1 C'2

Hình 6.10. Điện dung của hệ “3 dây – đất” có dây pha bố trí thẳng đứng, thứ
tự 1,2,3 tương ứng với thứ tự pha A, B, C.
2.. 
C0  0
(6.53)
2 D H . D H  
ln  3 
 r 2 H  D .2H 3 D 
 
6.1.5.4 Điện dung của đường dây ba pha dùng dây phân pha
Dây phân pha có kết cấu một pha gồm n dây dẫn có bán kính r 0 có độ cao so
với mặt đất là h thì bán kính khung định vị được xác định bởi:
a
R

2 sin
n
Trong đó: a - khoảng cách giữa hai dây nhỏ lân cận nhau - xem hình 6.11
Gọi U, q là điện thế và điện tích trên đơn vị dài mỗi pha.
85

Viết phương trình Maxwell cho các dây phân nhỏ mà mỗi dây đều có điện thế
q
U và điện tích
n
q
U1 11  U
... 1n 
12 
n
q
U2 21  ... 2 n 
22  U
n (6.54)
………..
q
Un n1  ... nn 
n 2  U
n
1

ro
d1 d n-1
2 n

d2 R

/n
3
a h

Hình 6.11. Kết cấu phân pha


Do khoảng cách giữa các dây nhỏ (lớn nhất là 2R) rất bé so với độ treo cao
của chùm dây phân nhỏ h nên có thể viết gần đúng các hệ số thế riêng và hệ số tương
hỗ giữa các dây phân nhỏ với nhau.
1 2h 1 2h
ii  ln 1  ln
2 
0 R0 2 0 R0

1 D 1 2h
ik  ln ik'  ln
2 
0 Dik 2 0 dik
86

Từ hệ phương trình (6.54) ta có:


nU
q
11 12 ... 1n
2n.0 .nU
q
2h 2h 2 h 2h  (6.55)
ln 
r . d . d .... d  
0 1 2 n1 

2n.0 .nU
q
 2h 
ln  
 r .d .d ...d 
 0 1 2 n1 
Từ các công thức trên ta có thể thấy các phân biệt như sau:
+ Khi khoảng cách từ mặt đất đến dây dẫn các pha đủ xa so với khoảng cách
giữa các pha như trong trường hợp các đường dây cao áp thì có thể xem:
D12' D11'; D23' D22' ; D31' D33'

2
Ta được công thức gần đúng C0  0

d d d
ln 3 12 23 31
rdt

+ Khi khoảng cách từ mặt đất đến dây dẫn các pha không đủ lớn so với khoảng
cách giữa các pha thì phải sử dụng công thức (6.20)
Sở dĩ ta đưa vào công thức (6.20) là để thấy rõ ràng khi xét đến ảnh hưởng của
D12D23D31
mặt đất, mẫu số ở công thức này đã bị giảm đi một lượng là : ln 3 và điều
D11D22 D33

đó chứng tỏ rằng ảnh hưởng của măt đất đã làm tăng điện dung của cuộn dây.
Đây là những công thức được lựa chọn để tính toán các giá trị của điện dung
cũng như cường độ điện trường tác động lên người tại vị trí nghiên cứu và cũng từ đó
đánh giá phạm vi ảnh hưởng của điện trường đường dây cao áp và siêu cao áp.
Trên cơ sở lý thuyết tính toán điện từ trường ĐDK 220kV đã nêu ở trên, ta sẽ
áp dụng ở mục tiếp theo với phương pháp tính toán điện trường qua hàm thế φ để tính
toán sự phân bố điện hưởng bên dưới đường dây 220kV một mạch và hai mạch.
87

6.2. Áp dụng lý thuyết trường điện từ,tính gián tiếp cường độ điện từ trường
dưới đường dây 220kV qua hàm thế φ
6.2.1. Tính toán phân bố điện thế bên dưới đường dây 220kV một mạch.
Từ phương pháp tính điện thế đã được nêu trên, ta lập chương trình tính toán
bằng ngôn ngữ PASCAL sự phân bố điện thế dưới đường dây 220 kV có sơ đồ như
hình 6.12.

D B

Dx DB
A DA C DC
H2 H1 P
D D

hp
D'C
D'A
C' X
A' D'B

B'
Hình 6.12. Sơ đồ tính thế tác động lên người tại độ cao hp theo mặt cắt vuông
góc với ĐDK 220kV một mạch
Chương trình tính toán đươc tính với bộ số liệu sau đây:
Điện áp danh định: U = 220 kV
Khoảng cách pha theo chiều thẳng đứng: Dx = 6,5m
Khoảng cách từ tim tuyến đến dây dẫn: D = 4,0m.
Độ cao treo dây trung bình: H = 7m - 11,5m
Độ cao tính toán: h P = y = 1,63m (được tính theo chiều cao trung bình của
người Việt Nam).
Chiều dài khoảng cột trung bình Lkc = 300m
Khoảng cách từ người đứng đến tim tuyến: x = 0-30m
Loại dây dẫn ACK300.
88

Cột đơ thép loại Đ220 – 2 – 34B


Cột néo Thép loại N220 - 2 - 40,4
1,1.U
Điện áp pha tính toán: Uf =
3
Kết quả tính toán ta sẽ thu được giá trị các thông số ảnh hưởng của điện trường
đối với con người khi đứng dưới đường dây 220kV một mạch:
+ Điện thế:φ, [kV]
+ Cường độ điện trường: E [kV/m]
Kết quả tính toán lý thuyết được thụt hiện với những sơ đồ cột điển hình và
giả thiết mặt đất phía dưới đường dây là mặt phẳng lý tưởng, hàng số điện môi của
không khí gần bằng với chân không, trên đó không có các đối tượng làm méo các
đường phân bố điện trường. Đối với đường dây cao áp 220kV phạm vi ảnh hưởng
của điện trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Độ cao của dây dẫn so với mặt
đất, khoảng cách pha, địa hình, điều kiện thời tiết môi trường v.v...
Trên hình 6.12a, đã minh hoạ sự thay đổi cường độ điện trường tác dụng lên
cơ thể người khi ở dưới đường dây 220kV một mạch phụ thuộc vào khoảng cách đến
trục đường dây.
Bảng 6.2. Kết quả tính cường độ điện trường dưới ĐDK 220kV một mạch, cao
độ dây và khoảng cách tim tuyến, Phương án Dx = 6.5; D = 4,0
x[m] Eh=7 Eh=7.5 Eh=8 Eh=8.5 Eh=9 Eh=9.5 Eh=10 Eh=10.5 Eh=11 Eh=11.5 Eh=12 Eh=12.5 Eh=13 Eh=13.5
-30 0.15 0.16 0.17 0.17 0.18 0.19 0.19 0.2 0.2 0.2 0.21 0.21 0.21 0.22
-29 0.17 0.18 0.18 0.19 0.2 0.2 0.21 0.21 0.22 0.22 0.23 0.23 0.23 0.23
-28 0.18 0.19 0.2 0.21 0.22 0.22 0.23 0.23 0.24 0.24 0.25 0.25 0.25 0.25
-27 0.2 0.21 0.22 0.23 0.24 0.25 0.25 0.26 0.26 0.27 0.27 0.27 0.27 0.28
-26 0.23 0.24 0.25 0.26 0.26 0.27 0.28 0.28 0.29 0.29 0.29 0.3 0.3 0.3
-25 0.25 0.26 0.28 0.28 0.29 0.3 0.31 0.31 0.32 0.32 0.32 0.32 0.33 0.33

-24
23 0 28
0.32 03
0.33 0 31
0.34 0 32
0.35 0 33
0.36 0 33
0.37 0 34
0.38 0 34
0.38 0 35
0.38 0 35
0.39 0 35
0.39 0 36
0.39 0 36
0.39 0 36
0.39

-22 0.36 0.37 0.39 0.4 0.41 0.41 0.42 0.42 0.43 0.43 0.43 0.43 0.42 0.42
-21 0.41 0.42 0.43 0.45 0.45 0.46 0.47 0.47 0.47 0.47 0.47 0.47 0.47 0.46
-20 0.46 0.48 0.49 0.5 0.51 0.52 0.52 0.52 0.52 0.52 0.52 0.51 0.51 0.5
-19 0.53 0.55 0.56 0.57 0.58 0.58 0.58 0.58 0.58 0.58 0.57 0.57 0.56 0.55
-18 0.61 0.62 0.64 0.65 0.65 0.65 0.65 0.65 0.65 0.64 0.63 0.62 0.61 0.6
-17 0.7 0.72 0.73 0.73 0.74 0.74 0.73 0.73 0.72 0.71 0.7 0.68 0.67 0.65
-16 0.82 0.83 0.84 0.84 0.84 0.83 0.82 0.81 0.8 0.78 0.77 0.75 0.73 0.71
-15 0.95 0.96 0.96 0.96 0.95 0.94 0.93 0.91 0.89 0.86 0.84 0.82 0.79 0.76
89

-14 1.11 1.12 1.11 1.1 1.08 1.06 1.04 1.01 0.98 0.95 0.92 0.89 0.86 0.82
-13 1.31 1.3 1.28 1.26 1.23 1.2 1.16 1.13 1.09 1.05 1 0.96 0.92 0.88
-12 1.54 1.52 1.48 1.44 1.4 1.35 1.3 1.25 1.19 1.14 1.09 1.04 0.99 0.94
-11 1.82 1.77 1.71 1.65 1.58 1.51 1.44 1.37 1.3 1.23 1.17 1.1 1.04 0.99
-10 2.14 2.05 1.96 1.86 1.77 1.67 1.58 1.49 1.4 1.32 1.24 1.16 1.09 1.02
-9 2.5 2.36 2.22 2.08 1.95 1.83 1.71 1.59 1.48 1.38 1.29 1.2 1.12 ' 1.04
-8 2.87 2.67 2.47 2.29 2.12 1.96 1.81 1.67 1.54 1.42 1.32 1.22 1.13 1.04
-7 3.23 2.94 2.69 2.45 2.24 2.04 1.86 1.7 1.56 1.43 1.31 1.2 1.11 1.02
-6 3.49 3.13 2.81 2.52 2.27 2.05 1.86 1.68 1.52 1.39 1.26 1.15 1.05 0.96
-5 3.56 3.14 2.78 2.47 2.22 1.97 1.76 1.58 1.42 1.28 1.16 1.05 0.95 0.87
-4 3.36 2.93 2.57 2.26 2 1.77 1.57 1.4 1.25 1.12 1.01 0.91 0.82 0.74
-3 2.85 2.47 2.15 1.88 1.64 1.45 1.28 1.13 1 0.89 0.8 0.72 0.64 0.58
-2 2.06 1.77 1.54 1.33 1.16 1.02 0.89 0.79 0.69 0.61 0.55 0.49 0.44 0.39
-1 1.06 0.91 0.78 0.68 0.59 0.51 0.44 0.39 0.34 0.3 0.27 0.24 0.21 0.19
0 0.09 0.1 0.1 0.11 0.11 0.11 0.12 0.12 0.12 0.12 0.12 0.12 0.12 0.12
1 1.15 1.01 0.88 0.78 0.7 0.62 0.56 0.5 0.46 0.42 0.39 0.36 0.33 0.31
2 2.15 1.87 1.64 1.44 1.27 1.13 1.01 0.9 0.81 0.74 0.67 0.61 0.56 0.51
3 2.94 2.57 2.25 1.98 1.75 1.56 1.39 1.25 1.12 1.01 0.92 0.84 0.77 0.7
4 3.45 3.03 2.67 2.36 2.1 1.87 1.68 1.51 1.36 1.24 1.12 1.03 0.94 0.86
5 3.65 3.23 2.88 2.57 2.3 2.07 1.87 1.69 1.53 1.4 1.27 1.17 1.07 0.99
6 3.56 3.21 2.89 2.61 2.37 2.15 1.96 1.78 1.63 1.49 1.37 1.26 1.16 1.07
7 3.3 3.02 2.76 2.53 2.32 2.13 1.96 1.8 1.66 1.53 1.41 1.31 1.21 1.13
8 2.93 2.74 2.55 2.37 2.2 2.04 1.89 1.76 1.63 1.52 1.41 1.32 1.23 1.15
9 2.55 2.42 2.28 2.15 2.03 1.9 1.79 1.67 1.57 1.47 1.38 1.3 1.22 1.14
10 2.18 2.1 2.02 1.92 1.83 1.74 1.65 1.56 1.48 1.4 1.32 1.25 1.18 1.11
11 1.86 1.81 1.76 1.7 1.64 1.57 1.5 1.44 1.37 1.31 1.25 1.18 1.13 1.07
12 1.58 1.56 1.53 1.49 1.45 1.41 1.36 1.31 1.26 1.21 1.16 1.11 1.06 1.02
13 1.34 1.34 1.32 1.3 1.28 1.25 1.22 1.18 1.15 1.11 1.07 1.03 0.99 0.96
14 1.14 1.15 1.15 1.14 1.13 1.11 1.09 1.07 1.04 1.01 0.98 0.95 0.92 0.89
15 0.98 0.99 0.99 1 0.99 0.98 0.97 0.96 0.94 0.92 0.9 0.88 0.85 0.83
16 0.84 0.85 0.86 0.87 0.87 0.87 0.86 0.86 0.85 0.83 0.82 0.8 0.79 0.77
17 0.72 0.74 0.75 0.76 0.77 0.77 0.77 0.77 0.76 0.75 0.74 0.73 0.72 0.71
18 0.63 0.65 0.66 0.67 0.68 0.68 0.69 0.69 0.69 0.68 0.68 0.67 0.66 0.65
19 0.55 0.56 0.58 0.59 0.6 0.61 0.61 0.62 0.62 0.62 0.61 0.61 0.6 0.6
20 0.48 0.5 0.51 0.52 0.53 0.54 0.55 0.55 0.56 0.56 0.56 0.56 0.55 0.55
21 0.42 0.44 0.45 0.47 0.48 0.49 0.49 0.5 0.5 0.51 0.51 0.51 0.51 0.5
22 0.37 0.39 0.4 0.41 0.43 0.44 0.44 0.45 0.45 0.46 0.46 0.46 0.46 0.46
23 0.33 0.34 0.36 0.37 0.38 0.39 0.4 0.41 0.41 0.42 0.42 0.42 0.42 0.42

24 0 29 0 31 0 32 0 33 0 34 0 35 0 36 0 37 0 37 0 38 0 38 0 39 0 39 0 39
25 0.26 0.28 0.29 0.3 0.31 0.32 0.33 0.33 0.34 0.35 0.35 0.35 0.36 0.36
26 0.24 0.25 0.26 0.27 0.28 0.29 0.3 0.3 0.31 0.32 0.32 0.32 0.33 0.33
27 0.21 0.22 0.23 0.24 0.25 0.26 0.27 0.28 0.28 0.29 0.29 0.3 0.3 0.3
28 0.19 0.2 0.21 0.22 0.23 0.24 0.25 0.25 0.26 0.26 0.27 0.27 0.28 0.28
29 0.17 0.18 0.19 0.2 0.21 0.22 0.22 0.23 0.24 0.24 0.25 0.25 0.26 0.26
30 0.16 0.17 0.18 0.18 0.19 0.2 0.21 0.21 0.22 0.22 0.23 0.23 0.24 0.24
90

E[kV/m)
3.5

2.5

1.5

0.5

0
-30 -28 -26 -24 -22 -20 -18 -16 -14 -12 -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Hình 6.12a Phân bố điện trường dưới ĐDK 220kV một mạch, cao độ dây và khoảng cách tim
Phương án Dx = 6.5m; D = 4,0m
91

• Nhận xét và đánh giá kết quả


Kết quả nghiên cứu tính toán đã minh họa và làm sáng tỏ những nội dung đã
nêu ở trên đối với đường dây 220kV một mạch. Việc xác định phạm vi ảnh hưởng
của điện trường được thực hiện trên cơ sở tính toán và thiết lập những đường đặc tính
của cường độ điện trường. Phạm vi ảnh hưởng của cường độ điện trường là phạm vi
trong đó cường độ điện trường có giá trị lớn hơn 5kV. Phạm vi ảnh hưởng của điện
trường được xác định cho toàn bộ chiều dài đường dây truyền tải là khoảng cách từ
tâm ra hai phía. Qua kết quả tính toán ở trên đã xây dựng được những cơ sở số liệu
ban đầu về phạm vi ảnh hưởng của điện trường. Đây là một bộ cơ sở dữ liệu khoa
học để tham khảo áp dụng cho hệ thống điện cao áp của Quốc gia và bổ sung cho
Nghị định 54 của chính phủ về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
Từ số liệu trong các bảng 6.1a, ta thấy với khoảng cách pha 4,0m, khi dây dẫn
có độ treo cao trung bình giảm dần từ 11,5m đến 7m. Giá trị cường độ điện trường
giảm dần và luôn nhỏ hơn 5kV/m. Điều này có nghĩa, hành lang an toàn kể từ pha
biên của ĐDK 220kV một mạch đối với điện trường là hoàn toàn đảm bảo. Ngoài ra,
để đảm bảo trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện câp điện áp 220kV là 6m kể từ
mặt cắt đứng chứa dây ngoài cùng, mà điện trường có giá trị nhỏ hơn 5kV/m, độ treo
cao dây dẫn thấp nhất so với mặt đất phải có giá trị là 7m. Điều này hoàn toàn phù
hợp với quy định ngành (TCN - 03 - 92) khi ĐDK 220kV đi qua các vùng dân cư.
6.2.2. Tính toán phân bố điện thế bên dưới đường dây 220kV hai mạch.
Từ phương pháp tính điện thế đã được nêu trên, ta lập chương trình tính toán
bằng ngôn ngữ PASCAL sự phân bố điện thế dưới đường dây 220kV hai mạch có sơ
đồ như hình 6.13. Chương trình tính toán được tính với bộ số liệu đầu vào sau:
Tính toán cho đường dây 220kV 2 mạch, có kết cấu 2 sợi trong một pha với
tiết diện 2x300mm2, loại dây dẫn 2xACK300, khoảng cách giữa các dây phân nhỏ là
a = 0,45m, r0 = 0,01435m nên bán kính đẳng trị bằng:

rdt  2.0,01435.R 1 0,080358[ m]


92

a
Với R  0,225m

2 sin
n
XC2

C1
DC1 C2
D3
Dx

B1 XB2
DC2
B2
DB1 DB2 XA2
D2
Dx

A1
DA1 A2
P
D1 DA2
H

hp
0
DA'1

A'1 A'2
DB'1 DB'2
XA1

B'1 DC'1 B'2


DC'2
XB1
C'2
C'1
XC1

Hình 6.13. Sơ đồ tính thế tác động lên người tại độ cao hp theo mặt cắt vuông
góc với ĐDK 220kV hai mạch hình tháp
Điện áp danh định: U = 220kV.
Khoảng cách pha theo chiều thẳng đứng: D
Khoảng cách từ kim tuyến đến dây dẫn D1 = 4,8m; D2 = 4,5m; D 3 = 4,2m (đối
với trường hợp dây dẫn của mỗi mạch bố trí hình tháp dọc theo cột).
Độ cao treo dây trung bình: H = 7 ÷ 9m.
Độ cao tính toán: hp = y = 1,63m (được tính theo chiều cao trung bình của
người Việt Nam).
Chiều dài khoáng cột trung bình Ltb = 300m.
Khoảng cách từ người đứng đến tim tuyến: x = 0 ÷ 30m.
93

Khoảng cách giữa hai mạch: 9,6m; 9m; 8,4m.


Cột đỡ Thép loại Đ220 - 40m, Cột néo Thép loại N220 - 2 - 40,9m.
1,1.U
Điện áp pha tính toán: Uf =
3
Kết quả tính toán ta sẽ thu được giá trị các thông số ảnh hưởng của điện trường
đối với con người khi đứng dưới đường dây 220kV hai mạch:
+ Điện thế:φ, [kV]
+ Cường độ điện trường: E [kV/m]
+ Dòng điện qua người: I, [μA]
Chương trình tính toán được trình bày ở phần phụ lục.
Kết quả tính toán lý thuyết được thụt hiện với những sơ đồ cột điển hình và
giả thiết mặt đất phía dưới đường dây là mặt phẳng lý tưởng, hàng số điện môi của
không khí gần bằng với chân không, trên đó không có các đối tượng làm méo các
đường phân bố điện trường. Đối với đường dây cao áp 220kV phạm vi ảnh hưởng
của điện trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Độ cao của dây dẫn so với mặt
đất, khoảng cách pha, địa hình, điều kiện thời tiết môi trường v.v...
Các kết quả tính toán được trình bày trong bảng 6.2a, 6.2b, 6.2c, 6.2d, 6.2e ,
6.2f . Trên các hình 6.13a, 6.13b, 6.13c, 6.13d, 6.13e, 6.13f đã minh hoạ sự thay đổi
cường độ điện trường tác dụng lên cơ thể người khi ở dưới đường dây 220kV hai
mạch phụ thuộc vào khoảng cách đến trục đường dây. Kết quả tính toán được thực
hiện cho hai trường hợp: thứ tự pha của hai mạch giống nhau và ngược nhau.
94

xtm] 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 12 11 10 9 8 7
Ehmin=7 0.43 0.44 0.45 0.46 0.48 0.48 0.49 0.5 0.5 0.5 0.49 0.49 0.48 0.47 0.47 0.49 0.55 0.67 0.87 1.14 1.5 1.95 2.46 3.02 3
Ehmin=8 0.38 0.39 0.4 0.41 0.41 0.42 0.42 0.42 0.41 0.41 0.4 0.39 0.39 0.4 0.42 0.48 0.59 0.74 0.95 1.22 1.54 1.92 2.34 2.76 3
Ehmin=9 0.34 0.35 0.35 0.35 0.35 0.35 0.35 0.35 0.34 0.34 0.33 0.33 0.35 0.38 0.43 0.52 0.65 0.81 1.01 1.26 1.55 1.88 2.2 2.54 2
Ehmin=10 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.29 0.29 0.29 0.29 0.31 0.34 0.39 0.47 0.57 0.7 0.86 1.05 1.28 1.52 1.79 2.07 2.35 2
Ehmin=11 0.26 0.26 0.26 0.26 0.26 0.26 0.25 0.25 0.25 0.26 0.28 0.31 0.36 0.42 0.51 0.62 0.75 0.9 1.08 1.27 1.49 1.72 1.95 2.18 2
Ehmin=12 0.23 0.23 0.23 0.22 0.22 0.22 0.22 0.23 0.24 0.25 0.28 0.33 0.39 0.46 0.55 0.66 0.78 0.92 1.08 1.26 1.44 1.64 1.84 2.03 2
Ehmin=13 0.2 0.2 0.2 0.2 0.2 0.2 0.2 0.22 0.24 0.26 0.3 0.35 0.42 0.49 0.58 0.69 0.8 0.93 1.08 1.23 1.4 1.56 1.73 1.89 2
Ehmin=14 0.18 0.17 0.17 0.18 0.18 0.19 0.2 0.22 0.25 0.28 0.33 0.38 0.45 0.52 0.61 0.71 0.82 0.94 1.06 1.2 1.34 1.49 1.63 1.77
Ehmin=15 0.16 0.16 0.16 0.17 0.18 0.19 0.21 0.23 0.27 0.3 0.35 0.41 0.47 0.55 0.63 0.72 0.82 0.93 1.05 1.17 1.29 1.42 1.54 1.66 1
Ehmin=16 0.14 0.15 0.16 0.16 0.18 0.2 0.22 0.25 0.29 0.33 0.38 0.43 0.49 0.56 0.64 0.73 0.82 0.92 1.02 1.13 1.24 1.35 1.46 1.56 1
Ehmin=17 0.14 0.15 0.16 0.17 0.19 0.21 0.24 0.27 0.31 0.35 0.4 0.45 0.51 0.58 0.65 0.73 0.82 0.9 1 1.09 1.19 1.29 1.38 1.47 1
Ehmin=18 0.14 0.15 0.16 0.18 0.2 0.22 0.25 0.29 0.32 0.37 0.41 0.47 0.52 0.59 0.66 0.73 0.81 0.89 0.97 1.06 1.14 1.23 1.31 1.39 1
Ehmin=19 0.14 0.16 0.17 0.19 0.21 0.24 0.27 0.3 0.34 0.38 0.43 0.48 0.53 0.59 0.66 0.72 0.79 0.87 0.94 1.02 1.1 1.17 1.24 1.31 1
Bảng 6.2a. Kết quả tính cường độ điện trường dưới ĐDK 220kV hai mạch theo độ cao dây và khoảng cá
Phương án Dx=6.5m; D1=4.8m, D2=4.5m, D3=4.2m
E[kV/m)

4 Ehmin=7 Ehmin=8 Ehmin=9 Ehmin=10 Ehmin=11

Ehmin=14 Ehmin=15 Ehmin=16 Ehmin=17 Ehmin=18


3

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 2

Hình 6.13a. Phân bố cường độ điện trường dưới ĐDK 220kV hai mạch theo độ cao dây và khoảng các
Phương án Dx=6.5m; D1=4.8m, D2=4.5m, D3=4.2m
95

xtm] 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 12 11 10 9 8 7
Ehmin=7 0.55 0.57 0.59 0.6 0.62 0.63 0.65 0.66 0.66 0.67 0.67 0.68 0.68 0.69 0.71 0.77 0.88 1.06 1.32 1.7 2.18 2.77 3.46 4.21 4
Ehmin=8 0.5 0.51 0.52 0.53 0.54 0.55 0.56 0.56 0.56 0.57 0.57 0.58 0.59 0.62 0.68 0.78 0.93 1.15 1.43 1.78 2.22 2.72 3.28 3.86 4
Ehmin=9 0.44 0.45 0.46 0.46 0.47 0.47 0.48 0.48 0.49 0.49 0.5 0.52 0.56 0.62 0.71 0.83 1.01 1.23 1.5 1.83 2.21 2.64 3.09 3.55 3
Ehmin=10 0.39 0.4 0.4 0.41 0.41 0.41 0.42 0.42 0.43 0.44 0.47 0.51 0.56 0.64 0.75 0.89 1.07 1.29 1.55 1.84 2.18 2.54 2.91 3.28 3
Ehmin=11 0.35 0.35 0.36 0.36 0.36 0.37 0.37 0.39 0.4 0.43 0.46 0.52 0.59 0.69 0.8 0.95 1.13 1.33 1.57 1.83 2.12 2.43 2.74 3.05 3
Ehmin=12 0.31 0.31 0.32 0.32 0.33 0.34 0.35 0.37 0.39 0.43 0.48 0.55 0.63 0.73 0.85 1 1.17 1.36 1.57 1.8 2.06 2.32 2.58 2.84 3
Ehmin=13 0.28 0.29 0.29 0.3 0.31 0.32 0.34 0.37 0.4 0.45 0.51 0.58 0.67 0.77 0.89 1.03 1.19 1.37 1.56 1.77 1.99 2.21 2.44 2.65 2
Ehmin=14 0.26 0.27 0.27 0.29 0.3 0.32 0.35 0.38 0.42 0.48 0.54 0.62 0.7 0.81 0.92 1.06 1.2 1.36 1.54 1.72 1.91 2.11 2.3 2.48 2
Ehmin=15 0.25 0.25 0.27 0.28 0.3 0.33 0.36 0.4 0.45 0.5 0.57 0.65 0.74 0.84 0.95 1.07 1.21 1.35 1.51 1.67 1.84 2.01 2.17 2.33 2
Ehmin=16 0.24 0.25 0.27 0.29 0.31 0.34 0.38 0.42 0.47 0.53 0.6 0.68 0.76 0.86 0.96 1.08 1.2 1.33 1.47 1.62 1.77 1.91 2.06 2.2 2
Ehmin=17 0.24 0.26 0.28 0.3 0.33 0.36 0.4 0.45 0.5 0.56 0.62 0.7 0.78 0.87 0.97 1.08 1.19 1.31 1.44 1.57 1.7 1.83 1.95 2.07 2
Ehmin=18 0.25 0.27 0.29 0.32 0.35 0.38 0.42 0.47 0.52 0.58 0.64 0.72 0.8 0.88 0.97 1.07 1.18 1.28 1.4 1.51 1.63 1.74 1.85 1.96 2
Ehmin=19 0.26 0.28 0.3 0.33 0.36 0.4 0.44 0.49 0.54 0.6 0.66 0.73 0.8 0.89 0.97 1.06 1.16 1.26 1.36 1.46 1.56 1.66 1.76 1.85 1
2
Bảng 6.2b. Kết quả tính cường độ điện trường dưới ĐDK 220kV hai mạch, phân pha 2x300mm theo
khoảng cách từ tim tuyến. Phương án Dx=6,5m; D1=4,8m, D2=4,5m, D3=4,2m
8
E[kV/m)

Ehmin=7 Ehmin=8 Ehmin=9 Ehmin=10


6
Ehmin=12 Ehmin=13 Ehmin=14 Ehmin=15
4
Ehmin=17 Ehmin=18 Ehmin=19

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

Hình 6.13b. Phân bố cường độ điện trường dưới ĐDK 220kV hai mạch, phân pha 2x300mm 2 theo độ ca
cách từ tim tuyến. Phương án Dx=6,5m; D1=4,8m, D2=4,5m, D3=4,2m
96

x[tm] 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 12 11 10 9 8 7
Ehp=1.63 0.46 0.47 0.49 0.5 0.52 0.54 0.55 0.57 0.59 0.62 0.65 0.69 0.74 0.81 0.9 1.02 1.17 1.36 1.59 1.88 2.2 2.57 2.97 3.37 3
Ehp=2.73 0.46 0.48 0.49 0.5 0.52 0.54 0.55 0.57 0.59 0.62 0.65 0.69 0.74 0.8 0.89 1.01 1.15 1.34 1.57 1.85 2.18 2.56 2.97 3.39 3
Ehp=3.23 0.46 0.48 0.49 0.51 0.52 0.54 0.55 0.57 0.6 0.62 0.65 0.69 0.74 0.8 0.89 1 1.14 1.33 1.56 1.84 2.17 2.55 2.97 3.4 3
Ehp=4.03 0.46 0.48 0.49 0.51 0.52 0.54 0.56 0.58 0.6 0.62 0.65 0.69 0.74 0.8 0.88 0.99 1.13 1.31 1.53 1.81 2.15 2.53 2.96 3.42 3
Ehp=4.23 0.46 0.48 0.49 0.51 0.52 0.54 0.56 0.58 0.6 0.62 0.65 0.69 0.74 0.8 0.88 0.99 1.13 1.3 1.53 1.8 2.14 2.53 2.96 3.43 3
Ehp=4.43 0.46 0.48 0.49 0.51 0.52 0.54 0.56 0.58 0.6 0.62 0.65 0.69 0.74 0.8 0.88 0.98 1.12 1.3 1.52 1.8 2.13 2.52 2.96 3.43
Ehp=4.73 0.46 0.48 0.49 0.51 0.52 0.54 0.56 0.58 0.6 0.62 0.65 0.69 0.74 0.8 0.88 0.98 1.11 1.29 1.51 1.78 2.11 2.51 2.96 3.44 3

Bảng 6.2c. Kết quả tính cường độ điện trường dưới ĐDK 220kV hai mạch, phân pha 2x300m
theo độ cao dây và khoảng cách từ tim tuyến. Phương án khi Hmin=9,7m Dx=6,5m; D1=4,8m, D2=4,5m
6
E[kV/m)

5
Ehp=1.63 Ehp=2.73 Ehp=3.23
4
Ehp=4.23 Ehp=4.43 Ehp=4.73

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

Hình 6.13c. Kết quả tính cường độ điện trường dưới ĐDK 220kV hai mạch, phân pha 2x300
theo độ cao dây và khoảng cách từ tim tuyến. Phương án khi Hmin=9,7m Dx=6,5m; D1=4,8m, D2=4,5m
97

Bảng 6.2d. Kết quả tính cường độ điện trong nửa khoảng cột dưới ĐDK 220kV hai mạch, không
Phương án Dx=6,5m; D1=4,8m, D2=4,5m, D3 =4,2m; Lkc=300m; n=0
Htđ y. x. 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 12 11 10 9 8 7 6 5
7 150 E= 0.39 0.421 0.45 0.48 0.51 0.55 0.591 0.63 0.68 0.74 0.81 0.871 0.94 1.04 1.15 1.281 1.44 1.64 1.9 2.23 2.64 3.12 3.66 4.2 4.61 4.77
7.01 155 E= 0.39 0.421 0.45 0.48 0.51 0.551 0.59 0.63 0.68 0.73 0.81 0.871 0.94 1.04 1.14 1.281 1.44 1.64 1.9 2.23 2.63 3.12 3.66 4.19 4.6 4.75
7.06 160 E= 0.39 0.42 0.45 0.48 0.51 0.55 0.59 0.63 0.68 0.73 0.79 0.86 0.94 1.03 1.14 1.27 1.44 1.64 1.9 2.22 2.62 3.1 3.63 4.15 4.55 4.69
7.13 165 E= 0.39 0.42 0.45 0.48 0.51 0.55 0.59 0.63 0.68 0.73 0.79 0.86 0.94 1.03 1.14 1.27 1.43 1.63 1.89 2.21 2.6 3.08 3.59 4.1 4.4 4.61
7.23 170 E= 0.39 0.42 0.44 0.47 0.51 0.54 0.58 0.63 0.68 0.73 0.79 0.86 0.94 1.03 1.14 1.27 1.43 1.63 1.88 2.2 2.59 3.04 3.54 4.02 4.3 4.49
7.36 175 E= 0.39 0.42 0.44 0.47 0.51 0.54 0.58 0.63 0.67 0.73 0.79 0.85 0.93 1.02 1.13 1.26 1.42 1.62 1.87 2.18 2.56 3 3.47 3.92 4.25 4.34
7.51 180 E= 0.39 0.42 0.44 0.47 0.51 0.54 0.58 0.62 0.67 0.72 0.78 0.85 0.93 1.02 1.13 1.25 1.41 1.61 1.85 2.16 2.52 2.94 3.39 3.8 4.1 4.17
7.7 185 E= 0.39 0.41 0.44 0.47 0.5 0.54 0.58 0.62 0.67 0.72 0.78 0.85 0.92 1.01 1.12 1.25 1.4 1.6 1.84 2.13 2.48 2.87 3.29 3.67 3.93 3.98
7.91 190 E= 0.39 0.41 0.44 0.47 0.5 0.54 0.57 0.62 0.66 0.71 0.77 0.84 0.92 1 1.11 1.24 1.39 1.58 1.81 2.1 2.43 2.8 3.18 3.52 3.74 3.77
8.15 195 E= 0.39 0.41 0.44 0.47 0.5 0.53 0.57 0.61 0.66 0.71 0.77 0.83 0.91 1 1.1 1.23 1.38 1.56 1.79 2.06 2.37 2.71 3.06 3.36 3.55 3.55
8.42 200 E= 0.39 0.41 0.44 0.47 0.5 0.53 0.57 0.61 0.65 0.7 0.76 0.83 0.9 0.99 1.09 1.21 1.36 1.54 1.76 2.01 2.3 2.62 2.93 3.19 3.34 3.22
8.72 205 E= 0.39 0.41 0.44 0.46 0.49 0.53 0.56 0.6 0.65 0.7 0.75 0.82 0.89 0.98 1.08 1.2 1.34 1.52 1.72 1.96 2.23 2.52 2.79 3.01 3.13 3.08
9.05 210 E= 0.38 0.41 0.43 0.46 0.49 0.52 0.56 0.6 0.64 0.69 0.75 0.81 0.88 0.97 1.07 1.18 1.32 1.49 1.68 1.91 2.15 2.41 2.64 2.83 2.91 2.85
9.41 215 E= 0.38 0.41 0.43 0.46 0.49 0.52 0.56 0.59 0.64 0.69 0.74 0.8 0.87 0.96 1.05 1.17 1.3 1.46 1.64 1.84 2.07 2.29 2.49 2.64 2.7 2.62
9.79 220 E= 0.38 0.4 0.43 0.46 0.48 0.52 0.55 0.59 0.63 0.68 0.73 0.79 0.86 0.94 1.04 1.15 1.27 1.42 1.59 1.78 1.98 2.17 2.34 2.46 2.49 2.4
10.2 225 E= 0.38 0.4 0.43 0.45 0.48 0.51 0.55 0.58 0.63 0.67 0.72 0.78 0.85 0.93 1.02 1.12 1.25 1.38 1.54 1.71 1.88 2.05 2.19 2.28 2.29 2.19
10.64 230 E= 0.38 0.4 0.42 0.45 0.48 0.51 0.54 0.58 0.62 0.66 0.72 0.77 0.84 0.91 1 1.1 1.21 1.34 1.48 1.63 1.78 1.92 2.04 2.1 2.09 1.99
11.11 235 E= 0.38 0.4 0.42 0.45 0.47 0.5 0.54 0.57 0.61 0.66 0.71 0.76 0.83 0.9 0.98 1.07 1.18 1.29 1.42 1.55 1.68 1.8 1.89 1.93 1.9 1.79
11.61 240 E= 0.38 0.4 0.42 0.44 0.47 0.5 0.53 0.57 0.6 0.65 0.7 0.75 0.81 0.88 0.96 1.04 1.14 1.25 1.36 1.47 1.58 1.67 1.74 1.76 1.73 1.62
12.14 245 E= 0.37 0.39 0.42 0.44 0.47 0.49 0.53 0.56 0.6 0.64 0.68 0.74 0.79 0.86 0.93 1.01 1.1 1.19 1.29 1.39 1.48 1.55 1.6 1.61 1.56 1.45
12.69 250 E= 0.37 0.39 0.41 0.44 0.46 0.49 0.52 0.55 0.59 0.63 0.67 0.72 0.78 0.84 0.9 0.98 1.06 1.14 1.22 1.31 1.38 1.44 1.47 1.46 1.41 1.3
13.28 255 E= 0.37 0.39 0.41 0.43 0.46 0.48 0.51 0.54 0.58 0.62 0.66 0.71 0.76 0.81 0.87 0.94 1.01 1.08 1.16 1.22 1.28 1.32 1.34 1.32 1.26 1.16
13.89 260 E= 0.37 0.39 0.41 0.43 0.45 0.48 0.51 0.53 0.57 0.61 0.65 0.69 0.74 0.79 0.84 0.9 0.97 1.03 1.09 1.14 1.19 1.22 1.22 1.2 1.13 1.03
14.53 265 E= 0.36 0.38 0.4 0.42 0.45 0.47 0.5 0.52 0.56 0.59 0.63 0.67 0.72 0.76 0.81 0.86 0.92 0.97 1.02 1.06 1.1 1.11 1.11 1.08 1.02 0.92
15.2 270 E= 0.36 0.38 0.4 0.42 0.44 0.47 0.49 0.51 0.55 0.58 0.62 0.65 0.69 0.74 0.78 0.83 0.87 0.92 0.96 0.99 1.01 1.02 1.01 0.97 0.91 0.82
15.9 275 E= 0.36 0.38 0.39 0.41 0.44 0.46 0.48 0.5 0.54 0.57 0.6 0.63 0.67 0.71 0.75 0.79 0.82 0.86 0.89 0.92 0.93 0.93 0.91 0.88 0.82 0.73
16.62 280 E= 0.36 0.37 0.39 0.41 0.43 0.45 0.47 0.49 0.52 0.55 0.58 0.61 0.64 0.68 0.71 0.75 0.78 0.81 0.83 0.85 0.85 0.85 0.83 0.79 0.73 0.65
17.38 285 E= 0.35 0.37 0.38 0.4 0.42 0.44 0.46 0.48 0.51 0.54 0.56 0.59 0.62 0.65 0.68 0.71 0.73 0.75 0.77 0.78 0.78 0.77 0.75 0.71 0.66 0.58
18.16 290 E= 0.35 0.36 0.38 0.4 0.41 0.43 0.45 0.47 0.5 0.52 0.54 0.57 0.59 0.62 0.64 0.67 0.69 0.7 0.72 0.72 0.72 0.71 0.68 0.64 0.59 0.53
18.97 295 E= 0.34 0.36 0.37 0.39 0.41 0.42 0.44 0.46 0.48 0.5 0.52 0.55 0.57 0.59 0.61 0.63 0.65 0.66 0.67 0.67 0.66 0.65 0.62 0.58 0.53 0.48
19.81 300 E= 0.34 0.35 0.37 0.38 0.4 0.41 0.43 0.45 0.47 0.49 0.51 0.52 0.54 0.56 0.58 0.59 0.61 0.61 0.62 0.62 0.61 0.59 0.56 0.53 0.49 0.34
98

Hình 6.13d. Phân bố điện trường trong nửa khoảng cột dưới ĐDK 220kV hai mạch,
không phân pha (n=0), phương án Dx=6.5
99

`
Bảng 6.2e. Kết quả tính cường độ điện trong nửa khoảng cột dưới ĐDK 220kV hai mạch, n
phân pha 2x300mm2 (trường hợp thứ tự pha thuận). Phương án Dx=6,5m; D1=4,8m, D2=4,5m; D
Lkc=300m
Htđ y. x. 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 12 11 10 9 8 7
7 150 E= 0.56 0.58 0.59 0.61 0.63 0.64 0.65 0.66 0.67 0.68 0.68 0.69 0.69 0.7 0.72 0.78 0.88 1.06 1.32 1.69 2.17 2.76 3.45 4.19
7 155 E= 0.56 0.58 0.59 0.61 0.63 0.64 0.65 0.66 0.67 0.68 0.68 0.68 0.69 0.7 0.72 0.78 0.88 1.06 1.32 1.69 2.17 2.76 3.45 4.19
7.1 160 E= 0.56 0.57 0.59 0.61 0.62 0.64 0.65 0.66 0.67 0.67 0.68 0.68 0.68 0.69 0.72 0.77 0.88 1.06 1.33 1.69 2.17 2.76 3.44 4.17
7.1 165 E= 0.55 0.57 0.59 0.6 0.62 0.63 0.64 0.65 0.66 0.66 0.67 0.67 0.67 0.68 0.71 0.77 0.88 1.07 1.34 1.7 2.18 2.76 3.43 4.15
7.2 170 E= 0.55 0.56 0.58 0.59 0.61 0.62 0.63 0.64 0.65 0.65 0.66 0.66 0.66 0.68 0.71 0.77 0.89 1.08 1.35 1.71 2.19 2.76 3.42 4.12
7.4 175 E= 0.54 0.55 0.57 0.58 0.6 0.61 0.62 0.63 0.63 0.63 0.64 0.64 0.65 0.66 0.7 0.77 0.89 1.09 1.36 1.73 2.19 2.76 3.4 4.07
7.5 180 E= 0.53 0.54 0.56 0.57 0.58 0.6 0.6 0.61 0.62 0.62 0.62 0.63 0.63 0.65 0.69 0.77 0.9 1.1 1.38 1.75 2.2 2.75 3.37 4.02
7.7 185 E= 0.52 0.53 0.55 0.56 0.57 0.58 0.59 0.59 0.6 0.6 0.6 0.61 0.62 0.64 0.69 0.78 0.92 1.12 1.4 1.76 2.21 2.74 3.34 3.96
7.9 190 E= 0.51 0.52 0.53 0.54 0.55 0.56 0.57 0.57 0.58 0.58 0.58 0.59 0.6 0.63 0.69 0.78 0.93 1.14 1.42 1.78 2.22 2.73 3.3 3.89
8.2 195 E= 0.49 0.5 0.52 0.53 0.53 0.54 0.55 0.55 0.56 0.56 0.56 0.57 0.59 0.62 0.69 0.79 0.95 1.16 1.45 1.8 2.23 2.72 3.26 3.82
8.4 200 E= 0.48 0.49 0.5 0.51 0.51 0.52 0.53 0.53 0.52 0.53 0.54 0.55 0.58 0.62 0.69 0.81 0.97 1.19 1.47 1.82 2.23 2.7 3.22 3.7
8.7 205 E= 0.46 0.47 0.48 0.49 0.49 0.5 0.5 0.5 0.51 0.51 0.52 0.54 0.57 0.62 0.7 0.82 0.99 1.22 1.5 1.84 2.23 2.86 3.17 3.65
9.1 210 E= 0.44 0.45 0.46 0.46 0.47 0.47 0.48 0.48 0.48 0.49 0.5 0.52 0.56 0.62 0.71 0.84 1.02 1.24 1.52 1.85 2.23 2.66 3.11 3.56
9.4 215 E= 0.42 0.43 0.44 0.44 0.45 0.45 0.46 0.46 0.46 0.47 0.49 0.51 0.56 0.62 0.73 0.87 1.05 1.27 1.54 1.86 2.22 2.63 3.05 3.41
9.8 220 E= 0.41 0.41 0.42 0.42 0.42 0.43 0.43 0.43 0.44 0.45 0.47 0.51 0.56 0.64 0.75 0.89 1.08 1.3 1.56 1.87 2.21 2.59 2.98 3.37
10.2 225 E= 0.36 0.39 0.39 0.4 0.4 0.4 0.41 0.41 0.42 0.44 0.47 0.51 0.57 0.66 0.77 0.92 1.1 1.32 1.58 1.87 2.2 2.55 2.91 3.27
10.6 230 E= 0.34 0.37 0.37 0.38 0.38 0.38 0.4 0.4 0.41 0.43 0.47 0.52 0.59 0.68 0.8 0.95 1.13 1.34 1.59 1.87 2.18 2.51 2.84 3.17
11.1 235 E= 0.34 0.35 0.35 0.35 0.36 0.36 0.38 0.38 0.4 0.43 0.47 0.53 0.6 0.7 0.83 0.98 1.16 1.36 1.6 1.87 2.15 2.46 2.77 3.07
11.6 240 E= 0.33 0.33 0.33 0.33 0.34 0.35 0.37 0.37 0.4 0.43 0.48 0.54 0.63 0.73 0.85 1 1.18 1.38 1.61 1.86 2.12 2.41 2.69 2.97
12.1 245 E= 0.31 0.31 0.31 0.32 0.32 0.33 0.37 0.37 0.4 0.44 0.49 0.56 0.65 0.75 0.88 1.03 1.2 1.39 1.61 1.84 2.09 2.35 2.61 2.87
12.7 250 E= 0.29 0.29 0.3 0.3 0.31 0.33 0.37 0.37 0.41 0.45 0.51 0.58 0.67 0.78 0.91 1.05 1.22 1.4 1.6 1.82 2.05 2.29 2.53 2.75
13.3 255 E= 0.27 0.28 0.28 0.29 0.31 0.32 0.38 0.38 0.42 0.47 0.53 0.61 0.7 0.81 0.93 1.07 1.23 1.4 1.59 1.8 2.01 2.23 2.45 2.66
13.9 260 E= 0.26 0.27 0.28 0.29 0.3 0.32 0.39 0.39 0.43 0.49 0.55 0.63 0.72 0.83 0.95 1.09 1.24 1.4 1.38 1.77 1.97 2.17 2.37 2.56
14.5 265 E= 0.25 0.26 0.27 0.28 0.3 0.33 0.4 0.4 0.45 0.51 0.57 0.65 0.75 0.85 0.97 1.1 1.24 1.4 1.57 1.74 1.92 2.11 2.29 2.46
15.2 270 E= 0.24 0.26 0.27 0.29 0.31 0.34 0.42 0.42 0.47 0.53 0.6 0.68 0.77 0.87 0.98 1.11 1.24 1.39 1.55 1.71 1.87 2.04 2.21 2.36
15.9 275 E= 0.24 0.26 0.27 0.29 0.32 0.35 0.43 0.43 0.49 0.55 0.62 0.7 0.79 0.88 0.99 1.11 1.24 1.38 1.52 1.67 1.82 1.98 2.13 2.27
16.6 280 E= 0.24 0.26 0.28 0.3 0.33 0.37 0.45 0.45 0.51 0.57 0.64 0.72 0.8 0.9 1 1.11 1.23 1.36 1.5 1.63 1.77 1.91 2.05 2.17
17.4 285 E= 0.25 0.27 0.29 0.31 0.35 0.38 0.47 0.47 0.53 0.59 0.66 0.73 0.82 0.91 1.01 1.11 1.23 1.34 1.47 1.59 1.72 1.85 1.97 2.08
18.2 290 E= 0.25 0.28 0.3 0.33 0.36 0.4 0.49 0.49 0.55 0.61 0.67 0.75 0.83 0.91 1.01 1.11 1.21 1.32 1.44 1.55 1.67 1.78 1.89 1.99
19 295 E= 0.26 0.29 0.31 0.34 0.38 0.42 0.51 0.51 0.56 0.62 0.69 0.76 0.83 0.92 1.01 1.1 1.2 1.3 1.4 1.51 1.61 1.72 1.81 1.91
19.8 300 E= 0.28 0.3 0.33 0.36 0.39 0.43 0.52 0.52 0.58 0.64 0.7 0.77 0.84 0.92 1 1.09 1.18 1.27 1.37 1.46 1.56 1.65 1.74 1.82
100

Hình 6.13e. Phân bố điện trường trong nửa khoảng cột dưới ĐDK 220kV hai mạch,
(n = 2) phân pha 2x300mm2 ( trường hợp thứ tự pha thuận ). Phương án Dx=6.5m; D1=4.8m, D2=4
101

Bảng 6.2f. Kết quả tính cường độ điện trong nửa khoảng cột dưới ĐDK 220kV hai mạch
phân pha 2x300mm2 (trường hợp thứ tự pha 2 mạch ngược nhau).
Htđ y. x. 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 12 11 10 9 8 7
7 150 E= 0.39 0.42 0.45 0.48 0.51 0.55 0.59 0.63 0.68 0.74 0.8 0.87 0.94 1.04 1.15 1.28 1.44 1.64 1.9 2.23 2.64 3.12 3.66 4.2 4
7.01 155 E= 0.39 0.42 0.45 0.48 0.51 0.55 0.59 0.63 0.68 0.73 0.8 0.87 0.94 1.04 1.14 1.28 1.44 1.64 1.9 2.23 2.63 3.12 3.66 4.19
7.06 160 E= 0.39 0.42 0.45 0.48 0.51 0.55 0.59 0.63 0.68 0.73 0.79 0.86 0.94 1.03 1.14 1.27 1.44 1.64 1.9 2.22 2.62 3.1 3.63 4.15 4
7.13 165 E= 0.39 0.42 0.45 0.48 0.51 0.55 0.59 0.63 0.68 0.73 0.79 0.86 0.94 1.03 1.14 1.27 1.43 1.63 1.89 2.21 2.61 3.08 3.59 4.1 4
7.23 170 E= 0.39 0.42 0.44 0.47 0.51 0.54 0.58 0.63 0.68 0.73 0.79 0.86 0.94 1.03 1.14 1.27 1.43 1.63 1.88 2.2 2.59 3.04 3.54 4.02 4
7.36 175 E= 0.39 0.42 0.44 0.47 0.51 0.54 0.58 0.63 0.67 0.73 0.79 0.85 0.93 1.02 1.13 1.26 1.42 1.62 1.87 2.18 2.56 3 3.47 3.92 4
7.51 180 E= 0.39 0.42 0.44 0.47 0.51 0.54 0.58 0.62 0.67 0.72 0.78 0.85 0.93 1.02 1.13 1.25 1.4 1.61 1.85 2.16 2.52 2.94 3.39 3.8
7.7 185 E= 0.39 0.41 0.44 0.47 0.5 0.54 0.58 0.62 0.67 0.72 0.78 0.85 0.92 1.01 1.12 1.25 1.4 1.6 1.84 2.13 2.48 2.87 3.29 3.67 3
7.91 190 E= 0.39 0.41 0.44 0.47 0.5 0.54 0.57 0.62 0.66 0.71 0.77 0.84 0.92 1 1.11 1.24 1.39 1.58 1.81 2.1 2.43 2.8 3.18 3.52 3
8.15 195 E= 0.39 0.41 0.44 0.47 0.5 0.53 0.57 0.61 0.66 0.71 0.77 0.83 0.91 1 1 1.23 1.38 1.56 1.79 2.06 2.37 2.71 3.06 3.36 3
8.42 200 E= 0.39 0.41 0.44 0.47 0.5 0.53 0.57 0.61 0.65 0.7 0.76 0.83 0.9 0.99 1.09 1.21 1.36 1.54 1.76 2.01 2.3 2.62 2.93 3.19 3
8.72 205 E= 0.39 0.41 0.44 0.46 0.49 0.53 0.56 0.6 0.65 0.7 0.75 0.82 0.89 0.98 1.08 1.2 1.34 1.52 1.72 1.96 2.23 2.52 2.79 3.01 3
9.05 210 E= 0.38 0.41 0.43 0.46 0.49 0.52 0.56 0.6 0.64 0.69 0.75 0.81 0.88 0.97 1.07 1.18 1.32 1.49 1.68 1.91 2.15 2.41 2.64 2.83 2
9.41 215 E= 0.38 0.41 0.43 0.46 0.49 0.52 0.56 0.59 0.64 0.69 0.74 0.8 0.87 0.96 1.05 1.17 1.3 1.46 1.64 1.84 2.07 2.29 2.49 2.64
9.79 220 E= 0.38 0.4 0.43 0.46 0.48 0.52 0.55 0.59 0.63 0.68 0.73 0.79 0.86 0.94 1.04 1.15 1.27 1.42 1.59 1.78 1.98 2.17 2.34 2.46 2
10.2 225 E= 0.38 0.4 0.43 0.45 0.48 0.51 0.55 0.58 0.63 0.67 0.72 0.78 0.85 0.93 1.02 1.12 1.25 1.38 1.54 1.7 1.88 2.05 2.19 2.28 2
10.6 230 E= 0.38 0.4 0.42 0.45 0.48 0.51 0.54 0.58 0.62 0.66 0.72 0.77 0.84 0.91 1 1.1 1.21 1.34 1.48 1.63 1.78 1.92 2.04 2.1 2
11.1 235 E= 0.38 0.4 0.42 0.45 0.47 0.5 0.54 0.57 0.61 0.66 0.71 0.76 0.83 0.9 0.98 1.07 1.18 1.29 1.42 1.55 1.68 1.8 1.89 1.93
11.6 240 E= 0.38 0.4 0.42 0.44 0.47 0.5 0.53 0.57 0.6 0.65 0.7 0.75 0.81 0.88 0.96 1.04 1.14 1.25 1.36 1.47 1.58 1.67 1.74 1.76 1
12.1 245 E= 0.37 0.39 0.42 0.44 0.47 0.49 0.53 0.56 0.6 0.64 0.68 0.74 0.79 0.86 0.93 1.01 1.1 1.19 1.29 1.39 1.48 1.55 1.6 1.61 1
12.7 250 E= 0.37 0.39 0.41 0.44 0.46 0.49 0.52 0.55 0.59 0.63 0.67 0.72 0.78 0.84 0.9 0.98 1.06 1.14 1.22 1.3 1.38 1.44 1.47 1.46 1
13.3 255 E= 0.37 0.39 0.41 0.43 0.46 0.48 0.51 0.54 0.58 0.62 0.66 0.71 0.76 0.81 0.87 0.94 1.01 1.08 1.16 1.22 1.28 1.32 1.34 1.32 1
13.9 260 E= 0.37 0.39 0.41 0.43 0.45 0.48 0.51 0.54 0.57 0.61 0.65 0.69 0.74 0.79 0.84 0.9 0.97 1.03 1.09 1.14 1.19 1.22 1.22 1.2 1
14.5 265 E= 0.36 0.38 0.4 0.42 0.45 0.47 0.5 0.53 0.56 0.59 0.63 0.67 0.72 0.76 0.8 0.86 0.92 0.97 1.02 1.06 1.1 1.11 1.11 1.08 1
15.2 270 E= 0.36 0.38 0.4 0.42 0.44 0.47 0.49 0.52 0.55 0.58 0.62 0.65 0.69 0.74 0.78 0.83 0.87 0.92 0.96 0.99 1.01 1.02 1.01 0.97 0
15.9 275 E= 0.36 0.38 0.39 0.41 0.44 0.46 0.48 0.51 0.54 0.57 0.6 0.63 0.67 0.71 0.75 0.79 0.82 0.86 0.89 0.92 0.93 0.93 0.91 0.88 0
16.6 280 E= 0.36 0.37 0.39 0.41 0.43 0.45 0.47 0.5 0.52 0.55 0.58 0.61 0.64 0.68 0.7 0.75 0.78 0.81 0.83 0.85 0.85 0.85 0.83 0.79 0
17.4 285 E= 0.35 0.37 0.38 0.4 0.42 0.44 0.46 0.49 0.51 0.54 0.56 0.59 0.62 0.65 0.68 0.71 0.73 0.75 0.77 0.78 0.78 0.77 0.75 0.71 0
18.2 290 E= 0.35 0.36 0.38 0.4 0.41 0.43 0.45 0.47 0.5 0.52 0.54 0.57 0.59 0.62 0.64 0.67 0.69 0.7 0.72 0.72 0.72 0.71 0.68 0.64 0
1S.97 295 E= 0.34 0.36 0.37 0.39 0.41 0.42 0.44 0.46 0.48 0.5 0.52 0.55 0.57 0.59 0.6 0.63 0.65 0.66 0.67 0.67 0.66 0.65 0.62 0.58 0
19.81 300 E= 0.34 0.35 0.37 0.38 0.4 0.41 0.43 0.45 0.47 0.49 0.51 0.52 0.54 0.56 0.58 0.59 0.61 0.61 0.62 0.62 0.61 0.59 0.56 0.53 0
102

Hình 6.13f. Phân bố điện trường trong nửa khoảng cột dưới ĐDK 220kV hai mạch, (n =
phân pha 2x300mm2. Phương án (trường hợp thứ tự pha 2 mạch ngược nhau).
103

• Nhận xét và đánh giá kết quả


Kết quả nghiên cứu tính toán đã minh hoạ và làm sáng tỏ những nội dung đã
nêu ở trên đối với đường dây 220kV 2 mạch. Việc xác định phạm vi ảnh hưởng của
điệntrường được thực hiện trên cơ sở tính toán và thiết, lập những đường đặc tính của
cường độ điện trường.
Từ số liệu trong các bảng 6.2a, 6.2b và 6.2c ta thấy với khoảng cách pha 4,2m
4,5m và 4,8m khi dây dẫn có độ treo cao trung bình giảm dần từ 19m đến 7m, để có
giá trị điện trường giảm dần đến giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 5kV/m. Phạm vi ảnh hưởng
của điện trường được xác định cho toàn bộ chiều dài tuyến đường dây truyền tải kể
từ tâm ĐDK 220kV 2 mạch ra mỗi phía là 8,0m. Ngoài ra, để đảm bảo trong hành
lang bảo vệ an toàn lưới điện áp 220kV là 6m kể từ mặt cắt đứng chứa dây ngoài cùng
điện trường có giá trị nhỏ hơn 5kV/m, độ treo cao dây dẫn thấp nhất so với mặt đất
phải có giá trị là 10m (đối với ĐDK 220kV 2 mạch phân pha 2x300mm2). Điều này
hoàn toàn phù hợp với quy định ngành TCN - 03 - 92 và Nghị định 54 của Chính phủ
về an toàn lưới điện cao áp khi ĐDK 220kV 2 mạch đi qua vùng dân cư.
Số liệu trong bảng 6.2d, 6.2e, 6.2f là kết quả tính phân bố điện trường của
những mặt cắt vuông góc với tuyến ĐDK 220kV hai mạch tại các điểm tính từ tâm
tuyến đường dây ra hai phía được tịnh tiến dọc theo nửa khoảng cột (lấy chiều dài
trung bình của khoảng cột Lkc = 300m) từ độ võng thấp nhất đến cột để từ đó xây
dựng đường bao điện trường trên mặt cắt song song với mặt đất ở độ cao 1,63m. Nếu
bỏ qua sự thay đổi chút ít về điện dung của đường dây khi thay đổi độ võng tại khoảng
cột thì việc chuyển dịch điểm tính toán đến gần với cột cũng đồng nghĩa với việc thay
đổi độ cao treo dây dẫn. Kết quả tính cho thấy trong điều kiện lý tưởng càng tiến dần
tới cột cường độ điện trường tại các điểm tương ứng cách tâm đường dây càng giảm.
Đối với đường dây 220kV hai mạch có các pha bố trí thẳng đứng, ta thấy nếu
thứ tự của hai pha ngược nhau sẽ cho phân hố điện trường dưới đường dây khác nhau
trong cả hai trường hợp điện trường đều có giá trị trung bình lớn hơn so với đường
dây một mạch. Hay nói một cách khác, phạm vi ảnh hưởng của điện trường dưới
đường dây 220kV hai mạch sẽ rộng hơn so với đường dây 220kV một mạch và do đó
104

hành lang để bảo đảm an toàn dọc tuyến cũng lớn hơn. Tuy nhiên, vì lý do kinh tế và
kỹ thuật.v.v... (ví dụ: tăng khả năng tải của đường dây và diện tích đất mà hành lang
tuyến của đường dây chiếm dụng khi qua các vùng thành phố và đô thị.v.v...). Vì vậy,
các đường dây 220kV thường thiết kế và vận hành hai mạch có sử dụng phân pha.
Từ các số liệu trong bảng 6.2d, 6.2e, 6.2f, với khoảng cách pha 4,2m; 4,5m và
4,8m, khi dây dẫn có độ treo cao trung bình giảm dần từ 19,8m đến 7m, để có giá trị
điện trường giảm dần đến giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 5kV/m, phạm vi ảnh hưởng của
điện trường từ tâm ĐDK 220kV hai mạch phân pha 2x300mm2 là 6m.
Đây là một kết quả quan trọng, làm cơ sở cho việc bổ sung tiêu chuẩn ngành
đối với đường dây 220kV hai mạch phân pha 2x300mm2 dự kiến xây dựng và Nghị
định 54 của Chính phủ về việc cho phép các công trình tồn tại dưới đường 220kV.
105

KẾT LUẶN CHUNG


Luận văn đã nghiên cứu, tìm hiểu đưa ra các biện pháp chống sét đối với đường
dây 220kV Thái Bình - Nam Định đang vận hành và tìm hiểu,nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng của điện từ trường đối với đường dây,phương pháp tính toán điện trường
đường dây 220kV. Trong quá trinh nghiên cứu đã giải quyết được một số vấn đề như
sau:
1. Đưa ra các biện pháp làm giảm suất cắt của đường dây 220kV
2. Đề ra các biện pháp chống sét cho đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định
và so sánh tính kinh tế giữa các biện pháp để đề xuất lựa chọn biện pháp hợp lý áp
dụng cho đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định 1&2.
3. Xác định phương pháp tính toán điện trường, áp dụng các định luật cơ bản
trong lý thuyết trường điện từ, đặc biệt là định luật Gauss, đã đưa ra hai phương pháp
tính điện trường: Phương pháp tính trực tiếp và phương pháp tính gián tiếp cường độ
điện trường qua hàm thế φ. Luận văn đã phân tích và lựa chọn phương pháp tính giản
tiếp cường độ điện trường qua hàm thế φ cho đường dây 220kV một mạch và hai
mạch có kết cấu khác nhau. Đây là phương pháp đơn giản nhưng có độ tin cậy cao.
4. Trên cơ sở các thông số đặc trưng của đường dây 220kV đã xây dựng và đang
vận hành, sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal ta lập chương trình tính toán điện dung,
tính đường phân bố cường độ điện trường đối với đường dây 1 mạch và 2 mạch.
Chương trình tính toán đáp ứng được yêu cầu bài toán đặt ra khi cần xác định hay
kiểm tra mức độ ảnh hưởng ở bất kỳ điểm nào trong vùng gần đường dây trong phạm
vi của hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và với các phương án khác nhau của
điểm cần nghiên cứu dọc theo khoảng cột ở độ cao h p dưới đường dây. Kết quả tính
toán lý thuyết được thực hiện với những sơ đồ cột điển hình và giả thiết mặt đất phía
dưới đường dây là mặt phẳng lý tưởng, không có tác động làm méo các đường phân
bố điện trường. Các kết quả nghiên cứu và tính toán của luận văn có thể áp dụng để
kiểm tra cường độ điện trường theo độ cao, theo khoảng cách từ tâm tuyến đường đây
ra hai phía cũng như trong khoảng cột và từ đó xác định được hành lang bảo vệ an
toàn cho lưới điện cao áp.
106

Một số kiến nghị


a.Tính toán bảo vệ chống sét cho đường dây 220kV Thái Bình - Nam Định
Đối với đường dây đang vận hành
1. Đề cao công tác phòng ngừa nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự cố do sét đánh trực
tiếp hay gián tiếp vào đường dây.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra định kỳ hệ thống tiếp địa cột để phát hiện và
xử lý kịp thời những sai sót của hệ thống nối đất như đứt dây nối đất, mối hàn kém.
- Đảm bảo hành lang an toàn lưới điện tránh sự cố gián tiếp do sét khi sét đánh
vào cây gần hành lang.
2. Lựa chọn và phối hợp đồng bộ các biện pháp bảo vệ tại từng vị trí để hạn chế tối
đa những nguy cơ và ảnh hưởng của sét với đường dây trong đó cần lưu ý:
- Ưu tiên lựa chọn và áp dụng trước tiên các biện pháp không phải cắt điện, biện
pháp có chi phí thấp nhất.
- Để biện pháp bổ sung bát sứ cho chuỗi cách điện phát huy tốt nhất tác dụng
thì hệ thống nối đất cột phải làm việc hiệu quả.
- Biện pháp giảm điện trở nối đất cột chỉ có tác dụng lâu dài khi điện trở suất
đất được phục hồi về nguyên trạng ban đầu của đất.
- Trong các biện pháp để phục hồi và duy trì điện trở suất đất về nguyên trạng
ban đầu của đất thì biện pháp tái hoàn thổ là biện pháp hiệu quả nhất.
Đối với dự án đầu tư xây dựng đường dây mới
1. Coi trọng công tác khảo sát, tính toán thiết kế đồng bộ hệ thống bảo vệ chống sét
cho toàn tuyến.
- Lựa chọn loại cách điện phù hợp cho các khu vực đường dây đi qua.
2. Trong công tác thi công và giám sát thi công.
- Phải thực hiện đúng thiết kế được duyệt, chú trọng công đoạn lắp đặt hệ thống
tiếp địa nhằm phát huy khả năng tản sét tốt nhất.
- Đặc biệt coi trọng công tác hoàn thổ móng cột khôi phục bề mặt đất, giữ độ
ẩm nhằm duy trì điện trở suất ban đầu của đất tránh xói mòn sạt lở móng.
107

- Đảm bảo khoảng cách hành lang an toàn lưới điện phải chú ý đến những nguy
cơ gây ảnh hưởng khi đưa đường dây vào vận hành.
b.Tính toán điện trường đường dây 220kV
Việc nghiên cứu tính toán điện từ trường đường dây không còn có rất nhiều vấn
đề cần giải quyết. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên còn một số vấn đề chưa được
xem xét đến trong luận văn này như:
1. Quá trình tính toán Điện trường đối với đường dây không 220kV chỉ dựa trên
yếu tổ lý tưởng là địa hình bên dưới đường cao áp bằng phẳng, không bị che chắn...
Thực tế trên địa hình khác nhau (đồi, núi, biển...) thì sự phân bố điện trường còn phụ
thuộc rất nhiều vào những yếu tố này.
2. Chưa đề cập và tính toán đối với điện trường trong cáp ngầm cao áp để có
những so sánh về kỹ thuật và kinh tế trước nhu cầu bức thiết của việc “ ngầm hóa các
công trình điện “ như hiện nay.
3. Đối với một dự án điện hiện nay, điện từ trường là một trong những vấn đề
nóng bỏng nhức nhối trong xã hội. Nhiều nơi trên thế giới đã có những công trình
nghiên cứu và đã chẩn đoán lâm sàng về khả năng gây ra các loại bệnh như ung thư,
bạch cầu và tổn hại sức khoẻ cho người dân do ảnh hưởng của điện từ trường... cụ
thể như các công trình khoa học từ những năm 1999 của Tổ chức nghiên cứu ung thư
Trẻ em Hoa kỳ do giáo sư Sir Richard Doll chủ trì (1999), nhóm các chuyên gia Quốc
tế do giáo sư Ahlbom từ Thụy Điển (2000), và báo cáo chi tiết của Viện Khoa học
Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ về vấn đề ảnh hưởng của điện từ trường (1999), tất cả
cảc báo cáo đều cho rằng các kết quả về các di chứng để lại do tình trạng bị ảnh hưởng
về từ trường quá mức sẽ dẫn đến những tổn hại về sức khỏe.
Đối với Việt Nam về điện từ trường hiện nay có các quy định sau:
- Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004.
- Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn
công trình lưới điện cao áp.
108

Ở nước ta trước kia theo Nghị định số 118/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm
2004 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/1999/ NĐ-
CP của chính phủ tại khoản 3 điều 1 về việc Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau của
Nghị định số 54/1999/ NĐ-CP quy định đối với nhà ở và công trình tồn tại trong hành
lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp đến 220 kV phải đảm bảo các điều kiện, trong
đó có điều kiện về điện từ trường cụ thể cường độ điện trường phải nhỏ hơn 5 kV/m;
mật độ dòng điện cảm ứng phải nhỏ hơn 10 mA/m2 hoặc cường độ từ trường phải
nhỏ hơn 100 μT. Vị trí đo được quy định tại điểm bất kỳ trong hành lang lưới điện và
cách mặt đất 1 m. Hiện nay theo Luật Điện lực và Nghị định số 106/2005/NĐ-CP
ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp không
còn quy định về cường độ từ trường dưới đường dây cao áp.
Vì vậy việc nghiên cứu về những ảnh hưởng của điện trường đối đường dây không
là một nhu cầu bức thiết. Tuy nhiên do khuôn khổ của luận văn này còn nhiều hạn
chế nên các vấn đề về nghiên cứu phân tích những ảnh hưởng trên sẽ được nghiên
cứu thêm trong thời gian tới.
109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Trần Bách (2000), "Lưới điện và hệ thống điện" , NXB Khoa học và kỹ thuật.

[2] Nguyễn Minh Chước (2001), "Hướng dẫn thiết kế tốt nghiệp kỹ thuật điện cao áp" ,
Hà Nội.

[3] Võ Viết Đạn (1972), "Giáo trình kỹ thuật điện cao áp" , Khoa Đại học tại chức -
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

[4] Nguyễn Hữu Kiên, “ Nghiên cứu điện trường đường dây cao áp 220kV với các dạng
kết cấu khác nhau “, Luận văn Thạc sỹ khoa học - Đại học Bách khoa Hà Nội.

[5] Trần Đình Long (2000), "Bảo vệ các hệ thống điện" , NXB Khoa học và kỹ thuật.

[6] Ninh Văn Nam, “ Tổng quan tình hình cắt điện do sét trên lưới điện Việt Nam và các
biện pháp hạn chế “, Báo cáo chuyên đề - Đại học Bách khoa Hà Nội.

[7] Ngô Hồng Quang (2002), "Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4 đến 500kV"
, NXB Khoa học và kỹ thuật.

[8] Trần Văn Tớp (2002), "Kỹ thuật điện cao áp-Quá điện áp và bảo vệ chống quá điện
áp" , NXB Khoa học và kỹ thuật.

[9] Nguyễn Bình Thành, Nguyễn Trần Quân, Lê Văn Bảng, Cơ sở lý thuyết trường điện
từ, 1983.

[10] Nguyễn Đình Thắng, Điên từ trường và sự phát triển của hệ thống cáp đơn trong lưới
điện cao áp 3 pha, Tạp chí Điện lực tháng 6 – 7, 1997.

[11] Nguyễn Đình Thắng , " Vật liệu kỹ thuật điện", NXB Khoa học kỹ thuật 2004.
[12] Bộ Công nghiệp (2006), "Quy phạm trang bị điện" , NXB Lao động – Xã hội.

[13] Nghị định 106/2005/NĐ-CP(2005), "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp ".
110

[14] Tổng Công ty truyền tải, " Báo cáo tổng kết tình hình vận hành lưới điện truyền tải".

[15] Truyền tải điện Ninh Bình, "Báo cáo công tác quản lý vận hành đường dây - Báo cáo
tình hình sự cố trên đường dây - Báo cáo công tác sửa chữa trên đường dây - Hồ sơ
thiết kế, hồ sơ nghiệm thu đường dây 220 kV Thái Bình – Nam Định 1&2 ".

Tiếng Anh
[16] B.M Weedy, Electric Power systems – Second Edition. Southampton 1971.
[17] Comparison of high voltage overhead lines and underground cables (Cigre – 1996) ”
[18] Electric and magnetic fields produced by tranmission systems. Desription of
phenomena and practical guide for calculation, 1980. CIGRE WG 36-2001
(interference and fields).
[19] Field effects of overhead Transmission Lines and Station ( Transmission Line
Reference Book. Edison electric institute NewYork ).
[20] Golde, R.H," Lighting", New York, Academic Press, 1972, 2 volumes.
[21] Morrison, Ralph, Lewis, Warren H, "Grounding and shielding on facilies", New York,
Toronto, J.Wiley, 1990.
[22] Uman, Matin A, " Lighting", New York, Dover Publication,1984.
PHỤ LỤC 1A
Thông số kỹ thuật đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định

A. Công tác quản lý vận hành đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định
Hiện tại tuyến đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định 1&2 do truyền tải
điện Nam Định quản lý vận hành và sửa chữa trực thuộc truyền tải điện Ninh Bình
trực tiếp quản lý vận hành.
TT Đội QLVH&SC ĐZ 220kV Cung đoạn quản lý Chiều dài (km)
1 Nam Định 1 ÷ 65 23,04

B. Thông số kỹ thuật đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định


Các thông số kỹ thuật đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định [11].
1.Tên Đường dây :
Thái Bình – Nam Định 1 + Thái Bình – Nam Định 2. Gọi đầy đủ theo ngăn lộ:
- ĐZ 220kV Thái Bình – Nam Định 1 (273E3.7 – 271E11.1).
- ĐZ 220kV Thái Bình – Nam Định 2 (274E3.7 – 276E11.1).

2. Chiều dài: 23,04 km . Số mạch : 02. Phạm vi tuyến : từ VT 01 đến VT65


Đi qua địa phận các tỉnh : Thái Bình, Nam Định.
Phân vùng tuyến theo địa hình: Vùng đồng bằng.

3. Dây dẫn: Không phân pha


a.ĐZ 220kV Thái Bình – Nam Định 1 (273E3.7 – 271E11.1)
- ACSR500/64.
- AACSR563 đoạn vượt sông hồng từ 18-21.
- Bố trí dây dẫn :
01 02 65
Pha trên (C) Pha trên (C) Pha trên (C)

E3.7 Pha giữa (B) Pha giữa (B) Pha giữa (B) E11.1
Pha dưới (A) Pha dưới (A) Pha dưới (A)

+ Thẳng đứng: 1-65.


- Thứ tự pha :
+ Đoạn 1-65 : C (trên) , B (giữa) , A (dưới).
- Đảo pha : không.
b. ĐZ 220kV Thái Bình – Nam Định 2 (274E3.7 – 276E11.1)
- ACSR500/64.
- AACSR563 đoạn vượt sông hồng từ 18-21.
- Bố trí dây dẫn :

01 02 65
Pha trên (C) Pha trên (C) Pha trên (C)

E3.7 Pha giữa (B) Pha giữa (B) Pha giữa (B) E11.1
Pha dưới (A) Pha dưới (A) Pha dưới (A)

+ Thẳng đứng: 1-65.


- Thứ tự pha :
+ Đoạn 1-65 : C (trên) , B (giữa) , A (dưới).
- Đảo pha : không.

4. Dây chống sét : Bên trái hướng tuyến, bố trí 02 dây CS (kết hợp cáp quang)
- Loại TK70: Từ 01-18, 21-65.
- Loại AACSR181,6 (đoạn vượt sông từ VT 18 - 21).
- Bảo vệ chống sét và quá áp: Nối đất trực tiếp dây chống sét từ VT 01 - 18 (đầu
E3.7) & từ VT 62 - 65 (E11.1).
+ Góc bảo vệ của dây chống sét : < 20 o.
+ Khe hở mỏ phóng dây chống sét : 4 cm.
+ Trong 1 khoảng néo dây chống sét được nối đất tại cột néo phía Thái Bình
(Gồm các khoảng 18-21, 21-23, 23-28, 28-38, 38-41, 41-44, 44-53, 53-57).
+ Khoảng néo 57-62 dây chống sét được nối đất 2 đầu tại cột néo 57 và 62.

5. Dây cáp quang : Nằm bên phải hướng tuyến.


- Loại: OPGW-70 ( Từ 01-18 và 21-65).
- Loại: OPGW-180 (đoạn vượt sông từ vị trí 18 - 21).
- Bố trí dây CQ : Xà chống sét.
- Hộp nối 07 hộp (VT:12, 18, 21, 28, 38, 44, 53).

6. Cột : Tổng số cột 65 cột.


- Cột néo kép: 19 cột
+Y330-2T: 02 (VT: 28, 41)
+Y330-2T+9: 02 (VT: 15, 38)
+Y330-2T+14: 03 (VT: 44, 53, 57)
+N222-16C: 05 (VT: 04, 05, 23, 62, 63)
+N222-16D: 02 (VT: 18, 21)
+N222-20C: 04 (VT: 1, 7, 12, 65)
+N222-25C: 01 (VT: 13)
- Cột đỡ kép: 42 cột
+Đ222-23B: 26 (VT: 06, 09, 14, 24-26; 30-37, 42, 43, 47 ,48, 50, 52, 54, 55,
58, 59, 60, 64).
+Đ222-29B: 16 (VT: 02, 03, 08, 10, 11, 16, 17, 22, 27, 29, 45, 46, 49, 51, 56, 61).
- Cột đỡ vượt: 04 cột
+V222-58: 02 (VT: 39, 40)
+V222-84: 02 (VT: 19, 20)
- Nước sản xuất: Việt Nam, Liên Xô cũ.
- Các thông tin về dây néo: không có dây néo.
- Cột đặc biệt khác : 0.
7.Cách điện và phụ kiện :
a. ĐZ 220kV Thái Bình – Nam Định 1 (273E3.7 – 271E11.1)
Loại cách Nước sản
Stt Pham vi áp dụng Cấu trúc Ghi chú
điện xuất
Chuỗi đỡ chống sét 01 bát/chuỗi Pháp Chuỗi ĐS
Chuỗi đỡ chống sét 01 bát/chuỗi Pháp Chuỗi ĐSđ
U70 Chuỗi đỡ dây dẫn 16 bát/chuỗi Chuỗi ĐĐ
1 Chuỗi đỡ dây dẫn 2x17 bát/chuỗi Chuỗi ĐK
Chuỗi đỡ dây dẫn 2x17 bát/chuỗi Chuỗi ĐK1
Chuỗi ĐĐ
C70 Chuỗi đỡ dây dẫn 16 bát/chuỗi
(Pha B VT45)
Chuỗi néo chống sét 01 bát/chuỗi Pháp Chuỗi NS1
2 U210
Chuỗi néo chống sét 01 bát/chuỗi Pháp Chuỗi NS1đ
Chuỗi néo chống sét 01 bát/chuỗi Pháp Chuỗi NS
3 U120 Chuỗi đỡ chống sét 01 bát/chuỗi Pháp Chuỗi ĐS-1
Chuỗi néo chống sét 01 bát/chuỗi Pháp Chuỗi NSđ
4 U210/146 Chuỗi néo dây dẫn 2x16 bát/chuỗi Pháp Chuỗi NK
Chuỗi néo dây dẫn 15 bát/chuỗi Pháp Chuỗi NĐ
5 U210/170
Chuỗi néo dây dẫn 2x16 bát/chuỗi Chuỗi NK1

- Phụ kiện: Tây Âu


+ Khoá néo dây dẫn:
T2XBK ACSR500/64; Kích thước ép: Nhôm: M42 Thép: N17
T3XBK AACSR563; Kích thước ép: Nhôm: M41,5 Thép: N17
+ Khoá néo dây CS:
T9XKAC 19x2,3; Kích thước ép: Nhôm: Thép: N19
T222XBOFKPHLOX181,6; Kích thước ép: Nhôm: M39 Thép: N21
+ Ống nối dây dẫn:
JXBK ACSR 500/64: Kích thước ép: Nhôm: M42 Thép: N17
+ Ống nối dây CS:
JXKAC 19x2,3: Kích thước ép: Nhôm: Thép: N19
+ Chống rung :

Loại chống khoảng cách


Stt Vị trí treo Ghi chú
rung (m)
1 STN Dây dẫn 1,9 Khoảng cột<500m

Khoảng cột>500m (lắp 2 quả: phía


1,9+3,2
trong 1,9; ngoài 3,2)
2 STP Dây dẫn 1,9 Khoảng cột<500m

Khoảng cột>500m (lắp 2 quả: phía


1,9+3,2
trong 1,9; ngoài 3,2)
3 STL Dây chống sét 0,75 Khoảng cột<500m

Khoảng cột>500m (lắp 2 quả: phía


0,75+1,25
trong 0,75, ngoài 1,25)
4 STJC Dây chống sét 0,75 Khoảng cột<500m

Khoảng cột>500m (lắp 2 quả: phía


0,75+1,25
trong 0,75, ngoài 1,25)
5 STJA Dây cáp quang 0,8 Khoảng cột<500m

Khoảng cột>500m (lắp 2 quả: phía


0,8+1,3
trong 0,8, ngoài 1,3)

6 STJB Dây cáp quang 0,8 Khoảng cột<500m


Khoảng cột>500m (lắp 2 quả: phía
0,8+1,3
trong 0,8, ngoài 1,3)
b. ĐZ 220kV Thái Bình – Nam Định 2 (274E3.7 – 276E11.1).

Loại cách Nước sản


Stt Pham vi áp dụng Cấu trúc Ghi chú
điện xuất

Chuỗi đỡ chống sét 01 bát/chuỗi Pháp Chuỗi ĐS


U70
Chuỗi đỡ chống sét 01 bát/chuỗi Pháp Chuỗi ĐSđ

Chuỗi đỡ dây dẫn 17 bát/chuỗi Trung Quốc ĐD7-2


1 U70BS
Chuỗi đỡ dây dẫn 17 bát/chuỗi Trung Quốc ĐL7-2

Chuỗi néo dây dẫn 16 bát/chuỗi Trung Quốc NDT21-2


U210B
Chuỗi néo dây dẫn 16 bát/chuỗi Trung Quốc ND21-2

- Phụ kiện: Trung Quốc.


+ Khoá néo dây dẫn:
NY500/64; Kích thước ép: Nhôm: M45 Thép: N19,1
+ Khoá néo dây CS:
T9XKAC 19x2,3; Kích thước ép: Nhôm: Thép: N19
T222XBOFKPHLOX181,6; Kích thước ép: Nhôm: M39 Thép: N21
+ Ống nối dây dẫn:
JY 500/64: Kích thước ép: Nhôm: M45Thép: N19,1
+ Ống nối dây CS:
JXKAC 19x2,3: Kích thước ép: Nhôm: Thép: N19
+ Chống rung :

Loại chống khoảng cách


Stt Vị trí treo Ghi chú
rung (m)

Toàn tuyến:

- Lắp 1 quả 1,2m.

1 FFH-5L Dây dẫn 1,2 + 1,2 - Lắp 2 quả:

+ Phía trong 1,2m.

+ Phía ngoài 1,2m.

3 STL Dây chống sét 0,75 Khoảng cột<500m

Khoảng cột>500m (lắp 2 quả: phía


0,75+1,25
trong 0,75, ngoài 1,25)

4 STJC Dây chống sét 0,75 Khoảng cột<500m

Khoảng cột>500m (lắp 2 quả: phía


0,75+1,25
trong 0,75, ngoài 1,25)

5 STJA Dây cáp quang 0,8 Khoảng cột<500m

Khoảng cột>500m (lắp 2 quả: phía


0,8+1,3
trong 0,8, ngoài 1,3)

6 STJB Dây cáp quang 0,8 Khoảng cột<500m

Khoảng cột>500m (lắp 2 quả: phía


0,8+1,3
trong 0,8, ngoài 1,3)
8. Móng.
Các loại móng sử dụng trên tuyến:
Stt Loại móng Ký hiệu Chủng loại Các vị trí cụ thể
1 Móng cột 4X12C40-V84 Móng trụ 20
2 Móng cột 4X9C36-N16 Móng trụ 18,21
3 Móng cột 4X9C36-V84 Móng trụ 19
4 Móng cột 24,33,34,36,37,
M1210-54 Móng bản
42,43,55, 58
5 Móng cột M1210-54N Móng bản 06,09,14,35,54
6 Móng cột M1311-64 Móng bản 27,29,56
7 Móng cột M1311-64N Móng bản 02,03,08,10,11
8 Móng cột 25,26,30,31,32,47,
M1412-54 Móng bản
48,50, 52,59,60
9 Móng cột M1512-64 Móng bản 17,22,45,46,49,51,61
10 Móng cột M1512-64N Móng bản 12
11 Móng cột M1614-68 Móng bản 28,41
12 Móng cột M1614-80 Móng bản 35,36
13 Móng cột M1816-110 Móng bản 44,57
14 Móng cột M1816-110N Móng bản 53
15 Móng cột M1816-110NĐ Móng bản 13
16 Móng cột M1816-83 Móng bản 23,63
17 Móng cột M1816-83Đ Móng bản 62
18 Móng cột M1816-83NĐ Móng bản 04,05
19 Móng cột M1816-95 Móng bản 38
20 Móng cột M1816-95Đ Móng bản 65

21 Móng cột M1816-95N Móng bản 07,15


22 Móng cột M1816-95NĐ Móng bản 01,12
Tiếp địa :
- Loại RS2 : vị trí: 01 - 17; 22 – 48, 51 - 65. Đã có BVTK lắp đặt (02 sợi CT3 12
dài 22m).
- Loại RS4: vị trí: 18 – 21, 49 - 50. Đã có BVTK lắp đặt (04 sợi CT3 12 dài
22m).
Các vị trí có những giải pháp xử lý đặc biệt liên quan đến phần móng : 0
9. Hành lang - Khoảng vượt :
- Vượt sông 02 khoảng:
+ Khoảng cột: 19-20 vượt sông Hồng.
+ Khoảng cột: 39-40 vượt sông Trà Lý.
10. Những vấn đề lớn khác có liên quan : không.
C. Quá trình vận hành đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định.
- Hai mạch đường dây vận hành với hai hệ thống tự động bảo vệ song song hoạt
động độc lập đặt tại 2 đầu đường dây trạm với các bảo vệ chính: Bảo vệ so lệch,
bảo vệ khoảng cách, bảo vệ quá dòng.
- Năm 2007 : Xây kè bảo vệ móng cột 03 VT: 55, 58, 65.
- Tháng 3-5/2008 : sơn chống rỉ cột VT 38 (tháng 03-05 năm 2008).
- Năm 2015 : Sửa chữa tiếp địa cột các vị trí: 03 (R1), 12 (R3), 14 (R2); 15 (R1),
16 (R1); 20 (R2), 21 (R2), 46 (R1, R3).
PHỤ LỤC 1B
Tổng hợp theo dõi trị số tiếp địa một số cột ĐZ 220 kV Thái Bình –Nam Định
(Năm 2014)

Trị số tiếp địa (Ω) Trị số


Tình
Điện
Cột Địa trạng tiếp địa (Ω)
trở Trụ 1 Trụ 2 Trụ 3 Trụ 4 Rtd cột
số hình đất khi
suất đo năm
R1 R2 R3 R4 Rtd đo
2014
3 Ruộng 12,6 34.2 15 7 9.7 11.4 Khô ráo
12.4
12 Đồng bằng 4.08 11 12.1 9.8 10.5 3.37 Khô ráo
10.9
14 Ruộng 10.3 28.9 13,8 7.1 8.3 10.53 Khô ráo
11.21
15 Đồng bằng 5.14 10.6 11.3 9.6 9.89 2.98 Khô ráo
10.71
16 Đồng bằng 4.26 10.23 11.29 8.87 10.35 3.76 Khô ráo
9.69
20 Sông 10.8 29.8 18.2 6.4 8.76 10.72 Khô ráo
11.47
21 Đồng bằng 5.12 12.68 10.61 9.93 9.5 4.10 Khô ráo
10.63
46 Ruộng 11.3 32.3 17.5 8.4 9.8 12.01 Khô ráo
12.89
PHỤ LỤC 2a

Tinh toán cường độ điện trường đường dây 220kV

PROGRAM Cal_E_Hmin;
VAR
x: array [-40..40]of integer;
c: array [-40..40]of real;
cl,c2,c3,R,H1,H2,H3,Ht,Hmin,f,ft:Real;D12,D13,D23,Rt,Dlt,
Dltp,D2t,D3t,Dtt,Dttp:real;al,a2,a3,al2,al3,a23,apl,ap2,
ap3,apl2,apl3,altp,attp,ap23,at,alt,a2t,a3t,Crl,Cr2,Cr3,k:
real;
delta, Ktt, hp, KcachAT, ho: Real;
Dpa, Dpb, Dpc, Da, Db, Dc, Ha, Hb, Hc,
El, E2, E3, Er, Ej: real;
j, i: integer;
ok: boolean;
fr: text;
fl: string [20];

CONST
D1 = 4.0; D2 = 4.0; D3 = 4.0; Dt = 1.5;
Hxal = 22.31; Sxa =6.5{Dx};
Hcot = 34.0; Lsu = 2.5; Ro = 0.01435;
Rto = 0.0055[Ban kinh day dan};
Hmino = 7;
Khmin = 0.5; Rf = 0.318; Spfa = 0.0; n = 0;
a = -0.5; b = 0.866; U = 220;
BEGIN
Writeln('hay cho ten file ket qua');
readln(f1);
assign(fr, fl); rewrite(fr);
write('cho gia tri KcachAT = ');
readln(KcachAT);
j= -1;

REPEAT
inc(j);
Hmin:= Hmino + j * khmin; R:= Ro;
Rt:= Rto; R:= Sqrt(Ro * Spfa);
{ Write (' cH1 gia tri Hmin = ');
readln(Hmin);}
R:=Ro;
Hmin:= Hmino + j* khmin;
readln(ft); }
f:= Hxal - Lsu - Hmin;
ft:= f-1;
Hl:= Hmin + f/3;
H2:= H1 + Sxa;
H3:= H1;
Ht:= Hcot - 2*ft/3;
writeln('Ht = ', Ht);
K:= 1/(2*3.1416*8.85);{1/(2*Pi*Efcion)
D12:= sqrt((H2 - H1)*(H2 - H1)+(D2+D1)*(D2+D1));
D13:= sqrt( (H3 - H1)*(H3 - H1)+(D1+D3)*(D1+D3))
D23:= sqrt((H3 - H2)*(H3 - H2)+(D2-D3)*(D2-D3));
Dlt:= sqrt((Ht - Hl)*(Ht - H1)+(Dl-Dt)*( Dl-Dt));
D2t:= sqrt((Ht - H2)*(Ht - H2)+(D2+Dt)*( D2+Dt));
D3t: = sqrt ((Ht - H3)*(Ht - H3)+(D3+Dt)*( D3+Dt))}
Dltp:= sqrt ((Ht - Hl)*(Ht - H1)+(Dl+Dt)*(Dl+Dt));
Dttp:= 2*Dt;
at:= K*ln(2*Ht/Rt);
al:= K*ln(2*H1/R);
a2:= K*ln(2*H2/R); a3:= K*ln(2*H3/R);
al2:= K*ln(sqrt(1+4*H1*H2/D12/D12)) ;
al3:= K*ln(sqrt(1+4*H1*H3/D13/D13)) ;
a23:= K*ln(sqrt(1+4*H2*H3/D23/D23)) ;
alt:= K*ln(sqrt(l+4*Hl*Ht/Dlt/Dlt)) ;
a2t:= K*ln(sqrt(l+4*H2*Ht/D2t/D2t)) ;
a3t:= K*In(sqrt(l+4*H3*Ht/D3t/D3t)) ;
attp:= K*ln(sqrt(l+Ht*Ht/Dt/Dt)) ;
altp:= K*ln(sqrt (l+4*Hl*Ht/Dltp/Dltp)) ;
apl:=al-(at*(alt*alt+altp*altp)*2*alt*altp*attp)/(at*at-
attp*attp);
ap2;= a2-2*a2t*a2t/(at-attp);
ap3:= apl;
apl2:= al2-a2t*(alt+altp)/(at+attp);
apl3:= al3-(2*at*alt*altp-
attp*(alt*alt+altp*altp))/(at*at- attp*attp);
ap23:= apl2;
delta:=! ap2*(apl*ap3-apl3*apl3)+2*apl2*apl3*ap23-
apl*ap23*ap23-ap3*apl2*apl2;
Crl:=ap3*ap2-ap23*ap23+0.5*((ap3*apl2-
ap23*apl3)+(ap2*apl3-apl2*ap23));
Cr2:=apl*ap3-apl3*apl3+0.5*((apl*ap23-
apl2*apl3) + (ap3*apl2-ap23*apl3));
Cr3:=apl*ap2-apl2*apl2+0.5*((apl*ap23-apl2*apl3)
+(ap2*apl3-apl2*ap23));
Cl:= Crl/delta;
C2:= Cr2/delta;
C3:= Cr3/delta;
hp:= 1.63;
Ha:= Hmin;
Hb:= Ha +Sxa;
Hc:= Ha;
For i:= -30 to 30 do
Begin
x[i]:= i;
Da:= Sqrt ((Ha-hp)*(Ha-hp)+(X[i]+D1)*(X[i]+Dl));
Dpa:= Sqrt((Ha+hp)*(Ha+hp)+(X[i]+D1)*(X[i]+Dl));
Db:= Sqrt((Hb-hp)*(Hb-hp)+(X[i]-D2)*(X[i]-D2));
Dpb:= Sqrt((Hb+hp)*(Hb+hp)+(X[i]-D2)*(X[i]-D2));
Dc:= Sqrt((Hc-hp)*(Hc-hp)+(X[i]-D3)*(X[i]-D3));
Dpc: Sqrt((Hc+hp)*(Hc+hp)+(X[i]-D3)*(X[i]-D3));
E1:= U*c1/Sqrt(3)*ln(Dpa/Da);
E2:= U*c2/Sqrt(3)*ln(Dpb/Db);
E3:= U*c3/Sqrt(3)*ln(Dpc/Dc);
Er:= E1+E2*(a*a-b*b)+E3*a
E[i]:= sqrt(Er*Er + Ej*Ej)/2/3.1446/8.85/hp;
end;

if Hmin = Hmino then


Begin
writeln(fr, ‘Phuong an Cl = ', Cl: 8:4,
‘C2=’,C2:8:4,
‘C3=’,C3:8:4, ,Ro=’, Ro:7:5, ‘Dl=’,Dl:5:2,
‘D2=’,D2:5:2,
‘ho=’,ho:4:2,’Spfa = ‘, Spfa:4:2);
For i:= -30 to 30 do Write(fr, i:10);
writeln(fr);
end;
For i:= -30 to 30 do
Writeln(fr,’ ’,i, ': ',E[i]:7:3);
writeln (fr);
Until {hp > Ha-KcachAT; } Hxal-Lsu-Hmin<KcachAT+hp;
close(fr);

END
PROGRAM Cal_E;
(DDK: 220kV 2 Mach 2day CS day dan 2 mach phan bo giong nhau}
VAR
x: array [-40..40] of integer;
e: array [-40..40] of real;
cl, c2, c3, R, Rt, H1, H2, H3, Ht, f, ft: Real;
D12, D13, D14, D15, D16, D23, D24, D25, D26, D34,
D35, D36, D45, D46, D56, D21, D31, D41, D51, D61,
D32, D42, D52, D62, D43, D53, D63, D54, D64, D65: real;
Dlt, D2t, D3t, D4t, D5t, D6t, Dltp, D2tp, D3tp, D4tp,
D5tp, D6tp, Dttp, Dtpt, Dtl, Dt2, Dt3, Dt4,
Dt5, Dt6, Dtpl, Dtp2, Dtp3, Dtp4, Dtp5, Dtp6: real; al,
a2, a3, al2, al3, al4, al5, al6, a23, a24, a25, a26, a34,
a35, a36, a45, a46, a56, a21, a31, a41, a51, a61,
a32, a42, a52, a62, a43, a53, a63, a54, a64, a65: Real;
apl, ap2, ap3, apl2, apl3, apl4, apl5, apl6, ap23, ap24,
ap25, ap26, ap34, ap35, ap36, ap45, ap46, ap56: real; at,
atp, atl, at2, at3, at4, at5, at6, atpl, atp2, atp3, atp4,
atp5, atp6, attp, at2pl, at2p2, at2p3, at2p4, at2p5,
at2p6, alt, a2t, a3t, a4t, a5t, a6t, altp, a2tp, a3tp:
real;
a4tp, a5tp, a6tp, Crl, Cr2, Cr3, Ctl, Ct2, Ct3, K: real;
a2pl, a2p2, a2p3, a2pl2, a2pl3, a2p21, a2p31, a2ptl,
a2ptpl, a2p32, a2pt2, ap2tp, a2p3t, a2ptp2, a2p23, a2pt3,
a2ptp3, a2plt, a2pltp, a2p2t, a2p2tp, a2p3tp, ap3tp: real
;
atpt, ap21, ap31, ap32, delta, Ktt, Hmin, D:real; {Dl,
D2, D3, Dt)
Dpa, Dpb, Dpc, Da, Db, Dc, Htd, Ha, Hb, He, {ho, hp,} El,
E2, E3, Er, Ej: real;
Dpap, Dpbp, Dpcp, Dap, Dbp, Dcp, Elp, E2p, E3p, KcachAt,
Lkc, y, X1, X2: real;
j, i: integer;
ok: boolean;
fr: text;
fl: string [20]; sokhoangcot: integer;

CONST
Dl= 4.80; D2= 4.50; D3= 4.20; Dt= 1.50;
{Dl= 4.0; D2= 4.0; D3= 4.0; Dt= 1.50;}
D4= -4.80; D5= -4.50; D6= -4.20; Dtp= -1.50;
Hxal= 22.5; Sxa= 6.5; Hcot= 18.0; Lsu=2.5;
{Hcot = 40.9}
U= 220; Ro=0.01435; Rto=0.0055; a= -0.5; b= 0.866;
Spfa=0.45; n = 0; Rf = 0.318; hp= 1.63;

Procedure tinhC;
BEGIN
R:= Sqrt (Ro*Spfa);
writeln('R = R:15:7);
Rt:= Rto;
Write ('cho gia tri Hmin = ') *
Readln (Hmin);
f: = Hxal - Lsu - Hmin;
ft:* f-1;
Hl:= Hxal - Lsu - 2*f/3;
H2:= H1 + Sxa;
H3:= H2 + Sxa;
Ht:= Hcot-2*ft/3;
K:= 1/ (2*3.1416*8 .85) ;
D12:= sqrt (( H2-H1)*(H2-H1)+(D2-Dl)* (D2-Dl)
) ; D21:= D12;
D13:= sqrt (( H3-H1)*(H3-H1)+(D1-D3)*(D1-D3)
); D31:= D13;
D14:= 2*D1; D41:= D14;
D15:= sqrt (( H2-H1)*(H2-H1)+(D2+D1)*(D2+D1)
); D51:= D15;
D16:= sqrt (( H3-H1)*(H3-H1)+(D1+D3)*(D1+D3)
); D61:= D16;
D23:= sqrt (( H3-H2)*(H3-H2)+(D2-D3)*(D2-D3)
); D32:= D23;
D24:= D15; D34:=D16; D42:=D24; D43:= D34;
D25:= 2*D2; D52:=D25; D36:= 2*D3; D63:= D36;
D26:= sqrt (( H3-H2)*(H3-H2)+(D2+D3)*(D2+D3)
); D62:= D26;
D35:= D26; D53:=D35; D36:=2*D3; D63:= D36;
D45:= D12; D54:=D45; D46:=2*D13; D64:= D46;
D56:= D23; D65:=D56;
Dlt:= sqrt ((Ht-Hl)* (Ht-Hl)+(Dl-Dt)*(Dl-Dt)
); Dt1: = D1t
Dlt:= sqrt ((Ht-Hl)* (Ht-Hl)+(Dl+Dt)*(Dl+Dt)
); Dt1: = D1t
Dlt:= sqrt ((Ht-Hl)* (Ht-Hl)+(Dl-Dt)*(Dl-Dt)
); Dt1: = D1t
D2t:= sqrt ((Ht-H2)* (Ht-H2)+(D2-Dt)*(D2-Dt)
); Dt2: = D2t
D2t:= sqrt ((Ht-H2)* (Ht-H2)+(D2+Dt)*(D2+Dt)
); Dt2: = D2t
D3t:= sqrt ((Ht-H3)* (Ht-H3)+(D3-Dt)*(D3-Dt)
); Dt3: = D3t
D3t:= sqrt ((Ht-H3)* (Ht-H3)+(D3+Dt)*(D3+Dt)
); Dt3: = D3t
D4t:= Dltp; Dt4: = D4t; D5t:= D2tp; Dt5: = D5t;
D6t: = D3tp;
Dt6:= D6t; D4tp: = D1t; Dtp4:= D4tp; D5tp: = D2t;
Dtp5: = D5tp;
D6tp:= D3t; Dtp6:=D6tp; Dttp:=2 * Dt; Dtpt*=Dttp*
al:= K * ln (2 * Hl/R);
a2:= K * ln (2 * H2/R);
a3:= K * ln (2 * H3/R);
at:= K * ln (2 * Ht/Rt);
a12:= K * ln (Sqrt (1+4 * H1 * H2/D12/D12);
a21:=a12;
a13:= K * ln (Sqrt (1+4 * H1 * H3/D13/D13);
a31:=a13;
a14:= K * ln (Sqrt (1+4 * H1 * H1/D1/D1);
a41:=a14;
a15:= K * ln (Sqrt (1+4 * H1 * H2/D15/D15);
a51:=a15;
a16:= K * ln (Sqrt (1+4 * H1 * H3/D16/D16);
a61:=a16;
a23:= K * ln (Sqrt (1+4 * H2 * H3/D23/D23);
a32:=a23;
a24:= K * ln (Sqrt (1+4 * H2 * H2/D24/D24);
a42:=a24;
a25:= K * ln (Sqrt (1+H2) * H2/D2/D2);a52:=a25;
a26:= K * ln (sqrt (1+4 * H2 * H3/D26/D26);
a62:=a2 6;
a34:= K * ln (sqrt (1+4 * H3 * H1/D34/D34);
a43:=a34;
a35:= K * ln (sqrt (1+4 * H3 H2/D35/D35);
a53:=a35;
a36:= K * ln (sqrt (1+H3 * H /D3/D3) ); a63:=a3;
atl:= K * ln (sqrt (1+4 * H1 * Ht/Dtl/Dtl);
alt:=atl;
at 2: = K * ln (sqrt (1+4 * H2 * Ht/Dt2/Dt2);
a2t:=at2;
at3:= K * ln (sqrt (1+4 * H3 * Ht/Dt3/Dt3);
a3t:=at3;
at4:= K * ln (sqrt (1+4 * H1 * Ht/Dt4/Dt4);
a4t:=at4;
at5:= K * ln (sqrt (1+4 * H2 * Ht/Dt5/Dt5);
a5t:=at5;
at6:= K * ln (sqrt (1+4 * H3 * Ht/Dt6/Dt6);
a6t:=at6;
atpl:= K * ln (sqrt (1+4 * H1 * Ht/Dtpl/Dtpl);
altp:=atpl;
atp2:= K * ln (sqrt (1+4 * H2 * Ht/Dtp2/Dtp2);
a2tp:=atp2;
atp3:= K * ln (sqrt (1+4 * H3 * Ht/Dtp3/Dtp3);
a3tp:=atp3;
atp4:= K * ln (sqrt (1+4 * H1 * Ht/Dtp4/Dtp4);
a4tp:=atp4;
atp5:= K * ln (sqrt (1+4 * H2 * Ht/Dtp5/Dtp5);
a5tp:=atp5;
atp6:= K * ln (sqrt (1+4 * H3 * Ht/Dtp6/Dtp6);
a6tp:=atp6;
attp:= K * Ln (1+Ht * Ht /Dt/Dt);
atpt:=attp; (sqrt
a2pl:=al+al4; a2pl2:=al2+al5; a2pl3:=al3+al6;
a2p21:=a21+a24; a2p2:-a2+a25; a2p23:=a23+a26;
a2p31:=a31+a34; a2p32:=a32+a35; a2p3:=a3+a36;
a2ptl:=atl+at4; a2pt2:=at2+at5; a2pt3:=at3+at6;
a2ptpl:=atpl+atp4; a2ptp2:=atp2+atp5;
a2ptp3:=atp3+atp6;
a2p3tp:=a2ptp3; a2ptp2:=a2ptp2; a2pltp:=a2ptpl;
Ktt:=l/(at * at-attp * attp);
apl:=a2pl-Ktt* (at * (a2plt * a2plt + a2pltp *
a2pltp) -(2 * a2plt * a2pltp * attp));
ap2:= a2p2-Ktt* (at * (a2p2t * (at*a2p2t-attp *
a2p2tp) +ap2tp*(at *a2p2tp-attp * a2p2t)));
ap3: = a2p3-Ktt * (a2p3t * (at*a2pt3 -attp *
a2p3tp) +ap3tp* (at*a2ptp3-attp * a2pt3) );
apl2:= a2pl2-Ktt *(a2plt *(at *a2pt2-attp *
a2ptp2) -fa2pltp* (at*a2ptp2-attp * a2pt2) );
apl3:= a2pl3-Ktt *(a2plt *(at *a2pt3 -attp *
a2ptp3) +a2pltp* (at*a2ptp3-attp * a2pt3) );
ap23:= a2p23-Ktt * (a2p2t * (at *a2pt3 -attp *
a2ptp3) +a2p2tp* (at*a2ptp3-attp * a2pt3) ) ;
ap21:= apl2; ap31:=apl3; ap32:=ap23;
delta:=ap2 * (apl*ap3-apl3 * apl3) +2 * apl2 *apl3*
ap23-apl * ap23 * ap23-ap3 * apl2 * apl2;
Crl:=ap3*ap2-ap23* ap23 +0.5* ((ap3 * apl2 - ap23
*apl3) + (ap2* apl3 - apl2* ap23));
Cr2:= apl* ap3- apl3* apl3 + 0.5* (( apl* ap23 -
apl2* apl3) + (ap3* apl2- ap23* apl3));
Cr3: = apl*ap2- apl2* apl2 + 0.5*(( apl* ap23 -
apl2* apl3) + (ap2* apl3 - apl2* ap23));
C1:= Crl/delta;
C2:= Cr2/delta;
C3:= Cr3/delta;
END;
{ (-----------CHUONG TRINH CHINH---------) }
BEGIN
Writeln ( ‘ hay cho ten file ket qua');
readln(f1);
assign (fr,fl); rewrite (fr);
tinhc;
write (' cho gia tri Lkc = ');
readln (Lkc);
y:= Lkc/2-5;
Sokhoangcot:= 0;
REPEAT
Sokhoangcot:= Sokhoangcot +1;
y:= y+5;
Htd:= Hmin + f - 4*f/(Lkc*Lkc) *y* (Lkc - y);
writelnCLkc Lkc:8:3, ,Htd=’/ Htd:8:3, 'Sokhoangcot
= ’, sokhoangcot:5, ‘y =’, y:8:3);
For i:= -30 to 30 do
Begin
x [ i ] : = i;
Ha:= Htd;
Hb:* Ha + Sxa; (X[i]
Hc:= Hb + Sxa;
Da:= Sqrt ((Ha-hp) * (ha-hp) + (X[i] + D1) * (X[i]
+D1));
Dpa:= Sqrt ((Ha+hp) * (ha+hp) + (X[i] + D2) * (X[i]
(X(1)+ D1));
Db:= Sqrt ((Hb - hp) * (Hb-hp) + (X[i] + D2) * (X[i]
+D2));
Dpb:= ((Hb + hp) * (Hb+hp) + (X[i] + D2) * (X[i]
+D2));
Dc:= Sqrt ((Hc - hp) * (Hc-hp) + (X[i] + D3) * (X[i]
+D3));
Dpc:=Sqrt((Hb + hp) * (Hb + hp) + (X[i] + D3) *
(X[i]+D3));
Dap:= Sqrt ((Ha - hp) * (ha - hp) + (X[i] + D1) *
(X[i]- D1));
Dpap:= Sqrt ((Ha + hp) * (ha - hp) + (X[i] + D2) *
(X(1)- D1));
Dbp:= Sqrt ((Hb - hp) * (Hb - hp) + (X[i] - D2)* (X[i]-
D2));
Dpbp:= ((Hb + hp) * (Hb + hp) +(X[i] - D2) * (X[i]-
D2));
Dcp:= Sqrt ((Hc - hp) * (Hc - hp) + (X[i] + D3) * (X[i]
+D3));
Dpcp:=Sqrt ((Hb + hp) * (Hb + hp) + (X[i] - D3) *
(X[i]-D3));
El:= U*cl/ Sqrt (3)*ln (Dpa/Da)
E2:= U*c2/ Sqrt (3)*ln (Dpb/Db)
E3= U*c3/ Sqrt (3)*ln (Dpc/Dc)
E1p:= U*cl/ Sqrt(3)*ln(Dpap/Dap);
E2p:= U*c2/ Sqrt(3)*ln(Dpbp/Dbp);
E3p:= U*c3/ Sqrt (3)*ln (Dpcp/Dcp);
Er:= El+Elp+ ( E2+E2p)*(a*a - b*b) + (E3+E3p) *a;
Ej:= (E2+E2p)*2*a*b + (E3+E3p)*b;
E[i]:= Sqrt (Er*Er + Ej*Ej)/2/3.1416/8.85/hp;
End;
if sokhoangcot = 1 then
begin
writeln (frSo khoang cot = ‘, sokhoangcot :8,
'phuong an Cl = Cl: 8:4, 'C2 = C2: 8:4, 'C3
=’,
C3: 8:4, 'Ro = Ro: 7:5, 'Lkc = ', Lkc :5:2, ' hp
= ', hp : 4: 2);
write(fr, 'x = 1);
For i:= -30 to 30 do Write (fr, x[i]: 10);
Writeln (fr);
End;
Write(fr, ’E * 1) ;
For i; = -30 to 30 do Write (fr, E[i] :10:2); Writeln (fr);
until y>=Lkc;
close (fr);
readln;
END
PROGRAM Cal_E;
{DDK: 220kv 2 Mach' day CS day dan 2 mach phan bo nguoc nhau}
VAR
x: array [ - 40..40] of integer;
e: array[ - 40..40] of real;
cl, c2, c3, R, Rt, H1, H2, H3, Ht, f, ft: real;
D12, D13, D14 , D15, D16, D23, D24, D25, D26,D34,
D35, D36, D4 5, D46, D56, D21, D31, D41, D51, D61,
D32, D42, D52, D62, D43, D53, D63, D54, D64, D65: real;
Dlt, D2t, D3t, D4t, D5t, D6t, Dltp, D2tp, D3tp, D4tp,
D5tp, D6tp,Dttp, Dtpt,Dtl,Dt2, Dt3, Dt4,
Dt5, Dt6,Dtpl,Dtp2, Dtp3,Dtp4,Dtp5, Dtp6: real;
al, a2, a3, al4, al5, al6, a23, a24, a25, a26, a34,
a35, a36, a45, a46, a56, a21, a31, a41, a51, a61,
a32, a42, a52, a62, a43, a53, a63, a54, a64, a65: real;
apl, ap2, ap3, apl2, apl3, apl4, apl5, apl6, ap23, ap24,
ap25, ap26, ap34, ap35, ap36, ap45, ap46, ap56: real; at,
atp, atl, at2, at3, at4, at5, at6,atpl, atp2, atp3, atp4,
atp5, atp6, attp,at2pl, at2p2, at2p3, at2p4,
at2p5,
at2p6, alt, a2t, a3t, a4t, a5t, a6t,altp, a2tp, a3tp:
real;
a4tp, a5tp, a6tp, Crl, Cr2, Cr3,Ctl, Ct2, Ct3,K: real;
a2pl, a2p2, a2p3, a2pl2, a2pl3, a2p21, a2p31, a2ptl,
a2ptpl, a2p32, a2pt2,ap2tp, a2p3t, a2ptp2, a2p23, a2pt3,
a2ptp3,a2plt, a2pltp, a2p2t, a2p2tp, a2p3tp: real; atpt,
ap21, ap31, ap32, denlta, Ktt, Hmin, D : real;
Dpa, Dpbp, Dpcp, Dap, Dbp, Dcp, Elp, E2p, E3p, KcachAT,
Lkc, y, X1, X2: real;
j, i: integer;
ok: boolean;
fr: text;
fl: string [20]; sokhoangcot: integer;
CONST
D1 = 4.80; D2 = 4.50; D3 = 4.20; Dt = 1.50;
{D1= 4.0; D2= 4.0; D3= 4.0; Dt= 1.50}
D33 = -4.80; D22 = -4.50; D11 = 1.20; {Dttp = -1.50;}
Hxal = 22.5; Sxa = 6.5; Hcot = 40.90; Lsu = 2.5;
U = 220; Ro = 0.01435; Rto = 0.0055;
a = -0.5; bm= 0.866; Spfa = 0.45; n =2; Rf =0.318;
hp =1. 63;
Procedure tinhC;
BEGIN
R: = Sqrt (Ro*Spfa); R:= exp ( In ( n*Ro*Rf* Rf*
Rf)/n); Rt:= Rto;
Write ('cho gia tri Hmin = ');
readln (Hmin);
f:= Hxal - Lsu - Hmin;
ft:=f-1;
H1:= Hxal - Lsu - 2*f/3;
H2:= Hl+Sxa;
H3:= H2+Sxa;
Ht:= Hcot - 2*ft/3;
K:= 1/(2*3.1416*8.85);
D12:= Sqrt((H2 - H1)* (H2 - Hl) + (Dl - D1) * (D2 -
Dl)) ; D21: = D12;
D13:= Sqrt((H3 - H1)*(H3 - Hl) + (Dl - D3) * (Dl -
D3)) ; D31:= D13;
D14 : = 2*D1; D41:= D14;
D15:= Sqrt ((H2 - H1)* (H2 - Hl) + (D2 + Dl)* (D2 +
Dl)); D51:= D15;
D16:= Sqrt ((H3 - H1)* (H3 - H1)+(D1 + D3)* (Dl +
D3)); D61:= D16;
D23:= Sqrt ((H3 - H2)* (H3 - H2)+(D2 - D3)* (D2 -
D3)); D32:= D23;
D24: = D15; D34:=D16; ; D42:,ND24; D43:=D34;
D25:= 2*D2; D52:=D25; D36:= 2*D3; D63:=D36;
D26:= Sqrt((H3 - H2)*(H3 - H2) + (D2 + D3)* (D2 +
D3)); D62:= D26;
D35: = D26; D36 2*D3; D63:=D36;
D45: = D12; D46 D13; D64:=D46;
D56: = D23;
Dlt: = Sqrt ( (Ht - H1) (Ht - H1) + (D2- Dt) * (Dl-
Dt) ) Dtl:= Dlt;
Dltp: = Sqrt ((Ht - H1) (Ht - H1) + (D2 + Dt)* (D1+
Dt) ) Dtpl:= Dltp;
D2t: = Sqrt ( (Ht - H2) (Ht ~ H2) + (D2- Dt)* (D2-
Dt) ) Dt 2:= D2t;
D2tp: = Sqrt ((Ht - H2) (Ht - H2)+(D2 + Dt)* (D2+
Dt) ) Dtp2:= D2tp; *
D3t: = Sqrt ( (Ht - H3) (Ht - H3) + (D3- Dt)* (D3-
Dt) ) Dt3:= D3t;
D3tp: = Sqrt ( (Ht - H3) (Ht - H3)+(D3 + Dt)* (D3+
Dt) ) Dtp3:= D3tp;
D4t: = Dltp; Dt4 r = D4t; D5t:= D2tp; Dt5 := D5t;
D6t: = D3tp;
Dt 6 : = D6t; D4tp : = Dlt; Dtp4:= D4tp; D5tp := D2t;
Dtp5:= D5tp;
D6tp := D3t; Dtp6:= D6tp; Dttp := 2*Dt; Dtpt: =
Dttp;
al:= K*ln(2*Hl/R);
a2:= K*ln(2*H2/R);
a3:= K*ln(2*H3/R);
at:= K*ln(2*Ht/R);
al2 = K*ln (Sqrt (1+4*H1*H2/D12/D12)); a21 = al2;
al3 = K*ln (Sqrt (1+4*H1*H3/D13/D13)); a31 = al3;
al4 = K*ln (Sqrt (1+*H1*H1/D1/D1)); a41 = a14
al5 = K*ln (Sqrt (1+4*H1*H2/D15/D15)); a51 = al5
al6 = K*ln (Sqrt (1+4*H1*H3/D16/D16)); a61 = al6
a23 = K*ln (Sqrt (1+4*H2*H3/D23/D23)); a32 = a23
a24 : = K*ln (Sqrt (1+4*H2*H1/D24/D24)); a42 = a24;
a25:- K*ln (Sqrt (1+H2*H2/D2/D2)}; a25 = a52;
a26:= K*ln (Sqrt (1+4*H2*H3/D26/D26)); a62 = a26;
a34:= K*ln (Sqrt (1+4*H3*H1/D34/D34)); a43 = a34;
a35:= K*ln (Sqrt (1+4*H3*H2/D35/D35)); a53 = a35;
a36:= K*ln (Sqrt (1+H3*H3/D3/D3)); a63 = a36;
atl:= K*ln (Sqrt (l+4*Hl*Ht/Dtl/Dtl)); alt = atl;
at2:= K*ln (Sqrt (l+4*H2*Ht/Dt2/Dt2)); a2t = at2;
at3:= K*ln (Sqrt (l+4*H3*Ht/Dt3/Dt3)); a3t = at3;
at4:= K*ln (Sqrt (1+4*Hl*Ht/Dt4Dt4); a4 = at4;
at5:= K*ln (Sqrt (l+4*H2*Ht/Dt5/Dt5)); a5t = at5;
At6: = K*ln (Sqrt (1+4*H3*Ht/Dt6/Dt6)); a6t atl 6/
atpl := K*ln (Sqrt (l+4*Hl*Ht/Dtpl/Dtpl)); altp=
atpl
atp2 := K*ln (Sqrt (l+4*H2*Ht/Dtp2/Dtp2)); a2tp=
atp2
atp3 := K*ln (Sqrt (l+4*H3*Ht/Dtp3/Dtp3)); a3tp=
atp3
atp4 := K*ln (Sqrt (1+ 4 *Hl*Ht/Dtp4/Dtp4)); a4tp=
atp4
atp5 := K*ln (Sqrt (l+4*H2*Ht/Dtp5/Dtp5)); a5tp=
atp5
atp6 := K*ln (Sqrt (l+4*H3*Ht/Dtp6/Dtp6)); a6tp=
atp6
attp : K*ln Sqrt (l+Ht*Ht/ Dt /Dt J); atpt= attp;
a2pl = al+al4; a2p!2 n al2+alb; a2pl3i al3+aI6; a2p21
= a21+a24; a2p2 = a2+a25; a2p23 = a23+a26; a2p31 =
a31+a34; a2p32 = a32+a35; a2p3 = a3+a36; a2ptl =
atl+at4; a2pt2 = at2+at5; a2pt3 = at3+at6; a2ptpl =
atpl+atp4; a2ptp2 = atp2+atp5; a2ptp3 ** atp3+atp6;
a2p3tp = a2ptp3; a2p2tp « a2ptp2; a2pltp = a2ptpl;
Ktt : = 1/ (at*st a attp * attp)p
apl a2pl-Ktt*(at*(a2plt*a2plt + a2pltp*a2pltp) - 2*
a2plt* a2pltp*attp);
ap2tp= a2p2-Ktt*(a2p2t*(at*a2p2t - attp*a2p3tp) +
ap2tp* { at*a2p2tp - attp*a2p2t) ;
ap3 = a2p3~Ktt* (a2p3t* fat*a2pt3 - attp*a2p3tp) +
ap3tp* { at*a2ptp3 - attp*a2pt3);
apl2:= a2p!2-Ktt*(a2plt*(at*a2pt2 - attp*a2ptp2) +
a2pltp* ( at*a2ptp2 - attp*a2pt2);
apl3:= a2pl3-Ktt*(a2plt*(at*a2pt3 - attp*a2ptp3) +
a2p.ltp'* { at*a2ptp3 - attp*a2pt3) ;
ap23:= a2p23-Ktt*(a2p2t*(at*a2pt3 — attp*a2ptp3f +
a.2p,2tp* i at*a2ptp3 “ attp*a2pt3) ;
ap21 = apl2; ap31= apl3; ap32 = ap23;
delta: = ap2*(apl*ap3 - apl3*apl3) +
2*apl2*apl3*ap23 - apl*ap23*ap23 - ap3*apl2*apl2 ;
Erls = ap3*ap2 - ap23*ap23 + 0.5*((ap3*apl2 -
ap23*api3 ] + (ap2*apl3 - apl2*apl3));
Cr2: = apl*ap3 - apl3*apl3 + 0.5*((apl*ap23 -
apl2*apl3 ) + (ap3*apl2 - ap23*ap23));
Cr3: m apl*ap2 - apl2*apl2 + 0.5*((apl*ap23 -
apl2*apl3 ) + (ap2*apl3 - apl2*ap23));
Cl: - Crl/ delta;
C2: m Cr2/ delta;
C3: m Cr3/ delta;
END;
{ - - - - CHUONG TRINH CHINH - - - - }
BEGIN
Writeln ( ' hay cho ten file ket qua ' ) ;
readln (fl) ;
assign ( fr , fl) ; riwrite (fr) ;
Write ( 'cho gia tri Lkc = ') ;
Readln (Lkc) ; y: = Lkc / 2-5 ;
sokhoangcot: = 0 ;
REPEAT
Sokhoangcot : = Sokhoangcot +1 ;
y : = y +5 ;
Htd : = Hmin + f - 4*f / (Lkc*Lkc)*y*(Lkc - y);
writeln ('Lkc , Lkc :8:3 r 'Htd = ' , Htd :8:3 ,
'sokhoangcot & , Sokhoangcot :5) ;
for i:= -30 to 30 do
begin
X[i]:=i;
Ha:= Htd;
Hb:= Ha+Sxa;
Hoi's Hb + Sxa;
Da:= Sqrt(( Ha- Hp) * (Ha-hp) + (X[i] + Dl) * (X[i]
+ Dl));
Dpa:= Sqrt ( ( Ha+ Hp) * (Ha+hp) + (X[i] + Dl) *
(X[i] + Dl) ) ;
Db:= Sqrt({ Hb- Hp) * (Hb-hp) + (X[i] + D2) * (X[i]
+ D2));
Dpb:= Sqrt ( ( Hb + Hp) * (Hb + hp) + (X[i] + D2) *
(X [i] + D2) ) ;
Dc: = Sqrt (( He- Hp * (Hc-hp) + (X[i] + D3) *(X[i]
+ D3)) ;
Dpc:= Sqrt ( ( He + Hp) * (He + hp) + (X[i] + D3) *
(X[iJ + D3) ) ;
Dap:= Sqrt ( ( Ha - Hp) * (Ha - hp) + (X[i]- Dl) *
(X [i] - Dl) ) *
Dpap := Sqrt(( Ha + Hp) * (Ha + hp) + (X[i] - Dl) *
(X[i] - Dl));
Dbp:= Sqrt(( Hb - Hp)* (Hb - hp) + (X[i] - D2) *
(X [i] - D2));
Dpbp := Sqrt(( Hb + Hp) * (Hb + hp) + (X[i] - D2) *
(X[i] - D2));
Dcp:= Sqrt ( ( He - Hp) * (He - hp) + (X[i] - D3) *
(X[i] - D3));
Dpcp := Sqrt(( He + Hp) * (He + hp) + (X[i] - D3) *
(X [i] - D3) ) ;
E3:= U*cl/sqrt (3) * ln(Dpa/Da);
E2:= U*c2/sqrt (3) * ln(Dpb/Db);
El: = LJ*c3/sqrt (3) * ln(Dpc/Dc);
Elp:= U*cl/sqrt (3) * In(Dpap/Dap);
E2p:= U*c2/sqrt (3) * ln(Dpbp/Dbp);
E3p:= U*c3/sqrt (3) * ln(Dpcp/Dcp);
Er: = El + Elp + (E2 + E2p) * (a*a - b*b) + (E3 +
E3p)*a;
Ej:=(E2 + E2p)*2*a*b + (E3 +E3p)*b;
E[i ]:= Sqrt (Er*Er + Ej*Ej)/2/3.1416/8.85/hp;
End;
If sokhoangcot = 1 then
begin
Writeln (fr, 'phuong an Cl=',01:8:4,
'C2=',02:8:4,'03=',03:8:4,'Ro=',Ro:7:5,'Lkc=',Lkc:5
:2,'hp=',hp:4:2);
Write (fr,'x=');
For i:= -30 to 30 do write (fr,x[i]:6);
Writeln(fr);
end;
Write(fr,'Htd=',Htd:6:3,'y=' ,y:6:1) ;
Write(fr,'E= ');

For i:= -30 to 30 do Write (fr,E[i]:6:2);


writeln(fr);
Until y>=Lkc;
Close(fr);
END
PHỤ LỤC 2b
3000
1500 1500

3570

5190
9250

6500
4000 4000

4000 4000

6500
6500
40500

4000 4000
10400

22310
10780

4100
40500

10780 10400 9250 3570

4000
1500

4100
3000
1500

4000
4000

10010 6500 6500 5190


3600

5900
6500
4200 4200

4500 4500

6000
40900

4800 4800 22310

5120

You might also like