Đề Cương thi nhạc viện 2021

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Đề Cương thi nhạc viện 2021

1.a) Dấu hóa là gì? Thế nào là dấu hóa theo khóa và dấu hóa bất thường? Thứ
tự của dấu hóa theo khóa?
- Các kí hiệu thăng, giáng, thăng kép, giáng kép, bình gọi là dấu hóa.
- Dấu hóa theo khóa: là dấu hóa nằm sau khóa nhạc, có giá trị với tất cả các nốt
nhạc trùng tên ở tất cả mọi quãng 8 trong suốt tác phẩm.
- Dấu hóa bất thường: là dấu hóa ngoài bộ khóa, xuất hiện bất thường trong 1 ô
nhịp nào đó, đứng trước 1 nốt nhạc nào đó và chỉ có giá trị đối với các nốt nhạc
trùng tên có trong ô nhịp đó.
- Thứ tự của dấu hóa theo khóa: # F C G D A E B ( b thì ngược lại).
b) Điểm hình thức concerto cho nhạc cụ độc tấu với dàn giao hưởng?
- Concerto là một thể loại hòa tấu âm nhạc. Một bản concerto trong nhạc cổ
điển thường gồm 3 chương: khoan thai, chậm, nhanh. Trong đó nhạc cụ độc tấu, có
thể là piano, violin, cello hay sáo được bè đệm bởi một dàn nhạc giao hưởng hoặc
một ban hòa nhạc.
- Một bản concerto bao giờ cũng phải soạn riêng cho một loại nhạc cụ, nên tên
của nhạc phẩm đó bao giờ cũng phải ghi kèm với nhạc cụ đó. Ví dụ như "piano
concerto" ( hòa tấu dương cầm) là nhạc phẩm do dương cầm biểu diễn cùng dàn
nhạc giao hưởng hiện đại, khác với "piano solo" ( độc tấu dương cầm không có
nhạc cụ đệm).
c) Ý nghĩa của 2 tập “ Bình quân luật” viết cho Clavecin của J.Bach. Hát hoặc
đàn một giai điệu trong hai tập ấy?
- J. S. Bach là nhạc sĩ vĩ đại người Đức, đại diện tiêu biểu của âm nhạc Baroque,
đưa thời kỳ này lên đỉnh cao.
- Ông đưa luật bình quân hệ thống thang âm (nghĩa là chia 1 quãng 8 thành 12
phần đều nhau, mỗi phần là nửa cung, có độ lớn = 4.5 comma) vào 2 tập “Bình
quân luật”, mỗi tập gồm 24 cặp prelude & fugue, sắp xếp theo thứ tự nửa cung, bắt
đầu từ C, mỗi nốt có 2 bài trưởng và thứ. Tác phẩm còn chứa đựng phong phú các
hình tượng âm nhạc cũng như phát triển âm nhạc phức điệu và nghệ thuật biểu
diễn đàn phím.
2.a) Điệu thức là gì? Phân biệt sự giống và khác nhau giữa điệu thức trưởng
và giọng trưởng?
- Điệu thức là hệ thống các mối tương quan của các âm ổn định và không ổn
định.
- Giống: đều nói đến cấu tạo khoảng cách các bậc âm ( xếp theo thứ tự từ thấp
lên cao) như sau: 1( cung) - 1 - 1/2-1-1-1-1/2.
- Giọng trưởng là cao độ cụ thể của âm chủ mà trên đó ta xây dựng điệu thức
trưởng. Giọng trưởng gồm tên âm chủ và tên điệu thức ( trưởng).
- Khác: điệu thức trưởng là chỉ mẫu chung; giọng trưởng là sự xác định cụ thể
cao độ của mẫu công thức đó (vd: giọng F trưởng và Sol trưởng giống điệu thức,
khác âm chủ).
b) Đặc điểm của hình thức rondo – sonate?
- Là hình thức có các dấu hiệu cơ bản của cả rondo và sonate, gồm ba phần
chính: Trình bày, phát triển, tái hiện. Chủ đề I (chủ đề chính) xuất hiện ít nhất là ba
lần, giữa chúng là những đoạn chen tương phản.
- Đoạn chen 1 và đoạn chen 3 có cùng giai điệu chủ đề nhưng khác nhau về
giọng điệu: đoạn chen thứ nhất được viết ở giọng điệu phụ, đoạn chen thứ hai được
viết ở giọng điệu chính.
- Sơ đồ:
+ Phần trình bày: A ( Chủ đề 1 – giọng điệu chính) – B ( Chủ đề 2, đoạn chen 1
giọng điệu phụ) - A ( Chủ đề 1 – giọng điệu chính).
+ Phần phát triển: C ( đoạn chen 2)
+ Phần tái hiện: A ( Chủ đề 1 – giọng điệu chính) – B1 ( Chủ đề 2, đoạn chen 3
giọng điệu chính) - A ( Chủ đề 1 – giọng điệu chính).
c) Vai trò của J. Haydn trong thể loại nhạc giao hưởng? Kể tên các nhạc khí
bộ gỗ trong giàn nhạc giao hưởng?
- J. Haydn là một nhà soạn nhạc người Áo và là một trong những nhà soạn
nhạc xuất chúng của nền âm nhạc cổ điển, còn được gọi là "người cha của giao
hưởng" và "cha đẻ của tứ tấu dây". Ông cũng có nhiều đóng góp cho thể loại tam
tấu piano và hình thức sonata.
- Đem hình thức sonata áp dụng vào giao hưởng.
- Định hình một cách vững chắc cho thể loại tứ tấu đàn dây.
- Cải thiện sonata từ đơn giản đến một phong cách tinh xảo, linh hoạt.
- Lần đầu tiên đưa đối âm vào âm nhạc cổ điển.
- Phát minh ra singing rondo, một dạng khúc mang 2 chủ đề.
- Sáng lập ra một vài loại nhạc khí.
- Đưa phương pháp âm thanh độc lập truyền thống hoàn toàn đồng hóa vào dàn
nhạc.
- Đem chủ đề của tác phẩm phát triển rộng hơn.
- Nhạc khí bộ gỗ: Flute, Oboes, Clarinets, Bassoons.

3.a) Trong điệu thức trưởng tự nhiên, các bậc ( ngoài ký hiệu bằng số) còn có
tên riêng là gì? Trình bày sự hút dẫn giữa các bậc không ổn định về các bậc
ổn địn của điệu thức?
- Tên gọi khác ( ngoài ký hiệu bằng số):
+ Bậc I: âm chủ ( Tonnique)
+ Bậc II: âm dẫn xuống
+ Bậc III: âm trung ( Me-di-ang)
+ Bậc IV: âm hạ át ( Sous Dominate)
+ Bậc V: âm át ( Dominate)
+ Bậc VI: âm hạ trung
+ Bậc VII: âm dẫn lên ( âm cảm)
- Ở điệu trưởng bậc I, bậc III và bậc V là những bậc ổn định. Sự ổn định của ba
bậc này không giống nhau. Bậc I (âm chủ) ổn định nhất, nó là trung tâm của điệu
thức.
- Các bậc II, bậc IV, bậc VI và bậc VII là các bậc không ổn định, trong giai điệu
các bậc này có khuynh hướng hút về các bậc ổn định đứng liền kề với nó. Tính
chất hút dẫn của các bậc không ổn định.
Phụ thuộc vào yếu tố sau:
- Quãng giữa bậc không ổn định đến các bậc ổn định càng nhỏ thì sức hút càng
lớn. Ví dụ từ bậc IV hút về bậc III ( quãng 2 thứ) sẽ mạnh hơn bậc IV lên bậc V
( quãng 2 trưởng).
- Bậc ổn định nào có tính ổn định hơn thì sức hút sẽ mạnh hơn. Ví dụ : Bậc II hút
về bậc I (âm chủ) sẽ mạnh hơn là hút về bậc III.
b) Đặc điểm hình thức 2 đoạn đơn:
- Đây là hình thức có 2 phần, mỗi phần có cấu trúc 1 đoạn nhạc đơn.
- Phần 1 là phần trình bày, thường gồm 2 câu nhạc, thống nhất về giai điệu chủ
đề, hòa âm, cấu trúc; câu 1 thường kết ở bậc V, câu 2 kết ở bậc I.
- Phần 2 gồm 2 câu. Câu 1 của phần 2 luôn tương phản phần 1 về giai điệu chủ
đề, hòa âm, cấu trúc, tương tự phần phát triển. Câu 2 nếu nhắc lại âm nhạc của
phần 1 thì gọi đây là 2 đoạn đơn có tái hiện, nếu không nhắc lại thì gọi là 2 đoạn
đơn không tái hiện.
- Hình thức này được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm cho thanh nhạc cũng
như khí nhạc.
c) Sơ lược về vị trí và công lao của W. Mozart trong nền âm nhạc cổ điển thế
giới. Hát hoặc đàn một giai điệu của W. Mozart?
- W. Mozart là nhà soạn nhạc người Áo, một thần đồng âm nhạc 4 tuổi đã bắt đầu
sáng tác và biểu diễn. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng
và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của
ông được xem là đỉnh cao trong các thể loại nhạc piano, nhạc thính phòng, nhạc
giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera.
- Các tác phẩm của ông:
+ 41 bản giao hưởng nổi tiếng, nhất là N.39, 40, 41.
+ Nhiều opera nổi tiếng tiêu biểu: “ Le nozze di Figaro, Don Giovanni, Cosi fan
tutte” bằng tiếng ý và 2 vở tiếng Đức: “ The magic of flute, The abduction from the
seraglio”.
- Tác phẩm cho piano: 19 sonate và nhiều biến tấu, tiểu phẩm
- Ngoài ra còn một lượng đồ sộ các tác phẩm cho hòa tấu, thanh nhạc, độc tấu các
loại….

4.a) Những giọng như thế nào gọi là giọng họ hàng? Cho ví dụ từ 1 giọng
trưởng hoặc thứ:
- Từ một giọng trưởng hay một giọng thứ ( gọi là giọng gốc), các giọng có hợp
âm chủ là các hợp âm ba xây dựng trên các bậc của giọng gốc, đó là những giọng
có quan hệ họ hàng với giọng gốc đó.
- Ví dụ : Các giọng có quan hệ họ hàng với giọng gốc Đô Trưởng: C ( bậc I) -
Dm ( bậc II) - Em ( bậc III) - F ( bậc IV) - Fm ( bậc IVht) - G ( bậc V) - Am ( bậc
VI) - B dim ( bậc VII).
- Hợp âm ba xây dựng trên VII là hợp âm ba giảm nên nó không là hợp âm chủ
cho giọng trưởng hay giọng thứ nào. Như vậy ta có 6 giọng quan hệ họ hàng với
giọng gốc là C trưởng ( giọng bậc VI còn là quan hệ song song).
b) Đặc điểm của hình thức biến tấu?
- Còn gọi là Chủ đề với cái biến tấu ( Theme and variations)
- Cấu trúc : Trình bày chủ đề sau đó nhắc lại chủ đề có thay đổi nhiều lần, mỗi
lần mỗi khác. Số lượng biến tấu không hạn chế, nhưng tối thiểu là 5 biến tấu và
Coda.

A + A1 + A2 + A3…. Trong đó A là chủ đề, A1 A2 A3 là


các khúc biến tấu.
c) Sơ lược vị trí và công lao L. Beethoven trong nền âm nhạc cổ điển thế giới.
Hát hoặc đàn một giai điệu của L. Beethoven ?
- L. Beethoven là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức, hình tượng âm nhạc
quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm
nhạc lãng mạn. Ông được coi là Người dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn.
- Ông viết rất nhiều tác phẩm, tiêu biểu như:
+ Giao hưởng: 9 bản, nổi tiếng nhất là N.3, 5, 9. Trong đó N.9 là giao hưởng đầu
tiên có kết hợp với hợp xướng, phần lời dựa theo thơ của Schiller.
+ Tác phẩm cho Piano: nổi bật với 5 concerto, 32 sonate (nổi tiếng nhất: N.8, 14,
23)
+ Ngoài ra còn rất nhiều tác phẩm cho hòa tấu, thanh nhạc và vở opera duy nhất
Fidelio.

5.a) Thế nào bất nào là quãng ổn định, quãng không ổn định? Có phải bất cứ
quãng thuận nào cũng ổn định? Cho ví dụ cụ thể.
- Quãng ổn định là những những quãng thuận mà trong đó thành phần âm ngọn
và âm gốc cấu tạo lên nó là các âm ổn định ( âm I, III, IV là các âm ổn định).
- Tất cả các quãng nghịch là quãng không ổn định.
- Không phải quãng thuận nào cũng ổn định, những quãng thuận được cấu tạo từ
các âm không ổn định, hay một trong hai phần âm cấu tạo lên quãng đó là âm
không ổn định, thì quãng đó vẫn bị coi là quãng không ổn định.
Vd: quãng 4 đúng C – F là quãng thuận hoàn toàn nhưng có một thành phần âm
không phải là âm ổn định ( F) nên nó là quãng không ổn định.
b) Đặc điểm hình thức ba đoạn phức:
- Gồm ba phần: phần 1 ( trình bày) giống phần 3 ( tái hiện), mỗi phần có cấu trúc
2,3 đoạn đơn.
- Phần 2 ( giữa) phải khác phần 1 và phần 3, có cấu trúc 2,3,1 đoạn đơn hoặc 1
đoạn chen và phải tương phản với hai phần trước và sau nó.
- phân loại: Dựa vào cấu trúc phần giữa ( số đoạn):
+ Cấu trúc phần giữa là 2,3,1 đoạn đơn thì là ba đoạn phức Trio.
+ Cấu trúc phần giữa là 1 đoạn chen thì là ba đoạn phức Episode.
c) Sơ lược vị trí và công lao F. Schubert trong nền âm nhạc cổ điển thế giới.
Hát hoặc đàn một giai điệu của F. Schubert ?
- F. Schubert là nhạc sĩ nổi tiếng người Áo, được mệnh danh là vua ca khúc (hơn
600 bài), có 9 giao hưởng, nổi tiếng nhất là N.8 “Bỏ dở” cùng các thể loại nhạc
nghi lễ, nhạc thính phòng và solo piano.
- Đưa giá trị ca khúc lẻ lên ngang hàng với giao hưởng, thính phòng.
- Sáng tạo thể loại Liên ca khúc, tiêu biểu có “Khúc hát thiên nga”, “Cô chủ cối
xay xinh đẹp”.
- Âm nhạc của Schubert thời ông sống không được thừa nhận rộng rãi nếu không
muốn nói là rất hạn chế. Tuy nhiên sau này Schubert được xếp hạng là một trong
số những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của những năm cuối thời kỳ cổ điển, đầu thời
kỳ lãng mạn, và các tác phẩm của ông thường xuyên được trình diễn nhiều trong
những năm đầu thế kỷ 19.

6.a) Ý nghĩa của số chỉ nhịp ? thế nào là nhị đơn, nhịp phức ,nhịp hỗn hợp ?
cho ví dụ ?
- Trong một bản nhạc, số chỉ nhịp được đặt ở đầu bản nhạc, sau khóa nhạc, số chỉ
nhịp sau như một phân số, số trên biểu thị số phách trong mỗi ô nhịp, số dưới biểu
thị độ dài của phách ( lấy nốt tròn làm đơn vị).
- Nhịp đơn có 1 phách mạnh trong 1 ô nhịp ( vd: 2/4, 3/4).
- Nhịp phức ( nhịp kép) có từ 2 phách mạnh trở lên, nó có do 2 hay nhiều nhịp
đơn tạo thành ( vd: 4/4, 6/8).
- Nhịp hỗn hợp là nhịp chứa cả phách đơn và phách kép ( vd: 5/8, 7/8).
b) Đặc điểm của hình thức rondo?
- Phần chủ đề chính được lặp lại ít nhất 3 lần, xen giữa các phần chủ đề là những
đoạn chen tương phản.
Công thức: A + B + A + C + A…. ( A là chủ đề, B và C là đoạn chen).
c) Sơ lược về thân thế sự nghiệp của J.Brams và những cống hiên của ông cho
nghệ thuật âm nhạc thế giới ?

- J. Brahms là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm và chỉ huy dàn nhạc người
Đức. Các tác phẩm của ông được xếp vào chủ nghĩa lãng mạn.
- Là nhạc sĩ lãng mạn nhưng Brahms không ưa thích âm nhạc có tiêu đề. Âm
nhạc của ông dựa trên nguyên tắc của âm nhạc cổ điển và âm nhạc dân gian Đức.
- Brahms sáng tác cho piano, nhạc thính phòng, dàn nhạc giao hưởng, giọng hát
và hợp xướng. Các sáng tác của Brahms bao hàm cả những chất liệu truyền thống
lẫn sáng tạo. Âm nhạc của ông có cấu trúc và kỹ thuật bắt nguồn vững chắc từ các
bậc thầy Baroque và Cổ điển.
- Các tác phẩm nổi tiếng: violin concerto số 3, 4; bản giao hưởng 1,2,3,4; 2 piano
concerto.

7a) Thế nào là quang Diatonic ?thế nào là quãng Chromatic ? cho ví dụ?
- Quãng Diatonic là những quãng được tạo nên giữa các bậc cơ bản của hàng âm.
Vd: Quãng 2 trưởng C – D.
- Tất cả các quãng tăng và quãng giảm (trừ quãng 4 tăng và 5 giảm) đều gọi là
quãng chromatic. Vd : Quãng 6 tăng F – D#.
b) Đặc điểm phần trình bầy của hình thức sonate ?
- Phần trình bày là phần giới thiệu 2 chủ đề âm nhạc tương phản nhau về tính
chất âm nhạc và hòa âm. Chủ đề 1 thường viết ở tốc độ nhanh Allegro và viết ở
giọng chính của tác phẩm. Chủ đề 2 viết ở giọng phụ.
- Cấu trúc phần trình bày: Chủ đề 1 ( bậc I ) + nối + Chủ đề 2 (III, V). Cuối phần
trình có 1 cái kết ( chủ đề kết) ( Bậc III hoặc V).
c) Sơ lược về thân thế sự nghiệp của F. Chopin và những cống hiến của ông
trong nghệ thuật âm nhạc thế giới ?
- F. Chopin là nhạc sĩ lãng mạn người Ba Lan, được mệnh danh là nhà thơ của
cây đàn piano. Ông không chỉ là nghệ sĩ biểu diễn piano thiên tài mà còn là nhạc sĩ
sáng tác vĩ đại. Hầu như tất cả sáng tác của mình ông đều viết cho piano. Ông có
công rất lớn trong việc phát triển âm nhạc dân gian Ba Lan, đưa âm nhạc dân gian
Ba Lan hòa nhập vào kho tàng âm nhạc chung của thế giới.
- Các thể loại cho piano: Valse, scherzo, impromptu, polka, ballade… Đặc biệt
các étude cho piano không chỉ đơn thuần là những khúc luyện ngón mà các bản
étude này còn chứa đựng nội dung và hình tượng âm nhạc rất cao,. VD: étude
“cách mạng” No.12 op.10. Thậm chí người ta còn phổ lời để hát.
- Các tác phầm nổi bật như: 4 bản Ballade và 4 bản Scherzo.

8.a) Thế nào là điệu thức thang năm âm? Đặc điểm trong cấu trúc của điệu
thức năm âm là gì? Cho một ví dụ điệu thức năm âm?
- Điệu thức thang năm âm là dạng điệu thức gồm 5 bậc.
- Đặc điểm cấu trúc: không sử dụng bậc 4 và 7, vì 2 bậc này sẽ tạo ra quãng 4
tăng và 5 giảm, gây khó chịu.
Vd: Điệu Chủy (hay điệu Bắc): ( Do - Re – Fa) – ( Sol - La – Do)
- Điệu thức này gồm hai nhóm âm cách nhau 1 cung, mỗi nhóm gồm ba âm. Ba
âm này liên kết với nhau theo khung quãng 4 đúng. Hai nhóm có thành phần,
quãng giống nhau: 1 cung + 1 1/2 cung.
b) Đặc điểm hình thức ba đoạn đơn ?
- Gồm ba phần: Phần 1 ( trình bày) giống phần 3 ( tái hiện). Mỗi phần có cấu trúc
1 đoạn đơn.
- Phần 2 ( giữa) phải khác 1 và 3, có cấu trúc 1 đoạn đơn hoặc 1 đoạn chen.
- Dựa vào giai điệu chủ đề của phần 2 (giữa) để phân loại:
+ Nếu lấy nhân tố ở phần 1 để làm ( 3 đoạn đơn phát triển).
+ Nếu đưa nhân tố mới vào ( 3 đoạn đơn tương phản).
c) Sơ lược thân thế sự nghiệp, tác phẩm của E. Grieg và những cống hiến của
ông cho nghệ thuật âm nhạc thế giới ?
- Edvard Hagerup Grieg là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nghệ sĩ piano người Na
Uy nổi tiếng nhất. Ông là một thiên tài âm nhạc hiếm có của Na Uy, đất nước luôn
tỏ ra kém thế ở vùng Bắc Âu.
- Ông sử dụng và phát triển âm nhạc dân gian Na Uy trong tác phẩm của mình,
giúp đưa âm nhạc Na Uy lên bản đồ thế giới, đồng thời phát triển một chủ nghĩa
quốc gia.
- Được công nhận rộng rãi là một nhà soạn nhạc hàng đầu của thời kì Lãng mạn.
- Các tác phẩm nổi tiếng nhất: 2 tổ khúc trích từ bộ nhạc nền cho vở kịch Peer
Gynt, các bản sonata cho violin và cello, Piano Concerto giọng La thứ.
9.a) Gam chromatic là gì ? Quy tắc viết gam chromatic trong điệu trưởng và
thứ ?
- Gam chromatic là sự phức tạp hóa của gam trưởng , gam thứ bằng cách bổ sung
các âm chromatic ( thêm 1/2 cung vào 5 chỗ các quãng 2 trưởng), tạo sự nối tiếp
các âm từ thấp lên cao cách nhau 1 cung.
b) Đặc điểm hình thức sonate không có phần phát triển ?
- Phần trình bày trong trường hợp này cũng giống như phần trình bày trong hình
thức sonate thông thường: Chủ đề 1 ( bậc I) + nối + Chủ đề 2 ( bậc III, V). Cuối
phần trình có 1 cái kết ( chủ đề kết) ( Bậc III hoặc V). Đôi khi phần trình bày này
không có đoạn nối hoặc phần kết . Sau khi phần trình bày kết thúc, sẽ có phần âm
nhạc để nối, dẫn ngay vào phần tái hiện.
- Phần tái hiện của hình thức sonate không có phần phát triển cũng như phần tái
hiện của hình thức sonate thông thường: Chủ đề 1 ( bậc I) + nối + Chủ đề 2 ( bậc I)
+ Kết ( bậc I) + coda. Vì không có phần phát triển, nên đôi khi trong một mức độ
nào đó, có thể gặp những nhân tố mang tính phát triển ở trong phần tái hiện.
- Hình thức này được áp dụng ở các chương giữa, tốc độ chậm.
c) Sơ lược thân thế sự nghiệp, tác phầm của B. Bartók và những cống hiến của
ông cho nghệ thuật âm nhạc thế giới ?
- Béla Viktor János Bartók là một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ dương cầm người
Hungary. Ông được coi là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng nhất thế kỷ
20 và cùng với Franz Liszt, ông cũng được đánh giá là nhà soạn nhạc Hungary vĩ
đại nhất.
- Đưa chất liệu dân gian của Hungary vào tác phẩm.
- Các tác phẩm tiêu biểu: 3 piano concerto, 1 concerto cho nguyên giàn nhạc, vở
duke bluebeard's castle và vở miraculous mandarin.
10.a) Các hợp âm ba chính tronng điệu thức trưởng và thứ tự nhiên được xây
dựng trên bậc nào ? Tại sao gọi là là chính ?
- Các hợp âm ba chính trong điệu trưởng và thứ tự nhiên đc xây dựng trên ba
bậc chính là bậc I,bậc IV và Bậc V.
- Vì chúng biểu hiện rõ hơn cả tính chất của điệu, thêm nữa các âm của 1 giọng
đều nằm trong thành phần của 3 hợp âm này vì vậy chúng đc gọi là các hợp âm ba
chính.
b) Hình thức một độc lập được sử dụng như thế nào ?
- Hình thức một đoạn độc lập trong thanh nhạc được áp dụng viết cho các bài hát
gồm 2 câu, câu 2 được nhắc lại thêm một lần nữa, tạo cảm giác câu 2 như đoạn
điệp khúc.
- Trong khí nhạc hình thức 1 đoạn độc lập hầu như chỉ áp dụng trong việc sáng
tác thể loại prelude bởi vì đây là những tiểu phẩm với độ dài không lớn và hoàn
toàn độc lập.
c) Sơ lược thân thế sự nghiệp, các sasg tác nổi tiếng của nghệ sĩ Hoàng Việt?
- Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực (1928–1967), sinh tại Chợ Lớn (nay thuộc
Thành phố Hồ Chí Minh), quê quán: Tiền Giang. Ông có năng khiếu và đam mê
âm nhạc nên sáng tác từ khi còn ít tuổi, năm 1944 đến 1945, ông đã có các ca khúc
Chị cả, Biệt đô thành. Trong những ngày Nam Bộ kháng chiến, ông mang theo một
số bài hát trong đó có Tiếng còi trong sương đêm với bút danh Lê Trực từ Sài Gòn
ra chiến khu, song bị nghi là "phản động" nên bị bắt giam và đưa đi lao động cải
tạo 3 tháng. Nhờ có người bảo lãnh nên sau đó ông được tha về làm việc tại tổ
quân nhạc. Đó cũng là thời gian ông lấy bút danh Hoàng Việt Hận để sáng tác. Sau
này ông mới bỏ chữ “ Hận”, rồi ông làm việc tại Đoàn Văn công Trung Nam Bộ
đóng ở Đồng Tháp Mười. Năm 1951, Hoàng Việt được cử về Đoàn Văn công phân
liên khu miền Đông Nam Bộ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và học Trường Âm
nhạc Việt Nam khóa đầu tiên. Năm 1958, Hoàng Việt sang học tập tại Nhạc viện
Sofia, Bulgaria và tốt nghiệp hạng ưu với bản giao hưởng "Quê hương". Sau khi
ông trở về nước, bản giao hưởng “ Quê hương” được trình diễn lần đầu tiên ở Việt
Nam năm 1965 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Năm 1966, Hoàng Việt cùng một số văn
nghệ sĩ vào chiến trường miền Nam và làm việc tại Đoàn Văn công Quân giải
phóng miền Nam. Ông tử thương năm 1967.
- Những sáng tác nổi tiếng: Lá xanh, Nhạc rừng, Lên ngàn, Mùa lúa chín và đặc
biệt là Tình ca - dòng tâm huyết gửi lại cho vợ ngày chia tay ở Cà Mau.

You might also like