Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 88

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


---------------------------------------

NGUYỄN TIẾN SANG

NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ 4G LTE CHO


MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH
VIỄN THÔNG VIỆT NAM VNPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS NGUYỄN VĂN KHANG

Hà Nội – 2016

1
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Văn Khang, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi tận tình trong thời gian nghiên cứu và
hoàn thiện luận văn này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy, cô giáo của Viện Điện tử -
Viễn thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp
đã giúp đỡ và ủng hộ tôi trong thời gian qua. Xin kính chúc các thầy cô giáo, các anh
chị và các bạn mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công.

Hà Nội, ngày … tháng….năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Sang

2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự
của các nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, thực tế dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Khang, Viện Điện tử - Viễn Thông, Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội.
Các số liệu, kết luận của luận án là trung thực, dựa trên sự nghiên cứu, của bản
thân, chưa từng được công bố dưới bất ký hình thức nào trước khi trình, bảo vệ trước
“Hội đồng đánh giá luận văn thạc sỹ kỹ thuật”. Các số liệu, kết quả, kết luận được tôi
tham khảo đã được trích dẫn nguồn đẩy đủ.
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.

Hà Nội, ngày…. tháng….năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Sang

3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------o0o---------

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ


Họ và tên tác giả luận văn: Nguyễn Tiến Sang
Đề tài luận văn: Nghiên cứu triển khai công nghệ 4G LTE cho mạng thông tin di
động tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT
Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thông
Mã số HV: 2014B – 140261
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả
đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 04/05/2016 với các
nội dung sau:
Gộp nội dung hai chương I và chương II thành một chương. Theo đó bố cục luận
văn sẽ được sắp xếp lại thành 3 chương như sau:
 Chương I: Tổng quan về hệ thống thông tin di động và giới thiệu công nghệ
4G LTE
 Chương II: Kiến trúc mạng 4G LTE và giao thức
 Chương III: Mô phỏng và kết quả
Ngày….tháng….năm 2016
Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 2

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 3

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... 8

DANH SÁCH HÌNH VẼ .......................................................................................... 13

DANH SÁCH BẢNG BIỂU ..................................................................................... 14

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 15

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG & GIỚI


THIỆU CÔNG NGHỆ 4G - LTE .............................................................................. 18

1.1 Tổng quan về hệ thống thông tin di động [8] ..................................................18

1.1.1 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất (1G) .....................................18

1.1.2 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G) ........................................19

1.1.3 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G)...........................................22

1.1.4 Đánh giá ưu nhược điểm của mạng thông tin di động hiện nay đang triển
khai ở Việt Nam ................................................................................................24

1.2 Ưu điểm của hệ thống thông tin di động 4G LTE ..........................................25

1.2.1 Ưu điểm nổi bật của 4G - LTE ................................................................25

1.2.2 Sự khác nhau giữa 3G và 4G - LTE .........................................................25

1.2.3 Các ứng dụng đã tạo nên ưu điểm của 4G LTE so với 3G ......................26

1.3 Công nghệ 4G – LTE ......................................................................................27

1.3.1 Giới thiệu về công nghệ 4G – LTE ..........................................................27

1.3.2 Cấu trúc của 4G LTE ...............................................................................37

CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH MẠNG 4G LTE VÀ ÁP DỤNG TRIỂN KHAI CHO


TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ......................................... 43

5
2.1 Khái quát về quy trình quy hoạch mạng 4G – LTE ........................................43

2.1.1 Đặc điểm hệ thống 4G - LTE ...................................................................44

2.1.2 Lựa chọn băng tần ....................................................................................45

2.1.3 Các yêu cầu đầu vào.................................................................................46

2.1.4 Thách thức trong việc quy hoạch chung cho thế hệ mạng 2G/3G và 4G
LTE ...............................................................................................................46

2.2 Định cỡ mạng vô tuyến 4G – LTE ..................................................................47

2.2.1 Băng tần hoạt động và băng thông của kênh ...........................................47

2.2.2 Các tham số đường truyền Tx/Rx ............................................................48

2.2.3 Tính toán số lượng trạm ...........................................................................50

2.3 Dự báo lưu lượng và phân tích vùng phủ........................................................50

2.3.1 Dự báo lưu lượng .....................................................................................50

2.3.2 Phân tích vùng phủ ...................................................................................52

2.4 Quy hoạch mạng 4G LTE áp dụng cho tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam - VNPT .........................................................................................................52

2.4.1 Giới thiệu chung về VNPT ......................................................................52

2.4.2 Hạ tầng mạng lưới tập đoàn VNPT ..........................................................54

2.4.3 VNPT triển khai 4G – LTE ......................................................................57

2.4.4 Quy hoạch chi tiết ....................................................................................58

2.4.4.1 Quy hoạch vùng phủ .........................................................................59

2.4.4.2 Quy hoạch dung lượng ...................................................................... 74

2.4.4.3 Tối ưu mạng ...................................................................................... 77

CHƯƠNG III: MÔ PHỎNG VÀ KẾT QUẢ ............................................................ 79

3.1 Các lưu đồ .......................................................................................................79

6
3.2 Quy hoạch mạng 4G LTE ...............................................................................79

3.2.1 Quy hoạch vùng phủ ................................................................................80

3.2.1.1 Quỹ đường truyền .............................................................................80

3.2.1.2 Các mô hình truyền sóng .................................................................. 81

3.2.2 Quy hoạch dung lượng và tối ưu số trạm của LTE ..................................83

3.2.3 So sánh vùng phủ của 4G – LTE và WCDMA ........................................84

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI .........................................87

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................88

7
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
KÍ HIỆU TỪ VIẾT TẮT NGHĨA
Hệ thống thông tin di độngthế
1G One Generation Cellular
hệ thứ nhất
Hệ thống thông tin di độngthế
2G Second Generation Cellular
hệ thứ hai
Hệ thống thông tin di độngthế
3G Third Generation Cellular
hệ thứ ba
Hệ thống thông tin di độngthế
4G Four Generation Cellular
hệ thứ tư
Third Generation Patnership
3GPP Dự án hợp tác thế hệ thứ 3
Project
A
ACK Acknowledgement Tín hiệu xác nhận
B
BCCH Broadcast Control Channel Kênh điều khiển quảng bá
BCH Broadcast Control Channel Kênh điều khiển quảng bá
BW Band Width Băng thông
C
Code Division Multiple
CDMA Đa truy nhập phân chia theo mã
Access
CAPEX Capital Expenditure
Cycle Prefix Tiền tố lặp
CP
D
DL – SCH Downlink Share Channel Kênh chia sẻ đường xuống
DL Downlink Hướng xuống
E

8
EDGE Enhance Data rates for GSM Tốc độ dữ liệu tăng cường cho
Evolution mạng GSM cải tiến
E – UTRAN Enhance Node B NodeB cải tiến
EPC eNodeB
F
FDMA Frequency Division Đa truy cập phân chia theo tần
Multiple Access số
FDD Frequency Division Ghép kênh phân chia theo tần số
FEC Duplexing Forward Error Sữa lỗi hồi tiếp
Correction
G
GSM Global System for Mobile Hệ thống di động toàn cầu
GERAN GSM/EDGE Radio Access Mạng truy nhập vô tuyến
Network GSM/EDGE
GPRS General Packet Radio Dịch vụ gói vô tuyến thông
Service dụng
GI Guard Interval Khoảng bảo vệ
H
HSDPA High Speed Downlink Truy nhập gói đường tốc độ cao
Packet Access
HDTV High Definition Televison Tivi có độ phân giải cao
HSOPA High Speed OFDM Packet Truy cập gói tốc độ cao
Acess
HO Handover Chuyển giao

HSPA High Speed Packet Access Truy cập gói tốc độ cao
HSS Home Subscriber Server Quản lý thuê bao
I

9
ITU International Đơn vị viễn thông quốc tế
Telecommunication Union
IP Internet Protocol Giao thức Internet
IMS IP Multimedia Sub-system Hệ thống đa phương tiện sử
dụng IP
ISI Inter-Symbol Interference Nhiễu lên lý tự
IFFT Inverse Fast Fourier Biến đổi Fourier ngược
Transform
L
LTE Long Term Evolution
LTE – A Long Term Evolution
Advance
M
MS Mobile Station Trạm di động
BTS Base Station Trạm gốc
MIMO Multi Input Multi Output Đa ngõ vào đa ngõ ra
MME Mobility Management Quản lý tính di động
Entity
MAC Medium Access Control Điều khiển truy nhập trung bình
MU – MIMO Multi User – MIMO Đa người dùng – Đa ngõ vào đa
ngõ ra
MoU Minutes of Using Thời gian sử dụng
MCS Modulation Coding Scheme Kỹ thuật mã hóa và điều chế
O

OPEX Operating Expense


OFDM Orthogonal Frequency Ghép kênh phân chia theo tần số
Division Multiple trực giao

10
OFDMA Orthogonal Frequency Đa truy nhập phân chia theo tần
Division Multiple Access số trực giao
P
P2P Point to Point Điểm đến đểm
PCRF Policyand Charging Rules
Function
PDSCH Physical Downlink Shared Kênh vật lý chia sẻ đường
Channel xuống
PUCCH Physical Uplink Control Kênh vật lý điều khiển đường
Channel lên
PDCCH Physical Downlink Control Kênh vật lý điều khiển đường
Channel xuống
PBCH Physical Broadcast Channel Kênh vật lý quảng bá
PCCH Paging Control Channel Kênh điều khiển tin nhắn
PCH Paging Channel Kênh tin nhắn
Q
QoS Quality of Services Chất lượng dịch vụ
R
RLC Radio Link Control Điểu khiển kết nối vô tuyến
RRC Radio Resource Control Điều khiển tài nguyên vô tuyến
RB Resource Block Khối tài nguyên
RE Resource Element Thành phần tài nguyên
RSRP Reference Signal Receive Công suất thu tín hiệu tham
Power khảo

RS Refence Signal Tín hiệu tham khảo


S
SDR Software – Defined Ratio Phần mềm nhận dạng vô tuyến
SNR Signal to Noise Ratio Tỷ số tín hiệu trên nhiễu

11
SC – FDMA Single Carrier Frequency Đa truy nhập phân chia theo tần
Division multiple Access số trực giao đơn sóng mang
SMS Short Message Service Tin nhắn ngắn
SAE System Architecture Cấu trúc hệ thống tăng cường
Enhance
SGSN Serving GPRS Support Nút cung cấp dịch vụ GPRS
Node
T
TDMA Time Division Multiple Đa truy cập phân chia theo thời
Access gian
TTI Time Transmit Interval Khoảng thời gian phát
TDD Time Division Duplexing Ghép kênh phân chia theo thời
gian
TPC Transmit Power Command Lệnh công suất phát
U
UMB Ultra Mobile Broadband Di động băng thông mở rộng
UL Uplink Đường lên
UTRAN UMTS Terrestrial Radio Mạng truy nhập vô tuyến mặt
Access Networks đất
UMTS Universal Hệ thống thông tin di động
Telecommunication Mobie
UE System User Equipment Thiết bị người dùng (di động)
V
VHE Virtual Home Environment Môi trường nhà ảo

VoIP Voice IP Thoại sử dụng IP


VNPT Group Vietnam Posts and Tập đoàn bưu chính viễn thông
Telecommunications Group Việt Nam

12
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1: Tiến trình phát triển của thông tin di động ...............................................18
Hình 1.2: So sánh về cấu trúc giữa UMTS và LTE [9] ............................................37
Hình 1.3: Cấu trúc cơ bản của LTE [9] .....................................................................38
Hình 1.4: Cấu trúc hệ thống cho mạng truy cập 3GPP [9] ....................................... 40
Hình 1.5: Cấu trúc hệ thống cho mạng truy cập3GPP và không phải 3GPP [9] ...... 41
Hình 1.6:Cấu trúc hệ thống cho mạng truy cập 3GPP và liên mạng với CDMA 2000[9]
...................................................................................................................................41
Hình 2.1: Khái quát về quá trình quy hoạch mạng LTE ...........................................43
Hình 2.2: Kiến trúc mạng 4G – LTE [11] ................................................................. 44
Hình 2.3: Vấn đề nhiễu trong mạng di động [8] .......................................................46
Hình 2.4: Các tham số đầu vào và mục tiêu của định cỡ mạng vô tuyến [10] .........47
Hình 2.5: Quy trình tính số lượng trạm..................................................................... 50
Hình 2.6: Các tham số của mô hình Walfisch-Ikegami ............................................68
Bảng 2.7: Tốc độ bit đỉnh tương ứng với từng tốc độ mã hóa và băng thông .......... 75
Hình 2.8: Quan hệ giữa băng thông kênh truyền và băng thông cấu hình [9] .......... 76
Hình 3.1: Lưu đồ phân bổ phần quy hoạch 4G LTE .................................................79
Hình 3.2: Đề tài quy hoạch mạng 4G LTE cho tập đoàn VNPT .............................. 79
Hình 3.3: Quỹ đường truyền của LTE ...................................................................... 80
Hình 3.4: Môi trường truyền sóng trong nhà ............................................................ 81
Hình 3.5: Môi trường truyền sóng ngoài trời ............................................................ 82
Hình 3.6: Môi trường truyền sóng trên xe cộ............................................................82
Hình 3.7: Quy hoạch dung lượng của 4G - LTE .......................................................83
Hình 3.8: Tối ưu số trạm trong 4G LTE ................................................................... 84
Hình 3.9: So sánh quỹ đường truyền lên của LTE và WCDMA ..............................84
Hình 3.10: So sánh quỹ đường truyền xuống của LTE và WCDMA ....................... 85
Hình 3.11: So sánh vùng phủ của 4G – LTE và WCDMA....................................... 86

13
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các thông số lớp vật lý LTE .....................................................................32
Bảng 2.2: Tốc độ đỉnh của LTE theo lớp ..................................................................32
Bảng 2.3: So sánh các dịch vụ của 3G và 4G LTE ................................................... 34
Bảng 2.4: So sánh giữa HSPA, WiMAX và LTE ..................................................... 35
Bảng 3.1: Các băng tần UMTS và LTE dành cho FDD ...........................................45
Bảng 3.2. Các băng tần UMTS và LTE dành cho TDD ........................................... 46
Bảng 3.3: Các phân lớp công suất phát cho LTE UE ...............................................49
Bảng 3.4: Ví dụ về quỹ đường lên của LTE ............................................................. 64
Bảng 3.5: Ví dụ của quỹ đường xuống LTE ............................................................. 64
Bảng 3.6: So sánh quỹ đường truyền lên của các hệ thống ...................................... 65
Bảng 3.7: So sánh về quỹ đường truyền xuống của các hệ thống ............................ 66
Bảng 3.8: Tốc độ bit đỉnh tương ứng với từng tốc độ mã hóa và băng thông ..........75
Bảng 3.9: Giá trị của băng thông cấu hình tương ứng với băng thông kênh truyền . 77

14
MỞ ĐẦU
Ngày 12/12/2015, Tổng Công ty Viễn thông Viettel chính thức khai trương thử
nghiệm dịch vụ 4G tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Như vậy chỉ sau hơn 1 tháng nhận được
giấy phép thử nghiệm dịch vụ di động 4G số 565/GB-BTTTT ngày 23/10/2015 của
Bộ Thông tin và Truyền thông Viettel đã cung cấp dịch vụ đến người dân. Viettel đầu
tư gần 200 trạm phát sóng phủ toàn bộ khu vực dân cư của TP Vũng Tàu, TP Bà Rịa
và huyện Long Điền. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam một khu vực dân cư lớn được
phủ sóng 4G. Tốc độ 4G tại Vũng Tàu đạt trung bình từ 40-80Mb/s cao hơn 7 lần so
với tốc độ trung bình của 3G. Tại một số điểm tốc độ có thể đạt đến 230Mb/s gần với
tốc độ lý tưởng theo lý thuyết (công nghệ 4G LTE-A cao cấp hiện nay có thể đạt tốc
độ Download 300 Mb/s, Upload 150 Mb/s). Đợt trải nghiệm này sẽ giúp khách hàng
cảm nhận rõ hơn tốc độ nhanh vượt trội, ở mọi lúc, mọi nơi của dịch vụ 4G.
Trước đó 5 năm, Tháng 9 năm 2010, Bộ thông tin truyền thông đã cấp phép cho
5 doanh nghiệp thử nghiệm dịch vụ 4G gồm VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC và
VTC. VNPT đã đi tiên phong trong ứng dụng công nghệ mới khi hợp tác với một
công ty của Nga để thử LTE tại Hà Nội vào tháng Mười năm 2010. Trước đó, VDC,
một thành viên của VNPT, hoàn thành việc lắp đặt các trạm LTE đầu tiên tại Hà Nội.
Sự kiện này được mô tả như là mở màn cho cuộc đua cung cấp dịch vụ 4G tại Việt
Nam. Gần đây nhất là sự kiện Hội thảo Quốc tế 4G LTE tiểu vùng sông Mekong lần
thứ nhất năm 2015 do Hiệp hội Internet Việt Nam phối hợp với Tập đoàn dữ liệu
quốc tế IDG ASEAN tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 26 tháng 3 năm 2015 tại Khách sạn
Mellia (44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội). Theo đó nội dung chủ yếu của buổi hội thảo
tập trung giới thiệu một số vấn đề như quản lý và cấp phép tần số 4G tại Việt Nam;
những cam kết và lợi ích khi triển khai hệ sinh thái 4G; cơ hội và thách thức khi triển
khai 4G tại Việt Nam; bài học kinh nghiệm xây dựng, triển khai công nghệ 4G tại các
quốc gia khác.

Trên thế giới, công nghệ 4G đã triển khai từ rất lâu và có những bước tiến vượt
bậc. Cuối năm 2015, trên thế giới có hơn 360 đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông

15
tại hơn 100 quốc gia đã cung cấp dịch vụ 4G và theo đó có hơn 456 triệu thuê bao.
Trong đó, khu vực châu Á có 61 đơn vị thuộc 25 quốc gia. Riêng tại khu vực Đông
Nam Á, dịch vụ 4G đã được phát triển thành công tại các quốc gia có nền công nghệ
tiên tiến, hiện đại như Singapore, Malaysia, Indonesia, Brune… Còn tại các quốc gia
thuộc lưu vực tiểu vùng sông Mekong, công nghệ 4G vẫn đang trong giai đoạn thử
nghiệm hoặc mới bước đầu được triển khai. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tổng thể
của Tập đoàn công nghệ Qualcomm thì dự tính đến năm 2020, trên thế giới sẽ có
khoảng 25 tỷ thiết bị kết nối công nghệ internet di động. Như vậy, có thể khẳng định
rằng thị trường công nghệ 4G tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và tại Châu Á nói
chung còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

Thực tế triển khai mạng 3G cho thấy, việc nghiên cứu các phương pháp quy
hoạch, thiết kế và ứng dụng hệ thống quy hoạch, quản lý và cung cấp dịch vụ cũng
như quản lý điều hành mạng cần được nghiên cứu giải quyết ngay từ đầu để thiết lập
mạng 4G một cách hiệu quả nhất. Là một nhân viên của tập đoàn Bưu Chính Viễn
Thông Việt Nam, hòa chung không khí thúc đẩy học tập và lao động tích cực, tất cả
vì sự nghiệp phát triển ngành bưu chính viễn thông Việt Nam bền vững, hùng mạnh
và từng bước vươn tầm ra thế giới. Do vậy mà tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu
triển khai công nghệ 4G – LTE cho mạng thông tin di động tập đoàn Bưu chính
Viễn Thông Việt Nam VNPT” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

Lịch sử nghiên cứu

Ở Việt Nam và thế giới đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nội dung này, đa số
hướng tới các vấn đề về lý thuyết. Tác giả hy vọng với những kết quả đạt được trong
luận văn này, có thể phát triển, nghiên cứu chuyên sâu hơn các vấn đề về triển khai,
quy hoạch mạng 4G LTE và theo đó mô phỏng các thông số lưu lượng mạng trên
phần mềm mô phỏng trực quan.

Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

16
Luận văn hướng tới việc nghiên cứu, tìm hiểu về công nghệ mạng 4G – LTE.
Sau khi nắm được nền tảng cơ bản của hệ thống, luận văn sẽ đi sâu vào các vấn đề về
quy hoạch mạng, thiết kế, ứng dụng hệ thống quy hoạch, quản lý cung cấp dịch vụ
cũng như quản lý điều hành mạng.
Luận văn bao gồm những phần chính như sau:
PHẦN A: GIỚI THIỆU
PHẦN B: NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin di động và giới thiệu công nghệ
4G - LTE
Trình bày tổng quan, đặc điểm các công nghệ hệ thống thông tin di động, xu
hướng phát triển các mạng di động trên thế giới và đưa ra những nghiên cứu công
nghệ 4G – LTE.
Trình bày cụ thể cấu trạng mạng 4G LTE, các giao thức, đặc điểm kênh truyền,
các kỹ thuật sử dụng trong mạng 4G LTE.
Chương 2: Quy hoạch mạng và áp dụng triển khai cho tập đoàn Bưu Chính
Viễn Thông Việt Nam
Trình bày việc quy hoạch thiết kế mạng 4G – LTE. Áp dụng triển khai cho tập
đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam
Chương 3: Mô phỏng và kết quả
Mô phỏng quy hoạch mạng 4G – LTE trên môi trường Matlab và kết quả.
PHẦN C: PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

17
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG &
GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ 4G - LTE

1.1 Tổng quan về hệ thống thông tin di động [8]

1.1.1 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất (1G)


Công nghệ di động đầu tiên là công nghệ tương tự, là hệ thống truyền tín
hiệu tương tự, là mạng điện thoại di động đầu tiên của nhân loại, được khơi mào ở
Nhật Bản vào năm 1979. Những công nghệ chính thuộc thế hệ thứ nhất này có thể kể
đến là:
 NMT (Nordic Mobile Telephone – Điện thoại di động Bắc Âu) được sử dụng
ở các nước Bắc Âu, Tây Âu và Nga.
 AMPS (Advanced Mobile Phone Sytem – Hệ thống điện thoại di động tiên
tiến) được sử dụng ở Mỹ và Úc.
 TACS (Total Access Communication Sytem – Hệ thống truyền thông truy
nhập toàn phần) được sử dụng ở Anh.

Hình 1.1: Tiến trình phát triển của thông tin di động
Hầu hết các hệ thống đều là hệ thống tương tự và dịch vụ truyền chủ yếu
là thoại. Với hệ thống này, cuộc gọi có thể bị nghe trộm bởi bên thứ ba. Những

18
điểm yếu của thế hệ 1G là dung lượng thấp, xác suất rớt cuộc gọi cao, khả năng
chuyển cuộc gọi không tin cậy, chất lượng âm thanh kém, không có chế độ bảo
mật…Do vậy hệ thống 1G không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

1.1.2 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G)


Hệ thống di động thế hệ thứ 2 sử dụng truyền vô tuyến số cho việc truyền
tải. Những hệ thống mạng 2G thì có dung lượng lớn hơn những hệ thống mạng thế
hệ thứ nhất. Một kênh tần số thì đồng thời được chia ra cho nhiều người dùng (bởi
việc chia theo mã - CDMA hoặc chia theo thời gian - TDMA). Sự sắp xếp có trật tự
các tế bào, mỗi khu vực phục vụ thì được bao bọc bởi một tế bào lớn, những tế
bào lớn và một phần của những tế bào đã làm tăng dung lượng của hệ thống xa hơn
nữa.
Có 4 chuẩn chính đối với hệ thống 2G: Hệ Thống Thông Tin Di Động Toàn
Cầu (GSM) và những dẫn xuất của nó; AMPS số (D-AMPS); Đa Truy Cập Phân
Chia Theo Mã IS-95 và Mạng tế bào Số Cá Nhân (PDC). GSM đạt được thành
công nhất và được sử dụng rộng rãi trong hệ thống 2G.
 GSM

GSM cơ bản sử dụng băng tần 900MHz. Sử dụng kỹ thuật đa truy nhập theo
thời gian TDMA. Nhưng ở đây cũng có một số những phát sinh, 2 vấn đề quan
trọng là hệ thống mô hình số 1800 (DCS 1800, cũng được biết như GSM 1800)
và PCS 1900 (hay GSM 1900). Sau này chỉ được sử dụng ở Bắc Mĩ và Chilê,
và DCS 1800 thì được tìm thấy ở một số khu vực khác trên thế giới. Nguyên do đầu
tiên về băng tần số mới là do sự thiếu dung lượng đối với băng tần 900 MHz.
Băng tần 1800MHz có thể được sử dụng ý nghĩa và phổ biến hơn đối với người sử
dụng. Vì thế nó đã trở nên hoàn toàn phổ biến, đặc biệt trong những khu vực đông
dân cư. Vì thế đồng thời cả 2 băng tần di động đều được sử dụng, ở đây điện
thoại sử dụng băng tần 1800MHz khi có thành phần khác sử dụng lên trên mạng
900MHz.
Hệ thống GSM 900 làm việc trong một băng tần hẹp, dài tần cơ bản từ
(890 – 960 MHz). Trong đó băng tần cơ bản được chia làm 2 phần:

19
 Đường lên từ (890 – 915) MHz
 Đường xuống từ (935 – 960) MHz
Băng tần gồm 124 sóng mang được chia làm 2 băng, mỗi băng rộng
25MHz, khoảng cách giữa 2 sóng mang kề nhau là 200KHz. Mỗi kênh sử dụng 2 tần
số riêng biệt cho 2 đường lên và xuống gọi là kênh song công. Khoảng cách giữa 2
tần số là không đổi bằng 45MHz. Mỗi kênh vô tuyến mang 8 khe thời gian TDMA
và mỗi khe thời gian là một kênh vật lý trao đổi thông tin giữa MS và mạng GSM.
Tốc độ từ 6.5 – 13 Kbps.
GSM mới chỉ cung cấp được các dịch vụ thoại và nhắn tin ngắn, trong khi nhu
cầu truy nhập internet và các dịch vụ từ người sử dụng là rất lớn nên GSM phát triển
lên 2.5G.

GSM HSCSD GPRS EDGE

Trong đó :
 HSCSD (High Speed Circuit Switched Data)
Số liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao: Một vấn đề quan trọng lớn nhất đối với
GSM đơn giản là về tốc độ dữ liệu chậm. GSM cơ sở có thể cải thiện tốc độ người
dùng trước chỉ là 9.6Kbps. Sau đó theo lý thuyết tốc độ người dùng đã là 14.4Kbps,
mặc dù nó không được thông dụng cho lắm. HSCSD là cách đơn dàng nhất cho
mọi thứ được tải lên. Những phương pháp này chính là sự thay thế một khe thời
gian, một trạm di động có thể sử dụng nhiều khe thời gian cho một kết nối dữ
liệu. Những bổ sung trong dòng thương mại, giá trị tối đa thường là 4 khe thời
gian. Một khe thời gian có thể sử dụng tốc độ 9.6Kbps hoặc 14.4Kbps. Toàn bộ tốc
độ chính là số khe thời gian nhân với tốc độ dữ liệu của một khe thời gian. Đây chính
là mối tương quan không phức tạp để nâng cấp dung lượng của hệ thống, vì nó chỉ
là những yêu cầu trong việc nâng cấp phần mềm đối với mạng nhưng nó có nhiều
trở ngại. Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên sóng vô tuyến một
cách khan hiếm. Bởi vì nó là chuyển mạch - mạch, HSCSD phân bố việc sử dụng

20
khe thời gian một cách liên tục ngay cả khi không có bất cứ thứ gì được truyền đi.
 GPRS (General Packet Radio Service)
Dịch vụ vô tuyến gói chung: GPRS là một hệ thống vô tuyến thuộc giai đoạn
trung gian, nhưng vẫn là hệ thống 3G nếu xét về mạng lõi. GPRS cung cấp các kết
nối số liệu chuyển mạch gói với tốc độ truyền lên tới 171,2Kbps (tốc độ số liệu
đỉnh) và hỗ trợ giao thức Internet TCP/IP và X25, nhờ vậy tăng cường đáng kể
các dịch vụ số liệu của GSM. Công việc tích hợp GPRS vào mạng GSM đang tồn
tại là một quá trình đơn giản. Một phần các khe trên giao diện vô tuyến dành cho
GPRS, cho phép ghép kênh số liệu gói được lập lịch trình trước đối với một số trạm
di động. Phân hệ trạm gốc chỉ cần nâng cấp một phần nhỏ liên quan đến khối điều
khiển gói (PCU-Packet Control Unit) để cung cấp khả năng định tuyến gói giữa các
đầu cuối di động các nút cổng (Gateway). Một nâng cấp nhỏ về phần mềm cũng
cần thiết để hỗ trợ các hệ thống mã hoá kênh khác nhau. Mạng lõi GSM được tạo
thành từ các kết nối chuyển mạch kênh được mở rộng bằng cách thêm vào các nút
chuyển mạch số liệu và Gateway mới, được gọi là GGSN (Gateway GPRS Support
Node) và SGSN (Serving GPRS Support Node). GPRS là một giải pháp đã được
chuẩn hoá hoàn toàn với các giao diện mở rộng và có thể chuyển thẳng lên 3G về
cấu trúc mạng lõi.
 EDGE (Enhanced Data Rates for GSM Evolution)
Tốc độ số liệu tăng cường để phát triển GSM: EDGE có thể phát nhiều bit
gấp 3 lần GPRS trong một chu kỳ. Đây là lý do chính cho tốc độ bit EDGE cao
hơn. ITU đã định nghĩa 384kbps là giới hạn tốc độ dữ liệu cho dịch vụ để thực
hiện chuẩn IMT-2000 trong môi trường không lý tưởng 384kbps tương ứng với
48kbps trên mỗi khe thời gian, giả sử một đầu cuối có 8 khe thời gian.
EDGE là một kỹ thuật truyền dẫn 3G đã được chấp nhận và có thể triển khai
trong phổ tần hiện có của các nhà khai thác TDMA và GSM. EDGE tái sử dụng
băng tần sóng mang và cấu trúc khe thời gian của GSM, và được thiết kế nhằm tăng
tốc độ số liệu của người sử dụng trong mạng GPRS hoặc HSCSD bằng cách sử
dụng các hệ thống cao cấp và công nghệ tiên tiến khác. Vì vậy, cơ sở hạ tầng và

21
thiết bị đầu cuối hoàn toàn phù hợp với EDGE hoàn toàn tương thích với GSM và
GRPS.
 
IS-95
Hệ thống mạng tế bào IS-95A được Qualcomm cho ra mắt vào những năm
1990 sử dụng kỹ thuật truy nhập vô tuyến CDMA. CDMA chia sẻ cùng một giải
tần chung. Mọi khách hàng có thể nói đồng thời và tín hiệu được phát đi trên cùng
một giải tần. Các kênh thuê bao được tách biệt bằng cách sử dụng mã ngẫu nhiên.
Các tín hiệu của nhiều thuê bao khác nhau sẽ được mã hoá bằng các mã ngẫu nhiên
khác nhau, sau đó được trộn lẫn và phát đi trên cùng một giải tần chung và chỉ được
phục hồi duy nhất ở thiết bị thuê bao (máy điện thoại di động) với mã ngẫu nhiên
tương ứng. IS 95A(2G) phát triển tiếp lên IS 95B(2.5G)
Mặc dù hệ thống thông tin di động 2G được coi là những tiến bộ đáng kể
nhưng vẫn gặp phải các hạn chế sau: Tốc độ thấp và tài nguyên hạn hẹp. Vì thế cần
thiết phải chuyển đổi lên mạng thông tin di động thế hệ tiếp theo để cải thiện dịch
vụ truyền số liệu, nâng cao tốc độ bit và tài nguyên được chia sẻ…Mặt khác, khi
các hệ thống thông tin di động ngày càng phát triển, không chỉ số lượng người sử
dụng điện thoại di động tăng lên, mở rộng thị trường mà người sử dụng còn đòi hỏi
các dịch vụ tiên tiến hơn không chỉ là các dịch vụ cuộc gọi thoại truyền thống và
dịch vụ số liệu tốc độ thấp hiện có trong mạng hiện tại. Nhu cầu của thị trường có
thể phân loại thành các lĩnh vực như: Dịch vụ dữ liệu máy tính, dịch vụ viễn thông,
dịch vụ nội dung số như âm thanh hình ảnh. Những lý do trên thúc đẩy các tổ chức
nghiên cứu phát triển hệ thống thông tin di động trên thế giới tiến hành nghiên cứu
và đã áp dụng trong thực tế chuẩn mới cho hệ thống thông tin di động: Thông tin di
động 3G.

1.1.3 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G)


Vào năm 1992, ITU công bố chuẩn IMT-2000 (International Mobil
Telecommunication - 2000) cho hệ thống 3G với các ưu điểm chính được mong đợi
đem lại bởi hệ thống 3G là:
+ Cung cấp dịch vụ thoại chất lượng cao.

22
+ Các dịch vụ tin nhắn (e-mail, fax, SMS, chat...)
+ Các dịch vụ đa phương tiện (xem phim, xem truyền hình, nghe nhạc…)
+ Truy nhập Internet (duyệt Web, tải tài liệu...)
+ Sử dụng chung một công nghệ thống nhất, đảm bảo sự tương thích toàn cầu
giữa các hệ thống.
Để thoả mãn các dịch vụ đa phương tiện cũng như đảm bảo khả năng truy
cập Internet băng thông rộng, IMT-2000 hứa hẹn cung cấp băng thông 2Mbps, nhưng
thực tế triển khai chỉ ra rằng với băng thông này việc chuyển giao rất khó, vì vậy
chỉ có những người sử dụng không di động mới được đáp ứng băng thông kết nối
này, còn khi đi bộ băng thông sẽ là 384 Kbps, khi di chuyển bằng ô tô sẽ là
144Kbps.
Các hệ thống 3G điển hình là:
 UMTS (W-CDMA)
UMTS (Universal Mobile Telephone System), dựa trên công nghệ W-CDMA,
là giải pháp được ưa chuộng cho các nước đang triển khai các hệ thống GSM muốn
chuyển lên 3G. UMTS được hỗ trợ bởi Liên Minh Châu Âu và được quản lý bởi
3GPP tổ chức chịu trách nhiệm cho các công nghệ GSM, GPRS. UMTS hoạt động
ở băng thông 5MHz, cho phép các cuộc gọi có thể chuyển giao một cách hoàn hảo
giữa các hệ thống UMTS và GSM đã có. Những đặc điểm của WCDMA như sau:
 WCDMA sử dụng kênh truyền dẫn 5 MHz để chuyển dữ liệu. Nó cũng cho
phép việc truyền dữ liệu ở tốc độ 384 Kbps trong mạng di động và 2 Mbps
trong hệ thống tĩnh.
 Kết cấu phân tầng: Hệ thống UMTS dựa trên các dịch vụ được phân tầng,
không giống như mạng GSM. Ở trên cùng là tầng dịch vụ, đem lại những ưu
điểm như triển khai nhanh các dịch vụ, hay các địa điểm được tập trung hóa.
Tầng giữa là tầng điều khiển, giúp cho việc nâng cấp các quy trình và cho
phép mạng lưới có thể được phân chia linh hoạt. Cuối cùng là tầng kết nối,
bất kỳ công nghệ truyền dữ liệu nào cũng có thể được sử dụng và dữ liệu âm

23
thanh sẽ được chuyển qua ATM/AAL2 hoặc IP/RTP.
 Tần số: Hiện tại có 6 băng sử dụng cho UMTS/WCDMA, tập trung vào
UMTS tần số cấp phát trong 2 băng đường lên (1885MHz – 2025MHz) và
đường xuống (2110MHz – 2200MHz).
Sự phát triển của WCDMA lên 3.5G là HSxPA
 CDMA2000
Một chuẩn 3G quan trọng khác là CDMA2000, chuẩn này là sự tiếp nối đối
với các hệ thống đang sử dụng công nghệ CDMA trong thế hệ 2. CDMA2000
được quản lý bởi 3GPP2, một tổ chức độc lập và tách rời khỏi 3GPP của
UMTS.
 TD-SCDMA
Chuẩn được ít biết đến hơn là TD-SCDMA đang được phát triển tại Trung
Quốc bởi các công ty Datang và Siemens. Hiện tại có nhiều chuẩn công nghệ cho
2G nên sẽ có nhiều chuẩn công nghệ 3G đi theo, tuy nhiên trên thực tế chỉ có 2
tiêu chuẩn quan trọng nhất đã có sản phẩm thương mại và có khả năng được triển
khai rộng rãi trên toàn thế giới là WCDMA (FDD) và CDMA 2000. WCDMA
được phát triển trên cơ sở tương thích với giao thức của mạng lõi GSM (GSM MAP),
một hệ thống chiếm tới 65% thị trường thế giới. Còn CDMA 2000 nhằm tuơng thích
với mạng lõi IS-41, hiện chiếm 15% thị trường.

1.1.4 Đánh giá ưu nhược điểm của mạng thông tin di động hiện nay đang triển
khai ở Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam vẫn đang sử dụng mạng thông tin di động thế hệ thứ 3
(3G). Mạng 3G đã khắc phục được các nhược điểm của các mạng thông tin di động
thế hệ trước đó. Với việc cấu trúc mạng dùng giao thức IP kết hợp với công nghệ
ATM, cùng với việc hỗ trợ tốc độ lên tới 2Mbps, mạng thông tin di động thế hệ thứ
ba WCDMA có thể hỗ trợ người dùng các dịch vụ như: Hội nghị truyền hình, truy
cập internet tốc độ cao, download các file dữ liệu nhỏ…
Tuy nhiên, mạng di động này cũng có một số nhược điểm như: Tốc độ truyền
dữ liệu là 2Mbps, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người dùng, khả

24
năng đáp ứng các dịch vụ thời gian thực như hội nghị truyền hình là chưa cao, rất khó
trong việc download các file dữ liệu lớn. Hàng nghìn tỷ đồng được các nhà mạng Việt
Nam đầu tư cho 3G, nhưng xem ra kế hoạch thu hồi vốn khó được hoàn tất đúng thời
gian dự định. Các nhà mạng cung cấp dịch vụ 3G khác sau những đầu tư ban đầu khá
rầm rộ, ở thời điểm hiện tại phải tính toán, đã giảm tốc độ phát triển 3G, cụ thể giảm
tốc độ mở rộng vùng phủ sóng và nâng cao chất lượng phủ sóng 3G.

1.2 Ưu điểm của hệ thống thông tin di động 4G LTE

1.2.1 Ưu điểm nổi bật của 4G - LTE


 Tốc độ dữ liệu cao hơn rất nhiều lần so với 3G
 Tăng hiệu quả sử dụng phổ và giảm thời gian trễ
 Cấu trúc mạng sẽ đơn giản hơn, và sẽ không còn chuyển mạch kênh nữa
 Hiệu quả trải phổ tăng 4 lần và tăng 10 lần User/Cell so với WCDMA.
 Độ rộng băng tần linh hoạt cũng là một ưu điểm quan trọng của LTE đối với
WCDMA

1.2.2 Sự khác nhau giữa 3G và 4G - LTE


Hiện nay, công nghệ 3G cho phép truy cập Internet không dây và các cuộc gọi
có hình ảnh. 4G - LTE được phát triển trên các thuộc tính kế thừa từ công nghệ 3G.
Về mặt lý thuyết, mạng không dây sử dụng công nghệ 4G - LTE sẽ có tốc độ nhanh
hơn mạng 3G từ 4 đến 10 lần. Tốc độ tối đa của 3G là tốc độ tải xuống 14 Mbps và
5.8 Mbps tải lên. Với công nghệ 4G, tốc độ có thể đạt tới 100 Mbps đối với người
dùng di động và 1 Gbps đối với người dùng cố định. 3G sử dụng ở các dải tần quy
định quốc tế cho UL: 1885 – 2025 MHz; DL: 2110 - 2200 MHz với tốc độ từ
144kbps - 2Mbps, độ rộng BW: 5 MHz. Đối với 4G LTE thì hoạt động ở băng tần:
700 MHz - 2,6 GHz với mục tiêu tốc độ dữ liệu cao, độ trễ thấp, công nghệ truy cập
sóng vô tuyến gói dữ liệu tối ưu. Tốc độ DL: 100Mbps (ở BW 20MHz), UL: 50
Mbps với 2 Anten thu một Anten phát. Độ trễ nhỏ hơn 5ms với độ rộng BW linh
hoạt là ưu điểm của LTE so với WCDMA, BW từ 1.25 MHz, 2.5 MHz, 5 MHz, 10

25
MHz, 15 MHz, 20 MHz. Hiệu quả trải phổ tăng 4 lần và tăng 10 lần số người
dùng/Cell so với WCDMA.

1.2.3 Các ứng dụng đã tạo nên ưu điểm của 4G LTE so với 3G
 Hiệu suất phổ cao
OFDM ở DL:
- Chống nhiễu đa đường
- Hầu hết dữ liệu người dùng ít hơn di động
SC – FDMA ở UL:
- PAPR thấp
- Người dùng trực giao trong miền tần số
MIMO (Multiple Input Multiple Output)
 Tốc độ dữ liệu cao
Phát nhiều dòng dữ liệu độc lập song song qua các anten riêng lẻ => tăng tốc
độ dữ liệu (sử dụng MIMO).
 Độ trễ thấp
Thời gian cài đặt và thời gian trì hoãn chuyển tiếp ngắn.
Trễ HO và thời gian ngắt ngắn: TTI ngắn, trạng thái RRC đơn giản.
 Giá thành rẻ
Cấu trúc mạng đơn giản, giảm các thành phần của mạng
 Chất lượng dịch vụ cao
o Sử dụng các tần số cấp phép để đảm bảo chất lượng dịch vụ: LTE sử
dụng các dải tần số khác nhau: 2100 MHz, 1900 MHz, 1700 MHz,
2600 MHz, 900 MHz, 800 MHz.
o Luôn luôn thử nghiệm (giảm thời gian trễ trong điều khiển định tuyến)
o Giảm độ trễ khứ hồi (round trip delay)
 Tần số tái sử dụng linh hoạt
o Giảm nhiễu liên Cell với tần số tái sử dụng lớn hơn 1.

26
o Sử dụng hai dải tần số:
Dải 1: Hệ số tái sử dụng lớn hơn 1 => công suất phát cao hơn
Dải 2: Phổ còn lại
o Các User ở cạnh Cell: Sử dụng dải 1 => SIR tốt
o Các User ở trung tâm Cell: Sử dụng toàn bộ băng => tốc độ dữ liệu
cao
 Dung lượng và vùng bao phủ của WCDMA UL bị giới hạn bởi can nhiễu:
Can nhiễu bên trong Cell và can nhiễu liên Cell. Nhưng đối với LTE thì do
tính trực giao nên can nhiễu trong cùng một Cell có thể không xét đến và
giảm can nhiễu.

1.3 Công nghệ 4G – LTE

1.3.1 Giới thiệu về công nghệ 4G – LTE


Hệ thống 4G - LTE, là bước tiếp theo cần hướng tới của hệ thống mạng không
dây 3G dựa trên công nghệ di động GSM/UMTS và là một trong những công nghệ
tiềm năng nhất cho truyền thông 4G. Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đã định
nghĩa truyền thông di động thế hệ thứ 4 là IMT Advanced và chia thành hai hệ thống
dùng cho di động tốc độ cao và di động tốc độ thấp. 3GPP LTE là hệ thống dùng
cho di động tốc độ cao. Ngoài ra, đây còn là công nghệ hệ thống tích hợp đầu tiên
trên thế giới ứng dụng cả chuẩn 3GPP LTE và các chuẩn dịch vụ ứng dụng khác, do
đó người sử dụng có thể dễ dàng thực hiện cuộc gọi hoặc truyền dữ liệu giữa các
mạng LTE và các mạng GSM/GPRS hoặc UMTS dựa trên WCDMA. Kiến trúc
mạng mới được thiết kế với mục tiêu cung cấp lưu lượng chuyển mạch gói với dịch
vụ chất lượng, độ trễ tối thiểu. Hệ thống sử dụng băng thông linh hoạt nhờ vào mô
hình đa truy cập OFDMA và SC-FDMA. Thêm vào đó, FDD (Frequency Division
Duplexing) và TDD (Time Division Duplexing), bán song công FDD cho phép các
UE có giá thành thấp. Không giống như TDD, bán song công FDD không yêu cầu
phát và thu tại cùng thời điểm. Điều này làm giảm giá thành cho bộ song công trong
UE. Truy cập tuyến lên dựa vào đa truy cập phân chia theo tần số đơn sóng mang

27
SC-FDMA (Single Carrier Frequency Division Multiple Access) cho phép tăng
vùng phủ tuyến lên làm tỷ số công suất đỉnh trên công suất trung bình thấp (Peak-
to-Average Power Ratio PAPR) so với OFDMA. Thêm vào đó, để cải thiện tốc độ
dữ liệu đỉnh, hệ thống LTE sử dụng hai đến bốn lần hệ số phổ Cell so với hệ thống
HSPA Release 6.
a. Động cơ thúc đẩy
- Cần thế hệ tiếp theo để cải thiện các nhược điểm của 3G và đáp ứng nhu cầu
của người sử dụng.
- Người dùng đòi hỏi tốc độ dữ liệu và chất lượng dịch vụ cao hơn - Tối ưu hệ
thống chuyển mạch gói.
- Tiếp tục nhu cầu đòi hỏi của người dùng về giảm giá thành (CAPEX và
OPEX)
- Giảm độ phức tạp
- Tránh sự phân đoạn không cần thiết cho hoạt động của một cặp hoặc không
phải một cặp dải thông.
b. Các giai đoạn phát triển của LTE
Bắt đầu năm 2004, dự án LTE tập trung vào phát triển thêm UTRAN và tối
ưu cấu trúc truy cập vô tuyến của 3GPP. Mục tiêu hướng đến là dung lượng dữ liệu
truyền tải trung bình của một người dùng trên 1 MHz so với mạng HSDPA Rel. 6:
- Tải xuống: Gấp 3 đến 4 lần (100Mbps)
- Tải lên: Gấp 2 đến 3 lần (50Mbps)
Năm 2007, LTE của kỹ thuật truy cập vô tuyến thế hệ thứ 3 – EUTRA phát
triển từ những bước khả thi để đưa ra các đặc tính kỹ thuật được chấp nhận. Cuối
năm 2008 các kỹ thuật này được sử dụng trong thương mại. Các kỹ thuật OFDMA
được sử dụng cho đường xuống và SC-FDMA được sử dụng cho đường lên.
c. Mục tiêu của LTE
Mục tiêu của LTE là cung cấp một dịch vụ dữ liệu tốc độ cao, độ trễ thấp, các
gói dữ liệu được tối ưu, công nghệ vô tuyến hỗ trợ băng thông một cách linh hoạt

28
khi triển khai. Đồng thời kiến trúc mạng mới được thiết kế với mục tiêu hỗ trợ lưu
lượng chuyển mạch gói cùng với tính di động linh hoạt, chất lượng của dịch vụ, thời
gian trễ tối thiểu.
3GPP đặt ra yêu cầu cao cho LTE, bao gồm giảm chi phí cho mỗi bit thông tin,
cung cấp dịch vụ tốt hơn, sử dụng linh hoạt các băng tần hiện có và băng tần mới,
đơn giản hóa kiến trúc mạng với các giao tiếp mở và giảm đáng kể năng lượng tiêu
thụ ở thiết bị đầu cuối.
d. Các đặc tính cơ bản của LTE
 Tăng tốc độ truyền dữ liệu
Trong điều kiện lý tưởng hệ thống hỗ trợ tốc độ dữ liệu đường xuống đỉnh lên
tới 326Mb/s với cấu hình 4*4 MIMO (Multiple Input Multiple Output) trong vòng
20MHZ băng thông. MIMO cho đường lên là không được sử dụng trong phiên bản
đầu tiên của chuẩn LTE. Tốc độ dữ liệu đỉnh đường lên lên tới 86Mb/s trong 20MHZ
băng thông. Ngoài viêc cải thiện tốc độ dữ liệu đỉnh hệ thống LTE còn cung cấp
hiệu suất phổ cao hơn từ 2 đến 4 lần của hệ thống HSPA phiên bản 6.
 Dải tần co giãn được
Dải tần vô tuyến của hệ thống LTE có khả năng mở rộng từ 1.4 MHz, 3MHz,
5 MHz, 10 MHz, 15 MHz và 20 MHz cả chiều lên và chiều xuống. Điều này dẫn
đến sự linh hoạt sử dụng được hiệu quả băng thông. Mức thông suất cao hơn khi
hoạt động ở băng tần cao và đối với một số ứng dụng không cần đến băng tần rộng
chỉ cần một băng tần vừa đủ thì cũng được đáp ứng.
 Đảm bảo hiệu suất khi di chuyển
LTE tối ưu hóa hiệu suất cho thiết bị đầu cuối di chuyển từ 0 đến 15km/h, vẫn
hỗ trợ với hiệu suất cao (chỉ giảm đi một ít) khi di chuyển từ 15 đến 120km/h, đối
với vận tốc trên 120 km/h thì hệ thống vẫn duy trì được kết nối trên toàn mạng tế
bào, chức năng hỗ trợ từ 120 đến 350km/h hoặc thậm chí là 500km/h tùy thuộc vào
băng tần.
 Sẽ không còn chuyển mạch kênh

29
Tất cả sẽ dựa trên IP. Một trong những tính năng đáng kể nhất của LTE là sự
chuyển dịch đến mạng lõi hoàn toàn dựa trên IP với giao diện mở và kiến trúc đơn
giản hóa. Sâu xa hơn, phần lớn công việc chuẩn hóa của 3GPP nhằm đến sự chuyển
đổi kiến trúc mạng lõi đang tồn tại sang hệ thống toàn IP. Trong 3GPP, cho phép
cung cấp các dịch vụ linh hoạt và đơn giản hơn với các mạng di động 3GPP và các
mạng cố định. EPC dựa trên các giao thức TCP/IP – giống như phần lớn các mạng
số liệu cố định ngày nay - vì vậy cung cấp các dịch vụ giống PC như thoại, video,
tin nhắn và các dịch vụ đa phương tiện. Sự chuyển dịch lên kiến trúc toàn gói cũng
cho phép cải thiện sự phối hợp với các mạng truyền thông không dây và cố định
khác. VoIP sẽ dùng cho dịch vụ thoại.
 Kiến trúc mạng sẽ đơn giản hơn so với mạng 3G hiện thời
Tuy nhiên mạng LTE vẫn có thể tích hợp một cách dễ dàng với mạng 3G và
2G hiện tại. Điều này hết sức quan trọng cho nhà cung cấp mạng triển khai LTE vì
không cần thay đổi toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng đã có.
 Giảm chi phí
Yêu cầu đặt ra cho hệ thống LTE là giảm thiểu được chi phí trong khi vẫn duy
trì được hiệu suất nhằm đáp ứng được cho tất cả các dịch vụ. Các vấn đề đường
truyền, hoạt động và bảo dưỡng cũng liên quan đến yếu tố chi phí, chính vì vậy
không chỉ giao tiếp mà việc truyền tải đến các trạm gốc và hệ thống quản lý cũng
cần xác định rõ, ngoài ra một số vấn đề cũng được yêu cầu như là độ phức tạp thấp,
các thiết bị đầu cuối tiêu thụ ít năng lượng.
 Cùng tồn tại với các chuẩn và hệ thống trước
Hệ thống LTE phải cùng tồn tại và có thể phối hợp hoạt động với các hệ thống
3GPP khác. Người sử dụng LTE sẽ có thể thực hiện các cuộc gọi từ thiết bị đầu cuối
của mình và thậm chí khi họ không nằm trong vùng phủ sóng của LTE. Do đó, cho
phép chuyển giao các dịch vụ xuyên suốt, trôi chảy trong khu vực phủ sóng của
HSPA, WCDMA hay GSM/GPRS/EDGE. Hơn thế nữa, LTE hỗ trợ không chỉ
chuyển chỉ chuyển giao trong hệ thống, liên hệ thống mà còn chuyển giao liên miền
giữa miền chuyển mạch gói và miền chuyển mạch kênh.

30
 Phổ tần số
 Hoạt động ở chế độ FDD hoặc TDD
 Độ phủ sóng từ 5 - 100 km
 Dung lượng 200 User/Cell ở băng tần 5MHz.
 Hoạt động ở băng tần: 700 MHz - 2,6 GHz.
 Độ trễ: Nhỏ hơn 5ms
 Chất lượng dịch vụ
 Hỗ trợ tính năng đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS.
 VoIP đảm bảo chất lượng âm thanh tốt, trễ tối thiểu thông qua mạng
UMTS
Băng thông linh hoạt trong vùng từ 1.4 MHz đến 20 MHz, điều này có nghĩa
là nó có thể hoạt động trong các dải băng tần của 3GPP. Trong thực tế, hiệu suất
thực sự của LTE tùy thuộc vào băng thông chỉ định cho các dịch vụ và không có sự
lựa chọn cho phổ tần của chính nó. Điều này giúp đáng kể cho các nhà khai thác
trong chiến lược về kinh tế và kỹ thuật. Triển khai tại các tần số cao, LTE là chiến
lược hấp dẫn tập trung vào dung lượng mạng, trong khi tại các tần số thấp nó có thể
cung cấp vùng bao phủ khắp nơi. Mạng LTE có thể hoạt động trong bất cứ dải tần
được sử dụng nào của 3GPP. Nó bao gồm băng tần lõi của IMT-2000 (1.9-2 GHz)
và dải mở rộng (2.5 GHz), cũng như tại 850 - 900 MHz, 1800 MHz, phổ AWS (1.7
- 2.1 GHz)…Băng tần chỉ định dưới 5MHz được định nghĩa bởi IUT thì phù hợp với
dịch vụ IMT trong khi các băng tần lớn hơn 5MHz thì sử dụng cho các dịch vụ có
tốc độ cực cao. Tính linh hoạt về băng tần của LTE có thể cho phép các nhà sản xuất
phát triển LTE trong những băng tần đã tồn tại của họ.
e. Các thông số lớp vật lý LTE [12]
Kỹ thuật UL DTFS – OFDM (SC – FDMA)
truy cập DL OFDMA

31
1.4 MHz, 3 MHz, 5 MHz, 10 MHz,
Băng thông
15 MHz, 20 MHz
TTI tối thiểu 1 ms
Khoảng cách sóng mang con 15 KHz
Ngắn 4.7 µs
Chiều dài CP
Dài 16.7 µs
Điều chế QPSK, 16QAM, 64QAM
1 lớp cho UL/UE
Ghép kênh không gian Lên đến 4 lớp cho DL/UE
Sử dụng MU – MIMO cho UL và DL
Bảng 1.1: Các thông số lớp vật lý LTE
Lớp 1 2 3 4 5

DL 10 50 100 150 300


Tốc độ đỉnh Mbps
UL 5 25 50 50 75

Dung lượng cho các chức năng lớp vật lý


Băng thông
DL QPSK, 16QAM, 64QAM
QPSK
Điều chế
QPSK, 16QAM 16QAM
64QAM
Bảng 1.2: Tốc độ đỉnh của LTE theo lớp
f. Dịch vụ của LTE
Qua việc kết nối của đường truyền tốc độ rất cao, băng thông linh hoạt, hiệu
suất sử dụng phổ cao và giảm thời gian trễ gói, LTE hứa hẹn sẽ cung cấp nhiều dịch
vụ đa dạng hơn. Đối với khách hàng, sẽ có thêm nhiều ứng dụng về dòng dữ liệu
lớn, tải về và chia sẻ video, nhạc và nội dung đa phương tiện. Tất cả các dịch vụ sẽ
cần lưu lượng lớn hơn để đáp ứng đủ chất lượng dịch vụ, đặc biệt là với mong đợi

32
của người dùng về đường truyền TV độ rõ nét cao. Đối với khách hàng là doanh
nghiệp, truyền các tập tin lớn với tốc độ cao, chất lượng video hội nghị tốt…LTE sẽ
mang đặc tính của “Web 2.0” ngày nay vào không gian di động lần đầu tiên. Dọc
theo sự bảo đảm về thương mại, nó sẽ băng qua những ứng dụng thời gian thực như
game đa người chơi và chia sẻ tập tin.
Dịch vụ Môi trường (3G) Môi trường (4G)
VoIP, video hội nghị chất lượng
Thoại (rich voice) Âm thanh thời gian thực
cao
Tin nhắn P2F SMS, MMS, các email Các tin nhắn photo, IM, email di
(P2F messaging) ưu tiên thấp động, tin nhắn video
Truy cập đến dịch vụ
Lướt web online trực tuyến, Trình Duyệt siêu nhanh, tải các nội
(browsing) duyệt WAP thông qua dung lên các mạng xã hội
GPRS và mạng 3G
Người dùng trả qua
Thông tin cước
hoặc trên mạng tính
phí (paid Tạp chí trực tuyến, dòng âm
cước chuẩn. Chính yếu
information) thanh chất lượng cao
là dựa trên thông tin văn
information)
bản
Chủ yếu là âm thanh
chuông (ringtone), cũng Âm thanh thực(thu âm gốc từ
Riêng tư
bao gồm màn hình chờ người nghệ sĩ), các trang web cá
(personalization)
(screensavers) và nhạc nhân
chờ.
Kinh nghiệm game trực tuyến
Tải về và chơi game
Games vững chắc qua cả mạng cố định
trực tuyến
và di động
Video/TV theo Chạy và có thể tải video. Các dịch vụ quảng bá tivi, Tivi

33
yêu cầu theo đúng yêu cầu dòng video
(video/TV on chất lượng cao
demand)
Tải đầy đủ các track và Lưu trữ và tải nhạc chất lượng
Nhạc
các dịch vụ âm thanh cao
Tin nhắn đồng cấp sử
Phân phối tỷ lệ rộng của các
dụng ba thành phần
Nội dung tin nhắn video clip, dịch vụ karaoke,
cũng như tương tác với
video cơ bản quảng cáo di động
các media khác
Điện thoại cầm tay như thiết bị
Mcomerce
Thực hiện các giao dịch thanh toán, với các chi tiết thanh
(thương
và thanh toán qua mạng toán qua mạng tốc độ cao để cho
mại qua điện
di động phép các giao dịch thực hiện
thoại)
nhanh chóng
Truy cập đến các mạng
Chuyển đổi file P2P, các ứng
Mạng dữ liệu di nội bộ và cơ sở dữ liệu
dụng kinh doanh, ứng dụng chia
động(mobile data cũng như cách sử dụng
sẻ, thông tin M2M, di động
netwoking) của các ứng dụng như
intranet/extranet
CRM.
Bảng 1.3: So sánh các dịch vụ của 3G và 4G LTE
 So sánh LTE với HSPA và WiMAX
Các tiêu chí HSUPA WiMAX LTE
3GPP release 8
Phiên bản 3GPP release 6 802.16e (2005)
(3/2009)

Cơ sở hạ
tầng và các
Bắt đầu năm 2007 Bắt đầu năm 2007 Bắt đầu năm 2010
thiết bị có
giá trị

34
700MHz, 850MHz,
700MHz, 850 2.5GHz, 2.6GHz, 1.5 GHz, 1.8 GHz,
Dải tần hoạt
MHz,1.5 GHz, 1.8 3.5GHz, 3.65 GHz, 1.7/2.1 GHz,
động
GHz, 1.7/2.1 GHz 5.8 GHz, 2.1GHz, 2.3GHz,
2.6GHz
Tốc độ dữ liệu lên
Tốc độ dữ liệu lên
75Mbps/25 Mbps
100Mbps/50 Mbps
Tốc độ dữ liệu lên đối với kênh
Các thông đối với kênh 10MHz
5.6 Mbps đối với 10MHz với 2x2
số hướng với 2x2 MIMO, bán
kênh 5MHz, bán MIMO, bán kính
đến kính cell lên đến
kính cell là 680m cell lên đến 2-
5Km, lớn hơn 400
7Km,100-200
người dùng
người dùng
Kế thừa chuẩn
3GPP, nhưng khác
Khả năng Không tương thích
Tương thích lùi kỹ thuật nên đòi hỏi
tương thích lùi với 3GPP hoặc
với Release 99 thiết bị mới ở RAN
lùi 3GPP2
nếu dải tần khác
nhau được sử dụng
Bảng 1.4: So sánh giữa HSPA, WiMAX và LTE
Về công nghệ, LTE và WiMax có một số khác biệt nhưng cũng có nhiều
điểm tương đồng. Cả hai công nghệ đều dựa trên nền tảng IP. Cả hai đều dùng kỹ
thuật MIMO để cải thiện chất lượng truyền/nhận tín hiệu, đường xuống từ trạm thu
phát đến thiết bị đầu cuối đều được tăng tốc bằng kỹ thuật OFDM hỗ trợ truyền tải
dữ liệu đa phương tiện và video.
Đường lên từ thiết bị đầu cuối đến trạm thu phát có sự khác nhau giữa 2
công nghệ. WiMax dùng OFDMA (Orthogonal Frequency Division Multiple
Access – một biến thể của OFDM), còn LTE dùng kỹ thuật SC-FDMA (Single
Carrier - Frequency Division Multiple Access). Về lý thuyết, SC-FDMA được thiết

35
kế làm việc hiệu quả hơn và các thiết bị đầu cuối tiêu thụ năng lượng thấp hơn
OFDMA.
LTE còn có ưu thế hơn WiMax vì được thiết kế tương thích với cả phương
thức TDD (Time Division Duplex) và FDD (Frequency Division Duplex). Ngược
lại, WiMax hiện chỉ tương thích với TDD. TDD truyền dữ liệu lên và xuống thông
qua 1 kênh tần số (dùng phương thức phân chia thời gian), còn FDD cho phép truyền
dữ liệu lên và xuống thông qua 2 kênh tần số riêng biệt. Điều này có nghĩa LTE có
nhiều phổ tần sử dụng hơn WiMax. Tuy nhiên, sự khác biệt công nghệ không có ý
nghĩa quyết định trong cuộc chiến giữa WiMax và LTE.
Với Việt Nam, ở thời điểm này, cơ quan quản lý nhà nước chưa đưa ra quyết
định sẽ đi lên 4G bằng Wimax hay LTE mà quan điểm sẽ tổ chức một hội thảo giữa
Bộ với các doanh nghiệp để tìm ra sự lựa chọn hợp lý nhất. Theo phân tích của các
chuyên gia, hiện tại Wimax có lợi thế đi trước LTE. Không chỉ trên thế giới mà
ngay cả ở Việt Nam, mạng Wimax đã được triển khai cung cấp thử nghiệm từ năm
2004 tới giờ. Còn LTE, lại được cho rằng phải tới khoảng năm 2016 - 2017 mới trở
nên phổ biến. Xong, so với Wimax, LTE lại có một thế mạnh được cho là rất quan
trọng. LTE nếu được triển khai cho phép tận dụng dụng hạ tầng GSM có sẵn dù vẫn
phải đầu tư thêm thiết bị. Còn Wimax, nếu muốn triển khai thì phải xây dựng từ đầu
một mạng mới.

36
1.3.2 Cấu trúc của 4G LTE

Hình 1.2: So sánh về cấu trúc giữa UMTS và LTE [9]


Hình trên cho ta thấy sự khác nhau về cấu trúc của UTMS và LTE. Song song
với truy nhập vô tuyến LTE, mạng gói lõi cũng đang cải tiến lên cấu trúc tầng SAE.
Cấu trúc mới này được thiết kế để tối ưu hiệu suất mạng, cải thiện hiệu quả chi phí
và thuận tiện thu hút phần lớn dịch vụ trên nền IP. Mạng truy nhập vô tuyến RAN
(Radio Access Network): Mạng truy nhập vô tuyến của LTE được gọi là E-UTRAN
và một trong những đặc điểm chính của nó là tất cả các dịch vụ, bao gồm dịch vụ
thời gian thực, sẽ được hỗ trợ qua những kênh gói được chia sẻ. Phương pháp này
sẽ tăng hiệu suất phổ, làm cho dung lượng hệ thống trở nên cao hơn. Một kết quả
quan trọng của việc sử dụng truy nhập gói cho tất cả các dịch vụ là sự tích hợp cao
hơn giữa những dịch vụ đa phương tiện và giữa những dịch vụ cố định và không
dây.
Có nhiều loại chức năng khác nhau trong mạng tế bào. Dựa vào chúng, mạng
có thể được chia thành hai phần: Mạng truy nhập vô tuyến và mạng lõi. Những chức
năng như điều chế, nén, chuyển giao thuộc về mạng truy nhập. Còn những chức
năng khác như tính cước hoặc quản lý di động là thành phần của mạng lõi. Với LTE,
mạng truy nhập là E-UTRAN và mạng lõi là EPC.

37
Mục đích chính của LTE là tối thiểu hóa số Node. Vì vậy, người phát triển đã
chọn một cấu trúc đơn Node. Trạm gốc mới phức tạp hơn NodeB trong mạng truy
nhập vô tuyến WCDMA/HSPA, và vì vậy được gọi là eNodeB (Enhance Node B).
Những eNodeB có tất cả những chức năng cần thiết cho mạng truy nhập vô tuyến
LTE, kể cả những chức năng liên quan đến quản lý tài nguyên vô tuyến.
Giao diện vô tuyến sử dụng trong E-UTRAN bây giờ chỉ còn là S1 và X2.
Trong đó S1 là giao diện vô tuyến kết nối giữa eNodeB và mạng lõi. S1 chia làm hai
loại là S1-U là giao diện giữa eNodeB và SAE–GW và S1-MME là giao diện giữa
eNodeB và MME. X2 là giao diện giữa các eNodeB với nhau.

Hình 1.3: Cấu trúc cơ bản của LTE [9]


Mạng lõi: Mạng lõi mới là sự mở rộng hoàn toàn của mạng lõi trong hệ thống
3G, và nó chỉ bao phủ miền chuyển mạch gói. Vì vậy, nó có một cái tên mới: Evolved
Packet Core (EPC).
Cùng một mục đích như E-UTRAN, số node trong EPC đã được giảm. EPC
chia luồng dữ liệu người dùng thành mặt phẳng người dùng và mặt phẳng điều khiển.

38
Một Node cụ thể được định nghĩa cho mỗi mặt phẳng, cộng với Gateway chung kết
nối mạng LTE với Internet và những hệ thống khác. EPC gồm có một vài thực thể
chức năng:
 MME (Mobility Management Entity): Chịu trách nhiệm xử lý những chức
năng mặt bằng điều khiển, liên quan đến quản lý thuê bao và quản lý phiên.
 Gateway dịch vụ (Serving Gateway): Là vị trí kết nối của giao tiếp dữ liệu
gói với E-UTRAN. Nó còn hoạt động như một node định tuyến đến những
kỹ thuật 3GPP khác.
 P-Gateway (Packet Data Network): Là điểm đầu cuối cho những phiên hướng
về mạng dữ liệu gói bên ngoài. Nó cũng là Router đến mạng Internet.
 PCRF (Policyand Charging Rules Function): Điều khiển việc tạo ra bảng giá
và cấu hình hệ thống con đa phương tiện IP IMS (the IP Multimedia
Subsystem) cho mỗi người dùng.
 HSS (Home Subscriber Server): Là nơi lưu trữ dữ liệu của thuê bao cho tất
cả dữ liệu của người dùng. Nó là cơ sở dữ liệu chủ trung tâm trong trung tâm
của nhà khai thác.
Các miền dịch vụ bao gồm IMS (IP Multimedia Sub-system) dựa trên các nhà
khai thác, IMS không dựa trên các nhà khai thác và các dịch vụ khác. IMS là một
kiến trúc mạng nhằm tạo sự thuận tiện cho việc phát triển và phân phối các dịch vụ
đa phương tiện đến người dùng, bất kể là họ đang kết nối thông qua mạng truy nhập
nào. IMS hỗ trợ nhiều phương thức truy nhập như GSM, UMTS, CDMA2000, truy
nhập hữu tuyến băng rộng như cáp xDSL, cáp quang, cáp truyền hình, cũng như truy
nhập vô tuyến băng rộng WLAN, WiMAX. IMS tạo điều kiện cho các hệ thống
mạng khác nhau có thể tương thích với nhau. IMS hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích
cho cả người dùng lẫn nhà cung cấp dịch vụ. Nó đã và đang được tập trung nghiên
cứu cũng như thu hút được sự quan tâm lớn của giới công nghiệp. Tuy nhiên IMS
cũng gặp phải những khó khăn nhất định và cũng chưa thật sự đủ độ chín để thuyết
phục các nhà cung cấp mạng đầu từ triển khai nó. Kiến trúc IMS được cho là khá

39
phức tạp với nhiều thực thể và vô số các chức năng khác nhau.
IMS dựa trên các nhà khai thác: Là IMS đã được tích hợp sẵn trong cấu trúc
của hệ thống 3GPP.
 IMS không dựa trên các nhà khai thác: Là IMS không được định nghĩa trong
các chuẩn. Các nhà khai thác có thể tích hợp dịch vụ này trong mạng của họ.
Các UE kết nối đến nó qua vài giao thức được chấp thuận và dịch vụ video
streaming là 1 ví dụ.
 Các dịch khác không được cung cấp bởi 3GPP và cấu trúc phụ thuộc vào yêu
cầu của dịch vụ. Cấu hình điển hình sẽ được UE kết nối đến máy chủ qua
mạng chẳng hạn như kết nối đến trang chủ cho dịch vụ lướt web
Cấu trúc LTE liên kết với các mạng khác

Hình 1.4: Cấu trúc hệ thống cho mạng truy cập 3GPP [9]

40
Hình 1.5: Cấu trúc hệ thống cho mạng truy cập3GPP và không phải 3GPP [9]

Hình 1.6:Cấu trúc hệ thống cho mạng truy cập 3GPP và liên mạng với CDMA
2000[9]
Hệ thống 3GPP hiện tại (GSM và WCDMA/HSPA) và 3GPP2 (CDMA2000
1xRTT, EV-DO) được kết hợp vào hệ thống mới thông qua những giao diện chuẩn

41
hóa, miễn là tối ưu tính di động với LTE. Với hệ thống 3GPP, điều này có nghĩa là
một giao diện báo hiệu giữa SGSN (Serving GPRS Support Node) và mạng lõi mới,
với hệ thống 3GPP2 cũng có một giao diện báo hiệu giữa CDMA RAN và mạng lõi
mới.
Ví dụ tín hiệu điều khiển cho di động được xử lý bởi node Mobility
Management Entity (MME), tách rời với Gateway. Điều này thuận tiện cho việc tối
ưu trong triển khai mạng và hoàn toàn cho phép chia tỉ lệ dung lượng một cách linh
động. Home Subscriber Server (HSS) nối đến Packet Core qua một giao diện IP, và
không phải SS7 như đã sử dụng trong mạng GSM và WCDMA. Mạng báo hiệu cho
điều khiển chính sách và tính cước được dựa trên giao diện IP. Hệ thống GSM và
WCDMA/HSPA hiện tại được tích hợp vào hệ thống mới qua những giao diện được
chuẩn hóa giữa SGSN và mạng lõi mới. Người ta cố gắng kết hợp truy nhập CDMA
cũng sẽ đưa đến tính di động liên tục giữa LTE và CDMA, cho phép sự mềm dẻo
trong việc chuyển lên LTE.
LTE-SAE tiếp nhận khái niệm QoS theo từng lớp. Điều này cung cấp một giải
pháp đơn giản và đến bây giờ vẫn hiệu quả cho những nhà khai thác có được sự phân
biệt giữa những dịch vụ gói.

42
CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH MẠNG 4G LTE VÀ ÁP DỤNG TRIỂN
KHAI CHO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
Quy hoạch mạng LTE cũng giống như quy hoạch mạng 3G. Ở hệ thống
di động 4G, đường lên và đường xuống là bất đối xứng. Do vậy, một trong hai
đường sẽ thiết lập giới hạn về dung lượng hoặc vùng phủ sóng. Việc tính toán quỹ
đường truyền và phân tích nhiễu không phụ thuộc vào loại công nghệ sử dụng. Mục
đích của pha định cỡ là để ước lượng số lượng các trạm cần sử dụng, cấu hình trạm
và số lượng các phần tử mạng để dự báo giá thành đầu tư cho mạng. Chương này
chúng ta sẽ tìm hiểu về quỹ đường truyền của LTE, các mô hình truyền sóng để phục
vụ cho quá trình ước lượng số eNodeB của mạng theo điều kiện tối ưu 1 và số trạm
eNodeB theo điều kiện tối ưu 2 để từ đó ta quyết định được số eNodeB cần thiết cho
vùng cần quy hoạch.

2.1 Khái quát về quy trình quy hoạch mạng 4G – LTE

Cấu hình Quy hoạch Các yêu cầu về Quy hoạch Tối ưu hóa
mạng và vùng phủ dung lượng tham số mạng
định cỡ và lựa
chọn vị trí Phân bố lưu
trạm lượng Đặc trưng Báo cáo số
Phân bố dịch vụ vùng/cell liệu đo
Mức nghẽn cho
phép các đặc tính Chiến lược
Số liệu đo về hàng đợi chuyển giao
Phân tích
Các yêu về đặc tính hiệu năng
cầu và truyền dẫn thống kê
chiến lược
Phân tích nhiễu
đối với Tải tối đa
bên ngoài
vùng phủ,
chất lượng Tối ưu hóa
và dung vùng phủ Chất lượng
lượng cho và vị trí Nhận thực thích Hiệu quả
mỗi loại trạm ứng RRM khác Tính sẵn

Hình 2.1: Khái quát về quá trình quy hoạch mạng LTE

43
2.1.1 Đặc điểm hệ thống 4G - LTE
Hệ thống LTE đã tinh giảm số lượng các Node mạng tham gia nhờ kiến trúc
toàn IP. Mỗi máy đầu cuối trong hệ thống đều được cấp cho 1 địa chỉ IP và có kết
nối trực tiếp đến hệ thống chuyển mạch SAE GW thông qua một đường hầm tunnel
mà không cần phải qua các Node điều khiển vô tuyến như ở các hệ thống cũ (BSC
& RNC).
Mặt phẳng người dùng có kết nối đến Internet thông qua các Node mạng sau:
trạm phát sóng eNodeB, cổng dịch vụ Serving Gateway, cổng mạng dữ liệu PDN
Gateway. Máy di động đầu cuối LTE - UE kết nối với eNodeB thông qua giao diện
vô tuyến LTE - Uu, từ đó kết nối với SW (Serving Gateway) thông qua giao diện
S1-U. SW kết nối với PDN Gateway thông qua giao diện S5 và ra ngoài internet
thông qua Sgi.

Hình 2.2: Kiến trúc mạng 4G – LTE [11]


Ở LTE có thêm giao diện X2 dùng để kết nối trực tiếp giữa các eNodeB. Nhờ
đó các quyết định chuyển giao có thể được thực hiện trực tiếp giữa các eNodeB mà
không cần phải qua MME. Mạng lõi gói LTE cho phép kết nối đến mạng lõi 2G/3G

44
thông qua Serving Gateway. Việc này đảm bảo tính kế thừa và tương thích dịch vụ
đối với các công nghệ trước đó. Giúp các nhà mạng triển khai dịch vụ LTE trong khi
vẫn đảm bảo các dịch vụ 2G/3G khác vẫn được thông suốt.

2.1.2 Lựa chọn băng tần


Cả LTE và UMTS được định nghĩa cho một phạm vi rộng các dải tần số khác
nhau, mà một hoặc nhiều carrier độc lập có thể hoạt động. Bảng 3.1 và 3.2 cho biết
chi tiết hoạt động tương ứng của băng tần FDD và TDD.
Đối với FDD, phân chia duplex không thực sự xác định, nhưng thông thường
các cặp carrier của uplink và downlink ở một vị trí tương tự trong dãy tần số để phân
chia duple thường xấp xỉ khoảng FDL Low - F UL Low như ở bảng 3.3.
Band Duplex
Band Uplink Downlink UMTS LTE
Gap Separation
Number (MHz) (MHz) Usage Usage
(MHz) (MHz)
FUL Low - FUL High FDL Low - FDL High
1 1920-1980 2110-2170 130 190 Y Y
2 1850-1910 1930-1990 20 80 Y Y
3 1710-1785 1805-1880 20 95 Y Y
4 1710-1755 2110-2155 355 400 Y Y
5 824-849 869-894 20 45 Y Y
6 830-840 875-885 35 45 Y Y
7 2500-2570 2620-2690 50 120 Y Y
8 880-915 925-960 10 45 Y Y
9 1749.9-1784.9 1844.9-1879.9 60 95 Y Y
10 1710-1770 2110-2170 340 400 Y Y
11 1427.9-1452.9 1475.9-1500.9 23 48 Y Y
12 698-716 728-746 12 30 Y Y
13 777-787 746-756 21 31 Y Y
14 788-798 758-768 20 30 Y Y
17 704-716 734-746 18 30 N Y
Bảng 2.1: Các băng tần UMTS và LTE dành cho FDD
Band FLow - FHigh (MHz) UMTS LTE
33 1900-1920 Y Y
34 2010-2025 Y Y
35 1850-1910 Y Y
36 1930-1990 Y Y

45
37 1910-1930 Y Y
38 2570-2620 Y Y
39 1880-1920 N Y
40 2300-2400 Y Y
Bảng 2.2. Các băng tần UMTS và LTE dành cho TDD
2.1.3 Các yêu cầu đầu vào
a. Yêu cầu chính cho đầu vào
 Bản đồ số
 Mô hình truyền sóng theo từng khu vực 15
 Suy hao đường truyền cho từng dịch vụ
 Yêu cầu về lưu lượng trong quá trình mô phỏng
 Yêu cầu tiêu chuẩn dịch vụ
b. Sử dụng công cụ hỗ trợ trong quy hoạch mạng
Sử dụng bộ công cụ quy hoạch mạng như Aircom tool (Asset, Advantage,
Ranopt). Ngoài ra sử dụng thêm Google Earth và Mapinfo.

2.1.4 Thách thức trong việc quy hoạch chung cho thế hệ mạng 2G/3G và 4G
LTE
Vấn đề nhiễu giữa LTE với 2G và 3G rất phức tạp trong quá trình quy hoạch
mạng. Giải pháp về vấn đề nhiễu giữa LTE và 2G:

Hình 2.3: Vấn đề nhiễu trong mạng di động [8]


Nhiễu dải tần số khác nhau: Đưa ra khoảng bảo vệ, thêm bộ lọc băng tần, tăng

46
khoảng bảo vệ. Dải tần giống nhau, nhưng tần số lân cận: Vị trí trạm có thể là gần
nhau, tốt nhất là dùng chung cơ sở hạ tầng giữa 2G và LTE. Dải tần và tần số giống
nhau: Thêm khoảng bảo vệ
Nhiễu giữa GSM/LTE có tần số giống nhau, khi GSM và LTE sử dụng chung
băng tần và chung tần số, gây ra nhiễu qua lại. Vì vậy khoảng bảo vệ được yêu cầu
trong lập kế hoạch mạng. Trong trường hợp sử dụng chung cơ sở hạ tầng, khi công
suất nhiễu nền tăng 10dB thấp hơn công suất tạp âm nhiệt, thì công suất tạp âm nhận
được sẽ giảm 0.4dB. Nó sẽ gây ra co giãn vùng phủ mạng.

2.2 Định cỡ mạng vô tuyến 4G – LTE


Công việc định cỡ mạng vô tuyến (LTE) bao gồm nhiều bước nối tiếp nhau để
tính toán quĩ đường truyền, hình sau mô tả các nhóm tham số là đầu vào của quá
trình định cỡ mạng vô tuyến và các bước cần thực hiện trong quá trình định cỡ.

Hình 2.4: Các tham số đầu vào và mục tiêu của định cỡ mạng vô tuyến [10]

2.2.1 Băng tần hoạt động và băng thông của kênh


a. Băng tần hoạt động

47
Tiêu chuẩn LTE có thể được dùng với nhiều băng tần khác nhau. Ở Bắc Mỹ, dải
tần 700/800 và 1700/1900 MHz được quy hoạch cho LTE: 800, 1800, 2600 MHz ở
Châu Âu; 1800 và 2600 MHz ở Châu Á; và 1800 MHz ở Australia. Do đó, điện thoại
từ nước này không thể làm việc ở nước khác. Người dùng sẽ cần một chiếc điện thoại
có khả năng làm việc ở mọi băng tần để chuyển vùng quốc tế. Ngoài ra, chính phủ
Brazil và CPqD đang thử nghiệm một phiên bản cụ thể của LTE ở băng tần 450 MHz
cho thị trường nông thôn.

Nhiều khả năng dải tần 2600 MHz sẽ được lựa chọn sử dụng tại Việt Nam. Ngoài
ra các tính toán cũng cho độ chính xác phù hợp nếu chúng ta chọn tần số giữa 2600
MHz của dải tần trong các tính toán liên quan đến UL va DL. Vì vậy các tính toán
định cỡ trong luận văn sẽ sử dụng tần số 2600 MHz.
b. Băng thông của kênh
Việc tùy chỉnh băng thông của kênh truyền (Channel Bandwidth) là một trong
các ưu điểm lớn nhất của giao diện vô tuyến LTE. E-UTRAN có thể hoạt động với
kênh băng thông trong khoảng từ 1.4 MHz cho đến 20 MHz như mô tả trong 3GPP
TR 36.804. Vì vậy nhà khai thác LTE có thể triển khai công nghệ mới này trên thế
giới tận dụng sự tùy chỉnh băng thông, thậm chí với tài nguyên vô tuyến rất hạn chế.

2.2.2 Các tham số đường truyền Tx/Rx


a. Công suất phát eNodeB Tx và UE
Công suất truyền tải cho eNodeB phải được xác định xem xét tới các giới hạn
của thiết bị phần cứng sử dụng. Thông thường thiết bị eNodeB trên thị trường có thể
hỗ trợ nhiều công suất phát khác nhau, một số chủng loại có thể phát theo nhiều
hướng (Sector), mỗi hướng có công suất phát tương ứng. Công suất cho UE được
chỉ định trong tiêu chuẩn của 3GPP. Các phân lớp công suất được liệt kê trong bảng
sau:
Class Power [dBm] Tolerance [dB]
1 30 n/a
2 27 n/a

48
3 23 +/- 2
4 21 n/a
Bảng 2.3: Các phân lớp công suất phát cho LTE UE
b. Phân bổ công suất
eNodeB phân bổ công suất không đổi cho mỗi sóng mang con trên chiều truyền
tải xuống DL, được cấu hình bởi nhà khai thác như một tham số O&M. Tổng công
suất của eNodeB được chia sẻ giữa các sóng mang con, không phân biệt bao nhiêu
trong số đó được phân bổ cho truyền tải dữ liệu. Vì vậy càng ít sóng mang con được
phân chia cho người dùng, công suất họ nhận được tại máy di động UE càng nhỏ.
c. Hệ số khuyếch đại của Anten
Giá trị khuếch đại của Anten phụ thuộc vào chủng loại Anten và nó được chỉ
ra trong đặc tả kỹ thuật Anten của nhà sản xuất.
d. Mô hình kênh
[3GPP TR 36.804] và [3GPP TS 36.803] khuyến nghị dùng các mô hình kênh
được thiết kế đặc biệt cho các giao diện vô tuyến dựa trên OFDM, liệt kê sau đây:
 Enhanced Pedestrian A (EPA) - Chuyển động chậm
 Enhanced Vehicular A (EVA) – chuyển động nhanh
 Enhanced Typical Urban (ETU) – khu vực thành thị
e. Phân loại môi trường truyền tải
Việc lan truyền sóng vô tuyến (VD: Ảnh hưởng nhiều đường truyền, suy hao)
thay đổi tùy thuộc vào môi trường truyền. Nói cách khác, để xem xét một cách hợp
lý các yêu tố lan truyền như mật độ các tòa nhà, kiến trúc đường phố, đặc điểm các
vật che sóng…chúng ta cần có các mô hình môi trường phù hợp (đô thị, đô thị đông
đúc, ngoại ô, nông thôn ...).

49
2.2.3 Tính toán số lượng trạm

Hình 2.5: Quy trình tính số lượng trạm

2.3 Dự báo lưu lượng và phân tích vùng phủ

2.3.1 Dự báo lưu lượng


Việc quy hoạch mạng phải dựa trên nhu cầu về lưu lượng. Do đó dự báo lưu
lượng là bước đầu tiên cần thực hiện trong quá trình quy hoạch mạng.
 Dự báo số thuê bao
Đối với thị trường cần phục vụ, cần phải đánh giá tổng số thuê bao. Lý tưởng

50
có thể chia việc đánh giá cho từng tháng để có thể thấy được xu thế phát triển thuê
bao. Điều này là cần thiết vì khi qui hoạch ta cần tính dự phòng cho tương lai. Nếu
có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau, thì cần dự báo cho từng loại dịch vụ. Chẳng
hạn nhà khai thác có thể chọn tổ hợp các dịch vụ nào đó gồm chỉ thoại, thoại và dữ
liệu hoặc chỉ dữ liệu. Ngoài ra các dịch vụ dữ liệu cũng có thể được chia thành các
dịch vụ và các thiết bị khác nhau. Chẳng hạn, dịch vụ dữ liệu chỉ giới hạn ở trình
duyệt web, hoặc cả trình duyệt web lẫn email và một số các dịch vụ khác như không
gian web. Dịch vụ số liệu cũng có thể là các dịch vụ đo lường từ xa. Dự báo cần
được thực hiện cho từng kiểu người sử dụng.
 Dự báo sử dụng lưu lượng thoại
Dự báo sử dụng dịch vụ thoại bao gồm việc đánh giá khối lượng lưu lượng
thoại do người sử dụng dịch vụ thoại trung bình tạo ra. Để việc dự báo chính xác ta
cần cung cấp dữ liệu đánh giá cho từng tháng. Dữ liệu thoại bao gồm phân bố lưu
lượng: từ MS đến cố định, từ MS đến MS và từ MS đến E-mail. Đối với từ MS đến
cố định cần phân thành: Phần trăm nội hạt và đường dài. Vì vậy ta cần có số liệu về
số cuộc gọi trên một thuê bao trung bình ở giờ cao điểm và thời gian giữ trung bình
(MHT: Mean Hold Time) trên cuộc gọi. Thông thường ta chỉ có thông số về số phút
sử dụng (MoU: Minutes of Using) của thuê bao/cuộc gọi. Trong trường hợp này
nhóm dự báo bộ phận thiết kế phải chuyển thành việc sử dụng trong giờ cao điểm.
 Dự báo sử dụng lưu lượng dữ liệu
Ta cần phân loại những người sử dụng dịch vụ dữ liệu và dự báo cho từng kiểu
người sử dụng cũng như khối lượng thông lượng dữ liệu. Ta cũng cần dự báo khi nào
thì thông lượng bắt đầu và khi nào thì nó kết thúc.
 Dự phòng tương lai
Ta không thể chỉ qui hoạch mạng cho các dự kiến trước mắt mà cần qui hoạch
mạng cho các dự kiến tương lai để không phải thuờng xuyên mở rộng mạng. Ngoài
ra việc dự phòng tương lai cũng cho phép mạng cung cấp lưu lượng bổ sung trong
trường hợp sự tăng trưởng thuê bao lớn hơn thiết kế hoặc sự thay đổi đột ngột lưu
lượng tại một thời điểm nhất định. Về lý do kinh doanh, dự phòng tương lai cũng cần

51
thiết để đưa ra các kế hoạch định giá mới cho phép thay đổi đáng kể số thuê bao hay
hình mẫu sử dụng.

2.3.2 Phân tích vùng phủ


Để quy hoạch mạng vô tuyến cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ tư, bước
tiếp theo ta cần khảo sát các chi tiết: Nơi nào cần phủ sóng và các kiểu phủ sóng cần
cung cấp cho các vùng này. Thông thường ta sẽ ưu tiên phủ sóng trước tiên ở các khu
vực quan trọng như: Các vùng thương mại, các vùng có mật độ dân cư đông đúc, các
đường cao tốc chính... dựa trên bản đồ mật độ dân cư. Dựa trên bản đồ dân cư cho
phép ta dự đoán được lưu lượng người sử dụng, điều kiện môi trường truyền sóng,
các ảnh hưởng của nó lên mô hình truyền sóng để có thể đưa ra lựa chọn cho các hệ
số hiệu chỉnh môi trường và thâm nhập toà nhà.

2.4 Quy hoạch mạng 4G LTE áp dụng cho tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam - VNPT

2.4.1 Giới thiệu chung về VNPT


Tên đầy đủ: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Posts and Telecommunications Group (VNPT)
Slogan: VNPT – Cuộc sống đích thực
VNPT hiện là tập đoàn Bưu chính Viễn thông hàng đầu Việt Nam.

Với những đóng góp và thành tựu đã đạt được trong


công cuộc xây dựng chủ nghĩa Xã hội và Bảo vệ Tổ
quốc, VNPT đã vinh dự được Chủ tịch nước phong
tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ 1999 –
2009 vào ngày 22/12/2009.
Kế thừa 70 năm xây dựng, phát triển và gắn bó trên
thị trường Viễn thông Việt Nam, VNPT vừa là nhà
cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát

52
triển của ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam, vừa là tập đoàn có vai trò chủ chốt
trong việc đưa Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển Bưu
chính Viễn thông nhanh nhất toàn cầu.
Sau khi tái cấu trúc doanh nghiệp, hiện với gần 40 nghìn cán bộ công nhân viên,
hạ tầng tiên tiến, mạng lưới dịch vụ phủ sóng toàn bộ 63 tỉnh thành trên cả nước,
VNPT tự hào là nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông số 1 tại Việt Nam, phục
vụ khoảng 30 triệu thuê bao di động, gần 10 triệu thuê bao điện thoại cố định và
khoảng hàng chục triệu người sử dụng internet.
Tháng 1/2006, VNPT chính thức trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam thay thế cho mô hình Tổng công ty cũ theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ, với chiến lược phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế chủ
lực của Việt Nam, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong đó Bưu
chính – Viễn thông – CNTT là nòng cốt.
Ngày 24/6/2010, Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chuyển
đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm Hữu hạn một thành viên do Nhà
nước làm chủ sở hữu theo quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Logo
Logo VNPT mô phỏng chuyển động của vệ
tinh xoay quanh địa cầu, vẽ nên hình chữ V
là chữ cái đầu tiên trong tên viết tắt VNPT.
Sự uyển chuyển của hình khối kết hợp ngôn
ngữ âm dương thể hiện sự vận động không
ngừng của thông tin, sự bền vững cùng sự
hội nhập thế giới với khoa học và công nghệ
hiện đại.

 Lĩnh vực kinh doanh


- Dịch vụ và sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đa
phương tiện;

53
- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, cho thuê
các công trình viễn thông, công nghệ thông tin;
- Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất thiết bị, sản phẩm viễn thông, công
nghệ thông tin;
- Thương mại, phân phối các sản phẩm thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin;
- Dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tổ chức hội nghị hội thảo, triển lãm
liên quan đến lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin;
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;
- Dịch vụ tài chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền
thông đa phương tiện;
Sứ mệnh, tầm nhìn
 Sứ mệnh: Kết nối mọi người
- Đảm bảo cơ sở hạ tầng VT – CNTT & TT vững chắc, hiện đại phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Thỏa mãn các nhu cầu sử dụng VT – CNTT & TT của khách hàng mọi lúc, mọi
nơi.
- Tôn vinh và đánh giá giá trị đích thực của người lao động trong môi trường kinh
doanh, hiện đại.
- Thực hiện tốt trách nhiệm vói cộng đồng, chủ động tham gia các chương trình
an sinh xã hội.
 Tầm nhìn: Số 1 Việt Nam – Ngang tầm Thế giới
- VNPT luôn là Tập đoàn giữ vị trí số 1 tại Việt Nam về phát triển BCVT và
CNTT.
- Có khả năng vươn ra thị trường thế giới, đủ sức cạnh tranh với các Tập đoàn
Viễn thông lớn.

2.4.2 Hạ tầng mạng lưới tập đoàn VNPT


a. Mạng Viễn thông Quốc tế
VNPT hiện đã xây dựng hạ tầng viễn thông quốc tế vững mạnh, hiện đại, sử
dụng nhiều phương thức truyền dẫn mới, an toàn, hiệu quả như cáp quang biển, cáp

54
quang đất liền, vệ tinh, cho phép kết nối trực tiếp tới hơn 240 quốc gia và trung tâm
kinh tế, tài chính khu vực trên toàn thế giới.
VNPT đang quản lý trực tiếp trạm cập bờ của hai tuyến cáp quang biển lớn là
SMW-3 và AAG, hiện đại vào bậc nhất trên thế giới hiện nay. Hệ thống SMW-3 dung
lượng 80Gb/s được đưa vào khai thác tháng 9 năm 1999 kết nối Việt Nam với gần 40
nước Á-Âu, trong đó dung lượng VNPT đang sử dụng lên tới 65 Gbps. AAG (Asia
America Gateway) là tuyến cáp quang biển có chiều dài 20.000 km và tổng dung
lượng lên tới 750 Gbps, kết nối trực tiếp từ khu vực Đông Nam Á tới Mỹ, đi qua các
nước và vùng lãnh thổ Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (điểm cập bờ tại Bà
Rịa - Vũng Tàu), Brunei, Hồng Kông, Philippines và Hoa Kỳ. VNPT đang sử dụng
240 Gbps trên tuyến cáp quang này. Trong năm 2014, VNPT sẽ tăng dung lượng sử
dụng trên AAG thêm 100Gbps nữa và đưa vào khai thác hệ thống cáp quang biển
APG (kết nối tới Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái
Lan...). Từ nay tới năm 2016 sẽ xây dựng thêm hai tuyến cáp quang biển quốc tế mới.
Ngoài ra, VNPT còn trực tiếp xây dựng các tuyến cáp quang trên đất liền kết
nối trực tiếp tới 3 nước láng giềng: Lào (dung lượng 10 Gbps), Campuchia (dung
lượng 40 Gbps) và Trung Quốc (dung lượng 140 Gbps).
Hệ thống vệ tinh với hai vệ tinh Vinasat -1 và Vinasat-2 giúp VNPT bổ sung,
tăng cường kết nối tới các nước trong khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận.
b. Mạng đường trục quốc gia
Mạng đường trục quốc gia của VNPT bao gồm mạng cáp quang Bắc – Nam,
dung lượng hiện tại đạt 360 Gbps, nằm dọc quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Mạng
được kết nối vòng Ring để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.
Đến cuối năm 2014, VNPT sẽ mở rộng dung lượng tuyến Bắc Nam hiện tại
lên trên 700 Gbps. Các hệ thống mạng vòng cáp quang khu vực phía Bắc, Đông Bắc
và phía Nam với tổng dung lượng lên tới 6.000 Gbps, kết hợp với các mạng Metrolink
tại 4 trung tâm (Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ) cùng hệ thống tổng đài Toll,
NGN của VNPT đã tạo thành một hệ thống truyền dẫn liên tỉnh mạnh nhất Việt Nam.
c. Mạng băng rộng

55
Đón đầu sự thay đổi của công nghệ và thị trường, VNPT đã sớm đưa dịch vụ
truy nhập Internet băng rộng ADSL tới người dùng từ năm 2003, và hiện đang phục
vụ hàng triệu khách hàng trên cả nước.
VNPT hiện là ISP chiếm tới 2/3 thị phần thuê bao Internet trên cả nước với tổng
dung lượng Internet quốc tế lên tới hơn 350 Gbps đang tiếp tục được mở rộng hơn
nữa; POP Internet cung cấp dịch vụ xDSL tốc độ lên tới 15 Mbps trên khắp 63/63 tỉnh
thành.
Bên cạnh mạng ADSL, mạng cáp quang tới tận nhà thuê bao FTTH đã được triển
khai và đưa vào cung cấp dịch vụ trên 63 tỉnh, thành. Ngoài cung cấp kết nối Internet,
băng thông từ 6-100 Mbps, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của người dùng về các
dịch vụ giá trị gia tăng yêu cầu băng thông lớn như: IPTV, Đào tạo trực tuyến, Hội
nghị truyền hình đa phương tiện…
d. Hệ thống vệ tinh VINASAT
Tháng 4/2008, VNPT đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên của Việt Nam -
Vinasat-1 lên quỹ đạo ở vị trí 132oE, cách trái đất 35.768 km, khẳng định vị thế ngày
càng lớn mạnh của quốc gia nói chung và Ngành viễn thông, CNTT nói riêng trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ đó, Việt Nam trở thành nước thứ 93 trên thế
giới và nước thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á có vệ tinh riêng bay vào quỹ đạo.
Vinasat-1 đã chính thức đi vào cung cấp dịch vụ từ tháng 6/2008. Với 20 bộ
phát đáp (8 bộ ở băng tần C và 12 bộ băng Ku), Vinasat-1 phủ sóng khắp cả nước và
một số quốc gia lân cận (Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Mianma), cung cấp
dịch vụ kênh thuê riêng cho các doanh nghiệp, phát hình lưu động, đào tạo từ xa,
truyền hình DTH, truyền hình hội nghị, kênh thuê riêng cho thông tin di động, truyền
dữ liệu cho các ngân hàng, đường truyền cho nhà cung cấp dịch vụ Internet, điện
thoại vùng sâu vùng xa....Cho tới nay, gần như toàn bộ dung lượng của Vinasat-1 đã
được sử dụng hết.
Với những thành công thu được trong việc đầu tư và khai thác Vinasat 1, Chính
phủ tiếp tục đặt niềm tin và trọng trách phóng vệ tinh thứ hai của Việt Nam Vinasat-
2 cho VNPT. Vinasat -2 bao gồm 24 bộ phát đáp hoạt động ở băng tần Ku, phủ sóng

56
toàn bộ khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Ngày 16/5/2012, Vinasat-2 đã
được phóng thành công lên quỹ đạo tại vị trí 131,8oE. Cùng với Vinasat-1, Vinasat-2
giúp tăng khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro, tăng cường độ an
toàn cho mạng viễn thông quốc gia.
e. Mạng thông tin di động
Với trên 35.000 trạm thu phát sóng (2G và 3G), phủ sóng 63/63 tỉnh thành trên
cả nước, mạng di động của VNPT (VinaPhone) hiện phục vụ khoảng 25 triệu thuê
bao, luôn luôn hỗ trợ khách hàng kết nối mọi lúc, mọi nơi.
Giữ vững vai trò tiên phong trong lĩnh vực viễn thông, tháng 10/2009 VNPT
tiếp tục là doanh nghiệp đầu tiên đưa các dịch vụ di động tiên tiến 3G tới người dùng
Việt Nam và cũng là doanh nghiệp đầu tiên thử nghiệm thành công và đưa vào cung
cấp dịch vụ 3G với tốc độ lên tới 42 Mbps.
VNPT cũng là doanh nghiệp đầu tiên thử nghiệm mạng di động thế hệ 4G LTE
và hợp tác sản xuất các thiết bị hỗ trợ để sớm đưa các dịch vụ băng rộng di động tốc
độ cao tới người dùng Việt Nam.
Ngoài cung cấp các dịch vụ di động trong nước, VNPT đã roaming tới hơn 400
nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động thuộc khoảng 160 quốc gia trên thế giới, cho
phép người dùng vẫn có thể sử dụng dịch vụ khi di chuyển trên phạm vi toàn thế giới.

2.4.3 VNPT triển khai 4G – LTE


VNPT và tập đoàn viễn thông Alltech Telecom (Nga) đã ký kết thoả thuận hợp
tác lập liên doanh RusViet Telecom để cung cấp dịch vụ trên nền tảng công nghệ di
động thế hệ tiền 4G LTE. Liên doanh này sẽ hoạt động theo mô hình công ty cổ phần,
với số vốn pháp định là 1.600 tỷ đồng, trong đó VNPT chiếm 51% cổ phần. RusViet
Telecom sẽ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ viễn thông, đặc biệt là
dịch vụ Internet băng rộng dựa trên công nghệ LTE.
Ông Evgeny Roytman, Chủ tịch tập đoàn Alltech Telecom cho biết, vốn đầu tư
cho giai đoạn thử nghiệm sẽ vào khoảng 5 triệu USD và số vốn đầu tư có thể lên tới
500 triệu USD khi dự án hoàn thành. Alltech và VNPT hy vọng trong 5-7 năm sẽ đạt
được mục tiêu về tỷ suất hoàn vốn nội bộ.

57
Ông Roytman cũng cho biết thêm, mặc dù thời gian hoàn vốn của dự án có thể
kéo dài, nhưng cả VNPT và Alltech sẽ hết sức nỗ lực và cam kết sẽ cung cấp những
dịch vụ và tiện ích mới cho người dùng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu
chương trình quốc gia về các ứng dụng CNTT của Chính phủ Việt Nam.
Theo kế hoạch phát triển, ngoài thị trường Việt Nam, RusViet Telecom cũng có
các bước chuẩn bị để triển khai LTE tại một số nước khác như Camphuchia, Lào và
Myanma. Trước khi thành lập liên doanh RusViet Telecom, tập đoàn Alltech đã là
đối tác của VNPT trong kế hoạch triển khai Dự án thử nghiệm hệ thống và dịch vụ
LTE tại Việt Nam. Trạm BTS LTE đầu tiên đã được khánh thành và vận hành thành
công tại Hà Nội vào ngày 10/10 vừa qua với tốc độ truy cập Internet lên đến 60 Mbps.
Theo đó, cùng với thử nghiệm thành công 4G LTE của tập đoàn Viettel tại TP.
Vũng Tàu ngày 12/12/2015, tập đoàn Bưu chĩnh Viễn thông Việt Nam đã tiến hành
thử nghiệm 4G LTE vào đầu năm 2016. Địa điểm lựa chọn là huyện đảo Phú Quốc
và TP. Hồ Chí Minh. Trong kế hoạch, trong năm 2016, VNPT sẽ triển khai rộng khắp
vùng phủ sóng 4G/LTE – Advanced cho khách hàng sử dụng và trải nghiệm tại các
thành phố lớn, đô thị, khu du lịch, các điểm công cộng, khu công nghiệp, trường học,
bệnh viện và các tuyến đường trục quốc lộ tại 63 tỉnh/thành.
Về giá cước, VNPT dự kiến sẽ không có sự phân biệt về giá dịch vụ giữa công
nghệ 4G với 3G. Hay nói cách khác, giá của dịch vụ dữ liệu 4G sẽ không tăng so với
3G ở cùng một mức dung lượng sử dụng, thậm chí một số gói cước sẽ rẻ hơn.
Nỗ lực cung cấp dịch vụ 4G với những ứng dụng tiện ích nhất, chất lượng nhất,
VNPT sẽ đem đến những trải nghiệm mới về công nghệ đáp ứng sự mong đợi của
khách hàng.

2.4.4 Quy hoạch chi tiết


Ngày 24/12/2015 VNPT chính thức ra tuyên bố là mạng di động có vùng phủ
sóng 3G rộng nhất Việt Nam sau khi Tập đoàn này đã lắp đặt thêm khoảng 11.000
trạm 3G trong năm 2015.Theo đó, trong số 11.000 trạm 3G đã được lắp đặt trong năm
2015, hơn 7.000 trạm là 3G tần số 900 Mhz. Hiện nay VinaPhone là mạng di động
duy nhất triển khai thành công công nghệ 3G tần số 900 MHz diện rộng, tới tất cả 63

58
tỉnh/ thành phố, là mạng di động có vùng phủ sóng 3G rộng nhất Việt Nam. Nhờ lợi
thế công nghệ 3G 900, vùng phủ sóng 3G toàn mạng VinaPhone tương đương với
gần 33.000 trạm 3G 2100 Mhz thông thường. Như vậy, mạng 3G của VinaPhone đã
được tăng vùng phủ sóng gần 2,5 lần so với cuối năm 2014. Năm 2015 dung lượng
Internet quốc tế của VNPT cũng có sự phát triển đột phá với tổng dung lượng Internet
quốc tế của Tập đoàn hiện tại là 696 Gbps, tăng gấp 2,3 lần so với cuối năm 2014,
tổng dung lượng kết nối đến Google Cache là 1.450 Gbps, tăng gấp 2,5 lần so với
cuối năm 2014.
Ông Trần Mạnh Hùng – Chủ tịch hội đồng thành viên của VNPT cho hay,
"VNPT đã chỉ đạo các viễn thông tỉnh phối hợp với VinaPhone để mở rộng vùng phủ
sóng. Từ tháng 6 đến tháng 10/2015, VNPT lắp thêm 10.000 trạm 3G. Đây là dự án
có quy mô đầu tư lớn nhất của VNPT từ trước đến nay. 10.000 trạm 3G này có ưu thế
là vùng phủ rộng thậm chí gấp 3 lần so với 1 trạm 3G dùng băng tần 2.1 GHz cho các
nhà mạng trước đó. Bên cạnh đó, chúng tôi đã nâng cấp thêm 3.000 trạm thu phát
sóng 3G hiện có. Như vậy, VNPT có thể có vùng phủ sóng 3G rộng nhất với mật độ
phủ chiếm 90% diện tích Việt Nam. VNPT cũng đầu tư mạng cáp quang không thua
kém đối thủ cạnh tranh nào. Đây là cơ sở để VNPT bứt phát trong thời gian tới".
Theo số liệu của Bộ TT&TT, hiện tổng số thuê bao 3G của Việt Nam đạt xấp
xỉ 20 triệu thuê bao. Các doanh nghiệp đã triển khai trên phạm vi toàn quốc 97.013
trạm BTS và 44.100 trạm Node B 3G.

2.4.4.1 Quy hoạch vùng phủ


Đối với mạng di động tế bào, ước lượng vùng phủ được dùng để quyết định
vùng phủ của mỗi trạm gốc, nó đưa ra một vùng tối đa có thể được bao phủ bởi trạm
gốc. Nhưng nó không cần thiết xác lập một kết nối giữa UE và trạm gốc. Tuy nhiên,
trạm gốc có thể phát hiện được UE trong vùng bao phủ của nó.
a. Quỹ đường truyền
Tính toán quỹ đường truyền ước lượng suy hao tín hiệu cho phép cực đại
(pathloss) giữa di động và trạm gốc. Tổn hao lớn nhất cho phép cho ta ước lượng
vùng phủ của Cell lớn nhất với mô hình kênh truyền phù hợp. Với vùng bao phủ của

59
Cell sẽ cho ta tính toán được số trạm gốc được sử dụng để bao phủ vùng địa lý mong
muốn. Tính toán quỹ đường truyền cũng được dùng để so sánh quan hệ về vùng phủ
của các hệ thống khác nhau. Mối quan hệ quỹ đường truyền chỉ ra hệ thống vô tuyến
LTE mới sẽ thực hiện tốt như thế nào khi nó được triển khai trong các trạm gốc đã
tồn tại của hệ thống GSM và WCDMA.
 Tính toán quỹ đường truyền lên cho LTE
Các thông số và công thức sử dụng để tính toán quỹ đường truyền lên cho LTE:
- Công suất máy phát (PTxm): Đối với đường lên công suất máy phát ở đây là
công suất của UE. Tùy thuộc vào lớp công suất phát mà UE sử dụng sẽ có giá
trị công suất tối đa khác nhau. Đơn vị dùng để tính toán cho công suất máy
phát là dBm.
- Khuếch đại anten (Gm): Phụ thuộc vào thiết bị và băng tần sử dụng. Nó có giá
trị từ -5 đến 10 dBi.
- Tổn hao phi đơ và bộ nối (Lfm)
- Tổn hao cơ thể (Lbody): Là tổn hao điển hình đối với quỹ đường truyền cho dịch
vụ thoại vì di động được giữ gần với tai nghe. Có giá trị từ 3 đến 5 dB đối với
dịch vụ thoại. Đơn vị là dB.
- Công suất phát xạ đẳng hướng tương đương (EIRPm): Có đơn vị là dBm và
được tính toán theo công thức sau:
EIPRm = PTxm + Gm + Lfm – Lbody (3.1)
- Hệ số tạp âm máy thu (NF): Trong trường hợp này máy thu là trạm gốc và có
đơn vị là dB.
- Công suất tạp âm nhiệt đầu vào máy thu (Ni): Có đơn vị là dBm và được tính
toán bằng công thức sau:
Ni = 30 + 10lgk + 10log290K + 10lgB (3. 2)
Với k là hằng số Boltzman và có giá trị k = 1. 3824 x 10-23 J/K. B là băng
thông phụ thuộc vào tốc độ bit, tương ứng với mỗi tốc độ bit sẽ có số RB khác
nhau được phát đi. Chẳng hạn như 64 kbps tương ứng với 2 RB được phát đi
tương ứng với B là 360 KHz.

60
- Công suất tạp âm nền máy thu (Ni): Có đơn vị là dBm và được tính toán theo
công thức sau :
N = Ni + NF (3.3)
- Dự trữ nhiễu (Mi): Dự trữ nhiễu ở LTE sẽ nhỏ hơn dự trữ nhiễu ở WCDMA
vì các tín hiệu ở đường lên đã được trực giao. Nó có đơn vị là dB và nó có giá
trị nằm trong khoảng từ 1 - 10 dB.
- Tổng tạp âm nhiễu + giao thoa (N + I): Có đơn vị là dBm và được tính toán
theo công thức sau:
(N + I)(dBm) = N + Mi (3.4)
- Tỷ số SNR yêu cầu (SNRr): Được lấy từ mô phỏng, có đơn vị là dB.
- Độ nhạy máy thu hiệu dụng (Pmin): Có đơn vị là dB và được xác định theo công
thức sau:
Pmin = (N + I) (dBm) + SNRr (dB) (3.5)
- Khuếch đại anten trạm gốc (Gb): Phụ thuộc vào kích cỡ Anten và số Sector.
Có giá trị từ 15 đến 21 dBi. Đơn vị của nó là dBi.
- Tổn hao phi đơ và bộ nối (Lf): Tổn hao ở phía trạm gốc. Có đơn vị là dB.
- Khuếch đại MHA (GMHA): MHA là bộ khuếch đại trên tháp Anten, nó có đơn
vị là dB.
- Tổn hao đường truyền cực đại cho phép (Lmax): Có đơn vị là dB và được tính
toán theo công thức sau:
Lmax = EIRPm – Pmin + Gb – Lf + GMHA (3.6)
 Tính toán quỹ đường xuống cho LTE
Các thông số và công thức sử dụng để tính toán quỹ đường truyền xuống cho
LTE:
- Công suất máy phát (PTxb): Đối với đường lên công suất máy phát ở đây là
công suất của trạm gốc. Đơn vị dùng để tính toán cho công suất máy phát là
dBm. Giá trị điển hình là từ 43 - 48 dBm.
- Khuếch đại Anten (Gb): Phụ thuộc vào kích cỡ Anten và số Sector. Có giá trị
từ 15 đến 21 dBi. Đơn vị của nó là dBi.

61
- Tổn hao phi đơ và bộ nối (Lf)
- Công suất phát xạ đẳng hướng tương đương (EIRPb): Có đơn vị là dBm và
được tính toán theo công thức sau:
EIPRb = PTxm + Gb + Lf (3.7)
- Hệ số tạp âm máy thu (NF): Trong trường hợp này máy thu là trạm gốc và có
đơn vị là dB.
- Công suất tạp âm nhiệt đầu vào máy thu (Ni): Có đơn vị là dBm và được tính
toán bằng công thức sau:
Ni = 30 + 10lgk + 10log290K + 10lgB (3.8)
Với k là hằng số Boltzman và có giá trị k = 1. 3824 x 10-23 J/K. B là băng thông
phụ thuộc vào tốc độ bit, tương ứng với mỗi tốc độ bit sẽ có số RB khác nhau
được phát đi. Chẳng hạn như 1Mbps tương ứng với 50 RB được phát đi tương
ứng với B là 9 MHz.
- Công suất tạp âm nền máy thu (Ni): Có đơn vị là dBm và được tính toán theo
công thức sau:
N = Ni + NF (3.9)
- Dự trữ nhiễu (Mi): Nó có đơn vị là dB và có giá trị từ 3-8 dB.
- Bổ sung nhiễu kênh diều khiển (Mcch).
- Tổng tạp âm nhiễu + giao thoa (N + I): Có đơn vị là dBm và được tính toán
theo công thức sau:
(N + I)(dBm) = N + Mi + Mcch (3.10)
- Tỷ số SNR yêu cầu (SNRr): Được lấy từ mô phỏng. Có đơn vị là dB.
- Độ nhạy máy thu hiệu dụng (Pmin): Có đơn vị là dB và được xác định theo công
thức sau:
Pmin = (N + I) (dBm) + SNRr (dB) (3.11)
- Khuếch đại Anten trạm gốc (Gm): Phụ thuộc vào thiết bị và băng tần sử dụng.
Nó có giá trị từ -5 đến 10 dBi.
- Tổn hao phi đơ và bộ nối (Lfm): Tổn hao ở phía UE, có đơn vị là dB.

62
- Tổn hao cơ thể (Lbody): Là tổn hao điển hình đối với quỹ đường truyền cho dịch
vụ thoại vì di động được giữ gần với tai nghe. Có giá trị từ 3 đến 5 dB đối với
dịch vụ thoại. Đơn vị là dB.
- Tổn hao đường truyền cực đại cho phép (Lmax): Có đơn vị là dB và được tính
toán theo công thức sau:
Lmax = EIRPb – Pmin + Gm – Lfm – L body (3.12)
 Ví dụ về quỹ đường truyền
 Ví dụ tính quỹ đường lên LTE cho 64kbps với máy thu trạm gốc hai Anten
Máy phát (đầu cuối di động)
Công suất phát (dBm) 24.0 PTxm
Khuyếch đại Anten (dBi) 0.0 Gm
Tổn hao phi đơ + bộ nối (dB) 0.0 Lfm
Suy hao cơ thể của MS ở đường lên (dB) 0.0 Lbody
Công suất phát xạ đẳng hướng tương
24.0 EIRPm = PTxm+ Gm - Lfm – Lbody
đương (dBm)
Máy thu (BS)
Hệ số tạp âm máy thu trạm gốc (dB) 2.0 NF
Công suất tạp âm nhiệt đầu vào máy thu - Ni=30+10lgk+10lg290K+10lg(
(dBm) 118.4 360KHz)
-
Công suất tạp âm nền máy thu (dBm) N = Ni + NF
116.4
Dự trữ nhiễu (dB) 2.0 Mi
-
Tổng tạp âm + giao thoa (dBm) (N + I) (dBm) = N + Mi
114.4

Tỷ số SNR yêu cầu (dB) -7 SNRr , từ mô phỏng


-
Độ nhạy máy thu (dBm) Pmin= (N + I) (dBm) + SNRr
121.4
Khuếch đại anten (dBi) 18.0 Gb

63
Tổn hao phi đơ + bộ nối trạm gốc 2.0 Lf
Khuếch đại MHA (dB) 2.0 GMHA
Tổn hao đường truyền max (dB) 163.4 Lmax=EIRPm-Pmin+Gb+GMHA-Lf
Bảng 2.4: Ví dụ về quỹ đường lên của LTE [10]
 Ví dụ quỹ đường xuống LTE cho 1Mbps với máy thu trạm gốc hai Anten
Máy phát (trạm gốc)
Công suất phát (dBm) 46.0 PTxb
Khuyếch đại Anten (dBi) 18.0 Gb
Tổn hao phi đơ + bộ nối (dB) 2.0 Lf
Công suất phát xạ đẳng hướng
62.0 EIRPm = PTxm+ Gb - Lf
tương đương (dBm)
Máy thu (đầu cuối di động)
Hệ số tạp âm máy thu (dB) 7.0 NF
Công suất tạp âm nhiệt đầu vào
-104.5 Ni=30+10lgk+10lg290K+10lg(9KHz)
máy thu (dBm)
Công suất tạp âm nền máy thu
-97.5 N = Ni + NF
(dBm)
Dự trữ nhiễu (dB) 3.0 Mi
Bộ sung nhiễu kênh điều khiển 1.0 Mcch
Tổng tạp âm + giao thoa (dBm) -93.5 (N + I) (dBm) = N + Mi + Mcch
Tỷ số SNR yêu cầu (dB) -10 SNRr , từ mô phỏng
Độ nhạy máy thu (dBm) -103.5 Pmin= (N + I) (dBm) + SNRr
Khuếch đại anten (dBi) 0.0 Gb
Tổn hao phi đơ + bộ nối (dB) 0.0 Lfm

Suy hao cơ thể (dB) 0.0 Lbody


Tổn hao đường truyền cực đại
165.5 Lmax=EIRPb - Pmin+ Gm - Lf - Lbody
(dB)
Bảng 2.5: Ví dụ của quỹ đường xuống LTE [10]
 Ví dụ so sánh quỹ đường truyền của các hệ thống

64
Đường lên GSM thoại HSPA LTE
Tốc độ dữ liệu (kbps) 12.2 64 64
Máy phát (đầu cuối di động)
Công suất phát (dBm) 33.0 23.0 23.0
Khuyếch đại Anten (dBi) 0.0 0.0 0.0
Suy hao cơ thể của MS ở đường
3.0 0.0 0.0
lên (dB)
Công suất phát xạ đẳng hướng
30.0 23.0 23.0
tương đương (dBm)
Máy thu (BS)
Hệ số tạp âm máy thu trạm gốc
- 2.0 2.0
(dB)
Công suất tạp âm nhiệt đầu vào
-119.7 -108.2 -118.4
máy thu (dBm)
Công suất tạp âm nền máy thu
- -106.2 -116.4
(dBm)
Dự trữ nhiễu (dB) 0.0 3.0 1.0
Tỷ số SNR yêu cầu (dB) - -17.3 -7
Độ nhạy máy thu (dBm) -114.0 -123.4 -123.4
Khuyếch đại Anten (dBi) 18.0 18.0 18.0
Tổn hao phi đơ + bộ nối trạm
0.0 0.0 0.0
gốc
Độ lợi chuyển giao mềm (dB) 0.0 2.0 0.0
Tổn hao đường truyền cực đại
162.0 161.1 163.4
(dB)
Bảng 2.6: So sánh quỹ đường truyền lên của các hệ thống [10]
Đường xuống GSM thoại HSPA LTE
Tốc độ dữ liệu (kbps) 12.2 1024 1024
Máy phát (trạm gốc)

65
Công suất phát (dBm) 44.5 46.0 46.0
Khuyếch đại Anten (dBi) 18.0 18.0 18.0
Tổn hao phi đơ + bộ nối 2.0 2.0 2.0
Công suất phát xạ đẳng hướng
60.5 62.5 62.0
tương đương (dBm)
Máy thu (đầu cuối di động)
Hệ số tạp âm máy thu (dB) - 7.0 7.0
Công suất tạp âm nhiệt đầu vào
-119.7 -108.2 -104.5
máy thu (dBm)
Công suất tạp âm nền máy thu
- -101.2 -97.5
(dBm)
Dự trữ nhiễu (dB) 0.0 4.0 4.0
Tỷ số SNR yêu cầu (dB) - -5.2 -9.0
Độ nhạy máy thu (dBm0 -104.0 -106.4 -106.5
Khuyếch đại Anten (dBi) 0.0 0.0 0.0
Overhead của kênh điều khiển
0.0 20.0 20.0
(%)
Suy hao cơ thể (dB) 3.0 0.0 0.0
Tổn hao đường truyền cực đại
161.5 163.4 163.5
(dB)
Bảng 2.7: So sánh về quỹ đường truyền xuống của các hệ thống [10]
Quỹ đường truyền cho ta thấy rằng LTE có thể triển khai sử dụng các trạm có
sẵn của hệ thống GSM và HSPA.
b. Các mô hình truyền sóng
Quỹ đường truyền kết hợp với mô hình truyền sóng thích hợp sẽ tính được bán
kính phủ sóng của cell. Đặc điểm của kênh truyền dẫn vô tuyến có tính chất ngẫu
nhiên, không nhìn thấy được, đòi hỏi có những nghiên cứu phức tạp. Một số mô hình
thực nghiệm đã được đề xuất và được sử dụng để dự đoán các tổn hao truyền sóng.
Các mô hình được đề xuất để đánh giá các công nghệ truyền dẫn sẽ xét nhiều đặc tính

66
môi trường gồm các thành phố lớn, nhỏ, ngoại ô, vùng nhiệt đới, vùng nông thôn và
các sa mạc. Các thông số chính của môi trường bao gồm:
- Trễ truyền lan, cấu trúc và các thay đổi của nó.
- Quy tắc tổn hao địa lý và tổn hao đường truyền bổ sung.
- Fading che tối.
- Các đặc tính fading nhiều đường cho hình bao các kênh.
- Tần số làm việc.
Ta phân tích các mô hình sau:
 Mô hình Hata-Okumura
Các biểu thức toán học được sử dụng trong mô hình Hata-Okumura để xác định
tổn hao trung bình L:
Lp= A + Blgfc – 13,82lghb – a(hm) + (44,9 – 6,55lghb)lgr + Lother (dB) (3.13)
Trong đó:
fc : Tần số hoạt động (MHz)
Lp: Tổn hao trung bình
hb: Độ cao anten trạm gốc (m)
hm: Độ cao anten trạm di động (m)
r : Bán kính cell (khoảng cách từ trạm gốc) (km)
a(hm): Hệ số hiệu chỉnh cho độ cao anten di động (dB)
Lother: Hệ số hiệu chỉnh theo vùng
Thông số A&B:
    
A= 
    
    
B= 
    
Dải thông số sử dụng được cho mô hình Hata là:
150 fc ≤ 2000 MHz; 30 ≤ hb ≤ 200 m; 1 ≤ hm ≤ 10 m; 1 ≤ r ≤ 20 km.
a(hm) tính như sau:
 Đối với thành phố nhỏ và trung bình:

67
a(hm) = (1,11lgfc -0,7)hm – (1,56lgfc – 0,8)dB (3.14)
 Đối với thành phố lớn: a(hm) = 8. 29(lg1,54hm)2 – 1,1 dB; fc  200 MHz (3.15)
hay: a(hm) = 3,2(lg11,75hm)2 – 4,97 dB ; fc ≥ 400 MHz (3.16)
 Đối với vùng ngoại ô: Với vùng ngoại ô hệ số hiệu chỉnh suy hao so với vùng
thành phố là:

Lp = Lp(thành phố) – 2[(log( )2 – 5.4] (dB) (3.17)


 Đối với vùng nông thôn:


Lp = L p(thành phố) - 4.78(logfc )2 + 18.33(lgfc ) – 40.49 (dB) (3.18)
 Mô hình Walfish - Ikegami
Mô hình Walfisch-Ikegami dựa vào giả thiết rằng sự truyền lan sóng được
truyền trên mái nhà bằng quá trình nhiễu xạ. Các tòa nhà nằm trên đường thẳng giữa
máy phát và máy thu.

Hình 2.6: Các tham số của mô hình Walfisch-Ikegami


Các biểu thức sử dụng cho mô hình này như sau:
Lp= Lf + Lrts + Lmsd (3.19)
Hay Lp = Lf khi Lrts + Lmsd ≤ 0
Trong đó:
Lf : Tổn hao không gian tự do

68
Lrts: Nhiễu xạ mái nhà - phố và tổn hao tán xạ
Lmsd: Tổn hao các vật che chắn
 Tổn hao không gian tự do Lf được xác định:
Lf= 32,4 +20lgr + 20lgfc (dB) (3.20)
 Nhiễu xạ mái nhà - phố và tổn hao phân tán tính như sau:
Lrts = (-16,7) -10lgW + 10lgfc + 20lg∆hm + Lori (dB) (3.21)
Trong đó:
W: Độ rộng phố (m)
∆hm= hr - hm (m)
hr : Độ cao trung bình toà nhà hm: Độ cao MS
hb: Độ cao BS
      
  
Lori (φ) =         
       
  
Trong đó:  là góc đến so với trục phố.
 Tổn hao các vật che chắn:
Lmsd = Lbsh + ka + kdlgr + kflgfc – 9lgb (3.22)
Trong đó:
b: Khoảng cách giữa tòa nhà dọc theo đường truyền vô tuyến (m).
  
     
Lbsh = 
   

  
 
ka=          
        


     

kd= 
   

69

kf = -4 + 1.5(  với thành phố lớn



kf = -4 + 0.7(  với thành phố trung bình


Vì vậy, Lp sẽ được tính theo hai công thức sau:


- Với trường hợp tia nhìn thẳng (LOS):
Lp = 42,6 + 26lgr + 20lgfc (3.23)
- Với trường hợp tia không nhìn thẳng (NLOS):
Lp = 32,4 + 20lgr + 20lgfc + Lrts + Lmsd (3.24)
 Dải thông số cho mô hình Walfisch-Ikegami phải thỏa mãn:
800 ≤ fc ≤ 2000 MHz; 4 ≤ hb ≤ 50 m; 1 ≤ hm ≤ 3 m; 0,02 ≤ r ≤ 5 km
Có thể sử dụng các giá trị mặc định sau cho mô hình:
b = 20 ÷ 50m; W = b/2; Ф = b/2
Nóc nhà = 3 m cho nóc nhà có độ cao và 0 m cho nóc nhà phẳng.
hr = 3 *(số tầng) + nóc nhà
 Các mô hình truyền sóng trong nhà
Có thể nói hiện nay đối với các tòa nhà lớn như là sân bay, ga điện ngầm, văn
phòng cao tầng, siêu thị kinh doanh hàng hóa rộng lớn… thì vấn đề vùng phủ và dung
lượng đều rất quan trọng vì chất lượng thoại di dộng ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín
của nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, do đặc trưng vùng phủ của những khu vực này
rộng hoặc trải dài theo chiều dọc, sóng vô tuyến từ trạm BTS bên ngoài tòa nhà (BTS
Outdoor Macro) bị suy hao nhiều khi xuyên qua các bức tường bê tông dẫn đến cường
độ tín hiệu không đạt yêu cầu, nên giải pháp phủ sóng trong tòa nhà hiện nay được
nhiều nhà cung cấp dịch vụ di động quan tâm.
 Mô hình cho môi trường nhiều tầng
Các biểu thức toán học được sử dụng trong mô hình để xác định tổn hao trung
bình:
L p(R)=L(R 0) + 10*n (nhiều tầng)log(R/R0) (3.25)

70
L(R0 ): Suy hao đường truyền từ máy phát đến khoảng cách tham khảo R0
(dB)
n: Mũ tổn hao trung bình
R: Khoảng cách từ máy phát (m) đến máy thu
R0 : Khoảng cách tham khảo từ máy phát.
 Mô hình cho môi trường cùng tầng
Các biểu thức toán học được sử dụng trong mô hình để xác định tổn hao trung
bình.
L p(R) = L(R0 ) + 10*n (cùng tầng)log(R/R0) + FAF (dB) (3.26)
n: Mũ tổn hao trung bình
R: Khoảng cách từ máy phát (m) đến máy thu
R0 : Khoảng cách tham khảo từ máy phát.

FAF (dB): Thừa số tổn hao tầng.


 Mô hình Motley-Keenan
Các biểu thức toán học được sử dụng trong mô hình để xác định tổn hao trung
bình:
L(dB) = 32.5 + 20*logf + 20*logR + k*F(k) + p*W(k) + D(R-db) (3.27)
Trong đó:
L: Tổn hao truyền sóng (dB)
F: Tần số (MHz)
R: Khoảng cách từ máy phát đến máy thu (km)
K: Số tầng mà sóng trực tiếp truyền qua
F : Hệ số tổn hao của tầng (dB)
P: Số bức tường mà song truyền qua
W: Hệ số tổn hao của tường(dB) (chú ý 1)
D: Hệ số tổn hao tuyến tính(dB/m) (chú ý 2)
db: Điểm ngắt trong nhà(indoor breakpoint) (m)(chú ý 2)
Chú ý 1: Các bức tường mỏng thông thường có tổn hao 7dB còn các bức tường
dày có tổn hao 10dB.

71
Chú ý 2: Đối với khoảng cách ở trên điểm ngắt, trung bình cộng thêm 0. 2dB/m,
điểm ngắt điển hình: 65m.
Toàn bộ các tham số trên ta có thể tính được bằng sơ đồ logic của toà nhà thiết
kế.
 Mô hình IMT-2000
 Mô hình truyền sóng trong nhà
L p = 37 + 30logR + 18.3F[(F+2)(F+1)-0.46] (dB) (3.28)
Trong đó R là khoảng cách giữa máy thu và máy phát (m) và F là số tầng trên
đường truyền.
 Môi trường giữa trong nhà và vỉa hè
L p = 40logR + 30logfc + 49 (3.29)
Trong đó fc là tần số sóng mang Mô hình này chỉ phù hợp khi không có tầm nhìn
thẳng và mô tả truyền sóng tốt nhất với pha đinh che tối với độ lệch chuẩn 10dB. Tổn
hao thâm nhập tòa nhà trung bình 18dB với độ lệch chuẩn là 10dB.
 Môi trường truyền phương tiện giao thông
L p = 40(1-4.10-2∆hb)logR - 181log∆hb + 211logfc + 80 (3.30)
Trong đó:
R là khoảng cách giữa MS và BS
fc là tần số sóng mang (MHz)
∆hb là độ cao của anten BS so với mức trung bình của mái nhà.
Mô hình này thích hợp cho các ứng dụng sử dụng đầu cuối cố định.
c. Tính toán bán kính Cell
Trước tiên, dựa vào các tham số của quỹ đường truyền để xác định suy hao
đường truyền tối đa cho phép. Khi đó, dễ dàng tính được bán kính cell nếu biết được
mô hình truyền sóng áp dụng với môi trường đang khảo sát (Lmax = Lp).
Suy ra công thức tính bán kính Cell như sau:
Rcell = 10(Lp-L)/X (3.31)
Lp = L’ + X*logR (3.32)
 Mô hình Hata – Okumura

72
L’ = A + Blogf c – 13.82loghb – a(h m) + Lother (3.33)
X = (44.9 – 6.55loghb) (3.34)
 Mô hình Walfisch-Ikegami
- NON – LOS:
L’ = 32.4 + 20logfc +Lbsh + ka + kf logf c – 9logb + Lrts (3.35)
X = (20 + kd)
- LOS:
L’ = 42.6 + 20logfc (3.36)
X = 26
 Mô hình tòa nhà:
- Nhiều tầng:
L’ = L(R0 ) – 10*n*log(R0) (3.37)
X = 10*n
- Cùng tầng:
L’ = L(R0 ) – 10*n*log(R0) + FAF (3.38)
X = 10*n
 Mô hình Motley-Keenan:
L’ = 32.5 + 20*logf + k*F(k) + p*W(k) + D - db (3.39)
X = 1 + *10a/20
Với a = 20logR
 Mô hình IMT - 2000
- Tòa nhà:
L’ = 37 + 18.3F [(F+2) / (F+1) - 0.46] (3.40)
M = 30
- Trong nhà và vỉa hè:
L’ = 49 + 30logfc (3.41)
X = 40
- Môi trường xe:
L’ = (-18*log∆hb) + 21*logf c + 80 (3.42)

73
X = 40(1 - 4*10-2 ∆hb )
Sau khi tính được kích thước Cell, dễ dàng tính được diện tích vùng phủ với chú
ý diện tích vùng phủ phụ thuộc vào cấu hình phân đoạn trạm gốc. Diện tích vùng phủ
đối với một Cell có cấu trúc lục giác đều được tính như sau:
S = K. r2 (3.43)
Trong đó:
S là diện tích vùng phủ
r là bán kính cực đại cell
K là hằng số.
Ommi
Cấu hình trạm 2 – Sector 3 – Sector 6 – Sector
(vô hướng)
K 2.6 1.3 1.95 2.6

2.4.4.2 Quy hoạch dung lượng


Dung lượng lý thuyết của mạng bị giới hạn bởi số eNodeB đặt trong mạng.
Dung lượng của mạng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như mức can nhiễu, thực thi lập
biểu, kỹ thuật mã hóa và điều chế được cung cấp. Sau đây là các công thức dùng để
tính số eNodeB được tính bởi khía cạnh dung lượng.

Số eNodeB  (3.44)
 

Trong đó site capacity là bội số của thông lượng cell (Cell throughput), nó tùy
thuộc vào cấu hình của Cell trên Site.
a. Tính toán Cell throughput
Để tính toán Cell throughput trước tiên ta xét tốc độ bit đỉnh (peak bit rate).
Tương ứng với mỗi mức MCS (điều chế và mã hóa) cùng với có kết hợp MIMO hay
không sẽ tạo ra các tốc độ bit đỉnh khác nhau. Tốc độ bit đỉnh được tính theo công
thức sau:
 
Tốc độ bit đỉnh       (3.45)
 

Đối với mỗi loại điều chế khác nhau sẽ mang số bit trên ký tự khác nhau. QPSK
mang 2 bit/ký tự, 16QAM mang 4bit/ký tự và 64QAM mang 6bit/ký tự. 2x2 MIMO

74
gấp đôi tốc độ bit đỉnh. QPSK ½ (tốc độ mã hóa ½) mang 1bps/Hz, với 64QAM
không sử dụng tốc độ mã hóa và với 2x2 MIMO sẽ mang 12bps/Hz. Mỗi băng thông
chỉ định sẽ có số sóng mang tương ứng cho mỗi băng thông: 72 sóng mang đối với
1.4 MHz, 180 đối với 3MHz, và đối với băng thông 5MHz, 15MHz, 20MHz tương
ứng sẽ là 300, 600 và 1200 sóng mang con. Tốc độ đỉnh lý thuyết cao nhất xấp xỉ 170
Mbps sử dụng 64QAM, 2x2 MIMO. Nếu sử dụng 4x4 MIMO, tốc độ đỉnh sẽ gấp đôi
là 340 Mbps. Số ký tự trên Subframe thường là 14 ký tự tương ứng với mỗi slot là 7
ký tự.
Kỹ thuật Tốc độ bit đỉnh trên sóng mang con / băng thông
MCS
anten sử 72/1.4 180/3.0 300/5.0 600/10 1200/20
dụng MHz MHz MHz MHz MHz
QPSK1/2 Dòng đơn 0.9 2.2 3.6 7.2 14.4
16QAM1/2 Dòng đơn 1.7 4.3 7.2 14.4 28.8
16QAM3/4 Dòng đơn 2.6 6.5 10.8 21.6 43.2
64QAM3/4 Dòng đơn 3.9 9.7 16.2 32.4 64.8
64QAM4/4 Dòng đơn 5.2 13.3 21.6 43.2 86.4
64QAM3/4 2x2 MIMO 7.8 19.4 32.4 64.8 129.6
64QAM4/4 2x2 MIMO 10.4 25.9 43.2 86.4 172.8
Bảng 2.7: Tốc độ bit đỉnh tương ứng với từng tốc độ mã hóa và băng thông
Tương ứng với mỗi MCS và tốc độ bit đỉnh là mỗi mức SINR, ta xét trong điều
kiện kênh truyền AWGN nên SNR được dùng thay cho SINR, tốc độ bit đỉnh được
xem như dung lượng kênh. Dựa vào công thức dung lượng kênh Shannon:
C1 = BW1 log 2 (1+SNR) (3.46)
Ta suy ra được SNR:
SNR = 2(C1/BW1)-1 (lần) (3.47)
Trong đó BW1 là băng thông của hệ thống (chẳng hạn như 1.4 MHz,
3MHz…20MHz).
Từ SNR tìm được ta tính thông lượng Cell (Cell throughput) qua công thức sau:
C = F BW log2(1+SNR) (3.48)

75
Trong đó BW là băng thông cấu hình chỉ chiếm 90% của băng thông kênh truyền
đối với băng thông kênh truyền từ 3-20 MHz. Đối với băng thông kênh truyền 1. 4
MHz, băng thông truyền chỉ chiếm 77% của băng thông kênh truyền. Vì vậy triển
khai ở kênh truyền 1. 4 MHz, hiệu suất sử dụng phổ thấp hơn so với băng thông
3MHz. Băng thông cấu hình được tính theo công thức sau:

BMW (3.49)


Nsc là số sóng mang con trong một khối tài nguyên (RB), Nsc = 12
Ns là số ký tự OFDM trên một Subframe. Thông thường là 14 ký tự nếu sử dụng
CP thông thường.
Nrb là số khối tài nguyên (RB) tương ứng với băng thông hệ thống (băng thông
kênh truyền). Chẳng hạn như đối với băng thông kênh truyền là 1. 4 MHz thì sẽ có 6
RB được phát đi.

Hình 2.8: Quan hệ giữa băng thông kênh truyền và băng thông cấu hình [9]
Băng thông kênh truyền Số RB chỉ định cho
Băng thông cấu hình
(MHz) băng thông kênh truyền

1.4 6 1.08
3 15 2.7
5 25 4.5
10 50 9
15 75 13.5

76
20 100 18
Bảng 2.9: Giá trị của băng thông cấu hình tương ứng với băng thông kênh truyền
F là hệ số sửa lỗi, F được tính toán theo công thức sau:

  
F  
 (3.50)
 

Trong đó: Tframe là thời gian của một frame. Có giá trị là 10 ms. Mỗi frame bao
gồm 10 Subframe và mỗi Subframe có giá trị là 1ms.
Tcp là tổng thời gian CP của tất cả các ký tự OFDM trong vòng một frame.
Chiều dài khoảng bảo vệ cho mỗi ký tự OFDM là 5.71µs đối với CP ngắn và 16.67µs
đối với CP dài. Mỗi frame sẽ bao gồm 10 Subframe, mỗi Subframe lại bao gồm 2 slot
mà mỗi slot bao gồm 7 ký tự OFDM. Do đó Tcp sẽ có giá trị là 14x10x5.71 = 779.4µs
hay 14x10x16.67 = 2.33ms.
b. Tính toán Overalldatarate
Overalldatarate được tính toán theo công thức sau:
Overalldatarate = Số User x Tốc độ bit đỉnh x Hệ số OBF (3.51)
Trong đó:
Hệ số OBF (Overbooking Factor) là số User trung bình có thể chia sẻ trên một
đơn vị kênh truyền. Đơn vị kênh truyền sử dụng trong quy hoạch mạng là tốc độ bit
đỉnh, đã được trình bày ở trên. Nếu giả sử 100% tải thì hệ số OBF sẽ là tỷ số giữa tốc
độ đỉnh và tốc độ trung bình (PAPR). Tuy nhiên điều này không an toàn cho việc quy
hoạch mạng với tải 100% và vì thế hệ số Utilisation được sử dụng. Hệ số OBF được
tính toán theo công thức sau:
OBF = PAPR × Hệ số Utilisation (3.52)
Sau khi tính toán được số eNodeB theo vùng phủ và số eNodeB theo dung lượng,
ta tối ưu số eNodeB lại bằng cách lấy số eNodeB lớn nhất trong hai trường hợp. Số
eNodeB này là số eNodeB cuối cùng được lắp đặt trong một vùng định sẵn.

2.4.4.3 Tối ưu mạng


Tối ưu mạng là quá trình phân tích cấu hình và hiệu năng mạng nhằm cải thiện
chất lượng mạng tổng thể và đảm bảo tài nguyên của mạng được sử dụng một cách

77
có hiệu quả. Giai đoạn đầu của quá trình tối ưu là định nghĩa các chỉ thị hiệu năng
chính. Chúng gồm các kết quả đo ở hệ thống quản lý mạng và số liệu đo thực tế để
xác định chất lượng dịch vụ. Với sự giúp đỡ của hệ thống quản lý mạng ta có thể phân
tích hiệu năng quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai. Mục đích của phân tích chất
lượng mạng là cung cấp cho nhà khai thác một cái nhìn tổng quan về chất lượng và
hiệu năng của mạng, bao gồm việc lập kế hoạch về trường hợp đo tại hiện trường và
đo bằng hệ thống quản lý mạng để lập báo cáo điều tra. Đối với hệ thống 2G, chất
lượng dịch vụ gồm: Thống kê các cuộc gọi bị rớt và phân tích nguyên nhân, thống kê
chuyển giao và kết quả đo các lần gọi thành công. Còn các hệ thống 3G, 4G có các
dịch vụ rất đa dạng nên cần đưa ra các định nghĩa mới về chất lượng dịch vụ. Trong
hệ thống thông tin di động thế hệ thứ tư việc tối ưu hóa mạng rất quan trọng vì mạng
thế hệ thứ tư cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng. Điều chỉnh tự động phải cung cấp câu
trả lời nhanh cho các điều khiển thay đổi lưu lượng trong mạng.

78
CHƯƠNG III: MÔ PHỎNG VÀ KẾT QUẢ
Chương này trình bày phần mô phỏng quy hoạch mạng 4G LTE sử dụng
phần mềm mô phỏng Matlab. Phần mô phỏng trình bày lại cách tính toán vùng bao
phủ, bán kính Cell, quy hoạch dung lượng để đưa ra số trạm cần thiết lắp đặt trong
vùng cần phủ sóng. Đồng thời, để tối ưu quy hoạch, phần mô phỏng cũng trình bày
về điều khiển công suất và chuyển giao của LTE.

3.1 Các lưu đồ

Hình 3.1: Lưu đồ phân bổ phần quy hoạch 4G LTE

3.2 Quy hoạch mạng 4G LTE

Hình 3.2: Đề tài quy hoạch mạng 4G LTE cho tập đoàn VNPT

79
3.2.1 Quy hoạch vùng phủ
Như lý thuyết đã nêu, để quy hoạch vùng phủ cho mạng LTE, ta cần các thông
số về quỹ đường truyền, các mô hình truyền sóng và diện tích vùng cần phủ sóng, ở
đây cụ thể là trên toàn bộ vùng phủ sóng của VNPT.

3.2.1.1 Quỹ đường truyền

Hình 3.3: Quỹ đường truyền của LTE


Hình trên mô phỏng lại cách tính toán quỹ đường truyền của LTE. Nó bao gồm
quỹ đường lên và quỹ đường xuống. Hiện tại, LTE là công nghệ còn rất mới mẻ, vì
thế các thông số kỹ thuật để tính toán cho việc quy hoạch rất ít. Người thực hiện đề
tài đã tìm nhiều tài liệu và chỉ tìm được hai bảng thông số ví dụ về quỹ đường lên và
quỹ đường xuống của LTE. Áp dụng các công thức đã nêu ở chương 3, ta tính được
suy hao cực đại. Việc tính toán quỹ đường truyền để suy ra tổn hao cực đại làm cơ sở
cho quy hoạch vùng phủ. Quỹ đường truyền lên được tính toán cho tốc độ 64 kbps,
tương ứng với mỗi tốc độ là sẽ có một số khối tài nguyên (RB) được phát đi, và tương
ứng với nó sẽ có băng thông nhất định. Chẳng hạn, đối với tốc độ 64 kbps ở đường
lên sẽ có 2 RB được phát đi và tương ứng với nó là băng thông 360 KHz. 1 Mbps ở
đường xuống sẽ có 50 RB được phát đi và băng thông tương ứng của nó là 9 MHz.

80
3.2.1.2 Các mô hình truyền sóng
Các mô hình truyền sóng là điều kiện thứ hai để có cơ sở tính toán vùng phủ.
Dựa trên lý thuyết thì các mô hình truyền sóng bao gồm: Các mô hình truyền sóng
trong nhà, mô hình truyền sóng ngoài trời và môi trường xe cộ. Mô phỏng các mô
hình truyền sóng giúp ta nhập thông số để kết hợp với quỹ đường truyền tính toán
vùng phủ như đã nêu ở chương 3.

Hình 3.4: Môi trường truyền sóng trong nhà


Phần mô phỏng các mô hình truyền sóng, người thực hiện đã đưa ra các mô hình
truyền sóng cụ thể để có thể áp dụng cho tất cả trường hợp. Tùy vào khu vực ta quy
hoạch, ta sẽ chọn môi trường truyền sóng thích hợp. Để áp dụng việc quy hoạch đối
với thành phố lớn sẽ chọn môi trường Hata-Okumura. LTE có thể hoạt động ở các
tần số khác nhau của các mạng đã tồn tại, vì thế ta giả thiết, tần số hoạt động của LTE
nằm trong dãy tần số hoạt động của 3G là 1950 Mhz. Độ cao của anten có thể thay
đổi, ta áp dụng chiều cao trung bình của anten là 30m, độ cao MS là 1.5 m. Đối với
các nơi là trung tâm thì chiều cao anten có thể hơn. Ưu điểm của mô phỏng là chương
trình tính toán có sẵn, nếu có thông số nhập vào thì sẽ cho ra kết quả.

81
Hình 3.5: Môi trường truyền sóng ngoài trời

Hình 3.6: Môi trường truyền sóng trên xe cộ

82
3.2.2 Quy hoạch dung lượng và tối ưu số trạm của LTE
Quy hoạch dung lượng là điều kiện thứ hai để tính được số trạm cần thiết để lắp
đặt cho một vùng cụ thể. Dựa trên dân số của các vùng, cùng với việc chọn tốc độ mã
hóa và điều chế (MCS), băng thông kênh truyền, kỹ thuật anten được sử dụng ta tính
toán được số trạm cần thiết được lắp đặt. Đồng thời chương trình mô phỏng cũng tính
toán được tốc độ đỉnh tối đa mà LTE có thể đạt được đối với mỗi băng thông kênh
truyền cụ thể. Băng thông kênh truyền được sử dụng trong phần mô phỏng này bao
gồm các băng thông của LTE: 1.4 MHz, 3 MHz, 5 MHz, 10 MHz, 20 MHz. Các
phương thức điều chế bao gồm QPSK, 16QAM, 64QAM với các tốc độ mã hóa khác
nhau. Các kỹ thuật anten được sử dụng là dòng đơn, 2x2 MIMO, 4x4 MIMO.

Hình 3.7: Quy hoạch dung lượng của 4G - LTE


Từ số trạm của hai điều kiện tối ưu: Quy hoạch theo dung lượng và quy hoạch
theo vùng phủ, ta tính được số trạm cần thiết để lắp đặt.

83
Hình 3.8: Tối ưu số trạm trong 4G LTE

3.2.3 So sánh vùng phủ của 4G – LTE và WCDMA

Hình 3.9: So sánh quỹ đường truyền lên của LTE và WCDMA
Phần mô phỏng trên tính toán quỹ đường lên của LTE và WCDMA. Thông số
còn giới hạn nên người thực hiện so sánh quỹ đường truyền ở hai điều kiện khác nhau.
Tốc độ bit ở LTE liên quan đến băng thông kênh truyền, còn ở WCDMA tốc độ bit

84
liên quan đến tốc độ chip (vì WCDMA sử dụng trải phổ). Từ kết quả quỹ đường
truyền cho thấy, ở đường lên của LTE có suy hao đường truyền lớn hơn so với
WCDMA. Nhưng ở đường xuống tốc độ bit lớn hơn rất nhiều nhưng độ chênh lệch
suy hao cực đại không đáng kể. Đó là ưu điểm của LTE, khi nó áp dụng kỹ thuật
OFDM ở đường xuống.

Hình 3.10: So sánh quỹ đường truyền xuống của LTE và WCDMA
Để so sánh vùng phủ, ta cũng tiến hành nhập thông số quỹ đường truyền, chọn
mô hình truyền sóng của từng công nghệ LTE và WCDMA, khi đó ta suy ra được
bán kính và diện tích của LTE so với WCDMA. Từ mô phỏng ta thấy, vùng phủ của
LTE lớn hơn nhiều lần so với vùng phủ của WCDMA. Bán kính phủ sóng của LTE
là 5 Km, trong khi WCDMA là 0.5 Km. Tốc độ cao, dung lượng lớn, vùng phủ tăng,
đó là các ưu điểm nổi bật của LTE. Là động lực để thúc đẩy tiến từ 3G lên 4G.

85
Hình 3.11: So sánh vùng phủ của 4G – LTE và WCDMA

86
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài tìm hiểu về LTE, một ứng cử viên cho mạng 4G trong tương lai. Hiện tại
vẫn chưa có quyết định chính thức cái nào sẽ là 4G. Nhưng với các ưu điểm của LTE,
nó sẽ là ứng cử viên sáng giá. Người thực hiện đề tài chọn đề tài này nhằm nâng cao
sự hiểu biết, đồng thời đây cũng là đề tài mới mẻ, phù hợp với thực tế. Nội dung của
luận văn tìm hiểu về công nghệ LTE và việc tính toán áp dụng cho quy hoạch mạng
vô tuyến tiền 4G LTE. Luận văn đã thực hiện được:
Về phần lý thuyết là tìm hiểu quá trình phát triển của hệ thống thông tin di động,
mô tả tổng quan về mạng thông tin di động LTE, một công nghệ tiền 4G. Tìm hiểu
về các kỹ thuật sử dụng trong LTE, chuyển giao, điều khiển công suất, đồng thời cũng
so sánh điểm khác biệt giữa LTE và WCDMA trong các khía cạnh này.
Về phần mô phỏng, luận văn thực hiện dựa trên công cụ phần mềm mô phỏng
Matlab. Nội dung phần mô phỏng bao gồm: Tính toán số trạm cần thiết để lắp đặt cho
một vùng mà cụ thể, đồng thời luận văn cũng thực hiện việc so sánh độ suy hao trong
các môi trường truyền sóng khác nhau. Hạn chế của đề tài là hiện tại ở VN chưa tiến
hành quy hoạch mạng 4G, vì thế các thông số đưa ra để tính toán quy hoạch còn quá
ít, các thông số đưa ra trong phần mô phỏng chỉ dựa vào sách mà không tìm được các
thông số thực tế do các nhà mạng cung cấp. Chưa có bản đồ truyền sóng thực tế.
Hướng phát triển của đề tài là dung lượng và vùng phủ sau khi quy hoạch sẽ
được phân tích cho từng ô, tìm bản đồ truyền sóng thực tế, tìm được các thông số cụ
thể. Đồng thời cũng có thể tìm hiểu cách định vị Cell để hiệu chỉnh kết quả.

87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Harri Holma And Antti Toskala both of Nokia Siemens Network, Filand;
LTE for UMTS – OFDMA and SC-FDMA Based Radio Access; John Wiley
$ Sons, Ltd.
[2]. Stefania Sesia, Issam Toufik and Matthew Baker; LTE-The UMTS Long
Term Evolution: From Theory to Practice; 2009 John Wiley & Sons, Ltd.
[3]. FAROOQ KHAN Telecom R&D Center Samsung Telecommunications,
America; LTE for 4G Mobile Broadband Air Interface Technologies and
performance; Cambridge University Press.
[4]. Vijay K.Garg; IS-95 CDMA and CDMA 2000 cellular/PCS systems
implementation; Prentice hall PTR, Upper saddle river NT07458, 2000.
[5]. Christian Mehlf uhrer, Martin Wrulich, Josep Colom Ikuno, Dagmar
Bosanska, Markus Rupp; SIMULATING THE LONG TERM EVOLUTION
PHYSICAL LAYER; Institute of Communications and Radio-Frequency
Engineering Vienna University of Technology; Gusshausstrasse 25/389,
A-1040 Vienna, Austria.
[6]. Bilal Muhammad; Closed loop power control for LTE uplink; Blekinge
Institute of Technology School of Engineering; November 2008
[7]. Abdul Basit, Syed; Dimensioning of LTE Network; Helsinki University
[8]. http://en.wikipedia.org/wiki/4G (tham khảo cho chương 1)
[9]. http://www.3gpp.org/LTE (tham khảo cho các thông số lớp vật lý của LTE)
[10]. Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G, TS.Nguyễn
Phạm Anh Dũng. Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông.
[11]. 3G long-term evolution; Dr. Erik Dahlman Expert Radio Access
Technologies, Ericsson Research.
[12]. http://www.thongtincongnghe.com/article/3121 (tham khảo cho chương 1)

88

You might also like