Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 90

MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................... 3


Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ............................................................................ 4
Danh mục các bảng .......................................................................................................... 7
Danh mục các hình vẽ, đồ thị ........................................................................................... 8
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ VoLTE ....................................................... 11
1.1. Nền tảng ............................................................................................................... 11
1.2. Kiến trúc mạng LTE ............................................................................................ 13
1.2.1. eNodeB .......................................................................................................... 14
1.2.2. Cổng dịch vụ S-GW ...................................................................................... 16
1.2.3. Cổng mạng dữ liệu gói PGW ........................................................................ 17
1.2.4. Chức năng chính sách và tính cƣớc tài nguyên (PCRF) ............................... 17
1.2.5. Máy chủ thuê bao thƣờng trú (HSS) ............................................................. 17
1.3. Kiến trúc mạng IMS ............................................................................................ 18
1.3.1. Nền tảng IMS ................................................................................................ 19
1.3.2. Các thành phần IMS ...................................................................................... 24
1.4. Chi tiết kỹ thuật của VoLTE thông qua giải pháp dựa trên nền IMS .................. 27
1.4.1. Giới thiệu ....................................................................................................... 27
1.4.2. Cấu trúc VoLTE ............................................................................................ 28
1.4.3. Các giải pháp tích hợp LTE với mạng CS/PS sẵn có .................................... 29
1.4.4. Giải pháp dựa trên PS độc lập ....................................................................... 30
1.4.5. SRVCC/ ICS .................................................................................................. 32
1.4.6. Call flow của VoLTE .................................................................................... 34
CHƢƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
VoLTE............................................................................................................................ 37
2.1. Giới thiệu ............................................................................................................. 37

1
2.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................ 37
2.1.2. VoLTE qua IMS ............................................................................................ 37
2.1.3. QoS trong mạng vô tuyến E-UTRAN ........................................................... 38
2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ của VoLTE................................. 39
2.2.1. Ảnh hƣởng do môi trƣờng vô tuyến .............................................................. 42
2.2.2. Ảnh hƣởng do giao thức truyền tải IP ........................................................... 44
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ VOLTE VÀ CÁC PHƢƠNG
ÁN CẢI THIỆN CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ................................................................ 61
3.1. Đánh giá chất lƣợng dịch vụ VoLTE................................................................... 61
3.1.1. Đánh giá chất lƣợng thoại VoLTE ................................................................ 61
3.1.2. Đánh giá tỉ lệ thiết lập cuộc gọi thành công VoLTE ..................................... 63
3.1.3. Đánh giá tỉ lệ rớt cuộc gọi VoLTE ................................................................ 63
3.1.4. Đánh giá khả năng mở rộng dịch vụ VoLTE ................................................ 65
3.2. Phƣơng án cải thiện chất lƣợng dịch vụ VoLTE ................................................. 68
3.2.1. Phƣơng án cải thiện chất lƣợng môi trƣờng truyền sóng .............................. 68
3.2.2. Phƣơng án cải thiện chất lƣợng mạng IP ...................................................... 68
3.2.3. Phƣơng án mở rộng mạng ............................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 89

2
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu trong luận văn là của riêng tôi và chƣa
đƣợc công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào.

Hà nội, ngày 28 tháng 3 năm 2016

Học viên

Đặng Thị Minh Huyền

3
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Ký hiệu,
STT Tên đầy đủ Giải thích
viết tắt

Third Generation Partnership Tổ chức chuẩn hóa các công nghệ


1 3GPP
Project mạng thông tin di động tế bào

Breakout Gateway Control Chức năng điều khiển cổng chuyển


2 BGCF
Function mạng

3 CS Circuit Switch Chuyển mạch kênh

Chức năng điều khiển phiên/cuộc


4 CSCF Call/Session Control Function
gọi

5 CSFB Circuit Switched FallBack Chuyển mạch kênh dự phòng

6 eNodeB E-UTRAN Node B Trạm gốc vô tuyến

7 EPC Evolved Packet CORE Mạng lõi tiến hóa

Chuẩn công nghệ truyền thông dữ


8 LTE Long Term Evolution
liệu không dây

9 Iub Iub Interface Giao diện Iub

Chức năng điều khiển phiên gọi truy


10 I-CSCF Interrogating-CSCF
vấn

11 IMS IP Multimedia Subsystem Phân hệ đa phƣơng tiện IP

12 MME Mobility management entity Thực thể quán lý di động

13 GGSN Gateway GPRS Support Node Nút hỗ trợ cổng nối GPRS

4
14 Gb Gb interface Giao diện Gb

Global System for Mobile


15 GSM Hệ thống thông tin di động toàn cầu
communication

16 HLR Home Location Register Tổng đài thƣờng trú

17 HSS Home Subscriber Server Máy chủ thuê bao thƣờng trú

18 RNC Radio Network Controller Bộ điều khiển mạng vô tuyến

Media Gateway Control Chức năng điều khiển cổng truyền


19 MGCF
Function thông

20 MOS Mean Opinion Score Điểm đánh giá trung bình

21 MSC Mobile Switching Centre Tổng đài chuyển mạch di động

Khối chức năng tài nguyên đa


22 MRF Media Resource Function
phƣơng tiện

23 QCI QoS Class Indicator Chỉ số phân loại chất lƣợng dịch vụ

24 QoS Quality Of Service Chất lƣợng dịch vụ

Orthogonal Frequency Division Đa truy nhập phân chia theo tần số


25 OFDMA
Multiple Access trực giao

Proxy Call/Session Control Chức năng điều khiển phiên gọi đại
26 P-CSCF
Function diện

27 PGW PDN Gateway Cổng mạng số liệu

Policy charging and rules Chức năng chính sách và tính cƣớc
28 PCRF
function tài nguyên

5
29 PCC Plolicy and Charging Control Điều khiển chính sách và tính cƣớc

Policy and Charging Chức năng thực thi chiến lƣợc và


30 PCEF
Enforcement Function tính cƣớc

31 PDN Packet Data Network Mạng dữ liệu gói

32 PS Packet Switch Chuyển mạch gói

Serving Call/Session Control Chức năng điều khiển phiên gọi


33 S-CSCF
Function phục vụ

34 SGW Signalling Gateway Cổng báo hiệu

Single Radio Voice Call Dịch vụ thoại liên tục trên tần sóng
35 SVRCC
Continuity vô tuyến đơn

Signal-to-Interference plus
36 SINR Tỉ số tín hiệu trên nhiễu
Noise Ratio

37 RTP Real-time Transport Protocol Giao thức vận chuyển thời gian thực

38 VoLTE Voice over LTE Thoại qua LTE

Universal Mobile Hệ thống di động viễn thông toàn


39 UMTS
Telecommunications System cầu

6
Danh mục các bảng
Bảng 1-1: Giao diện và giao thức giữa các phần tử VoLTE .......................................... 29
Bảng 2-1: Bảng giá trị QCI chuẩn LTE ......................................................................... 39
Bảng 2-2: Điểm đánh giá trung bình MOS .................................................................... 40
Bảng 3-1: Giá trị MOS tƣơng ứng với các loại thiết bị điện thoại ................................ 62
Bảng 3-2: Tốc độ bit đỉnh trên sóng mang con ứng với mỗi mức điều chế MCS ......... 71
Bảng 3-3: Giá trị của băng thông cấu hình tƣơng ứng với băng thông kênh truyền ..... 72
Bảng 3-4: Mức ƣu tiên tƣơng ứng với các giá trị DSCP................................................ 75

7
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình 1-1: Kiến trúc mạng LTE ...................................................................................... 13
Hình 1-2: Kiến trúc mạng IMS ...................................................................................... 25
Hình 1-3: Cấu trúc mạng VoLTE................................................................................... 28
Hình 1-4: Kiến trúc tích hợp LTE-3G ............................................................................ 31
Hình 1-5: Cấu trúc SRVCC/ICS .................................................................................... 32
Hình 1-6: Call flow VoLTE ........................................................................................... 35
Hình 2-1: Hiện tƣợng truyền sóng đa đƣờng ................................................................. 46
Hình 2-2: Tiến trình truy cập ngẫu nhiên ....................................................................... 53
Hình 2-3: Quá trình thiết lập kết nối RRC ..................................................................... 55
Hình 2-4: Nguyên nhân rớt cuộc gọi .............................................................................. 58
Hình 3-1: Phần trăm giá trị MOS tƣơng ứng với các bộ mã hóa NB and WB .............. 62
Hình 3-2: Biến động trễ trung bình RTP (ms) theo RSRP (dBm) ................................. 64
Hình 3-3: Khả năng xảy ra lỗi rớt cuộc gọi ................................................................... 64
Hình 3-4: Cấu trúc hàng đợi và ngƣỡng quá tải ............................................................. 66
Hình 3-5: Sơ đồ chuyển trạng thái đối với hiện tƣợng nghẽn mạng .............................. 66
Hình 3-6: Chất lƣợng thoại VoLTE trƣớc và sau khi tối ƣu .......................................... 73
Hình 3-7: Nguyên lý hoạt động của WRR ..................................................................... 78
Hình 3-8: Cấu trúc miền MPLS ..................................................................................... 81
Hình 3-9: Mô hình mạng tham khảo .............................................................................. 82
Hình 3-10: Lựa chọn đƣờng sử dụng phƣơng pháp định tuyến OSPF .......................... 82
Hình 3-11: Mô hình hàng đợi ......................................................................................... 85

8
MỞ ĐẦU
Nhu cầu giao tiếp của con ngƣời là rất lớn. Việc giao tiếp thoại thông qua các
thiết bị di động ngày một tăng. Dự đoán tới năm 2020 số lƣợng thuê bao trên toàn
thế giới sẽ lên trên 9 tỷ thuê bao trong đó số lƣợng thuê bao sử dụng băng rộng sẽ
trên 8 tỷ thuê bao.
Các hệ thống thông tin di động phục vụ kết nối không dây liên tục đƣợc phát
triển từ 1G, 2G lên 3G, 4G. Với những yêu cầu về dịch vụ tiên tiến chất lƣợng cao,
4G/LTE đƣợc thiết kế hƣớng tới các dịch vụ dữ liệu bằng cách cung cấp các kết nối
tốc độ cao trên nền chuyển mạch gói toàn IP.
IMS (IP Multimedia Subsystem), là một kiến trúc mạng nhằm tạo sự thuận
tiện cho việc phát triển và phân phối các dịch vụ đa phƣơng tiện đến ngƣời dùng,
bất kể là họ đang kết nối thông qua mạng truy nhập nào. IMS xây dựng trên nền
mạng lõi IP và cho phép nhiều mạng truy nhập khác, bao gồm cả mạng di động lẫn
mạng cố định, kết nối với nhau thông qua lớp dịch vụ chung để cung cấp các gói
dịch vụ hội tụ. Sự tích hợp IMS và 4G/LTE hứa hẹn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho
cả ngƣời dùng lẫn nhà cung cấp dịch vụ.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế và cấp thiết trên, đề tài này sẽ tập trung
nghiên cứu phƣơng pháp và mô hình đánh giá chất lƣợng dịch vụ đa phƣơng tiện
IMS, với dịch vụ chính VoLTE trên mạng 4G/LTE.
Nội dung chính của đề tài bao gồm 4 chƣơng :
- Chƣơng 1: Giới thiệu về dịch vụ VoLTE
Chƣơng 1 giới thiệu kiến trúc mạng LTE/IMS và tập trung giới thiệu chi tiết
kỹ thuật của VoLTE thông qua giải pháp dựa trên nền IMS.
- Chƣơng 2: Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ VoLTE
Chƣơng này đề cập đến các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng của dịch vụ
VoLTE trong mạng LTE nhƣ ảnh hƣởng do môi trƣờng vô tuyến, ảnh hƣởng do
giao thức IP.
- Chƣơng 3: Đánh giá chất lƣợng dịch vụ VoLTE và các phƣơng án cải
thiện chất lƣợng dịch vụ

9
Chƣơng 3 đƣa ra các đánh giá về chất lƣợng dịch vụ VoLTE dựa trên các chỉ
tiêu cơ bản nhƣ chất lƣợng thoại, tỉ lệ thiết lập cuộc gọi, tỉ lệ rớt và khả năng mở
rộng dịch vụ VoLTE. Chƣơng 3 cũng đƣa ra các phƣơng án nhằm cải thiện chất
lƣợng dịch vụ VoLTE.
- Kết luận và hƣớng phát triển của đề tài
Kết luận chung về nội dung đề tài mang lại và hƣớng phát triển trong tƣơng
lai.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Tài Hƣng đã giúp đỡ và chỉ dẫn
cho tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng cảm ơn gia đình đặc biệt là
chồng tôi đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu cũng nhƣ thực
hiện luận văn này.

10
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ VoLTE

1.1. Nền tảng


Vào cuối năm 2004 tổ chức 3GPP bắt đầu đánh giá công nghệ vô tuyến mới
để thay thế cho mạng truy cập WCDMA gọi là Long Term Evolution (LTE). Theo
3GPP mạng truy cập vô tuyến mới này đƣợc gọi là E-UTRAN với lộ trình từ GSM
/EGDE (GRAN) tới WCDMA/HSPDA và cuối cùng là EUTRAN. Song song với
các nghiên cứu về giao diện vô tuyến mới, 3GPP bắt đầu nghiên cứu để cải tiến
mạng gói 2G/3G (mạng lõi GRPS) để đáp ứng yêu cầu của LTE. Những nghiên cứu
về mạng lõi này đƣợc gọi là sự tiến hóa về kiến trúc hệ thống và đƣợc đặc tả trong
báo cáo kỹ thuật của 3GPP (3GPP TR23.882). Kết quả cuối cùng của các nghiên
cứu này là thiết kế mạch gói mới trong phiên bản 8 đƣợc đặc tả trong 3GPP
TS23.401 và 3GPP TS.23.402 và đƣợc gọi là EPC (Evolved Packet Core). Phiên
bản 8 của 3GPP chính thức hoàn thành vào tháng 3 -2009 và mạng LTE thƣơng mại
đầu tiên trên thế giới khai trƣơng vào tháng 12-2009 bởi TeliaSonera.
Phiên bản 8 của 3GPP chỉ ra 8 ƣu điểm chính của mạng di động, đối với thuê
bao đó là: tốc độ truy cập cao, độ trễ thấp; đối với nhà cung cấp dịch vụ di động
công nghệ vô tuyến của LTE có chi phí đƣờng truyền thấp do việc sử dụng các tài
nguyên vô tuyến tối ƣu hơn và hiệu quả băng thông thoại. Công nghệ mới cũng cho
phép việc phân bổ tần số linh động hơn do khả năng vận hành mạng LTE trên dải
tần rộng. LTE cũng tối ƣu hóa tiêu thụ năng lƣợng của các thiết bị đầu cuối. Phiên
bản 8 của 3GPP cũng chỉ ra ƣu điểm chính của mạng lõi là cải tiến chất lƣợng dịch
vụ và hiệu quả mạng lƣới làm cho trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Công nghệ
GPRS đƣa ra khái niệm luôn luôn kết nối của thuê bao và phiên bản 8 của 3GPP giữ
lại khả năng này với ít nhất một kênh mang luôn luôn sẵn sàng cho một thuê bao.
Điều này cho phép kết nối dịch vụ và khởi tạo dịch vụ nhanh ví dụ nhƣ hủy cuộc
gọi, gửi email. Thời gian thiết lập kết nối giữa hai thuê bao với nhau luôn luôn tối
ƣu trên kênh mặc định.
Tuy nhiên mạng LTE không thể cung cấp dịch vụ thoại nhƣ mạng chuyển
mạch kênh. Vì thế cần có giải pháp để cung cấp dịch vụ thoại trên nền LTE. Dịch

11
vụ này đƣợc triển khai dƣới dạng VoIP. 3GPP chỉ ra phƣơng thức hỗ trợ VoIP là
IMS. Đây là mạng kết nối dựa trên IP và độc lập với các kênh truy cập và kiến trúc
điều khiển dịch vụ cho phép nhiều dịch vụ đa phƣơng tiện chạy trên các giao thức
internet. 3GPP đã nghiên cứu về IMS từ năm 2000 với hàng nghìn trang đặc tả.
Hiện nay ngƣời ta đã phát triển đƣợc tập các tính năng và kiến trúc phức tạp của
IMS. Hơn nữa 3GPP đã chỉ ra nhiều phƣơng thức để thực hiện các chức năng nhƣ
xác thực, thiết lập kênh, thực hiện các dịch vụ hỗ trợ, thiết lập kênh mang, điều này
làm tăng sự phức tạp của IMS. Trong khi 3GPP đƣa ra rất nhiều thành phần cần
thiết để triển khai VoLTE ví dụ nhƣ đăng ký SIP, nén tín hiệu, thiết lập cuộc gọi và
các dịch vụ hỗ trợ nó cũng cho phép các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà cung cấp
quyết định các phƣơng án triển khai khác nhau. Việc này dẫn tới sự không thống
nhất triển khai VoLTE trên nền IMS bởi vì không có cách nào để đảm bảo các nhà
mạng sẽ lựa chọn cùng một thành phần nhƣ các đối thủ. Rõ ràng đây không phải
một mô hình thành công.
Rõ ràng là việc thiếu một giải pháp rõ ràng cho VoLTE thì các giải pháp thay
thế sẽ xuất hiện nổi bật là giải pháp CSFB [1], theo đó các nhà cung cấp dịch vụ sử
dụng mạng 2G/3G sẵn có để xử lý cuộc gọi thoại. Với cách này khi thiết bị LTE
đầu cuối thực hiện cuộc gọi hoặc nhận cuộc gọi từ mạng chuyển mạch kênh sẵn có
nó sẽ chuyển sang 3G hoặc HSPDA trong thời gian thực hiện cuộc gọi. Nếu cuộc
gọi đƣợc thực hiện với mạng 2G thì kết nối LTE sẽ chuyển sang 2G và tốc độ 2G
không đủ để đáp ứng các ứng dụng dữ liệu. Trong cả hai trƣờng hợp trải nghiệm
khách hàng đều bị ảnh hƣởng rõ rệt.
Một giải pháp thay thế cho VoLTE trên nền IMS và VoLTE thông qua mạng
truy cập chung đƣợc đề xuất bởi VOLGA.
Các nhà cung cấp thiết bị và mạng lƣới chính cạnh tranh khốc liệt để lấy
đƣợc thị phần lớn nhất có thể của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Cùng lúc đó
việc tính tƣơng thích giữa các thiết bị, đặc biệt là thiết bị cầm tay và mạng là chìa
khóa để đảm bảo thành công của hệ thống. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ thoại,
thoại là một ứng dụng quan trọng và nó trở thành doanh thu chính. Vào ngày 4-11-

12
2009, sự khởi đầu One voice đƣợc công bố bởi AT&T, Orange Telefornica,
TeliaSonera, Verizon, Voldafone, Alcatel-Lucent, Ericsson, Nokia Siemens
Network, Nokia, Samsung and Sony Ericson. Mƣời hai công ty công bố lựa chọn
giải pháp dựa trên nền IMS, đƣợc định nghĩa bởi 3GPP, là giải pháp đáp ứng đƣợc
hầu hết các yêu cầu từ khách hàng cho chất lƣợng dịch vụ, tính tin cậy và sẵn có khi
chuyển từ các dịch vụ thoại chuyển mạch gói sang các dịch vụ LTE trên nền IP. Các
công ty trong One Voice tính toán các thành phần thay thế khác nhau trong 3GPP
để giải quyết giới hạn các chức năng cần thiết của thiết bị cầm tay và mạng trong hồ
sơ kỹ thuật đƣợc công bố bởi One Voice, có thể dùng cho bất cứ công ty nào. K ỹ
thuật mới mang đến cho các nhà đầu tƣ một môi trƣờng mà họ có thể cung cấp các
dịch vụ VoLTE phù hợp phục vụ cho nền công nghiệp viễn thông trên toàn thế giới.
Để có thể tích hợp từ thoại CS tới thoại trên nền IMS thông qua giao thức
mạng (VoIP), 3GPP đã chuẩn hóa các khối công nghệ để có thể hƣớng tới IP toàn
bộ. Cùng với các khối này, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải phát triển thoại dựa
trên hệ thống có sẵn của họ nhƣ tái sử dụng mạng CS hoặc theo hƣớng IMS.

1.2. Kiến trúc mạng LTE


LTE là một công nghệ chung cho các nhà mạng 3GPP hay 3GPP2 và việc
triển khai sẽ khác nhau giữa các mạng có sẵn nhƣ GSM, WCDMA, hay CDMA.
Kiến trúc mạng LTE đƣợc mô tả trong hình 1-1.

Hình 1-1: Kiến trúc mạng LTE

13
Kiến trúc này đƣợc gọi là Evolved packet system (EPS), dựa trên kiến trúc IP
phẳng và chia thành Evolved Universal Terestrial Radio Access Network E-
UTRAN và Evolved Packet Core (EPC). Kiến trúc tổng thể bao gồm 6 thành phần
nhƣ sau: eNodeB, MME, SGW, PGW, PCRF và HSS.

1.2.1. eNodeB
Trong mạng truy nhập LTE, chỉ có một loại phần tử mạng là eNodeB, do vậy
tất cả các chức năng của Evolved RAN đều đƣợc thực hiện bởi eNodeB. Mỗi
eNodeB sẽ chịu trách nhiệm cho một tập các ô tƣơng tự nhƣ nodeB, đồng thời thực
hiện các chức năng nhƣ RNC trong WCDMA/HSPA.
Nút duy nhất trên E-UTRAN là E-UTRAN NodeB (eNodeB). Đơn giản đặt
eNodeB là một trạm gốc vô tuyến kiểm soát tất cả các chức năng vô tuyến liên quan
trong phần cố định của hệ thống. Các trạm gốc nhƣ eNodeB thƣờng phân bố trên
toàn khu vực phủ sóng của mạng. Mỗi eNodeB thƣờng cƣ trú gần các anten vô
tuyến hiện tại của chúng.
Chức năng của eNodeB hoạt động nhƣ một cầu nối giữa 2 lớp là UE và EPC,
nó là điểm cuối của tất cả các giao thức vô tuyến về phía UE, và tiếp nhận dữ liệu
giữa các kết nối vô tuyến và các kết nối IP cơ bản tƣơng ứng về phía EPC. Trong
vai trò này các EPC thực hiện mã hóa/giải mã các dữ liệu UP, và cũng có nén/giải
nén tiêu đề IP, tránh việc gửi đi lặp lại giống nhau hoặc dữ liệu liên tiếp trong tiêu
đề IP.
eNodeB cũng chịu trách nhiệm về nhiều các chức năng của mặt phẳng điều
khiển (CP). eNodeB chịu trách nhiệm về quản lý tài nguyên vô tuyến (RRM), tức là
kiểm soát việc sử dụng giao diện vô tuyến, bao gồm: phân bổ tài nguyên dựa trên
yêu cầu, ƣu tiên và lập lịch trình lƣu lƣợng theo yêu cầu QoS, và liên tục giám sát
tình hình sử dụng tài nguyên [2].
Ngoài ra eNodeB còn có vai trò quan trọng trong quản lý tính di động (MM).
Điều khiển eNodeB và đo đạc phân tích mức độ của tín hiệu vô tuyến đƣợc thực
hiện bởi UE. Điều này bao gồm trao đổi tín hiệu chuyển giao giữa eNodeB khác và
MME. Khi một UE mới kích hoạt theo yêu cầu của eNodeB và kết nối vào mạng,

14
eNodeB cũng chịu trách nhiệm về việc định tuyến khi này eNodeB sẽ đề nghị các
MME mà trƣớc đây đã phục vụ cho UE, hoặc lựa chọn một MME mới nếu một
tuyến đƣờng đến các MME trƣớc đó không có sẵn hoặc thông tin định tuyến vắng
mặt. Trong tất cả các kết nối eNodeB có thể trong mối quan hệ một – nhiều hoặc
nhiều – nhiều. Các eNodeB có thể phục vụ đồng thời nhiều UE trong vùng phủ sóng
của nó nhƣng mỗi UE chỉ đƣợc kết nối tới một eNodeB trong cùng một thời điểm.

1.2.1.1. Thực thể quản lý tính di động MME


Thực thể quản lý di động (MME): là thành phần điều khiển chính trong EPC.
Các chức năng chính của MME bao gồm : an ninh và xác thực, quản lý di động,
quản lý hồ sơ thuê bao và kết nối dịch vụ.
Thông thƣờng MME sẽ là một máy chủ ở một vị trí an toàn tại các cơ sở của
nhà điều hành.
Ngoài giao diện kết nối vào MME trong kiến trúc thể hiện trong hình 1-1,
MME còn có một kết nối logic trực tiếp tới UE, và kết nối này đƣợc sử dụng nhƣ là
kênh điều khiển chính giữa UE và mạng. Sau đây là danh sách các chức năng chính
của MME trong cấu hình kiến trúc cơ bản hệ thống [2] :
- Xác thực và bảo mật: khi một UE đăng ký vào mạng lần đầu tiên, MME sẽ
khởi tạo sự xác thực, bằng cách thực hiện những điều sau: nó tìm ra danh
tính thƣờng trú của UE, hoặc từ các mạng truy nhập trƣớc đó hoặc chính bản
thân UE, yêu cầu từ bộ phục vụ thuê bao thƣờng trú (HSS) trong mạng chủ
của UE các điều khiển chứng thực có chứa các mệnh lệnh chứng thực – trả
lời các cặp tham số, gửi các thử thách với UE và so sánh các trả lời nhận
đƣợc từ UE vào một trong những cái đã nhận từ mạng chủ. Chức năng này là
cần thiết để đảm bảo các yêu cầu bảo vệ với UE. Các MME có thể lặp lại
chức năng xác thực khi cần thiết hoặc theo chu kỳ. Các chức năng này dùng
để bảo vệ các thông tin liên lạc khỏi việc nghe trộm và từ sự thay đổi của bên
thứ ba tƣơng ứng trái phép. Để bảo vệ sự riêng tƣ của UE, MME cũng phân
bổ cho mỗi UE một mã tạm thời gọi là mã nhận dạng tạm thời duy nhất toàn
cầu (GUTI), do đó cần phải gửi mã nhận dạng thƣờng trú UE - mã nhận dạng

15
thuê bao di động quốc tế (IMSI) qua giao diện vô tuyến đƣợc giảm thiểu.
Các GUTI có thể đƣợc cấp định kỳ để ngăn chặn theo dõi UE.
- Quản lý tính di động: MME theo dõi vị trí của tất cả các UE trong khu vực
của mình, khi một UE đăng ký vào mạng lần đầu tiên, MME sẽ tạo ra một lối
vào cho UE và tín hiệu với vị trí tới HSS trong mạng chủ của UE. MME yêu
cầu tài nguyên thích hợp đƣợc thiết lập trong eNodeB, cũng nhƣ trong các S-
GW mà nó lựa chọn cho UE. Các MME sau đó tiếp tục theo dõi vị trí của UE
hoặc là dựa trên mức độ của eNodeB, nếu UE vẫn kết nối, tức là truyền
thông đang hoạt động hoặc ở mức độ khu vực theo dõi (TA). MME điều
khiển các thiết lập và giải phóng nguồn tài nguyên dựa trên những thay đổi
chế độ hoạt động của UE. MME tham gia vào mọi thay đổi của eNodeB vì
không có phần tử điều khiển mạng vô tuyến riêng biệt nên đã ẩn hầu hết các
sự kiện này. Một UE ở trạng thái rảnh rỗi sẽ báo cáo vị trí của UE đó theo
định kỳ hoặc khi UE chuyển vị trí.
- Quản lý hồ sơ thuê bao và dịch vụ kết nối: vào thời điểm một UE đăng ký
vào mạng, các MME sẽ chịu trách nhiệm lấy hồ sơ đăng ký của nó từ mạng
chủ về. Các MME sẽ lƣu trữ thông tin này trong suốt thời gian phục vụ UE.
Hồ sơ này xác định những gì các kết nối mạng dữ liệu gói đƣợc phân bổ tới
các mạng ở tập tin đính kèm. Các MME sẽ tự động thiết lập mặc định phần
tử mang, cho phép các UE kết nối IP cơ bản. Điều này bao gồm tín hiệu CP
với eNodeB và S-GW.
Các MME có thể phục vụ nhiều UE cùng một lúc nhƣng mỗi UE chỉ kết nối
tới một MME tại một thời điểm xác định.

1.2.2. Cổng dịch vụ S-GW


Trong cấu hình kiến trúc cơ bản hệ thống, chức năng cao cấp của S-GW là
quản lý đƣờng hầm UP và chuyển mạch. EPC kết nối cuối tại nút này và nó đƣợc
kết nối đến E-UTRAN thông qua giao diện S1-U. Mỗi UE đƣợc liên kết tới một S-
GW duy nhất. S-GW chính là điểm neo cho cả chuyển giao giữa eNodeB phát triển

16
nội vùng và tính di động giữa các mạng 3GPP, thực hiện chức năng định tuyến và
chuyển tiếp các gói tin [2].

1.2.3. Cổng mạng dữ liệu gói PGW


Cổng mạng số liệu P-GW (PDN Gateway). Nút này cho phép UE truy nhập
đến mạng dữ liệu gói (PDN) bằng cách gán địa chỉ IP từ mạng PDN vào UE, cung
cấp khả năng kết nối bảo mật giữa các UE đƣợc kết nối từ một mạng truy nhập
không tin cậy, không phải 3GPP tới EPC bằng cách sử dụng các đƣờng hầm
IPsec [2].
Mỗi P-GW có thể đƣợc kết nối tới một hoặc nhiều PCRF, S-GW và mạng
bên ngoài. Đối với một UE liên kết với P-GW thì chỉ có duy nhất một S-GW, nhƣng
có các kết nối tới nhiều các mạng bên ngoài và tƣơng ứng có nhiều PCRF, nếu có
kết nối tới nhiều các PDN và đƣợc hỗ trợ thông qua một P-GW.

1.2.4. Chức năng chính sách và tính cƣớc tài nguyên (PCRF)
PCRF là một phần tử mạng chịu trách nhiệm cho việc điều khiển chính sách
và tính cƣớc (PCC: Plolicy and Charging Control). PCRF tạo ra các quyết định về
cách xử lý các dịch vụ về QoS, và cung cấp thông tin cho PCEF đƣợc đặt trong P-
GW.
Các thông tin PCRF cung cấp cho PCEF đƣợc gọi là các quy tắc PCC. PCRF
sẽ gửi các quy tắc PCC bất cứ khi nào một phần tử mang mới đƣợc thiết lập. Thiết
lập phần tử mang là cần thiết, ví dụ khi UE bƣớc đầu đƣợc gắn vào mạng và phần tử
mang mặc định sẽ đƣợc thiết lập, và sau đó khi có một hoặc nhiều các phần tử mang
dành riêng đƣợc thiết lập.

1.2.5. Máy chủ thuê bao thƣờng trú (HSS)


HSS là một bộ lƣu giữ số liệu thuê bao cho tất cả các số liệu cố định của
ngƣời sử dụng. HSS lƣu bản sao chính của hồ sơ thuê bao chứa thông tin về các
dịch vụ áp dụng cho ngƣời sử dụng bao gồm cả thông tin về kết nối PDN đƣợc phép
và có đƣợc phép chuyển đến một mạng nào đó hay không.

17
Các HSS sẽ cần phải có khả năng kết nối với mọi MME trong toàn bộ hệ
mạng lƣới, nơi mà các UE của nó đƣợc phép di chuyển. Đối với mỗi UE, các hồ sơ
HSS sẽ chỉ tới một MME phục vụ tại một thời điểm, và ngay sau đó là báo cáo về
một MME mới mà nó phục vụ cho UE, HSS sẽ hủy bỏ vị trí của MME trƣớc.

1.3. Kiến trúc mạng IMS


IMS là kiến trúc điều khiển dịch vụ dựa trên kết nối toàn IP và độc lập với
các công nghệ truy nhập. IMS không chỉ cung cấp các dịch vụ thoại truyền thống
mà còn cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ đa phƣơng tiện tiên tiến.
IMS hay còn gọi là hệ thống con đa phƣơng tiện IP là một khung kiến trúc để
cung cấp các dịch vụ đa phƣơng tiện IP. Trƣớc đây, điện thoại di động đƣợc cung
cấp dịch vụ thoại dựa trên mạng chuyển mạch kênh chứ không phải trên mạng
chuyển mạch gói. Mặc dù có các phƣơng pháp thay thế của việc cung cấp dịch vụ
thoại hay dịch vụ đa phƣơng tiện khác trên nền IP cho các thiết bị điện thoại thông
minh tuy nhiên các phƣơng pháp này vẫn chƣa đƣợc chuẩn hóa. IMS ra đời cung
cấp chuẩn cho toàn ngành công nghiệp.
IMS lần đầu tiên đƣợc thiết kế bởi các cơ quan tiêu chuẩn về mạng không
dây 3GPP, đƣợc xem nhƣ là sự phát triển của mạng GSM. Xây dựng ban đầu của
IMS dựa trên chuẩn 3GPP Rel-5 nhằm cung cấp dịch vụ trên nền IP thông qua
GPRS. Sau đó, 3GPP, 3GPP2 và ETSI TISPAN đã phát triển nhằm cung cấp dịch
vụ cho các mạng khác nhau nhƣ mạng không dây LAN, CDMA2000 và mạng cố
định.
Để tiện cho việc tích hợp với internet, IMS sử dụng giao thức IETF, ví dụ:
SIP (giao thức khởi tạo phiên). Theo 3GPP, IMS không phải là để chuẩn hóa các
ứng dụng mà là để hỗ trợ truy cập ứng dụng đa phƣơng tiện và thoại từ các thiết bị
đầu cuối không dây và có dây, tức là tạo ra sự hội tụ cố định – di động. Điều này
đƣợc thực hiện bởi lớp điều khiển ngang để cô lập mạng truy cập từ lớp dịch vụ. Từ
kiến trúc hợp lý, các dịch vụ không cần phải có chức năng điều khiển của mình mà
dùng chung lớp điều khiển ngang. Việc triển khai này giúp giảm chi phí và độ phức
tạp.

18
IMS cho phép các nhà khai thác di động cung cấp các dịch vụ tƣơng tác đa
phƣơng tiện với chi phí hiệu quả bằng cách sử dụng mạng IP. IMS sử dụng SIP là
giao thức báo hiệu để khởi tạo và quản lý phiên. 3GPP đã hợp tác với các chuyên
gia của viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI) để đảm bảo hiệu quả tái sử dụng
các tiêu chuẩn internet.

1.3.1. Nền tảng IMS


Có một số yêu cầu cơ bản để định hình kiến trúc IMS và cách IMS phát triển
trong tƣơng lai. Các vấn đề sau là nền tảng của kiến trúc IMS:
- Kết nối IP và chuyển vùng;
- Các phiên IP đa phƣơng tiện (IP multimedia sessions);
- Thiết kế phân tầng và độc lập về truy cập;
- Kiểm soát chính sách về chất lƣợng dịch vụ (QoS) và IP;
- Kiểm soát dịch vụ;
- Tƣơng tác với các mạng khác;
- Tính cƣớc (Charging);
- Chính sách bảo mật giao tiếp.

1.3.1.1. Kết nối IP và chuyển vùng


Yêu cầu cơ bản của mạng IMS là thiết bị cần phải có kết nối IP để truy cập
vào mạng IMS. Để tạo đƣợc kết nối IP thì thiết bị cần phải kết nối vào mạng EPS.
Trong suốt quá trình kết nối, EPC sẽ gán một địa chỉ IP cho thiết bị. Địa chỉ IP này
có thể là IPv4 hoặc IPv6 và sau này sẽ đƣợc sử dụng để đăng ký với IMS gán định
danh ngƣời dùng ví dụ nhƣ số 01230008888 với địa chỉ IP đƣợc cung cấp.
Khi ngƣời dùng đang ở mạng chủ, tất cả các thành phần mạng nhƣ eNodeB,
MME, PGW... đều thuộc một mạng và kết nối IP cũng nằm trong mạng đó.
Trong trƣờng hợp ngƣời dùng đang chuyển vùng, chuẩn 3GPP cho phép việc
cấp IP đƣợc thực hiện bởi mạng chủ hoặc mạng khách. Trong các mạng GPRS hay
mạng dữ liệu LTE thuần túy, các kết nối IP này trong thực tế luôn đƣợc cấp bởi
mạng chủ, tức là các thành phần nhƣ eNodeB, MME, SGW nằm trong mạng khách,

19
trong khi PGW thuộc mạng chủ. Mô hình này ứng dụng vào VoLTE sẽ gặp nhiều
vấn đề bởi vì các điểm truy cập IMS phải nằm trong mạng chủ.
- Các điểm truy cập IMS nằm trong mạng chủ có nghĩa là mạng khách không
thể kiểm soát đƣợc các cuộc gọi thoại và tin nhắn. Việc này dẫn đến giảm
doanh thu chuyển vùng của các nhà cung cấp dịch vụ.
- Thực thiện các yêu cầu quy định có thể là thách thức hoặc không thể thực
hiện đƣợc:
o Các luồng báo hiệu IMS cần đƣợc mã hóa bởi bảo mật giao thức IP
(IPSec). Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp dịch vụ thông tin khách
có thể không thực hiện đúng việc ngăn chặn hợp pháp
o Các phiên khẩn cấp IMS yêu cầu việc sử dụng chức năng điều khiển
phiên gọi đại diện P-CSCF trong mạng khách
Thêm vào đó, PGW trong mạng chủ làm tăng độ trễ gói trong mặt phẳng sử
dụng. Xem xét định tuyến gói thoại theo giao thức vận chuyển theo thời gian thực
(RTP) từ Mỹ tới châu Âu và ngƣợc lại do việc sử dụng PDN GW của mạng chủ.
Dựa trên các nguyên nhân trên, năm 2010 liên hợp hệ thống truyền thông di động
toàn cầu GSMA quyết định yêu cầu sử dụng PGW ở mạng khách và điểm truy cập
IMS cho ngƣời dùng VoLTE chuyển mạng.

1.3.1.2. Các phiên IP đa phƣơng tiện


Các mạng viễn thông có khả năng đáp ứng các dịch vụ nhƣ thoại, video, và
các loại tin nhắn sử dụng chuyển mạch kênh. Thông thƣờng các dịch vụ cho ngƣời
dùng cuối đƣợc cung cấp sẽ không bị gián đoạn khi ngƣời dùng di chuyển từ mạng
PS sang mạng IMS. Mạng IMS sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ tuyền thông bằng
các phƣơng tiện truyền thông phong phú. Ngƣời dùng IMS có thể sử dụng nhiều
dịch vụ trên nền IP theo cách mà họ mong muốn trong một phiên giao tiếp đơn.
Ngƣời dùng có thể kết hợp thoại, video, văn bản và chia sẻ nội dung nhƣ là một
phần của giao tiếp, và có thể thêm hoặc bớt các dịch vụ theo mong muốn. Ví dụ hai
ngƣời có thể bắt đầu một phiên với dịch vụ thoại và sau đó thêm các dịch vụ game
và video ngay trên phiên đó.

20
1.3.1.3. Thiết kế phân tầng và độc lập về truy cập
IMS đƣợc thiết kế độc lập về mặt truy cập để các dịch vụ IMS có thể đƣợc
cung cấp trên mọi mạng kết nối IP, ví dụ GPRS, WLAN, CDMA… Trong thực tế,
phiên bản đầu tiên của IMS gắn liền với UMTS nhƣ là mạng IP duy nhất, nhƣng từ
phiên bản 6 các vấn đề về truy cập đƣợc tách rời khỏi mạng CORE IMS và kiến
trúc IMS trở về trạng thái ban đầu. Truy cập WLAN đƣợc thêm vào từ phiên bản 6,
truy cập băng thông rộng đƣợc thêm vào từ phiên bản 7… Thông qua các dịch vụ
chuyên IMS (ICS), máy chủ trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động cải tiến eMSS
và chức năng điều khiển cổng truy cập, trễ PSTN, dịch vụ thoại truyền thống và
mạng thoại 2G/3G, ngƣời dùng có thể kết nối tới phần tử dịch vụ IMS.
Bên cạnh kiến trúc độc lập về truy cập, IMS còn dựa trên kiến trúc phân
tầng, có nghĩa là các dịch vụ vận chuyển đƣợc tách rời ra khỏi mạng báo hiệu và các
dịch vụ quản lý phiên. Các dịch vụ tiếp theo hoạt động ở trên cùng của mạng báo
hiệu IMS. Cách tiếp cận phân tầng tập trung vào việc tối thiểu hóa sự phụ thuộc
giữa các tầng và tăng cƣờng tầm quan trọng của tầng ứng dụng. Khi các ứng dụng
độc lập và các chức năng chung đƣợc cung cấp bởi nền tảng mạng IMS, cùng một
ứng dụng có thể chạy trên nhiều thiết bị đầu cuối với nhiều phƣơng thức truy cập
khác nhau. Các dịch vụ khác nhau có những yêu cầu khác nhau, điều này có nghĩa
là để thực hiện các dịch vụ khác nhau mạng lƣới cần phải đƣợc trang bị các cơ chế
điều khiển truy cập và điều khiển dịch vụ cho các dịch vụ đa phƣơng tiện.

1.3.1.4. Quản lý chất lƣợng dịch vụ kiểm soát chính sách IP


Trên mạng internet độ trễ có thể rất cao và biến động, các gói tin bị sai thứ tự
và có thể bị mất. Điều này không thể chấp nhận đƣợc với VoLTE. Nền tảng truy
cập và vận chuyển của mạng lƣới cùng với IMS sẽ cung cấp chất lƣợng dịch vụ
tổng thể. Thông qua IMS thiết bị đầu cuối yêu cầu về khả năng và chất lƣợng dịch
vụ thông qua quá trình thiết lập hoặc chỉnh sửa phiên SIP.
Ngƣời dùng có thể yêu cầu các tham số nhƣ: loại dịch vụ, hƣớng truyền dữ
liệu, tốc độ dịch vụ, kích thƣớc gói, tần số truyền gói, sử dụng RTP cho các loại
dịch vụ và điều chỉnh băng thông. Các thông tin này đƣợc IMS chuyển tới PCRF

21
khi phiên đƣợc thiết lập. PCRF sẽ tạo các chính sách dựa trên dữ liệu phiên và đẩy
các chính sách thích hợp (bao gồm băng thông, các yêu cầu về dịch vụ, bộ lọc gói
IP) tới PGW để tạo luật và thực hiện thiết lập kênh mang trên EPC cho các ứng
dụng IMS nhƣ là thoại. Nhờ có PCRF, IMS có thể điều khiển việc sử dụng lƣu
lƣợng kênh mang hƣớng tới các dịch vụ của IMS. Điều này đòi hỏi việc tƣơng tác
giữa IP-CAN và IMS. Việc thiết lập tƣơng tác có thể đƣợc chia làm 3 loại (3GPP
TS 22.228, 3GPP TS 23.203, 3GPP TS 23.228):
- Thành phần điều khiển chính sách gán các giá trị trong bản SIP để tạo ra
chính sách và các luật điều khiển tính cƣớc cho lƣu lƣợng dịch vụ. Điều này
cho phép các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông có thể tối ƣu tài nguyên
kênh mang cho các kênh SIP.
- Thành phần điều khiển chính sách có khả năng bắt đầu hoặc kết thúc phiên
SIP giữa các điểm đầu cuối. Điều này làm cho nó có khả năng bảo vệ việc sử
dụng các nguồn tài nguyên kênh mang cho tới khi phiên đƣợc thiết lập thành
công và cho phép bắt đầu/kết thúc lƣu lƣợng đồng bộ với việc bắt đầu/kết
thúc tính cƣớc đối với 1 phiên trong IMS.
- Thành phần điều khiển chính sách có khả năng nhận các thông báo khi dịch
vụ IP-CAN đƣợc chỉnh sửa, dừng hoặc giải phóng kênh mang của ngƣời
dùng. Nó cho phép IMS giải phóng các phiên đang diễn ra, ví dụ nhƣ khi
ngƣời dùng không còn trong vùng phủ.

1.3.1.5. Điều khiển dịch vụ


Trong mạng di động CS, chính sách điều khiển dịch vụ cho các thuê bao
ngoại mạng đƣợc sử dụng, điều này có nghĩa là khi ngƣời dùng chuyển mạng, một
thực thể trong mạng khách sẽ cung cấp các dịch vụ và điều khiển lƣu lƣợng cho
ngƣời dùng. Thực thể này đƣợc gọi là trung tâm chuyển mạch dịch vụ cho các thuê
bao ngoại mạng. Trong giai đoạn đầu của phiên bản 5, 2 mô hình điều khiển dịch vụ
cho thuê bao nội mạng và ngoại mạng đều đƣợc hỗ trợ. Việc hỗ trợ 2 mô hình này
đòi hỏi mỗi 1 vấn đề phải có hơn 1 giải pháp, hơn nữa nó sẽ làm giảm số lƣợng giải
pháp kiến trúc tối ƣu, các giải pháp đơn giản sẽ không phù hợp với cả 2 mô hình.

22
Việc hỗ trợ cả 2 giải pháp cũng có nghĩa là cần phải mở rộng các giao thức IETF và
tăng các công việc liên quan tới việc đăng ký và phiên. Điều khiển dịch vụ cho thuê
bao ngoại mạng sẽ bị bỏ bởi vì giải pháp này quá phức tạp mà nó không cung cấp
thêm bất cứ giá trị gia tăng nào nếu so sánh với điều khiển dịch vụ cho thuê bao nội
mạng. Trái lại, việc điều khiển dịch vụ cho các thuê bao ngoại mạng cũng có một số
hạn chế nhất định, nó yêu cầu các mô hình chuyển vùng và các mối quan hệ đa dạng
giữa các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông. Việc phát triển dịch vụ sẽ chậm hơn
cho cả mạng chủ và mạng khách, và giảm trải nghiệm ngƣời dùng. Thêm vào đó, số
lƣợng các nhà cung cấp dịch vụ kết nối liên mạng tăng, yêu cầu các giải pháp phức
tạp (cho bảo mật và tính cƣớc). Do vậy điều khiển dịch vụ cho các thuê bao nội
mạng đƣợc lựa chọn, có nghĩa là các phần tử có khả năng truy cập của thuê bao và
tƣơng tác trực tiếp với các nền tảng dịch vụ luôn luôn là mạng chủ.

1.3.1.6. Tƣơng tác với các mạng khác


Mạng IMS đƣợc triển khai trên thế giới tại các thời điểm khác nhau. Hơn nữa
ngƣời dùng có thể không chuyển thiết bị đầu cuối một cách nhanh chóng, việc này
làm xuất hiện các vấn đề về việc kết nối ngƣời dùng không phụ thuộc vào thiết bị
đầu cuối mà họ sử dụng và nơi mà họ sinh sống. Để có thể thành công, kiến trúc
mạng IMS có thể kết nối càng nhiều ngƣời dùng càng tốt. Vì thế mạng IMS hỗ trợ
giao tiếp với ngƣời dùng sử dụng PSTN, mobile internet. Thêm vào đó IMS cũng
cần có khả năng hỗ trợ các phiên ứng dụng internet đƣợc phát triển bên ngoài chuẩn
3GPP.

1.3.1.7. Tính cƣớc


Từ góc nhìn của nhà cung cấp dịch vụ tính cƣớc là tính năng bắt buộc của
mọi mạng. Kiến trúc IMS cho phép sử dụng nhiều mô hình tính cƣớc khác nhau ví
dụ nhƣ khả năng tính cƣớc chỉ cho bên gọi, hoặc tính cƣớc cả bên gọi và bên nghe
dựa trên số lƣợng tài nguyên đƣợc sử dụng ở tầng vận chuyển. Vì các phiên IMS có
thể có các thành phần đa phƣơng tiện nhƣ thoại, video nên cần phải có cơ chế tính
cƣớc cho từng thành phần đó. Điều này cho phép tính cƣớc cho bên nghe nếu họ sử

23
dụng các thành phần đa phƣơng tiện khác. Điều này cũng yêu cầu các mạng IMS
khác nhau có thể trao đổi thông tin về tính cƣớc.
Kiến trúc IMS hỗ trợ cả khả năng tính cƣớc online và offline. Tính cƣớc
online là quá trình tính cƣớc mà các thông tin tính cƣớc có thể ảnh hƣởng tới phiên
dịch vụ một cách trực tiếp trong thời gian thực. Trong thực tế nhà cung cấp dịch vụ
có thể kiểm tra tài khoản ngƣời dùng trƣớc khi họ bắt đầu một phiên và có thể dừng
một phiên lại khi tài khoản hết tiền. Dịch vụ trả trƣớc là dịch vụ cần phải có khả
năng tính cƣớc online. Tính cƣớc offline là quá trình tính cƣớc không ảnh hƣởng tới
dịch vụ trong thời gian thực. Đây là mô hình truyền thống, thông tin tính cƣớc đƣợc
thu thập trong những khoảng thời gian nhất định và tới cuối chu kỳ tính cƣớc nhà
cung cấp dịch vụ sẽ gửi hóa đơn tới khách hàng.
Trong VoLTE các mô hình tính cƣớc thƣơng mại đƣợc mong muốn nhƣ sau:
- Miễn phí cƣớc trên EPC cho tất cả các báo hiệu IMS và lƣu lƣợng mặt phẳng
ngƣời dùng IMS.
- Các phần tử IMS thu thập các thông tin tính cƣớc từ các tín hiệu báo hiệu
SIP để tạo ra các bản ghi tính cƣớc CDR.
- PCRF đƣợc sử dụng để xác thực kênh mang, điều khiển việc ngắt các kênh
mang và kết nối các trƣờng hợp lỗi giữa mặt phẳng điều khiển và mặt phẳng
ngƣời dùng.

1.3.1.8. Bảo mật truyền thông


Bảo mật là yêu cầu cốt yếu của mọi mạng di động. Kiến trúc bảo mật của
IMS gồm 3 phần: bảo mật mạng, bảo mật truy cập IMS, xác thực và thiết lập khóa
(AKA).

1.3.2. Các thành phần IMS


Hình 1-2 chỉ ra cấu trúc mạng IMS. Các thành phần chính của mạng lõi IMS
là: Chức năng điều khiển phiên gọi đại diện (P-CSCF), Chức năng điều khiển phiên
gọi phục vụ (S-CSCF), Chức năng điều khiển phiên gọi truy vấn (I-CSCF), Chức
năng điều khiển cổng chuyển mạng (BGCF- Breakout Gateway Control Function),

24
Chức năng điều khiển cổng truyền thông (MGCF-Media Gateway Control Function
MGCF) và khối chức năng tài nguyên đa phƣơng tiện (MRF-Media Resource
Function).

Hình 1-2: Kiến trúc mạng IMS

1.3.2.1. Chức năng điều khiển phiên gọi đại diện (P-CSCF)
P-CSCF là điểm kết nối đầu tiên trong mạng IMS đối với thuê bao IMS trong
mạng truy cập muốn kết nối vào một mạng IMS nào đó. Nó đóng vai trò nhƣ một
đại diện để chấp nhận và phục vụ các yêu cầu từ các đầu cuối SIP tƣơng ứng (user
agent). P-CSCF có thể hoạt động nhƣ một SIP user agent, có nghĩa là nó có thể tạo
ra và kết thúc phiên giao dịch SIP [3].
P-CSCF chuyển tiếp các yêu cầu đăng ký SIP dựa trên tên miền của thuê bao
để tìm ra I-CSCF tƣơng ứng. Các yêu cầu đăng ký SIP đƣợc nhận từ các thiết bị đầu
cuối SIP tƣơng ứng chạy trên các thiết bị của ngƣời dùng. P-CSCF chuyển tiếp bản
tin SIP tới S-CSCF tƣơng ứng - nhận đƣợc trong quá trình đăng ký (một phần của
thủ tục đăng ký là thuê bao sẽ đƣợc gán cho một S-CSCF)

25
P-CSCF sử dụng bảo mật IPsec cho tất cả các giao tiếp với UE. P-CSCF
cũng chịu trách nhiệm nén và giải nén bản tin SIP.

1.3.2.2. Chức năng điều khiển phiên gọi phục vụ (S-CSCF)


Các Serving CSCF (S-CSCF) là một thành phần trung tâm trong IMS. Nó
cung cấp tất cả các cơ chế dịch vụ kiểm soát phiên. Nó cũng có thể duy trì trạng thái
phiên khi cần thiết bởi các nhà điều hành mạng (tức là, các S-CSCF có thể là một
statefull SIP proxy). Một nhà mạng IMS có thể có nhiều S-CSCF. Chúng có thể có
các chức năng khác nhau.
S-CSCF chấp nhận yêu cầu đăng ký và xử lý các yêu cầu này dựa trên các
thông tin đăng ký và tƣơng tác của nó với một máy chủ. S-CSCF thực hiện điều
khiển phiên làm việc cho tất cả các phiên SIP (thông qua một mạng IMS xác
định)[3] .
S-CSCF có thể hoạt động nhƣ một máy chủ proxy SIP, nhƣ đƣợc mô tả trong
RFC 3261, để chấp nhận và chuyển tiếp các yêu cầu SIP. Nó có thể hoạt động cũng
nhƣ một user agent SIP, có thể chấm dứt và tạo phiên giao dịch SIP.

1.3.2.3. Chức năng điều khiển phiên gọi truy vấn (I-CSCF)
I-CSCF là một điểm nhập / xuất đối với tất cả các phiên SIP đến một nhà
mạng khác hoặc từ một thuê bao chuyển vùng hiện đang nằm trong vòng khu vực
dịch vụ của một nhà mạng IMS khác. I-CSCF gán một S-CSCF dựa trên những
thông tin thu đƣợc từ HSS sau khi một yêu cầu đăng ký SIP từ một thuê bao user
agent SIP của IMS.
I-CSCF cũng chịu trách nhiệm cho việc định tuyến các yêu cầu SIP đến S-
CSCF khi nhận đƣợc yêu cầu SIP từ một mạng khác và chuyển tiếp các yêu cầu SIP
và đáp ứng với S-CSCF.

1.3.2.4. Chức năng điều khiển cổng truyền thông (MGCF-Media Gateway
Control Function)
MGCF là điểm kết cuối PSTN cho một mạng xác định với các chức năng
chính:

26
- Điều khiển trạng thái cuộc gọi, kết nối cho các kênh phƣơng tiện.
- Truyền thông với CSCF.
- Thực hiện chuyển đổi giao thức giữa mạng kế thừa.
- Điều khiển các MGW qua giao tiếp Mn.

1.3.2.5. Chức năng điều khiển cổng chuyển mạng (BGCF- Breakout Gateway
Control Function)
BGCF: Chức năng là quyết định cái mà MGCF sẽ xử lý trong một phiên
riêng. Nếu nó quyết định có một MGCF trong một vùng miền khác có thể xử lý các
phiên làm việc này thì nó sẽ chuyển bản tin SIP nó đã nhận đƣợc đến BGCF ở vùng
miền đó.

1.3.2.6. Khối chức năng tài nguyên đa phƣơng tiện (MRF-Media Resource
Function)
MRF cung cấp tài nguyên truyền thông cho mạng chủ và đƣợc chia làm hai
bộ:
- Bộ điều khiển chức năng tài nguyên đa phƣơng tiện (Media Resource
Function Controller): Là một nút phƣơng tiện có chức năng điều khiển tài
nguyên phƣơng tiện trong MRFP và dịch thông tin đến từ AS và S-CSCF đề
điều khiển MRFP cho phù hợp.
- Bộ xử lý chức năng tài nguyên đa phƣơng tiện (Media Resource Function
Processor): Là nút báo hiệu có chức năng điều khiển phần mạng giữa MRFP
và GGSN (Gateway GPRS Support Node), cung cấp tài nguyên để MRFC
điều khiển, trộn các luồng phƣơng tiện đầu vào và xử lí luồng phƣơng tiện.

1.4. Chi tiết kỹ thuật của VoLTE thông qua giải pháp dựa trên nền IMS

1.4.1. Giới thiệu


Phần này đƣa ra tổng quan về các kỹ thuật khác nhau ảnh hƣởng tới giải
pháp VoLTE trên mạng CS và PS. Giải pháp VoLTE sẽ giới thiệu chức năng thoại
trong mạng LTE sử dụng mô hình IMS đƣợc chấp nhận sử dụng rộng rãi nhƣ một

27
giải pháp dài hạn cho việc hỗ trợ thoại trong mạng LTE. Thoại dựa trên IMS đƣợc
xem nhƣ là giải pháp tốt nhất trong mô hình hiện tại để truyền thoại trong mạng
LTE. Do vậy, các nhà mạng trên khắp thế giới xem xét việc triển khai giải pháp dựa
trên nền IMS. Phần này giải thích chi tiết kỹ thuật của kiến trúc VoLTE.

1.4.2. Cấu trúc VoLTE


Hình 1-3 chỉ ra các thành phần quan trọng trong kiến trúc VoLTE. Kiến trúc
chỉ ra mô hình khi mạng LTE đƣợc triển khai độc lập với mạng PS. Mạng IMS
đƣợc triển khai nhƣ mạng phủ trên mạng LTE và nó cung cấp các chức năng thực
hiện cuộc gọi/ kết thúc cuộc gọi cơ bản cũng nhƣ các dịch vụ giá trị gia tăng khác
nhƣ Instant message… Ngƣời dùng sau khi đƣợc cấp một địa chỉ IP từ mạng LTE
sẽ thực hiện đăng ký với mạng IMS để ngƣời dùng có khả năng truy cập vào các
dịch vụ cơ bản nhƣ thoại cũng nhƣ các dịch vụ giá trị gia tăng. Bảng 1-1 đƣa ra các
giao thức và các giao diện liên quan cho giải pháp VoLTE.

Hình 1-3: Cấu trúc mạng VoLTE

28
Nodes Interfaces Protocols
MME  HSS S6a Diameter
PCRF  P-CSCF Rx Diameter
I/S-CSCF  HSS Cx Diameter
I/S-CSCF  AS ISC SIP
I/S-CSCF  P-CSCF Mw SIP
Bảng 1-1: Giao diện và giao thức giữa các phần tử VoLTE

Theo nhƣ kiến trúc trên, LTE đƣợc triển khai là mạng độc lập và không có sự
tích hợp với mạng 2G/3G. Trong quá trình bắt đầu triển khai LTE, vùng phủ là nhỏ
nhất nên cần phải tích hợp mạng LTE với mạng 2G/3G. Việc tích hợp này khá khó
khăn vì LTE là mạng chuyển mạch gói hoàn toàn. Nhƣ đã đề cập ở trên, thoại trong
mạng LTE đƣợc mang bởi các gói VoIP. Khi ngƣời dùng sử dụng bên ngoài vùng
phủ LTE, ví dụ trong mạng 2G/3G, các cuộc gọi thoại cần phải đƣợc chuyển từ
cuộc gọi VOIP sang cuộc gọi TDM. Một số giải pháp khả thi để tích hợp mạng LTE
với mạng 2G/3G sẽ đƣợc mô tả trong phần sau.

1.4.3. Các giải pháp tích hợp LTE với mạng CS/PS sẵn có
Trong quá trình bắt đầu triển khai LTE, vùng phủ sẽ bị hạn chế, vì thế cần
phải tích hợp mạng LTE với các mạng 2G/3G sẵn có. Khi nằm ngoài vùng phủ
LTE, ngƣời dùng có thể chuyển sang mạng 2G/3G. Nếu trong lúc đó đang có một
cuộc gọi thoại diễn ra thì việc chuyển giao sang mạng 2G/3G cần phải đƣợc thực
hiện mà không làm gián đoạn cuộc gọi thoại. Có 2 kiến trúc tích hợp LTE với mạng
2G/3G đƣợc coi là khả thi để đảm bảo cuộc gọi thoại liên tục khi chuyển giao giữa
mạng LTE và mạng 2G/3G là:
- Giải pháp dựa trên chuyển mạch gói PS độc lập.
- Cuộc gọi liên tục đơn tần cải tiến (Enhanced Single Radio Voice call
continuity - SRVCC)/Các dịch vụ tập trung (IMS Centralized Services - ICS)

29
1.4.4. Giải pháp dựa trên PS độc lập
Với giải pháp dựa trên PS, thoại trên IMS đƣợc triển khai cả trên LTE và
mạng 3G. Khi không có vùng phủ LTE, việc chuyển giao đƣợc thực hiện sang mạng
3G do vậy giải pháp này cung cấp khả năng di chuyển trong suốt giữa mạng LTE và
mạng 3G. Vì thế cả phiên thoại và phiên dữ liệu đang hoạt động trên mạng LTE
đồng thời đƣợc chuyển sang mạng 3G nên tránh đƣợc sự mất mát cuộc gọi thoại/dữ
liệu khi ngoài vùng phủ LTE. Hình 1-4 mô tả kiến trúc giải pháp dựa trên PS. Tổng
quan quá trình đƣợc mô tả ngắn gọn nhƣ sau:
- Ngƣời dùng bắt đầu truy cập mạng LTE và thực hiện cuộc gọi trên IMS
trong mạng LTE.
- Khi ngƣời dùng di chuyển ra ngoài vùng phủ LTE, eNodeB trong mạng LTE
khởi tạo quá trình handover tới MME, sau đó MME chuyển tiếp tới SGSN.
MME cũng tách kênh mang thoại từ kênh mang phi thoại và thực hiện ánh xạ
giữa các kênh mang LTE với 3G.
- SGSN đích lƣu trữ các tài nguyên cần thiết trong mạng 3G và tạo ra các
phiên yêu cầu với SGW. SGSN gửi tới MME thông báo hoàn thành quá trình
dự trữ.
- MME trong mạng LTE sẽ thực hiện quá trình handover bằng cách thực hiện
lệnh handover tới eNodeB.
- eNode B sau đó sẽ gửi lệnh handover tới UE bao gồm các tham số mạng truy
cập vô tuyến của mạng đích 3G.
- UE có thể tiếp tục cuộc gọi thoại sau khi hoàn thành quá trình handover.

30
Hình 1-4: Kiến trúc tích hợp LTE-3G [1]

Ƣu điểm và nhƣợc điểm


Ƣu điểm lớn nhất là phƣơng pháp này là phƣơng pháp đơn giản nhất cho
việc tích hợp mạng LTE với 3G vì cần ít sự thay đổi nhất trong cấu trúc mạng.
Mạng PS có sẵn của 3G có thể đƣợc sử dụng lại dễ dàng mà không cần bất cứ sự
nâng cấp nào quá lớn. Mạng 3G có chức năng PS và do đó handover thoại từ LTE
sang 3G có thể hoàn thành dễ dàng thông qua IMS mà không có bất cứ sự gián đoạn
nào.
Phƣơng pháp dựa trên PS độc lập không thể thực hiện đƣợc nhƣ là một giải
pháp mục tiêu bởi nó đòi hỏi sự bao phủ hoàn toàn của mạng 3G. Khi mà cả thoại
và dữ liệu đƣợc mang trên mạng PS 3G thì yêu cầu băng thông rộng hơn. Do vậy
phiên bản nâng cấp của UMTS là HSPA+ có thể hỗ trợ tốc độ dữ liệu cao để có thể
mang đồng thời cả dữ liệu và thoại. Mạng CS hiện có không đƣợc sử dụng trong
giải pháp này có thể là một nhân tố chính trong tƣơng lai khi mà mạng truyền thống
nhƣ 2G trở nên lỗi thời.

31
1.4.5. SRVCC/ ICS
Sự tích hợp mạng LTE với mạng 2G/3G dựa trên cuộc gọi đơn tần cải tiến
SRVCC/ dịch vụ IMS tập trung ICS đƣợc mô tả nhƣ hình 1-5 [4]:

Hình 1-5: Cấu trúc SRVCC/ICS

SRVCC cải tiến


Trong việc tiếp cận dựa trên SR-VCC cải tiến, điều khiển cuộc gọi trong
mạng LTE dựa trên mạng IMS. Máy chủ điều khiển dịch vụ và tập trung hóa ứng
dụng trong mạng IMS là yếu tố chịu trách nhiệm cho các cuộc gọi trong mạng IMS.
Các bản tin báo hiệu SIP từ ngƣời dùng gắn với mạng LTE và ngƣời dùng đích
đƣợc chuyển tiếp qua SCC AS. Thiết bị di động cũng đƣợc gán số chuyển tiếp
phiên đối với SRVCC (STN-SR) bởi SCC AS thông qua việc đăng ký khởi tạo và
đƣợc sử dụng trong suốt quá trình handover cuộc gọi từ LTE sang 2G/3G. Quá trình
handover đối với SRVCC đƣợc mô tả tóm tắt nhƣ sau:
- eNode B khởi tạo quá trình handover tới MME khi phát hiện vùng phủ LTE
bị mất dựa trên báo cáo đo đạc nhận đƣợc từ UE.

32
- MME tách kênh thoại và kênh dữ liệu và bắt đầu quá trình handover với
MSC trong miền chuyển mạch gói CS.
- MSC trong miền CS có trách nhiệm dự trữ kênh mang trong miền CS. Điều
này đƣợc thực hiện bằng cách chuyển bản tin yêu cầu handover tới MSC-S
(MSC server) đích là MSC mà ngƣời dùng LTE sẽ đƣợc đăng ký trong miền
CS.
- Thêm vào đó, MSC-S khởi tạo việc chuyển cuộc gọi trong miền IMS bằng
cách sử dụng STN-SR. SCC AS trong miền IMS thực hiện quá trình chuyển
phiên trong miền IMS và kênh mang phƣơng tiện đƣợc chuyển tới miền CS.
- Sau khi thực hiện quá trình chuyển nhƣợng quyền truy cập thành công trong
miền CS, MSC-S sẽ thông báo quá trình hoàn tất thành công tới MME.
- MME sẽ gửi lệnh handover tới UE thông qua eNodeB và UE truy cập vào
mạng CS bằng quá trình truy cập miền CS và luồng cuộc gọi sẽ đƣợc chuyển
tới MSC-S và Media Gateway trong miền CS.
Dịch vụ IMS tập trung
Dịch vụ IMS tập trung (IMS Centralized services (ICS)) là mở rộng của
SRVCC và hƣớng tới tích hợp hoàn toàn mạng LTE với mạng 2G/3G. Sự khác
nhau nằm ở chỗ trong hƣớng tiếp cận ICS các cuộc gọi xuất phát từ mạng 2G/3G
(ví dụ các cuộc gọi di động truyền thống) cũng đƣợc gắn vào mạng IMS. Vì vậy
việc điều khiển cuộc gọi cả mạng CS (2G/3G) và PS (LTE) đều nằm trong IMS,
việc chuyển giao cuộc gọi giữa mạng 2G/3G và LTE đƣợc thực hiện dễ dàng.
Ƣu nhƣợc điểm
Ƣu điểm chính của việc sử dụng cách tiếp cận dựa trên SRVCC/ICS là làm
cho việc tích hợp mạng CS truyền thống với mạng LTE trở nên dễ dàng. Trong quá
trình triển khai LTE ban đầu khi vùng phủ LTE còn hạn chế, phƣơng pháp dựa trên
SRVCC cho phép chuyển vùng dễ dàng giữa LTE và mạng 2G/3G. Nó cũng cho
phép ngƣời dùng có trải nghiệm dịch vụ đồng nhất không phụ thuộc vào mạng mà
ngƣời dùng kết nối. Cuối cùng, cách tiếp cận dựa trên ICS là phƣơng pháp hƣớng

33
tới tƣơng lai khi mạng 2G/3G đã trở nên lỗi thời và một hạ tầng chung sẽ tiết kiệm
rất nhiều chi phí vận hành các mạng này.
Nhƣợc điểm của phƣơng pháp dựa trên SRVCC/ICS là nó yêu cầu nâng cấp
mạng CS hiện tại rất nhiều. Trong mạng CS, các thành phần nhƣ MSC sẽ cần phải
nâng cấp với chi phí rất lớn. Một hạn chế lớn khác là thời gian chuyển giao lâu khi
ngƣời dùng di chuyển giữa mạng LTE và 2G, việc này dẫn tới khả năng ngắt quãng
cuộc gọi cao khi đang có một cuộc gọi diễn ra trong mạng LTE.

1.4.6. Call flow của VoLTE


Khi thuê bao bật thiết bị hỗ trợ VoLTE (nhƣ điện thoại thông minh), thuê
bao sẽ kết nối với mạng LTE và đƣợc cấp cho hai kênh mang mặc định EPS – một
kênh mang cho báo hiệu SIP với giá trị QCI là 5, và một kênh cho mạng LTE với
giá trị QCI có giá trị từ 5 đến 9. Hai kênh mang này cho phép thiết bị VoLTE giao
tiếp với cả mạng LTE và IMS (SIP). Call flow cho dịch vụ VoLTE đƣợc mô tả
trong hình dƣới:

34
Hình 1-6: Call flow VoLTE

1. Ngƣời dùng bật điện thoại thông minh để thực hiện cuộc gọi VoIP.
2. LTE xác định P-GW để kết nối với mạng IMS.
3. LTE thiết lập kênh mang mặc định cho SIP từ thuê bao tới PGW. Kênh mặc
định EPS đƣợc thiết lập với QCI giá trị bằng 5 (giá trị QCI cần cho báo hiệu
SIP).
4. Thuê bao gửi bản tin SIP invite về mạng IMS. Nội dung bản tin SIP có chứa
giao thức SDP mang yêu cầu về QoS. Chú ý rằng các bản tin SIP đƣợc mang
qua mạng LTE, mạng LTE không quan tâm tới nội dung của bản tin SIP
(không có đối xử đặc biệt nào trong trƣờng hợp này).
5. Mạng IMS thực hiện thiết lập QoS từ bản tin SIP.
6. Nếu áp dụng tính cƣớc, mạng IMS sẽ gửi bản tin CCR (Credit Control
Request) tới OCS thông qua giao diện Ro và khởi tạo quá trình tính cƣớc.

35
7. Các yêu cầu về QoS đƣợc gửi từ mạng IMS thông qua giao diện Rx (sử dụng
giao thức Diameter) tới PCRF.
8. PCRF tạo các luật liên quan đến tính cƣớc và QoS và gửi đến PCEF trong
PGW tại mạng LTE thông qua giao diện Gx.
9. PGw gửi yêu cầu thiết lập kênh mang riêng biệt (với giá trị QCI = 1) tới điện
thoại.
10. Sau khi điện thoại xác nhận LTE có thể hỗ trợ kênh mang riêng biệt, nó sẽ
gửi bản tin SIP UPDATE tới mạng IMS.
11. Mạng IMS hoàn thành quá trình setup và thiết lập cuộc gọi.
12. Luồng gói thoại VoIP hai chiều thiết lập giữa mạng LTE và điện thoại
thông minh.
13. Với việc tính cƣớc, mạng IMS yêu cầu tính cƣớc từ OCS trên mỗi cuộc gọi
(mỗi 10 giây). Nếu tài khoản không còn tiền, bản tin 402 (payment required)
đƣợc gửi trở về điện thoại và cuộc gọi sẽ bị hủy. Nếu tài khoản hết tiền trong
lúc đang thực hiện cuộc gọi, cuộc gọi sẽ bị kết thúc.
14. Khi kết thúc cuộc gọi, điện thoại gửi bản tin SIP BYE tới mạng IMS.
15. Mạng IMS gửi yêu cầu kết thúc CCR tới OCS, kết thúc việc tính cƣớc và
thực hiện thu thập tính cƣớc IMS.
16. Mạng IMS thông báo tới PCRF về việc kết thúc cuộc gọi.
17. PCRF thông báo tới PCEF đóng tính cƣớc LTE, và giải phóng kênh mang
riêng biệt đƣợc thiết lập cho thoại VoIP.

36
CHƢƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
VoLTE

2.1. Giới thiệu

2.1.1. Giới thiệu chung


Tổ chức 3GPP đã phát triển kỹ thuật mới là LTE trong phiên bản 8. 3GPP
LTE nhắm đến sự phát triển kỹ thuật 3G - UTMS để đáp ứng đƣợc các yêu cầu của
ITU. Một trong những chức năng chính của LTE là tốc độ dữ liệu tăng đáng kể từ
300Mbps đƣờng downlink (DL) và 75Mbps uplink (UL); độ rộng băng tần từ 1.4, 3,
5, 10, 15 và 20 MHZ và độ trễ giảm. Tuy nhiên có sự thay đổi đáng kể trong thiết
kế, với mạng lõi Evolved Packet CORE (EPC) chỉ hỗ trợ các dịch vụ chuyển mạch
gói, bao gồm thoại, đƣợc xem nhƣ là nguồn thu chính cho các nhà cung cấp dịch vụ
di động. Đó là sự khác biệt đáng kể từ mạng vô tuyến truyền thống
UTRAN/GERAN nhƣ UMTS là mạng hỗ trợ cả các dịch vụ chuyển mạch gói và
chuyển mạch kênh (CS, PS). Ngƣời dùng luôn luôn mong muốn thoại nhƣ là một
dịch vụ cơ bản đƣợc cung cấp bởi nhà mạng. Mạng truy cập vô tuyến E-UTRAN và
kiến trúc mạng đơn giản hơn và phẳng hơn mạng truy cập vô tuyến 3G. 3GPP giới
thiệu các chỉ tiêu k ỹ thuật cho mạng E-UTRAN, bao gồm cả LTE và LTE-A trong
các phiên bản 8, 9 và 10. Dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật đƣợc đƣa ra bởi 3GPP,
không có sự đảm bảo rằng LTE có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật
của ITU-R và 3GPP liên quan đến QoS, đặc biệt là thời gian trễ end-to-end VoLTE
nhỏ hơn 150 ms và tỉ lệ truyền gói thành công lớn hơn 98%. Đánh giá chất lƣợng
QoS VoLTE bao gồm đánh giá độ trễ, jitter và tỉ lệ mất gói.

2.1.2. VoLTE qua IMS


Thoại là một dịch vụ cơ bản đƣợc xem là mạng di động thế hệ mới. IMS có
khả năng cung cấp hệ thống thoại chất lƣợng cao (HD) cho mạng LTE. VoLTE sử
dụng chỉ số phân loại chất lƣợng dịch vụ (QoS Class Indicator – QCI) với giá trị là
một (QCI=1) và phân loại chất lƣợng dịch vụ cho cả cuộc gọi đến và cuộc gọi đi.
Theo chuẩn 3GPP truy cập trong IMS là độc lập và dựa trên giao thức SIP (Session

37
Initiation Protocol), đƣợc định nghĩa trong chuẩn IETF để hỗ trợ thoại và các dịch
vụ đa phƣơng tiện khác. IMS cung cấp một giải pháp hoàn thiện để quản lý thoại
trên nền toàn IP và mạng vô tuyến PS.
Bƣớc đầu tiên để thiết bị di động (UE) bắt đầu cuộc gọi là đăng ký IMS. Sau
đó UE đạt đƣợc các kênh mang theo yêu cầu để hoàn thành cuộc gọi dựa trên địa
chỉ IP đƣợc cấp phát.

2.1.3. QoS trong mạng vô tuyến E-UTRAN


Chất lƣợng dịch vụ QoS là khái niệm của việc cung cấp chất lƣợng cá biệt
cho từng loại dịch vụ cụ thể. QoS là một trong những thách thức chính và lớn nhất
cho các dịch vụ dựa trên nền IP khi không có kênh kết nối riêng biệt. Cùng với sự
phát triển nhanh chóng của các ứng dụng đa phƣơng tiện, QoS cần duy trì dịch vụ
đảm bảo thông qua mạng vô tuyến. Giải pháp QoS cho trải nghiệm ngƣời dùng với
từng dịch vụ chạy trên kênh vô tuyến chung phải đƣợc thỏa mãn. Do vậy hệ thống
EPS lựa chọn QoS khác nhau cho từng dịch vụ.
 Kiến trúc QoS trong mạng LTE
3GPP giới thiệu kiến trúc QoS cho LTE/EPS trong phiên bản R8. QoS trong
mạng EPS dựa trên khái niệm luồng dữ liệu và kênh mang. Ví dụ nhƣ luồng dữ liệu
đƣợc thiết lập giữa UE và PDN-GW và ánh xạ tới kênh mang, cùng với ba kênh
mang riêng biệt (vô tuyến, S1 và S5/S8). Sự kết hợp của các kênh mang cung cấp
QoS từ điểm đầu đến điểm cuối „end to end‟ trong hệ thống LTE. Cùng với các
kênh mang, các giá trị vô hƣớng QCI sẽ xác định kênh mang thuộc lớp nào.
 QoS cho thoại trên nền LTE (VoLTE)
Để chạy dịch vụ VoLTE trên mạng LTE, hai kênh mang mặc định và một
kênh mang chỉ định sẽ đƣợc thiết lập. Kênh mang đầu tiên là kênh mang riêng biệt,
đƣợc sử dụng cho báo hiệu. IMS sử dụng kênh mang này với QCI=5 cho tất cả các
báo hiệu SIP. Packet Delay Budget PDB cho kênh mang này là 100ms giữa PGW
và UE cùng với tỉ lệ mất gói là 10 -6. Kênh mang này có độ ƣu tiên cao nhất. Kênh
mang thứ hai cũng là kênh mang mặc định, đƣợc sử dụng cho tất cả lƣu lƣợng TCP
(nhƣ email). PDB lên đến 300ms và tỉ lệ mất gói là 10 -6. Kênh mang này có độ ƣu

38
tiên thấp nhất. Kênh mang cuối cùng là kênh mang riêng biệt. Kênh mang này đƣợc
dùng cho thoại (VoLTE). Giá trị PDB là 100ms và tỉ lệ mất gói là 10 -2. Kênh mang
này có độ ƣu tiên thứ hai và không giống nhƣ các kênh mang mặc định, nó luôn
luôn có giá trị GBR.
Loại tài Độ ƣu Trễ Tỉ lệ
QCI Dịch vụ (Ví dụ)
nguyên tiên (UE-PGW) mất gói
1 2 100 ms 10 -2 Thoại thông thƣờng
Video thông thƣờng (Live
2 GBR 4 150 ms 10 -3
Streaming)
(Tốc độ
3 3 50 ms 10 -3 Chơi game thời gian thực
đảm bảo)
Video (Buffered
4 5 300 ms 10 -5
Streaming)
5 1 100 ms 10 -6 Báo hiệu IMS
Video (Buffered
Streaming)
6 6 300 ms 10 -6
Non- Dựa trên TCP (email, chat,
GBR ftp…)
(Tốc độ Thoại, video (live
7 7 100 ms 10 -3
không streaming), game tƣơng tác
8 đảm bảo) 8 Video (Buffered
300 ms Streaming)
10 -6
9 9 Dựa trên TCP (email, chat,
ftp…)
Bảng 2-1: Bảng giá trị QCI chuẩn LTE [5]

2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ của VoLTE
VoLTE sử dụng mạng toàn IP để truyền gói tin qua mạng. Tuy nhiên tại các
nơi thu, các gói tin có thể bị mất hay trễ phụ thuộc vào môi trƣờng mạng cụ thể lúc
đó: ví dụ nhƣ mạng bị lỗi, tắc nghẽn hay gói tin bị trễ qua các thành phần mạng…

39
Điều này làm giảm chất lƣợng thoại tại đầu thu, và do truyền dẫn thoại là truyền dẫn
thời gian thực nên phía thu không thể yêu cầu mạng truyền lại các gói tin bị mất.
Chất lƣợng dịch vụ đƣợc hiểu một cách đơn giản là “khả năng của mạng làm
thế nào để đảm bảo và duy trì các mức thực hiện nhất định cho mỗi ứng dụng theo
nhƣ các yêu cầu đã đƣợc chỉ rõ của mỗi ngƣời sử dụng”. Nhìn chung, chất lƣợng
dịch vụ đƣợc quyết định bởi ngƣời dùng ở hai đầu cuối thoại. Do đó nhà cung cấp
dịch vụ mạng đảm bảo QoS khi điều kiện mạng bị thay đổi vì các nguyên nhân nhƣ
nghẽn, hỏng thiết bị hay sự cố liên kết. Chất lƣợng dịch vụ cũng đƣợc phân cấp để
tiện cho nhà cung cấp dịch vụ tính toán và đảm bảo QoS trong các kế hoạch truyền
dẫn cụ thể của mình. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông, chất lƣợng
dịch vụ thƣờng đƣợc đánh giá bằng các phƣơng pháp phản hồi từ khách hàng.
Phƣơng pháp này không mang lại hiệu quả cao khi mà tính phức tạp và phạm vi của
mạng viễn thông hiện tại ngày một tăng, đòi hỏi phƣơng pháp có tính tổng thể để
đánh giá một cách toàn diện cho dịch vụ thoại. Công nghiệp viễn thông chấp nhận
một con số chung để mô tả chất lƣợng dịch vụ, chất lƣợng cuộc gọi là điểm đánh
giá trung bình: Mean Opinion Score (MOS). MOS dao động từ mức tối thiểu (1)
đến mức 5 (mức tốt nhất). Các nhà cung cấp dựa vào mức MOS này để đƣa ra mức
chất lƣợng dịch vụ phù hợp cho dịch vụ của mình.

Mức chất lƣợng Mức (Điểm) MOS


Xuất sắc 5
Tốt 4
Bình thƣờng 3
Nghèo 2

Tồi 1
Bảng 2-2: Điểm đánh giá trung bình MOS

Đối với mạng 2G thông thƣờng, thoại là quan trọng nhất trong khi đó mạng
3G, LTE là chuyển mạch gói thì chú ý chủ yếu đến băng thông, trễ, trễ biến động và
các cơ chế điều khiển trong mạng.

40
VoLTE QoS: VoLTE là dịch vụ đƣợc xây dựng dựa trên nền LTE, là mạng
chuyển mạch gói trên nền IP do vậy VoLTE có chất lƣợng QoS không thể đảm bảo
nhƣ khi sử dụng dịch vụ thoại trong mạng PSTN truyền thống. Trong mạng chuyển
mạch kênh, một kênh truyền dẫn dành riêng đƣợc thiết lập giữa hai thiết bị đầu cuối
thông qua một hay nhiều nút chuyển mạch trung gian. Dòng thông tin trên kênh
truyền này là dòng bit đƣợc truyền liên tục theo thời gian. Băng thông của kênh
dành riêng đƣợc đảm bảo và cố định trong quá trình liên lạc (64Kbps đối với mạng
điện thoại PSTN), và độ trễ thông tin là rất nhỏ chỉ cỡ thời gian truyền thông tin
trên kênh. Khác với mạng chuyển mạch kênh, mạng chuyển mạch gói (Packet
Switching Network) sử dụng hệ thống lƣu trữ rồi truyền trên các nút mạng. Thông
tin đƣợc chia thành các gói, mỗi gói đƣợc thêm các thông tin điều khiển cần thiết
cho quá trình truyền nhƣ là địa chỉ nơi gửi, địa chỉ nơi nhận… Các gói thông tin đến
các nút mạng đƣợc xử lý và lƣu trữ trong một thời gian nhất định rồi mới đƣợc
truyền đến các nút tiếp theo sao cho việc sử dụng kênh có hiệu quả nhất. Trong
mạng LTE có kênh riêng đƣợc thiết lập cho dịch vụ thoại VoLTE, băng thông của
kênh logic giữa hai thiết bị đầu cuối đƣợc đảm bảo.
Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến chất lƣợng thoại VoLTE:
- Môi trƣờng vô tuyến:
o Nhiễu do môi trƣờng vô tuyến
o Băng thông
o Tiếng vọng
- Giao thức truyền IP
o Độ khả dụng (Availability): yếu tố suy hao thiết bị và độ ổn định
o Trễ: trễ xử lý, gói hóa, truyền dẫn nối tiếp, bộ đệm và hàng đợi…
o Biến động trễ: jitter
o Tổn thất mất gói hay tỉ lệ lỗi bít (BER)

41
2.2.1. Ảnh hƣởng do môi trƣờng vô tuyến

2.2.1.1. Nhiễu do môi trƣờng vô tuyến


Tỉ số công suất tín hiệu trên can nhiễu và tạp âm (SINR – signal interference
and noise ratio) đƣợc xem là chỉ số chất lƣợng tín hiệu cơ bản trong LTE. SINR
trung bình đƣợc tính bằng công thức [6] :

 

trong đó S là công suất tín hiệu thu đƣợc trung bình, I là công suất can nhiễu
và N là công suất tạp âm.
Nhiễu trong môi trƣờng vô tuyến ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng thoại.
Suy hao cực đại cho phép của đƣờng truyền phải thỏa mãn điều kiện sau: SINR ≥
SINR yêu cầu.
Có nhiều nguyên nhân gây ra nhiễu:
- Nhiễu giữa GSM/LTE có tần số giống nhau, khi GSM và LTE sử dụng
chung băng tần và chung tần số, gây ra nhiễu qua lại. Các kênh lân cận GSM
và LTE sẽ bị ảnh hƣởng.
- Vùng phủ LTE và vùng phủ 2G/3G chồng lấn lên nhau, gây ra nhiễu nền
tăng, dẫn đến công suất khả dụng dành cho ngƣời dùng giảm.
- Nhiễu xuyên kênh do hiệu ứng Doppler (tốc độ UE cao).

2.2.1.2. Băng thông


Là tốc độ truyền thông tin (tính bằng KB/giây, MB/giây...). Bình thƣờng
trong môi trƣờng mạng LAN, băng thông càng lớn càng tốt.
Rất nhiều mạng số liệu không đƣợc thiết kế cho nhu cầu băng tần theo thời
gian thực của tín hiệu thoại. Các mạng này thông thƣờng không yêu cầu các dòng
dữ liệu gói hóa phải tới đích trong một khung thời gian hẹp (với độ trễ tƣơng đối
thấp) nhƣ mạng LTE. Khi dịch vụ thoại đƣợc triển khai trên hệ thống IMS trên
mạng LTE, thoại đƣợc truyền theo thời gian thực. Tuy nhiên chất lƣợng thoại sẽ vẫn
bị ảnh hƣởng một khi các cơ chế này hoạt động không nhƣ mong muốn. Mặc dù tín

42
hiệu thoại chỉ yêu cầu một băng tần tƣơng đối thấp nhƣng nó đòi hỏi phải có tính ổn
định cao và trực tiếp.
Tuy nhiên, trong một mạng tích hợp dữ liệu và thoại nhƣ VoLTE, ta phải
quyết định xem mỗi dịch vụ phải sử dụng bao nhiêu băng thông. Những quyết định
này dựa trên việc xem xét cẩn thận sự ƣu tiên và băng thông sẵn có. Nếu ta dành
cho dịch vụ thoại quá ít băng thông thì chất lƣợng thoại là không chấp nhận đƣợc.
Hay nói cách khác thì các dịch vụ thoại không thể chấp nhận băng thông nhỏ nhƣ
lƣu lƣợng của Internet.
Tuy nhiên, phần mào đầu trong hệ thống VoLTE là thấp hơn nhiều so với hệ
thống thoại trên nền IP khác (VoIP, Voice OTT), do vậy băng thông yêu cầu trong
VoLTE thấp hơn hẳn so với thoại truyền thống.
Hệ thống LTE phát triển trên nền tảng GSM/UTMS, là một trong những
công nghệ tiềm năng nhất cho truyền thông 4G (hệ thống tiền 4G). Kiến trúc mạng
mới đƣợc thiết kế với mục tiêu cung cấp lƣu lƣợng chuyển mạch gói với dịch vụ
chất lƣợng, độ trễ tối thiểu. Hệ thống sử dụng băng thông linh hoạt nhờ vào mô hình
đa truy cập OFDMA và SC-FDMA. Thêm vào đó, FDD (Frequency Division
Duplexing) và TDD (Time Division Duplexing), bán song công FDD cho phép các
UE có giá thành thấp. Không giống nhƣ FDD, bán song công FDD không yêu cầu
phát và thu tại cùng thời điểm. Điều này làm giảm giá thành cho bộ song công trong
UE. Truy cập tuyến lên dựa vào đa truy cập phân chia theo tần số đơn sóng mang
(Single Carrier Frequency Division multiple Access SC-FDMA) cho phép tăng
vùng phủ tuyến lên làm tỷ số công suất đỉnh trên công suất trung bình thấp (Peak-
to-Average Power Ratio PAPR) so với OFDMA. Khi cải thiện tốc độ dữ liệu đỉnh,
hệ thống LTE sử dụng hai đến bốn lần hệ số phổ cell so với hệ thống HSPA Release
6.

2.2.1.3. Tiếng vọng


Tiếng vọng trong thoại tạo ra khi ngƣời nói nghe thấy chính tiếng nói của
mình. Tiếng vọng đƣợc tạo ra trong các thiết bị cầm tay tƣơng tự và số, với độ vọng
phụ thuộc vào loại và chất lƣợng của thiết bị đƣợc sử dụng. Loại tiếng vọng này

43
hình thành ở đoạn nối giữa microphone và loa trong bộ phận cầm tay. Nguyên nhân
sâu xa của sự suy giảm chất lƣợng thoại là do các thiết bị mã hóa/giải mã xử lý phần
thoại bên trong máy cầm tay và trong mạng không dây. Kết quả là tín hiệu vọng
ngƣợc về có các thuộc tính biến đổi phức tạp. Khi kết hợp với tính chất trễ cố hữu
của truyền dẫn số, chất lƣợng thoại giảm đi rất nhiều so với các cuộc gọi của mạng
có dây.
Độ trễ của các bộ xử lý số và kỹ thuật nén thoại góp phần tạo ra tiếng vọng
và làm giảm chất lƣợng thoại trong mạng không dây. Trễ gặp phải khi tín hiệu đƣợc
xử lý thông qua rất nhiều chặng khác nhau trên mạng, gồm cáp quang, các kết nối
viba, các gateway quốc tế và truyền dẫn qua vệ tinh.
Các hệ thống điều khiển tiếng vọng rất cần thiết trong tất cả các mạng tạo ra
độ trễ một chiều lớn hơn 16 ms. Trong mạng VoLTE, các cuộc gọi đƣợc xử lý qua
bộ mã hóa/giải mã thoại AMR-WB (vocoder), tạo ra trễ xử lý tiếng nói trong
khoảng từ 80 ms đến 100 ms gây nên tổng thời gian trễ không thể chấp nhận đƣợc
từ 160 ms đến 200 ms. Do đó các thiết bị triệt tiếng vọng cần phải có trên mạng
không dây để loại bỏ tiếng vọng lai và vọng âm trong các cuộc gọi.

2.2.2. Ảnh hƣởng do giao thức truyền tải IP

2.2.2.1. Độ ổn định
Độ ổn định là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ.
Ngƣời sử dụng đã quen sử dụng mạng PSTN truyền thống với độ ổn định rất cao.
Mạng PSTN có khả năng truyền cuộc gọi cả ngày lẫn đêm và vào tất cả các ngày
trong năm do đó mạng VoLTE cũng phải đáp ứng đƣợc độ ổn định tƣơng tự.
Một năm có 365 ngày. Giả thiết một mạng khả dụng 99% thời gian thì số giờ
mạng không sử dụng là 87,6 giờ, khoảng thời gian này là tƣơng đối lớn. Nếu giá trị
độ khả dụng là 99,99% thì thời gian mạng không hoạt động chỉ là 50 phút một năm.
Tuy nhiên nhà cung cấp dịch vụ có nhiều cơ chế dự phòng và khắc phục lỗi để đảm
bảo thời gian không hoạt động ở mức nhỏ nhất.

44
Ngày nay, thông số QoS khả dụng của mạng thƣờng vào khoảng 99,995%,
hay khoảng 26 phút ngừng hoạt động trong một năm, kết nối khôi phục nhỏ hơn 4
giờ. Cũng có sự khác nhau giữa độ khả dụng và độ tin cậy của mạng từ góc nhìn
của từng ngƣời sử dụng và từ góc nhìn mạng tổng thể. Thông số QoS khả dụng
thƣờng đƣợc quy cho mỗi vị trí hoặc liên kết riêng lẻ. Tuy nhiên nhà mạng cần phải
đảm bảo cho ngƣời dùng một mạng có tính ổn định cao, nhất là trong môi trƣờng
toàn IP.

2.2.2.2. Độ trễ trong VoLTE


Trễ là thời gian truyền trung bình của dịch vụ từ điểm vào đến điểm cuối
mạng. Có nhiều dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ thời gian thực nhƣ truyền thông
thoại bị ảnh hƣởng rất lớn bởi trễ quá lớn và không cần thiết. Nếu trễ vƣợt quá
200ms thì ngƣời sử dụng sẽ thấy sự ngắt quãng và đánh giá chất lƣợng thoại ở mức
thấp.
Khi thiết kế bất kỳ một mạng gói nào để truyền thông tin thoại thì xử lý trễ
luôn luôn là khâu quan trọng. Việc tính toán trễ một cách chính xác sẽ giúp nhà
cung cấp dịch vụ thoại giám sát đƣợc chất lƣợng truyền dẫn trên mạng và đƣa ra các
giải pháp hợp lý để khắc phục.
Trễ trong mạng thoại phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ thuật toán mã hóa, lỗi
mất khung, thiết bị… Trong khuyến nghị G114, ITU đã nghiên cứu độ trễ mạng cho
các ứng dụng thoại. Khuyến nghị này định nghĩa 3 tầng trễ một chiều nhƣ sau:
Khoảng thời gian trễ Mô tả đặc điểm
0 – 150 ms Chấp nhận cho hầu hết các ứng dụng ngƣời dùng
Có ảnh hƣởng đến chất lƣợng truyền dẫn đối với các
150 ms – 450 ms
ứng dụng.
Không thể chấp nhận cho các mục địch kế hoạch mạng
>450 ms chung. Tuy nhiên có thể dùng nhƣ là giới hạn trễ cho
một số trƣờng hợp cụ thể
Ảnh hƣởng của trễ đến chất lƣợng cuộc gọi:
- Làm giảm tốc độ trao đổi thoại,

45
- Gây ra tiếng ồn giữa cuộc thoại,
- Nguyên nhân gây ra tiếng vang, tiếng vọng,
- Làm rối loạn đồng bộ hóa giữa giọng nói và các loại dữ liệu khác.
Trễ bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có 3 nguyên nhân chính:
 Trễ gây ra bởi lan truyền sóng vô tuyến
Khi tín hiệu lan truyền từ máy phát sang phía máy thu, tín hiệu đó sẽ chịu
một hoặc nhiều lần phản xạ. Điều này làm cho tín hiệu đi thành nhiều đƣờng. Mỗi
đƣờng có độ dài khác nhau, nên thời gian đến đích trên từng đƣờng là khác nhau.
Hiệu ứng này đƣợc gọi là “spread delay”. Do vậy khi truyền tín hiệu từ phía phát
sang phía thu sẽ bị trễ do lan truyền.

Hình 2-1: Hiện tƣợng truyền sóng đa đƣờng

 Trễ truyền dẫn mạng


Trễ mạng là thời gian truyền dẫn các gói qua mạng để đến đích. Các thành
phần trễ mạng bao gồm [7]:

46
- Trễ truyền dẫn, tạo ra do việc gửi một gói qua một liên kết (ví dụ nhƣ gửi
một gói có kích thƣớc 256 byte qua một liên kết có tốc độ 64kb/s sẽ cần
32ms).
- Trễ truyền lan tạo ra do sự truyền lan tín hiệu qua liên kết vật lý. Trễ này
thƣờng đƣợc bỏ qua nếu liên kết có chiều dài nhỏ hơn 1000km.
- Trễ giao thức là trễ do các cơ chế khác nhau của mỗi giao thức.
- Trễ Gateway tạo ra do việc liên kết giữa các mạng phải có thời gian xử lý tại
Gateway.
Trễ truyền dẫn mạng có thể đƣợc bỏ qua trong mạng PSTN, đối với mạng IP
trễ này rất lớn do đó không thể bỏ qua.
 Trễ xử lý
Trễ xử lý (coder) là thời gian một bộ xử lý tín hiệu số DSP nén một mẫu
PCM cộng với thời gian trễ thuật toán của Codec. Công nghệ xử lý thoại ngày nay
có nhiều bộ mã hóa khác nhau, mỗi bộ mã hóa lại xử lý theo một thuật toán nén và
mã hóa khác nhau và tốc độ xử lý thoại lại khác nhau nên độ trễ qua các bộ mã hóa
cụ thể cũng khác nhau. Ví dụ thuật mã hóa dự toán tuyến tính mã đại số (ACELP)
xử lý mỗi khối thoại PCM trong vòng 10ms.
Bộ xử lý thuật toán mã hóa dự đoán tuyến tính mã hóa đại số cấu trúc tích
hợp (CE-ACELP) có thể xử lý khoảng 2.5 đến 10ms phụ thuộc vào tải trọng của bộ
xử lý tín hiệu số DSP. Nếu tải trọng của bộ xử lý tín hiệu số đầy đủ với 4 kênh thoại
thì độ trễ xử lý có thể lên đến 10 ms. Nếu chỉ phải xử lý một kênh thoại thì độ trễ có
thể chỉ là 2,5 ms. Tuy nhiên trong các kế hoạch truyền dẫn phải sử dụng mức 10 ms
để tính toán trễ cho bộ xử lý này.
Thời gian giải nén vào khoảng 10% thời gian nén cho mỗi khối mẫu PCM.
Do có nhiều mẫu trong mỗi khung nên thời gian giải nén tƣơng ứng với số lƣợng
mẫu trong khung. Do đó thời gian trễ của một khung 3 mẫu là 3 * thời gian trễ một
mẫu.
 Trễ thuật toán:

47
Thuật toán nén căn cứ vào đặc điểm của tín hiệu thoại để xử lý các mẫu thoại
với mỗi mẫu thứ N sử dụng thuật toán nén có thể dự đoán mẫu tiếp theo thứ N+1
nhƣ thế nào một cách khá chính xác. Việc xử lý này cũng gây ra trễ gọi là trễ thuật
toán và phụ thuộc vào độ dài của khối tin cần nén.
Tất nhiên việc này lặp lại nhiều lần ví dụ nhƣ các khối N+1, N+2 … Thông
thƣờng với mỗi cuộc thoại có thêm vào 5 ms đối với trễ tổng trên liên kết. Với mỗi
bộ mã hóa khác nhau thì sử dụng một thuật toán nén khác nhau do đó thời gian trễ
thuật toán với từng bộ mã hóa cụ thể cũng khác nhau:
- Trễ thuật toán đối với G 726 là 0 ms
- Trễ thuật toán đối với G 729 là 5 ms
- Trễ thuật toán đối với G 723.1 là 7.5 ms
Nói chung thời gian trễ bộ mã hóa đƣợc tính nhƣ sau:
Trễ coder = (trễ thời gian nén trên mỗi khối + trễ thời gian giải nén trên mỗi
khối) * (số khối trên một khung) + thời gian trễ thuật toán.
i. Trễ do mã hóa
Mạng GMS bắt đầu với việc sử dụng bộ mã hóa codec Full Rate (FR) cho
thoại và phát triển lên bộ mã hóa codec Enhanced Full Rate (EFR). AMR codec
đƣợc thêm vào trong phiên bản R98 của 3GPP cho GSM. AMR mang lại những cải
thiện lớn so với EFR trong việc chống lỗi ở kênh FR bằng việc thích ứng việc mã
hóa kênh truyền và giọng nói phụ thuộc vào điều kiện của kênh truyền. Dung lƣợng
kênh truyền tăng lên bằng việc chuyển đổi để hoạt động ở kênh HR trong điều kiện
kênh truyền tốt. Bộ AMR codec bao gồm vài chế độ sử dụng cả kênh FR và HR
(half rate). Bit rate mã hóa giọng thoại nằm giữa 4.75 kbit/s đến 12.2 kbit/s ở kênh
FR (8 chế độ) và giữa 4.75 kbit/s và 7.95 kbit/s trong kênh HR (6 chế độ). Đây là bộ
mã hóa mặc định của hệ thống 3G WCDMA.
Bộ mã hóa AMR-WB codec là bộ codec giọng nói gần đây nhất đƣợc chuẩn
hóa năm 2001 cho cả GSM và hệ thống 3G WCDMA. AMR-WB là bộ codec tích
hợp nhiều tốc độ bit nhƣ AMR. Nó cải thiện chất lƣợng nhờ việc mở rộng dải tần
audio. Trong khi tất cả các bộ codec trƣớc đó trong hệ thống di động số hoạt động ở

48
giới hạn dải tần audio hẹp dƣới 3.4 KHz, AMR-WB mở rộng dải tần lên đến 7 Khz.
Băng tần rộng giúp cải tiến chất lƣợng âm thanh thoại. AMR-WB gồm 9 chế độ
hoạt động với bit rate mã hóa giọng nói nằm trong khoảng 6.6 kbit/s và 23.85 kbit/s.
Các bộ mã hóa thoại hiện đại hoạt động dựa trên việc tập trung các mẫu thoại
thành khung. Mỗi khung tín hiệu thoại đầu vào (gồm các mẫu thoại) đƣợc xử lý
thành các khung bị nén. Không thể tạo ra các khung thoại đã đƣợc mã hóa cho đến
khi tất cả các mẫu thoại của khung đƣợc tập trung đầy đủ trong bộ mã hóa. Do đó
có trễ khung xảy ra trƣớc khi việc xử lý bắt đầu. Ngoài ra nhiều bộ mã hóa cũng
xem xét các khung tiếp theo để cải thiện hiệu quả nén. Chiều dài của quá trình xem
xét này gọi là thời gian look – ahead của bộ mã hóa, lƣợng trễ này cũng đƣợc tính
vào trễ của bộ mã hóa.

2.2.2.3. Độ mất gói trong VoLTE


Tổn thất bit hoặc là gói, có ảnh hƣởng lớn đến dịch vụ thoại trên nền IP hơn
là với dịch vụ dữ liệu. Trong việc truyền gói tin, việc mất nhiều bit hoặc gói của
dòng tin có thể gây ra hiện tƣợng nhảy thoại gây khó chịu cho ngƣời sử dụng.
Độ mất gói phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân trong đó có hai nguyên nhân
chính là đƣờng kết nối bị lỗi và khi mạng bị tắc nghẽn nghiêm trọng.
Tỷ lệ mất gói nhỏ hơn 5% cho chất lƣợng tối thiểu và nhỏ hơn 1% cho chất
lƣợng liên đài.
a. Tắc nghẽn và các nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn

VoLTE sử dụng mạng toàn IP để truyền gói tin qua mạng. Do vậy chất lƣợng
mạng internet ảnh hƣởng rất nhiều đến chất lƣợng thoại VoLTE.
Có thể nói mạng kết nối Internet Việt Nam đã có sự bùng phát mạnh mẽ
những năm gần đây cả về quy mô, hạ tầng mạng lƣới cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ.
Tuy nhiên, với sự tăng lên rất nhanh số lƣợng ngƣời dùng, cùng nhu cầu ngày càng
đa dạng về các loại dịch vụ và dữ liệu truyền tải trên mạng, khiến cho mạng kết nối
Internet đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới.
i.Vấn đề tắc nghẽn mạng

49
 Tắc nghẽn nói chung
Một trong những vấn đề nổi cộm là hiện tƣợng tắc nghẽn trong những giờ
cao điểm. Tắc nghẽn Internet có thể xảy ra ở bất cứ nút cổ chai nào, có thể trên
mạng truy nhập, trên mạng trục, mạng vùng, hay trên mạng kết nối. Tài nguyên của
mạng có giới hạn trong khi nhu cầu truyền tải dữ liệu ngày càng tăng. Chính vì vậy
hiện tƣợng tắc nghẽn mạng là khó tránh khỏi, đòi hỏi cần có thêm các giải pháp
hiệu quả nhằm giảm thiểu tắc nghẽn, nâng cao chất lƣợng mạng kết nối Internet.
 Tắc nghẽn trong mạng toàn IP
Tắc nghẽn là một hiện tƣợng rất quen thuộc trên mạng, mà nguyên nhân nói
chung là do tài nguyên mạng giới hạn trong khi nhu cầu truyền thông tin của con
ngƣời là không có giới hạn. Thông thƣờng, nút mạng đƣợc thiết kế với một bộ đệm
lƣu trữ có hạn. Nếu tình trạng nghẽn mạng kéo đủ dài, bộ đệm bị tràn, các gói sẽ bị
mất hoặc trễ quá thời gian cho phép. Nếu một gói bị mất trên mạng thì tại thời điểm
ấy các tài nguyên mạng mà gói đó đã sử dụng cũng bị mất theo.
ii. Nguyên nhân xảy ra tắc nghẽn
 Hạn chế của băng thông truyền dẫn
Nhu cầu băng thông cao của các dịch vụ đa phƣơng tiện và các loại hình dịch
vụ mới: dữ liệu, âm thanh và hình ảnh đƣợc tích hợp truyền trên mạng gây ra tắc
nghẽn tại các đƣờng truyền dẫn băng thông nhỏ.
 Nghẽn do đƣờng truyền vô tuyến
Các hiệu ứng môi trƣờng nhƣ di động, che chắn, fading … gây ra mất gói và
ảnh hƣởng đến tắc nghẽn mạng. Số lƣợng trạm ngày càng tăng cộng với sự phát
triển của đô thị ngày càng rõ rệt dẫn đến hiện tƣợng che chắn và fading giữa các nhà
cung cấp dịch vụ dẫn đến hiện tƣợng nghẽn mạng.
 Tràn bộ đệm
Cấu trúc mạng viễn thông và Internet đƣợc cấu thành từ một hệ thống các
thiết bị từ: Các thiết bị định tuyến, các thiết bị chuyển mạch, hệ thống cahing, hệ
thống Acess Server…v.v. Trên mỗi dòng thiết bị đều có một bộ đệm đƣợc tích hợp
nhằm gia tăng khả năng truy xuất của thiết bị, nhƣng kích thƣớc bộ đệm là có hạn,

50
do vậy khi lƣu lƣợng tăng đột ngột sẽ dẫn đến hiện tƣợng tràn bộ đệm. Điều này sẽ
dẫn đến nghẽn mạng.
 Nghẽn cổ chai
Tại thời điểm nối từ các mạng tốc độ thấp vào mạng tốc độ cao. Đây là một
trong những đặc điểm nổi bật của môi trƣờng hỗn tạp Internet. Khi băng thông tại
mỗi kết nối đầu ra của đoạn mạng nhỏ hơn băng thông của các kết nối bên trong có
lƣu lƣợng ra ngoài lớn sẽ dẫn đến tình trạng nghẽn cổ chai tại điểm ra.
 Sự thay đổi đột biến của lƣu lƣợng
Thông thƣờng, các ứng dụng mới trong mạng Internet đƣợc thiết kế với nhu
cầu lƣu lƣợng truyền tải lớn (đặc biệt là các ứng dụng liên quan đến cơ sở dữ liễu
phân tán, hay VoIP, Video, IPTV…). Mặt khác, những ứng dụng đa phƣơng tiện có
đặc điểm là lƣu lƣợng biến đổi động khó dự đoán trƣớc đƣợc.
 Tính biến động của lƣu lƣợng
Đây là một đặc tính mới của mạng Internet so với mạng truyền thống. Các
nút mạng có thể dịch chuyển làm hình trạng mạng thay đổi gây ra những biến đổi về
phân chia lƣu lƣợng trên mạng.
b. Đƣờng kết nối bị lỗi

Trong truyền dẫn internet, rất hay gặp phải các vấn đề về kết nối. Kết nối lỗi
có thế bị gây ra bởi những nguyên nhân nhƣ lỗi thiết bị (lỗi trên switch hay router,
lỗi nguồn…), lỗi truyền dẫn (dây cáp bị lỏng hoặc bị đứt), lỗi cấu hình trong mạng
truyền dẫn hoặc khi dịch vụ bị tấn công.
Việc lỗi đƣờng truyền sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới kết nối thoại, nhất là trong
môi trƣờng sóng vô tuyến, các trạm đƣợc lắp đặt ở những vị trí dễ bị ảnh hƣởng bởi
thời tiết cũng nhƣ không có sự giám sát chặt chẽ của nhà mạng hay bảo trì thƣờng
xuyên.

2.2.2.4. Biến động trễ - jitter trong VoLTE


Biến động trễ là sự khác biệt về trễ của các gói khác nhau cùng trong một
dòng lƣu lƣợng. Biến động trễ có tần số cao đƣợc gọi là jitter trong khi biến động

51
trễ có tần số thấp đƣợc gọi là wander. Jitter chủ yếu do sự sai khác về thời gian xếp
hàng của các gói liên tiếp trong một luồng gây ra và là vấn đề quan trọng nhất của
QoS. Các loại lƣu lƣợng nhất định đặc biệt là lƣu lƣợng thời gian thực nhƣ thoại
thƣờng chịu đƣợc jitter. Ảnh hƣởng của jitter đến thoại có thể hiểu một cách đơn
giản là dòng dữ liệu ổn định của VoIP. Hàng nghìn gói thoại nhỏ cần nhận đƣợc với
thời gian thực cao và liên tục cho việc tái tạo trôi chảy. Khác biệt trong thời gian
đến của các gói gây ra sự lên xuống trong thoại. Tất cả các hệ thống thoại đều có
jitter. Khi jitter nằm vào khoảng dung sai định nghĩa trƣớc thì nó không ảnh hƣởng
tới chất lƣợng dịch vụ.
Jitter quá nhiều có thể đƣợc xử lý bằng bộ đệm, song nó lại làm tăng trễ nên
lại nảy sinh các khó khăn khác. Theo tiêu chuẩn ITU-R, giá trị jitter phải nhỏ hơn
25 ms.
2.2.2.5. Tỉ lệ truy cập ngẫu nhiên thành công
Truy cập ngẫu nhiên và quá trình thiết lập kết nối đƣợc sử dụng để tạo kết
nối tín hiệu giữa UE và E-UTRAN. Quá trình này đƣợc khởi tạo chỉ một lần duy
nhất khi UE gửi bản tin RandomAccessPreamble trên kênh truy cập ngẫu nhiên vật
lý PRACH (Physical Random Access Channel) tới eNodeB. Tiếp theo bản tin
Random Access Response (RAR) đƣợc eNodeB gửi tới UE trên kênh chia sẻ đƣờng
xuống vật lý PDSCH (physical DL shared channel). RAR truyền tải định dạng của
phần mào đầu, hƣớng dẫn căn chỉnh thời gian tới đồng bộ hóa truyền dẫn đƣờng lên
từ UE và tài nguyên đƣờng lên ban đầu cho việc truyền bản tin yêu cầu kết nối
RRC. Bản tin này đại diện cho nỗ lực thiết lập kết nối báo hiệu với một lý do cụ thể
tại sao các UE thực hiện yêu cầu kết nối.
Tỉ lệ truy cập ngẫu nhiên thành công đƣợc định nghĩa theo công thức:
ỉệậẫ 
ầếố

ứậẫ

Giá trị thấp sẽ giúp xác định cell nào có vấn đề trên giao diện vô tuyến.
Các bản tin đƣợc định nghĩa đối với bộ đếm thô ở công thức trên là các bản
tin đầu tiên đƣợc gửi trên kênh UL-SCH (uplink share channel) và DL-SCH

52
(downlink share channel) của một cell. Nếu có vấn đề về truyền dẫn vô tuyến tại
cell đó, quá trình truy cập ngẫu nhiên sẽ là một trong các yếu tố bị ảnh hƣởng nhất.
Truy cập ngẫu nhiên thất bại cũng ảnh hƣởng cao tới ngƣời dùng.
Số lƣợng UE nhận đƣợc tài nguyên kênh RACH từ cell càng nhiều thì thời
gian để thiết lập cuộc gọi hay hoàn thành handover càng lớn. Cell có chất lƣợng
kém nhất là cell có số lƣợng nhận đƣợc RandomAccessPreambles lớn nhất. Trong
trƣờng hợp xấu nhất, UE sẽ không bao giờ truy cập đƣợc vào kênh RACH, cell khi
đó xem nhƣ là “sleeping cell”.
a. Tiến trình truy cập ngẫu nhiên
Tiến trình truy cập ngẫu nhiên bao gồm 4 bƣớc đƣợc mô tả nhƣ hình dƣới:

Hình 2-2: Tiến trình truy cập ngẫu nhiên

Bƣớc 1: Bƣớc đầu tiên bao gồm việc truyền dẫn phần mở đầu (preamble)
truy cập ngẫu nhiên, cho phép eNodeB đánh giá định thời truyền dẫn của đầu cuối.
Đồng bộ đƣờng lên thì cần thiết khi đầu cuối không thể phát bất kỳ dữ liệu đƣờng
lên nào.
Bƣớc 2: Bƣớc thứ hai bao gồm mạng phát một lệnh định thời sớm (a timing
advance command) để điều chỉnh định thời phát đầu cuối, dựa trên các phép đo định

53
thời ở bƣớc đầu tiên. Ngoài việc thiết lập đồng bộ đƣờng lên, bƣớc thứ hai cũng ấn
định nguồn tài nguyên đƣờng lên đến đầu cuối để đƣợc sử dụng trong bƣớc thứ ba
của thủ tục truy cập ngẫu nhiên.
Bƣớc 3: Bao gồm việc truyền dẫn nhận dạng đầu cuối di động đến mạng
bằng cách sử dụng ULSCH tƣơng tự với dữ liệu đƣợc hoạch định thông thƣờng.
Nội dung chính xác của báo hiệu này phụ thuộc vào trạng thái của đầu cuối, dù nó
có đƣợc biết trƣớc đó đối với mạng hay không.
Nội dung của bản tin bao gồm các thông tin sau:
- C-RNTI tạm thời: eNodeB cung cấp cho UE một nhận thực tạm thời gọi là
C-RNTI (cell radio network temporary identity) để liên lạc.
- Timing advance value: eNodeB thông báo cho UE sự thay đổi thời gian do
vậy nó có thể bù trễ vòng gây ra bởi khoảng cách giữa UE và eNodeB.
- Tài nguyên cấp cho đƣờng lên (Uplink Grant resource): eNodeB chỉ định
nguồn tài nguyên ban đầu cho UE để UE có thể sử dụng ULSCH (uplink
shared channel)
Bƣớc 4: Bao gồm việc truyền dẫn một thông điệp giải quyết tranh chấp (a
contention resolution message) từ mạng đến đầu cuối trên kênh DLSCH. Bƣớc này
cũng giải quyết bất cứ sự tranh chấp nào xảy ra do nhiều đầu cuối tìm cách truy cập
vào hệ thống sử dụng nguồn tài nguyên truy cập ngẫu nhiên giống nhau.
b. Quá trình thiết lập kết nối RRC [8]

54
Hình 2-3: Quá trình thiết lập kết nối RRC

Tỉ lệ thiết lập kết nối thành công RRC đƣợc tính theo công thức sau[8]:
ỉệếậếố
ả
 
ả
Tuy nhiên, thay vì bản tin thiết lập kết nối RRC, eNodeB có thể chặn yêu cầu
kết nối của UE bằng cách gửi bản tin RRC connection reject. Tỉ lệ chặn kết nối
đƣợc tính theo công thức sau:
ả
ỉệặếố  
ả
Không có bản tin báo lỗi nào gửi tới UE khi UE nhận đƣợc bản tin RRC
connection reject, nhƣng với giá trị thời gian từ 1-16 giây có thể giúp bảo vệ
eNodeB khỏi trạng thái quá tải do việc tăng số lƣợng kết nối RRC.
Khi bản tin RRC connection Request đƣợc gửi đi, T300 sẽ đƣợc tính tại UE:
- Nếu bản tin RRC connection setup không đƣợc nhận trƣớc khi hết thời gian
T300 bên phía UE, sẽ không xảy ra việc truyền lại bản tin RRC connection
Request.

55
- Thay vì việc UE sẽ thiết lập lại MAC, UE sẽ giải phóng cấu hình MAC, và
thông báo với lớp trên về việc thiếp lập kết nối RRC bị thất bại.
- Sau đó, lớp phía trên (tín hiệu NAS) sẽ quyết định nếu và khi nào thì bản tin
RRC connection Request đƣợc gửi đi.
Điều này có nghĩa là mỗi bản tin RRC connection Request sẽ đƣợc đếm là
một lần cố gắng thiết lập kết nối RRC.
Có hai nguyên nhân gây ra lỗi quá thời gian T300:
- eNodeB nhận đƣợc bản tin RRC connection Request, nhƣng không gửi bản
tin RRC connection Setup hay RRC connection Reject trƣớc khi quá thời
gian T300: nguyên nhân là tại eNodeB, ví dụ bộ vi xử lý tình trạng quá tải.
Các chiến lƣợc thích hợp để đối phó với vấn đề này là chặn truy cập của các
UE nếu đạt giới hạn tối đa và tăng tham số thời gian chờ trong bản tin RRC
connection Reject để cân bằng tải tín hiệu.
- eNodeB nhận đƣợc bản tin RRC connection Request, nhƣng không nhận
đƣợc bản tin RRC connection setup complete từ UE nhƣ mong muốn:
o Nguyên nhân gây ra lỗi này thƣờng do lỗi truyền dẫn trên giao diện vô
tuyến đƣờng xuống, DL, bởi vì mức cƣờng độ tín hiệu trên đƣờng DL
quá yếu hoặc xảy ra nhiễu.
o Với UE ở tại vị trí rìa cell, các thiết lập một phần tần số sử dụng lại
cho kênh PCFICH (physical control format indicator channel) và
DLSCH (đặc biệt là, với các khối tài nguyên mang thông điệp của chính
nó) cần đƣợc xác minh và sửa đổi nếu cần.
o Trong trƣờng hợp nhiễu kênh, hiệu quả lập lịch cần phải đƣợc điều
tra.
2.2.2.6. Cấp kênh EPS mặc định cho thuê bao
Nguyên nhân gây ra việc từ chối kết nối với mạng là do từ phía EPC:
- Các vấn đều chung là kênh mặc định EPS không đƣợc thiết lập,
- Hoặc quá trình location update giữa MME và HSS bị lỗi.

56
- Nếu đƣờng kết nỗi giữa MME khách (visit MME) và HSS chủ (home HSS)
lớn, bản tin Update Location Response sẽ tới không kịp thời gian: do vậy
thiết lập cuộc gọi sẽ bị thất bại.

2.2.2.7. Tỉ lệ rớt cuộc gọi


“Rớt cuộc gọi – drop call” trong thế giới toàn IP của E-UTRAN và EC
không phải lúc nào cũng là việc mất kết nối tới thuê bao. Đối với các dịch vụ nhƣ
web-browsing hay email, nhận thức của ngƣời dùng đƣợc mô tả nhƣ là sự gián đoạn
tạm thời của việc truyền dữ liệu, sự trễ trong việc truy cập tới trang mạng tiếp theo
hoặc việc làm giảm tốc độ truyền dữ liệu trong quá trình tải dữ liệu. Nếu nhƣ mạng
đƣợc kết nối lại đủ nhanh thì ngƣời dùng sẽ không nhận thấy việc rớt kết nối vô
tuyến.
Đối với các dịch vụ thời gian thực, ngƣời dùng sẽ lập tức nhận thấy kết nối
bị mất, bởi quá trình giao tiếp đang diễn ra, ví dụ nhƣ thoại VoIP bỗng nhiên bị gián
đoạn và nó yêu cầu tái kết nối cực nhanh (trong thời gian 1-2 giây).
Nguyên nhân chính của việc rớt cuộc gọi biến đổi và có thể không xác định
đƣợc rõ ràng bằng các giá trị nguyên nhân trong bản tin yêu cầu giải phóng S1AP.
Trên thực tế, việc xác định nguyên nhân yêu cầu phân tích sau với tất cả phần
truyền tải và các giao thức tín hiệu liên quan tới cuộc gọi, cùng với việc tập trung
vào sự chuyển đổi trạng thái cuộc gọi và sự chuyển đổi các tham số chất lƣợng vô
tuyến. Hình dƣới mô tả một cách tổng quan các nguyên nhân liên quan tới việc rớt
cuộc gọi[9]:

57
Hình 2-4: Nguyên nhân rớt cuộc gọi

2.2.2.8. Chất lƣợng cuộc gọi VoLTE


Chất lƣợng thoại VoLTE cũng là một trong các yếu tố ảnh hƣởng tới ngƣời
dùng. Chất lƣợng thoại đƣợc tính điểm đánh giá trung bình.
Chất lƣợng thoại VoLTE phụ thuộc bởi chất lƣợng QoS E2E của mạng
truyền tải IP: độ mất gói tin, độ trễ, độ jitter cũng nhƣ tín hiệu vô tuyến UE nhận
đƣợc. Trong điều kiện môi trƣờng tần số kém, điểm MOS có xu hƣớng suy giảm
nhanh, tức là chất lƣợng thoại bị ảnh hƣởng nhiều.
Điểm MOS ở mức thấp nhỏ hơn 2.5 là do các vấn đề về tần số vô tuyến, các
vấn đề về IP và một số vấn đề khác:
 Tần số vô tuyến là nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng đến chất lƣợng thoại,
có các nguyên nhân sau:
 Khoảng cách từ UE đến trạm thu phát xa hoặc không có trạm thu phát
có ảnh hƣởng lớn: khoảng cách xa dẫn đến việc mất khung vô tuyến
trên đƣờng lên, điều này gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến trải nghiệm
của ngƣời dùng, đặc biệt là các dịch vụ thời gian thực nhƣ thoại
VoLTE.
 Do nhiễu hoặc do tín hiệu thu đƣợc yếu

58
 Do handover lỗi dẫn đến việc UE tiếp tục duy trì cuộc gọi ở cell có
mức cƣờng độ yếu
 Các vấn đề về IP (RTP): do việc khai báo hoặc các vấn đề về kết nối IP
cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng thoại
 Các vấn đề khác:
 Không có sóng vô tuyến
 Thiết bị có vấn đề liên quan tới việc mã hóa và giải mã hóa.
Để đảm bảo chất lƣợng thoại VoLTE, phải đảm bảo không xảy ra nhiễu
trong môi trƣờng vô tuyến hoặc nhiễu xảy ra là tối thiểu.

2.2.2.9. Khả năng mở rộng VoLTE


Sự bùng nổ của dữ liệu di động, sự sẵn có của điện thoại thông minh và các
ứng dụng cho điện thoại thông minh, và sự thay đổi trong hành vi ngƣời dùng đã tạo
ra nhu cầu khó kiểm soát trên miền tín hiệu (miền điều khiển) của các nhà mạng.
Toàn bộ nguồn tài nguyên mạng nhƣ quá trình chuyển đổi trạng thái từ hoạt động
sang trạng thái rỗi, các ứng dụng cho liên lạc... đều góp phần làm tăng lƣu lƣợng
trên miền tín hiệu với nhu cầu khó kiểm soát trên nguồn tín hiệu.
Một điện thoại di động có khoảng 30 lần thay đổi trạng thái từ “rỗi sang hoạt
động” và từ “hoạt động sang rỗi” (idle, active) trong giờ cao điểm, điều này khiến
cho mặt phẳng điều khiển những vấn đề nghiêm trọng và không lƣờng trƣớc đƣợc.
Hơn nữa, chuyển giao tần số từ LTE sang 3G vì thiếu hụt tần số hoặc vùng phủ
sóng thiếu cũng làm tăng quá trình xử lý trên mặt phẳng điều khiển. Rõ ràng là,
không giống nhƣ 3G, mạng lõi chuyển mạch gói LTE cần phải tăng quy mô đáng kể
trên cả hai mặt phẳng: điều khiển và dữ liệu.
Khi chúng ta xem xét việc truyền VoLTE, thách thức lại tiếp tục gia tăng.
Rất nhiều nhà mạng chọn triển khai VoLTE sử dụng kết nối PDN riêng từ những
bƣớc đầu tiên thiết lập và sử dụng các dịch vụ internet. Điều này cho phép phân
tách logic giữa VoLTE và lƣu lƣợng internet trong cùng một nguồn tài nguyên
mạng. Tuy nhiên, việc tăng gấp hai lần số lƣợng kết nối PDN trên một thiết bị
ngƣời dùng cũng đồng nghĩa với việc tăng hai lần bản tin điều khiển cho quá trình

59
điều khiển trong mạng. Ví dụ, mỗi một sự chuyển tiếp từ trạng thái idle sang trạng
thái active cho mỗi PDN đòi hỏi hai lần bản tin trên mặt phẳng điều khiển. Do vậy
tải tín hiệu trên mặt phẳng điều khiển và PCRF của VoLTE tăng hơn 10 lần với các
yêu cầu về QoS cho mỗi cuộc gọi là khác nhau thông qua mạng LTE.
Ảnh hƣởng của VoLTE đến mặt phẳng dữ liệu là không đáng kể. Với những
gói thoại nhỏ có kích thƣớc khoảng 64 bytes và tốc độ truyền gói tƣơng đối thấp 24
kb/s cho thoại chất lƣợng cao. Tuy nhiên mạng cần dành mặc định 24 kb/s theo thời
gian cho mỗi cuộc gọi và cung cấp QoS cụ thể cho mỗi gói VoLTE đƣợc truyền
trong mạng.
Thêm vào đó, các gói VoLTE nhỏ hơn yêu cầu mặt phẳng dữ liệu xử lý với
tốc độ truyền gói tƣơng ứng lớn hơn khi so sánh với việc truyền các gói lớn hơn
nhiều. Điều này lại tiếp tục gây ảnh hƣởng đến mạng do việc yêu cầu của việc đồng
thời cung cấp các dịch vụ khác nhau cùng với các yêu cầu về QoS hoàn toàn khác
nhau.
Các nhà mạng di động sẽ phải đối phó với nhiều yêu cầu nghiêm ngặt và
khắt khe hơn so với mạng truyền thống. Mạng truyền thống (2G/3G) không đƣợc
xây dựng để xử lý các yêu cầu này. Kiến trúc dựa trên CPU thông thƣờng yêu cầu
nhà mạng mở rộng mặt phẳng điều kiển cùng với mặt phẳng dữ liệu. Tăng một
trong hai cái sẽ làm cái còn lại bị giảm.

60
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ VOLTE VÀ CÁC
PHƢƠNG ÁN CẢI THIỆN CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ

3.1. Đánh giá chất lƣợng dịch vụ VoLTE


Với tốc độ phát triển nhƣ hiện nay, yêu cầu của ngƣời dùng càng ngày càng
khắt khe. Do vậy dịch vụ cung cấp cho ngƣời dùng vừa phải đáp ứng đƣợc tốc độ
cao, vừa phải có chất lƣợng dịch vụ thoại tốt. Bên cạnh đó, với sự phát triển của
dịch vụ thoại trên nền OTT, các nhà mạng phải phát triển dịch vụ thoại khác, không
phải thoại truyền thống để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dùng. VoLTE là một trong
những dịch vụ tƣơng lai. Vì vậy, chất lƣợng dịch vụ VoLTE là một trong những yếu
tố quyết định tính thành công của dịch vụ.
Phần này sẽ đánh giá chất lƣợng dịch vụ VoLTE hiện nay trên nghiên cứu
của một số nhà mạng cũng nhƣ đƣa ra các phƣơng án nhằm cải thiện chất lƣợng
dịch vụ VoLTE.

3.1.1. Đánh giá chất lƣợng thoại VoLTE


Nhƣ chƣơng 2, chất lƣợng thoại VoLTE phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
trong đó điều kiện về sóng vô tuyến là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến chất
lƣợng thoại: chất lƣợng sóng vô tuyến hoặc tỉ lệ mất gói đều ảnh hƣởng đến điểm
MOS VoLTE.
Theo SPIRENT, tính toán điểm MOS đƣợc thực hiện với các điều kiện sau:
- Sử dụng công cụ phân tích RTP để tách riêng các vấn đề với nền tảng dịch
vụ /lớp IP
- Tập hợp các dữ liệu IP thông qua thiết bị và biên bản trên phía máy chủ
trong khu vực có giá trị MOS thấp:
 Tần số vô tuyến tốt
 Biến động trễ RTP và độ trễ ở mức cho phép
 Tỉ lệ mất gói RTP ở mức cao

61
Kết quả báo cáo của SPIRENT cho thấy, điểm MOS VoLTE nhỏ hơn 2.5
trong điều kiện sóng vô tuyến tốt nhƣng tỉ lệ mất gói lớn hơn 9%. Nguyên nhân
chính là do vấn đề kết nối IP dẫn đến việc rớt gói.
- Độ trễ gói VoLTE cũng ảnh hƣởng tới trễ thoại, và sự biến động trễ jitter ảnh
hƣởng tới cả chất lƣợng thoại lẫn trễ thoại;
- VoLTE sử dụng bộ mã hóa AMR-WB, do vậy chất lƣợng thoại tốt hơn khi
sử dụng với bộ mã hóa NB[10].

Hình 3-1: Phần trăm giá trị MOS tƣơng ứng với các bộ mã hóa NB and WB

- Các thiết bị điện thoại hỗ trợ VoLTE cũng là một trong những nguyên nhân
gây ảnh hƣởng tới chất lƣợng thoại VoLTE [10]
Downlink MOS Uplink MOS
Thiết bị A B C D A B C D
Trung bình 3.09 3.34 3.16 3.62 3.46 3.81 3.44 3.31
Độ lệch chuẩn 0.42 0.08 0.39 0.29 0.22 0.03 0.27 0.12

Điểm MOS cao nhất 3.56 3.54 3.43 3.84 3.65 3.85 3.83 3.45
%MOS < 3.0 0.33 0 0.17 0 0 0 0 0
Bảng 3-1: Giá trị MOS tƣơng ứng với các loại thiết bị điện thoại

62
3.1.2. Đánh giá tỉ lệ thiết lập cuộc gọi thành công VoLTE
Tỉ lệ thiết lập thành công cuộc gọi bao gồm các thành phần sau:
- Quá trình truy cập ngẫu nhiên thành công (kết quả của việc khởi tạo nguồn
uplink cho việc thiết lập kết nối RRC).
- Thiết lập kết nối RRC thành công (là kết quả của việc cấp tài nguyên kênh
mang và truyền bản tin NAS tới EPC).
- Cấp kênh EPS mặc định thành công.
Tỉ lệ thiết lập cuộc gọi thành công và duy trì cuộc gọi VoLTE phải lớn hơn
mức thiết lập thành công trong mạng CS. Chỉ số hiệu năng quan trọng trong mạng
vô tuyến là tỉ lệ thiết lập thành công, tỉ lệ handover thành công và tỉ lệ cuộc gọi
hoàn thành thành công. Trong đó tỉ lệ thiết lập cuộc gọi thành công là yếu tố đầu
tiên đánh giá chất lƣợng hệ thống VoLTE.
Tỉ lệ thiết lập cuộc gọi thành công VoLTE đạt đƣợc ở mức cao phụ thuộc
vào nhiều yếu tố bao gồm kênh truyền dẫn điều khiển đáng tin cậy, có thể đạt đƣợc
bằng cách tối ƣu mã hóa kênh trông giao diện vô tuyến để bảo vệ chất lƣợng tín
hiệu. Tỉ lệ thiết lập thành công cao cũng đòi hỏi mức nhiễu và tín hiệu dƣ thừa phải
đƣợc điều khiển tại các cell có tải cao.

3.1.3. Đánh giá tỉ lệ rớt cuộc gọi VoLTE


Thách thức lớn nhất của VoLTE là khi so sánh vùng phủ sóng của LTE so
với mạng 2G/3G. Điều này ảnh hƣởng đến sự đáng tin cậy của cuộc gọi VoLTE
dƣới điều kiện mạng không đƣợc đảm bảo và trong trƣờng hợp thuê bao di chuyển.
Tỉ lệ cuộc gọi bị lỗi, bao gồm thiết lập cuộc gọi và các cuộc gọi bị rớt không định
trƣớc đƣợc cao gấp 5 lần so với thoại truyền thống, và vấn đề này ảnh hƣởng
nghiêm trọng tới ngƣời dùng. Các nhà mạng cần phải đƣa ra các phƣơng án xử lý
vấn đề này càng nhanh càng tốt.
Hình 3-2 mô tả chất lƣợng RTP phụ thuộc vào tín hiệu vô tuyến đƣợc nghiên
cứu của SPIRENT:

63
22.1

17.2 16.8 16.6


16.2 16.2 15.9

-105 -100 -95 -90 -85 -80 -75

Hình 3-2: Biến động trễ trung bình RTP (ms) theo RSRP (dBm)

Theo nghiên cứu của Yunhan Jack Jia, tỉ lệ rớt cuộc gọi đƣợc thực hiện trên
3869 cuộc gọi VoLTE và đƣợc thực hiện tại 5 địa điểm ở hai thành phố khác nhau
của Mỹ, với thời gian gọi từ 0 đến 5 phút, tƣơng ứng với chiều dài cuộc gọi vô
tuyến trung bình tại Mỹ. Hình 3-3 chỉ ra các loại lỗi khác nhau gây ra rớt cuộc gọi.

Hình 3-3: Khả năng xảy ra lỗi rớt cuộc gọi

Do vậy, việc phân bổ vùng phủ sóng, tối ƣu hóa vùng phủ để đảm bảo chất
lƣợng phủ sóng cũng nhƣ giảm nhiễu giữa các vùng cần đƣợc nghiên cứu và xem
xét để đảm bảo cuộc gọi không bị rớt.

64
3.1.4. Đánh giá khả năng mở rộng dịch vụ VoLTE
Do hệ thống IMS có chức năng xử lý tín hiệu, khi cuộc gọi thiết lập thành
công thì thoại sẽ do LTE xử lý, do vậy ta chỉ xét đến khả năng xử lý của hệ thống
IMS khi có hàng chục triệu cuộc gọi diễn ra cùng lúc, với trạng thái chuyển từ “idle
sang active” và ngƣợc lại là rất lớn.
Nhƣ trình bày ở chƣơng 2, hệ thống sẽ phải xử lý gấp 10 lần tín hiệu trên mặt
phẳng điều khiển và trên PCRF, do đó không chỉ tăng cƣờng khả năng xử lý tín hiệu
trên IMS và còn cần trang bị hệ thống PCRF riêng cho VoLTE.
Với số lƣợng thuê bao VoLTE tăng nhanh, dự đoán lên đến 74 triệu thuê bao
vào cuối năm 2016, thì việc mở rộng mạng LTE/IMS là rất cần thiết.
Có 2 phƣơng án chính để tăng dung lƣợng xử lý cho hệ thống:
- CSFB;
- Tăng số lƣợng hệ thống server IMS, hệ thống PCRF tăng khả năng xử lý
đồng thời nhiều cuộc gọi.

3.1.4.1. Điều khiển quá tải


Việc tăng lên nhanh chóng số lƣợng thuê bao sử dụng dịch vụ VoLTE vào
các năm tiếp theo đặt ra thách thức cho các nhà mạng trong việc xử lý tình trạng quá
tải của hệ thống. Nghiên cứu hệ thống quá tải là một trong những nhiệm vụ giúp
nhà mạng phân tích đƣợc nguy cơ rủi ro có thể xảy ra cho hệ thống vào giờ cao
điểm.
Hình 3-4 chỉ ra cấu trúc hàng đợi của máy chủ SIP (IMS), đây là hàng đợi
đơn giản. Mỗi khi có bản tin SIP tới hàng đợi, bản tin đó sẽ đƣợc phục vụ theo kiểu
FIFO (first in first out). Thời gian xử lý của hệ thống phụ thuộc vào loại bản tin SIP.
Thông thƣờng, quá trình xử lý bản tin INVITE là lớn nhất so với các loại bản tin
SIP khác, bởi vì phải xử lý SIP URL. Giả thiết quá trình xử lý bản tin INVITE là
11.64 msec, và thời gian xử lý các bản tin khác là 2.6 msec.

65
Hình 3-4: Cấu trúc hàng đợi và ngƣỡng quá tải

Để nghiên cứu tình trạng quá tải, ta đƣa ra hai ngƣỡng h và l. Nếu số lƣợng
bản tin trong bộ đệm của hàng đợi lớn hơn ngƣỡng h, thì hệ thống xảy ra nghẽn.Nếu
số lƣợng bản tin nhỏ hơn l, hệ thống trở lại trạng thái bình thƣờng. Hình 3-5 chỉ ra
việc chuyển trạng thái ở hai mức ngƣỡng của hệ thống. Khi bản tin SIP tới máy chủ
SIP (IMS), hệ thống sẽ kiểm tra số lƣợng bị chiếm của bộ đệm và tính là x. Trạng
thái nghẽn sẽ chuyển theo trạng thái hiện tại và x.

Hình 3-5: Sơ đồ chuyển trạng thái đối với hiện tƣợng nghẽn mạng

Khi hệ thống IMS đang ở trạng thái nghẽn, mạng tín hiệu SIP sẽ điều chỉnh
lại để chấp nhận đƣợc cuộc gọi mới. Thông thƣờng, hệ thống sẽ trả về đáp ứng
“100” cho bản tin “INVITE”. Nhƣ ở trên hình, hệ thống IMS trả về “503” (dịch vụ
không sẵn sang) khi hệ thống ở trạng thái nghẽn. Theo tiêu chuẩn RFC 3261, khi
bên gọi nhận đƣợc đáp ứng từ “300-699”, nó sẽ khởi động thời gian D đƣợc định
nghĩa trong 3261. Bên gọi không thể thực hiện bất cứ việc gửi bản tin INVITE nào
trong tình trạng này. Chu kỳ đƣợc giữ bởi Timer D. Giá trị thời gian Timer D mặc
định là 32 giây. Việc điều chỉnh lại với các cuộc gọi mới bởi thời gian D làm giảm
tải cho hệ thống. Do vậy có thể tránh đƣợc tắc nghẽn tạm thời.

66
3.1.4.2. Mô hình lƣu lƣợng
Giả thiết rằng thời gian mỗi cuộc gọi đến là T I giây. Có nghĩa là bên gọi sẽ
thực hiện một cuộc gọi khác trong TI giây sau khi bên gọi kết thúc cuộc gọi trƣớc
đó. Bên bị gọi B sẽ trả lời cuộc gọi trong T A giây sau khi bên bị gọi đổ chuông.
Thời gian cho một cuộc gọi là TS giây. Do đó, bên chủ gọi A thực hiện một cuộc gọi
mỗi Tcall giây trong đó:
Tcall = TI + TA + TS
Nhƣ phần trƣớc, mỗi một cuộc gọi VoLTE bao gồm 7 bản tin SIP (INVITE,
100, 180, 200, ACK, BYE và 200) đƣợc gửi tới hệ thống IMS để có thể hoàn thành
đƣợc cuộc gọi. Do vậy mỗi khi một bản tin SIP đƣợc gửi đến hệ thống SIP, tốc độ
đến trung bình của một bản tin SIP tới hệ thống λ đƣợc tính bởi công thức sau:

      

trong đó N là số lƣợng thuê bao thực hiện cuộc gọi tại cùng thời điểm. Giả sử
tốc độ xử lý của hệ thống IMS là µsip , có nghĩa là tốc độ xử lý trung bình một bản
tin SIP trong 1/µ sip giây.
Tỉ lệ sử dụng của hệ thống ρn đƣợc tính nhƣ sau:
 
ρn =     
 

Giả thiết, T I = 30 giây, TA = 4 giây, TS = 30 giây thì bên chủ gọi thực hiện
mỗi một cuộc gọi trong vòng 64 giây. 1/µ sip giả thiết là 1/2.6x10 -3giây. Từ đó tải của
hệ thống đƣợc tính nhƣ sau:
ρn = 0.04 x N x 10-3
Tốc độ xử lý của mỗi liên kết kết nối tới thuê bao chủ gọi trong hệ thống
IMS giả thiết là 100Mbps. Kích thƣớc mỗi bản tin SIP là 731 bytes. Do đó thời gian
xử lý trung bình cho việc truyền bản tin SIP là 0.058x10-3 giây.
Tỉ lệ sử dụng của liên kết kết nối liên kết giữa hệ thống IMS với router là:

ρlink = λ x 0.058 x 10-3 = -3
     x 0.058 x 10


= 0.63 x N x 10-5
Nhận thấy, ρn < ρlink hiện tƣợng tắc nghẽn xảy ra.

67
Do vậy cần phải tính toán số lƣợng SIP server để có thể phục vụ đƣợc nhiều
thuê bao cùng một lúc mà không xảy ra tắc nghẽn.

3.2. Phƣơng án cải thiện chất lƣợng dịch vụ VoLTE

3.2.1. Phƣơng án cải thiện chất lƣợng môi trƣờng truyền sóng
i. Phƣơng án cải thiện chất lƣợng môi trƣờng truyền sóng
Môi trƣờng truyền sóng ảnh hƣởng rất nhiều đến chất lƣợng MOS cuộc gọi,
tỉ lệ rớt cuộc gọi và tỉ lệ thiết lập cuộc gọi. Do vậy việc cải thiện chất lƣợng môi
trƣờng truyền sóng sẽ làm tăng chất lƣợng mạng VoLTE.
Để đảm bảo chất lƣợng thoại VoLTE, điểm MOS có giá trị cao, trƣớc hết
phải đảm bảo chất lƣợng truyền sóng vô tuyến: ngƣời dùng phải đƣợc phục vụ sóng
vô tuyến ở mức cƣờng độ tốt (lớn hơn -95db), và đƣờng truyền IP phải đảm bảo tỉ lệ
mất gói thấp:
- Có sự quy hoạch mạng tốt, để đảm bảo không có khu vực nào rơi vào vùng
lõm sóng với mật độ trạm phát sóng vừa đủ để hạn chế hiện tƣợng fading,
hiện tƣợng nhiễu kênh truyền:
 Lên kế hoạch phân bổ tần số vô tuyến: tránh hiện tƣợng tín hiệu của
các cell vƣợt quá các cell lân cận.
 Độ nghiêng của Anten ảnh hƣởng lớn tới nhiễu cell do vậy cần tính
toán chính xác vị trí anten, hƣớng nghiêng của anten để tránh nhiễu.
 Tính tƣơng thích liên kết quản lý tỉ lệ mất gói bằng việc điều chỉnh tỉ
lệ bit đƣợc truyền trên đƣờng lên hoặc đƣờng xuống dựa trên điều
kiện vô tuyến (tỉ lệ nhiễu trên tín hiệu SNR).
- Cung cấp băng thông đủ lớn để không xảy ra hiện tƣợng tắc nghẽn trong thời
gian cao điểm;
- Quy hoạch tần số tốt nhất là tại các vùng biên nơi xảy ra hiện tƣợng chuyển
giao giữa các kênh (handover), đảm bảo quá trình handover thành công;
- Điện thoại di động hỗ trợ mã và giải mã tốt, đảm bảo chất lƣợng thoại ổn
định.

68
Quy trình quy hoạch mạng vô tuyến:
a. Quy hoạch vùng phủ: Quyết định vùng phủ của mỗi trạm gốc.
b. Quỹ đƣờng truyền: Tính toán quỹ đƣờng lên và đƣờng xuống, ƣớc
lƣợng suy hao tín hiệu cho phép cực đại (pathloss) giữa di động và trạm gốc. Tổn
thất lớn nhất cho phép ta ƣớc lƣợng vùng phủ của cell lớn nhất với mô hình kênh
truyền phù hợp. Mối quan hệ quỹ đƣờng truyền chỉ ra hệ thống vô tuyến LTE mới
sẽ thực hiện tốt nhƣ thế nào khi nó đƣợc triển khai trong các trạm gốc đã tồn tại của
hệ thống GSM và WCDMA.
c. Mô hình truyền sóng: sử dụng mô hình truyền sóng Hata-Okumura.
Mô hình truyền sóng Hata-Okumura:
Các biểu thức toán học sử dụng trong mô hình Hata-Okumura để xác định
tổn hao trung bình L:
Lp=A + Blgfc – 13,82lghb – a(hm) + (44,9 -6,55lgh b)lgr + Lother (dB)
Trong đó:
f c = tần số hoạt động (MHz)
L p = tổn hao trung bình
Hb = độ cao anten trạm gốc (m)
r: bán kính cell (khoảng cách từ trạm gốc) (km)
a(h m): hệ số hiệu chỉnh cho độ cao anten di động (dB)
L other: hệ số hiệu chỉnh theo vùng
a(h m) đƣợc tính nhƣ sau:
- Đối với thành phố nhỏ và trung bình:
a(h m) = (1,11lgfc – 0,7)hm – (1,56lgf c – 0,8) dB
- Đối với thành phố lớn:
a(hm) = 8,29(lg1,54hm)2 – 1,1 dB ; f c ≤ 200 MHz
hay:
a(hm) = 3,2(lg11,75h m )2 – 4,97 dB ; f c ≥ 400 MHz
- Đối với vùng ngoại ô: vùng ngoại ô hệ số hiệu chỉnh suy hao so với vùng
thành phố là:

69
L p = Lp(thành phố) – 2[(lg(fc /28))2 –5,4] dB
- Đối với vùng nông thôn:
Lp = L p(thành phố) – 4,78(lgfc)2 + 18,33(lgf c) -40,49 dB
Công thức tính bán kính cell đối với mô hình Hata:
Rcell = 10(Lp-L)/X
Lp = L ‟ + X*lgR
L‟ = A + Blgf c – 13,82lghb – a(hm) + Lother
X = (44,9 – 6,55lgh b)
Sau khi tính đƣợc kích thƣớc cell, dễ dàng tính đƣợc diện tích vùng phủ với
diện tích vùng phủ phụ thuộc vào cấu hình phân đoạn trạm gốc. Diện tích vùng phủ
đối với một cell có cấu trúc lục giác đều đƣợc tính nhƣ sau:
S = K.r2, trong đó S là diện tích vùng phủ, r là bán kính cực đại của cell, K là
hằng số.
Các giá trị K sử dụng cho tính toán vùng phủ:
Ommi
Cấu hình trạm 2-sector 3-sector 6-sector
(vô hƣớng)
K 2.6 1.3 1.95 2.6

d. Quy hoạch dung lƣợng


Dung lƣợng lý thuyết của mạng bị giới hạn bởi số eNodeB đặt trong mạng.
Dung lƣợng của mạng bị ảnh hƣởng bới các yếu tố nhƣ mức can nhiễu, thực thi lập
biểu, kỹ thuật mã hóa và điều chế đƣợc cung cấp.
ộốộữệ
ố 
ƣợ
Trong đó site capacity là bội số của thông lƣợng cell (cell throughput), nó
tùy thuộc vào cấu hình của cell trên site.
Tính toán cell throughput:
Để tính toán cell throughput trƣớc tiên ta xét tốc độ đỉnh (peak bit rate).
Tƣơng ứng với mỗi mức MCS (điều chế và mã hóa) cùng với việc có kết hợp

70
MIMO hay không sẽ tạo ra các tốc độ bit đỉnh khác nhau. Tốc độ bit đỉnh đƣợc tính
theo công thức:
ố ốự
ốộỉ  ố
 
Đối với mỗi loại điều chế khác nhau sẽ mang số bit trên ký tự khác nhau.
QPSK mang 2bit/ký tự, 16 QAM mang 4bit/ký tự và 64QAM mang 6bit/ký tự. 2x2
MIMO gấp đôi tốc độ bit đỉnh. QPSK ½ (tốc độ mã hóa ½) mang 1bps/Hz, với
64QAM không sử dụng tốc độ mã hóa và với 2x2 MIMO sẽ mang 12kbps/Hz. Mỗi
băng thông chỉ định sẽ có số sóng mang tƣơng ứng cho mỗi băng thông: 72 sóng
mang đối với 1.4 MHz, 180 đối với 3 MHz, và đối với băng thông 5 MHz, 15 MHz,
20 MHz tƣơng ứng sẽ là 300,600 và 1200 sóng mang con. Tốc độ đỉnh lý thuyết cao
nhất xấp xỉ 170 Mbps sử dụng 64QAM, 2x2 MIMO. Nếu sử dụng 4x2 MIMO, tốc
độ đỉnh sẽ gấp đôi là 340 Mbps. Số ký tự trên subframe thƣờng là 14 ký tự tƣơng
ứng với mỗi slot là 7 ký tự.
Kỹ thuật Tốc độ bit đỉnh trên sóng mang con/băng thông
anten sử
MCS dụng 72/1.4MHz 180/3.0MHz 300/5.0MHz 600/10MHz 1200/20MHz
QPSK1/2 Dòng đơn 0.9 2.2 3.6 7.2 14.4
14QAM1/2 Dòng đơn 1.7 4.3 7.2 14.4 28.8
16QAM3/4 Dòng đơn 2.6 6.5 10.8 21.6 43.2
64QAM3/4 Dòng đơn 3.9 9.7 16.2 32.4 64.8
64QAM4/4 Dòng đơn 5.2 13 21.6 43.2 86.4
64QAM3/4 2x2MIMO 7.8 19.4 32.4 64.8 129.6
64QAM4/4 2x2MIMO 10.4 25.9 43.2 86.4 172.8
Bảng 3-2: Tốc độ bit đỉnh trên sóng mang con ứng với mỗi mức điều chế MCS

Tƣơng ứng với mỗi MCS và tốc độ bit đỉnh là mỗi mức SINR, ta xét trong
điều kiện kênh truyền AWGN nên SNR đƣợc dùng thay cho SINR, tốc độ bit đỉnh
đƣợc xem nhƣ dung lƣợng kênh. Dựa vào công thức dung lƣợng kênh Shannon:
C1 = BW1 x log2(1+SNR)

71
Ta suy ra SNR:
SNR = 2(C1/BW1)-1 (lần)
Trong đó BW1 là băng thông của hệ thống (chả hạn nhƣ 1.4 MHz, 3 MHz…)
Thông lƣợng cell đƣợc tính bằng công thức sau:
C=F x BW x log 2(1+SNR)
Trong đó BW là băng thông cấu hình chỉ chiếm 90% của băng thông kênh
truyền đối với băng thông kênh truyền từ 3-20 MHz. Đối với băng thông kênh
truyền 1.4 MHz, hiệu suất sử dụng phổ thấp hơn so với băng thông 3MHz. Băng
thông cấu hình đƣợc tính theo công thức sau:

 

Trong đó:
Nsc là số sóng mang con trong một khối tài nguyên (RB), NSC=12
Ns là số ký tự OFDM trên một subframe. Thông thƣờng là 14 ký tự nếu sử
dụng CP thông thƣờng.
Nrb là khối tài nguyên (RB) tƣơng ứng với băng thông hệ thống (băng thông
kênh truyền). Chẳng hạn nhƣ đối với băng thông kênh truyền là 1.4 MHz thì sẽ có 6
RB đƣợc phát đi.
Băng thông kênh truyền Số RB chỉ định cho băng Băng thông
(MHz) thông kênh truyền cấu hình
1.4 6 1.08
3 15 2.7
5 25 4.5
10 50 9

15 75 13.5
20 100 18
Bảng 3-3: Giá trị của băng thông cấu hình tƣơng ứng với băng thông kênh
truyền

F là hệ số sửa lỗi, F đƣợc tính toán theo công thức sau:

72

    
 
   
Trong đó:
- Tframe là thời gian của một frame. Có giá trị là 10ms. Mỗi frame bao gồm
10 subframe và mỗi subframe có giá trị là 1ms.
- Tcp là tổng thời gian CP của tất cả các ký tự OFDM trong vòng một frame.
Chiều dài khoảng bảo vệ cho mỗi ký tự OFDM là 5.71 µs đối với CP ngắn
và 16.67 µs đối với CP dài. Mỗi frame sẽ bao gồm 10 subframe, mỗi
subframe lại bao gồm 2 slot mà mỗi slot bao gồm 7 ký tự OFDM. Do đó Tcp
sẽ có giá trị là 14x10x5,71=779,4 µs hay 14x10x16,67=2,33 ms
Nghiên cứu của SPIRENT chỉ ra rằng, chất lƣợng MOS đƣợc cải thiện rõ rệt
sau khi áp dụng các phƣơng pháp tối ƣu cho phần vô tuyến:

Hình 3-6: Chất lƣợng thoại VoLTE trƣớc và sau khi tối ƣu

Nhƣ đã phân tích ở trên, trễ, độ mất gói hay biến động trễ trong mạng IP là
các nguyên nhân gây rớt cuộc gọi thoại VoLTE và làm suy giảm chất lƣợng thoại
ảnh hƣởng tới ngƣời dùng dịch vụ. Để khắc phục những nhƣợc điểm gây ra do

73
mạng IP, cần có phƣơng thức để giảm tải các nguyên nhân trên đó là áp dụng MPLS
và DiffServ vào mạng IP.
ii. Đánh giá phƣơng án áp dụng mô hình truyền sóng
Mô hình Hata-Okumura chỉ áp dụng với tần số từ 150-1920 MHz. Do vậy
việc mô phỏng tính toán vùng phủ với mạng sử dụng tần số trên 2000 MHz thì
không sử dụng đƣợc mô hình Hata-Okumura. Mô hình Longley-Rice Model có thể
đƣợc sử dụng đối với dải tần trên 2GHz.
Để xây dựng và quy hoạch mạng vô tuyến, sử dụng mô hình Hata-Okumura
để mô phỏng vùng phủ: xác định vùng phủ, pathloss để tính toán số lƣợng eNodeB
cần thiết cũng nhƣ công suất phát của mỗi eNodeB cho việc phục vụ mạng. Dựa
trên các tham số đầu vào của mô hình, các tham số sẽ đƣợc áp dụng trong khi triển
khai các eNodeB trên toàn hệ thống để đảm bảo vùng phủ cũng nhƣ tính toán quỹ
đƣờng truyền một cách hợp lý và tránh đƣợc việc chồng lấn vùng phủ.
Sau khi triển khai eNodeB trên toàn mạng, tiến hành thực hiện driving-test
để tối ƣu hóa lại vùng phủ để tăng chất lƣợng của môi trƣờng truyền sóng.
Việc quy hoạch vùng phủ tốt sẽ giúp làm giảm tác động của môi trƣờng vô
tuyến lên chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ giảm chi phí đo kiểm tối ƣu sau triển khai.

3.2.2. Phƣơng án cải thiện chất lƣợng mạng IP

3.2.2.1. Diffserve
i. Áp dụng Diffserve vào mạng IP
Mở rộng dịch vụ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà cung cấp dịch vụ khi
số kết nối ngày càng tăng. Do đó trong mạng lõi cũng tăng số luồng lƣu lƣợng với
nhiều giao thức khác nhau, DiffServ có khả năng mở rộng mạng mà vẫn đảm bảo
điều kiện trên mỗi luồng với độ tính toán phức tạp. DiffServ giúp các nhà cung cấp
dịch vụ có thể đảm bảo QoS tới từng dịch vụ ngƣời dùng.
Cấu trúc của mô hình DiffServ bao gồm nhiều lớp dịch vụ và mỗi lớp sẽ
đƣợc cung cấp một lƣợng tài nguyên xác định. Ví dụ trong mạng bao gồm hai lớp
dịch vụ: “nỗ lực tối đa” và “độ ƣu tiên” (premium). Điều này có nghĩa là những gói

74
dữ liệu thuộc lớp ƣu tiên sẽ đƣợc cung cấp chất lƣợng dịch vụ tốt hơn: dữ liệu đƣợc
đảm bảo, ít mất hơn và có độ trễ thấp hơn.
Kiến trúc Diffserv đƣợc sử dụng bởi E-node B và PDN gateway để gán QCI
một giá trị DSCP riêng biệt cho uplink và downlink. Việc gán giá trị ở Enode B và
PDN gateway cho phép phân loại các gói tin ở mạng truyền tải nền tảng. Kiến trúc
Diffserv gồm nhiều cách hành vi tại các điểm nhảy (Per Hop Behavirours - PHB)
khác nhau đƣợc sử dụng đƣợc xác định và phân loại các gói tin và áp dụng các chất
lƣợng dịch vụ (QoS) phù hợp. Các loại hành vi tại các điểm nhảy đƣợc phân loại
thành 3 nhóm đƣợc gọi là Chuyển tiếp khẩn cấp (Expedited Forwarding - EF),
Chuyển tiếp đảm bảo (Assured Forwarding - AF) và Phục vụ hết mức (Best Effort -
BE).
Nhóm EF có mức ƣu tiên cao nhất và thƣờng đƣợc sử dụng cho các dịch vụ
yêu cầu độ trễ rất thấp nhƣ thoại, báo hiệu … Nhóm AF chứa nhiều nhóm nhỏ với
các mức ƣu tiên rớt gói tin khác nhau nhƣ bảng 3.4:
Drop AF 4X AF3x AF 2X AF 1X
Precedence
Level 1 AF41(DSCP 26) AF31(DSCP 32) AF21(DSCP 26) AF11(DSCP 20)
Level 2 AF41(DSCP 26) AF32(DSCP 30) AF22(DSCP 24) AF12(DSCP 18)
Level 3 AF43(DSCP 38) AF33(DSCP 28) AF23(DSCP 22) AF13(DSCP 16)
Bảng 3-4: Mức ƣu tiên tƣơng ứng với các giá trị DSCP

Mức độ ƣu tiên rớt gói cho phép nhà cung cấp dịch vụ cung cấp các mức độ
QoS khác nhau cho các dịch vụ khác nhau. Nhóm BE là nhóm mặc định trong các
hành vi tại điểm nhảy và có mức độ ƣu tiên thấp nhất trong 3 nhóm. Nhóm AF và
BE sử dụng kỹ thuật phát hiện sớm trọng số ngẫu nhiên để phát hiện các điểm
nghẽn của hàng đợi dựa trên các ngƣỡng cho trƣớc. Khi số lƣợng các gói trong hàng
đợi vƣợt quá ngƣỡng nhỏ nhất, kỹ thuật phát hiện sớm trọng số ngẫu nhiên bắt đầu
làm rớt các gói tin dựa trên trọng số đƣợc gán cho từng hàng đợt. Nếu kết nối bị
nghẽn nặng và số lƣợng gói tin trong hàng đợi vƣợt quá ngƣỡng lớn nhất thì tất cả
các gói tin đến hàng đợi đều bị rớt.

75
a. Phân loại (classification)
Phân loại là việc các gói tin sẽ đƣợc đƣa vào những hàng đợi khác nhau mỗi
khi tới router, IOS của router bằng cách này hay cách khác phải phân biệt đƣợc các
gói tin khác nhau với độ ƣu tiên khác nhau để đƣa vào các hàng đợi thích hợp, nó
phải biết đƣợc gói tin nào có RTP (Real time protocol) headers để shape (định
hƣớng) cho gói tin nhằm cung cấp đủ băng thông cho lƣu lƣợng là voice. IOS phải
phân biệt đƣợc đâu là VoIP và đâu là data, để làm điều này thì nó phải sử dụng
Phân Loại (Classification). Để có thể phân loại đƣợc gói tin, thông thƣờng phải
kiểm tra một số trƣờng trong headers, sau khi phân loại, một QoS tool sẽ đƣa gói tin
vào hàng đợi thích hợp, hầu hết sự phân loại nhằm phân biệt đâu là gói tin VoIP và
đâu là gói tin không phải VoIP.
b. Đánh dấu (Marking)
Đánh dấu là một kĩ thuật dùng để tạo ra sự phân biệt giữa các gói tin của các
loại dữ liệu khác nhau trong khi thực hiện QoS, việc đánh dấu sẽ thực hiện trên các
một số trƣờng có trong gói tin nhƣ IP precedent, DSCP, EXP, QoS group, QoS
discard…. Việc đánh dấu thƣờng đƣợc thực hiện sau khi gói tin đã đƣợc phân loại.
Sau khi phân loại gói tin ta sẽ đánh dấu vào gói tin đó một giá trị, có thể đó là giá trị
IP precedent, DSCP hay EXP…Các giá trị đã đƣợc đánh dấu sẽ đƣợc dùng để phân
loại gói tin ở chặn tiếp theo và thực hiện QoS. Việc đánh dấu thƣờng xảy ra tại ngõ
vào của interface, tại đây gói tin sẽ đƣợc thu nhận và thực hiện đánh dấu lại
(remark) nếu cần thiết, dấu vừa đánh sẽ tồn tại trong các hàng đợi ngõ ra của router
này và trên đƣờng truyền tới đích tiếp theo. Thực chất của việc đánh dấu là ta sẽ set
các giá trị trong gói tin lên các giá trị thích hợp mà ta cho là hợp lí.
c. Chiến lƣợc lập lịch
Mạng truyền dẫn bao gồm một bộ lập lịch đƣợc gán băng thông sẵn sàng dựa
trên độ ƣu tiên và trọng số. Bộ lập lịch sử dụng sự phân loại của các gói dựa trên giá
trị DSCP để thành lập các chiến lƣợc khác nhau cho việc phân phối tài nguyên
mạng lƣới. Có 3 chiến lƣợc lập lịch đƣợc đánh giá và so sánh về mặt hiệu năng cho

76
việc cung cấp dịch vụ thoại chất lƣợng cao trong mạng LTE. Phần tiếp theo mô tả
tổng quan các chiến lƣợc lập lịch khác nhau đƣợc triển khai trong mạng truyền dẫn.
 Chiến lƣợc ƣu tiên nghiêm ngặt

Trong mô hình này, các gói đƣợc nhóm lại thành 4 cấp độ ƣu tiên khác nhau:
thấp, bình thƣờng, trung bình và cao. Các gói nhạy với độ trễ nhƣ thoại có mức ƣu
tiên cao và các dịch vụ nhƣ streaming độ trễ cao có mức ƣu tiên trung bình. Các
dịch vụ dựa trên TCP nhƣ HTTP, FTP là các dịch vụ có độ ƣu tiên bình thƣờng và
thấp. Bộ lập lịch luôn xử lý các gói có độ ƣu tiên cao trƣớc khi xử lý các gói khác
trong hàng đợi. Chiến lƣợc này rất hữu ích cho các dịch vụ nhƣ VoIP. Hạn chế lớn
nhất của chiến lƣợc này là khi mạng xảy ra tắc nghẽn với lƣu lƣợng có độ ƣu tiên
cao nhƣ thoại, thì sẽ hoàn toàn không có tài nguyên cho dữ liệu có độ ƣu tiên thấp
và do vậy thông lƣợng tổng thể của mạng sẽ giảm.
 Chiến lƣợc xoay vòng theo trọng số (WRR)

Hàng đợi xoay vòng theo trọng số (WRR) chia băng thông cổng đầu ra của
các lớp lƣu lƣợng đầu vào phù hợp với yêu cầu.
Nguyên lý hoạt động của WRR dựa trên hình 3-7. Các lƣu lƣợng đi vào đƣợc
nhóm thành n lớp và băng thông cổng đầu ra đƣợc phân bố cho n lớp này theo trọng
số thích hợp đã đƣợc xác định bởi băng thông yêu cầu cho n lớp này. Tổng trọng số
của các lớp phải bằng 100%

   


Trong đó: m là số lớp lƣu lƣợng, Wi là % trọng số lớp i.

77
Hình 3-7: Nguyên lý hoạt động của WRR

Nhƣ hình trên, hàng đợi xoay vòng theo trọng số WRR gồm hai lớp lập lịch
quay vòng:
- Lớp thứ nhất, các lớp từ 1 đến n đƣợc thăm bởi bộ lập lịch theo vòng thứ tự.
- Lớp thứ hai, các hàn đợi trong một lớp đƣợc bộ lập lịch thăm theo thứ tự
vòng khi bộ lập lịch dừng lại tại một lớp.
Băng thông công đầu ra tính theo % đƣợc gán bởi lớp I, trong số lớp I (W i )
thể hiện lƣợng thời gian tiêu tốn của bộ lập lịch cho lớp i. Ví dụ Wi = 20% có nghĩa
là bộ lập lịch sẽ tiêu tốn 20% chu kỳ thời gian quay vòng cho lớp i. Với các hàng
đợi FQ trong lớp i, thời gian cho các hàng đợi là cân bằng ,vì vậy lƣợng thời gian
cho một hàng đợi trong N i hàng đợi là 1/Ni. Trọng số cho mỗi hàng đợi FQ đƣợc
tính nhƣ sau:
Wij = W i x (1/Ni )
Trong đó, Wij là trọng số hàng đợi j trong lớp i, Wi là trọng số của lớp i, Ni là
số hàng đợi FQ trong lớp i.
Từ công thức trên chúng ta có thể viết lại thành: Wi = Wij x Ni hay :


  


78
Trọng số của lớp i (W i) sẽ đƣợc tính bằng tổng các yêu cầu lƣu lƣợng trong
lớp i. WRR sử dụng W i thay cho 1/n nhƣ trong trƣờng hợp sử dụng hàng đợi FQ,
tạo n lớp lƣu lƣợng với các yêu cầu băng thông cổng đầu ra khác nhau.
 Lập lịch theo cân bằng trọng số

Trong lập lịch theo cân bằng trọng số, các gói dữ liệu đƣợc nhóm thành các
hàng đợi khác nhau và mỗi hàng đợi đƣợc đƣợc gán một trọng số để xác định phần
băng thông có sẵn cho hàng đợi. Trong trƣờng hợp này, có các giá trị trọng số khác
nhau để xác định độ ƣu tiên của lƣu lƣợng nhƣ EF, AF và BE. Băng thông cho mỗi
hàng đợi dựa trên trọng số và đƣợc mô tả bằng công thức:

BWk   

Chiến lƣợc lập lịch cân bằng trọng số gán băng thông cho mỗi dịch vụ dựa
trên trọng số đƣợc gán cho mỗi hàng đợi chứ không dựa trên số lƣợng gói. Do vậy
khi có nhiều loại lƣu lƣợng khác nhau nhƣ VoIP, FTP, HTTP đƣợc truyền trong
mạng, băng thông cho mỗi dịch vụ đƣợc chia dựa vào trọng số và độc lập với kích
thƣớc gói trong hàng đợi. Sự khác biệt cơ bản giữa quay vòng theo trọng số và cân
bằng trọng số là quay vòng theo trọng số thực hiện lập lịch quay vòng từng gói
trong khi quay vòng cân bằng trọng số thực hiện theo từng bit một. Do vậy cân bằng
theo trọng số có lợi là phƣơng pháp này nhận thức đƣợc kích thƣớc thực tế của gói
tin trong mỗi hàng đợi trong khi phƣơng pháp quay vòng trọng số không làm đƣợc.
ii. Đánh giá phƣơng án áp dụng Diffserve vào mạng
Với việc áp dụng kỹ thuật này vào mạng, việc đảm bảo đƣờng truyền cho các
dịch vụ và các khách hàng với mức độ ƣu tiên khác nhau đƣợc đảm bảo ngay cả khi
hệ thống xảy ra quá tải. Với việc đảm bảo đƣờng truyền, dịch vụ cung cấp cho
khách hàng do vậy cũng đƣợc đảm bảo.

3.2.2.2. MPLS
i. Áp dụng kỹ thuật MPLS vào mạng IP

79
Khi mạng Internet ngày càng phát triển và mở rộng, lƣu lƣợng Internet bùng
nổ dẫn đến nghẽn mạch. MPLS có thể đƣợc sử dụng ở các giao thức mạng khác
nhau nhƣ IP, ATM và Frame Relay.
Công nghệ chuyển mạch nhãn MPLS là một công nghệ lai kết hợp tốt nhất
giữa định tuyến lớp 3 (layer 3 routing) và chuyển mạch lớp 2 (layer 2 switching)
cho phép chuyển tải các gói rất nhanh trong mạng lõi và định tuyến tốt ở các mạng
biên bằng cách dựa vào nhãn (label).
Trong MPLS, nhãn là một số có độ dài cố định và không phụ thuộc vào lớp
mạng. Kỹ thuật hoán đổi nhãn là tìm nhãn của một gói tin trong một bảng nhãn và
để xác định tuyến của gói và nhãn mới của nó. Phần chức năng điều khiển của
MPLS bao gồm các giao thức định tuyến với nhiệm vụ phân phối thông tin giữa các
LSR và thủ tục gán nhãn để chuyển thông tin định tuyến thành các bảng chuyển
mạch nhãn. MPLS có thể hoạt động đƣợc với các giao thức định tuyến khác nhƣ
OSPF (Open Shortest Path First), IS-IS (Intermediate System to Intermediate
System) hay BGP (Boder Gateway Protocol). Do MPLS hỗ trợ việc điều khiển lƣu
lƣợng và cho phép thiết lập tuyến cố định, việc đảm bảo chất lƣợng dịch vụ của các
tuyến là hoàn toàn khả thi.
Bên cạnh độ tin cậy, MPLS cũng quản lý mạng dễ dàng hơn. MPLS quản lý
việc chuyển tin theo các luồng thông tin, các gói tin đƣợc xác định bằng giá trị của
nhãn nên các thiết bị đo lƣu lƣợng mạng có thể dựa trên nhãn để phân loại gói tin.
Lƣu lƣợng đi qua tuyến chuyển mạch nhãn (Label Switching Path) đƣợc giám sát dễ
dàng bằng cách đo luồng thời gian thực RTFM (Real Time Flow Measurement).
Bằng cách giám sát lƣu lƣợng tại các LSR, nghẽn lƣu lƣợng sẽ đƣợc phát hiện và vị
trí xảy ra nghẽn lƣu lƣợng có thể đƣợc xác định nhanh chóng. Tuy nhiên, giám sát
lƣu lƣợng theo phƣơng pháp này không đƣa ra đƣợc toàn bộ thông tin về chất lƣợng
dịch vụ (nhƣ trễ từ điểm đầu đến điểm cuối của miền MPLS).
Trong trƣờng hợp một phần tử trên mạng bị lỗi, nếu sử dụng cơ chế khôi
phục thực hiện ở lớp IP, việc khôi phục có thể mất vài giây. Khoảng thời gian đó là
quá lớn đối với dịch vụ thời gian thực nhƣ VoIP, sẽ gây rớt cuộc gọi. Vì vậy, để

80
đảm bảo khôi phục mạng không ảnh hƣởng đến dịch vụ thời gian thực, MPLS có cơ
chế tự khôi phục là Fast Reroute phù hợp yêu cầu của dịch vụ thời gian thực: thời
gian khôi phục nhỏ hơn 50ms.

Hình 3-8: Cấu trúc miền MPLS

a. Kỹ thuật lƣu lƣợng


Kỹ thuật lƣu lƣợng (TE- Traffic Engineering) là k ỹ thuật điều khiển đƣờng
truyền chứa lƣu lƣợng qua mạng. Mục đích để cải thiện việc sử dụng tài nguyên
mạng, tránh trƣờng hợp một phần tử mạng bị nghẽn trong khi các phần tử khác
chƣa đƣợc dùng hết. Ngoài ra, còn để đảm bảo đƣờng truyền có các thuộc tính nhất
định, tài nguyên truyền dẫn có sẵn trên một đƣờng truyền cụ thể hay xác định luồng
lƣu lƣợng nào đƣợc ƣu tiên lúc xảy ra tranh chấp tài nguyên.
MPLS-TE dùng đƣờng hầm TE (TE tunnel) hay đƣờng hầm điều khiển lƣu
lƣợng để kiểm soát lƣu lƣợng trên đƣờng truyền đến một đích cụ thể. MPLS-TE
dùng định tuyến động (autoroute) để tạo bảng định tuyến bằng LSP mà không cần
thông tin đầy đủ của các tuyến lân cận (neighbor). MPLS-TE còn có khả năng dự
trữ băng thông khi xây dựng các LSP này. Nói chung, phƣơng pháp này linh hoạt
hơn kỹ thuật lƣu lƣợng chuyển tiếp chỉ dựa vào địa chỉ đích.
Xét mô hình mạng đơn giản sau:

81
Hình 3-9: Mô hình mạng tham khảo

Xét 2 luồng lƣu lƣợng I-I‟ và II-II‟ vào R1 và ra R5. Có hai hƣớng có thể
truyền lƣu lƣợng :
- R1-R2-R3-R5
- R1-R4-R5
Có hai cách để định tuyến:
- Sử dụng định tuyến tĩnh: lựa chọn hoặc là theo đƣờng R1-R2-R3-R5 hoặc
đƣợc định tuyến theo đƣờng R1-R4-R5
- Sử dụng định tuyến động: Sử dụng một trong các giao thức định tuyến IGP
nhƣ RIP, OSPF, IS-IS… Các giải pháp định tuyến này sẽ tìm đƣờng ngắn
nhất dựa trên các bộ định tuyến đƣợc tự động cập nhật bằng cách trao đổi,
thu thập thông tin định tuyến.
Trong hình trên, nếu áp dụng mô hình định tuyến OSPF, hai luồng lƣu lƣợng
này sẽ đi theo tuyến R1-R2-R3-R5 nhƣ hình:

Hình 3-10: Lựa chọn đƣờng sử dụng phƣơng pháp định tuyến OSPF

82
MPLS-TE dùng độ ƣu tiên của LSP (thuộc tính ƣu tiên) để đánh dấu các LSP
quan trọng hơn và cho phép chúng giành tài nguyên từ các LSP khác (hay chiếm
trƣớc LSP khác). MPLS-TE đƣa ra tám mức độ ƣu tiên từ 0 đến 7, với 0 là tốt nhất.
MPLS-TE còn quy định băng thông yêu cầu cho một LSP cụ thể, số chặng
mà lƣu lƣợng đƣợc phép truyền qua và tính toán đƣờng truyền dựa trên CSPF (thuật
toán ràng buộc tìm đƣờng ngắn nhất).
b. Giải quyết tắc nghẽn
Nhƣ đã đề cập ở chƣơng trƣớc, với sự phát triển mạnh mẽ của di động nhƣ
hiện nay, hiện tƣợng tắc nghẽn rất dễ xảy ra. Do vậy giải quyết tắc nghẽn cũng là
một trong các yếu tố quan trọng.
Traffic Engineering đề cập đến khả năng điều khiển của những luồng lƣu
lƣợng trong mạng, với mục đích giảm thiểu tắc nghẽn và tạo ra mức sử dụng hiệu
quả nhất cho các phƣơng tiện sẵn có. Lƣu lƣợng IP truyền thống định tuyến theo
Hop by Hop cơ bản và theo IGP luôn sử dụng kỹ thuật đƣờng dẫn ngắn nhất để
truyền lƣu lƣợng. Lƣu lƣợng đƣờng dẫn IP có thể không đạt tối ƣu vì nó phụ thuộc
vào thông tin Link Metric tĩnh không cùng với bất kỳ một hiểu biết nào của tài
nguyên mạng sẵn có hoặc các yêu cầu của lƣu lƣợng cần thiết để mang trên đƣờng
dẫn đó. Sử dụng kỹ thuật đƣờng dẫn ngắn nhất có thể gây ra các vấn đề sau:
- Đƣờng dẫn ngắn nhất từ các tài nguyên khác nhau chồng lẫn lên một số link,
gây ra tắc nghẽn trên các link đó.
- Lƣu lƣợng từ một nguồn đi tới một đích có thể vƣợt quá dung lƣợng của kỹ
thuật đƣờng dẫn ngắn nhất, trong khi một đƣờng dẫn dài hơn giữa hai Router
đó đƣợc đƣợc sử dụng không đúng mức.
Giao thức dự trữ tài nguyên RSVP là giao thức đóng vai trò quan trọng trong
mạng MPLS, sử dụng để dành trƣớc tài nguyên cho một phiên truyền trong mạng
Internet.
Nhu cầu sử dụng RSVP bắt đầu từ việc sử dụng mạng IP để vận chuyển các
lƣu lƣợng thời gian thực nhƣ thoại, hội nghị truyền hình vốn yêu cầu chặt chẽ về
ràng buộc thời gian. Để đảm bảo yêu cầu, các ứng dụng sẽ đƣợc đặt trƣớc tài

83
nguyên, tức tài nguyên khi này sẽ đƣợc dành riêng cho ứng dụng. RSVP định nghĩa
cách thức đặt trƣớc tài nguyên này. Khi đó với mỗi ứng dụng ví dụ nhƣ truyền file,
truyền video, RSVP sẽ thực hiện cho phép ứng dụng đặt trƣớc tài nguyên mà các
ứng dụng cần thiết và router sẽ từ chối nếu không có tài nguyên đặt trƣớc không có
sẵn. Nơi nhận thực hiện đặt trƣớc tài nguyên là điều hợp lý là vì nó biết rõ về tài
nguyên mà ứng dụng sẽ cần. Hơn nữa ngƣời dùng cũng dễ dàng tham gia hoặc
không tham gia nữa mà không gây ảnh hƣởng đến phía gửi.
Một số phƣơng pháp điều khiển chống tắc nghẽn mới:
 Kĩ thuật điều khiển tắc nghẽn FATE
Trong các mạng IP đang hoạt động, sẽ rất khó khăn trong việc kết hợp chặt
chẽ quá trình điều khiển lƣu lƣợng một cách có hiệu quả dựa vào các khả năng của
công nghệ IP. Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS đề xuất các khả năng mới đối
với các cơ chế điều khiển lƣu lƣợng. Phƣơng thức FATE cho phép giải quyết các
vấn đề liên quan đến việc quản lí các luồng lƣu lƣợng động qua mạng bằng cách tái
cân bằng các luồng lƣu lƣợng trong khoảng thời gian mạng bị tắc nghẽn.
 Kĩ thuật điều khiển tắc nghẽn EWA và FEWA
Phƣơng pháp EWA (Explicit Window Adaptation) dùng thông báo một cách
rõ ràng đến phía gửi về băng thông còn khả dụng của các đƣờng ra bằng cách sử
dụng cơ chế điều khiển lƣu lƣợng giống nhƣ trong TCP để truyền thông tin phản hồi
từ các bộ định tuyến đến phía gửi. Bên trong bộ định tuyến EWA thông tin phản hồi
đƣợc tính toán định kỳ dựa trên đánh giá dung lƣợng rỗi hiện tại của hàng đợi trong
bộ định tuyến nhân với một biến α. α tuỳ thuộc vào giá trị khởi tạo và kích thƣớc
hàng đợi hiện tại. Nó đƣợc điều khiển theo thuật toán AIMD. EWA cho thấy các kết
quả hoạt động tốt trong các bộ định tuyến có tải lớn, nhƣng có một số vấn đề trong
các bộ định tuyến hoạt động ở dƣới mức tải trong hầu hết thời gian. Lý do nằm ở
việc tính toán α, nó đặt quá nhiềuvào trọng tải trƣớc đó của bộ định tuyến, vì vậy
không thể phản ứng lại đủ nhanh đối với những thay đổi lớn của các điều kiện tải.
Chính vì hạn chế đó EWA mờ (FEWA- Fuzzy EWA) đã phát triển, khác với
EWA cũ chủ yếu ở việc tính toán α. FEWA sử dụng một bộ điều khiển mờ để tính α

84
dựa theo giá trị hiện tại và một giá trị gần nhất của bộ đệm bộ định tuyến. Với các
thay đổi này trong việc tính toán phản hồi bên trong bộ định tuyến, hiệu suất từ đầu
cuối đến đầu cuối có thể đạt đƣợc lớn hơn so với EWA.
ii. Đánh giá phƣơng án áp dụng kỹ thuật MPLS vào mạng IP
Áp dụng MPLS vào mạng cung cấp để giải quyết vấn đề về tốc độ và độ trễ
một cách hiệu quả đồng thời làm giảm việc xảy ra nghẽn cổ chai trên các nút mạng.
MPLS còn cung cấp khả năng mở rộng mạng, tức là điều tiết một số lƣợng lớn và
ngày càng tăng nhanh chóng các user trên mạng.

3.2.3. Phƣơng án mở rộng mạng


i. Tính toán mở rộng mạng
Xét hệ thống IMS nhƣ hình (giả thiết các gói tin tới mỗi hệ thống trong mạng
IMS là nhƣ nhau tại một thời điểm):

Hình 3-11: Mô hình hàng đợi

Trong đó FhoSS là FOKUS Home Subcriver Server

Hiệu năng sử dụng của hệ thống theo thời gian đƣợc tính theo công thức :




trong đó λ là tốc độ đến và µ là tốc độ phục vụ. Điều kiện để hệ thống ở


trạng thái ổn định là ρ < 1. Điều này có nghĩa là tốc độ đến phải bằng hoặc nhỏ hơn
tốc độ phục vụ.

85
Tốc độ đến của mỗi thành phần IMS đƣợc tính nhƣ sau:

        


Trong đó λ 0i là tốc độ đến ngoài của mỗi thành phần IMS và λj pij là tốc độ
truyền giữa mỗi thành phần trong IMS. Xác xuất đến của mỗi thành phần đƣợc mô
tả nhƣ hình trên.

Chúng ta có 4 công thức sau :

λ1 = λ01 + λ1p11 + λ2p21 + λ3p31 + λ4p41

λ2 = λ02 + λ1p12 + λ2p22 + λ3p32 + λ4p42

λ3 = λ03 + λ1p13 + λ2p23 + λ3p33 + λ4p43

λ4 = λ04 + λ1p14 + λ2p24 + λ3p34 + λ4p44

Từ đó ta có kết quả sau:

λ1(PCSCF) = 0.0013λ

λ2(ICSCF) = 0.00066λ

λ3(SCSCF) = 0.0023λ

λ4 (FHoSS) = 0.0059λ

Nhƣ vậy một hệ thống HSS có cấu trúc phần cứng giống các phần tử trong
hệ thống IMS có thể phục vụ đƣợc 2 hệ thống IMS.

Do vậy khi tính toán số lƣợng thiết bị IMS để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của thuê bao cần tính toán tới lƣợng HSS cần để phục vụ số lƣợng thuê bao đó.

ii. Đánh giá phƣơng án tính toán mở rộng mạng

86
Việc tính toán để mở rộng mạng là rất cần thiết đối với bất cứ nhà cung cấp
dịch vụ nào để tiết kiệm đƣợc vốn cũng nhƣ đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng
của thuê bao.
Mô hình hàng đợi 3-11 là một mô hình lý thuyết đƣợc xây dựng dựa trên các
yếu tố giả thiết. Do vậy khi áp dụng vào thực tế, cần tính toán chính xác số lƣợng
bản tin trên mỗi máy chủ, từ đó tính toán lƣợng máy chủ cần thiết đáp ứng lƣợng
thuê bao trong hệ thống tại các giờ cao điểm. Từ đó tránh đƣợc tình trạng quá tải
xảy ra trên hệ thống cũng nhƣ giảm chi phí đầu tƣ các hệ thống máy chủ.

87
KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Trong giới hạn luận văn này, tôi đã thực hiện đƣợc mục đích của luận văn là
nghiên cứu phƣơng pháp và mô hình đánh giá chất lƣợng dịch vụ đa phƣơng tiện
IMS, cụ thể là dịch vụ VoLTE trên nền LTE: Đƣa ra đƣợc những tồn tại của dịch vụ
này và một số phƣơng pháp nhằm cải thiện chất lƣợng dịch vụ.

Trong tƣơng lai, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để mở rộng phạm vi nghiên cứu,
tiến hành các mô phỏng và lấy dữ liệu từ mạng thực tế của Mobifone để đánh giá
chất lƣợng dịch vụ VoLTE. Tôi cũng mong muốn đƣa ra đƣợc các giải pháp để tăng
cƣờng chất lƣợng mạng phục vụ cho công việc cũng nhƣ nghiên cứu sau này.

88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Prasanna Gururaj, Raghavendrarao, “Voice over LTE”.
2. Martin Sauter (2011), “From GSM to LTE. An introduction to mobile
network and mobile broadband”, p. 207-215.
3. Mikka Poikselka, Harri Holma, Jukka Hongisto, Juha Kallio and Antti
Toskala, “Voice over LTE”, p. 32-44.
4. 4G Americas, “VoLTE and RCS Technology Evolution & Ecosystem”.
5. 3GPP, TS 23.203 version 13.7.0 Release 13 (2016-4), “Digital cellular
telecommunication system (Phase 2+) (GSM); Universal Mobile
Telecommunications System (UTMS); LTE; Policy charging control
architecture, p.46-48.
6. J. Salo, M. Nur-Alam, K. Chang, “Practical Introduction to LTE Radio
Planning”, p.2-3.
7. Cisco Press, “Voice over IP Fundamentals”, p.120-125.
8. Huawei White paper, “KPI in LTE radio network”.
9. Alex Wanda, “Network Retainability in LTE: Call Drops perceptions”.
10. SPIRENT, “The volte user experience: better or worse”, p.22-24.
11. Christopher Cox (2011), “An introduction to LTE. LTE, LTE advanced,
SAE and 4G Mobile communications”, p.11-15.
12. BRUCE NORTHCOTE (18th Feb, 2015), “Defining Capacity in
UMTS/LTE Networks from an End User Perspective”.
13. Bodie Wilhoite, 14th December 2014, “Considerations for VoLTE
Implementation”.
14. Paper: “Interview: Head of Strategic Wireless Technology and Core
Network, HKT: “The launch of VoLTE is just the beginning of the journey
to a new era of mobile voice communications.””.
15. Anthony Lo, “Enhanced LTE-Advanced Random-Access Mechanism for
Massive Machine-to-Machine (M2M) Communications”.

89
16. Tektronix communications, “VoLTE Troubleshooting Protect the Customer
Experience with Iris Session Analyzer”.
17. Martin KOLLÁR, “Evaluation of real data call setup success rate in E-
UTRAN”.
18. Michael Anehill, Magnus Larsson, Goran Stromberg, Eric Parsons, “As
LTE becomes more widely adopted, interest in how to carry voice over lTE
in growing rapidly”.
19. Sophia Antipolis, 18-20 November 2013, “VoLTE QoS Assessment
Technology Evaluation Plugtests”.
20. James Rankin, Alexandru Costaiche, Joseph Zeto, August 2013, “Validating
VoLTE: A definitive guide to successful deployments”.
21. NSN White paper, November 2013, “From Voice over IP to Voice over
LTE”.
22. 3GPP, TS 23.401 General Packet Radio Service (GPRS) Enhancements for
Evolved Universal Terrestrial Radio Acess Network (E-UTRAN) Access.

90

You might also like