2022 03 VDSC - InvestmentStrategyReport - March2022 - VIE - New

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

07/03/2022

Chiến lược đầu tư tháng 03/2022


THẬN TRỌNG TRƯỚC NHỮNG BẤT ỔN BÊN NGOÀI

Cuộc chiến giữa Nga – Ukraine bất ngờ khởi phát trong những tuần cuối tháng Hai đưa thị trường đảo chiều
sang trạng thái tiêu cực. Về mặt kinh tế, chúng tôi cho rằng cuộc chiến Nga – Ukraine sẽ không gây ảnh
hưởng tiêu cực trực tiếp lên nền kinh tế Việt Nam, do giá trị thương mại giao thương với hai quốc gia trên là
không đáng kể. Dù vậy, trong ngắn hạn, tâm lý phòng thủ trước những bất ổn kinh tế có thể phát sinh từ sự
đáp trả qua lại giữa các bên trong cuộc chiến Nga – Ukraine sẽ tạo nên những phiên biến động mạnh. Khi thị
trường còn tiềm tàng bất ổn, chúng tôi cho rằng việc duy trì tỷ lệ sức mua nhất định sẽ giúp NĐT có vị thế tốt
hơn trong những nhịp sụt giảm giá cổ phiếu.

Quyết định lãi suất của FED dự kiến sẽ công bố giữa tháng Ba là yếu tố đang được quan tâm. Chúng tôi cho
rằng việc Fed sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 3 đã là yếu tố được dự đoán từ trước khi lạm phát tại Mỹ Ban Chiến lược
đạt mức cao kỉ lục. Trong đó, mức kì vọng về đợt tăng lãi suất của Fed có thể đạt 0,5 điểm phần trăm so với
Nguyễn Thị Phương Lam
mức dự báo trước đó là 0,25 điểm phần trăm. Tuy nhiên, trong kịch bản tốt hơn dự kiến là mức tăng chỉ
khoảng 0,25 điểm phần trăm trong bối cảnh xung đột chính trị leo thang tại Nga và Ukraine thì điều này có lam.ntp@vdsc.com.vn
thể tác động tích cực trong ngắn hạn về mặt tâm lý chung trên thị trường. Bernard Lapointe

Chúng tôi kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.450 - 1.540 trong tháng Ba. bernard.lapointe@vdsc.com.vn
Trần Thị Hà My
Căng thẳng Nga - Ukraine, và các diễn biến leo thang tiếp theo, có thể làm thị trường rung lắc tuy nhiên mức
my.tth@vdsc.com.vn
độ tác động sẽ không mang tính quá tiêu cực đến tâm lý chung khi yếu tố căng thẳng không còn mang tính
chất quá bất ngờ như ban đầu. Chúng tôi cho rằng các cổ phiếu thuộc nhóm Thủy Sản, Cảng biển sẽ diễn Đỗ Thanh Tùng

biến tích cực theo xu hướng thuận lợi của giá cả hàng hóa. Cổ phiếu nhóm Công nghệ cũng được kì vọng tung.dt@vdsc.com.vn
tốt với động lực từ chuyển đổi số giúp hỗ trợ cho câu chuyện lợi nhuận trong năm nay. Ngoài ra, dòng tiền Trần Hoàng Thế Kiệt
dài hạn có thể trú ẩn vào cổ phiếu Ngân hàng khi nhìn xa hơn vào câu chuyện tăng trưởng nửa sau 2022 và kiet.tht@vdsc.com.vn
ảnh hưởng căng thẳng địa chính trị dần qua đi. Các nhóm cổ phiếu lớn như Dầu khí và Thép (nếu có) sẽ hỗ Trần Thị Ngọc Hà
trợ nhẹ cho chỉ số khi dư địa không còn nhiều khi giá đã phản ánh tác động của việc căng thẳng chính trị leo
ha.ttn@vdsc.com.vn
thang.
Trần Ngọc Thảo Trang
Diễn biến trung bình của chỉ số cận biên (MXFM), mới nổi (MXEF), S&P 500 và Nikkei sau trang.tnt@vdsc.com.vn
các sự kiện chiến tranh

6% 5,61%
4,86%
5% 4,56%
4,22%
4%
3%
2%
1%
0,02% 0,12%
0%
-1% -0,78% -0,49%
-2% -1,06%
-1,68% -1,48% -1,57%
-3%
MXEF MXFM S&P 500 Nikkei

T+5 T+30 T+90

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 1
NỘI DUNG
KINH TẾ THẾ GIỚI 3
• Thời kỳ tiền rẻ đang đến hồi kết ................................................................................................................................................................................ 3
• Một cuộc khủng hoảng lương thực ở châu Âu? .................................................................................................................................................. 5
KINH TẾ VIỆT NAM 9
• Nền kinh tế đối diện với số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh và rủi ro địa chính trị ................................................................................. 9
• Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine đến Việt Nam..............................................................................................................10
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÁNG 2 2022: PHỤC HỒI NHẸ VỚI THANH KHOẢN TIẾP TỤC SỤT GIẢM SAU TẾT 12
TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÁNG 3: GIẰNG CO 15
CHIẾN LƯỢC VÀ Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ THÁNG BA 17
Cuộc chiến Nga – Ukraine và các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu lên Nga đang làm dấy lên mối quan ngại về rủi ro đứt gãy chuỗi
cung ứng toàn cầu, đặc biệt khi mà Nga và Ukraine là hai quốc gia xuất khẩu lớn các sản phẩm kim loại, phân bón, nông sản, dầu và khí
đốt. Tâm lý quan ngại này đã đẩy giá các hàng hóa nói trên, vốn đang neo ở vùng cao do đứt gãy chuỗi cung ứng trong suốt hai năm đại
dịch, một lần nữa quay trở lại vùng đỉnh. Hoạt động “đầu cơ theo giá hàng hóa” đã đưa giá cổ phiếu của các doanh nghiệp liên quan tăng
nhanh và mạnh. Trái với diễn biến giá cổ phiếu, chúng tôi không cho rằng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể tăng nhanh theo
diễn biến giá hàng hóa.

Với việc giá dầu tăng mạnh, chúng tôi nhận thấy hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp vẫn sẽ được hưởng lợi theo đà tăng của
giá bán như các doanh nghiệp sản xuất trung và hạ nguồn. Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị nắm giữ PLX. BSR và OIL cũng là hai doanh
nghiệp trung – hạ nguồn của ngành dầu khí mà NĐT có thể xem xét tích lũy trong những nhịp điều chỉnh của thị trường.

Trong khi đó diễn biến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thượng nguồn vẫn chủ yếu theo tâm lý “đầu cơ” theo giá dầu. Quan sát các đợt
tăng giá dầu trong quá khứ, chúng tôi nhận thấy giá dầu tăng nhanh cũng sẽ giảm nhanh trong một thời gian ngắn khi xảy ra các bất ổn
địa chính trị. Do vậy, chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng đối với nhóm cổ phiếu này, gồm PVD, PVS, PXS, và PVC.

Cho hoạt động đầu tư ngắn hạn theo diễn biến giá thép cán nóng (HRC), chúng tôi cho rằng NKG và HSG là các lựa chọn hấp dẫn trong
trường hợp châu Âu và các quốc gia khác áp đặt các lệnh trừng phạt lên ngành thép Nga. Dù vậy, xét về yếu tố cơ bản, thị giá NKG đã vượt
giá mục tiêu 12 tháng (45.000 đồng/CP) và HSG gần như đạt giá mục tiêu 12 tháng (41.000 đồng/CP) của chúng tôi. Trong khi đó, nhà đầu
tư có thể tích lũy HPG cho mục đích nắm giữ trung - dài hạn, không chỉ do tác động tích cực của đợt tăng giá HRC mà còn đến từ nhu cầu nội
địa phục hồi trong năm 2022.

Chúng tôi kỳ vọng tâm lý NĐT sẽ ổn định và thị trường có thể phục hồi trở lại vào thời gian cuối tháng, khi các thông tin về KQKD Q1/2022,
mà chúng tôi tin rằng vẫn khả quan ở nhiều ngành nghề, dần được hé lộ. Các số liệu kinh tế vẫn đang cho thấy sự phục hồi ổn định của lĩnh
sản xuất – công nghiệp, thể hiện qua chỉ số PMI duy trì trên mức 50 điểm đồng thời tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp đã phục hồi về
mức tương đương mức tăng trước đại dịch. Cổ phiếu ưa thích của chúng tôi bao gồm HND, DRC, STK, PNJ, VCB, TCB, và MBB. Đồng thời, NĐT
có thể xem xét hiện thực hóa lợi nhuận ở những cổ phiếu đã có mức tăng giá tốt mà chúng tôi đã khuyến nghị trong BCCL tháng Hai, gồm
GMD, PET, GAS và VHC.

DANH SÁCH CỔ PHIẾU QUAN TÂM 23


56 mã cổ phiếu được CTCK Rồng Việt nghiên cứu (tìm hiểu, trao đổi thông tin với doanh nghiệp) và có những phân tích, đánh giá cụ thể
trong các “Báo cáo phân tích công ty” hoặc “Nhật ký chuyên viên” phát hành từ trước đến nay.

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 2
KINH TẾ THẾ GIỚI
• Thời kỳ tiền rẻ đang đến hồi kết

• Một cuộc khủng hoảng lương thực ở châu Âu?

Thời kỳ tiền rẻ đang đến hồi kết

• Thị trường chứng khoán ASEAN ghi nhận suất sinh lợi vượt trội từ đầu năm 2022 đến nay (Bảng
1).

• Nợ của Mỹ đang ở mức cao kỷ lục, phần lớn là do nợ của Chính phủ Liên bang (Hình 1).

• Các nhà đầu tư mua lại cổ phiếu toàn cầu (+9,5 tỷ USD, +0,1% tổng tài sản quản lý) trên tất cả
các khu vực trong tuần thứ chín liên tiếp, bao gồm cả dòng vốn tăng nhẹ vào Châu Âu (+450
triệu USD, 0,1%).

Bảng 1: Tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, so với đầu năm, nội tệ, tỷ suất gộp
Thị trường So với đầu năm
Singapore (STI) +5,5%
Indonesia (JSI) +3,8
Malaysia (FBMKLCI) +1,6
Philippines (PSI) +1,3
Thái Lan (SET) +1,3
Việt Nam (VN Idx) 0,0
Nhật Bản (Topix) -5,8
Shanghai (A shares) -5,2
Mỹ (S&P 500) -8,0
Đức (DAX) -8,3

Nguồn: Tradingview, Bloomberg, tại ngày 25/02/2022

Nợ của Mỹ tiếp tục gia tăng. Điều này gây lo ngại lãi suất sẽ sớm tăng.

Hình 1: Nợ phi tài chính của Mỹ kể từ năm 1952, % GDP

Tổng thống Biden không được đa số người Mỹ yêu thích. Tỷ lệ chấp thuận của Biden đã giảm kể từ
khi được bầu. Điều này chủ yếu là do lạm phát - đặc biệt là giá xăng - và việc ông không có khả
năng truyền đạt một năng lực lãnh đạo mạnh mẽ. Tình hình Ukraine có thể giúp ích cho Biden khi
Tổng thống Mỹ có quan điểm khá quyết đoán về vấn đề này. Câu hỏi lớn hơn là: ai sẽ là Tổng thống
Mỹ tiếp theo?

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 3
Hình 2: Tỷ lệ chấp thuận Biden và Lạm phát Mỹ

Chúng tôi duy trì mức mục tiêu 4.000 cho chỉ số S&P 500 (Hình 3) vì chúng tôi nhận thấy khẩu vị rủi
ro của các nhà đầu tư rất thấp vào thời điểm này của chu kỳ. Nhiều dự đoán rằng lãi suất có khả
năng tăng sớm hơn và cao hơn mức mà những người lạc quan hy vọng trước đây đã đẩy lợi suất
trái phiếu tăng lên ở nhiều nền kinh tế. Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vào tháng
Ba sẽ là một thời điểm căng thẳng. Đừng đặt cược vào một diễn biến bình lặng trên thị trường
chứng khoán.

Hình 3: Chỉ số S&P 500, hàng ngày

Các thị trường châu Âu dường như không khả quan hơn với Chỉ số CAC-40 của Pháp đang tiến sát
mức giảm 10% từ mức hiện tại (Hình 4).

Hình 4: Chỉ số CAC-40

Tóm lại: nắm giữ tiền mặt, bán trái phiếu

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 4
Một cuộc khủng hoảng lương thực ở châu Âu?

• Khủng hoảng phân bón sắp trở thành khủng hoảng lương thực tại Châu Âu.

• Giá ngũ cốc đã tăng đáng kể trong 5 đến 6 tuần qua.

• Cựu Giám đốc điều hành McDonald phát biểu rằng “lạm phát đang khiến mọi nhà hàng ở Mỹ
khủng hoảng”.
Về mặt kinh tế toàn cầu, cuộc tấn công Ukraine có thể không được coi là một vấn đề lớn: trong năm
2020, GDP danh nghĩa của Ukraine chỉ là 155 tỷ USD, con số này ít hơn giá trị hai tháng nới lỏng
định lượng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Nhưng khi đem vấn đề Ukraine vào phần còn lại của sự
không chắc chắn xung quanh nền kinh tế toàn cầu, nó trở nên có ý nghĩa.
Điều mà chúng tôi cũng nghi ngờ là những xáo trộn về giá cả diễn ra trong năm ngoái - và giá năng
lượng hiện đang leo thang do các sự kiện ở Ukraine - đã khiến các doanh nghiệp khó thấy rõ liệu
hiệu quả và lợi nhuận đầu tư có đúng hay không hay đơn thuần là thủ thuật kế toán, như trường
hợp của những năm 1970 và 1980. Nhiều quốc gia châu Âu có tình trạng quan hệ khác nhau với
Nga có thể giúp Điện Kremlin khai thác những khác biệt này để gây mất đoàn kết trong phản ứng
của châu Âu đối với cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.

• Nông nghiệp - Các biện pháp phong tỏa và kích thích tiền tệ khiến giá lương thực sẽ tiếp tục
tăng (Hình 1,2 & 3).

• Khí đốt tự nhiên - Châu Âu rất phụ thuộc vào khí đốt của Nga (40% tổng lượng khí đốt nhập
khẩu) nên giá sẽ ở mức cao (Hình 4).

• Đồng - Giá đồng phải tăng để giải quyết tình trạng thâm hụt nguồn cung lớn đang cận kề.

• Vận chuyển - Vận chuyển là yếu tố quan trọng đối với sự vận hành của thế giới hiện đại, nhưng
đang đứng trước nguy cơ phá sản (Hình 5).

• Đô la Mỹ - Chúng tôi có quan điểm tiêu cực (Hình 6).

• Kim loại cơ bản - Các mục tiêu năng lượng sạch đòi hỏi nhiều kim loại để sản xuất pin hơn so
với nguồn cung toàn cầu hiện có.

• Dầu khí nước ngoài - Đầu tư dầu khí ngoài khơi xa đã bị cắt đứt, nhưng tiêu thụ vẫn tiếp tục
tăng.

• Kim loại Đất hiếm - Một vở kịch về địa chính trị và tính chu kỳ sẽ giúp định giá lại những mặt
hàng này.

• Uranium - Thâm hụt nguồn cung đang dần hiện diện.

• Than - Xã hội hiện đại phụ thuộc vào than, với nguồn cung liên tục tăng. Có khoản đầu tư nào
đáng chối từ hơn không?
Khi nông dân châu Âu chuẩn bị rải phân bón trên các cánh đồng sau mùa đông, giá chất dinh
dưỡng cao ngất ngưởng khiến họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng ít hơn và cố
gắng chuyển chi phí xuống chuỗi thức ăn.
Đối với những người trồng các mặt hàng chủ lực như ngô và lúa mì, đây là lần đầu tiên họ thực sự
phải đối mặt với cuộc khủng hoảng phân bón được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng năng lượng,
hạn chế xuất khẩu và các lệnh trừng phạt thương mại. Giờ đây, chi phí cao hơn nhiều để mua các
hóa chất cần thiết cho các loại cây trồng mùa đông sắp chết khô, và chi phí tăng thêm có thể thúc
đẩy các vụ trồng nhỏ hơn trong vụ xuân chiếm khoảng một phần ba lượng ngũ cốc châu Âu.
Châu Âu đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi việc cắt giảm nhà máy phân bón do chi phí tăng cao
của khí đốt tự nhiên được sử dụng để vận hành chúng - và giá chất dinh dưỡng ở đó vẫn ở mức kỷ
lục ngay cả khi áp lực giảm bớt ở Bắc Mỹ. Châu Âu có thể đối mặt với thâm hụt khoảng 9% nhu cầu
phân đạm hàng năm trong nửa đầu năm 2022. Lương thực thậm chí có thể đắt hơn nếu thu hoạch
bị ảnh hưởng hoặc giá cây trồng tăng.

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 5
Ai có thể nghĩ rằng việc đóng cửa mỏ khí đốt Groningen của Hà Lan sẽ dẫn đến một cuộc khủng
hoảng phân bón, sản xuất nông nghiệp, lương thực và lạm phát? Tăng chi phí của tất cả các thành
phần năng lượng do không đủ vốn đầu tư.

Hình 5: Giá lúa mì, CME

Hình 6: Giá đậu nành, CME

Hình 7: Giá cà phê, ICE

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 6
Hình 8: Giá khí tự nhiên, ICE

Chỉ số Freightos Baltic (FBX) là giá cước vận chuyển đường biển Trung Quốc - Hoa Kỳ, dựa trên 1,5
tỷ điểm giá.

Hình 9: Chỉ số Freightos Baltic (FBX)

Hình 10: Chỉ số US

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 7
CHỈ SỐ VĨ MÔ THẾ GIỚI THÁNG 2

Chênh lệch lợi tức TPCP Mỹ (%/năm) Lợi tức TPCP Đức và Nhật (%/năm)

US10Y-US3M Nhật 10Y Đức 10Y

2,0 1,0
0,8
1,5 0,6
1,0 0,4
0,2
0,5 0,0
-0,2
0,0 -0,4
-0,5 -0,6
-0,8
-1,0 -1,0
May-18

May-19

May-20

May-21

May-18

May-19

May-20

May-21
Nov-18

Nov-19

Nov-20

Nov-21

Nov-18

Nov-19

Nov-20

Nov-21
Aug-18

Aug-19

Aug-20

Aug-21

Aug-18

Aug-19

Aug-20

Aug-21
Feb-18

Feb-19

Feb-20

Feb-21

Feb-22

Feb-18

Feb-19

Feb-20

Feb-21

Feb-22
Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

Giá dầu WTI (USD/thùng) PMI tại ASEAN (Điểm)

Dầu thô WTI 60 Dec-21 Jan-22 Feb-22


55
120
110 50
100 45
90
40
80
70 35
60 30
50 25
40
Thái Lan
Việt Nam

Singapore

Malaysia
Philippines

Myanmar

Indonesia
30
Dec-21
Dec-21
Dec-21
Dec-21
Nov-21
Nov-21
Nov-21
Sep-21
Sep-21
Sep-21

Jan-22
Jan-22
Jan-22
Aug-21
Aug-21
Aug-21

Oct-21
Oct-21
Oct-21

Mar-22
Feb-22
Feb-22

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt Nguồn: Markit Economics, CTCK Rồng Việt

Diễn biến giá vàng Diễn biến tỷ giá (%, YTD)

USD/ounce Giá vàng 3%


2,2%
2.050
2%
1.950 0,9% 1,0%
1% 0,5% 0,5%
1.850 0,1%
1.750 0%

1.650 -1% -0,6%


1.550 -2%
1.450
-3% -2,7%
Dec-21
Dec-21
Dec-21
Dec-21
Nov-21
Nov-21
Nov-21
Sep-21
Sep-21
Sep-21

Jan-22
Jan-22
Jan-22
Aug-21
Aug-21
Aug-21

Oct-21
Oct-21
Oct-21

Mar-22
Feb-22
Feb-22

USD/MYR

USD/THB
USD/SGD

USD/INR
USD/CNY

USD/PHP
USD/VND

USD/IDR

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 8
KINH TẾ VIỆT NAM
• Nền kinh tế đối diện với số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh và rủi ro địa chính trị
• Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine đến Việt Nam

Nền kinh tế đối diện với số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh và rủi ro địa chính trị
Kể từ sau Tết Nguyên Đán, số ca nhiễm Covid-19 trong nước tăng rất nhanh và mạnh. Ngày
28/02/2022, số ca nhiễm được ghi nhận lập đỉnh kỷ lục 122.471 ca, trung bình 7 ngày gần nhất ở
mức 90.094 ca/ngày. Các tỉnh ghi nhận số ca nhiễm nhiều nhất gồm có Hà Nội và các tỉnh miền
phía Bắc, vốn là những địa phương ít bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt bùng phát dịch lần thứ 4. Tỷ lệ
ca nhiễm trên 1 triệu dân tại Việt Nam đang ở mức cao nhất so với các nước trong khu vực và đứng
thứ hai toàn cầu, chỉ xếp sau Đức.
Điểm tích cực là dù số ca nhiễm ở mức rất cao, số ca tử vong vẫn trong tầm kiểm soát nhờ độ phủ
vắc xin cao. Trung bình 7 ngày gần nhất là 86 ca/ngày, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh điểm khoảng
360 ca/ngày trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4. Tính đến ngày 01/03, khoảng 78,6% dân số được
tiêm đủ liều và 40% dân số đã được tiêm mũi 3. Theo đó, các hoạt động kinh tế vẫn diễn ra tương
đối bình thường sau Tết. Cụ thể, hoạt động sản xuất cho thấy sự phục hồi bền bỉ với chỉ số PMI ghi
nhận ở mức 54,3 điểm trong tháng 2/2022 (tăng lên từ mức 53,7 điểm trong tháng 1/2022). Cùng
với đó, chỉ số sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10% so với cùng kỳ, tương đương với
mức tăng trưởng bình quân của lĩnh vực này trước khi dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên, đợt bùng phát
dịch bệnh trong tháng 2 vẫn tạo ra những khó khăn nhất định cho hoạt động sản xuất như tình
trạng thiếu hụt lao động và thời gian giao hàng của nhà cung cấp vẫn kéo dài đáng kể, mặc dù ít
nghiêm trọng hơn so với giai đoạn bùng nổ của làn sóng Delta.
Nhờ thời gian nghỉ Tết nên hoạt động liên quan đến du lịch và giải trí lần đầu tiên ghi nhận mức
tăng trưởng dương so với cùng kỳ sau 9 tháng liên tục sụt giảm. Dịch vụ lưu trú ăn uống và du lịch,
giải trí tăng lần lượt 12,6% và 39,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tháng 2 cũng là thời điểm chính sách
giảm thuế VAT từ 10% về 8% chính thức có hiệu lực, tuy nhiên, chúng tôi đánh giá mức độ phục
hồi của nhu cầu tiêu dùng nội địa còn rất yếu. Tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa chỉ ở mức
2,4% so với cùng kỳ trong tháng 2, nếu loại trừ yếu tố giá nghĩa là không có tăng trưởng. Tác động
của việc giảm thuế VAT yếu đi đáng kể do giá nhiên liệu tăng mạnh trong thời gian qua bởi rủi ro
địa chính trị đến từ cuộc chiến tranh Nga – Ukraine. Giá dầu Brent đã vượt ngưỡng 100$/thùng
trong tháng 2, mức chốt phiên ngày 1/3 cao hơn 17,8% so với đầu cuối tháng 1 và cao hơn 38,1%
so với cuối năm 2021. Trong khi đó, giá xăng (RON 95) trong nước liên tục được điều chỉnh tăng với
mức tăng khoảng 15,2% từ đầu đến nay. Chúng tôi cho rằng số ca nhiễm Covid-19 và giá dầu tăng
cao là hai yếu tố bào mòn cơ hội phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước và triển vọng mở cửa
du lịch trở lại vào giữa tháng 3 tới.

Hình 11: Hoạt động sản xuất công nghiệp và chỉ số PMI Hình 12: Tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa

PMI (trục phải) So với tháng trước So với cùng kỳ


Toàn ngành công nghiệp
40%
Công nghiệp chế biến, chế tạo
35% 60,0 30%
20%
25%
45,0 10%
15% 0%
30,0
-10%
5%
-20%
15,0
-5% -30%
-15% - -40%
01/2020
03/2020
05/2020
07/2020
09/2020
11/2020
01/2021
03/2021
05/2021
07/2021
09/2021
11/2021
01/2022
01/2017
05/2017
09/2017
01/2018
05/2018
09/2018
01/2019
05/2019
09/2019
01/2020
05/2020
09/2020
01/2021
05/2021
09/2021
01/2022

Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 9
Hình 13: Số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tại Việt Nam Hình 14: Giá xăng dầu trong nước và thế giới

Số ca nhiễm Giá xăng A92 thế giới ($/thùng)

200000 1000 Giá dầu Brent ($/thùng)


Số ca tử vong (trục phải)
Giá xăng RON 95 (trục phải, đồng/lít)
800
150000 140 30.000
600 120 25.000
100000 100 20.000
400 80
15.000
50000 60
200 40 10.000
20 5.000
0 0
0 -
05/2021

06/2021

07/2021

08/2021

09/2021

10/2021

11/2021

12/2021

01/2022

02/2022

03/2022

01/2018
05/2018
09/2018
01/2019
05/2019
09/2019
01/2020
05/2020
09/2020
01/2021
05/2021
09/2021
01/2022
Nguồn: ourworldindata, CTCK Rồng Việt Nguồn: Bloomberg, PLX, CTCK Rồng Việt

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine đến Việt Nam
Cuộc chiến tranh giữa Nga – Ukraine đã dấy lên rủi ro rất lớn về triển vọng kinh tế toàn cầu vì những
biện pháp cấm vận từ Mỹ, EU đang và sẽ triển khai đối với Nga, cùng với chiều ngược lại là biện
pháp trả đũa phương Tây dựa trên những vị thế kinh tế và địa chính trị mà Nga đang nắm giữ. Đối
với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đối với Việt Nam, chúng tôi nhìn nhận tác động chủ yếu
sẽ thông qua ảnh hưởng của giá dầu lên lạm phát và giá hàng hóa lên hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp.
Đầu tiên, đối với tác động trực tiếp, chúng tôi cho rằng tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng
Nga - Ukraine đối với hoạt động thương mại của hai nước với Việt Nam là rất hạn chế. Trong năm
2021, hai quốc gia Nga và Ukraine chiếm khoảng 0,9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam, tương đương với 6,2 tỷ USD. Đối với xuất khẩu, hai mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đến hai quốc gia trên là chè và cà phê, sự phụ thuộc của hai mặt
hàng này đối với thị trường Nga – Ukraine lần lượt là 10% và 6%. Đối với nhập khẩu, khoảng 10-
12% giá trị nhập khẩu phân bón và than đá đến từ thị trường Nga và khoảng 7% giá trị nhập khẩu
lúa mỳ đến từ cả hai thị trường Nga và Ukraine.
Về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến ngày 20/02/2022, các nhà đầu tư Nga có khoảng
151 dự án có vốn đăng ký tại Việt Nam với tổng giá trị vốn đầu tư chỉ khoảng 953,8 triệu USD, số dự
án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của nhà đầu tư Ukraine là không đáng kể. Tổng vốn đăng ký của
cả hai nước tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,2% tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong tuyên bố chung về tầm nhìn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt – Nga đến năm
2030 vào tháng 12/2021 có đề cập đến việc thúc đẩy hợp tác một số lĩnh vực năng lượng và dầu
khí giữa PVN và một số đối tác Nga đã hiện diện tại Việt Nam từ khá lâu (Gazprom, Novatek,
Zarubezhneft). Ảnh hưởng lâu dài của chiến tranh và cấm vận có thể khiến cho tập đoàn PVN gặp
thêm khó khăn về tiến độ triển khai các dự án năng lượng và dầu khí.
Ngoài ra, Việt Nam đang trong giai đoạn mở cửa du lịch trở lại với quốc tế, cuộc khủng hoảng Nga
- Ukraine nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến lượng khách du lịch đến từ Nga. Trước khi dịch bệnh
xảy ra, số khách Nga đến Việt Nam là khoảng 646.524 khách, chiếm khoảng 3,6% lượng khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam. Dù vậy, khách Nga thường có thời gian lưu trú dài khoảng hơn 10 ngày
với mức chi tiêu bình quân khá cao khoảng 1.500USD/người.

Bảng 2: Quan hệ thương mại Việt Nam và Nga - Ukraine Bảng 3: Mặt hàng giao dịch nhiều nhất với Nga - Ukraine
Triệu USD Nhập khẩu Xuất khẩu Tổng Nhập khẩu % tổng NK Xuất khẩu % tổng XK
Nga 2.299 3.203 5.503 Than đá 12% Chè 10%
Ukraine 376 345 720 Phân bón 10% Cà phê 6%
% Tổng XNK 0,8% 1,1% 0,93% Lúa mỳ 7% Tiêu 3%
Thủy sản 4% Rau củ 2%
Sắt thép 4% Thủy sản 2%
Nguồn: TCHQ, CTCK Rồng Việt Nguồn: TCHQ, CTCK Rồng Việt

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 10
Đối với tác động gián tiếp, chúng tôi nhìn nhận rủi ro dễ thấy nhất đến từ việc tăng giá hàng hóa,
nổi bật là giá dầu thô, điều này sẽ ảnh hưởng đến triển vọng lạm phát. Rủi ro tiềm tàng là nguy cơ
gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên vật liệu cơ bản sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Vấn đề
suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa được đề cập nhiều tuy nhiên đang là một rủi ro đang
gia tăng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng xuất khẩu của Việt Nam. Ở khía cạnh tích cực, lộ trình thắt
chặt tiền tệ của các NHTW (ECB và Fed) có thể sẽ chậm hơn so với nhiều dự báo được đưa ra trước
khi cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine xảy ra. Chúng tôi sẽ đề cập đến hai rủi ro đầu tiên trong phần
phân tích tiếp theo.
Trước diễn biến liên tục leo thang của chiến tranh và các biện pháp trừng phạt từ phương Tây, giá
dầu đã nhanh chóng vượt ngưỡng 100$/thùng. Rất khó đoán định liệu có các biện pháp trừng phạt
cứng rắn hơn khi mà cả Nga và phương Tây đều có những lợi ích tương hỗ về mặt kinh tế, đặc biệt
là ở khía cạnh dầu khí. Dù vậy, đà tăng của giá dầu được dự báo sẽ có thể tiếp diễn trong thời gian
nữa với ngưỡng kỳ vọng tiếp theo là 120$/thùng và tiếp theo nữa là 150$/thùng. Dù vậy, thống kê
quá khứ cho thấy giá dầu thế giới tăng nhanh và cũng giảm rất nhanh trong một thời gian ngắn
khi xảy ra bất ổn địa chính trị. Theo Tổng cục thống kê, khi giá xăng dầu tăng 10% (cố định các yếu
tố khác), thì lạm phát của nền kinh tế sẽ tăng trực tiếp của vòng 1 khoảng 0,35%-0,36%, nếu tính
cả vòng 2 thì lạm phát khoảng 0,87%-0,90%, tác động đối với tổng chi phí của nền kinh tế tăng
khoảng 0,352%. Giá dầu Brent bình quân cả năm 2021 là xấp xỉ 71$/thùng, từ đầu năm đến nay
bình quân là gần 91$/thùng, tương ứng với mức tăng 28%. Nếu giá dầu tiếp tục leo thang sau đó
giảm lại nhanh chóng và mức bình quân khoảng 90$/thùng được duy trì suốt cả năm thì tác động
lạm phát cả hai vòng vẫn xoay quanh ước tính 3,8% của chúng tôi. Trong trường hợp, mức giá dầu
bình quân năm nay là 100$/thùng thì lạm phát sẽ có thể tăng cao hơn dự phóng và vượt ngưỡng
mục tiêu của Chính phủ là 4,0%.
Hiện tại, việc một số ngân hàng của Nga bị loại ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu (SWIFT) sẽ
khiến cho việc giao thương giữa Nga và các nước gặp khó khăn và phải tìm cách thức thanh toán
thay thế, đồng nghĩa với việc gián đoạn nguồn cung sẽ có thể diễn ra. Điều này đã dẫn đến đà tăng
giá mạnh của rất nhiều loại nguyên vật liệu cơ bản từ dầu thô, khí đốt, ngũ cốc, kim loại từ cơ bản
đến quý hiếm. Chúng tôi cho rằng cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine sẽ ảnh hưởng đến giá nguyên
liệu đầu vào của rất nhiều ngành nghề. Nếu xếp hạng theo vai trò của Nga và chuỗi cung ứng toàn
cầu thì tác động lớn nhất là dầu thô, tiếp đến là khí đốt, theo sau đó là sản xuất lương thực (lúa mì,
dầu hướng dương, bắp, phân bón), và cuối cùng là các sản phẩm kim loại phục vụ cho ngành sản
xuất công nghiệp ô tô, điện tử, máy bay, vật liệu bán dẫn như nickel, palladium và platinum. Theo
phân tích từ Natixis, các biện pháp trả đũa từ Nga có thể tập trung việc hạn chế việc xuất khẩu các
mặt hàng kim loại như Nhôm, Titanium và Uranium 1, đây được coi là một trong những lựa chọn có
sức nặng để đối trọng lại các biện pháp trừng phạt từ các nước phương Tây. Đối với Việt Nam, rủi
ro gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa thế giới sẽ gián tiếp tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp
trong nước. Điểm sáng trong bức tranh này là với việc các đối tác phương Tây tìm kiếm nhà cung
cấp thay thế cho nguồn cung thiếu hụt từ Nga, hàng xuất khẩu từ Việt Nam có thể là một lựa chọn.
Dù vậy, chúng tôi cho rằng việc nắm bắt được cơ hội trong khủng hoảng sẽ rất tùy thuộc vào khả
năng đáp ứng đơn hàng của doanh nghiệp, mức độ tồn kho nguyên liệu giá thấp và khoảng cách
giữa tốc độ tăng giá đầu ra so với tốc độ tăng của chi phí đầu vào.
Hình 15: Tỷ trọng đóng góp của Nga và Ukraine vào nguồn Hình 16: Tỷ trọng đóng góp trong sản xuất toàn cầu của
cung hàng hóa toàn cầu Nga đối với một số kim loại (2020)

Nguồn: Reuters, CTCK Rồng Việt Nguồn: S&P Global Market Intelligence, CTCK Rồng Việt

1
https://www.im.natixis.com/en-ch/markets/global-supply-chain-leverage-of-russia

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 11
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÁNG 2 2022: PHỤC HỒI NHẸ VỚI THANH KHOẢN TIẾP
TỤC SỤT GIẢM SAU TẾT

Chỉ số VN Index đã có sự phục hồi tốt sau kì nghỉ Tết và vượt mốc 1.500 điểm sau ba tuần đầu của
tháng 2. Tuy nhiên, căng thẳng chính trị từ việc Nga tuyên bố dùng vũ lực với Ukraine từ ngày 24/02
đã kìm hãm đà hồi phục của chỉ số và đẩy VN Index về mức dưới 1.500 điểm. Tựu trung lại, VN Index
kết thúc tháng 2 tại mốc 1.490,13 điểm, tăng 0,76% so với tháng trước đó.
VN Index có diễn biến khả quan hơn so với một số chỉ số khác trên thế giới như S&P 500 (-3,14%),
Nikkei (-1,76%). Bên cạnh đó, chỉ số HNX Index còn có mức tăng tốt hơn khi tăng 5,68% so với tháng
trước.

Hình 17: Chỉ số VN Index, tháng 2/2021 - tháng 2/2022 Hình 18: Chỉ số HNX Index, tháng 2/2021 - tháng 2/ 2022

GT khớp lệnh (tỷ đồng) VN-Index (trục phải) GT khớp lệnh (tỷ đồng) HNX-Index (trục phải)

50.000 1600 7.000 500


45.000 450
1500 6.000
40.000 400
35.000 1400 5.000 350
30.000 300
1300 4.000
25.000 250
20.000 1200 3.000 200
15.000 150
1100 2.000
10.000 100
5.000 1000 1.000 50
02/21
03/21
04/21
05/21
06/21
07/21
08/21
09/21
10/21
11/21
12/21
01/22
02/22
02/21
03/21
04/21
05/21
06/21
07/21
08/21
09/21
10/21
11/21
12/21
01/22
02/22

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

Thanh khoản bình quân của VN Index sụt giảm so với tháng trước khi đạt 21.800 tỷ (-14,8% MoM).
Trong đó, thanh khoản ghi nhận giảm ở cả ba nhóm VN30, VN Mid và VN Sml khi tâm lý nhà đầu tư
thận trọng hơn trước vùng giá cao và những căng thẳng chính trị. Trong tháng này, câu chuyện về
cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine đã hỗ trợ cho giá dầu và có tác động tích cực đến nhóm cổ
phiếu Dầu khí. Ngoài ra, nhóm Vật liệu bao gồm Thép cũng được hưởng lợi trước nguy cơ khủng
hoảng nguồn cung thép tại EU và hỗ trợ giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu Thép (NKG, HSG).
Hơn 40% số cổ phiếu có mức tăng dưới 10%, chiếm 41% tổng số cổ phiếu trên hai sàn HOSE và
HNX.

Bảng 4: Diễn biến các nhóm cổ phiếu trong tháng 2 Hình 19: Số lượng cổ phiếu trên HOSE và HNX theo tỷ suất
sinh lời/tháng

VN30 VNMid VNSmall


≤ -20% (-20%,-10%] (-10%,0%)

TBKL TBKL TBKL [0%,10%) [10%,20%) ≥20%


hằng hằng hằng
Thay Thay Thay 800
ngày ngày ngày
đổi giá đổi giá đổi giá
(tỷ (tỷ (tỷ
đồng) đồng) đồng)
600
12/2021 8.448 -0,12% 9.447 7,40% 4.408 4,57%
400
01/2022 9.001 -0,23% 9.671 -9,30% 4.015 -14,80%
200

02/2022 8.511 -0,93% 8.390 5,59% 3.665 13,12% -


02-21
03-21
04-21
05-21
06-21
07-21
08-21
09-21
10-21
11-21
12-21
01-22
02-22

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt
TBKL: Trung bình khớp lệnh

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 12
Nhóm ngành Năng lượng là nhóm dẫn đầu với mức tăng trưởng 15,11% so với tháng trước, dẫn
dắt bởi cổ phiếu Dầu khí như PSH (+36%) trong khi đó nhóm Vật liệu (+14,43% MoM) được hỗ trợ
bởi cổ phiếu Thép như NKG (+40%) và HSG (+26%). Ở chiều ngược lại, nhóm Bất động sản và Tài
chính cản trở đà tăng của chỉ số với mức giảm lần lượt là 4,42% và 2,04%.

Hình 20: Diễn biến chỉ số các nhóm ngành trong tháng 2

Tài chính Bất động sản


Vật liệu Công nghiệp
Hàng tiêu dùng thiết yếu Hàng tiêu dùng không thiết yếu
Y tế Năng lượng
Tiện ích Công nghệ
VN Index

120
115
110
105
100
95
90
85
80

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

Khối ngoại
Khối ngoại quay trở lại bán ròng trong tháng 2 với giá trị đạt 650 tỷ đồng thông qua giao dịch khớp
lệnh trên sàn HOSE khi căng thẳng chính trị leo thang.

VIC (-1.987 tỷ đồng), HPG (-1.047 tỷ đồng) và HDB (-499 tỷ đồng) là các mã bị bán ròng đáng kể.
Trong khi đó, VHM (506 tỷ đồng), DXG (469 tỷ đồng) và GMD (431 tỷ đồng) là những mã thu hút
nhà đầu tư nước ngoài trong tháng hai.
Các quỹ ETF trong và ngoài nước ghi nhận những diễn biến trái chiều. Ở phía quỹ ngoại, quỹ Fubon
hút ròng 15,6 triệu USD trong khi FTSE bị rút ròng 1,2 triệu USD. Diễn biến quỹ nội cũng phân hóa
khi nhóm VN Diamond ghi nhận dòng tiền vào ròng 14,7 triệu USD trong khi E1VFVN30 bị rút ròng
tới 42,7 triệu USD.

Hình 21: Diễn biến mua / bán ròng của khối ngoại (tỷ đồng) Hình 22: Mua / bán ròng của khối ngoại (khớp lệnh) trên
trong 12 tháng qua HOSE và diễn biến của VN-Index theo tháng

Mua/Bán ròng (tỷ đồng, cột trái) Mua/Bán ròng (Tỷ đồng, Cột trái)
Mua/Bán ròng tích lũy (tỷ đồng, cột phải) VNIndex MoM (Cột phải)
3.000 10.000 5.000 20%
2.000 0
1.000 -10.000 10%
-20.000 0
0
-30.000 0%
-1.000
-40.000 -5.000
-2.000 -50.000 -10%
-3.000 -60.000
-4.000 -70.000 -10.000
-20%
-5.000 -80.000
-15.000 -30%
02/2021
03/2021
04/2021
05/2021
06/2021
07/2021
08/2021
09/2021
10/2021
11/2021
12/2021
01/2022
02/2022

02-20
04-20
06-20
08-20
10-20
12-20
02-21
04-21
06-21
08-21
10-21
12-21
02-22

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 13
Bảng 5: Giá trị khối ngoại mua/bán ròng theo ngành trên sàn HOSE và HNX tháng 2

HSX HNX
Giá trị giao Khối lượng Giá trị giao Khối lượng
Khu vực dịch ròng giao dịch dịch ròng giao dịch
(tỷ đồng) ròng (nghìn (tỷ đồng) ròng (nghìn
cổ phiếu) cổ phiếu)
Hàng & Dịch vụ Công nghiệp 645 11.789 1 83
Dịch vụ tài chính 324 6.877 12 334
Thực phẩm và đồ uống 312 2.548 -1 -104
Hàng cá nhân & Gia dụng 201 2.383 -190 -5.764
Hóa chất 161 1.852 30 753
Du lịch và Giải trí 121 -219 2 -41
Ô tô và phụ tùng 88 3.305 3 288
Bảo hiểm 41 760 15 359
Y tế 35 233 0 -16
Công nghệ Thông tin 1 -54 -1 -57
Truyền thông 0 2 -4 -165
Viễn thông 0 0 0 -4
Điện, nước & xăng dầu khí đốt -19 -7.642 0 17
Xây dựng và Vật liệu -31 -4.596 -6 652
Bán lẻ -71 -1.642 -1 -12
Ngân hàng -103 -9.411 0 -12
Dầu khí -162 -3.158 26 869
Bất động sản -669 -629 42 65
Tài nguyên Cơ bản -1.212 -25.383 -3 -271
Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

Nhà đầu tư tổ chức trong nước


Nhà đầu tư tổ chức trong nước và tự doanh giao dịch khá tiêu cực khi lần lượt bán ròng 1.934 tỷ và
404 tỷ đồng. Các cổ phiếu nổi bật được giao dịch bởi các nhà đầu tư tổ chức trong nước và khối tự
doanh được liệt kê bên dưới.

Hình 23: Các cổ phiếu được các tổ chức trong nước bán/mua Hình 24: Các cổ phiếu được bán/mua nhiều nhất bởi
nhiều nhất (tỷ đồng) trong tháng 2 khối tự doanh (tỷ đồng) trong tháng 2

TCB TCB
HPG E1VFVN30
VIB ACB
VPB OCB
FPT CII
MSB MWG
FLC VIC
VIC
VHM
FUEVFVND
MSN
ACB
FUEVFVND
-1000 -500 0 500 1000
-600 -400 -200 0 200 400

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

Hình 25: Hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư tổ chức trong nước (Tỷ đồng)

3.500
1.500
-500
-2.500
-4.500
-6.500

Tự doanh Tổ chức trong nước

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 14
TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÁNG 3: GIẰNG CO

Trong tháng 3, rủi ro thị trường trong ngắn hạn có thể sẽ nằm ở những biến động bất ngờ từ cuộc giao
tranh giữa Nga và Ukraine. Ngoài ra, chúng tôi đánh giá việc tăng lãi suất của Fed trong cuộc họp giữa
tháng 3 đã nằm trong kì vọng và nếu mức tăng thực tế ít hơn sẽ là yếu tố hỗ trợ tâm lý thị trường. Trước
những biến động khó lường như vậy, dòng tiền nhiều khả năng sẽ luân chuyển đến những nhóm ngành
hưởng lợi từ xu hướng tăng giá hàng hóa và có câu chuyện tăng trưởng tốt trong năm 2022. Nhìn
chung, chúng tôi dự đoán VN Index sẽ dao động trong khoảng 1.450 - 1.540.

Căng thẳng địa chính trị là yếu tố chúng tôi lo ngại trong ngắn hạn.
Về yếu tố căng thẳng địa chính trị, việc Nga có các động thái bất ngờ trong việc tổ chức đợt quân
sự đặc biệt vào Ukraine từ ngày 24/02 đã làm thị trường thế giới chao đảo. Hiện nay, tình hình chính
trị đang khá phức tạp khi Nga tiến gần hơn vào lãnh thổ Ukraine, đặc biệt là hướng về phía Kiev.
Ngoài ra, việc tổng thống Ukraine kí đơn xin gia nhập EU sau khi Nga và Ukraine vừa có cuộc đàm
phán đầu tiên tại biên giới Belarus nhưng chưa có thỏa thuận chi tiết nào được đưa ra cho thấy
chưa có nhiều chuyển biến trong việc hòa hoãn giao tranh giữa hai bên. Theo chúng tôi, một thảo
thuận ngừng bắn sẽ là điều được trao đổi kĩ hơn sau cuộc đàm phán đầu tiên khi đó là nguyện vọng
chính của Ukraine.
Xét về mức ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh đến thị trường chứng khoán, chúng tôi thấy tác
động ngắn hạn là có xảy ra ở các thị trường mới nổi, cận biên và phát triển trong khoản 30 ngày
sau sự kiện khi mức giảm trung bình từ khoảng 0,49% đến 1,68%. Tuy nhiên, các thị trường dần lấy
lại cân bằng sau khoảng 3 tháng cho thấy các sự kiện chiến tranh chỉ có tác động theo hướng tiêu
cực (nếu có) trong ngắn hạn. Hiện tại với thị trường Việt Nam, chúng tôi đánh giá sự kiện Nga xâm
lược Ukraine có thể xảy ra rung lắc với những diễn biến tiếp theo của dòng sự kiện tuy nhiên mức
độ tác động sẽ không mang tính quá tiêu cực đến thị trường khi yếu tố căng thẳng có lẽ đã không
còn mang tính chất quá bất ngờ như ban đầu. Xét về mức định giá hiện tại, khu vực thị trường cận
biên vẫn có mức định giá hiện tại tương đối hấp dẫn khi PE đạt 12,53 lần với dự phóng EPS
2022/2023F đạt 11,33%/20,67%. Trong khí đó, định giá nhóm mới nổi hiện tại quanh 12,9 lần với
dự phóng EPS 2022/2023F đạt 7,63%/11,33%. Về việc Nga có khả năng bị loại khỏi rổ MSCI
Emerging market thì chúng tôi cho rằng tác động đến các quốc gia trong rổ cận biên là không đáng
kể khi MSCI sẽ có thể cho Nga vào thị trường độc lập trước những diễn biến căng thẳng chính trị
gần đây khiến cho việc mua bán cổ phiếu tại thị trường này gặp nhiều khó khăn.

Hình 26: Diễn biến trung bình của chỉ số cận biên (MXFM), mới nổi (MXEF), S&P 500 và Nikkei
sau các sự kiện chiến tranh

6% 5,61%
4,56% 4,86%
5% 4,22%
4%
3%
2%
1% 0,02% 0,12%
0%
-1% -0,49%
-0,78%
-2% -1,06% -1,48%
-1,68% -1,57%
-3%
MXEF MXFM S&P 500 Nikkei

T+5 T+30 T+90

Nguồn: CTCK Rồng Việt, Bloomberg

Việc tăng lãi suất của Fed trong cuộc họp giữa tháng 3 đã nằm trong kì vọng. Tuy nhiên, nếu
mức tăng nhẹ hơn thì có thể yếu tố hỗ trợ tâm lý thị trường.
Chúng tôi cho rằng việc Fed sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 3 đã là yếu tố được dự đoán từ
trước khi lạm phát tại Mỹ đạt mức cao kỉ lục (CPI tháng 1 tăng 7,5% YoY và là mức tăng mạnh nhất

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 15
từ tháng 2 năm 1982). Trong đó, mức kì vọng về đợt tăng lãi suất của Fed có thể đạt 0,5 điểm phần
trăm so với mức dự báo trước đó là 0,25 điểm phần trăm. Tuy nhiên, trong kịch bản tốt hơn dự kiến
là mức tăng chỉ khoảng 0,25 điểm phần trăm trong bối cảnh xung đột chính trị leo thang tại Nga
và Ukraine thì điều này có thể tác động trong ngắn hạn về mặt tâm lý chung trên thị trường. Tác
động đến Việt Nam đầu tiên và dễ thấy nhất là kỳ vọng của thị trường, điều này phản ánh qua kỳ
vọng của nhà đầu tư trên TTCK VN. Sự không chắc chắn về triển vọng nâng lãi suất của Fed đã và
đang tạo ra tâm lý e ngại đối với nhà đầu tư trên TTCK VN. Lý do e ngại gồm khả năng đảo chiều
của dòng vốn ngoại, ảnh hưởng của việc nâng lãi suất của Fed đến các cân đối vĩ mô như tỷ giá,
lạm phát, cán cân thanh toán và lãi suất từ đó, kéo theo sự thay đổi trong quan điểm về chính sách
tiền tệ của NHNN Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện tại, thị trường có phần bớt sự hưng phấn hơn khi giá trị giao dịch qua khớp
lệnh (24.000 tỷ/phiên) giảm 14% so với giai đoạn cao trào vào tháng 11 và tháng 12 năm 2021 khi
chỉ số đang giao dịch quanh mức 1.500, tương ứng mức PE 17 lần. Do đó, chúng tôi cho rằng dòng
tiền chảy vào thị trường sẽ mang tính chọn lọc hơn so với giai đoạn trước và hướng đến các cổ
phiếu có câu chuyện tăng trưởng cao và còn dư địa hưởng lợi từ xu hướng tăng giá hàng hóa trong
năm 2022.

Nhóm cổ phiếu Cảng biển cũng sẽ được hưởng lợi khi giá cước nhiều khả năng sẽ được điều chỉnh
tăng trong ngắn hạn nếu việc khủng hoảng nguồn cung tiếp tục diễn ra tồi tệ hơn.

Trong nhóm Xuất khẩu, các cổ phiếu Thủy Sản sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi giá bán tăng
nhanh khoảng hơn 50% svck và nguồn cầu mạnh mẽ với sự sụt giảm nguồn cung của Nga (với giá
trị xuất khẩu hơn 500 triệu USD). Chúng tôi tin xu hướng tăng của giá bán vẫn được duy trì trong
nửa đầu năm 2022 trước việc giá thực phẩm toàn cầu vẫn trong xu hướng tăng.

Nhóm Ngân hàng chịu áp lực bán trong giai doạn cuối tháng hai và đầu tháng ba khi tình hình
căng thẳng chính trị leo thang. Yếu tố này tạo áp lực lên dòng vốn ngoại khi nhóm này quay đầu
bán ròng mạnh trong tuần cuối tháng 2 với giá trị bán ròng là 395 tỷ trong khi đang duy trì đà mua
ròng tốt với giá trị là 466 tỷ trong tuần thứ 2 và thứ 3 của tháng 2. Điều này là không quá bất ngờ
khi đi cùng với xu hướng chung của cổ phiếu ngân hàng ở các quốc gia phát triển. Theo đánh giá
của chúng tôi, triển vọng 2022 của nhóm Ngân hàng vẫn lạc quan với mức tăng trưởng 2022F ở
mức 34% và không chịu quá nhiều tác động trước những hình phạt đối với Nga khi dư nợ không
lớn. Do đó, chúng tôi tin tưởng vào sự hồi phục trong giá cổ phiếu của nhóm Ngân hàng khi câu
chuyện tăng trưởng sẽ dần rõ nét hơn trong giai đoạn 2H 2022 dưới góc độ dài hạn hơn.

Nhóm Dầu khí thì theo đánh giá của chúng tôi thì dư địa tăng giá không nhiều khi giá cổ phiếu đã
phản ánh thông tin về căng thẳng chính trị và giá dầu theo quan điểm của chuyên viên ngành là
sẽ dần hạ nhiệt.

VN Index dao động trong khoảng 1.450 - 1.540.

Ở các nhóm cổ phiếu lớn, chúng tôi thiên về quan điểm trung lập cho nhóm cổ phiếu Dầu khí (GAS
và PLX) và Thép hoặc (nếu có) sẽ hỗ trợ nhẹ cho chỉ số khi dư địa không còn nhiều khi giá đã phản
ánh tác động của việc căng thẳng chính trị leo thang. Trong tháng này, chúng tôi cho rằng các cổ
phiếu thuộc nhóm Thủy Sản, Cảng biển sẽ phần nào hỗ trợ thị trường. Ngoài ra, cổ phiếu nhóm
Công nghệ như FPT cũng được kì vọng tốt với động lực từ chuyển đổi số giúp hỗ trợ cho câu
chuyện lợi nhuận trong năm nay. Ngoài ra, dòng tiền dài hạn có thể trú ẩn cổ phiếu Ngân hàng khi
nhìn xa hơn vào câu chuyện tăng trưởng nửa sau 2022 và ảnh hưởng căng thẳng địa chính trị dần
qua đi. Đối với các nhóm cổ phiếu F&B (MSN và VNM) và BĐS thì động lực trong ngắn hạn cho cả
nguyên ngành thì chưa có nhiều chuyển biến và chủ yếu dựa vào yếu tố câu chuyện riêng của các
doanh nghiệp (thời gian thực hiện các thương vụ bán vốn, mở bán/mua quỹ đất nhiều khả năng sẽ
thực hiện sôi động hơn trong 2H 2022) do đó quan điểm chung của chúng tôi là Trung lập. Nhìn
chung, chúng tôi kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.450 - 1.540.

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 16
CHIẾN LƯỢC VÀ Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ THÁNG BA

Thận trọng trước những bất ổn bên ngoài: hạn chế mua đuổi và tăng vị thế sức mua...
Cuộc chiến giữa Nga – Ukraine bất ngờ khởi phát trong những tuần cuối tháng Hai đưa thị trường
đảo chiều sang trạng thái tiêu cực. Về mặt kinh tế, chúng tôi cho rằng cuộc chiến Nga – Ukraine sẽ
không gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp lên nền kinh tế Việt Nam, do giá trị thương mại giao thương
với hai quốc gia trên là không đáng kể. Dù vậy, trong ngắn hạn, tâm lý phòng thủ trước những bất
ổn kinh tế có thể phát sinh từ sự đáp trả qua lại giữa các bên trong cuộc chiến Nga – Ukraine sẽ tạo
nên những phiên biến động mạnh. Trong giai đoạn thị trường còn tiềm tàng bất ổn, chúng tôi cho
rằng việc duy trì tỷ lệ sức mua nhất định sẽ giúp NĐT có vị thế tốt hơn trong những nhịp sụt giảm
giá cổ phiếu. Đồng thời, NĐT có thể xem xét hiện thực hóa lợi nhuận ở những cổ phiếu đã có mức
tăng giá tốt mà chúng tôi đã khuyến nghị trong BCCL tháng Hai, gồm GMD, PET, GAS và VHC.
Cuộc chiến Nga – Ukraine và các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu lên Nga đang làm dấy
lên mối quan ngại về rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt khi mà Nga và Ukraine là hai
quốc gia xuất khẩu lớn các sản phẩm kim loại, phân bón, nông sản, dầu và khí đốt. Tâm lý quan
ngại này đã đẩy giá các hàng hóa nói trên, vốn đang neo ở vùng cao do đứt gãy chuỗi cung ứng
trong suốt hai năm đại dịch, một lần nữa quay trở lại vùng đỉnh. Hoạt động “đầu cơ theo giá hàng
hóa” đã đưa giá cổ phiếu của các doanh nghiệp liên quan tăng nhanh và mạnh. Trái với diễn biến
giá cổ phiếu, chúng tôi không cho rằng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể tăng nhanh
theo diễn biến giá hàng hóa.

Dầu khí
Xét về mức tác động lên ngành dầu khí Việt Nam nếu các doanh nghiệp dầu khí Nga bị cấm vận,
chúng tôi cho rằng rủi ro tổng thể là không quá lớn khi các dự án có vốn đầu tư từ các tập đoàn dầu
khí Nga chủ yếu là những dự án nhỏ và ở giai đoạn đầu. Lệnh cấm vận nếu có sẽ không ảnh hưởng
nhiều đến hoạt động thăm dò tìm kiếm trong ngắn hạn nhưng về dài hạn sẽ tiềm ẩm nhiều hạn
chế trong việc triển khai các dự án. Với việc giá dầu tăng mạnh, chúng tôi nhận thấy hoạt động kinh
doanh của một số doanh nghiệp vẫn sẽ được hưởng lợi theo đà tăng của giá bán như các doanh
nghiệp sản xuất trung và hạ nguồn. Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị nắm giữ PLX. BSR và OIL cũng
là hai doanh nghiệp trung – hạ nguồn của ngành dầu khí mà NĐT có thể xem xét tích lũy trong
những nhịp điều chỉnh của thị trường.
Trong khi đó diễn biến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thượng nguồn vẫn chủ yếu theo tâm lý
“đầu cơ” theo giá dầu. Quan sát các đợt tăng giá dầu trong quá khứ, chúng tôi nhận thấy giá dầu
tăng nhanh cũng sẽ giảm nhanh trong một thời gian ngắn khi xảy ra các bất ổn địa chính trị. Do
vậy, chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng đối với nhóm cổ phiếu này, gồm PVD, PVS, PXS,
và PVC.

Thép
Chiến tranh Nga-Ukraine có thể dẫn đến gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng ngành thép tại
châu Âu. Nga là nhà cung cấp lớn về khí đốt tự nhiên, than, sắt và thép của châu Âu. Năm 2021, Nga
và Ukarine chiếm khoảng 20% sản lượng thép nhập khẩu của khu vực này. Bên cạnh nguồn cung
thép có khả năng giảm, các nhà sản xuất thép châu Âu có thể đối mặt với chi phí năng lượng tăng
cao, điều này sẽ gây áp lực lên chi phí sản xuất thép. Trong ngắn hạn, giá dầu khí tăng sẽ tác động
đến các nhà sản xuất ở khu vực này. Các nhà sản xuất thép phẳng của Việt Nam và Ấn Độ sẽ hưởng
lợi từ căng thẳng khi các công ty này có thể tận dụng lợi thế chi phí sản xuất thấp hơn cũng như
tồn kho giá thấp. Xem xét khả năng tiếp cận thị trường thép phẳng của châu Âu, NKG và HSG sẽ
hưởng lợi nhiều nhất trong ngắn hạn. HPG sẽ gặp phải cả khó khăn và thuận lợi khi giá than tăng
mạnh, dẫn đến ảnh hưởng lên biên gộp trong 6T2022.
Cho hoạt động đầu tư ngắn hạn theo diễn biến giá thép cán nóng (HRC), chúng tôi cho rằng NKG
và HSG là các lựa chọn hấp dẫn trong trường hợp châu Âu và các quốc gia khác áp đặt các lệnh
trừng phạt lên ngành thép Nga. Dù vậy, xét về yếu tố cơ bản, thị giá NKG đã vượt giá mục tiêu 12
tháng (45.000 đồng/CP) và HSG gần như đạt giá mục tiêu 12 tháng (41.000 đồng/CP) của chúng

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 17
tôi. Trong khi đó, nhà đầu tư có thể tích lũy HPG cho mục đích nắm giữ trung - dài hạn, không chỉ
do tác động tích cực của đợt tăng giá HRC mà còn đến từ nhu cầu nội địa phục hồi trong năm 2022.
Mức +/- 2022F (%)
Giá mục
VHTT (tỷ Thị giá sinh lời 2022F
Mã tiêu
đồng) (đồng) kỳ vọng DT LNST EPS
(đồng)
(%)
HPG 123.058 56.000 46.900 20,0 -0,9 -5,5 6.850
NKG 3.792 48.000 46.900 4,0 5,4 -14 8.336
HSG 23.555 41.000 39.650 3,0 -1,2 -27,8 5.960
Nguồn: CTCK Rồng Việt, thị giá tại ngày 2/3/2022

... để tích lũy cổ phiếu có triển vọng kinh doanh khả quan, đi cùng sự phục hồi của nền kinh
tế
Chúng tôi kỳ vọng tâm lý NĐT sẽ ổn định và thị trường có thể phục hồi trở lại vào thời gian cuối
tháng, khi các thông tin về KQKD Q1/2022, mà chúng tôi tin rằng vẫn khả quan ở nhiều ngành
nghề, dần được hé lộ. Các số liệu kinh tế vẫn đang cho thấy sự phục hồi ổn định của lĩnh sản xuất
– công nghiệp, thể hiện qua chỉ số PMI duy trì trên mức 50 điểm đồng thời tăng trưởng chỉ số sản
xuất công nghiệp đã phục hồi về mức tương đương mức tăng trước đại dịch.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh sau các biện áp trừng phạt đối với hệ
thống ngân hàng Nga. Dù vậy, xét về yếu tố cơ bản, chúng tôi cho rằng tác động sẽ không đáng kể
khi mà dư nợ liên quan từ hai phía là không đáng kể. Do vậy, chúng tôi vẫn duy trì dự báo mức tăng
trưởng lợi nhuận năm 2022 và 2023 lần lượt là 34% và 19% YoY. Tâm lý phòng vệ rủi ro có thể khiến
giá cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực sụt giảm tạm thời về vùng hấp dẫn cho mục đích đầu tư trung
– dài hạn. Cổ phiếu ngân hàng ưa thích của chúng tôi bao gồm VCB, TCB, và MBB.

Cổ phiếu ưa thích cho giao dịch và tích lũy tháng Ba


Mức sinh +/- 2022F (%)
VHTT GMT Thị giá 2022F
Mã lời kỳ Nhận định
(tỷ) (VND) (VND) DT LNST EPS
vọng (%)
• 1H 2022, kỳ vọng sản lượng và biên lợi nhuận gộp của STK có thể tăng
trưởng nhờ mở rộng chênh lệch giá bán và giá nguyên liệu, nhờ vào:
(1) Giá dầu cao có thể ảnh hưởng đến giá PET chip nguyên liệu, nhưng với
độ trễ tồn kho nguyên liệu 1-2 quý. STK có thể hưởng lợi trong ngắn
hạn nhờ tăng giá bán trong khi chi phí nguyên vật liệu tồn kho giá thấp
sẽ giúp biên lợi nhuận đạt mức cao trong 1H2022
(2) Sự phục hồi các đơn hàng may mặc trong nước đã giúp tiêu thụ sợi tái
chế phục hồi mạnh.
(3) Sợi nguyên sinh đã cho thấy tăng trưởng mạnh ngay khi vừa áp thuế
STK 3.746 67.500 54.900 26,0 30,2 29,3 4.286
chống bán phá giá lên sợi polyester nhập khẩu, được phản ánh qua
doanh thu sợi nguyên sinh Q4/2021 tăng 32% YoY.
• Với chính sách xác định giá bán bằng cách cộng một khoảng chênh lệch
vào giá nguyên liệu, STK có thể tiếp tục điều chỉnh giá bán tăng trong
2H2022 để giảm thiểu tác động của chi phí nguyên liệu đến lợi nhuận,
trong bối cảnh đơn hàng may mặc được dự báo sẽ dồi dào trong năm 2022.
• Trong năm 2022, chúng tôi kỳ vọng sản lượng tiêu thụ của cả hai loại sợi sẽ
tăng 20% YoY. Dự báo doanh thu và LNST năm 2022 lần lượt đạt 2.659 tỷ
đồng (+30% YoY) và 360 tỷ đồng (+29% YoY).

• Với sự phục hồi của lĩnh vực sản xuất công nghiệp, kỳ vọng nhóm doanh
nghiệp điện sẽ có sự tăng trưởng về sản lượng. Ước tính sản lượng phát
điện năm 2022 của HND sẽ tăng 5% lên 6.983 tỷ kWh.
• Biên LNG mở rộng nhờ sản lượng điện hợp đồng tăng mạnh (16% YoY),
chiếm hơn 86% trong tổng sản lượng điện phát năm 2022 (so với mức gần
78% của năm 2021).
HND 9.583 23.300 19.400 24,0 12,7 87,8 1.570
• Biến động giá than và khí trong thời gian vừa qua sẽ phần nào ảnh hưởng
đến lợi thế cạnh tranh của các nhà máy trên thị trường phát điện cạnh
tranh. Các nhà máy điện than sẽ có ưu thế nhiều hơn so với các nhà máy
điện khí.
• Doanh thu và LNST năm 2022 ước tính tăng trưởng lần lượt 8% và 71% YoY,
EPS tương ứng là 1.455 đồng. Tỷ suất cổ tức tiền mặt là 4%.

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 18
Mức sinh +/- 2022F (%)
VHTT GMT Thị giá 2022F
Mã lời kỳ Nhận định
(tỷ) (VND) (VND) DT LNST EPS
vọng (%)
• Sản lượng xuất khẩu không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Nga – Ukraine.
Sản lượng dự báo tăng 22% YoY năm 2022.
• Biên LNG được duy trì tương đương mức 2021 (17%) nhờ khả năng thương
DRC 3.792 37.000 31.850 22,0 11,5 27,9 2.817 lượng của công ty trong một số sản phẩm xuất khẩu mặc dù giá cao su,
than và thép tăng có thể thúc đẩy giá vốn hàng bán của DRC vào năm 2022.
• DT, LNST 2022 và EPS tương ứng lần lượt là 4.884 tỷ (+11%), 372 tỷ đồng
(+28% YoY) và 2.817 đồng.

• Thị phần mở rộng sau đại dịch đang thúc đẩy mạnh mẽ doanh số bán lẻ
trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi trong ngành trang sức.
Kể từ lệnh giãn cách xã hội kết thúc, doanh số bán lẻ của các tháng trong
Q4-2021 của PNJ liên tiếp tăng trưởng YoY và ghi nhận các mức kỷ lục mới.
Điều này giúp doanh số của kênh bán lẻ Q4-2021 tăng 8% YoY. Mặc dù mức
tăng mới chỉ dừng lại ở mức 1 chữ số, nhưng điều đáng chú ý là mức tăng
trưởng này đang tốt hơn rất nhiều so với toàn ngành: giảm lần lượt 12% và
16% về lượng và giá trị theo báo cáo của WGC. Bên cạnh đó, doanh số bán
sỉ của PNJ (gia công cho các chành vàng) giảm 9% YoY trong Q4 cũng cho
thấy sự phục hồi chậm của toàn ngành hậu giãn cách. Trong T1-2022, PNJ
tiếp tục cho thấy sự bền bỉ trong tăng trưởng kênh bán lẻ (+60% YoY).
Chúng tôi tin rằng những số liệu này hàm ý rằng thị phần bán lẻ của PNJ
PNJ 23.555 118.500 103.400 16,0 5,3 21,7 6.000 đã được củng cố vững chắc trong đại dịch, nhờ tiềm lực tài chính mạnh,
chiến lược tinh gọn các nhóm cửa hàng, marketing hợp lý, và hệ thống
quản trị cao cấp được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư cho công nghệ trong
thời gian gần đây.
Chúng tôi tin rằng thị phần lớn hơn sau đại dịch của PNJ là yếu tố nền tảng
quan trong cho những các mức tăng trưởng tích cực trong giai đoạn tiếp
theo của quá trình phục hồi. Chúng tôi đang kỳ vọng mức SSSG cho năm
2022 ở mức 15%, kết hợp với sự mở rộng mạnh mẽ hơn của mạng lưới cửa
hàng bán lẻ vàng trang sức (40) và Style by PNJ đứng riêng (10).
• Doanh thu bán lẻ dự phóng cho năm 2022 ước tính đạt 13,767 tỷ đồng
(+22% YoY), qua đó dẫn dắt LNST tăng trưởng 36% YoY lên 1,387 tỷ đồng,
tương ứng với EPS ~6,000 VNĐ. Giá mục tiêu được điều chỉnh lên 118.500
đồng, mức P/E 2022F tại giá mục tiêu là 19.8x.

• Tăng trưởng tín dụng năm 2022 dự báo 24% YoY trong khi tăng trưởng tiền
gửi là 18% YoY. biên NIM bình quân sẽ ít biến động vào năm 2022 (5,7%),
nhờ vào sự cải thiện nhẹ của tỷ lệ CASA và độ nhạy cảm thấp với đà tăng
lãi suất nhờ các khoản tiền gửi không kỳ hạn.
• Thu nhập phí thuần năm 2022 dự báo tăng 23% YoY khi chúng tôi tính đến
TCB 173.108 71.000 49.200 44,0 23,6 26,9 6.479
khoản thưởng bổ sung từ hoạt động bancassurance và tăng dự báo của
chúng tôi về thu nhập từ phí bancassurance.
• Tổng thu nhập hoạt động dự báo tăng 25% YoY lên 46,3 nghìn tỷ. LNTT
năm 2022 dự báo ở mức 29,1 nghìn tỷ đồng (25% YoY) và giá trị sổ sách
trên mỗi cổ phiếu dự phóng năm 2022 là 32.721 đồng.

• Tăng trưởng tín dụng và huy động năm 2022 được dự báo đạt lần lượt 15%
và 11% YoY. NIM dự phóng được điều chỉnh tăng lên mức 3,3% chủ yếu do
tăng dự báo đối với tỉ lệ CASA và sự phục hồi nhanh hơn của lợi suất cho
vay bình quân.
• Thu nhập từ hoạt động dịch vụ thuần được dự báo sẽ tăng 20% vào năm
VCB 403.138 112.800 85.000 33,0 14 34,3 7.411 2022 song thu nhập từ thu hồi nợ xấu có khả năng giảm so với năm 2021,
dẫn đến giảm tăng trưởng so với cùng kỳ của thu nhập ngoài lãi khác.
• Tổng thu nhập hoạt động năm 2022 được ước tính đạt 64.629 tỷ đồng (14%
YoY). LNTT kỳ vọng tăng trưởng mạnh lên 36.758 tỷ đồng (34% YoY), nhờ
vào giảm trích lập dự phòng (-36% YoY). giá trị sổ sách dự phóng năm 2022
là 39.709 đồng.

Nguồn: CTCK Rồng Việt, thị giá tại ngày 2/3/2022

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 19
Đánh giá danh mục mô phỏng hàng tháng
Trong tháng Hai, mặc dù các danh mục mô phỏng của chúng tôi ghi nhận hiệu suất không đồng đều, nhưng
tất cả đều chứng kiến lợi nhuận tích cực và diễn biến vượt trội so với chỉ số VN Index (Bảng 1).

Bảng 6: Đánh giá lợi nhuận của các mô hình danh mục
Lợi nhuận hàng Tháng Tháng Tháng Tháng
Tạo lập Lợi nhuận YTD Tạo lập
tháng 1/2022 2/2022 1/2022 2/2022
VN Index 0,0% -1,3% 1,3% VN Index 0,0% -1,3% 0,0%
Phục hồi Kinh tế 0,0% 0,7% 4,8% Phục hồi Kinh tế 0,0% 0,7% 5,6%
Chính sách hỗ trợ 0,0% -3,5% 7,2% Chính sách hỗ trợ 0,0% -3,5% 3,5%
Thay đổi hành vi 0,0% -5,5% 2,5% Thay đổi hành vi 0,0% -5,5% -3,2%
Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

Danh mục Phục hồi Kinh tế (Danh mục 1) tiếp tục vị trí dẫn đầu, tăng 5,6% so với đầu năm, vượt trội so với
VN Index (0,0%). Hiệu suất hàng tháng được thúc đẩy bởi các nhà xuất khẩu như VHC (+32,8%), FMC
(+23,1%) nhờ giá bán cũng như sản lượng xuất khẩu ổn định do sự phục hồi nhanh của các đối tác thương
mại chủ chốt; Bất ngờ về lợi nhuận Q42021 của các công ty liên kết và những tin đồn xung quanh khả năng
chuyển nhượng cổ phần tại Gemalink đã hỗ trợ mạnh mẽ cho đà tăng của nhà khai thác cảng biển GMD
(+18,4%). Ngược lại, sau khi KQKD tốt được công bố trong tháng Một các ngân hàng đã không giữ được đà
tăng, nhóm này chứng kiến khối ngoại rút ròng lớn và trở thành động lực bắt đáy.
Danh mục Các Chính sách hỗ trợ (Danh mục 2) đạt hiệu suất tốt nhất trong tháng Hai (+7,2%) sau sự cải
thiện tâm lý thị trường của các nhà phát triển bất động sản vốn hóa trung bình như NLG (+11,6%), HDG
(+11,5%), KDH (+6,1%), LHG (+4,2%). Với việc bổ sung HPG (+8,9%) trong tháng, dựa trên kỳ vọng giá thép
phục hồi và hoạt động xây dựng trong nước cũng củng cố hiệu quả hoạt động của danh mục đầu tư.
Danh mục đầu tư cuối cùng chứng kiến sự phục hồi tốt trong tháng Hai khi MSN tăng +9,8% sau đợt giảm
bất ngờ vào tháng trước bất chấp kết quả tài chính Q4 2021 tốt. Tuy nhiên, sự sụt giảm của QNS (-3,6%), một
phần do giá đậu nành tăng (nguyên liệu đầu vào quan trọng) khiến danh mục đầu tư hoạt động kém hiệu
quả.

Bảng 7: Tỷ trọng ngành và hiệu suất YTD của mô hình danh mục đầu tư (so sánh với VN Index)
Phục hồi kinh tế Các chính sách hỗ trợ Các thay đổi hành vi
(Danh mục 1) (Danh mục 2) (Danh mục 3) 5,6%
Lợi Lợi Lợi
Lợi Lợi Lợi
nhuận nhuận nhuận 3,5%
CP nhuận CP nhuận CP nhuận
YTD YTD YTD
tháng tháng tháng
VHC 32,8% 29,0% ACV 1,4% 12,7% FPT 4,0% 0,1%
FMC 23,1% 19,0% PHR -1,5% 10,8% MWG 1,5% -1,0% 0,0%
MBB -3,6% 12,5% HPG 8,9% 8,9% QNS -3,6% -4,0%
GMD 18,4% 7,6% REE 7,9% 7,1% MSN 9,8% -8,2%
PNJ -0,6% 7,5% HDG 11,5% 5,3% Tổng 2,5% -3,2%
SCS 2,1% 1,8% KDH 6,1% 5,3%
BMP -1,1% 1,5% FPT 4,0% 0,1% -3,2%
MSH -0,1% 0,5% LHG 4,2% -2,1% Phục hồi KinhChính sách hỗThay đổi hành VN Index
MWG 1,5% -1,0% NLG 11,6% -11,1% tế trợ vi
TCB -6,8% -1,6% Tổng 7,2% 3,5%
STK 3,2% -3,0%
ACB -4,8% -4,6%
Tổng 4,8% 5,6%
Vật liệu 11%
Vật liệu 7%
Công nghệ 12% Công nghệ 25%
Công nghiệp 23%
Công nghiệp 10%
Tài chính 24%
Tiện ích 11% Tiêu dùng 72%
Tiêu dùng 42%
BĐS 55%
Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt; Dữ liệu tại ngày 01/03/2022

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 20
PHỤ LỤC
Mặt trái của giá hàng hóa leo thang là đẩy chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng mạnh, gián tiếp
gây áp lực lên lạm phát toàn cầu, vốn đang tăng rất nhanh sau nhiều năm nới lỏng định lượng ở
các quốc gia phát triển. Lạm phát kỳ vọng tăng có thể sẽ bào mòn sức mua và làm chậm quá trình
phục hồi trong lĩnh vực dịch vụ - bán lẻ. Cùng với đó, tốc độ lây lan nhanh của biến chủng Omicron,
có thể khiến người tiêu dùng hạn chế đến những khu vực đông người, khiến chúng tôi có sự thận
trọng nhất định đối với sự phục hồi trong ngắn hạn của các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực này.
Đối với yếu tố chi phí đầu vào tăng, chúng tôi cho rằng mức độ ảnh hưởng tiêu cực sẽ phân hóa và
phụ thuộc vào lợi thế về giá của từng doanh nghiệp/ ngành kinh doanh.

Bảng 8: Chiến tranh Nga – Ukraine, giá hàng hóa & Lạm phát
Ngành Tác động Nhận định về các yếu tố tác động (chiến tranh Nga - Ukraine, lạm phát)
Trong ngắn hạn, chúng tôi không nhận thấy tác động nghiêm trọng đến lĩnh vực ngân hàng. Các lệnh trừng phạt có thể ảnh
hưởng đến các ngân hàng thực hiện các giao dịch Nga - Việt, chẳng hạn như hoạt động bảo lãnh và bảo lãnh phát hành. Tuy
Tác động nhiên, khả năng tiếp cận với Nga bị hạn chế, và tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thông qua tài sản thế
Ngân ngắn hạn chấp sẽ giảm và do thu nhập từ bảo lãnh và thanh toán quốc tế vào tổng thu nhập hoạt động đóng góp thấp. Mối lo ngại của
hàng do yếu tố chúng tôi là lạm phát sẽ gây áp lực lên lãi suất huy động và chính sách lãi suất. Theo quan điểm của chúng tôi, tốc độ và mức
tâm lý độ tăng lãi suất của Fed, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sẽ không có tác động đáng kể đến ngành ngân hàng, nhờ vào dòng vốn
USD tốt. Chúng tôi cũng không đưa ra dự báo về khả năng sẽ có sự chuyển dịch đến các tài sản an toàn, đơn cử như tiền gửi
ngân hàng, hoặc thậm chí tình trạng rút tiền hàng loạt.
Nga và Ukraine là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu, tập trung vào lúa mì và ngô với 13% lượng ngô xuất khẩu toàn
cầu và 12% lượng lúa mỳ xuất khẩu đến từ Ukraine. Do thực tế là cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã khiến các cảng và các
giao dịch ngừng hoạt động và Trung Quốc là một trong những nhà nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất của Ukraine, cuộc tấn công
sẽ làm gián đoạn nguồn cung cấp ngũ cốc cho Trung Quốc và gia tăng sản lượng nhập khẩu của Trung Quốc tập trung vào
các nhà xuất khẩu nông sản toàn cầu khác sẽ đẩy giá ngô và lúa mì. Ngoài ra, khi giá lúa mì và ngô leo thang, các mặt hàng
Thực nông sản thay thế khác (đậu nành, cám gạo, dầu cọ thô…) cũng sẽ tăng giá xuất khẩu. Chúng tôi lưu ý rằng Việt Nam hiện
Gián tiếp,
phẩm & đang phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nông sản như đậu nành, dầu cọ thô, lúa mì ... và các nguyên liệu nông sản khác để sản
tiêu cực
Đồ uống xuất thức ăn chăn nuôi, do Việt Nam chưa có quy mô kinh tế trong ngành nông nghiệp để đạt được giá cả phải chăng so với
giá nhập khẩu.
Do đó, tác động của sự kiện chính trị này đối với ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ gây áp lực lên giá đầu vào của các công ty
chăn nuôi, thủy sản và các công ty F&B nói chung phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, bao gồm DBC, MML, QNS,
VNM, VHC, ANV, FMC, IDI… Trong khi đó, việc tăng giá nguyên liệu sẽ không được chuyển hoàn toàn vào giá bán trong nước,
dẫn đến khả năng thu hẹp biên lợi nhuận đối với các công ty này trong năm tài chính 2022.
Dệt may Việt Nam sẽ ít bị ảnh hưởng trực tiếp hơn về mặt cung & cầu do Nga và Ukraine đóng vai trò nhỏ trong ngành dệt
may. Cụ thể, Nga và Ukraine chỉ chiếm 2% giá trị hàng may mặc toàn cầu và Việt Nam hiếm khi xuất khẩu hàng may mặc hoặc
Gián tiếp, nhập khẩu nguyên phụ liệu từ hai nước này. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy hai tác động tiêu cực gián tiếp từ sự kiện này. Thứ
Dệt may
tiêu cực nhất, chi phí kho vận cao và giá sợi tăng lên từ giá dầu, chẳng hạn như polyester, có thể gây áp lực chi phí nguyên liệu lớn lên
các công ty may mặc, dẫn đến biên lợi nhuận gộp giảm. Thứ hai, việc tăng giá lương thực và năng lượng có thể làm giảm chi
tiêu tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc.
Chuyển
Gián tiếp, Trong khi chúng tôi kỳ vọng sản lượng sẽ tăng sau khi hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tăng, giá xăng dầu tăng cao
phát
tiêu cực ít sẽ ảnh hưởng nhất định đến biên lợi nhuận gộp.
nhanh
Các hãng tàu container lớn nhất thế giới đã tạm ngừng dịch vụ vận tải đến/từ Nga. Bên cạnh mục đích chính nhằm cô lập
quốc gia này khỏi thương mại toàn cầu, cũng như hạn chế rủi ro hoạt động của các hãng tàu này tại những khu vực đang có
chiến sự, các tác động dây chuyền tới hoạt động logistics, XNK của Việt Nam và trên thế giới là tương đối hạn chế.
Kho vận
Điều này là do các mặt hàng thương mại của Nga có ít liên thông với các loại hình vận tải container đường biển. Các mặt hàng
và vận tải Gián tiếp,
xuất khẩu chủ lực của Nga như dầu, lúa mì và kim loại được vận chuyển bằng tàu chở dầu và tàu chở hàng khô, thay vì tàu
đường tiêu cực ít
container. Trong khi đó, nhập khẩu chính của Nga bao gồm các sản phẩm như ô tô, phụ tùng xe hơi, thuốc men, quần áo,
thủy
rượu, đồ chơi và đồ nội thất được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và Đức. Trong khi Đức dường như sẽ cắt các hoạt động
thương mại với Nga, các hoạt động thương mại giữa Nga và Trung Quốc dường như vẫn sẽ được tiếp tục thông qua các
phương thức vận tải ngoài đường biển như đường bộ, đường sắt do hai quốc gia này gần nhau về mặt địa lý.
Giá dầu khí tăng sẽ thúc đẩy giá cao su, giá than tăng trong khi giá thép cũng được dự báo sẽ leo thang. Đây đều là nguyên
Săm lốp liệu đầu vào của ngành sản xuất săm lốp khiến giá vốn hàng bán tăng. Tuy nhiên, tác động đến tỷ suất lợi nhuận của công ty
sẽ không đáng kể khi xem xét khả năng thương lượng của công ty với một số sản phẩm xuất khẩu.

Gián tiếp, Đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ và châu Âu, do đó ít bị ảnh hưởng bởi căng thẳng Nga - Ukraine. Tuy nhiên,
Đồ gỗ
tiêu cực ít hệ quả tăng giá thực phẩm và năng lượng do sự kiện này có thể làm giảm chi tiêu tiêu dùng cho các sản phẩm nội thất.
Mức độ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ có thể là nhỏ nhất trong ngắn hạn. Thứ nhất, kim ngạch
xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nga và Ukraine ước tính chiếm khoảng 1,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
năm 2021. Thứ hai, giá dầu cao hơn có thể dẫn đến phí bảo hiểm vận chuyển dầu và các sản phẩm dầu cao hơn do phí bảo
hiểm được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, vận chuyển dầu và các sản phẩm dầu chỉ chiếm một phần
trong vận chuyển hàng hóa và bảo hiểm vận chuyển hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ 4,8% trong tổng phí bảo hiểm phi nhân
Bảo hiểm Trung lập thọ.
Về dài hạn, lạm phát cao do chiến tranh Nga-Ukraine kéo dài (nếu có) sẽ làm bào mòn sức chịu đựng tài chính của doanh
nghiệp và có thể dẫn đến việc cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu không cấp thiết như bảo hiểm, kết quả là giảm doanh thu phí
bảo hiểm.
Lạm phát cao hơn cũng có xu hướng dẫn đến lãi suất huy động và lợi suất trái phiếu chính phủ cao hơn, hỗ trợ thu nhập từ
tiền gửi và giảm áp lực cung cấp bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 21
Đối với đầu tư cổ phiếu, bất kỳ sự suy thoái mạnh nào của thị trường chứng khoán sau khi chiến tranh leo thang sẽ gây ra chi
phí dự phòng đầu tư lớn.
Chiến tranh Nga - Ukraine sẽ đẩy giá dầu leo thang, điều này có thể ảnh hưởng đến các công ty khai thác khí đốt như NT2 và
Sản xuất
Gián tiếp, PGV. Trong khi các nhóm khác bao gồm thủy điện, nhiệt điện than và năng lượng tái tạo sẽ hoạt động kinh doanh bình thường.
và phát
phân hóa Về lạm phát, lãi suất có thể tăng để bù cho lạm phát, điều này sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận của nhóm năng lượng tái tạo, đặc
điện
biệt là những nhóm có đòn bẩy tài chính cao.

Giá dầu khí tăng có thể làm tăng giá hạt nhựa PVC, điều này có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của BMP và NTP. Trong
Nhựa
ngắn hạn, tác động không rõ ràng do giá hạt nhựa PVC vẫn đi ngang.

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 22
DANH SÁCH CỔ PHIẾU QUAN TÂM
2021 2022F 2023F Sở
Tỷ
PB +/- GTGDBQ hữu
VHTT Giá PE PE suất
Giá mục tiêu Lợi nhuận kỳ +/- +/- +/- +/- +/- +/- hiện Giá 1 3 tháng Nước
Mã Sàn (triệu hiện tại Khuyến nghị 2022F 2023F cổ
(đồng) vọng (%) DT LNST DT LNST DT LNST tại năm (nghìn ngoài
USD) (đồng) (x) (x) tức
(%) (%) (%) (%) (%) (%) (x) (%) USD) còn
(%)
lại (%)
QNS UPCOM 724 65.000 46.518 46% Mua 13,0 17,9 23,9 25,4 10,4 15,0 9,2 8,0 2,3 6,4 14,5 1.190,9 31,7
TCB HOSE 7.533 71.000 49.200 44% Mua 37,1 46,4 24,9 25,7 22,3 24,5 7,7 6,2 1,9 0,0 22,1 24.574,0 0,0
VCB HOSE 17.543 112.800 85.000 33% Mua 15,7 18,8 14,0 34,3 18,3 11,6 11,5 10,3 3,6 0,0 10,6 7.006,5 6,4
ACB HNX 3.877 42.000 32.900 30% Mua 29,7 25,0 17,3 29,5 15,1 19,0 7,2 6,1 2,0 2,1 24,6 11.774,1 0,0
FPT HOSE 3.685 118.400 93.100 29% Mua 19,5 22,5 23,2 29,4 20,2 21,0 15,1 12,5 4,7 2,1 40,3 6.464,1 0,0
CTG HOSE 6.707 39.900 32.000 27% Mua 17,4 3,0 16,9 42,3 12,6 19,1 9,6 8,1 1,7 2,5 11,3 17.278,2 4,1
VPB HOSE 7.076 46.200 36.500 27% Mua 13,5 13,4 15,8 26,1 25,2 33,3 10,9 8,2 2,1 0,0 61,2 25.295,5 0,5
STK HOSE 163 67.500 54.900 26% Mua 15,7 94,2 30,2 29,3 41,0 28,3 12,8 10,0 3,0 2,7 117,4 50,4 86,9
HND UPCOM 417 23.300 19.144 24% Mua -16,9 -69,5 12,7 87,8 6,6 38,0 12,2 8,8 1,5 2,1 0,0 68,7 49,0
LHG HOSE 113 62.300 51.900 24% Mua 21,5 48,5 16,0 25,1 6,6 8,4 7,5 6,9 1,8 3,7 51,5 1.501,9 36,2
OCB HOSE 1.553 32.100 26.000 23% Mua 11,3 24,6 27,3 31,1 23,9 26,7 6,3 5,0 1,6 0,0 54,0 4.354,5 0,0
MWG HOSE 4.181 163.500 134.500 23% Mua 13,3 25,0 22,1 38,8 26,7 48,1 14,4 10,0 4,7 1,1 49,0 9.423,2 0,0
DRC HOSE 165 37.000 31.850 22% Mua 20,1 13,4 11,5 27,9 9,9 12,1 11,3 10,1 2,1 5,7 17,9 1.206,0 41,2
VNM HOSE 7.155 91.500 78.500 22% Mua 2,2 -5,1 5,7 1,4 5,5 2,6 17,1 16,6 5,0 5,1 -21,6 7.957,2 45,6
HPG HOSE 9.149 56.000 46.900 20% Mua 66,1 156,6 -0,9 -5,5 6,2 -1,0 6,8 6,9 2,3 1,1 36,6 39.144,3 25,9
MSH HOSE 173 90.000 79.500 19% Tích lũy 24,5 90,8 16,0 17,3 9,8 20,6 8,5 7,1 2,8 5,7 84,3 418,9 41,4
MBB HOSE 5.355 38.500 32.500 18% Tích lũy 35,0 53,7 20,5 38,7 15,8 14,9 6,9 6,0 2,1 0,0 56,1 22.481,1 0,0
HDB HOSE 2.400 32.000 27.350 17% Tích lũy 21,6 42,5 26,2 30,3 21,0 28,1 7,0 5,5 1,9 0,0 28,0 8.410,2 5,1
PNJ HOSE 1.025 118.500 103.400 16% Tích lũy 12,0 -3,4 17,9 36,1 15,3 36,4 17,3 12,8 3,9 1,5 25,1 3.631,7 0,8
NT2 HOSE 288 25.300 22.950 15% Tích lũy 1,1 -14,6 16,9 3,4 17,0 23,7 12,2 9,9 1,6 4,4 5,7 1.486,2 35,0
NLG HOSE 932 62.100 55.800 14% Tích lũy 134,8 28,3 -2,7 -0,1 45,8 48,8 20,0 13,4 2,4 2,7 75,7 14.274,1 17,1
REE HOSE 997 84.300 74.000 14% Tích lũy 3,0 13,9 92,9 14,0 7,0 8,6 10,8 10,0 1,7 0,0 30,1 2.021,5 0,0
BMP HOSE 217 67.000 60.800 13% Tích lũy -2,8 -59,0 37,4 66,1 7,2 32,0 15,4 11,6 2,2 2,5 -1,8 263,7 14,5
DPR HOSE 143 82.600 76.000 13% Tích lũy 6,7 152,0 2,2 -22,0 20,6 26,7 14,2 11,2 1,4 3,9 62,2 724,5 -5,8
GMD HOSE 669 55.700 50.900 12% Tích lũy 23,1 65,4 1,9 16,0 4,2 7,5 22,2 20,6 2,4 2,4 53,5 3.785,7 4,9
MSN HOSE 8.083 175.000 157.000 12% Tích lũy 14,8 593,9 -2,1 -44,4 12,0 65,6 38,8 23,4 5,6 0,2 74,5 20.455,8 20,3
SCS HOSE 360 173.400 162.800 11% Tích lũy 21,1 21,6 18,7 31,0 15,0 14,8 12,4 10,6 6,6 4,9 25,9 160,6 21,7
HAH HOSE 176 89.500 82.800 9% Tích lũy 64,1 222,1 23,2 56,3 10,2 2,8 6,2 6,1 2,6 1,2 257,4 3.376,6 32,1
PVT HOSE 367 27.500 26.000 8% Tích lũy -0,2 -0,5 15,6 42,3 0,6 -6,8 9,5 10,1 1,6 1,9 55,2 3.079,6 37,2
ACV UPCOM 8.980 100.400 94.592 6% Tích lũy -38,4 -90,8 99,2 1.471,2 72,4 152,1 86,2 34,2 5,5 0,0 24,1 400,8 45,3
VHC HOSE 643 83.000 81.000 5% Trung lập 28,7 56,2 13,6 9,4 6,2 24,1 12,4 10,0 2,6 2,5 104,4 2.590,1 74,1
NKG HOSE 449 48.000 46.900 4% Trung lập 143,7 653,3 5,4 -13,9 -7,8 -22,4 5,6 7,3 1,8 2,1 194,7 9.933,3 42,9
KDH HOSE 1.506 56.000 53.700 4% Trung lập -17,4 4,3 4,7 31,1 72,9 60,2 24,3 15,0 3,4 0,0 80,1 4.447,5 15,9
HSG HOSE 853 41.000 39.650 3% Trung lập 88,2 183,7 -1,2 -27,8 -9,0 -23,6 6,7 8,7 1,7 0,0 56,3 11.998,9 41,9
PPC HOSE 311 23.000 22.250 3% Trung lập -51,0 -71,5 66,4 83,2 27,8 92,8 14,3 7,4 1,4 0,0 -1,9 287,9 35,2
FMC HOSE 177 61.000 61.900 3% Trung lập 17,8 18,1 13,8 19,6 16,1 22,3 11,5 9,4 2,3 4,0 83,1 352,8 17,3
IMP HOSE 229 79.000 78.800 2% Trung lập -7,5 -9,8 18,6 17,9 36,2 46,6 25,8 17,6 2,9 1,9 28,5 810,6 0,0
PGI HOSE 121 31.000 31.200 1% Trung lập 1,3 101,2 2,7 -28,7 14,0 19,1 10,9 8,6 1,6 1,6 56,7 26,5 79,2
HDG HOSE 622 69.310 70.000 0% Trung lập -23,2 11,3 11,2 42,4 47,0 26,2 8,9 7,0 3,3 1,4 96,3 3.026,7 38,9
HTN HOSE 183 46.200 47.000 -2% Trung lập -100,0 -100,0 95,2 41,9 30,8 5,0 12,2 11,7 2,8 0,0 86,3 1.628,4 48,0
PHR HOSE 467 74.400 79.000 -2% Trung lập 19,0 -49,8 15,5 124,4 25,0 -49,6 10,8 21,4 3,6 3,8 33,3 2.339,8 33,7

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 23
2021 2022F 2023F Sở
Tỷ
PB +/- GTGDBQ hữu
VHTT Giá PE PE suất
Giá mục tiêu Lợi nhuận kỳ +/- +/- +/- +/- +/- +/- hiện Giá 1 3 tháng Nước
Mã Sàn (triệu hiện tại Khuyến nghị 2022F 2023F cổ
(đồng) vọng (%) DT LNST DT LNST DT LNST tại năm (nghìn ngoài
USD) (đồng) (x) (x) tức
(%) (%) (%) (%) (%) (%) (x) (%) USD) còn
(%)
lại (%)
KBC HOSE 1.394 52.800 56.100 -6% Giảm 100,0 249,9 198,2 591,5 59,9 71,4 4,9 2,8 2,3 0,0 42,9 23.179,4 30,5
PC1 HOSE 389 35.500 37.900 -6% Giảm 47,4 36,8 -29,4 -30,4 16,9 14,2 20,6 18,0 1,9 0,0 58,5 2.728,2 44,9
VSC HOSE 200 36.300 41.500 -10% Giảm 12,0 45,7 4,2 19,1 0,7 1,4 12,3 12,2 1,7 2,4 19,8 553,0 41,0
GEG HOSE 354 22.600 26.700 -15% Giảm -7,5 9,4 53,2 25,1 2,5 26,1 21,0 16,6 2,4 0,0 64,1 1.778,3 13,0
PAC HOSE 76 30.100 37.500 -16% Giảm 3,2 17,0 10,6 -13,0 6,9 16,2 12,8 11,0 2,0 4,0 23,8 26,2 36,1
BID HOSE 9.365 32.200 42.450 -24% Bán 24,7 48,1 16,3 44,8 13,4 23,3 20,0 16,2 2,6 0,5 21,8 6.013,3 13,1
BFC HOSE 86 24.300 34.500 -25% Bán 42,2 64,5 -19,6 -39,9 -7,2 9,8 16,2 14,8 1,8 4,3 83,1 439,4 45,7
DPM HOSE 1.021 36.300 59.800 -31% Bán 64,7 349,6 -13,6 -46,2 -9,6 -60,2 14,1 35,4 2,2 8,4 245,2 11.589,2 40,0
ANV HOSE 218 24.000 39.300 -36% Bán 1,6 -36,7 6,6 79,1 N/A N/A 21,8 #DIV/0! 2,1 2,5 87,4 787,1 47,7
PVS HNX 778 22.700 37.300 -37% Bán -29,5 -3,5 7,8 29,7 -18,2 -9,3 25,4 28,0 1,5 1,9 69,7 11.437,2 39,9
HAX HOSE 77 20.700 35.650 -38% Bán -0,3 28,2 -9,0 -25,7 10,1 8,3 14,3 13,2 2,5 4,2 115,6 1.209,9 32,8
TCM HOSE 222 43.000 71.300 -39% Bán 1,9 -48,2 12,0 66,3 9,8 28,3 23,9 18,6 3,0 0,7 1,6 2.127,5 2,9
PVD HOSE 667 19.900 36.300 -45% Bán -23,7 -89,6 37,9 773,0 4,0 48,8 91,9 61,9 1,1 0,0 51,6 10.923,4 43,3
DIG HOSE 2.012 36.100 92.300 -61% Bán 3,3 34,5 68,4 34,1 17,5 15,1 36,0 31,3 6,3 0,0 266,6 23.498,3 47,1
SMC HOSE 109 Đang cập nhật 41.000 Đang cập nhật Đang cập nhật 35,4 191,3 6,0 -40,3 3,2 0,2 4,8 4,8 1,1 2,4 57,2 569,1 27,9
Nguồn: CTCK Rồng Việt; dữ liệu tại ngày 02/03/2022

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 24
CHỈ SỐ VĨ MÔ VIỆT NAM THÁNG 02/2022
Cán cân thương mại (Tỷ USD) Diễn biến tỷ giá tiền Đồng

Cán cân thương mại (trục phải, tỷ $) Tỷ giá trung tâm Tỷ giá thị trường
Tăng trưởng xuất khẩu (TB3T) Chỉ số USD (trục phải)
50% 6
40% Tăng trưởng nhập khẩu (TB3T) 24.000 1.350
30% 4 23.500 1.300
23.000 1.250
20%
2 1.200
10% 22.500
1.150
0% 22.000 1.100
(0)
21.500 1.050
-10%
21.000 1.000
-20% (2)

01/2017
05/2017
09/2017
01/2018
05/2018
09/2018
01/2019
05/2019
09/2019
01/2020
05/2020
09/2020
01/2021
05/2021
09/2021
01/2022
01/2017
05/2017
09/2017
01/2018
05/2018
09/2018
01/2019
05/2019
09/2019
01/2020
05/2020
09/2020
01/2021
05/2021
09/2021
01/2022
Nguồn: TCHQ, CTCK Rồng Việt Nguồn: NHNN, Bloomberg, CTCK Rồng Việt

Lãi suất liên ngân hàng (%/năm) Chỉ số PMI của Việt Nam

(Nghìn Tỷ đồng) 60
LS VND qua đêm
LS USD qua đêm 55
5% KLGDBQ (trục phải) 200
50
4% 160
45
3% 120
40
2% 80
35
1% 40
30
0% 0
01/2017
05/2017
09/2017
01/2018
05/2018
09/2018
01/2019
05/2019
09/2019
01/2020
05/2020
09/2020
01/2021
05/2021
09/2021
01/2022
01/2017
05/2017
09/2017
01/2018
05/2018
09/2018
01/2019
05/2019
09/2019
01/2020
05/2020
09/2020
01/2021
05/2021
09/2021
01/2022

Nguồn: NHNN, CTCK Rồng Việt Nguồn: IHS Markit, CTCK Rồng Việt

Lạm phát của Việt Nam Chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân 3 tháng

Lạm phát lõi Lạm phát chung Toàn ngành công nghiệp Khai khoáng

7,0% Công nghiệp chế biến, chế tạo Sản xuất và phân phối điện
6,0% 125
5,0%
% so với cùng kỳ

4,0% 115
3,0%
2,0% 105
1,0%
0,0% 95
-1,0%
-2,0% 85
01/2017
05/2017
09/2017
01/2018
05/2018
09/2018
01/2019
05/2019
09/2019
01/2020
05/2020
09/2020
01/2021
05/2021
09/2021
01/2022

01/2017
05/2017
09/2017
01/2018
05/2018
09/2018
01/2019
05/2019
09/2019
01/2020
05/2020
09/2020
01/2021
05/2021
09/2021
01/2022

Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 25
CHỈ SỐ CÁC NHÓM NGÀNH
Biến động nhóm ngành cấp 1 Biến động chỉ số nhóm ngành cấp 2

Y tế 8%
Xây dựng và Vật liệu 7%
Viễn thông 7%
14% 14%
Truyền thông 0%
Thực phẩm và đồ uống 5%
9% 9%
8% Tài nguyên Cơ bản 13%

5% 5% 5% Ô tô và phụ tùng 8%
Ngân hàng -5%
Hóa chất 15%
Hàng cá nhân & Gia dụng 4%
Hàng & Dịch vụ Công nghiệp 12%
-2%
-5% Du lịch và Giải trí 10%
Điện, nước & xăng dầu khí đốt 5%
Dịch vụ tài chính 9%
Dược phẩm và Y tế

Nguyên vật liệu


Công nghệ Thông tin

Hàng Tiêu dùng

Tài chính
Dầu khí

Tiện ích Cộng đồng


Công nghiệp

Ngân hàng
Dịch vụ Tiêu dùng

Dầu khí 14%


Công nghệ Thông tin 5%
Bất động sản -4%
Bảo hiểm 6%
Bán lẻ 8%

-10% -5% 0% 5% 10% 15% 20%

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

So sánh chỉ số P/E ngành So sánh chỉ số P/B ngành

25,0 5,1
22,6
4,2 4,3
20,3 19,6
17,8 17,7 17,0 3,5
16,5 15,9 3,3 3,1 3,2
14,6 14,5 2,9
13,2 2,5 2,6 2,5 2,5
VNIndex

VNIndex
HNX

HNX
Dược phẩm và Y tế

Công nghiệp
Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu


Công nghệ Thông tin

Công nghệ Thông tin


Công nghiệp

Dịch vụ Tiêu dùng

Dịch vụ Tiêu dùng


Tài chính

Tài chính
Hàng Tiêu dùng

Ngân hàng

Hàng Tiêu dùng

Ngân hàng
Dầu khí

Tiện ích Cộng đồng

Tiện ích Cộng đồng


Dầu khí

Dược phẩm và Y tế

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 26
TRUNG TÂM PHÂN TÍCH
Nguyễn Thị Phương Lam Trần Hà Xuân Vũ Phạm Thị Tố Tâm Đỗ Thanh Tùng Trần Hoàng Thế Kiệt
Head of Research Senior Manager Manager Manager Analyst
lam.ntp@vdsc.com.vn vu.thx@vdsc.com.vn tam.ptt@vdsc.com.vn tung.dt@vdsc.com.vn kiet.tht@vdsc.com.vn
+ 84 28 6299 2006 (1313) + 84 28 6299 2006 (1512) + 84 28 6299 2006 (1530) + 84 28 6299 2006 (1521) + 84 28 6299 2006 (1528)
• Dầu khí • Ngân hàng • Bán lẻ • Bất động sản
• Phân bón • Bảo hiểm • Hàng không • Thị trường
• Logistics
• Thị trường

Bernard Lapointe Phạm Minh Tú Nguyễn Ngọc Thành Nguyễn Ngọc Thảo Hoàng Minh Thắng
Senior Consultant Analyst Analyst Analyst Analyst
bernard.lapointe@vdsc.com.vn tu.pm@vdsc.com.vn thanh.nn@vdsc.com.vn thao.nn@vdsc.com.vn thang.hm@vdsc.com.vn
+ 84 28 6299 2006 + 84 28 6299 2006 (1536) + 84 28 6299 2006 (1535) + 84 28 6299 2006 (1524) + 84 28 6288 2006 (1319)
• Vật liệu xây dựng • Ngân hàng • Tiện ích công cộng • Bất động sản
• Dược • Bảo hiểm • Cảng biển
• Chứng khoán • Logistics

Trần Thị Hà My Nguyễn Hồng Loan Trần Thị Ngọc Hà Trần Ngọc Thảo Trang
Senior Consultant Analyst Assistant Assistant
my.tth@vdsc.com.vn loan.nh@vdsc.com.vn ha.ttn@vdsc.com.vn trang.tnt@vdsc.com.vn
+ 84 28 6299 2006 + 84 28 6299 2006 (1531) + 84 28 6299 2006 (1526) + 84 28 6299 2006 (1522)
• Kinh tế vĩ mô • Dệt may
• Thủy sản
• Thực phẩm & Đồ uống

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 27
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Cần Thơ
Tầng 10, Tòa nhà Eurowindow, Số 2
95-97-99 Võ Văn Tần – Quận
Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự –
Ninh Kiều - TP. Cần Thơ
Quận Đống Đa – TP. Hà Nội
CTCP CHỨNG KHOÁN Tel: (84 24) 6288 2006
Tel: (84 292) 381 7578
Fax: (84 292) 381 8387
RỒNG VIỆT Fax: (84 24) 6288 2008

Tầng 1-2-3-4, Tòa nhà Viet Dragon,

141 Nguyễn Du - Quận 1 –TP.HCM

Tel: (84 28) 6299 2006 Chi nhánh Nha Trang


Tầng 7, Số 76 Quang Trung - phường Lộc Thọ - TP. Nha Trang –
Fax: (84 28) 6291 7986
tỉnh Khánh Hòa
Email: info@vdsc.com.vn Tel: (84 258) 382 0006

Website: www.vdsc.com.vn Fax: (84 258) 382 0008

Bản báo cáo này được chuẩn bị cho mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nhằm đưa ra bất kỳ đề nghị hay hướng dẫn mua bán chứng khoán cụ thể
nào. Các quan điểm và khuyến cáo được trình bày trong bản báo cáo này không tính đến sự khác biệt về mục tiêu, nhu cầu, chiến lược và hoàn cảnh cụ thể của
từng nhà đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng ý thức có thể có các xung đột lợi ích ảnh hưởng đến tính khách quan của bản báo cáo này. Nhà đầu tư nên xem báo
cáo này như một nguồn tham khảo khi đưa ra quyết định đầu tư và phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với quyết định đầu tư của chính mình. CTCK RỒNG VIỆT tuyệt
đối không chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hay bất kỳ thiệt hại nào, hay sự kiện bị coi là thiệt hại, đối với việc sử dụng toàn bộ hoặc từng phần thông tin hay ý kiến
nào của bản báo cáo này.

Toàn bộ các quan điểm thể hiện trong báo cáo này đều là quan điểm cá nhân của người phân tích. Không có bất kỳ một phần thu nhập nào của người phân tích
liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các khuyến cáo hay quan điểm cụ thể trong bản cáo cáo này.

Thông tin sử dụng trong báo cáo này được CTCK RỒNG VIỆT thu thập từ những nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo rằng
những thông tin này là hoàn chỉnh hoặc chính xác. Các quan điểm và ước tính trong đánh giá của chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đối mà
không cần báo cáo trước.

Bản báo cáo này được giữ bản quyền và là tài sản của CTCK RỒNG VIỆT. Mọi sự sao chép, chuyển giao hoặc sửa đổi trong bất kỳ trường hợp nào mà không có sự
đồng ý của CTCK RỒNG VIỆT đều trái luật. Bản quyền thuộc CTCK RỒNG VIỆT, 2022.

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 03/2022 28

You might also like