Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 44

1.

Tổng quan về PLC Siemens


1.1. Các dòng PLC Siemens
LOGO

 Đây là mẫu PLC cơ bản nhất thuộc dòng Siemens với thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, chắc chắn
nhưng lượng đầu vào/ra ít.
 Loại PLC này được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp quy mô nhỏ hay ứng dụng
trong điều khiển nhà thông minh.
 Phần mềm lập trình cho PLC LOGO Siemens là LOGO! Soft software

S7-200

 PLC Siemens S7-200 là dòng sản phẩm kế cận của LOGO và được xếp vào dòng PLC cỡ nhỏ.
 Loại PLC này Cung cấp khả năng đủ cho nhiều loại ứng dụng điều khiển khác nhau hỗ trợ đầy đủ
các lệnh như logic, bộ đếm, bộ định thời, các phép tính toán học phức tạp và các hàm truyền
thông.
 Tuy nhiên, hiện nay loại PLC này đã dừng sản xuất.
S7-300

 Đây dòng PLC cỡ trung, với khả năng tính toán nhanh hơn, quản lý số lượng I/O nhiều và có thể
mở rộng lượng I/O với giới hạn nhất định.
 Phần mềm lập trình cho loại PLC này là Step 7 V5.x hoặc TIA Step 7 Professional

S7-400

 Loại PLC này có cấu trúc Hot-Standby cho khả năng dự phòng chống nóng CPU, khả năng quản lý
số lượng I/O lớn và tốc độ tính toán xử lý cao.
 Được sử dụng nhiều trong các hệ thống DCS điều khiển nhà máy, dây chuyền lớn.
 Phần mềm để lập trình cho loại PLC này là Step 7 Basic hoặc TIA Portal
S7-1500

PLC S7-1500 có thể hiểu là phiên bản hiện đại hơn của PLC S7-300, với các chức năng mạnh mẽ, CPU tốc
độ cao, khả năng mở rộng I/O lớn, hỗ trợ nhiều tính năng về OPC, Web server,… nên PLC S7-1500 có thể
là lựa chọn thay thế cho S7-300 trong 1 số trường hợp cần khai thác các thế mạnh của tính năng mới.

CPU 1511- CPU 1513- CPU 1515- CPU 1516- CPU 1517- CPU 1518- CPU 1518-
1 1 2 3 3 4 4

Product PN PN PN PN/DP PN/DP PN/DP PN/DP


type
designatio
n

Work 150kb cho 300kb cho 500kb cho 1Mb cho 2Mb cho 6Mb cho 6Mb cho
memory chương chương chương chương chương chương chương
trình và trình và trình và trình và trình và trình và trình,
1Mb cho 1.5Mb cho 3Mb cho 5Mb cho 8Mb cho 60Mb cho 60Mb cho
dữ liệu dữ liệu dữ liệu dữ liệu dữ liệu dữ liệu dữ liệu và
50Mb cho
các hàm
thư viện
của CPU

Load 32Gb có 32Gb có 32Gb có 32Gb có 32Gb có 32Gb có 32Gb có


Memory thể mở thể mở thể mở thể mở thể mở thể mở thể mở
rộng với rộng với rộng với rộng với rộng với rộng với rộng với
thẻ nhớ thẻ nhớ thẻ nhớ thẻ nhớ thẻ nhớ thẻ nhớ thẻ nhớ
(yêu cầu Siemens Siemens Siemens Siemens Siemens Siemens Siemens(t
sử dụng hẻ nhớ
với thẻ phải có
nhớ dung
Siemens) lượng
trống ít
nhất 2Gb)

PROFINET 2 ports 2 ports 2 ports 2 ports 2 ports 2 ports 2 ports


I/O

Input 32 kB 32 kB 32 kB 32 kB 32 kB 32 kB 32 kB
address
area

Output 32 kB 32 kB 32 kB 32 kB 32 kB 32 kB 32 kB
address
area

Số lượng 2048 2048 2048 2048 2048 2048 2048


timer

Độ dài Bất kì (chỉ Bất kì (chỉ Bất kì (chỉ Bất kì (chỉ Bất kì (chỉ Bất kì (chỉ Bất kì (chỉ
timer bị giới hạn bị giới hạn bị giới hạn bị giới hạn bị giới hạn bị giới hạn bị giới hạn
bởi dung bởi dung bởi dung bởi dung bởi dung bởi dung bởi dung
lượng của lượng của lượng của lượng của lượng của lượng của lượng của
bộ nhớ) bộ nhớ) bộ nhớ) bộ nhớ) bộ nhớ) bộ nhớ) bộ nhớ)

Số lượng 2048 2048 2048 2048 2048 2048 2048


counter

Độ rộng Bất kì (chỉ Bất kì (chỉ Bất kì (chỉ Bất kì (chỉ Bất kì (chỉ Bất kì (chỉ Bất kì (chỉ
counter bị giới hạn bị giới hạn bị giới hạn bị giới hạn bị giới hạn bị giới hạn bị giới hạn
bởi dung bởi dung bởi dung bởi dung bởi dung bởi dung bởi dung
lượng của lượng của lượng của lượng của lượng của lượng của lượng của
bộ nhớ) bộ nhớ) bộ nhớ) bộ nhớ) bộ nhớ) bộ nhớ) bộ nhớ)

Data areas 16 kB 16 kB 16 kB 16 kB 16 kB 16 kB 16 kB
của
retentive
timer
Phần mềm TIA Portal
lập trình

* Chú thích

PN: PROFINET

DP: PROFIBUS-DP (Decentralized Peripherals)

PN/PD: CPU có cả Ethernet và Profibus interfaces (với dedicated protocols)

1.2. PLC S7-1200

a. Giới thiệu

 S7-1200 ra đời năm 2009 dùng để thay thế dần cho S7-200. So với S7-200 thì S7-1200 có những
tính năng nổi trội hơn.
 S7-1200 được thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp, và một tập lệnh mạnh giúp những giải pháp hoàn
hảo hơn cho ứng dụng sử dụng với S7-1200
 S7-1200 cung cấp một cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và TCP/IP.

b. Thành phần và cấu tạo

Các thành phần của PLC S7-1200 bao gồm:

 3 bộ điều khiển nhỏ gọn với sự phân loại trong các phiên bản khác nhau giống như điều khiển
AC, RELAY hoặc DC phạm vi rộng
 2 mạch tương tự và số mở rộng ngõ vào/ra trực tiếp trên CPU làm giảm chi phí sản phẩm
 13 module tín hiệu số và tương tự khác nhau bao gồm (module SM và SB)
 2 module giao tiếp RS232/RS485 để giao tiếp thông qua kết nối PTP
 Bổ sung 4 cổng Ethernet
 Module nguồn PS 1207 ổn định, dòng điện áp 115/230 VAC và điện áp 24 VDC

c. Các dòng CPU của S7-1200

CPU 1211C CPU 1212C CPU 1214C CPU 1215C CPU 1217C

Product type DC/DC/Relay DC/DC/DC AC/DC/Relay DC/DC/DC DC/DC/DC


designation
AC/DC/Relay AC/DC/Relay DC/DC/DC AC/DC/Relay

DC/DC/DC DC/DC/Relay DC/DC/Relay DC/DC/Relay

Work memory 50kb 75kb 100kb 125kb 150kb

Load Memory 1Mb có thể 2Mb có thể 4Mb có thể 4Mb có thể 4Mb có thể
mở rộng với mở rộng với mở rộng với mở rộng với mở rộng với
thẻ nhớ thẻ nhớ thẻ nhớ thẻ nhớ thẻ nhớ
Siemens Siemens Siemens Siemens Siemens

Digital Input 6 cổng được 8 đầu vào 14 đầu vào 14 đầu vào 14 đầu vào
tích hợp bao được tích hợp được tích hợp được tích hợp được tích hợp
gồm HSC với 6 cổng bao với 6 cổng bao với 6 cổng bao với 6 cổng bao
gồm HSC gồm HSC gồm HSC gồm HSC

Digital Output 4 cổng relay 6 cổng relay 10 cổng relay 10 cổng relay 10 cổng relay
trong đó có 4 trong đó có 4 trong đó có 4 trong đó có 4
4 cổng với
đầu ra tốc độ đầu ra tốc độ đầu ra tốc độ đầu ra tốc độ
100kHz với
cao với 100kHz cao với 100kHz cao với 100kHz cao với 100kHz
Pulse Train
Pulse Train Pulse Train Pulse Train Pulse Train
OutPut
Output Output Output Output

Analog Input 2 2 2 2 2

Analog Output 0 0 0 2 2

Phần mềm lập TIA Portal


trình

* Chú thích
Work memory: tại thời điểm PLC đang chạy, những khối block, vùng dữ liệu mà PLC tác động sẽ được
chuyển qua work memory này để làm việc. Các đối tượng khác không cần tới thì vẫn nằm nguyên ở load
memory. Khi làm việc xong sẽ giải phóng các ô nhớ này để chứa các đối tượng khác trong quá trình làm
việc tiếp theo.

Load memory: lưu trữ toàn bộ các dữ liệu chương trình: cấu hình phần cứng, nội dung phần mềm, data
block… Các dòng S7-1500 hoặc S7-300 thì khác. Chúng không có bộ nhớ Load memory tích hợp. Vì vậy
các dòng PLC này đều phải yêu cầu thẻ nhớ mới có thể hoạt động được.

DC/DC/relay  Kí hiệu đầu tiên: (power supply type) dạng nguồn cung cấp cho PLC: AC (xoay
AC/DC/relay chiều) / DC (một chiều)
DC/DC/DC  Kí hiệu thứ hai: (input type) dạng tín hiệu đầu vào: AC (xoay chiều) / DC (một
chiều)
 Kí hiệu thứ ba: (output type) dạng tín hiệu đầu ra: AC (xoay chiều) / DC (một
chiều) / relay (rơ le)

HSC ( High Speed Counting) : được sử dụng để xử lý các thay đổi giá trị của thiết bị khi tốc độ thay đổi
giá trị của nó cao hơn chu kỳ quét của PLC.

Pulse Train Output (PTO) : dùng để định vị chính xác hoặc kiểm soát vận tốc chính xác.

d. Các module mở rộng cho S7-1200

PLC S7-1200 có thể mở rộng các module tín hiệu và các module gắn ngoài để mở rộng chức  năng của
CPU. Ngoài ra, có thể cài đặt thêm các module truyền thông để hỗ trợ giao thức truyền thông khác.

Khả năng mở rộng của từng loại CPU tùy thuộc vào các đặc tính, thông số và quy định của nhà sản xuất.

S7-1200 có các loại module mở rộng sau:

 Communication module (CP).


 Signal board (SB)
 Signal Module (SM)

e. Các tính năng nổi bật của S7-1200

Cổng truyền thông Profinet (Ethernet) được tích hợp sẵn:

 Dùng để kết nối máy tính, với màn hình HMI hay truyền thông PLC-PLC
 Dùng kết nối với các thiết bị khác có hỗ trợ chuẩn Ethernet mở
 Đầu nối RJ45 với tính năng tự động chuyển đổi đấu chéo
 Tốc độ truyền 10/100 Mbits/s
 Hỗ trợ 16 kết nối ethernet
 TCP/IP, ISO on TCP, và S7 protocol

Các tính năng về đo lường, điều khiển vị trí, điều khiển quá trình:

 6 bộ đếm tốc độ cao (high speed counter) dùng cho các ứng dụng đếm và đo lường, trong đó có
3 bộ đếm 100kHz và 3 bộ đếm 30kHz
 2 ngõ ra PTO 100kHz để điều khiển tốc độ và vị trí động cơ bước hay bộ lái servo (servo drive)
 Ngõ ra điều rộng xung PWM, điều khiển tốc độ động cơ, vị trí valve, hay điều khiển nhiệt độ…
 16 bộ điều khiển PID với tính năng tự động xác định thông số điểu khiển (auto-tune
functionality)

Thiết kế linh hoạt:

 Mở rộng tín hiệu vào/ra bằng board tín hiệu mở rộng (signal board), gắn trực tiếp phía trước
CPU, giúp mở rộng tín hiệu vào/ra mà không thay đổi kích thước hệ điều khiển
 Mỗi CPU có thể kết nối tối đa 8 module mở rộng tín hiệu vào/ra.
 Ngõ vào analog 0-10V được tích hợp trên CPU
 3 module truyền thông có thể kết nối vào CPU mở rộng khả năng truyền thông, vd module
RS232 hay RS485
 Card nhớ SIMATIC, dùng khi cần rộng bộ nhớ cho CPU, copy chương trình ứng dụng hay khi cập
nhật firmware
 Khả năng chẩn đoán lỗi online / offline

1.3. Các module mở rộng


Do theo yêu cầu công nghệ mà số đầu ra của PLC không đủ. Vì vậy, ta cần sử dụng thêm module mở
rộng để tăng thêm số lượng đầu ra.
a. Khả năng mở rộng của CPU

Dòng PLC S7-1200 cung cấp 1 lượng module và board mở rộng rất phong phú với các cổng I/O bổ sung
và phương thúc giao tiếp khác

1. Module giao tiếp (CM), bộ xử lí giao tiếp (CP) hoặc TeleService (TS) adapter

2. CPU

3. Mạch tín hiệu (SB), mạch giao tiếp (CB), mạch pin (BB)

4. Module tín hiệu (SM)

Module tín hiệu số và Mạch tín hiệu

Loại Chỉ đầu vào Chỉ đầu ra Kết hợp cả đầu vào và đầu ra

Digital SB  4x24VDC,  4x24VDC,  Đầu vào 2x24VDC/ đầu ra


200kHz 200kHz 2x24VDC

 4x5VDC, 200kHz  4x5VDC, 200kHz  Đầu vào 2x24VDC/ đầu ra


2x24VDC, 200kHz

 Đầu vào 2x5VDC/ đầu ra


2x5VDC, kHz

Digital SM  8x24VDC  8x24VDC  Đầu vào 8x24VDC/ đầu ra


8x24VDC
 8x Relay
 Đầu vào 8x24VDC/ đầu ra
 8x Relay
Relay

 Đầu vào 8x120/230VAC/


đầu ra Relay

 16x24VDC  16x24VDC  Đầu vào 16x24VDC/ đầu


ra 16x24VDC
 16x Relay
 Đầu vào 16x24VDC/ đầu
ra 16x Relay

Module tín hiệu tương tự và Mạch tín hiệu

Loại Chỉ đầu vào Chỉ đầu ra Kết hợp cả đầu vào và đầu ra

Analog SB  1x12 bit tương tự  1x Tương tự

 1x16 bit RTD

 1x16 bit Thermocouple

Analog  4x Tương tự  2x Tương tự  Đầu vào 4x tương tự/


SM đầu ra 2x tương tự
 4x Tương tự x 16bit  4x Tương tự

 8x Tương tự

 Thermocouple

- 4x16 bit TC

- 8x16 bit TC

 RTD

- 4x16 bit RTD

- 8x16 bit RTD

Giao diện giao tiếp


b. Các module mở rộng của S7-1200

Loại Module Mô tả

CPU hỗ trợ 1 mạch mở rộng 1. LED trạng thái

 Mạch tín hiệu (SB) bổ sung 2. Dây nối


các cổng I/O cho CPU. SB
được kết nối ở phía trc của
CPU

 Mạch giao tiếp (CB) cho


phép người dùng thêm 1
giao tiếp khác cho CPU

 Mạch pin (BB) cho phép


người dùng cung cấp bộ
nhớ sao lưu dài hạn cho
đồng hồ thời gian thực

Các module tín hiệu (SMs) thêm các 1. Đèn LED trạng
chức năng cho CPU, được kết nối thái
bên phải của CPU
2. Cổng nối Bus
 Cổng vào ra I/O số
3. Dây nối
 Cổng vào ra I/O tương tự

 RTD và thermocouple
Module giao tiếp (CMs) và bộ xử lý 1. LED trạng thái
giao tiếp (CPs) thêm các lựa chọn
2. Cổng nối giao
giao tiếp cho CPU như khả năng kết
tiếp
nối với PROFIBUS hay RS232. 1 CP
cung cấp các loại giao tiếp khác như
kết nối với CPU qua mạng lưới GPRs

 CPU cung cấp lên đến 3


CMs hoặc CPs

 Mỗi CM hay CP kết nối ở


phía bên trái của CPU (hoặc
bên trái của 1 CM hoặc CP
khác)

c. Thêm các module vào cấu hình

Các module :

 Module tín hiệu (SM) bổ sung các cổng vào ra I/O số hoặc tương tự. Được kết nối phía bên phải
của CPU

 Mạch tín hiệu (SB) cũng cung cấp các cổng vào ra I/O nhưng ít hơn và được kết nối ở phía trước
của CPU.

 Mạch pin (BB) cung cấp cấp bộ nhớ sao lưu dài hạn cho đồng hồ thời gian thực và cũng được cái
đặt ở phía trước của CPU.

 Mạch giao tiếp (CB) bổ sung thêm các cổng giao tiếp, được cài đặt phía trước CPU.

 Module giao tiếp (CMs) và bộ xử lý giao tiếp (CPs) thêm các lựa chọn giao tiếp cho CPU như khả
năng kết nối với PROFIBUS hay RS232. 1 CP cung cấp các loại giao tiếp khác như kết nối với CPU
qua mạng lưới GPRs

Để thêm 1 module vào cấu hình thiết bị, chọn 1 module trong mục lục sau đó click đúp chuột hoặc kéo
thả module đã chọn vào vị trí được đánh dấu. Để module hoạt động, người dùng phải thêm nó vào cấu
hình thiết bị và download cấu hình phần cứng cho CPU.

d. Cấu hình các tham số của module

Để cấu hình cho các tham số của module, chọn module trong “Devive View” và chọn Properties.

Cấu hình module tín hiệu (SM) hoặc mạch tín hiệu (SB)

 Đầu vào ra số : Đầu vào có thể được cấu hình để phát hiện các sự biến đổi giá trị tăng hay giảm
hoặc “bắt xung” qua cập nhật tiếp sau của đầu vào. Đầu ra có thể là giá trị cố định hoặc thay đổi
 Đầu vào ra tương tự : đối với các đầu vào cá nhân, việc cấu hình các tham số để điều chỉnh
phạm vi, độ mượt, và kiểm soát tràn dữ liệu. Đầu ra tương tự cung cấp các tham số dạng đầu ra
như điện áp và dòng điện và đê phân tích các trường hợp ngắn mạch và xác định giới hạn trên,
dưới. Người dùng không thể điều chỉnh phạm vi của đầu vào ra tương tự mà phải xử lý trong
chương trình logic.

 Địa chỉ đầu vào ra : Cấu hình địa chỉ ban đầu của đầu vào ra của module.

Cấu hình giao diện giao tiếp (CM, CP, CB)

 Người dùng cấu hình các tham số cho mạng lưới tùy thuộc vào loại giao diện

2. Tổng quan về phần mềm TIA Portal


2.1. Giới thiệu phần mềm TIA Portal
TIA Portal viết tắt của Totally Integrated Automation Portal là một phần mềm tổng hợp của nhiều phần
mềm điều hành quản lý  tự động hóa, vận hành điện của hệ thống.

TIA Portal được phát triển vào năm 1996 bởi các kỹ sư của Siemens, nó cho phép người dùng phát triển
và viết các phần mềm quản lý riêng lẻ một cách nhanh chóng, trên 1 nền tảng thống nhất. Giải pháp
giảm thiểu thời gian tích hợp các ứng dụng riêng biệt để thống nhất tạo hệ thống.

TIA Portal - Tích hợp tự động toàn diện là phần mềm cơ sở cho tất cả các phần mềm khác phát triển: lập
trình, tích hợp cấu hình thiết bị trong dải sản phẩm. Đặc điểm TIA Portal cho phép các phần mềm chia sẻ
cùng 1 cơ sở dữ liệu, tạo nên tính thống nhất, toàn vẹn cho hệ thống ứng dụng quản lý, vận hành. 

TIA Portal cung cấp một môi trường thân thiện với người dùng để phát triển, chỉnh sửa và giám sát logic
cần thiết để điều khiển trong các ứng dụng thực tế, bao gồm các công cụ để quản lý và cấu hình tất cả
các thiết bị trong project.

TIA Portal cung cấp các ngôn ngữ lập trình tiêu chuẩn tiện lợi và hiệu quả cho quá trình phát triển
chương trình điều khiển trong các ứng dựng thực tế

 LAD (ladder logic) ngôn ngữ giản đồ thang là một ngôn ngữ lập trình dạng đồ họa, được biểu
diễn dựa trên sơ đồ mạch điện
 FBD (function block diagram) lập trình sơ đồ khối chức năng là một ngôn ngữ lập trình dựa trên
các ký hiệu logic đồ họa được sử dụng trong đại số Boolean
 SCL (structured control language) ngôn ngữ điều khiển có cấu trúc là một dạng ngôn ngữ lập
trình bậc cao, dạng văn bản

TIA Portal tạo môi trường dễ dàng để lập trình thực hiện các thao tác:
 Thiết kế giao diện kéo nhã thông tin dễ dàng, với ngôn ngữ hỗ trợ đa dạng.

 Quản lý phân quyền User, Code, Project tổng quát.

 Thực hiện go online và Diagnostic cho tất cả các thiết bị trong project để xác định bệnh, lỗi hệ
thống.

 Tích hợp mô phỏng hệ thống.

 Dễ dàng thiết lập cấu hình và liên kết giữa các thiết bị Siemens. 

Phần mềm TIA Portal được Siemens phát triển với nhiều thành phần giúp người dùng quản lý, lập trình
PLC, HMI hiệu quả. Các thành phần có trong bộ TIA Portal:

 Simatic Step 7 Professional và Simatic Step 7 PLCSIM: giải pháp lập trình và mô phỏng PLC
Simatic S7-300, S7-400, S7-1200, S7-1500…

 Simatic WinCC Professional: được dùng để lập trình màn hình HMI, và giao diện SCADA.

 Simatic Start Driver: được lập trình cấu hình Siemens.

 Sirius và Simocode: thiết lập cấu hình và chuẩn đoán lỗi linh hoạt.

 Điều khiển chuyển động đơn trục và đa trục với hỗ trợ Scout TIA. Thư viện Simatic Robot đầy đủ
dữ liệu cho phép người dùng thiết lập cấu hình và hệ thống nhanh chóng. 

2.2. Giao diện phần mềm


STEP 7 cung cấp một môi trường thân thiện với người dùng để phát triển bộ điều khiển logic (controller
logic), cấu hình trực quan hóa HMI và thiết lập giao tiếp mạng.
STEP 7 cung cấp hai chế độ xem khác nhau của dự án: một tập hợp các portal tính task-oriented (hướng
nhiệm vụ) được tổ chức dựa trên chức năng của các công cụ (portal view) hoặc chế độ xem tính project-
oriented (hướng dự án) của các thành phần trong project (project view).

Chế độ portal view


① ② ③
1. Các portal cho các nhiệm
vụ khác nhau
2. Các nhiệm vụ cho
portal được chọn
3. Bảng lựa chọn của
hành công việc được
chọn
4. Chuyển sang chế độ
project view

- Open existing
project: mở 1 dự án
đã có sẵn
- Create new project:
④ tạo một dự án mới
- Migrate project:
chuyển đổi phiên
bản của dự án

② Chế độ project view



1. Menu và thanh công cụ

2. Điều hướng trong project

3. Khu vực làm việc

4. Các thẻ task



5. Cửa sổ giám sát

6. Chuyển sang chế độ project


view

7. Thanh chỉnh sửa

⑥ ⑦

2.3. Cài đặt TIA Portal V15.1 và phần mềm mô phỏng


Đầu tiên tìm kiếm và tải phần mềm, ta có 2 thư mục:
a. Cài đặt STEP 7 V15.1 Professional

Bước 1: Mở file “TIA_Portal_STEP_7_Pro_WinCC_Pro_V15_1”

⇒ Chọn Start.exe ⇒ Nhấn chuột phải ⇒ Chọn Run as administrator

Sau khi chạy xong sẽ hiển thị lên bảng như hình dưới đây, ta chọn Next

Bước 2: Chọn ngôn ngữ cho phần mềm sau đấy bấm Next
Bước 3: Chọn đường dẫn để cài đặt phần mềm sau đó chọn Next 

Bước 4: Đọc và chấp nhận các điều khoản, chính sách sau đó chọn Next

Bước 5: Cuối cùng chọn Install và đợi máy cài đặt


b. Cài đặt phần mềm mô phỏng PLCSIM

Bước 1:  Chọn thư mục “SIMATIC_S7PLCSIM_V15_1” sau đó chọn mục Start.exe khi đó sẽ hiển thị lên
bảng sau:
Chọn Next để tiếp tục cài đặt

Bước 2: Chọn ngôn ngữ cài đặt sau đấy bấm Next

Bước 3: Chọn đường dẫn cài đặt sau đấy bấm Next


Bước 4: Chấp nhận điều khoản và chính sách sau đấy bấm Next

Bước 5: Chọn Install và chờ cài đặt xong


3. Lập trình cho PLC S7-1200
3.1. Tạo và viết chương trình cho PLC
a. Cấu hình phần cứng
Bước 1: chọn Add new device trên thanh điều hướng để tạo 1 thiết bị mới.

Bước 2: Cửa sổ mới hiện ra, ta bấm chọn dòng và phiên bản PLC muốn sử dụng.

Bước 3: Cấu hình địa chỉ vùng nhớ đầu vào ra, click chuột phải vào PLC và chọn Properties
 Tại cửa sổ General, chọn “DI 14/DQ 10” - đầu vào ra số hoặc “AI 2/AQ 2” - đầu vào ra tương tự,
nhấn “I/O addresses” và thiết lập lại địa chỉ.

 Cấu hình địa chỉ IP cho CPU, chọn “PROFINET interface” và nhấn “Ethernet addresses”

b. Viết chương trình cho PLC


Bước 1: Tại thanh điều hướng, lựa chọn PLC muốn lập trình, chọn Program blocks và nhấn vào Main
[OB1]

Bước 2: Cửa sổ General bên dưới, lựa chọn ngôn ngữ lập trình là LAD

Bước 3: Cửa sổ Instructions bên phải chứa các câu lệnh có thể sử dụng
khi viết chương trình.
3.2. Mô phỏng PLC bằng S7 PLCSIM

 Sau khi viết xong chương trình, bấm vào biểu tượng Compile trên thanh công cụ để biên
dịch và kiểm tra lỗi.

 Để mô phỏng và chạy thử chương trình, bấm chọn Start Simulation , khi đó phần mềm S7
PLCSIM sẽ được khởi động.

 Cửa sổ download hiện lên, ta chọn


“Start search” để tìm kiếm CPU.
 Sau khi tìm kiếm và kết nối thiết bị thành công, chọn “Load” để nạp chương trình cho PLC

 Chuyển sang cửa số của S7 PLCSIM, để bắt đầu chạy mô


phỏng ta nhấn RUN

 Để quan sát rõ trạng thái tín hiệu hoạt động của chương trình, nhấn vào biểu tượng Moritoring
3.3. Lưu trữ dữ liệu, vùng nhớ và định địa chỉ vào ra
Mỗi một vị trí bộ nhớ có một địa chỉ riêng. Chương trình sử dụng các địa chỉ này để truy cập thông tin tại
các vị trí bộ nhớ đó

VD: truy cập vào input memory address: I0.3

truy cập vào output memory address: Q1.7

để truy cập ngay vào input hoặc output, thêm hậu tố “:P”

VD: I0.3: P, Q1.7: P

* Lưu ý: image: dữ liệu vật lí được đưa vào hoặc đưa ra qua các cổng I/O

Vùng nhớ Mô tả Force Retentive (có


nhớ)
I Copy dữ liệu từ đầu vào vật lí khi bắt đầu Không Không
Xử lí image input chu kì quét
I_:P (dấu _ là phần vị trí Lập tức đọc từ đầu vào vật lí của CPU, SB Có Không
của dữ liệu) hoặc SM
Q Copy dữ liệu tới đầu ra vật lí khi bắt đầu chu Không Không
Xử lí image output kì quét
Q_:P (dấu _ là phần vị Lập tức ghi vào đầu ra vật lí của CPY, SB hoặc Có Không
trí của dữ liệu) SM
M Chứa control memory và data memory Không Có
Bit memory
L Chứa dữ liệu tạm thười cho một block cục Không Không
Temp memory bộ
DB Chứa data memory hoặc tham số của các FB Không Có
Data block

Một địa chỉ hoàn chỉnh (absolute address) bao gồm:

 Tên vùng nhớ (VD: I, Q, M)


 Độ rộng dữ liệu được truy cập (VD: B - byte, W - word, D - double word)
 Địa chỉ đầu tiên của dữ liệu (VD: byte thứ 3, word thứ 3)

Khi truy cập một bit trong địa chỉ để lấy dữ liệu dạng Boolean, không cần nhập thông tin độ rộng dữ liệu,
chỉ cần nhập thông tin vùng bộ nhớ, vị trí byte và vị trí bit trong byte đó (VD: I0.0, Q0.1, M3.4)
E số thứ tự các byte trong bộ nhớ
F số thứ tự các bit trong byte

A tên vùng nhớ

B vị trí của byte

C ngăn cách byte và bit trong byte đó

D vị trí của bit trong byte

* Lưu ý:

tag: được dùng để chỉ định cho một absolute address (địa chỉ hoàn chỉnh). Absolute address có thể là địa
chỉ của dữ liệu, địa chỉ cổng vào ra hoặc địa chỉ của biến cục bộ được dùng trong một code block

Thông thường, các tag được tạo trong các PLC tag, một data block hoặc trong giao diện ở đầu của một
OB, FC hoặc FB. Các tag này bao gồm tên, kiểu dữ liệu, offset và commnet. Ngoài ra, trong một data
block, giá trị bắt đầu có thể được chỉ định

Có thể dùng các tags này trong lúc lập trình bằng cách nhập tên của tag tại phần tham số của instruction.
Có thể có hoặc không nhập các absolute operand (tham số hoàn chỉnh): vùng nhớ, độ rộng và offset tại
phần tham số của instruction.

Kí hiệu % được tự động chèn thêm vào đằng trước của tham số hoàn chỉnh (absolute operand) bởi
editor của phần mềm.

a. Truy cập dữ liệu trong vùng nhớ của CPU

I (process image input): CPU lấy dữ liệu từ các đầu vào vật lí ghi vào input process image ngày trước mỗi
chu kì quét. Có thể truy cập vào dữ liệu của input process image dưới dạng bit, byte, word hoặc double
word.

Địa chỉ hoàn chỉnh cho bộ nhớ dữ liệu đầu vào

Bit I[số thứ tự byte].[số thứ tự bit trong byte] I0.1


Byte, word, double world I[độ rộng][địa chỉ của byte đầu tiên] IB4, IW5, ID12
Việc thêm hậu tố “:P” vào địa chỉ, có thể lập tức đọc dữ liệu đầu vào dạng số hay tương tự của CPU, SB
hoặc SM, nghĩa là: dữ liệu nhận từ đầu vào sẽ được đọc trực tiếp mà không phải gián tiếp qua việc ghi
vào input process image rồi mới đọc từ đó.

Q (process image output): CPU copy dữ liệu từ output process image tới các đầu ra vật lí. Có thể truy
cập vào dữ liệu của output process image dưới dạng bit, byte, word hoặc double word.

Địa chỉ hoàn chỉnh cho bộ nhớ dữ liệu đầu ra

Bit Q[số thứ tự byte].[số thứ tự bit trong byte] Q1.1


Byte, word, double world Q[độ rộng][địa chỉ của byte đầu tiên] QB5, QW10, QD40

Việc thêm hậu tố “:P” vào địa chỉ, có thể lập tức ghi dữ liệu ra đầu ra dạng số hay tương tự của CPU, SB
hoặc SM, nghĩa là: dữ liệu nhận sẽ được copy trực tiếp mà không phải gián tiếp qua việc ghi vào output
process image rồi mới copy từ đó.

M (bit memory area): sử dụng cho rơ le điều khiển và dữ liệu để lưu trữ trạng thái trung gian của một
thao tác (operation) hoặc thông tin điều khiển. Có thể truy cập vào dữ liệu của vùng nhớ bit dưới dạng
bit, byte, word hoặc double word.

Địa chỉ hoàn chỉnh cho bộ nhớ bit

Bit M[số thứ tự byte].[số thứ tự bit trong byte] M26.7


Byte, word, double world M[độ rộng][địa chỉ của byte đầu tiên] MB20, MW30, MD50

Temp (temporary memory): CPU cấp phát bộ nhớ tạm thời khi cần. CPU cấp phát bộ nhớ tạm thời cho
code block khi code block đó bắt đầu được thực thi. Một vùng nhớ tạm thời được dùng cho một code
block có thể đã được cấp phát trong các thao tác (operation) trước đó, vì vậy vùng nhớ tạm thời đó có
thể có chứa giá trị

Phân biệt bit memory và temp memory: bộ nhớ bit có tính toàn cục (global) trong khi đó bộ nhớ tạm
thời có tính cục bộ (local)

CPU cung cấp bộ nhớ tạm thời cho từng nhóm trong ba nhóm ưu tiên OB:

 16 Kbyte cho chu kỳ khởi động và chu kì chạy chương trình, bao gồm các FB và FC được liên kết
 4 Kbyte cho các sự kiện ngắt tiêu chuẩn (standard interrupt event) bao gồm các FB và FC
 4 Kbyte cho các sự kiện ngắt do lỗi (error interrupt event) bao gồm FB và FC

Truy cập bộ nhớ tạm thời bằng cách symbolic addressing


DB (data block): dùng để chứa:

 trạng thái trung gian của một thao tác (operation) hoặc tham số của thông tin điều khiển
 cấu trúc dữ liệu cần thiết cho lệnh (VD: timer, counter)

Có thể truy cập vào dữ liệu của data block dưới dạng bit, byte, word hoặc double word.

Địa chỉ hoàn chỉnh cho bộ nhớ data block

Bit DB[số thứ tự của block].DBX[số thứ tự byte]. DB1.DBX2.3


[số thứ tự bit trong byte]
Byte, word, double world DB[số thứ tự của block].DBX[độ rộng][địa chỉ DB1.DBB4, DB10.DBW2,
của byte đầu tiên] DB20.DBD8

b. Cấu hình I/O trong CPU và các mô-đun I/O

Khi kết nối thêm một CPU và các module vào ra, địa chỉ của vùng nhớ vào và ra được tự động chỉ định
lại. Có thể chỉnh lại bằng các chọn địa chỉ muốn thay đổi tại configuration sceen và nhập giá trị mới vào

 Địa chỉ vào ra số được chỉ định theo nhóm 1 byte một
 Địa chỉ vào ra tương tự được chỉ định theo nhóm 4 byte một

3.4. Một số lệnh ladder cơ bản


3.4.1. Các lệnh về bit
a. Bit logic contacts and coils (tiếp điểm và cuộn dây)

Contacts (tiếp điểm)

- Các tiếp điểm được mắc nối tiếp tạo thành mạch AND logic

- Các tiếp điểm được mắc song song tạo thành mạch OR logic

Tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường hở

Kí hiệu Ý nghĩa
Tiếp điểm thường hở Tiếp điểm thường hở sẽ đóng khi giá trị của bit
được chỉ định cho nó là 1 và ngược lại

Tiếp điểm thường đóng Tiếp điểm thường hở sẽ đóng khi giá trị của bit
được chỉ định cho nó là 0 và ngược lại
NOT logic inverter (đảo logic NOT)

Kí hiệu Ý nghĩa
Tiếp điểm NOT đảo trạng thái logic của tín hiệu đầu vào:
- Nếu tín hiệu đầu vào là không có (trạng thái logic = 0) thì có tín hiệu đầu ra (trạng
thái logic = 1)
- Nếu có tín hiệu đầu vào (trạng thái logic = 1) thì không có tín hiệu đầu ra (trạng thái
logic = 0)

Output Coil (cuộn dây)

Từ trạng thái logic của cuộn dây, CPU sẽ ghi giá trị cho bit đầu ra tương ứng với nó. Mỗi lần quét, CPU sẽ
liên tục quét trạng thái logic của cuộn dây để cập nhật trạng thái cho bit đầu ra đó

Kí hiệu Ý nghĩa
Cuộn dây Nếu có tín hiệu vào cuộn dây (trạng thái on) thì bit đầu ra tương ứng
với nó có giá trị = 1 và ngược lại

Cuộn dây đảo Nếu có tín hiệu vào cuộn dây (trạng thái on) thì bit đầu ra tương ứng
với nó có giá trị = 0 và ngược lại

b. Set and reset instructions

Set và Reset 1 bit

Kí hiệu Ý nghĩa
Cuộn dây Set Khi cuộn dây Set được kích hoạt, bit đầu ra tương ứng với nó được
1 bit giữa cố định = 1 kể cả khi cuộn dây Set không còn được kích hoạt
nữa. Bit này chỉ = 0 khi có tín hiệu reset từ cuộn dây Reset
Cuộn dây Reset Khi cuộn dây Reset được kích hoạt, bit đầu ra tương ứng với nó sẽ
1 bit được reset về = 1. Nếu không có tín hiệu từ cuộn dây Reset thì bit
đó vẫn giữa nguyên giá trị

Set và Reset trường bit

Kí hiệu Ý nghĩa
Cuộn dây Set Khi cuộn dây Set trường bit được kích hoạt, n bit đầu ra (bắt đầu
trường bit từ địa chỉ OUT) tương ứng với nó được giữa cố định = 1 kể cả khi
cuộn dây Set không còn được kích hoạt nữa. n bit này chỉ = 0 khi
có tín hiệu reset từ cuộn dây Reset
Cuộn dây Reset Khi cuộn dây Reset được kích hoạt, n bit đầu ra (bắt đầu từ địa
trường bit chỉ OUT) tương ứng với nó sẽ được reset về = 1. Nếu không có
tín hiệu từ cuộn dây Reset thì n bit đó vẫn giữa nguyên giá trị
c. Positive and negative edge instruction

Kí hiệu Ý nghĩa
Tiếp điểm tích cực sườn lên Tiếp điểm có trạng thái là ON khi bit tương ứng với
nó thay đổi trạng thái từ OFF sang ON, các trường
hợp khác thì tiếp điểm này có trạng thái là OFF
Tiếp điểm tích cực sườn xuống Tiếp điểm có trạng thái là ON khi bit tương ứng với
nó thay đổi trạng thái từ ON sang OFF, các trường
hợp khác thì tiếp điểm này có trạng thái là OFF

Cuộn dây tích cực sườn lên Bit đầu ra tương ứng với cuộn dây có trạng thái là ON
khi tín hiệu vào cuộn dây thay đổi trạng thái từ OFF
sang ON, các trường hợp khác thì bit đầu ra này có
trạng thái là OFF
Cuộn dây tích cực sườn xuống Bit đầu ra tương ứng với cuộn dây có trạng thái là ON
khi tín hiệu vào cuộn dây thay đổi trạng thái từ ON
sang OFF, các trường hợp khác thì bit đầu ra này có
trạng thái là OFF

3.4.2. Timers (bộ đếm thời gian)


Sử dụng các lệnh timer để tạo ra các bộ tạo trễ lập trình được

Số lượng các timer hay độ trễ thời gian có thể sử dụng được chỉ bị giới hạn bởi dung lượng bộ nhớ

Khối Cuộn dây Ý nghĩa


TP timer tạo ra một xung trong một khoảng thời gian PT định sẵn
- enable timer khi khối có đầu vào IN = 1 hoặc có dòng vào cuộn dây
và ngược lại thì disable timer
- PT hoặc PRESET_Tag: chọn thời gian preset
- ET: elapsed time (thời gian đã trôi qua), ET bắt đầu tăng khi timer
bắt đầu enable, ET tăng tối đa đến giá trị PT và giữ cố định tại đó nếu
trong khoảng thời gian đó timer vẫn enable. Nếu disable timer thì
đặt lại trạng thái của ET kể cả khi ET ≤ PT.
- Q: tín hiệu đầu ra, trong khi ET ≤ PT thì Q = 1 hoặc có dòng đi ra
cuộn dây và ngược lại thì Q = 0
TON timer đặt trạng thái đầu ra Q lên ON sau một khoảng thời gian
trễ PT định sẵn
- enable timer khi khối có đầu vào IN = 1 hoặc có dòng vào cuộn dây
và ngược lại thì disable timer
- PT hoặc PRESET_Tag: chọn thời gian preset
- ET: elapsed time (thời gian đã trôi qua), ET bắt đầu tăng khi timer
bắt đầu enable, ET tăng tối đa đến giá trị PT và giữ cố định tại đó nếu
trong khoảng thời gian đó timer vẫn enable. Nếu disable timer thì
đặt lại trạng thái của ET kể cả khi ET ≤ PT.
- Q: tín hiệu đầu ra, khi ET = PT thì Q = 1 hoặc có dòng đi ra cuộn dây
và ngược lại thì Q = 0
TOF timer đặt lại trạng thái đầu ra Q sau một khoảng thời gian trễ PT
định sẵn
- enable timer khi khối có đầu vào IN = 0 hoặc không có dòng vào
cuộn dây và ngược lại thì disable timer
- PT hoặc PRESET_Tag: chọn thời gian preset
- ET: elapsed time (thời gian đã trôi qua), ET bắt đầu tăng khi timer
bắt đầu disable, ET tăng tối đa đến giá trị PT và giữ cố định tại đó
nếu trong khoảng thời gian đó timer vẫn disable. Nếu enable timer
thì đặt lại trạng thái của ET kể cả khi ET ≤ PT.
- Q: tín hiệu đầu ra, Q = 1 luôn được giữ cố định cho đến khi ET = PT
thì Q = 0 và Q = 0 được giữa có định cho đến khi đặt lại trạng thái
của ET
TONR timer đặt trạng thái đầu ra Q lên ON sau một khoảng thời gian
trễ PT định sẵn
- enable timer khi khối có đầu vào IN = 1 hoặc có dòng vào cuộn dây
và ngược lại thì disable timer
- PT hoặc PRESET_Tag: chọn thời gian preset
- ET: elapsed time (thời gian đã trôi qua)
- Q: tín hiệu đầu ra, khi ET = PT thì Q = 1 hoặc có dòng đi ra cuộn dây
và ngược lại thì Q = 0

Thời gian đã trôi qua (elapsed time) được giữ lại qua nhiều khoảng
thời gian cho đến khi đầu vào R được kích hoạt để đặt lại thời gian
đã trôi qua (elapsed time)

Ảnh hưởng của việc thay đổi giá trị của tham số PT và IN trong khi timer đang chạy

Timer Ý nghĩa
TP - Thay đổi PT không có ảnh hưởng
- Thay đổi IN không có ảnh hưởng
TON - Thay đổi PT không có ảnh hưởng
- Thay đổi trạng thái của IN thành FALSE, đặt lại và dừng timer
TOF - Thay đổi PT không có ảnh hưởng
- Thay đổi trạng thái của IN thành TRUE, đặt lại và dừng timer
TONR - Thay đổi PT không có ảnh hưởng trong lần chạy đó, nhưng ở những lần chạy sau, timer sẽ
lấy giá trị PT mới
- Thay đổi trạng thái của IN thành FALSE, dừng timer nhưng không đặt lại timer. Tiếp tục
thay đổi trạng thái của IN thành TRUE thì timer sẽ tiếp tục từ thời gian đã được lưu
Quá trình hoạt động của các timer

Timer Sơ đồ thời gian


TP: pluse timer

TP timer tạo ra
một xung trong
một khoảng thời
gian PT định sẵn

TON: on-delay
timer

TON timer đặt


trạng thái đầu ra
Q lên ON sau một
khoảng thời gian
trễ PT định sẵn

TOF: off-delay
timer

TOF timer đặt lại


trạng thái đầu ra
Q sau một khoảng
thời gian trễ PT
định sẵn
TONR: on-delay
retentive timer

TONR timer đặt


trạng thái đầu ra
Q lên ON sau một
khoảng thời gian
trễ PT định sẵn.
Thời gian đã trôi
qua (elapsed
time) được giữ lại
qua nhiều khoảng
thời gian cho đến
khi đầu vào R
được kích hoạt để
đặt lại thời gian
đã trôi qua
(elapsed time)

3.4.3. Counter (bộ đếm)

Khối Ý nghĩa
Count-up CU: đếm thêm 1 đơn vị mỗi lần
counter R: đặt lại giá trị CV về 0
PV: giá trị đếm định trước
Q: tín hiệu đầu ra, có trạng thái là TRUE nếu CV ≥ PV, ngược lại thì
trạng thái là FALSE
CV: giá trị đếm được tức thì
Count-down CD: đếm bớt đi 1 đơn vị mỗi lần
counter LOAD: đặt lại giá trị CV = PV
PV: giá trị đếm định trước
Q: tín hiệu đầu ra, có trạng thái là TRUE nếu CV ≤ 0, ngược lại thì
trạng thái là FALSE
CV: giá trị đếm được tức thì
Count-up and CU: đếm thêm 1 đơn vị mỗi lần
count-down CD: đếm bớt đi 1 đơn vị mỗi lần
counter R: đặt lại giá trị CV về 0
LOAD: đặt lại giá tị CV = PV
PV: giá trị đếm định trước
QU: tín hiệu đầu ra khi count-up, có trạng thái là TRUE nếu CV ≥ PV,
ngược lại thì trạng thái là FALSE
QD: tín hiệu đầu ra khi count-down, có trạng thái là TRUE nếu CV ≤ 0,
ngược lại thì trạng thái là FALSE
CV: giá trị đếm được tức thì
Quá trình hoạt động của các counter

Count-up counter (CTU counter) Quá trình hoạt động


CTU counter đếm thêm 1 đơn vị
mỗi khi giá trị của CU chuyển từ 0
sang 1
- Nếu giá trị của CV ≥ PV thì giá trị
đầu ra Q = 1, ngược lại thì Q = 0
- Nếu giá trị của R chuyển từ 0 sang
1 thì đặt lại giá trị của CV = 0

Count-down counter (CTD counter) Quá trình hoạt động


CTD counter đến bớt đi 1 đơn vị
mỗi khi giá trị của CD chuyển từ 0
sang 1
- Nếu giá trị của CV ≤ 0 thì giá trị
đầu ra Q = 1, ngược lại thì Q = 0
- Nếu giá trị của LOAD chuyển từ 0
sang 1 thì đặt lại giá trị của CV = PV

Count-up and count-down counter Quá trình hoạt động


(CTUD counter)
CTUD counter đếm thêm 1 đơn vị
(nếu giá trị của CU chuyển từ 0
sang 1) hoặc đến bớt đi 1 đơn vị
(nếu giá trị của CD chuyển từ 0
sang 1)
- Nếu giá trị của CV ≥ PV thì giá trị
đầu ra QU = 1, ngược lại thì QU = 0
- Nếu giá trị của CV ≤ 0 thì giá trị
đầu ra QD = 1, ngược lại thì QD = 0
- Nếu giá trị của R chuyển từ 0 sang
1 thì đặt lại giá trị của CV = 0
- Nếu giá trị của LOAD chuyển từ 0
sang 1 thì đặt lại giá trị của CV = PV
4. Bài toán vận chuyển sản phẩm
4.1. Grafcet và tổng hợp hàm logic
Grafcet Tổng hợp hàm logic Giải thích các kí hiệu

S0 =( g+a0 S14 + S0 ) . S 1 1B1: cảm biến 1B1 đã


đếm đủ 4 sản phẩm
S1=( R a0 KA 0 c0 d 0 e 0 S0 + a0 S 14+ S 1 ) . S2
2B1: cảm biến 2B1 đã
S2=( S 1 .1 B 1+ S2 ) . S 3 nhận biết thùng hàng
ở đúng vị trí
S3 = ( a1 S 2 + S 3 ) . S4
a0: 1A1 đã thu về
S4 =( T 1 S3 +e 1 S 8+ S 4 ) . S 5 . S9 a1: 1A1 đã đi ra

c0: 3A1 đã quay trái


S5=( KA 0 d 1 S4 + S 5 ) . S6
c1: 3A1 đã quay phải
S6 =( KA 1 S 5+T 2 S 10+ S6 ) . S7 . S 11 d0: 4A1 đã ở trên
d1: 4A1 đã hạ xuống
S 7 = ( c 0 d 0 S6 + S7 ) . S8
e0: 5A1 đã quay trái
S8 =( c 1 e 0 S 7 +S 8 ) . S 4 e1: 5A1 đã quay phải

S9 =( KA 1 d 1 S 4 + S 9 ) . S10 KA0: 2A1 đã ngắt


KA1: 2A1 đã mở
S10 =( KA 0 S 9+ S 10) . S 6

S11 =( c1 d 0 S 6+ S 11) . S 12

S12 =( c0 e 1 S11 +S 12 ) . S13

S13 =( e0 S 12+ S 13) . S14

S14 = ( 2 B 1. S13 + S14 ) . S 0


4.2. Phân địa chỉ đầu vào/ra cho hệ thống
4.3. Sơ đồ đấu dây
a. Sơ đồ đấu dây tổng quát của CPU 1215 DC/DC/DC

Kí hiệu đầu tiên là nguồn cấp cho PLC sử dụng nguồn điện như thế nào: nguồn 1 chiều DC 24V

 2 chân L1 và N dùng để cấp nguồn điện cho PLC


 Để an toàn, nên cho cực (+) của nguồn điện đi vào chân L1, cực (-) của nguồn điện đi vào chân M
 Chân bên cạnh chân N luôn nối đất

* Lưu ý: 2 chân L+ (cực (+) của nguồn 24V DC) và M (cực (-) của nguồn 24V DC) là nguồn điện mà PLC
đưa ra để sử dụng cho các thiết bị. Thông thường, lấy luôn nguồn điện này để cấp cho các chân đầu vào
của PLC luôn

Kí hiệu thứ hai là nguồn cấp cho cổng vào của PLC sử dụng nguồn điện như thế nào: nguồn 1 chiều DC
24V

 Đấu kiểu sinking thì các chân đầu vào nối với cực (+) của nguồn, chân 1M nối với cực (-) của
nguồn
 Đấu kiểu sourcing thì các chân vào nối với cực (-) của nguồn, chân 1M nối với cực (+) của nguồn
Kí hiệu thứ ba là loại đầu ra của PLC: nguồn 1 chiều DC 24V

 Cực (+) của nguồn điện nối với chân 4L+, cực (-) của nguồn điện nối với chân 4M
 Các chân đầu ra nối với cực (-) của nguồn điện

b. Sơ đồ đấu dây theo yêu cầu công nghệ

PLC Signal Board


4.4. Viết chương trình mô phỏng

You might also like