Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 52

NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC 12

CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ


1. Biết
Câu 1: Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5-Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng
A. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. B. thay thế cặp G-X bằng cặp X-G.
C. thay thế cặp A-T bằng cặp T-A. D. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.
Câu 2: Trong chọn giống cây trồng, hoá chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là
A. NMU. B. 5BU. C. EMS. D. cônsixin.
Câu 3: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là
A. đảo đoạn.
B. mất đoạn lớn.
C. lặp đoạn và mất đoạn lớn.
D. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn.
Câu 4: Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường ít được áp dụng ở
A. vi sinh vật. B. thực vật.
C. nấm. D. động vật bậc cao.
Câu 5: Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta
thường sử dụng phương pháp gây đột biến
A. đa bội. B. chuyển đoạn. C. mất đoạn. D. dị bội.
Câu 6: Hoá chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành
cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ:
A. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X. B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X.
C. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X. D. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X.
Câu 7: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây
đột biến
A. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể. B. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.
C. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. D. đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 8: Thể song nhị bội
A. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ.
B. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào.
C. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.
D. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.
Câu 9: Thể đa bội lẻ
A. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n+1.
B. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
C. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội.
D. không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
Câu 10: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi
A. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc.
B. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
Câu 11: Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là
A. 5'AUG3'. B. 3'XAU5'. C. 5'XAU3'. D. 3'AUG5'.
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến
hóa.
C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.
1
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
Câu 13: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
B. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.
C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
D. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
Câu 14: Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào
A. môi trường sống và tổ hợp gen B. tần số phát sinh đột biến
C. số lượng cá thể trong quần thể D. tỉ lệ đực, cái trong quần thể
Câu 15: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng
lượng
A. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit.
B. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.
C. để axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN.
D. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN.
Câu 16: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và
sợi nhiễm sắc thể có đường kính lần lượt là
A.30 nm và 300 nm B. 11nm và 300 nm C. 11 nm và 30 nm D.30 nm và 11 nm
Câu 17: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?
A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin.
Câu 18: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5’UAX3’. B. 5’UGX3’. C. 5’UGG3’. D. 5’UAG3’.
Câu 19: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây
có đường kính 11 nm?
A. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn). B. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc).
C. Crômatit. D. Sợi cơ bản.
Câu 20: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. Phiên mã tổng hợp tARN. B. Phiên mã tổng hợp mARN.
C. Dịch mã. D. Nhân đôi ADN.
Câu 21: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có
lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 22. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' → 5'.
(3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'.
(4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc th́ nó dừng phiên mã.
Trong quá tŕnh phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là
A. (1) → (4) → (3) → (2). B. (1) → (2) → (3) → (4). C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (2) → (3) → (1) → (4).
Câu 23: Khi nói về thể dị đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
B. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.
C. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.
D. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hoá
Câu 24: Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Bệnh máu khó đông, hội chứng Tớcnơ.
B. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu.
C. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao.
D. Bệnh phêninkêto niệu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
Câu 25: Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình

2
nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là
A. số lượng các đơn vị nhân đôi. B. nguyên tắc nhân đôi.
C. nguyên liệu dùng để tổng hợp. D. chiều tổng hợp
Câu 26: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là
A. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
B. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
C. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.
D. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.
Câu 27: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế
A.dịch mã. B. nhân đôi ADN.
C. phiên mã. D. giảm phân và thụ tinh.

2. Hiểu
Câu 1: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình.
B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.
C. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
Câu 2: Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây không phải do đột biến nhiễm sắc thể gây ra?
A. Hội chứng Tơcnơ. B. Hội chứng Đao.
C. Hội chứng Claiphentơ. D. Hội chứng AIDS.
Câu 3: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ?
A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n). B. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n+1).
C. Giao tử (n-1) kết hợp với giao tử (n+1) D. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).
Câu 4: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về cả hai cặp gen đang xét?
A. AAbb B. AABb. C. AaBb. D. AaBB.
Câu 5: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực?
(1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tể bào chất.
(2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bào
chất.
(3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất
có cấu trúc kép, mạch vòng.
(4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn
giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 6: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
Câu 7: Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc
thể?
A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau.
Câu 8: Khi nói về các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Bệnh mù màu do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
B. Hội chứng Tơcnơ do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể số 21.
C. Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen làm cho chuỗi β-hemôglôbin mất một axit amin.
D. Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể giới tính.
Câu 9: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
3
B. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới
tính.
D. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.
Câu 10: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên
một nhiễm sắc thể đơn?
A. Đảo đoạn. B. Mất đoạn.
C. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn.
Câu 11: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
A. (2), (3). B. (1), (2). C. (2), (4). D. (1), (4).
Câu 12: Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả
năng
A. di truyền qua sinh sản hữu tính. B. tạo thể khảm.
C. nhân lên trong mô sinh dưỡng. D. di truyền qua sinh sản vô tính.
Câu 13: Hiện tượng nào sau đây là đột biến?
A. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.
B. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân.
C. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao.
D. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.
Câu 14: Phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.
B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen.
D. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
Câu 15: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể
tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến
A. đảo đoạn và lặp đoạn. B. lặp đoạn và mất đoạn.
C. chuyển đoạn tương hỗ. D. chuyển đoạn và mất đoạn.
Câu 16: Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?
A. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường.
B. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường.
C. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.
D. Giao tử không chứa nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.
Câu 17: Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ thường gặp ở con lai giữa hai loài khác nhau là
A. tế bào của cơ thể lai xa không mang các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
B. tế bào cơ thể lai xa mang đầy đủ bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ.
C. tế bào cơ thể lai xa có kích thước lớn, cơ thể sinh trưởng mạnh, thích nghi tốt.
D. tế bào của cơ thể lai xa chứa bộ nhiễm sắc thể tăng gấp bội so với hai loài bố mẹ.
Câu 18: Prôtêin không thực hiện chức năng
A. xúc tác các phản ứng sinh hoá. B. tích lũy thông tin di truyền.
C. điều hoà các quá trình sinh lý. D. bảo vệ tế bào và cơ thể.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.
4
B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X.
C. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin.
D. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin.
Câu 20: Đột biến gen
A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
B. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
C. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu
tính.
D. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.
Câu 21: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEGHKM đã bị đột biến.
Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEGHKM. Dạng đột biến này
A. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
B. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
C. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
D. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
Câu 22: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có
40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là
A. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành
từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.
B. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 10 và 4n = 40.
C. các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
D. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.
Câu 23: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra,
phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
B. Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit
trên phân tử mARN.
C. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên
mỗi mạch đơn.
D. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc
ở vùng mã hoá của gen.
Câu 24: So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa vì
A. đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến
có lợi.
B. alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên
vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ.
C. các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu
gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.
D. đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh
vật.
Câu 25: Cho các thành phần
(1) mARN của gen cấu trúc; (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X ; (3) ARN pôlimeraza; (4) ADN ligaza;
(5) ADN pôlimeraza.
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là
A. (2) và (3) B. (1), (2) và (3) C. (3) và (5) D. (2), (3) và (4)
Câu 26: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
B. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit.
C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.
D. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
Câu 27: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân
C. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không thể phân li
5
D. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một số hoặc một số cặp nhiễm sắc thể
Câu 28: Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do
A. số lượng nhiễm sắc thể của hai loài không bằng nhau, gây trở ngại cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. các nhiễm sắc thể trong tế bào không tiếp hợp với nhau khi giảm phân, gây trở ngại cho sự phát sinh giao tử.
C. cấu tạo cơ quan sinh sản của hai loài không phù hợp.
D. số lượng gen của hai loài không bằng nhau.
Câu 29: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp
không có đột biến, phát biều nào sau đây là đúng ?
A. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau.
B. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau.
C .Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau.
D.Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
Câu 30: Cho các thông tin
(1) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không tổng hợp được
(2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng prôtêin
(3) Gen bị đột biến làm thay đổi axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức
năng của prôtêin
(4) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin được tổng hợp bị thay đổi chức năng
Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người

A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4).D. (1), (2), (3).
Câu 31: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc
phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép (2) phân tử tARN
(3) Phân tử prôtêin (4) Quá trình dịch mã
A. (1) và (3) B. (1) và (2) C. (2) và (4) D. (3) và (4)
Câu 32: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
(3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 33: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (3). C. (3), (4), (5). D. (2), (4), (5).
Câu 34: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?
A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.
B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng
thường.
C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới
tính XY.
D. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và
giới cái.
Câu 35: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến
ở tất cả các gen là bằng nhau.
B. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen
dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
6
C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần
axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
Câu 36: Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy
ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
A. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 37: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX - Pro; GXU - Ala;
XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là
5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin
thì trình tự của 4 axit amin đó là
A. Pro-Gly-Ser-Ala. B. Ser-Ala-Gly-Pro.
C. Gly-Pro-Ser-Arg. D. Ser-Arg-Pro-Gly.
Câu 38: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’. B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.
C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’. D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.
Câu 39: Cho các thông tin sau đây
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là
A. (2) và (3). B. (3) và (4). C. (1) và (4). D. (2) và (4).
Câu 40: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen
B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể
C. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể
D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến

3. Vận dụng thấp


Câu 1: Giả sử từ một tế bào vi khuẩn có 3 plasmit, qua 2 đợt phân đôi bình thường liên tiếp, thu được các tế
bào con. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1) Quá trình phân bào của vi khuẩn này không có sự hình thành thoi phân bào.
(2) Vật chất di truyền trong tế bào vi khuẩn này luôn phân chia đồng đều cho các tế bào con.
(3) Có 4 tế bào vi khuẩn được tạo ra, mỗi té bào luôn có 12 plasmit.
(4) Mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra có 1 phân tử ADN vùng nhân và không xác định được số plasmit.
(5) Trong mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra, luôn có 1 phân tử ADN vùng nhân và 1 plasmit.
A.2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 2: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra
các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên
phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 336 crômatit. Cho biết quá trình
nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa
A. giao tử n với giao tử 2n. B. giao tử (n - 1) với giao tử n.
C. giao tử n với giao tử n. D. giao tử (n + 1) với giao tử n.
Giải:Hợp tử H đang nguyên phân lần 4 (chứ chưa kết thức lần nguyên phân 4) nên lúc này, số lượng TB ở kì
giữa của lần nguyên phân thứ 4 chỉ là 23 = 8.Gọi số NST kép trong mỗi TB là x,mỗi NST kép có 2 crômatit, ta
có 8.x.2 = 336 --> x = 21
--> Bộ NST của hợp tử có dạng 2n + 1, được tạo ra do 2 loại giao tử là n và n+1 kết hợp với nhau.
Câu 3: Cho biết bộ nhiễm sắc thể 2n của châu chấu là 24, nhiễm sắc thể giới tính của châu chấu cái là XX, của
châu chấu đực là XO. Người ta lấy tinh hoàn của chấu chấu bình thường để làm tiêu bản nhiễm sắc thể. Trong
các kết luận sau đây được rút ra khi làm tiêu bản và quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi, kết luận nào sai?
A. Các tế bào ở trên tiêu bản luôn có số lượng và hình thái bộ nhiễm sắc thể giống nhau.
7
B. Nhỏ dung dịch oocxêin axêtic 4% - 5% lên tinh hoàn để nhuộm trong 15 phút có thể quan sát được nhiễm
sắc thể.
C. Trên tiêu bản có thể tìm thấy cả tế bào chứa 12 nhiễm sắc thể kép và tế bào chứa 11 nhiễm sắc thể kép.
D. Quan sát bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào trên tiêu bản bằng kính hiển vi có thể nhận biết được một số kì
của quá trình phân bào.
Châu chấu 2n= 24. Châu chấu đực là XO, 2n=23. Châu chấu cái là XX, 2n=24.
Lấy tinh hoàn của châu chấu bình thường làm tiêu bản NST.
A .Sai: các tế bào trên tiêu bản có thể là các tế bào sinh dục đang giảm phân ở các kì phân bào khác nhau nên
có thể có bộ NST với số lượng và hình thái khác nhau. (2n đơn hoặc kép, n đơn hoặc kép, NST duỗi hoặc xoắn).
B .Đúng. Nhỏ dung dịch oocxêin axêtic 4% - 5% lên tinh hoàn để nhuộm trong 15 phút có thể quan sát được
nhiễm sắc thể.
C .Đúng: Trên tiêu bản có thể tìm thấy cả tế bào chứa 12 NST kép và tế bào chứa 11 NST kép. Vì sau kì trung
gian, tế bào có 23 NST kép, có 1 NST kép không có cặp mà đứng 1 mình, nên ở kì cuối I, một tế bào con có 12
NST kép và 1 tế bào con có 11 NST kép.
D .Đúng: Quan sát bộ NST trong các tế bào trên tiêu bản bằng kính hiển vi có thể nhận biết được một số kì của
quá trình phân bào, vì các kì có số NST và trạng thái NST đặc trưng.
Câu 4: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể
tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là
A.48. B. 36. C. 24. D. 12.
Câu 5: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
(1): ABCDEFGH → ABGFEDCH
(2): ABCDEFGH → ADEFGBCH
A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
C. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
D. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.
Câu 6: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử
đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm
phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra
các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:
A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
C. 2n-2; 2n; 2n+2+1. D. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2.
Câu 7: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen
tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. AABb, AaBB. B. AABB, AABb. C. aaBb, Aabb. D. AaBb, AABb.
Câu 8: Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế
bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là
A. 44. B. 20. C. 80. D. 22.
Câu 9: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch
pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân
tử ADN trên là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 10: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung
thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến
khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này
thường là
A. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
B. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
C. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
D. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 11: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài
8
này là
A. 42. B. 21. C. 7. D. 14.
15
Câu 55: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N phóng xạ. Nếu chuyển những
vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi
sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?
A. 32. B. 30. C. 16. D. 8.
Câu 12: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí
hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến I II III IV V VI
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60 108
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các
thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là
A. II, VI B. I, II, III, V C. I, III D. I, III, IV, V
Câu 13: Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau:

Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XAA5’; 3’XAG5’; 3’XAT5’; 3’XAX5’ và chuỗi
pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin.
Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp
chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
(2) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với
chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
(3) Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thành phần
axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
(4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi
một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. A. 4. B. 1.
C. 3. D. 2.
Giải:- Ý (1) đúng vì nếu xảy ra đột biến như vậy thì mã DT ở vị trí đó đang mã hóa axit amin sẽ trở thành mã
kết thúc.
- Ý (2) đúng vì đột biến thay thế ở vị trí đó tuy làm mã DT thay đổi nhưng vẫn mã hóa axit amin cũ.
- Ý (3) sai vì nếu xảy ra đột biến như vậy sẽ làm thay đổi từ axit amin thứ 22 trở đi.
- Ý (4) đúng vì đột biến như vậy sẽ làm thay đổi mã DT dẫn đến làm thay đổi axit amin tương ứng (axit amin
thứ 30 bị thay đổi).
Câu 14: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng sau:
5’UUU3’ hoặc 5’XUU3’ hoặc
Côđon 5’AAA3’ 5’XXX3’ 5’GGG3’ 5’UXU3’
5’UUX3’ 5’XUX3’
Axit amin Lizin Prôlin Glixin Phêninalanin Lơxin Xêrin
tương ứng (Lys) (Pro) (Gly) (Phe) (Leu) (Ser)
Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit có trình tự axit amin: Pro -
Gly - Lys - Phe. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit ađênin (A) trên mạch gốc bằng guanin (G).
Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen trước khi bị đột biến có thể là
A. 3’ GAG XXX TTT AAA 5’. B. 5’ GAG TTT XXX AAA 3’.
C. 3’ XXX GAG TTT AAA 5’. D. 5’ GAG XXX GGG AAA 3’.

Mạch 3’GAG XXX TTT 3’ XXX GAG TTT 3’AAA XXX TTT 3’AAA GGG XXX
gốc AAA5’ AAA 5’ GAG 5’ GAG5’
mARN 5’XUX GGG AAA 5’ GGG XUX AAA 5’UUU GGG AAA 5’UUU XXX GGG
UUU3’ UUU3’ XUX3’ XUX3’
Polipeptit Leu-Gly-Lys-Phe Gly-Leu-Lys-Phe Phe-Gly-Lys-Leu Phe-Pro-Gly-Leu

9
chưa đột
biến
Polipeptit Pro – Gly - Lys - Phe.
đột biến
3’ GAG
5’3’GGG5’

Câu 15: Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Do đột biến, ở một quần thể thuộc loài này đã xuất
hiện hai thể đột biến khác nhau là thể một và thể tam bội. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào sinh
dưỡng của thể một và thể tam bội này lần lượt là
A. 6 và 12. B. 11 và 18. C. 12 và 36. D. 6 và 13.
Giải:Có 6 nhóm gen liên kết --> n = 6; thể một sẽ là 2n-1 = 11 và thể tam bội là 3n = 18Vậy đáp án đúng là B.
Câu 16: Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T.
monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm s ắc thể tạo
thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ dại (T. tauschii)
đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Loài lúa mì
(T. aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm
A. bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.
B. bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.
C. ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau.
D. ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.
Câu 17: Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một
nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình
này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n + 1 – 1 và 2n – 2 – 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 1 + 1.
B. 2n + 1 + 1 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 và 2n – 1 – 1.
C. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 2 – 1.
D. 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1.
Câu 18: Người ta sử dụng một chuỗi poolipeptit có T+X/A+G = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một
chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các
loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A. A + G = 20%; T + X = 80%. B. A + G = 25%; T + X = 75%.
C. A + G = 80%; T + X = 20%. D. A + G = 75%; T + X = 25%.
Câu 19: Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi
lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi,
môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy
ra với gen A là
A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. B. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
C. mất một cặp G - X. D. mất một cặp A - T.
Câu 20: Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân
chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là
A. 1x. B. 2x. C. 0,5x. D. 4x.
Câu 21: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Trong một
phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu gen Bb, ở đời con thu được phần lớn các cây hoa
đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường,
không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các cây hoa trắng này có thể là thể đột biến nào
sau đây?
A. Thể một. B. Thể ba. C. Thể không. D. Thể bốn.
Câu 22: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của
loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
A.18. B. 9. C. 24. D. 17.

10
Câu 23: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ A+T/ G+X = 1/4 thì tỉ lệ
nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là
A.20%. B. 40%. C. 25%. D. 10%.
Câu 24: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit
loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số
nuclêôtit loại A của gen là
A.112. B. 448. C. 224. D. 336.
Câu 25. Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại guanin. Mạch 1của gen có
số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số
nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này :
A. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750. B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150.
C. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150 D. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150.
Câu 26: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như sau:
Nòi 1: ABCDEFGHI; nòi 2: HEFBAGCDI; nòi 3: ABFEDCGHI; nòi 4: ABFEHGCDI.
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát
sinh các nòi trên là
A. 1 → 2 → 4 → 3. B. 1 → 3 → 2 → 4.
C. 1 → 3 → 4 → 2. D. 1 → 4 → 2 → 3.
Câu 27. Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại
guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của
alen a là:
A. A = T = 800; G = X = 399. B. A = T = 801; G = X = 400.
C. A = T = 799; G = X = 401 D. A = T = 799; G = X = 400
Câu 28: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ
tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?
(1) AAAa × AAAa. (2) Aaaa × Aaaa. (3) AAaa × AAAa. (4) AAaa × Aaaa.
Đáp án đúng là:
A.(2), (3). B. (1), (4). C. (1), (2). D. (3), (4).

4. Vận dụng cao


Câu 1: Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy
nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế
bào M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 14 nhiễm sắc thể đơn
chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến
mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây
đúng?
(1) Cây B có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14.
(2) Tế bào M có thể đang ở kì sau cùa quá trình giảm phân II.
(3) Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể lệch bội (2n + 1).
(4) Cây A có thể là thể ba.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Chọn B.
Giả sử cây B có n cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau. Quá trình giảm phân bình thường của một cây
lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa =
2(n+1)=128 loại giao tử = 27  n = 7.
Tế bào M của cây A cùng loài với cây B, có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang
phân li về một cực của tế bào, đây là kì sau II của giảm phân.
(1) Đúng: Cây B có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14.
(2) Đúng: Tế bào M có thể đang ở kì sau cùa quá trình giảm phân II.
(3) Sai: Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội n.
(4) Sai: Cây A là thể lưỡng bội.
11
Câu 2: Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu
bằng 15N ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vì khuẩn này trong môi trường chỉ chứa l4N mà không
chứa 15N trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết
không xảy ra đột biến, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
(1) Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536.
(2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1533.
(3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1530.
(4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 15N thu được sau 3 giờ là 6.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Chọn D.
Có 3 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng 15N ở cả hai
mạch đơn. Nuôi các tế bào vì khuẩn này trong môi trường chỉ chứa l4N mà không chứa 15N trong thời gian 3
giờ. Thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút.
(1) Đúng: Sau 3 giờ = 3×(60:20)= 9 thế hệ. Số vi khuẩn con được tạo ra từ 3 vi khuẩn đầu tiên là 3×2 9=1536
tế bào vi khuẩn, chứa 1536 phân tử ADN vùng nhân.
(2) Sai: Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 15N = 3×2=6 mạch đơn. Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 14N thu
được sau 3 giờ là (1536×2) – 6 = 3066.
(3) Đúng: Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1536 – 6 =1530 phân tử.
(4) Đúng: Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 15N thu được sau 3 giờ = 3 ×2 = 6.

Câu 3: Từ một tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các
tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không
phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n; tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên
phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 240 tế bào con. Theo
lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n?
A. 208. B. 212. C. 224. D. 128.

Giả sử xảy ra đột biến sau lần nguyên phân thứ x và sau đột biến, các TB tiếp tuch nguyên phân tiếp k lần
Ta có: Số TB tạo ra trước khi xảy ra đột biến là 2x
- 1 TB (2n) nguyên phân đột biến 1 lần (tất cả các NST không phân li) --> 1 TB đột biến (4n); TB này tiếp tục
nguyên phân bình thường k-1 lần sẽ tạo ra số TB đột biến là 2k-1
- 2x -1 TB bình thường (2n) tiếp tục nguyên phân k lần tạo ra (2x - 1). 2k TB con (2n)
Ta có: 2k-1 + (2x - 1). 2k = 240 --> 2x = 240/2k + 1/2
x 1 2 3 4 ...
k lẻ lẻ 5 lẻ ...
--> Số TB con 2n tạo ra sau nguyên phân là (2x - 1). 2k = (23 - 1). 25 = 224.
Vậy, đáp án đúng là C.

Câu 4: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.

Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết,
phát biểu nào sau đây đúng? A. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân.
B. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra
hai tế bào đơn bội.
C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8.
D. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.

12
Giải:- Ở TB 1, các NST kép vừa tách thành các NST đơn nhưng ta thấy không tồn tại các cặp tương đồng nên
đây là kì sau của lần giảm phân 2.
- Ở TB 2, các NST kép vừa tách thành các NST đơn (như TB 1) nhưng ta thấy tồn tại các cặp tương đồng (A và
a hay B và b) nên đây là kì sau của nguyên phân.Vậy đáp án đúng là D.

Câu 5: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen. Từ một tế bào chứa cặp gen
Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen
này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X B. mất một cặp A-T
C. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. D. mất một cặp G-X
Câu 6: Một cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính XAXa. Trong quá trình giảm phân phát
sinh giao tử, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao
tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là:
A. XAXa, O, XA, XAXA. B. XAXa , XaXa, XA, Xa, O.
C. XAXA, XaXa , XA, Xa, O. D. XAXA , XAXa, XA, Xa, O.
Câu 7: Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên
kết hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là:
A. T = A = 599, G = X = 1201. B. T = A = 601, G = X = 1199.
C. T = A = 598, G = X = 1202. D. A = T = 600, G = X = 1200.
Câu 8: Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình giảm
phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen
đồng hợp tử lặn ở đời con là
A. 1/36. B. 1/12. (đúng, vì 1/6 aa x ½ aa = 1/12 aaa)
C. 1/6. D. 1/2.
Câu 9: Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung
cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. thêm 1 cặp nuclêôtit. B. mất 2 cặp nuclêôtit.
C. thêm 2 cặp nuclêôtit. D. mất 1 cặp nuclêôtit.
Câu 10: Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm phân
ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình
giảm phân ở bố và mẹ là đúng?
A. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
Câu 11: Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X
lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một
đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải
cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:
A. G = X = 320, A = T = 280. B. G = X = 280, A = T = 320.
C. G = X = 240, A = T = 360. D. G = X = 360, A = T = 240.
Câu 12: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ ♀ . Giả sử trong quá trình giảm phân của
cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện
khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại
giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử
lệch bội?
A. 9 và 6. B. 12 và 4. C. 9 và 12. D. 4 và 12.
Bình thường : Aa x Aa cho 3 kiểu hợp tử AA,Aa,aa; tương tự BbxBb cho 3 kiểu hợp tử => số kiểu là 3*3 =9

13
Khi cặp Aa ở cơ thể đực không phân li sẽ tạo ra 2 loại giao tử không bình thường là Aa và 0 khi kết hợp với
giao tử bình thường A, a sẽ cho 4 loại kiểu hợp tử là AAa, Aaa, A0, a0 , ở cặp Bb bình thường cho 3 loại => số
loại kiểu hợp tử lệch bội là 4*3= 12.
Câu 13: Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân
bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi.
Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối
đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân
này là
A. 3n = 36 B. 2n = 16 C. 2n = 26 D. 3n = 24

Gọi x là số NST trong một tế bào: theo bài ra ta có : x.24 =384 =>x =24
Câu 14: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do
đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba
này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A. 108. B. 64. C. 144. D. 36.
Giải:
 Với 2n = 6 => có 3 cặp NST, trong đó:
 2 cặp NST không bị đột biến thể 3, mỗi cặp chứa 2 alen có 3 kiểu gen.
 1 cặp NST bị đột biến thể 3, chứa 2 alen có 4 kiểu gen.
 Số tế bào thể 3 là = 3 tế bào.
 Số loại KG có thể có là: 3 x 3 x 3 x 4 = 108
 Đáp án A
Câu 15: M ột gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại ađênin
(A) . Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å. Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5
nuclêôtit loại xitôzin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là
A. 370 và 730. B. 375 và 745. C. 375 và 725. D. 355 và 745.
Câu 16: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội
trên giao phấn với nhau, trong tr ường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân
li kiểu gen ở đời con là:
A. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.
B. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
C. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa.
D. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa.
Câu 17: Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do
mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit.
Dạng đột biến xảy ra với gen S là
A. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit. B. thay thế 1 cặp nuclêôtit.
C. mất 2 cặp nuclêôtit. D. mất 1 cặp nuclêôtit.
Câu 18: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit.
Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đều có kiểu gen
Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của
các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là
A. Bbbb. B. BBb. C. Bbb. D. BBbb.
Câu 19: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng
cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F1. Chọn ngẫu nhiên
hai cây F cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng. Cho biết quá trình
giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ
lệ kiểu gen của F2 là
A. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa. B. 5 AAA : 1 AAa : 5 Aaa : 1 aaa.
C. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa D. 1 AAA : 5 AAa : 1 Aaa : 5 aaa
Câu 20: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ
14
tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen AAaa cho đời con có kiểu gen dị hợp tử
chiếm tỉ lệ:
A. 1/2 B . 17/18 C. 4/9. D. 2/9
Câu 21: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của
2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự
kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong
tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
A.1%. B. 0,5%. C. 0,25%. D. 2%.
Câu 22: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy
định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây
tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb
tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A.105:35:3:1. B. 105:35:9:1. C. 35:35:1:1. D. 33:11:1:1.

CHƯƠNG II: CÁC QUI LUẬT DI TRUYỀN


1. Biết
Câu 1: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái và không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.
B. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
C. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
D. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.
Câu 2: Giới hạn năng suất của giống được quy định bởi
A. kỹ thuật canh tác. B. điều kiện thời tiết.
C. kiểu gen. D. chế độ dinh dưỡng.
Câu 3: Tính trạng số lượng thường
A. ít chịu ảnh hưởng của môi trường. B. có mức phản ứng hẹp.
C. do nhiều gen quy định. D. có hệ số di truyền cao.
Câu 4: Một trong những đặc điểm của thường biến là
A. có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
B. phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính.
C. xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
D. di truyền được cho đời sau và là nguyên liệu của tiến hóa.

2. Hiểu
Câu 1: Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài cá
cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?
A. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ. B. Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.
C. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ. D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu.
Giải: Trong các thí nghiệm lai giống trong bài thực hành Sinh học 12 thì phải là các phép lai cùng loài; phép
lai ở đáp án B là lai khác loài nên sai.Đáp án đúng là B
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây là đột biến?
A. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.
B. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân.
C. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao.
D. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.
Câu 3: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và
31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật
15
A. liên kết gen hoàn toàn. B. tương tác bổ trợ.
C. tương tác cộng gộp. D. phân li độc lập của Menđen.
Câu 4: Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là:
A. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.
B. Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng.
C. Các gen trong một kiểu gen chắc chắn sẽ có mức phản ứng như nhau.
D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.
Câu 5: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen
tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. AABb, AaBB. B. AABB, AABb. C. aaBb, Aabb. D. AaBb, AABb.
Câu 6: Khi nói về liên kết gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái.
B. Liên kết gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
D. Trong tế bào, các gen luôn di truyền cùng nhau thành một nhóm liên kết.
Câu 7: Cho các bước sau
(1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen
(2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen
(3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau
A. (1)  (2)  (3). B. (3)  (1)  (2). C. (1)  (3)  (2). D. (2)  (1)  (3).
Câu 8: Bảng sau đây cho biết một số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật
lưỡng bội:
Cột A Cột B
1. Hai alen của một gen trên một cặp nhiễm a. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình
sắc thể thường giảm phân hình thành giao tử.
2. Các gen nằm trong tế bào chất b. thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định và
di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.
3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng của c. thường không được phân chia đồng đều cho các tế
nhiễm sắc thể giới tính X bào con trong quá trình phân bào.

4. Các alen thuộc các lôcut khác nhau trên một d. phân li đồng đều về các giao tử trong quá
nhiễm sắc thể trình giảm phân.
5. Các cặp alen thuộc các lôcut khác nhau trên các e. thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử nhiều
cặp nhiễm sắc thể khác nhau hơn ở giới đồng giao tử
Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?
A. 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a. B. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a, 5-e. C. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a. D. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c, 5-e.
Câu 9: Ở sinh vật nhân thực, các gen trong cùng một tế bào
A. luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
B. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
C. thường có cơ chế biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn phát triển của cơ thể.
D. tạo thành một nhóm gen liên kết và luôn di truyền cùng nhau.
Giải: HS lưu ý là đề bài nói đến các gen trong cùng 1 TB nhân thực nên các gen này có thể liên kết hoặc phân
li độc lập. Đáp án đúng là C.
Câu 10: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
A. Aabb × Aabb. B. AaBb × AaBb. C. AaBb × aabb. D. AaBB × aabb.
Hướng dẫn giải: Chọn D.
Tỉ lệ phân li kiểu gen của các phép lai:
A. Aabb × Aabb  (1:2:1)(1)= 1:2:1
B. AaBb × AaBb  (1:2:1)(1:2:1)= 1:2:1:2:4:2:1:2:1
C. AaBb × aabb (1:1)(1:1)= 1:1:1:1
D. AaBB × aabb.  (1:1)(1)= 1:1

16
3. Vận dụng thấp
Câu 1: Ở hoa anh thảo (Primula sinenste), alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa
trắng. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Đem cây có kiểu gen AA trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C thì ra hoa đỏ, khi trồng ở môi
trường có nhiệt độ 35°C thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ
20°C thì lại ra hoa đỏ.
- Thí nghiệm 2: Đem cây có kiểu gen aa trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C hay 35°C đều ra hoa trắng.
Trong cảc kết luận sau được rút ra khi phân tích kết quả của các thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận
đúng?
(1) Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đen sự biêu hiện của kiểu gen AA.
(2) Cây có kiểu gen AA khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35°C ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng
này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C thì lại ra hoa đỏ, điều này chứng tỏ bố mẹ không truyền cho con
tính trặng đã hình thành sẵn.
(3) Nhiệt độ môi trường là 20°C hay 35°C không làm thay đổi sự biểu hiện của kiểu gen aa.
(4) Nhiệt độ cao làm cho alen quy định hoa đỏ bị đột biến thành alen quy định hoa trắng, nhiệt độ thấp làm
cho alen quy định hoa trắng bị đột biến thành alen quy định hoa đỏ.
(5) Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường, kiểu hình là kết quả của sự tương tác
giữa kiểu gen và môi trường.
(6) Hiện tượng thay đổi màu hoa của cây có kiểu gen AA trước các điều kiện môi trường khác nhau gọi là sự
mềm dẻo kiểu hình (thường biến).
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Hướng dẫn giải: Chọn D.
(1) Đúng: Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen AA.
(2) Đúng: Cây có kiểu gen AA khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35°C ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa
trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C thì lại ra hoa đỏ, điều này chứng tỏ bố mẹ không truyền
cho con tính trạng đã hình thành sẵn.
(3) Đúng: Nhiệt độ môi trường là 20°C hay 35°C không làm thay đổi sự biểu hiện của kiểu gen aa.
(4) Sai: Không phải nhiệt độ cao làm cho alen quy định hoa đỏ bị đột biến thành alen quy định hoa trắng, nhiệt
độ thấp làm cho alen quy định hoa trắng bị đột biến thành alen quy định hoa đỏ mà nhiệt độ chỉ tương tác với
kiểu gen chi phối sự hifnh thành kiểu hình.
(5) Đúng: Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường, kiểu hình là kết quả của sự
tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
(6) Đúng: Hiện tượng thay đổi màu hoa của cây có kiểu gen AA trước các điều kiện môi trường khác nhau gọi
là sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến).
Câu 2: Từ một dòng cây hoa đỏ (D), bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc, các nhà khoa học đã tạo
được hai dòng cây hoa trắng thuần chủng (dòng 1 và dòng 2). Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu
hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Cho dòng 1 và dòng 2 giao phấn với dòng D, nếu mỗi phép lai đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ
lệ 3 : 1 thì kiểu hình hoa trắng của dòng 1 và dòng 2 là do các alen đột biến của cùng một gen quy định.
(2) Cho dòng 1 giao phấn với dòng 2, nếu thu được đời con có toàn cây hoa đỏ thì tính trạng màu hoa do it
nhất 2 gen không alen cùng quy định và mỗi dòng bị đột biến ờ một gen khác nhau.
(3) Cho dòng D lần lượt giao phấn với dòng 1 và dòng 2, nếu thu được đời con gồm toàn cây hoa đỏ thì kiểu
hình hoa đỏ của dòng D là do các alen trội quy định.
(4) Nếu cho dòng 1 và dòng 2 tự thụ phấn thì sẽ thu được đời con gồm toàn cây hoa trắng.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Hướng dẫn giải: Chọn A.
(1) Sai:
Dòng 1 và dòng 2 là thuần chủng khác nhau nên nếu giao phấn với dòng D mà tỉ lệ kiểu hình phân li 3:1 
không thể kết luận đột biến xuất hiện là của cùng 1 gen (hiện tượng đa alen) được.
(2) Đúng:
17
Cho dòng 1 giao phấn với dòng 2, nếu thu được đời con có toàn cây hoa đỏ thì tính trạng màu hoa do ít nhất
2 gen không alen cùng quy định và mỗi dòng bị đột biến ở một gen khác nhau. Ví dụ:AAbb (trắng) × aaBB
(trắng)  AaBb: 100% hoa đỏ.
(3) Đúng: VD:
D (AA) × dòng 1 (aa)  Aa:toàn hoa đỏ
D (AA) × dòng 2 (a1a1)  Aa1:toàn hoa đỏ
 A trội so với a và a1.
(4) Đúng: Vì các dòng (1) và 2 đều là các dòng thuần chủng.
Nếu cho dòng 1 (aa) và dòng 2 (a1a1) tự thụ phấn thì sẽ thu được đời con gồm toàn cây hoa trắng.

Câu 3: Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, phép lai
thu được ở đời con có số cá thể mang kiểu gen dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ
A. 50% B. 87,5% C. 12,5% D. 37,5%
Số kgen dị hợp 1 cặp gen chiếm tỷ lệ: 1/2 x ½ x ½ + ½ x ½ x ½ + ½ x ½ x ½ = 3/8 =37,5%
Câu 4: Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, cơ thể
có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn sẽ thu được đời con có số kiểu gen và kiểu hình tối đa là
A. 8 kiểu hình ; 12 kiểu gen. B. 4 kiểu hình ; 9 kiểu gen.
C. 8 kiểu hình ; 27 kiểu gen. D. 4 kiểu hình ; 12 kiểu gen
Lai 3 căp dị hợp nên Số KH = 2 = 8; số KG = 33 = 27
3

Câu 5: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A,a; B,b và D,d cùng quy định
theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Khi
trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai cho đđời con có
số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ
A. 5/16. B. 1/64. C. 3/32. D. 15/64.
Cây thấp : aabbcc cao 150cm vì cứ 1 gen trội cao thêm 5cm nên cây cao 170cm sẽ có 4 gen trội
Tổng số cây tạo ra là: 8*8=64 cây. Số cây có 4 gen trội là C46 = 6!/4!2! = 15 => tỷ lệ 15/64
Câu 6: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một số gen có 2 alen quy định, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn
toàn so với alen a quy định hoa trắng; Chiều cao cây, do hai cặp gen B,b và D,d cùng quy định. Cho cây thân
cao, hoa đỏ dị hợp về cả ba cặp gen ( ký hiệu là cây M ) lai với cây đồng hợp lặn về cả ba cặp gen trên, thu
được đời con gồm: 140 cây thân cao, hoa đỏ; 360 cây thân cao, hoa trắng; 640 cây thân thấp, hoa trắng; 860 cây
thân thấp, hoa đỏ. Kiểu gen của cây M có thể là :

A. AaBbDd B. C. Dd D. Dd

Câu 7: Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen không xảy ra đột biến nhưng xảy ra
hoán vị gen giữa alen D và alen d. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào
trên là
A. , , , hoặc , , , .
B. , , , hoặc , , , .
C. , , hoặc , , , .
D. , , , hoặc , , , .
Giải:
 Phân tích giao tử trên từng NST ta thấy:
 KG Aa 1A: 1a (1)

 KG 1Bd: 1bD: 1BD: 1bd (có hoán vị) (2)

 Kết hợp (1) và (2) ta thấy các loại gt được tạo ra trong quá trình giảm phân có thể là: , ,
hoặc , , , .
 Đáp án C
18
Câu 8: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho hai
cây có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F 1. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F 2
gồm 56,25% cây hoa trắng và 43,75% cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, trong tổng số cây thu được
ở F2, số cây hoa đỏ dị hợp tử chiếm tỉ lệ
A. 37,5%. B. 12,5%. C. 25%. D. 18,55%.
Giải:
 TLKH F2: 9 trắng: 7 đỏ => KG F1: AaBb và KG F2: 9A-B-: 7(3A-bb: 3aaB-: 1aabb). Tỷ lệ bài toán tuân
theo quy luật di truyền tương tác gen (2 gen quy định 1 tính trạng), nhưng theo đề bài tính trạng chỉ do 1 gen
quy định => giải bái toán theo hướng di truyền quần thể.
 Qua ngẫu phối quần thể đạt TTCB, ta có: q2 = 0,5625 => q = 0,72 và p = 0,25.
 Tỷ lệ cây hoa đỏ dị hợp là 2pq = 2.0,25.0,75 = 3/8 = 0,375
 Đáp án A
Câu 9: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí
thuyết, các phép lai nào sau đây đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1?

A. và , tần số hoán vị gen bằng 25%.

B. và , tần số hoán vị gen bằng 25%.

C. và , tần số hoán vị gen bằng 12,5%.

D. và , tần số hoán vị gen bằng 12,5%.

Câu 10: Cho phép lai P: ♀ ♂ . Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số
tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường.
Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F 1 có tối đa
bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 42. B. 18. C. 56. D. 24.
Giải:
 Từ: ♀ ♂ => (Aa x Aa)(Bb x Bb)(Dd x dd), có:
 Bb x Bb => 3 KG.
 Dd x dd => 2 KG.
 Aa x Aa => 7 KG.
 Số loại KG có thể tạo ra: 3 x 2 x 7 = 42.
 Đáp án A

Câu 11: Hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen giảm phân bình thường nhưng xảy ra hoán vị gen
ở một trong hai tế bào. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là
A. 8. B. 6. C. 4. D. 16.
Giải: - 1 TB như trên nếu giảm phân không xảy ra hoán vị thì chỉ tạo được 2 loại giao tử.
- 1 TB còn lại giảm phân có hoán vị tạo ra được 4 loại giao tử.Vậy tối đa chỉ tạo ra 2 + 4 = 6 loại giao
tử.Đáp án đúng là B.
Câu 12: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ . Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp
nhiễm sắc thể khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo ra là
A. 3. B. 8. C. 1. D. 6.
Câu 13: Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét n gen,
mỗi gen đều có hai alen, nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Cho cây thuần chủng có kiểu hình trội về n tính
trạng giao phấn với cây có kiểu hình lặn tương ứng (P), thu được F 1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng
không xảy ra đột biến và các gen liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?
A. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình.
B. F2 có số loại kiểu gen bằng số loại kiểu hình.
C. F2 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1.

19
D. F1 dị hợp tử về n cặp gen đang xét.
Câu 14: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí
thuyết, các phép lai nào sau đây đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1?

A. và , tần số hoán vị gen bằng 25%.

B. và , tần số hoán vị gen bằng 25%.

C. và , tần số hoán vị gen bằng 12,5%.

D. và , tần số hoán vị gen bằng 12,5%.

Câu 15: Cho phép lai P: ♀ ♂ . Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số
tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường.
Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F 1 có tối đa
bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 42. B. 18. C. 56. D. 24.
Giải:
 Từ: ♀ ♂ => (Aa x Aa)(Bb x Bb)(Dd x dd), có:
 Bb x Bb => 3 KG.
 Dd x dd => 2 KG.
 Aa x Aa => 7 KG.
 Số loại KG có thể tạo ra: 3 x 2 x 7 = 42.
 Đáp án A
Câu 16: Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa là đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa màu
đỏ đã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận, màu sắc
hoa được quy định bởi
A. một cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết với giới tính.
B. hai cặp gen liên kết hoàn toàn.
C. hai cặp gen không alen tương tác bổ trợ (bổ sung).
D. hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp.
Câu 17: Ở người, gen quy định màu mắ t có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen quy
định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và Io). Cho biết các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Số
kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là
A. 54. B. 24. C. 10. D. 64.
Câu 18: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai:
AaBbCcDd × AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là
A. 3/256. B. 1/16. C. 81/256. D. 27/256.
Câu 19: Ở một loài thực vậ t, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B
quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa
trắ ng thu được F1 phân li theo tỉ lệ: 37,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ : 12,5% cây
thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố, mẹ
trong phép lai trên là
A. AB/ab x ab/ab. B. Ab/aB x ab/ab. C. AaBb x aabb. D. AaBB x aabb.
Câu 20: Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng với nhau, F 1 thu được toàn cây hoa trắng. Cho các cây F 1 tự
thụ phấn, ở F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 131 cây hoa trắng : 29 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến
xảy ra, có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật
A. tương tác giữa các gen không alen. B. di truyền ngoài nhân.
C. hoán vị gen. D. liên kết gen.

4. Vận dụng cao


Câu 1: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, alen A quy định thân
cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy
20
định hoa trắng. Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn với các cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 gồm
87,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí
thuyết, nếu cho các cây thân cao, hoa trắng ở thế hệ P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì thu được đời còn có số
cây thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ
A. 91,1625%. B 23,4375%. C. 98,4375%. D. 87 5625%.
Hướng dẫn giải: Chọn C.
P: thân cao, hoa trắng [xAb//Ab : (1-x) Ab//ab] × thân thấp, hoa trắng (ab//ab)
F1: 87,5% thân cao, hoa trắng Ab//ab : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng ab//ab
Ta có x+(1-x)/2Ab=87,5%  x= 75%.
P: 0,75Ab//Ab : 0,25Ab//ab,
P giao phấn ngẫu nhiên: Giao tử P: 0,875Ab : 0,125ab
F1: Cây thân cao hoa trắng = 0,8752Ab//Ab + 2×0,875×0,125 Ab/ab = 63/64=98,4375%

Câu 2: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3
alen quy định. Alen quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen quy định lông xám và alen quy định lông
trắng; alen quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen quy định lông trắng. Một quần thể đang ở trạng thái
cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con lông đen; 24% con lông xám; 1% con lông trắng. Theo lí thuyết,
phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu chỉ cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 35 con lông
xám : 1 con lông trắng.
B. Nếu chỉ cho các con lông đen của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình lông xám thuần chủng chiếm
16%.
C. Tổng số con lông đen dị hợp tử và con lông trắng của quần thể chiếm 48%.
D. Số con lông đen có kiểu gen đồng hợp tử trong tổng số con lông đen của quần thể chiếm 25%.
Giải:Quy ước: A1: Đen; A2: Xám; A3: Trắng; A1>A2>A3.
Gọi p, q, r lần lượt là tần số các alen A1, A2. A3
Cấu trúc DT của QT là: (pA1 : qA2 : rA3)2 <--> p2A1A1 : 2pqA1A2 : q2A2A2 : 2qrA2A3: r2A3A3 : 2prA1A3
Tỉ lệ KH trong QT là:Trắng = r2 = 1% --> r = 0,1 Xám = q2 + 2qr = 24% <--> q2 + 0,2q - 0,24= 0 --> q =
0,4
Tần số alen A1: p = 1 - (q+r) = 1 - (0,4+0,1) = 0,5
- Nếu chỉ cho các con lông xám của quần thể (0,16A2A2 : 0,08A2A3) ngẫu phối thì đời con có tỉ lệ kiểu hình
được xác định như sau:
Tỉ lệ xám trong QT tham gia sinh sản là: A2A2 : A2A3--> Các cá thể xám tạo ra giao tử A2 = 5/6, giao
tử A3 = 1/6
--> Tỉ lệ con lông trắng ở đời con là 1/6.1/6 = 1/36--> Tỉ lệ KH ở đời con là 35 xám : 1 trắng --> Đáp án A
đúng.
- Nếu chỉ cho các con lông đen của quần thể (0,25A1A1 : 0,4A1A2 : 0,1A1A3) ngẫu phối thì đời con có tỉ lệ
kiểu hình được xác định như sau:
Tỉ lệ đen trong QT tham gia sinh sản là: A1A1 : A1A2 : A1A3

--> Các cá thể đen tạo ra giao tử A1 = + + = 2/3; giao tử A2 = 4/15, giao tử A3 = 1/15
--> Tỉ lệ con lông xám thuần chủng (A2A2) ở đời con là 4/15.4/15 = 16/225 7,11% --> Đáp án B sai
Làm tương tự thì đáp án C và D đều sai Vậy đáp án đúng là A.
Câu 3: Ở một loài côn trùng, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY; tính trạng màu cánh
do hai cặp gen phân li độc lập cùng quy định. Cho con cái cánh đen thuần chủng lai với con đực cánh trắng
thuần chủng (P), thu được F1 toàn con cánh đen. Cho con đực F1 lai với con cái có kiểu gen đồng hợp tử lặn,
thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 con đực cánh trắng : 1 con cái cánh đen : 1 con cái cánh trắng. Cho
F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, trong số con cánh trắng ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ
A. 1/3. B. 5/7. C. 2/3. D. 3/5.
Giải:
Từ giả thuyết suy ra:

21
KG A-B-: Đen; các KG còn lại: A-bb + aaB- + aabb đều cho ra trắng
Ta có: P: Cái đen TC (AAXBXB) x Đực trắng TC (aaXbY) --> AaXBXb : AaXBY
Đực F1: AaXBY x Cái đồng hợp tử lặn (aaXbXb)
TLKH Fa: 2 đực trắng : 1 cái đen : 1 cái trắng (phù hợp giả thuyết)
Cho F1 x F1: AaXBXb x AaXBY
F2: 3A-X X : 3A-X X : 3A-X Y : 3A-XbY : 1aaXBXB : 1aaXBXb : 1aaXBY : 1aaXbY
B B B b B

Số con trắng F2 = 3 + 1 + 1 + 1 + 1 = 7
Tỉ lệ con đực trắng F2 cần tính = (3+1+1)/7 = 5/7
Vậy, đáp án đúng là B.
Câu 4: Ở một loài thú, màu lông được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 4 alen: alen C b
quy định lông đen, alen Cy quy định lông vàng, alen Cg quy định lông xám và alen Cw quy định lông trắng.
Trong đó alen Cb trội hoàn toàn so với các alen Cy, Cg và Cw; alen Cy trội hoàn toàn so với alen Cg và Cw; alen
Cg trội hoàn toàn so với alen Cw. Tiến hành các phép lai để tạo ra đời con. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo
lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1) Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
(2) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau luôn tạo ra đời con có nhiều loại kiểu gen và nhiều loại
kiểu hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình.
(3) Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể lông xám
có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
(4) Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận nghịch) giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân li
theo ti lệ 1 : 1 : 1 : 1.
(5) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau cho đời con có ít nhất 2 loại kiểu gen.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1
Hướng dẫn giải: Chọn B.
(1) Sai: Hai cá thể có cùng kiểu hình thì trong kiểu gen sẽ có 1 alen giống nhau: ví dụ: P: CbCy × CbCg,
F1: 1CbCb Đen : 1CbCg Đen : 1 CbCy Đen : 1CyCg Vàng. Đời con có tối đa 4 loại kiểu gen nhưng chỉ có 2 loại
kiểu hình.
(2) Sai: Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau có thể tạo ra đời con có nhiều loại kiểu gen và nhiều
loại kiểu hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình, chứ không phải luôn tạo ra.
Ví dụ:
CbCy (đen) × CbCw (đen)  F1: 3 đen (CbCb :CbCy : CbCw) : 1 vàng (CyCw) 4KG; 2KH
CbCy (đen) × CgCw (xám)  F1: 1 đen (CbCg : CbCw) : 1 vàng (CyCg: CyCw) 4KG; 2KH
CbCg (đen) × CyCw (xám)  F1: 2 đen (CbCy : CbCw) : 1 vàng (CyCg): 1 xám (CgCw) 4KG; 3KH
(3) Đúng: Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể
lông xám có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
Ví dụ:
CbCg (đen) × CyCw (vàng)  F1: 2 đen (CbCy : CbCw) : 1 vàng (CyCg) : 1 xám (CgCw) : 4KG; 3KH
CyCw (vàng) × CgCw (xám)  F1: 2 vàng (CyCg : CyCw) : 1 xám (CgCw) : 1 trắng (CwCw) : 4KG; 3KH
(4) Đúng: Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận nghịch) giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen
phân li theo ti lệ 1 : 1 : 1 : 1.
CbCy (đen) × CbCg (đen)  F1: 1 CbCb : 1 CbCg: 1 CbCy : 1 CyCg
CbCy (đen) × CbCw (đen)  F1: 1 CbCb : 1 CbCw: 1 CbCy : 1 CyCw
CbCg (đen) × CbCw (đen)  F1: 1 CbCb : 1 CbCw: 1 CbCg : 1 CgCw
(5) Sai: Phép lai giữa hai cá thể đồng hợp có kiểu hình khác nhau cho đời con gồm 1 loại kiểu gen.
VD: CbCb x CwCw  CbCw.
Câu 5: Cho ruồi giấm cái mắt đỏ giao phối với ruồi giấm đực mắt trắng (P), thu được F 1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho
ruồi F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng, trong đó
tất cả các ruồi mắt trắng đều là ruồi đực. Cho biết tính trạng màu mắt ở ruồi giấm do một gen có hai alen quy
định. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở F2 có 5 loại kiểu gen.

22
B. Cho ruồi mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1.
C. Cho ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có số ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ 81,25%.
D. Ở thế hệ P, ruồi cái mắt đỏ có hai loại kiểu gen.
Hướng dẫn giải: Chọn C.
P: ♀ mắt đỏ × ♂mắt trắng
F1: 100% mắt đỏ. F1 giao phối với nhau: mắt đỏ × mắt đỏ. F2: 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng (đều là ♂).
Suy ra:mắt đỏ là trội (A) so với mắt trắng (a), gen nằm trên NST X, không có alen trên Y.
P: ♀ mắt đỏ XAXA × ♂mắt trắng XaY
F1: 100% mắt đỏ XAXa : XAY. F1 giao phối với nhau: mắt đỏ XAXa × mắt đỏ XAY.
F2: XAXA : XAY: XAXa : XaY. Kiểu hình: 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng (đều là ♂).
A. Sai: Ở F2 có 4 loại kiểu gen.
B. Sai: Cho ruồi mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau
(XAXA : XAXa) × XAY  F3 : (3XA:1Xa)((XA:Y)= 3 XAXA : 3XAY: 1XA Xa : XaY
C. Đúng: Cho ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau:
(XAXA : XAXa) × (XAY:XaY)  F3 : (3XA:1Xa)((XA:Xa:2Y), thu được F3 có số ruồi mắt đỏ :
3XAXA : 3XAXa : 6XAY : 1XAXa : 1XaXa : 2XaY = 13/16= 81,25%.
D. Sai: Ở thế hệ P, ruồi cái mắt đỏ có 1 loại kiểu gen là XAXA.
Câu 6: Giả sử ở một giống ngô, alen quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen quy định hạt trắng.
Một trung tâm giống đã tạo ra giống ngô hạt vàng. Để kiểm tra độ thuần chủng của giống này, người ta lấy
ngẫu nhiên 2000 hạt đem gieo thành cây, sau đó cho 2000 cây này giao phấn với các cây hạt trắng, thu được đời
con có 3% cây hạt trắng. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây đúng?
A. Nếu cho 2000 cây trên tự thụ phấn bắt buộc thì ở đời con số cây hạt vàng chiếm tỉ lệ 97%.
B. Trong số 2000 hạt lấy ngẫu nhiên đem gieo có 240 hạt có kiểu gen dị hợp tử.
C. Trong số 2000 hạt lấy ngẫu nhiên đem gieo, số hạt vàng có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 97%.
D. Nếu cho 2000 cây trên giao phấn với nhau thì ở đời con số cây hạt trắng chiếm tỉ lệ 0,09%.
Hướng dẫn giải: Chọn D.
Gọi x là tỉ lệ hạt không thuần chủng (Aa). Ta có:
2000 cây hạt vàng [(1-x)AA : xAa] giao phấn với các cây hạt trắng (aa), thu được đời con có 3% cây hạt
trắng.
 1. x/2 = 0,03  x = 0,06; 1-x = 0,94.
A. Sai: Nếu cho 2000 cây trên tự thụ phấn bắt buộc: (0,94AA : 0,06Aa) tự thụ phấn, thì ở đời con, tỉ lệ cây hạt
trắng = 0,06 : 4= 0,015. Tỉ lệ cây hạt vàng = 1 – 0,015= 0,985 = 98,5%.
B. Sai: Trong số 2000 hạt lấy ngẫu nhiên đem gieo có 0,06 × 2000 = 120 hạt có kiểu gen dị hợp tử Aa.
C. Sai: Trong số 2000 hạt lấy ngẫu nhiên đem gieo, số hạt vàng có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 94%.
D. Đúng: Nếu cho 2000 cây trên giao phấn với nhau: (0,94AA : 0,06Aa) × (0,94AA : 0,06Aa) thì ở đời con số
cây hạt trắng chiếm tỉ lệ 0,06 × 0,06 × 1/4=0,09%.
Câu 7: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; tính trạng
chiều cao cây được quy định bởi hai gen, mỗi gen có hai alen (B, b và D, d) phân li độc lập. Cho cây hoa đỏ,
thân cao (P) dị hợp tử về 3 cặp gen trên lai phân tích, thu được F a có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 7 cây thân cao,
hoa đỏ : 18 cây thân cao, hoa trắng : 32 cây thân thấp, hoa trắng : 43 cây thân thấp, hoa đỏ. Trong các kết luận
sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Kiểu gen của (P) là .

(2) Ở Fa có 8 loại kiểu gen.


(3) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 0,49%.
(4) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con có tối đa 21 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Giải: Chọn B.
Xét cặp tính trạng chiều cao cây: Lai phân tích (AaBbDd x aabbdd) thu được kết quả Cao: thấp = 1:3 
23
Tính trạng chiều cao cây do 2 cặp gen tương tác bổ sung kiểu 9:7 quy định.
Xét sự di truyền chung của 2 cặp tính trạng, nếu 2 cặp tính trạng phân li độc lập thì tỉ lệ phân li
= (1 cao: 3 thấp) (1 đỏ:1 trắng) = 1:1:3:3 < tỉ lệ bài ra  Có hiện tượng hoán vị gen, một trong 2 cặp gen quy
định tính trạng chiều cao cây liên kết với cặp gen quy định tính trạng màu sắc hoa, giả sử cặp (A,a) liên kết với
cặp (B, b)
Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa trắng aaB-D- = 1/2aa × B-D- = 18%
 B-D-=36% = BD × bd  BD = bd = 36%  bD = Bd = 14%
(1) Đúng: Kiểu gen của (P) là AB//ab Dd; f = 28%.
(2) Đúng: Ở Fa có 8 × 1 = 8 loại kiểu gen.
(3) Sai: Cho (P) AB//ab Dd; f = 28% tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp
gen (ddab/ab ) = (0.18 abd)2 = 0.0324 = 3,24%.
(4) Sai: Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con có tối đa 10 × 3 = 30 loại kiểu gen và 2 × 2 = 4 loại
kiểu hình.

Câu 8: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể
thường và có 4 alen, các alen trội là trội hoàn toàn. Người ta tiến hành các phép lai sau:

Biết rằng không xảy ra đột biến. Cho cá thể mắt nâu ở (P) của phép lai 1 giao phối với một trong hai cá
thể mắt vàng ở (P) của phép lai 2. Theo lí thuyết, kiểu hình của đời con có thể là
A. 25% cá thể mắt đỏ : 25% cá thể mắt vàng : 25% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt trắng.
B. 100% cá thể mắt nâu.
C. 50% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt vàng : 25% cá thể mắt trắng.
D. 75% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt vàng.
Giải:
Nhận xét: Đây là bài liên quan đến 1 gen có nhiều alen.
- Phép lai 2 cho ta biết vàng trội so với trắng.
- Phép lai 1 cho ta biết đỏ và nâu trội so với vàng
Ta cần xác định đỏ và nâu loại nào trội hơn.
Trong bài này thì nâu trội so với đỏ
Quy ước: A1 (Nâu) > A2 (đỏ) > A3 (vàng > A4 (trắng))
P2: A3A4 (vàng) x A3A4 (vàng) --> F1: 1 A3A3 : 2A3A4 : 1 A4A4
TLKH F1 là: 3 vàng : 1 trắng
P1: A2A3 (Đỏ) x A1A4 (nâu) --> F1: 1A1A2: 1A1A3 : 1A2A4: 1A3A4
TLKH F1 là: 1 đỏ : 2 nâu : 1 vàng
Từ giả thuyết ta có phép lai: A1A4 x A3A4
Đời con: 1A1A3 : 1A1A4 : 1 A3A4 : 1A4A4
TLKH: 2Nâu : 1Vàng : 1 Trắng
Vậy, đáp án đúng là C.

Câu 9: Ở một loài thực vật, xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen. Cho hai cây (P) thuần
chủng khác nhau về cả hai cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 lai với cơ thể đồng hợp tử lặn về
cả hai cặp gen, thu được Fa. Biết rằng không xảy ra đột biến và nếu có hoán vị gen thì tần số hoán vị là 50%, sự
biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu
hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của Fa?
(1) Tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1. (2) Tỉ lệ 3 : 1 (3) Tỉ lệ 1 : 1.
(4) Tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1. (5) Tỉ lệ 1 : 2 : 1. (6) Tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Giải: Nếu xét trường hợp có liên kết gen thì cũng cho kết quả như khi các gen phân li độc lập và nên xét các
phép lai theo kiểu phân li độc lập để biện luận cả các trường hợp có tương tác gen.
Ta có F1 sẽ dị hợp 2 cặp gen (AaBb)F1: AaBb x aabb --> Fa: 1AaBb : 1 Aabb : 1aaBb : 1aabb

24
Tổng số tổ hợp Fa chỉ là 4 nên loạị ý (1) và (4)--> Còn 4 ý phù hợp là (2), (3), (5), (6)Vậy, đáp án đúng là B.
Câu 10: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự
thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu
hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của F1?
(1) 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
(2) 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
(3) 100% cây thân thấp, hoa đỏ.
(4) 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
(5) 7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
(6) 9 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Giải: Bài này nên xét các gen phân li độc lập, không nên xét các gen liên kết.Cây thấp, đỏ có thể là aaBB hay
aaBb
Cho 3 cây thấp, đỏ tự thụ phấn xẽ xảy ra 4 trường hợp sau:- 3 cây đều có KG aaBB tự thụ phấn sẽ cho F1
100% thấp, đỏ --> ý (3) đúng.
- 3 cây đều có KG aaBb tự thụ phấn sẽ cho F1 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.--> ý (1)
đúng.
- Trong 3 cây P, có 2 cây aaBB và 1 cây aaBb tự thụ phấn sẽ cho F1: 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân
thấp, hoa vàng --> ý (4) đúng.
- Trong 3 cây P, có 1 cây aaBB và 2 cây aaBb tự thụ phấn sẽ cho F1: 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp,
hoa vàng --> Ý (2) đúng.
Câu 11: Ở một loài động vật, xét 3 phép lai sau:
Phép lai 1: (P) XAXA × XaY. Phép lai 2: (P) XaXa× XAY. Phép lai 3: (P) Dd × Dd.
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; các phép lai trên
đều tạo ra F1, các cá thể F1 của mỗi phép lai ngẫu phối với nhau tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong 3 phép lai (P)
có:
(1) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới.
(2) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu hình
lặn.
(3) 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới.
(4) 2 phép lai đều cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình.
Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Giải:
(P1) XAXA × XaY --> F1: 1 XAXa:1XAY --> F2: 1XAXA:1XAXa:1XAY:1XaY
(P2) XaXa× XAY --> F1: XAXa:1XaY --> F2: 1XAXa:1XaXa :1XAY XaY
(P3) Dd × Dd --> F1: 1DD : 2Dd : 1dd --> F2: 1DD : 2Dd : 1dd
- Có 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới là P2 và P3 --> ý (1) đúng
- Có 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu
hình lặn là P1 và P3 --> ý 2 đúng.
- Có 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới là P1 ý 3 đúng
- Ý (4) sai
Vậy, đáp án đúng là A.

Câu 12: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa.
Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình
hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại
kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí
thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên?
(1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(3) F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
(4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
25
Giải: Từ giả thuyết, ta có:A-B-: đỏ; A-bb: Vàng; (aaB-, aabb): Trắng Cây đỏ P tự thụ phán cho 3 loại KH -->
cây đỏ P có KG AaBb
F1 sẽ có tỉ lệ KG là 1AABB:2AaBB:2AABb:4AaBb:1Aabb:2Aabb:1aaBB:2aaBb:1aabb
- Ý (1) đúng vì số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 là aaBb = 12,5%.

- Ý (2) đúng vì số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 là aaBB + aabb =12,5%.
- Ý (3) đúng vì F1 có 3 loại KG quy định KH hoa trắng là aaBB, aaBb, aabb.
- Ý (4) sai vì trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử = 2/4 = 50% (chứ không phải 25%).
Vậy đáp án đúng là D.

Câu 13: Cho phép lai thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể không mang
alen trội của các gen trên chiếm 3%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở 2 giới với tần
số bằng nhau. Theo lí thuyết, ở F1 số cá thể mang alen trội của cả 3 gen trên chiếm tỉ lệ
A. 22%. B. 28%. C. 32%. D. 46%.
Giải : P  (AB//ab x Ab//aB) (XDXd x XdY)Mà XDXd x XdY sẽ tạo ra 1/2 kiểu hình trội D và 1/2 kiểu hình lặn d
 AB//ab x Ab//aB sẽ tạo ra tỉ lệ kiểu hình lặn a lặn b = 3%.2 = 0,06--> Tỉ lệ KH trội A trội B = 0,5 + 0,06 =
0,56
 ở F1 số cá thể mang alen trội của cả 3 gen trên (tức là có kiểu hình trội A trội B trội D) chiếm tỉ lệ 0,56.1/2
= 0,28 = 28%

Câu 14: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất
phát (P) của một quần thể gồm toàn cây hoa tím, trong đó tỉ lệ cây hoa tím có kiểu gen dị hợp tử là Y (0≤Y≤1).
Quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua các thế hệ. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa
khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F3 của quần thể là:

Giải: Từ giả thuyết suy ra P: (1-Y)AA : Y Aa


Sau 3 thế thệ tự thụ phấn; F3 có tỉ lệ cây hóa trắng (aa) = (Y - 1/23 . Y):2 = 7Y/16 Đáp án đúng là D.

Câu 15: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần
chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được
F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu
hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao
nhiêu kết luận đúng?
(1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.
(2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị
hợp tử.
(3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây
hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
(4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng một gen.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Giải:AA: Đỏ; Aa: Hồng; aa: Trắng P: AA (Đỏ) x aa (Trắng) --> F1: Aa (Hồng) --> F2: 1AA (Đỏ) : 2
Aa (Hồng) : 1 aa (Trắng)
- Ý (1) đúng vì bất kì phép lai nào (AA x AA; AA x Aa; Aa x Aa; Aa x aa; AA x aa; aa x aa) đều cho tỉ lệ KG
giống với tỉ lệ KH.
- Ý (2) đúng. - Ý (3) sai vì nếu cho cây hoa đỏ ở F2 (AA) giao phấn với cây hoa trắng (aa), thì phải thu được
đời con 100% hồng.
- Ý (4) đúng. Vậy đáp án đúng là C.
Câu 16: Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội
hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh

26
giao tử đực và giao tử cái. Giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả 2 tính trạng với cây có kiểu hình
lặn về cả 2 tính trạng trên (P), thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra
đột biến. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây về F2 sai?
A. Có 10 loại kiểu gen. B. Kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.
C. Kiểu hình lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất. D. Có 2 loại kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.
Giải: Từ giả thuyết suy ra P: AB//AB x ab//ab --> F1: AB//ab; Cho F1 x F1 thì F2 có: - 10 loại kiểu gen.
- KH trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.- Có 2 loại kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen là AB//ab và
Ab//aB. Vậy đáp án sai là C.

Câu 17: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một
cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần
chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu
hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao
tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép
lai trên?
(1) F2 có 9 loại kiểu gen.
(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%.
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Giải:
 Theo đề bài: A hoa đỏ, a hoa vàng; B quả tròn, b bầu dục.
 KG F1 là Aa,Bb. Do A-bb = 0,09 0,625. Các tính trạng di truyền theo quy luật di truyền liên kết gen.
 Ta có: A-bb = 0,25 – aabb = 0,09 => aabb = 0,16 = 0,4ab x 0,4ab (a liên kết hoàn toàn với b)
 Phép lai F1: , f = 20%.
 Nhận xét về phép lai trên (kết quả F2):
 Số loại KG: 3 x 3 + 1 = 10 kiểu. (1)
 Có 5 loại KG thoả A-B- gồm ( ). (2)

 Số cá thể có KG giống F1: = 2(0,4AB x 0,4ab) = 0.32. (3)


 f = 20%. (4)
 Theo đó chỉ (2) và (4) thoả đề.
 Đáp án A
Câu 18: Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới
tính X; alen A quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định vảy trắng. Cho con cái vảy trắng lai với
con đực vảy đỏ thuần chủng (P), thu được F 1 toàn con vảy đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu
hình phân li theo tỉ lệ 3 con vảy đỏ: 1 con vảy trắng, tất cả các con vảy trắng đều là con cái. Biết rằng không
xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dựa vào các kết quả trên, dự
đoán nào sau đây đúng?
A. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy đỏ chiếm tỉ lệ 12,5%.
B. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy trắng chiếm tỉ lệ 25%.
C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1: 2: 1.
D. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiêu thì ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tỉ lệ 43,75%.
Giải:
 Với giả thuyết KG cá thể cái XX, cá thể đực là XY. Ta có: (P t/c)♀ XaXa x XAY♂ => F1: XAXa: XaY (không
thoả đề). Vậy XX quy định giới đực và XY quy định giới cái.
 Sơ đồ lai P – F3: Pt/c: ♂ XAXA x ♀XaY => F1: XAXa: XAY
♂ XAXa x ♀XAY
=> F2: 1/4XAXA: 1/4XAY: 1/4XAXa: 1/4XaY
F2 ngẫu phối:

1XA 1Xa 2Y

27
3XA 3XAXA 3XAXa 6XAY
1Xa 1XAXa 1XaXa 2XaY
TLKH F3: 7/16XAX-: 1/16XaXa: 6/16XAY: 2/16XaY
 Qua đó ta thấy đáp án D thoả đề: F3 có cá thể đực vảy đỏ chiếm tỷ lệ 7/16
 Đáp án D
Câu 19: Ở một loài thực vật. alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn với alen a quy định hoa đỏ; alen B quy
định quả dài trội hoàn toàn với alen b quy định quả tròn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể
thường. Cho cây dị hợp về hai cặp gen trên thụ phấn với cây hoa tím, quả tròn thuần chủng. Dự đoán nào sau
đây về kiểu hình ở đời con là đúng ?
A. Trong tổng hợp cây thu được ở đời con, có số cây kiểu hình hoa đỏ, quả tròn chiếm tỷ lệ 50%.
B. Tất cả các cây thu được ở đời con đều có kiểu hình hoa tím, quả tròn.
C. Đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hóan vị gen.
D. Trong tổng số cây thu được ở đời con, quả số cây có kiểu hình hoa tím quả tròn chiếm tỉ lệ 50%.
Câu 20: Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có
hai alen , alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều
cao chân nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy
định chân thấp. Cho gà trống lông vằn , chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn, chân cao
thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau để tạo ra F2. Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở F2 là
đúng ?
A. Tất cả gà lông không vằn , chân cao đều là gà trống.
B. Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp.
C. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn , chân cao.
D. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao.
Ta có P : trống vằn,chân thấp x mái không vằn
XAXA bb x XaY BB => F1: 1/2XAXa Bb:1/2XAY Bb
F1XF1: XAXa Bb x XAY Bb=>F2 : (1/4XAXA: 1/4XAXa :1/4XAY:1/4XaY)(3/4B-:1/4bb)
Mái vằn chân thấp = mái không vằn , chân thấp

Câu 21: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không

xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số 24%. Theo lí thuyết, phép lai

cho đđời con có tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử về cả bốn cặp gen và tỉ lệ kiểu hình trội về cả bốn tính

trạng trên lần lượt là


A. 7,22% và 19,29%. B. 7,22% và 20,25%. C. 7,94% và 19,29%. D. 7,94% và 21,09%.
f =24% , De=dE =0,38; DE =de =0,12
Tỷ lệ kgen dị hợp cả 4 cặp gen là : ½ x ½ x (2*0,12*0,12+2*0,38*0,38) =7,94
Kiểu hình trội về cả 4 tính trạng: ½ x3/4 x( 0,5+ 0,12^2) = 19,29%
Câu 22: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có
2 alen, alen A quy định mắt đỏ hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt
trắng (P) thu được F1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. Cho F 1 giao phối tự do với nhau thu được F 2.
Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ
A. 6,25%. B. 31,25%. C. 75%. D. 18,75%.
Ta có ở thế hệ P : XAXa x XaY
F1: 1/4 XAXa :1/4 XaXa :1/4 XAY :1/4 XaY
Ta thấy:
Ở giới cái tần số Xa = 0.75 tần số XA= 0,25
Ở giới đực tần Xa là = 0,5 = XA
Cho giao phối tự do: tỷ lệ Cái mắt trắng ở giới cái là : XaXa = 0,75 x 0,5 =0,375
Vậy nên tỷ lệ mắt đỏ ở cái là : 1-0,375 =0,625
Tỷ lệ mắt đỏ trong QT là 0,625/2 =0,3125 =31,25%

28
Câu 23: Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng
trên nhiễm sắc thể Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất
25%?
A. XmXm × X mY. B. XM XM × XM Y.
C. X MXm × Xm Y. D. Xm Xm × XM Y.
Ta thấy ngay các câu A, B và D đều có một bên bố mẹ cho 1 loại giao tử, bên bố mẹ còn lại cho 2 loại giao tử
nên chỉ có thể cho 2 loại tổ hợp giao tử, không đáp ứng được yêu cầu của đề bài.
Câu C có ½ Xm x ½ Y = ¼ X mY = 25% con trai bị bệnh máu khó đông, là đáp án đúng.
Câu 24: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai
nào sau đây không làm xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 :1 ở đời F1?
A. P: aB/ab x Ab/aB, các gen liên k ết hoàn toàn (1 : 2 :1)
B. P: Ab/aB x Ab/aB, các gen liên kết hoàn toàn (1 : 2 :1)
C. P: Ab/ab x Ab/ab, các gen liên kết hoàn toàn (3 : 1)
D. P: Ab/aB x Ab/aB, có hoán vị gen xảy ra ở một giới với tần số 40%.

0,3Ab 0,3aB 0,2AB 0,2ab


0,5Ab 0,15Ab/Ab 0,15Ab/AB 0,10AB/Ab 0,10Ab/ab
15% trội - lặn 15% trội – trội 10% trội – trội 10% trội – lặn
0,5aB 0,15 Ab/aB 0,15 aB/aB 0,10 AB/aB 0,10 aB/ab
15% trội – trội 15% lặn – trội 10% trội – trội 10% lặn – trội
Kiểu hình:
Trội – trội = 15 + 15 + 10 + 10 = 50%
Trội – lặn = 15 + 10 = 25%
Lặn – trội = 15 + 10 = 25%
 Tỉ lệ 1 : 2 : 1
Câu 25: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây
(1) (2) (3)
(4) (5) (6)
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí
thuyết, trong các phép lại trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là
A. (2) và (4). B. (3) và (6). C. (1) và (5). D. (2) và (5).
Số tổ hợp là 24 = 6*4 = (1:4:1)(1:2:1) chỉ có 2 và 5 phù hợp.
Câu 26: Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F 1 gồm toàn
cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F 1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả
tròn F2 giao phấn với nhau thu được F 3. Lấy ngẫu nhiên một cây F 3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây
này có kiểu hình quả bầu dục là
A. 1/9 B. 1/12 C. 1/36 D. 3/16
Ta có F1 x cây đồng hợp lặn cho đời con 1:2:1 = 4 tổ hợp =>F1 dị hợp 2 cặp gen.
Đây là tương tác bổ trợ : quả dẹt A-B- quả tròn A-bb hoặc aaB-, quả bầu dục aabb
F1x F1 =>F2 : 9A-B- dẹt: 6(2Aabb:1AAbb:2aaBb:1aaBB)tròn : 1aabb bầu dục
Trong số cây quả tròn giao phấn chỉ có kgen Aabb x aaBb là tạo ra cây quả bầu dục
Xác suất phép lai cho cây quả bầu dục là : 1/3*1/3 =1/9
Câu 27: Ở một loài động vật, gen quy định độ dài cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy
định cánh dài trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh ngắn. Cho các con đực cánh dài giao phối ngẫu nhiên
với các con cái cánh ngắn (P), thu được F1 gồm 75% số con cánh dài, 25% số con cánh ngắn. Tiếp tục cho F1
giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 số con cánh ngắn chiếm tỉ lệ
A. 39/64. B. 1/4. C. 3/8. D. 25/64.

29
P : cái cánh ngắn (aa) có qa= 1, pA=0, tỷ lệ F1: 75% cánh dài: 0,25% cánh ngắn => aa =0,25 =pa cái x pa
đực => pa đực là 0,25 nên pA đực là 0,75; P: (0,75A:0,25a)x(a) như vậy tỷ lệ Kiểu gen F1 là : 0,75Aa:0,25aa,
Ta có tần số A: p= 0,75/2= 0,375 nên tần số a pa= 1-0,375=0,625, F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 cánh
ngắn là : 0,6252 aa = 25/64
Câu 28: Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B
quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so

với alen d quy định mắt đen. Phép lai P : ♀ ♂ thu đđược F1. Trong tổng số cá thể F1, số

cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến
nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân
thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ
A. 8,5% B. 17% C. 2% D. 10%
Xét XDXd x XdY cho cái mắt đen với tỷ lệ: 1/4XdXd => lông hung, chân thấp là : 1%/25% = 4% aabb =0,1ab
x0,4ab =>f=20% .
Số lông xám dị hợp, chân thấp,mắt nâu là : (0,1Abx0,1ab+0,4abx0,4Ab) x ½(nâu) = 0,17/2= 0,085 =8,5%
Câu 29: Ở một loài sinh vật, hai cặp gen A,a và B,b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 20cM.

Hai cặp gen D,d và E, e cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác và cách nhau 10cM. Cho phép lai:

. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số bằng nhau.

Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về tất cả các gen trên
chiếm tỉ lệ
A. 0,8%. B. 8%. C. 2%. D. 7,2%.
F1 =20%, ab/ab = 0,4 =0,16
2

F2 =10% de/de = (0,05de x 1de +0,45de x1de)= 0,5


Số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn là 0,16% x 0,5% = 8%
Câu 30: Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với
alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%. Trong tổng số
giao tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con,
thể đột biến chiếm tỉ lệ
A. 0,5%. B. 90,5%. C. 3,45%. D. 85,5%.
Ở đực : qa=0,05, pA =0,95
Ở cái qa =0,1, pA =0,9
P: (0,95A:0,05a) x( 0,9A:0,1a) =>
Thể đột biến: aa = 0,05 x 0,1 = 0,005
Cơ thể mang gen đột biến: 1 – AA = 1 – 0,95 x 0,9 = 0,855
Tỷ số: 0,005/ 0,855 = 3,45%
Câu 31: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không

xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P:

, trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 50,73%.
Theo lí thuyết, số cá thể F1 có kiểu hình lặn về một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ
A. 11,04%. B. 16,91%. C. 22,43%. D. 27,95%.
Trội 2 tính trạng liên kết là: 50,73%/75% = 0,6764
A-B- = 0,5+ (ab)2 = 0,6764 =>ab =0,42 =>f= 16%,
A-bb = aaB- = 0,25 – ab2 =0,0736
Số cá thể có kiểu hình lặn 1 trong 3 tính trạng là: 0,0736 x3/4 + 0,0736 x ¾ + 0,6764 x ¼ = 27,95%
Câu 32: Ở một loài thực vật, lôcut gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn
toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F 1. Biết rằng
không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dự đoán
nào sau đây là đúng khi nói về kiểu hình ở F1?

30
A. Các cây F1 có ba loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây quả vàng, 25% số cây quả đỏ và 50% số cây có
cả quả đỏ và quả vàng.
B. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng.
C. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng.
D. Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả, quả đỏ hoặc quả vàng.
Câu 33: Cho cây (P) thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F 1 gồm: 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây
thân cao, hoa trắng; 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ; 6,25% cây thân thấp, hoa trắng. Biết tính trạng chiều cao
cây do một cặp gen quy định, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không có hoán vị gen và
không xảy ra đột biến. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về ba cặp gen trên thì tỉ
lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A. 1 cây thân thấp, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa trắng: 1 cây thân cao, hoa đỏ: 1 cây thân cao, hoa trắng.
B. 3 cây thân cao, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa trắng.
C. 1 cây thân thấp, hoa đỏ: 2 cây thân cao, hoa trắng: 1 cây thân thấp, hoa trắng.
D. 1 cây thân thấp, hoa đỏ: 1 cây thân cao, hoa trắng: 2 cây thân thấp, hoa trắng.
Giải:
 TLKH F1: 6 cao, đỏ: 6 cao, trắng: 3 thấp, đỏ: 1 thấp, trắng.
 Xét tính trạng chiều cao cây: 3 cao: 1 thấp => Aa x Aa.
 Xét tính trạng màu sắc: 9 đỏ: 7 trắng => BbDd x BbDd và TLKG: 9B-D-: 3B-dd: 3bbD-: 1bbdd.
 Với (3: 1)(9:7) 6: 6: 3: 1 => có sự liên kết giữa gen quy định chiều cao cây với gen quy định màu sắc
hoa. Và tỷ lệ cây thấp, hoa trắng = 6,25% => các gen liên kết hoàn toàn.
 Theo đề bài, cây thấp, hoa đỏ có KG aa, B-D- => a liên kết với B hoặc a liên kết với D.
 KG cây P có thể là: hoặc .

 Khi P giao phần với cây có KG đồng hợp tử lặn: x => (Dd x dd)
=> (1A-bb: 1aaB-)(1D-: 1dd) = 1A-bbD-: 1A-bbdd: 1aaB-D-: 1aaB-dd
 TLKH đời con: 1 thấp, đỏ: 2 cao, trắng: 1 thấp, trắng
 Đáp án C
Câu 34: Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa
đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép
lai đều cho đời con có số cây thân cao chiếm tỉ lệ 50% và số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 100%
(1) (2) (3) (4)

(5) (6) (7) (8)

A. 6. B. 5. C. 7. D. 8.
Giải:
 Phép lai thoả tỷ lệ cây cao chiếm 50%: Aa x aa.
 Để hoa đỏ đạt 100% thì: BB x BB hoặc BB x Bb hoặc BB x bb
 Qua đó chỉ các phép lai 1, 2, 4, 5, 6, 7 và 8 thoả đề.
 Đáp án C
Câu 35: Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy
định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá
nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 30%. Biết
rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ
A. 5%. B. 20%. C. 50%. D. 10%.
Giải:
 Với tỷ lệ lá nguyên, hoa đỏ = 30% 6,25% => bài toán tuân theo quy luật di truyền liên kết gen có hoán
vị. Phép lai thoả đề: Aa,Bb x Aa,bb; trong đó:
Aa,bb 0,5Ab: 0,5ab
Aa,Bb yAB: yab: (0,5 – y)Ab: (0,5 – y)aB.
=> A-,B- = (0,5Ab x (0,5 – y)aB) + (yAB x 0,5ab) + (yAB x 0,5Ab)= 0,3 => y = 0,1
 Tỷ lệ cây là nguyên, hoa trắng thuần chủng sẽ là: AA,bb = 0,5Ab x 0,4Ab = 0,2

31
 Đáp án B
Câu 36: Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham
vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:
Gen K Gen L Gen M

Enzim K Enzim L Enzim M

`
Chất không màu 1 Chất không màu 2 Sắc tố vàng Sắc tố đỏ
Các alen lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzim K, L và M tương ứng. Khi các sắc tố không
được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa
trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F 1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F 2. Biết rằng
không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong tổng hợp số cây thu được ở F2, số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ
A. 7/16. B. 37/64. C. 9/16. D. 9/64.
Giải:
 Theo đề bài: K-L-M-: hoa đỏ; K-L-mm: hoa vàng; các KG còn lại đều cho hoa trắng.
 P: KKLLMM x kkllmm => F1: KkLlMm; F1 x F1: KkLlMm x KkLlMm
 Số hoa trắng ở F2 = 1 – có màu = 1 – =
 Đáp án A
Câu 37: Ở gà, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn, cặp gen này nằm
ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho gà trống lông không vằn giao phối với gà mái
lông vằn, thu được F1; Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, kết luận nào
sau đây đúng?
A. F2 có 5 loại kiểu gen.
B. F1 toàn gà lông vằn.
C. F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 con lông vằn: 1 con lông không vằn.
D. Nếu cho gà mái lông vằn (P) giao phối với gà trống lông vằn F1 thì thu được đời con gồm 25% gà trống
lông vằn, 25% gà trống lông không vằn và 50% gà mái lông vằn.
Giải:
 Sơ đồ lai P: ♂ XaXa x ♀XAY => F1: XAXa: XaY
♂ XAXa x ♀XaY => F2: 1/4XAXa: 1/4XAY: 1/4XaXa: 1/4XaY
 Nhận xét:
 F2 thu được 4 loại KG. (1)
 F1 thu được 1 gà trống lông vằn: 1 gà mái lông không vằn. (2)
 F2 thu được 1 con lông vằn: 1 con lông không vằn. (3)
 Phép lai ♀X Y x ♂ X X => F1: 1/4X X : 1/4X X : 1/4X Y: 1/4X Y
A A a A A A a A a

=> 50%gà trống lông vằn: 25%gà mái lông vằn: 25% gà mái lông không vằn. (4)
 Qua đó ta thấy đáp án (3) thoả đề.
 Đáp án C
Câu 38: Ở thực vật, xét ba cặp gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng, các alen
trội là trội hoàn toàn và nếu có trao đổi chéo thì chỉ xảy ra ở một điểm duy nhất trên 1 cặp nhiễm sắc thể. Cho
các cây đều dị hợp tử về 3 cặp gen này thuộc các loài khác nhau tự thụ phấn. Ở mỗi cây tự thụ phấn đều thu
được đời con gồm 8 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 0,09%. Theo lí thuyết,
có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen phù hợp với các cây tự thụ phấn nói trên?
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Giải: Chọn B.
Ta thấy 3 cặp gen này nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau vì:
- Nếu 3 cặp gen chỉ nằm trên 1 cặp NST thì tự thụ phấn không thể thu được 8 loại kiểu hình ở đời con
(mà chỉ tạo ddược 4 loại KH).

32
- Nếu nằm trên 3 cặp NST thì không thể thu được cây đồng hợp lặn cả 3 cặp là 0,09% (khác tỉ lệ phân li
độc lập).
Do vậy chỉ có thể là 3 cặp nằm trên 2 NST tương đồng và có hoán vị tại một điểm (hoán vị 2 bên, do tự
thụ).
LLL + 0.09% nên KH 2 lặn = 0.09% x ¼ = 0.36%
Do vậy ab = 6% < 25%  Dị hợp tử chéo
Số loại KG phù hợp: C = 3 (AaBd/bD; Ab/aBDd; Ad/aDBb)
Câu 39: Ở một loài thực vật, xét hai gen phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và mỗi gen đều có
hai alen. Cho hai cây (P) thuần chủng có kiểu hình khác nhau về cả hai tính trạng giao phấn với nhau, thu được
F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của
gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, ở F2 có tối đa bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 8. B. 4. C. 6. D. 9.
Chọn D.
Đây là bài toán về quy luật phân li độc lập, phép lai 2 cặp tính trạng.
Hai cây (P) thuần chủng có kiểu hình khác nhau về cả hai tính trạng:
là AAbb × aaBB  F1:AaBb; hoặc AABB × aabb  F1:AaBb
F1 giao phấn với nhau, AaBb × AaBb
 F2: có tối đa 3×3=9 loại kiểu hình trong trường hợp trội không hoàn toàn.
Câu 40: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định màu hoa. Khi trong
kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại alen trội A thì cho kiểu
hình hoa vàng; khi chỉ cỏ một loại alen trội B thì cho kiểu hình hoa hồng; khi có toàn alen lặn thì cho kiểu hình
hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu cách sau đây giúp xác định chính xác kiểu gen của một
cây hoa đỏ (cây T) thuộc loài này?
(1) Cho cây T tự thụ phấn.
(2) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen.
(3) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen.
(4) Cho cây T giao phấn với cây hoa hồng thuần chủng.
(5) Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử.
(6) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng.
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Giải: Chọn B.
A-B-: hoa đỏ A-bb:hoa vàng aaB-: hoa hồng aabb:hoa trắng
Cây T hoa đỏ có thể có các kiểu gen: AABB, AABb, AaBB, AaBb
(1)Cho cây T tự thụ phấn. (Đúng)
Dựa vào sự phân li của con, dễ dàng dựa xác định được kiểu gen của bố mẹ.
AABB x AABB  100% AABB (100% đỏ)
AABb x AABb  3A-B- : 1A-bb (3 đỏ : 1 vàng)
AaBB x AaBB  3A-B- : 1aaB- (3 đỏ : 1 hồng)
AaBb x AaBb  9A-B-3A-bb : 1aaB- : 1aabb (9 đỏ : 3 vàng : 3 hồng : 1 trắng)
(2)Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen. (Đúng)
Tương tự như (1); dựa vào sự phân li của con, dễ dàng dựa xác định được kiểu gen của bố mẹ.
AABB x AaBb  1AABB : 1AABb : 1AaBB : 1AaBb (100% đỏ)
AABb x AaBb  ……………………………………………………..
(Tự triển khai phép lai)
AaBB x AaBb  ……………………………………………………..
(Tự triển khai phép lai)
AaBb x AaBb  9A-B-3A-bb : 1aaB- : 1aabb
(4)Cho cây T giao phấn với cây hoa hồng thuần chủng. (Sai)
AABB x aaBB
33
AABb x aaBB
AaBB x aaBB  1AaBB (1 đỏ) : aaBB (1 hồng)
AaBb x aaBB  1AaBB : 1AaBb : 1aaBB : 1aaBb
(1 đỏ) : (1 hồng)
Ta thấy 2 phép lai dưới cho phân li như nhau nên không phân biệt được cây hoa đỏ đem lai là AaBB hay
AaBb
(3)Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen. (Sai)
A-B- x AaBB hoặc
A-B- x AABb
Lập luận tương tự (4)
(5) Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử.
A-B- x Aabb (Đúng)
Xác định tương tự (1) và (2)
(6) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng. (Sai)
A-B- x AABB
Lập luận tương tự (4)
Câu 41: Ở người, xét hai cặp gen phân li độc lập trên nhiễm sắc thể thường, các gen này quy định các enzim
khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ sau:

Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và B là các alen trội hoàn
toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh H. Khi chất B không được chuyển hóa
thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh G. Khi chất A được chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm P thì cơ thể
không bị hai bệnh trên. Một người đàn ông bị bệnh H kết hôn với người phụ nữ bị bệnh G. Biết rằng không xảy
ra đột biến mới. Theo lí thuyết, các con của cặp vợ chồng này có thể có tối đa bao nhiêu khả năng sau đây?
(1) Bị đồng thời cả hai bệnh G và H.
(2) Chỉ bị bệnh H.
(3) Chỉ bị bệnh G.
(4) Không bị đồng thời cả hai bệnh G và H.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Giải: Chọn B. Có thể xem bài toán thuộc kiểu tương tác 9 : 3 : 4
9A-B- : không bệnh
3 A-bb : bệnh G :
3aaB- + 1aabb : bệnh H
Một người đàn ông bị bệnh H có thể có 3 KG: aaBB x vợ bệnh G có thể có 2 KG: AAbb
aaBb Aabb
aabb
Có 6 khả năng xảy ra:
Khả năng 1: aaBB x AAbb  100%AaBb (100% khỏe mạnh)
Khả năng 2: aaBB x Aabb  1/2AaBb (1/2 khỏe mạnh) : 1/2aaBb (1/2 bệnh H)
Khả năng 3: aaBb x AAbb  1/2AaBb (1/2 khỏe mạnh) : 1/2Aabb (1/2 bệnh G)
Khả năng 4: aaBb x Aabb  1/4AaBb (1/4 khỏe mạnh) : 1/4Aabb (1/4 bệnh G)
1/4aaBb + 1/4aabb (1/2 bệnh H)
Khả năng 5: aabb x AAbb  100%Aabb (100% bệnh G)
34
Khả năng 6: aabb x Aabb  1/2Aabb (1/2 bệnh G) : 1/2aabb (1/2 bệnh H)

(1) Sai, vì theo mô hình trên ta thấy chỉ có thể bị một trong 2 bệnh không tồn tại con bị đồng thời cả hai bệnh G
và H.
(2) Đúng, ví dụ: Ở khả năng 2: aaBB x Aabb  1/2AaBb (1/2 khỏe mạnh) : 1/2aaBb (1/2 bệnh H), nhưng do
ngẫu nhiên họ chỉ sinh được con có KG aaBb (bị bệnh H) thôi.
(3) Đúng, lý luận tương tự (2)
(4) Đúng, ví dụ: Rơi vào khả năng 1: aaBB x AAbb  100%AaBb (100% khỏe mạnh)

CHƯƠNG III: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ


1. Biết
Câu 1: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
A. số lượng cá thể và mật độ cá thể. B. tần số alen và tần số kiểu gen.
C. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể. D. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.
Câu 2: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các
thế hệ.
B. Quần thể ngẫu phối đa dạng di truyền.
C. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
D. Qua các thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec?
A. Không có sự di nhập của các gen lạ vào quần thể.
B. Không có đột biến gen thành các gen không alen khác.
C. Không có chọn lọc tự nhiên.
D. Không có giao phối tự do.
Câu 4: .Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Van béc là
A. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.
B. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.
C. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen.
D. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.

2. Hiểu
Câu 1: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối ?
A. Những con cá sống trong cùng một cái hồ.
B. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.
C. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
D. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.
Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng về cấu trúc di truyền của quần thể tự phối?
A. Bao gồm các dòng thuần.
B. Tần số tương đối của các alen ở các locut không thay đổi.
C. Tần số kiểu gen dị hợp tăng, tần số kiểu gen đồng hợp giảm.
D. Tần số kiểu gen dị hợp giảm, tần số kiểu gen đồng hợp tăng.
Câu 3: Một quần thể giao phối ban đầu không cân bằng về thành phần kiểu gen thì sau bao nhiêu thế hệ sẽ trở
nên cân bằng?
A. 1 thế hệ. B. 3 thế hệ. C. 4 thế hệ. D. 2 thế hệ.
Câu 4: Giao phối gần được thể hiện ở phép lai nào sau đây?
A. AaBbCcDd x aabbccDD.
B. AaBbCcDd x aaBBccDD.
C. AABBCCDD x aabbccdd.
D. AaBbCcDd x AaBbCcDd.
Câu 5: Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng?
A. Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm qua các thế hệ.
35
B. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
C. Thể hiện tính đa hình về kiểu gen.
D. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ.
Câu 6: Quần thể giao phối có tính đa hình về di truyền vì
A. các cá thể giao phối tự do nên các gen được tổ hợp với nhau tạo ra nhiều loại kiểu gen.
B. quần thể dễ phát sinh các đột biến nên tạo ra tính đa hình về di truyền.
C. các cá thể giao phối tự do nên đã tạo điều kiện cho đột biến được nhân lên.
D. quần thể là đơn vị tiến hoá của loài nên phải có tính đa hình về di truyền.
Câu 7: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có đặc điểm
A. đa dạng và phong phú về kiểu gen.
B. phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
C. chủ yếu ở trạng thái dị hợp.
D. tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp.

3. Vận dụng thấp


Câu 1: Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 100%Aa. B. 0,1 AA : 0,4Aa : 0,5aa.
C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. D. 0,6AA : 0,4aa.
Hướng dẫn giải: Chọn C.
Quần thể C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa có cấu trúc di truyền tuân theo công thức p 2AA+2pqAA+q2aa=1, với p =
q = 0,5.
Câu 2: Ở một loài động vật, xét hai lôcut gen trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, lôcut I
có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Trên nhiễm sắc thể thường, xét lôcut III có 4 alen. Quá trình ngẫu phối có thể tạo
ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về ba lôcut trên?
A. 570. B. 270. C. 210. D. 180.
Lôcut I và II cùng nằm trên X và Y có thể xem như 1 gen có : 2x3 =6 alen.
Số kgen ở giới XX là : (6*7)/2 =21
Số kgen ở giới XY là: 6*6 =36
Tổng số Kgen trên NST giới tính là : 21+36 =57
Trên NST thường số kgen tối đa là : 4(4+1)/2 =10
Như vậy tổng số kgen tối đa có trong quần thể của 2 locut là 10*57 =570
Câu 3: Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa
trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền
của quần thể này ở thế hệ P là
A. 0,1AA + 0,6Aa +0,3aa = 1 B. 0,3AA + 0,6Aa +0,1aa = 1
C. 0,6AA + 0,3Aa +0,1aa = 1 D. 0,7AA + 0,2Aa +0,1aa = 1
Ta có P : xAA + y Aa + 0,1aa =1
x +y =0.9
y/23 =0,075 =>y = 0,6 nên x =0,3
Câu 4: Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1AA: 0,2Aa: 0,7aa;
ở giới đực là 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau
một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F1
A. có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%.
B. có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%.
C. đạt trạng thái cân bằng di truyền.
D. có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28%.
Giải:
 Gọi p, q và s, t lần lược là tần số alen A và a ở giới đực và giới cái.
 Xét giới cái: p = 0,2; q = 0,8.
 Xét giới đực: s = 0,6; t = 0,4
 Cấu trúc di truyền của quần thể ở F1 là: psAA: (pt + qs)Aa: qtaa, từ đó:
 Tỷ lệ đồng hợp tử trội: ps = 0,2 x 0,6 = 0,12. (1)
 Tỷ lệ KG dị hợp: pt + qs = 0,2 x 0,4 + 0,8 x 0,6 = 0,56. (2)
36
 Quần thể không đạt TTCB. (3)
 Tỷ lệ đồng hợp tử lặn: qt = 0,8 x 0,4 = 0,32 (4)
 Qua đó ta thấy chỉ (2) thoả.
 Đáp án B
Câu 5: Một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so
với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này cho hoa hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang
ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. Quần thể gồm toàn cây hoa đỏ.
B. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng.
C. Quần thể gồm toàn cây hoa hồng.
D. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa hồng.
Câu 6: Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen A trội
hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn
toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,6AA : 0,4Aa. Cho
rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, thế hệ F3 của quần thể này có tần số alen
a là
A. 1/5. B. 1/9. C. 1/8. D. 1/7.
Giải:Từ giả thuyết suy ra, tần số alen a của P = 0,2 Áp dụng công thức, ta sẽ có ở thế hệ F3, tần số alen a =
= 1/8

Câu 7: Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo
lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ ba sẽ là:
A. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa. B. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
C. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa. D. 0, 375AA : 0,25Aa : 0,375aa.
Ta có P = 100% dị hợp, Thể dị hợp (Aa) ở F3 là: (0,5)3 = 0,125
Thể đồng hợp trội (AA) = đồng hợp lặn (aa) = (1 – 0,125)/2 = 0,4375
Câu 8: Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể, trong đó 100 cá thể có
kiểu gen đồng hợp lặn (aa), thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là
A. 1800. B. 900. C. 8100. D. 9900.
Aa = 2x0,9x0,1 = 0,18 x 10000 = 18000  đáp án A
Câu 9: Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa. B. 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa.
C. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. D. 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa.
Câu A/ ta có p = 0,6 + 0,2/2 = 0,7 q = 0,2/2 + 0,2 = 0,3
Câu B/ ta có p = 0,4 + 0,4/2 = 0,6 q = 0,4/2 + 0,2 = 0,4
Câu C/ ta có p = 0,64 + 0,32/2 = 0,8 q = 0,32/2 + 0,04 = 0,2
Câu D/ ta có p = 0,7 + 0,2/2 = 0,8 q = 0,2/2 + 0,1 = 0,2
Cách 1: áp dụng công thức p + 2 pq + q ta thấy câu C nghiệm đúng tỉ lệ : 0,82 + 2 x 0,8 x 0,2 + 0,22 =
2 2

0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa


Cách 2: áp dụng công thức p2q2 = (2pq/2)2 ta cũng có kết quả tuơng tự ở câu C:
p2q2 = 0,82 x 0,22 = 0,0256
(2pq/2)2 = [(2 . 0,8 . 0,2)/2]2 = 0,0256
Làm tương tự đối với các câu A, B và D đều thấy kết quả không phù hợp.

Câu 10: Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai
thế hệ, ở F2, cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P), cây thuần chủng
chiếm tỉ lệ
A. 5%. B. 25%. C. 20%. D. 12,5%.
37
Giải:
 Cấu trúc di truyền của (P): 0,25(XAA + Yaa): 0,75aa.
 Tỷ lệ cây thấn thấp thu được ở F2: 1 – 0,175 = 0,825

 Theo đề bài ta có: 0,825 = 0,75 + .Y => Y = 0,2.

 Từ đó: X = 0,25 – 0,2 = 0,05 => tỷ lệ cây thuần chủng là 0,05/0,25 = 0,2
 Đáp án C
Câu 11: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy
số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể
này là
A. 37,5%. B. 18,75%. C. 3,75%. D. 56,25%.
Câu 12: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiể u gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết
các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen
thu được ở F1 là:
A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.
C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa. D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Câu 13: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặ n a quy định quả vàng. Một quần thể của loài
trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số
tương đối của các alen A và a trong quần thể là
A. 0,5A và 0,5a. B. 0,6A và 0,4a. C. 0,4A và 0,6a. D. 0,2A và 0,8a.

Câu 14: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,7AA : 0,3Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, người ta thu
được ở đời con 4000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là
A. 90. B. 2890. C. 1020. D. 7680.
Câu 15: Cấu trúc di truyền của một quần thể thực vật tự thụ phấn như sau: 0,5AA : 0,5aa. Giả sử không có đột
biến và chọn lọc tự nhiên thì thành phần kiểu gen của quần thể sau 4 thế hệ là
A. 25%AA : 50%Aa : 25%aa.
B. 12,5%AA : 75%Aa : 12,5%aa.
C. 50%AA : 50%Aa.
D. 50%AA : 50%aa.
Câu 16: Trong một cộng đồng người Bắc Âu có 64% người có da bình thường. Biết rằng tính trạng da bình
thường là trội so với tính trạng da bạch tạng, gen quy định tính trạng nằm trên NST thường và cộng đồng có sự
cân bằng về thành phần kiểu gen. Tần số người bình thường có kiểu gen dị hợp là
A. 0,36. B. 0,24 C. 0,48. D. 0,12.
Câu 17: Ở một loài thực vật, A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng. Quần thể nào sau
đây đang cân bằng về mặt di truyền?
A. Quần thể có 100% hoa trắng.
B. Quần thể có 100% hoa đỏ.
C. Quần thể có 50% hoa đỏ, 50% hoa trắng.
D. Quần thể có 75% hoa đỏ : 25% hoa trắng.
Câu 18: Giả sử trong một quần thể thực vật giao phối, không có chọn lọc tự nhiên và đột biến, tần số tương đối
của 2 alen A và a là 0,7 : 0,3. Sau 5 thế hệ thì tần số tương đối của các alen A và a là
A. pA = 0,7; qa = 0,3. B. pA = 0,3; qa = 0,7.
C. pA = 0,5; qa = 0,5 D. pA = 0,75; qa = 0,25
Câu 19: Một quần thể tự phối, ban đầu có 50% số cá thể đồng hợp. Sau 7 thế hệ, tỉ lệ dị hợp sẽ là
A. B. C. D.
Câu 20: Ở một vài quần thể cỏ, khả năng mọc trên đất nhiễm kim loại nặng như niken được quy định bởi gen
trội R. Trong một quần thể có sự cân bằng về thành phần kiểu gen, có 51% hạt có thể nảy mầm trên đất nhiễm
kim loại nặng. Tần số của các alen R và r là:
A. R = 0,7, r = 0,3. B. R = 0,8 ; r = 0,2.
C. R = 0,3 ; r = 0,7. D. R = 0,2 ; r = 0,8.

38
Câu 21: Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có 75 AA: 28 Aa: 182 aa, các cá thể giao phối tự do, cấu trúc di
truyền của quần thể khi đó là
A. 0,09 AA : 0,42 Aa : 0,49 aa. B. 0,26 AA : 0,1 Aa : 0,64 aa.
C. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. D. 0,7 AA : 0,1 Aa : 0,2 aa.
Câu 22: Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên có hai alen D và d, tần số của alen d là 0,2. Cấu trúc di
truyền của quần thể này là
A. 0,25 DD + 0,50 Dd + 0,25 dd = 1.
B. 0,32 DD + 0,64 Dd + 0,04 dd =1.
C. 0,64 DD + 0,32 Dd + 0,04 dd = 1.
D. 0,04 DD + 0,32 Dd + 0,64 dd =1.
Câu 23: Trong quần thể Hacđi – Vanbec, có 2 alen A và a, trong đó có 4% kiểu gen aa. Tần số tương đối của alen A
và alen a trong quần thể đó là
A. 0,64 A: 0,36 a. B. 0,84 A: 0,16 a.
C. 0,6 A: 0,4 a. D. 0,8 A: 0,2 a.
Câu 24: Xét một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa. Nếu tiến hành tự thụ phấn
bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F3 là
A. 50%. B. 75%. C. 87,5%. D. 92,5%.
Câu 25:Trong một quần thể giao phối, xét 1 gen có 3 alen và 3 gen khác mỗi gen có 2 alen. Số tổ hợp kiểu gen
khác nhau được tạo ra của 4 gen trên trong quần thể là
A. 162 kiểu gen B. 81 kiểu gen
C. 178 kiểu gen D. 208 kiểu gen
Câu 26: Một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền.
B. Tần số của alen A là 0,6; alen a là 0,4
C. Nếu là quần thể giao phối thì thế hệ tiếp theo, kiểu gen AA chiếm 0,16.
D. Nếu là quần thể tự phối thì thế hệ tiếp theo, kiểu gen aa chiếm 0,3
Câu 27: Một loài có tỉ lệ đực cái là 1: 1. Tần số tương đối của alen a ở giới đực trong quần thể ban đầu ( lúc
chưa cân bằng) là 0,4. Qua ngẫu phối, trạng thái cân bằng về di truyền là: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09 aa. Tần số
tương đối của alen A ở giới cái của quần thể ban đầu là
A. A = 0,6 B. A = 0,7 C. A = 0,8 D. A = 0,4.
Câu 28: Một quần thể động vật, tần số alen lặn ban đầu là 0,3. Không có đột biến, không chọn lọc tự
nhiên hoặc di nhập gen. Sau 10 thế hệ giao phối tần số thể đồng hợp lặn là bao nhiêu ? Biết gen này chỉ
có 2 alen
A. giảm khoảng 10%. B. giảm khoảng 30%.
C. tăng 50%. D.gần như không đổi so với năm đầu tiên.
Câu 29: Quần thể nào trong các quần thể nêu dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
Tần số
Quần thể Tần số kiểu gen AA Tần số kiểu gen Aa
kiểu gen aa
1 1 0 0
2 0 1 0
3 0 0 1
4 0,2 0,5 0,3
A. Quần thể 1 và 2. B. Quần thể 3 và 4.
C. Quần thể 2 và 4. D.Quần thể 1 và 3.
Câu 30: Nghiên cứu sự di truyền nhóm máu MN trong 4 quần thể người, người ta xác định được cấu trúc di
truyền của mỗi quần thể như sau:
- Quần thể I: 25% MM : 25% NN : 50% MN.
- Quần thể II: 39% MM : 6% NN : 55% MN.
- Quần thể III: 4% MM : 81% NN : 15% MN.
- Quần thể IV: 64% MM : 4% NN : 32% MN.
Những quần thể nào ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. Quần thể I và II. B. Quần thể I và III.
C. Quần thể I và IV. D. Quần thể II và IV.

39
Câu 31: Một quần thể bò có 400 con lông vàng, 400 con lông lang trắng đen, 200 con lông đen. Biết kiểu gen
AA quy định lông vàng, Aa quy định lông lang trắng đen, aa quy định lông đen. Tần số của các alen trong quần
thể là
A. A = 0,8; a = 0,2. B. A = 0,2 ; a = 0,8.
C. A = 0,4 ; a = 0,6. D. A = 0,6; a = 0,4.
Câu 32: Giả sử trong một quần thể thực vật giao phối, không có chọn lọc tự nhiên và đột biến, tần số tương đối
của 2 alen A và a là 0,7 : 0,3. Sau 5 thế hệ thì tần số tương đối của các alen A và a là
A. pA = 0,7; qa = 0,3. B. pA = 0,3; qa = 0,7.
C. pA = 0,5; qa = 0,5 D. pA = 0,75; qa = 0,25
Câu 33: Một quần thể có 500 cây AA, 400 cây Aa, 100 cây aa. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền.
B. Alen A có tần số 0,60; alen a có tần số 0,40.
C. Sau một thế hệ giao phối tự do, kiểu gen Aa có tỉ lệ 0,42.
D. Sau một thế hệ giao phối tự do, quần thể sẽ đạt cân bằng về di truyền.
Câu 34: Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường qui định. Một quần thể người có 100000
người trong đó có 40 người bị bệnh bạch tạng. Biết quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Số người
mang gen gây bệnh nhưng chưa biểu hiện bệnh là
A. 3920 . B. 3960. C. 96080. D. 99960.
Câu 35: Quần thể ban đầu có 100% Aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau 3 thế hệ tự phối là
A. AA = aa = 50%, Aa = 0%.
B. Aa = 6,25%; AA = aa = 46,875%.
C. Aa = 12,5%; AA = aa = 87,5%.
D. Aa = 12,5%; AA = aa = 43,75%.
Câu 36: Ở người, qui định tóc quăn là trội hoàn toàn so với a qui định tóc thẳng. Một quần thể người đang cân
bằng về mặt di truyền có tỉ lệ tóc quăn là 64%. Kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa là 0,48.
B. Kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 0,36.
C. Alen A có tần số thấp hơn alen a.
D. Tần số tương đối của alen A là 0,8.

4. Vận dụng cao


Câu 1: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần
thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau về quần thể này,
có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P).
(2) Tần số alen A và a không đổi qua các thế hệ.
(3) Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P).
(4) Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp từ ở mỗi thế hệ luôn không đổi.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Hướng dẫn giải: Chọn A.
Gọi tỉ lệ kiểu gen aa ở thế hệ P là x, (0≤x≤0,2)
P: (0,2-x)AA : 0,8Aa : xaa, quần thể tự thụ phấn
F1: (0,4-x)AA : 0,4Aa : (0,2+x)aa
F2: (0,5-x)AA : 0,2Aa : (0,3+x)aa
F3: (0,55-x)AA : 0,1Aa : (0,35+x)aa
F4: (0,575-x)AA : 0,05Aa : (0,375+x)aa
F5: (0,5875-x)AA : 0,025Aa : (0,3875+x)aa
(1) Đúng: Ở F5, tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P).
(2) Đúng: Ở quần thể tự thụ phấn hay quần thể ngẫu phối thì Tần số alen A và a đều không thay đổi
qua các thế hệ.

40
(3) Đúng: Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 = (0,5875 – x) + 0,025= 0,6125 – x. Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở P =
1-x.  Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở P.
(4) Đúng: Hiệu số giữa 2 loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ:
P: (0,2-x)AA - xaa = 0,2-2x. Sau mỗi thế hệ, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội và đồng hợp tử lặn đều tăng
thêm = ¼ tỉ lệ kiểu gen dị hợp nên hiệu số giữa 2 loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ đều giống như ở thế hệ
P.
Có thể kiểm chứng:
F1: (0,4-x)AA - (0,2+x)aa = 0,2-2x
F2: (0,5-x)AA - (0,3+x)aa = 0,2-2x
F3: (0,55-x)AA - (0,35+x)aa = 0,2-2x
F4: (0,575-x)AA - (0,375+x)aa = 0,2-2x
F5: (0,5875-x)AA - (0,3875+x)aa = 0,2-2x

Câu 2: Ở một loài động vật, xét một lôcut nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen, alen A quy định thực
quản bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định thực quản hẹp. Những con thực quản hẹp sau khi sinh ra
bị chết yểu. Một quần thể ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới đực và giới cái như nhau, qua
ngẫu phối thu được F1 gồm 2800 con, trong đó có 28 con thực quản hẹp. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo
lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ (P) là
A. 0,9AA: 0,1Aa. B. 0,8AA: 0,2Aa. C. 0,6AA: 0,4Aa. D. 0,7AA: 0,3Aa.
Giải:
 Theo đề bài, cấu trúc di truyền của quần thể (P) là: XAA: YAa.
 Và tần số alen a của quần thể sẽ là: qa = = 0,1 = => Y = 0,2; X = 1 – 0,2 = 0,8
 Đáp án B
Câu 3: Ở một loài động vật, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng. Gen này
nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một quần thể của loài này ở thế hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,6AA :
0,3Aa : 0,1aa. Giả sử ở quần thể này, những cá thể có cùng màu lông chỉ giao phối ngẫu nhiên với nhau mà
không giao phối với các cá thể có màu lông khác và quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa
khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể lông trắng ở F1 là

A. . B. . C. . D. .

Hướng dẫn giải: Chọn D.


(P) : 0,6AA : 0,3Aa : 0,1aa; P giao phối:
(0,9) (5/6; 1/6a) (5/6A; 1/6a) + (0,1)(aa×aa)=
F1: 0.9 x (35/36A- : 1/36aa) + 1/10 aa.
 7/8A- : 1/8aa.
Câu 4: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen là 0,3AABb : 0,2AaBb :
0,5Aabb. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, trong các dự
đoán sau đây về cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Có tối đa 10 loại kiểu gen.
(2) Số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen chiếm tỉ lệ 13,75%.
(3) Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng chiếm tỉ lệ 54,5%.
(4) Số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội chiếm tỉ lệ 32,3%.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Hướng dẫn giải: Chọn B.
(P): 0,3AABb : 0,2AaBb : 0,5Aabb, P tự thụ phấn
F1: 0,3(AABb × AABb) : 0,2(AaBb × AaBb) : 0,5(Aabb × Aabb)
(1) Sai: Có tối đa 9 loại kiểu gen.
(2) Đúng: Số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen = 0,2×1/16+0,5×1/4= 11/80=13,75%.
(3) Sai: Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng
41
= 0,3×1/4AAbb + 0,2×[3/16(A-bb) + 3/16(aaB-)] + 0,5×3/4(A-bb)= 21/40=52,5%.
(4) Sai: Số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội
= 0,3×1/4AAbb + 0,2×[4/16(AaBb)+1/16(AAbb)+1/16(aaBB)] + 0,5×1/4(AAbb)= 11/40=27,5%.

CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC


1. Biết
Câu 1: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm
A. tăng biến dị tổ hợp. B. tạo dòng thuần.
C. tăng tỉ lệ dị hợp. D. giảm tỉ lệ đồng hợp.
Câu 2: Trong chọn giống cây trồng, hoá chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là
A. NMU. B. 5BU. C. EMS. D. cônsixin.
Câu 3: Trong kỹ thuật cấy gen với mục đích sản xuất các chế phẩm sinh học trên quy mô công
nghiệp, tế bào nhận được dùng phổ biến là vi khuẩn E. coli vì
A. E. coli không mẫn cảm với thuốc kháng sinh.
B. E. coli có tần số phát sinh đột biến gây hại cao.
C. môi trường dinh dưỡng nuôi E. coli rất phức tạp.
D. E. coli có tốc độ sinh sản nhanh.
Câu 4: Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường ít được áp dụng ở
A. vi sinh vật. B. thực vật.
C. nấm. D. động vật bậc cao.
Câu 5: Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì
A. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên.
B. hoàn toàn khác nhau về hình thái.
C. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố.
D. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.
Câu 6: Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp?
A. Amilaza và ligaza. B. ARN-pôlimeraza và peptidaza.
C. Restrictaza và ligaza. D. ADN-pôlimeraza và amilaza.
Câu 7: Để xác định một tính trạng do gen trong nhân hay gen trong tế bào chất quy định, người ta
thường tiến hành
A. lai phân tích. B. lai xa. C. lai thuận nghịch. D. lai khác dòng.
Câu 8: Plasmit sử dụng trong kĩ thuật di truyền
A. là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật.
B. là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng.
C. là phân tử ADN mạch thẳng.
D. có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn.
Câu 9: Các giống cây trồng thuần chủng
A. có thể được tạo ra bằng phương pháp lai khác thứ qua vài thế hệ.
B. có tất cả các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp tử.
C. có thể được tạo ra bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều đời.
D. có năng suất cao nhưng kém ổn định.
Câu 10: Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là
A. tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban đầu.
B. nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen.
C. tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
D. tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác với cây ban đầu.
Câu 11: Công nghệ tế bào đã đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β-carôten ở trong hạt.
42
B. Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao.
C. Tạo ra chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản xuất insulin của người.
D. Tạo ra cừu Đôly.
Câu 12: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen đồng hợp tử trội có trong kiểu gen của con lai.
B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng.
C. Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần.
D. Ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau.
Câu 13: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài?
A. Nuôi cấy mô, tế bào. B. Gây đột biến nhân tạo kết hợp với chọn lọc.
C. Nuôi cấy hạt phấn. D. Dung hợp tế bào trần khác loài.
Câu 14: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu
nào sau đây là đúng?
A. Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
B. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
C. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
D. Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai?
A. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo.
B. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.
C. Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhau.
D. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể
cho ưu thế lai và ngược lại.
Câu 16: Phương pháp tạo giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn dựa trên nguồn biến dị tổ hợp gồm các
bước sau:
(1) Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua một số thế hệ để tạo
ra các giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
(2) Lai các dòng thuần chủng khác nhau để chọn ra các tổ hợp gen mong muốn.
(3) Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
Trình tự đúng của các bước là:
A. (1) → (2) → (3). B. (2) → (3) → (1). C. (3) → (1) → (2). D. (3) → (2) →
(1).

2. Hiểu
Câu 1: Giả sử một cây ăn quả của một loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Theo lí thuyết, phát biểu
nào sau đây sai?
A. Nếu chiết cành từ cây này đem trồng, người ta sẽ thu được cây con có kiểu gen AaBb.
B. Nếu gieo hạt của cây này thì có thể thu được cây con có kiểu gen đồng hợp tử trội về các gen trên.
C. Nếu đem nuôi cấy hạt phấn của cây này rồi gây lưỡng bội hóa thì có thể thu được cậy con có kiểu gen
AaBB.
D. Các cây con được tạo ra từ cây này bàng phương pháp nuôi cấy mô sẽ có đặc tính di truyền giống nhau và
giống với cây mẹ.
Hướng dẫn giải: Chọn C.
Cây ăn quả của một loài tự thụ phấn có kiểu gen AaBb.
A .Đúng: Nếu chiết cành từ cây này đem trồng, cây con cũng có kiểu gen AaBb, vì phương pháp chiết cành là
hình thức sinh sản sinh dưỡng, trên cơ sở quá trình nguyên phân.
B . Đúng: Nếu gieo hạt của cây này có thể thu được kiểu gen đồng hợp tử trội về các gen trên (AABB).
P: AaBb × AaBb F1: có 9 loại kiểu gen: AABB, AaBB, AABb, AaBb, AAbb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb.
Như vậy, hạt trên cây AaBb có thể có các kiểu gen này, trong đó có kiểu gen AABB.
C .Sai: Nếu đem nuôi cấy hạt phấn của cây này rồi gây lưỡng bội hóa thì không thể thu được cây con có kiểu
gen AaBB. Vì hạt phấn AB, Ab, aB, ab lưỡng bội hóa cho AABB; AAbb; aaBB; aabb

43
D . Đúng: Các cây con được tạo ra từ cây này bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ có đặc tính di truyền giống
nhau và giống cây mẹ vì cơ sở của phương pháp nuôi cây mô là quá trình nguyên phân sẽ tạo ra các cây có có
kiểu gen AaBb giống như cây mẹ.

Câu 2: Giả sử có hai cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe. Người ta sử dụng công nghệ tế bào để tạo ra
các cây con từ hai cây này. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau về các cây con, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBB hoặc DDEe.
(2) Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen
khác nhau.
(3) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBB
hoặc DDEE, DDee.
(4) Cây con được tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) của hai cây với nhau có kiểu gen
AaBBDDEe.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Giải:- Ý (1) đúng vì cây tạo ra từ nuôi cấy TB có KG giống TB ban đầu.- Ý (2) sai vì làm vậy chỉ tạo ra 4 dòng
thuần là AABB, aaBB và DDEE và DDee.- Ý (3) đúng- Ý (4) đúng.Vậy đáp án đúng là C.

Câu 3: Kỹ thuật cấy gen hiện nay thường không sử dụng để tạo
A. thể đa bội. B. hoocmôn insulin.
C. chất kháng sinh. D. hoocmôn sinh trưởng.
Câu 4: Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng
A. vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm kháng nguyên.
B. penicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.
C. vi khuẩn E. coli mang gen sản xuất insulin của người.
D. nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn.
Câu 5: Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ thường gặp ở con lai giữa hai loài khác nhau là
A. tế bào của cơ thể lai xa không mang các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
B. tế bào cơ thể lai xa mang đầy đủ bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ.
C. tế bào cơ thể lai xa có kích thước lớn, cơ thể sinh trưởng mạnh, thích nghi tốt.
D. tế bào của cơ thể lai xa chứa bộ nhiễm sắc thể tăng gấp bội so với hai loài bố mẹ.
Câu 6: Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên
A. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân
B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân
C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân
D. quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ
Câu 7: Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống.
B. Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
C. Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.
D. Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp.
Câu 8: Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, phương pháp tạo giống bằng tạo dòng tế bào xôma có biến dị
được sử dụng trong việc
A. tạo ra các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu.
B. tạo ra các đột biến ở tế bào sinh dưỡng và được nhân lên thành thể khảm.
C. tạo ra các giống cây trồng mới, có kiểu gen giống nhau của từ một số giống ban đầu.
D. tạo ra các dòng tế bào đơn bội, các dòng tế bào này có các kiểu gen khác nhau.
Câu 9: Trong công tác giống, người ta có thể dựa vào bản đồ di truyền để
A. xác định độ thuần chủng của giống đang nghiên cứu.
B. rút ngắn thời gian chọn đôi giao phối, do đó rút ngắn thời gian tạo giống.
C. xác định mối quan hệ trội, lặn giữa các gen trên một nhiễm sắc thể.
D. xác định thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên một gen.

44
Câu 10 : Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp
nào sau đây?
A. Lai tế bào xôma khác loài. B. Công nghệ gen.
C. Lai khác dòng. D. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.
Câu 11: Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang
nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau?
(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. (2) Dung hợp tế bào trần.
(3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài. (4) Tạo giống nhờ công nghệ gen.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 12: Cho các thành tựu:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh
Petunia.
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là:
A. (3), (4). B. (1), (2). C. (1), (3). D. (1), (4).
Câu 13: Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là:
A. AABbdd × AAbbdd. B. aabbdd × AAbbDD.
C. aabbDD × AABBdd. D. aaBBdd × aabbDD.
Câu 14: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là
A. gây đột biến bằng sốc nhiệt. B. gây đột biến bằng cônsixin.
C. lai hữu tính. D. chiếu xạ bằng tia X.
Câu 15: ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin tạo ra bằng kĩ thuật di truyền được đưa vào trong tế bào E.
coli nhằm
A. ức chế hoạt động hệ gen của tế bào E. coli.
B. làm bất hoạt các enzim cần cho sự nhân đôi ADN của E. coli.
C. làm cho ADN tái tổ hợp kết hợp với ADN vi khuẩn.
D. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
Câu 16: Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin vào vi
khuẩn E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp
mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ
tetraxiclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ
A. sinh trưởng và phát triển bình thường.
B. tồn tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển.
C. sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng sinh khác.
D. bị tiêu diệt hoàn toàn.
Câu 17: Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:
A. (1), (3). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (1), (2).
Câu 18: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau
đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi
này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai
phương pháp này là
A. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
B. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.
C. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.
D. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 19: Trong tạo giống thực vật bằng công nghệ gen, để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành
45
xenlulôzơ, phương pháp không được sử dụng là
A. chuyển gen bằng súng bắn gen. B. chuyển gen bằng thực khuẩn thể.
C. chuyển gen trực tiếp qua ống phấn. D. chuyển gen bằng plasmit.
Câu 20: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống.
B. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu bằng
cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau.
C. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng
nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai.
D. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là
giả thuyết siêu trội.
Câu 21: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A. Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.
B. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
C. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.
D. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI


1. Biết
Câu 1: Đặc trưng cơ bản ở người mà không có ở các loài vượn người ngày nay là
A. có hệ thống tín hiệu thứ 2. B. đẻ con và nuôi con bằng sữa.
C. khả năng biểu lộ tình cảm. D. bộ não có kích thước lớn.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng về người đồng sinh?
A. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác
nhau thì các tính trạng đó chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
B. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác
nhau thì các tính trạng đó do kiểu gen quy định là chủ yếu.
C. Những người đồng sinh khác trứng thường khác nhau ở nhiều đặc điểm hơn người đồng sinh
cùng trứng.
D. Những người đồng sinh cùng trứng không hoàn toàn giống nhau về tâm lí, tuổi thọ và sự biểu
hiện các năng khiếu.
Câu 3: Trong nhóm vượn người ngày nay, loài có quan hệ gần gũi nhất với người là
A. gôrila. B. đười ươi.
C. tinh tinh. D. vượn.
Câu 4: Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên
cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là
A. đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để ức chế hoạt động của gen gây bệnh.
B. làm biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành.
C. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.
D. bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.
Câu 5: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta
nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ
lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%;
vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần
giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là:
A. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut.
B. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin.
46
C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet.
D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin.
Câu 6: Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các
bệnh di truyền ở người, đó là
A. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.
B. gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành.
C. thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành.
D. đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của gen gây bệnh.

2. Hiểu
Câu 1: Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam là
A. hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3.
B. bệnh mù màu, bệnh máu khó đông.
C. bệnh ung thư máu, hội chứng Đao.
D. hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ.
Câu 2: Một số đặc điểm không được xem là bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người:
A. Chữ viết và tư duy trừu tượng.
B. Các cơ quan thoái hoá (ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khoé mắt).
C. Sự giống nhau về thể thức cấu tạo bộ xương của người và động vật có xương sống.
D. Sự giống nhau trong phát triển phôi của người và phôi của động vật có xương sống.
Câu 3: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có
quan hệ gần gũi nhất với người là
A. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.
B. khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.
C. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.
D. thời gian mang thai 270-275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Câu 4: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
(1) Bệnh phêninkêto niệu. (2) Bệnh ung thư máu.
(3) Tật có túm lông ở vành tai. (4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Tơcnơ. (6) Bệnh máu khó đông.
Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:
A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (4), (6). C. (1), (2), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6).
Câu 5: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen.
B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.
C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.
D. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương
ứng trên nhiễm sắc thể Y.

3. Vận dụng thấp


Câu 1: Ở người, kiểu gen IAIA, IAIO quy định nhóm máu A; kiểu gen IBIB, IBIO quy định nhóm máu
B; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O. Tại một nhà hộ sinh,
người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu của
người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào?
A. Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB.
Người mẹ có nhóm máu AB có KG IAIB, nên không thể cho IO cho đứa trẻ nhóm máu O, ngược lại nguời mẹ có
nhóm máu O có KG IOIO không thể cho alen IA hoặc IB cho đứa trẻ nhóm máu AB nên biết ngay đứa trẻ nào là
con ai.
B. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A.

47
Mẹ nhóm máu A có thể có KG IAIO nên có thể cho được alen IO cho đứa trẻ có nhóm máu O, ngược lại mẹ có
nhóm máu O cũng có thể cho alen IO cho đứa trẻ có nhóm máu A nếu nó có KG IAIO; nên chưa xác định được
đứa trẻ nào là con ai một cách chính xác.
C. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A.
Mẹ nhóm máu A (IAIA, IAIO) có thể cho được alen cho đứa trẻ có nhóm máu B (I BIO) hoặc A (IAIA hoặc IAIO),
ngược lại mẹ có nhóm máu B (IBIB, IBIO) cũng có thể cho alen cho đứa trẻ có nhóm máu B (I BIB, IBIO) hoặc A
(IAIO) nên chưa xác định được đứa trẻ nào là con ai một cách chính xác.
D. Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O.
Mẹ nhóm máu B (IBIB, IBIO) có thể cho được alen cho đứa trẻ có nhóm máu B (I BIB, IBIO) hoặc O (IOIO), ngược
lại mẹ có nhóm máu O (IOIO) cũng có thể cho alen cho đứa trẻ có nhóm máu B (IBIO) hoặc O (IOIO) nên chưa xác
định được đứa trẻ nào là con ai một cách chính xác.
Chọn câu A
Câu 2: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị
đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u
tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là
A. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
B. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
C. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
D. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
Câu 3: Ở người, khi nói về sự di truyền của alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính
X, trong trường hợp không xảy ra đột biến và mỗi gen quy định một tính trạng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đời con có thể có sự phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới.
B. Con trai chỉ mang một alen lặn đã biểu hiện thành kiểu hình.
C. Con trai chỉ nhận gen từ mẹ, con gái chỉ nhận gen từ bố.
D. Alen của bố được truyền cho tất cả các con gái.
Hướng dẫn giải: Chọn C.
Ở người, sự di truyền của alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST X, không có đột biến, mỗi gen quy
định một tính trạng thì
A .Đúng: Đời con có thể có sự phân li kiểu hình khác nhau ở 2 giới. VD: P: XAXa x XAY; F1: chỉ có con trai
bệnh.
B .Đúng: Con trai chỉ mang một gen lặn đã biểu hiện kiểu hình. VD: XaY.
C .Sai: Con trai chỉ nhận gen bệnh từ mẹ nhưng con gái có thể nhận gen từ cả bố và mẹ.
D . Đúng: A len của bố được truyền cho tất cả các con gái. (Con gái nhận XA / Xa từ bố)
Câu 4: Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh mù màu
đỏ - xanh lục, gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X. Có hai anh em đồng sinh
cùng trứng, người anh (1) không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục có vợ (2) bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục sinh
con đầu lòng (3) không bị bệnh này. Người em (4) có vợ (5) không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục sinh con đầu
lòng (6) bị bệnh này. Cho biết không phát sinh đột biến mới, kiểu gen của những người từ (1) đến (6) lần lượt
là:
A. XAY, XaXa, XAXa, XAY, XAXa, XaY. B. XAY, XaXa, XAXa, XAY, XAXa, XaXa.
C. XAY, XaXa, XAY, XAY, XAXa, XaY. D. XAY, XaXa, XAXa, XAY, XAXA, XaY.
Hướng dẫn giải: Chọn A.
Người anh (1) không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục (XAY) có vợ (2) bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục (X aXa) sinh
con đầu lòng (3) không bị bệnh này (X AXa). Người em (4) (XAY) có vợ (5) không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục
(XAX-) sinh con đầu lòng (6) bị bệnh này (XaY).  Vợ (5) là XAXa.

4. Vận dụng cao


Câu 1: Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội
hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không

48
tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ
phả hệ sau

I
Quy ước
1 2
: Nam tóc quăn và không bị mù màu
II
3 4 5 6 7 8 : Nữ tóc quăn và không bị mù màu
: Nam tóc thẳng và bị mù màu
III
9 10 11 12
?

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng trong phả
hệ này sinh con, xác suất đứa còn đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là
A. 4/9 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/3
Xét tính trạng hình dạng tóc: do III9 và III12 là tóc thẳng có kgen aa nên bố mẹ của II5,6,7,8 đều dị hợp về tính
trạng trên ;III10 (1AA,2Aa) và III12(1AA:2Aa) ta có pA = 4/6 =2/3 qa =1/3; III10 xIII11 => AA là 2/3 x 2/3
=4/9.
Xét tính trạng bệnh mù màu : III10 chắc chắn có kgen XBY, III11 có kiểu gen(XBXB hoặc XBXb) ta có pXB
(của nữ III11) = ¾ , pXB của nam III10 = 1, như vậy tỷ lệ XBXB là : ¾ x1 =3/4
Kết luận: Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen lặn về 2 gen trên là: 4/9x3/4 =1/3
Xét tính trạng tóc trên NST thường: II5 và II6, II7, II8 bình thường cho con trai tóc thẳng nên bố mẹ đều dị hợp
Aa x Aa => tỷ lệ con không mang alen lặn là 1/4
Xét tính trạng mù màu đỏ - xanh lục: bố mẹ thế hệ thứ 2 đều bình thường sinh con trai mù màu có kiểu gen XbY
nên mẹ ở thế hệ thứ 2 dị hợp, bố bình thường có kiểu gen XBY phép lai: XBXb x XBY cho
Câu 2: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy
định

Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không
mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15 là
A. 7/15. B. 4/9. C. 29/30. D. 3/5.
Giải:
 Căn cứ vào sơ đồ ta thấy bệnh do gen lặn nằm trên NST thường (A bình thường; a bị bệnh).
 Người số 5, 6 có KG aa => KG người số 7 và số 15 có thể là: 1/3AA và 2/3Aa.
=> Tỷ lệ giao tử của người số 7 và 15: 1/3AA 1/3A
2/3Aa 1/3A: 1/3a
2/3A: 1/3a (1)
 Người bố số 4 có KG aa => KG người số 8 là Aa và cho 1/2A: 1/2a. (2)
 Từ (1) và (2) KG người số 14 có thể là: 2/5AA và 3/5Aa.
=> Tỷ lệ giao tử là: 2/5AA 2/5A
3/5Aa 3/10A: 3/10a
7/10A: 3/10a (3)
 Từ (1) và (3) => xác suất để cặp vợ chồng sinh con không mang alen gây bệnh là:
7/10 x 2/3 = 7/15
 Đáp án A
Câu 4: Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định
không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy một người chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh
49
Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất
sinh con đầu lòng không bị bệnh Q của cặp vợ chồng này là
A. 1/9. B. 8/9 C. 1/3 D. 3/4.
Giải:
 Phía người vợ: có em trai aa => KG có thể có của người vợ là 1/3AA hoặc 2/3Aa.
1/3AA 1/3A
2/3Aa 1/3A: 1/3a
2/3A: 1/3a
 Phía người chồng: do ông nội và bà ngoại bị bệnh (aa) nên KG bố mẹ người chồng là Aa và KG có thể có
của người chồng là 1/3AA hoặc 2/3Aa.
 Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh là: 1/3 x 1/3 = 1/9
 Xác suất để con không bệnh là: 1 – 1/9 = 8/9
 Đáp án B
Câu 5: Ở một quần thể người, bệnh M do một trong hai alen của một gen quy định. Một cặp vợ chồng: Hùng bị
bệnh M còn Hương không bị bệnh M, sinh được con gái là Hoa không bị bệnh M. Hoa kết hôn với Hà, Hà
không bị bệnh M và đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh M là
1/10, sinh được con gái là Hiền không bị bệnh M. Một cặp vợ chồng khác là Thành và Thủy đều không bị bệnh
M, sinh được con gái là Thương bị bệnh M và con trai là Thắng không bị bệnh M. Thắng và Hiền kết hôn với
nhau, sinh con gái đầu lòng là Huyền không bị bệnh M. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những
người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán
đúng?
(1) XS để Huyền mang alen gây bệnh M là 53/115.
(2) XS sinh con thứ hai là trai không bị bệnh M của Thắng và Hiền là 115/252.
(3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.
(4) Xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 5/11.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Giải:Ta sẽ mô tả đề bài bằng sơ đồ phả hệ sau:

Xác định được: A: B.thường; a: Bệnh M.Ta có: Hùng có KG aa; Hương có KG A-; Hoa có KG Aa sẽ tạo ra
hai loại giao tử là A = a = 1/2
- Hà đến từ QT có cấu trúc DT là 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa
Do Hà bình thường nên Hà có KG là ( AA : Aa) hay ( AA ; Aa)--> Hà sinh giao tử A =
10/11; giao tử a = 1/11
- Hiền là bình thường được sinh ra từ phép lai ( A: a)( A: a)--> Hiền có kiểu gen ( AA :

Aa)
--> Hiền sinh ra giao tử A = 31/42; giao tử a = 11/42
Mặt khác, Thương có KG aa, --> Thành và Thủy đều có KG Aa--> Thắng có KG ( AA ; Aa) --> Thắng
sinh ra giao tử A = 2/3; a = 1/3

50
Huyền được sinh ra từ phép lai giữa Hiền và Thắng: ( A: a)( A: a)

Do Huyền bình thường nên sẽ có KG là ( AA ; Aa)


So sánh với các ý ở đề bài:- Ý (1) đúng.
- Ý (2) đúng vì xác suất sinh con thứ hai là trai không bị bệnh M của Thắng và Hiền là
(1- xác suất sinh con bị bệnh aa).1/2 = (1-11/42 . 1/3).1/2 = 115/252
- Ý (3) đúng vì có thể biết chính xác KG của 5 người là Hùng, Hoa, Thành, Thủy, Thương.
- Ý (4) sai vì xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 2/11 chứ không phải là 5/11.Vậy, đáp án đúng là B.
Câu 6: Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:

Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những
người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen. (2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ
này có kiểu gen đồng hợp tử.
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử. (4) Những người không bị
bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Giải: Với sơ đồ phả hệ trên, HS phải xác định được gen gây bệnh là gen trội (A); alen a không gây bệnh
Từ đó chuyển sơ đồ phả hệ thành sơ đồ kiểu gen của phả hệ như sau:

- Ý (1) đúng vì trong 26 người trong phả hệ chỉ có 3 người là 19, 20, 21 chưa xác định chính xác được KG, còn
23 người còn lại đã biết chính xác KG.
- Ý (2) đúng vì có ít nhất 16 người có KG đồng hợp tử (aa) gồm 2,4,5,6,9,10,13,14,15,16,17,18,23,24,25,26.
- Ý (3) sai. - Ý (4) đúng vì những người không bị bệnh đều có KG aa nên không mang alen gây bệnh.
Đáp án đúng là A.
Câu 7: Ở người, alea A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh N, alen B quy
định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bị bệnh M. Hai gen này nằm ở vùng không tương
đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20cM. Người phụ nữ (1) không bị bệnh N và M kết
hôn với người đàn ông (2) chỉ bị bệnh M, sinh được con gái (5) không bị hai bệnh trên. Một cặp vợ chồng khác
là (3) và (4) đều không bị bệnh N và M, sinh được con trai (6) chỉ bi bệnh M và con gái (7) không bị bệnh N và
M. Người con gái (7) lấy chồng (8) không bị hai bệnh trên, sinh được con gái (10) không bị bệnh N và M.
Người con gái (5) kết hôn với người con trai (6), sinh được con trai (9) chỉ bị bênh N. Biết rằng không xảy ra
đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các
kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M. Đúng
(2) Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên. Sai
(3) Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N. Đúng
(4) Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M. Đúng
51
(5) Người con gái (7) có thể có kiểu gen . Sai
(6) Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là 12,5%. Sai
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Hướng dẫn giải: Chọn D.
Người đàn ông (2): chỉ bị bệnh M, có kiểu gen: XAbY.
Người đàn ông (4) và người đàn ông (8): không bị hai bệnh, có kiểu gen: XABY.
Người con trai (6): chỉ bị bệnh M, có kiểu gen: XAbY.
Người con trai (9): chỉ bị bệnh N, có kiểu gen: XaBY.
Người con gái (5): không bị 2 bệnh, có bố (2) là XAbY, con trai (9) là XaBY, nên có kiểu gen: XAbXaB.
Người phụ nữ (1): không bị 2 bệnh, có chồng (2) là X AbY, có con gái (5) là XAbXaB, nên có thể có kiểu gen:
XABXaB hoặc XAbXaB.
Người phụ nữ (3): không bị 2 bệnh, có thể có kiểu gen: XABX--, XAbXaB.
Người con gái (7): không bị 2 bệnh, nhận XAB từ bố (4) nên có thể có kiểu gen: XABX--.
Người con gái (10): không bị 2 bệnh, nhận XAB từ bố (8) nên có thể có kiểu gen: XABX--.
Như vậy:
(1) Đúng: Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M (kiểu gen XABX-b).
(2) Sai: Xác định được tối đa kiểu gen của 6 người trong các gia đình trên: số 2, 4, 5,6, 8, 9.
(3) Đúng: Người phụ nữ (1): XABXaB hoặc XAbXaB, đều mang alen quy định bệnh N.
(4) Đúng: Cặp vợ chồng (5) X AbXaB và (6) XAbY sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M có
kiểu gen XABY vì số (5) XAbXaB có thể xảy ra hoán vị gen tạo giao tử XAB.
(5) Sai: Người con gái (7) có bố (4) là XABY nên không thể có kiểu gen .
(6) Sai: Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là
P: (5) ♀ XAbXaB × (6) ♂ XAbY
Giao tử XAb=XaB= 0,4; XAB=Xab=0,1 × Giao tử XAb = Y = 0,5
Xác suất sinh con gái không bị bệnh N và M = ♀(0,4XaB + 0,1XAB)× 0,5♂ XAb = 0,25 = 25%.

52

You might also like