Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bố Điện Từ Trường, Và Phân Bố Nhiệt Ngắn Mạch Biến Áp Phân Phối Sử Dụng Lõi Thép Vô Định Hình

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 104

1

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ......................................................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 7
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 8
1. Tính cấp thiết của đề tài: ........................................................................... 8
2. Sơ lược tình hình nghiên cứu về MBA trên thế giới và trong nước. ...... 10
3. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn: ................................................................. 13
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ......................................... 13
5. Những thuận lợi, khó khăn khi tiến hành nghiên cứu: ............................ 15
6. Trong luận văn đã sử dụng các giả thiết khoa học sau: .......................... 15
7. Nội dung luận văn gồm phần mở đầu và 4 chương : .............................. 15
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY BIẾN ÁP TRONG HỆ THỐNG
PHÂN PHỐI ĐIỆN ....................................................................................... 16
1.1. Tổng quan............................................................................................ 16
1.2. Tiêu chuẩn về MBA tiết kiệm năng lượng tại Hoa kỳ ........................ 18
1.3. Tiêu chuẩn MBA tiết kiệm năng lượng tại Úc và New Zealand ........ 22
1.4. Tiêu chuẩn MBA tiết kiệm năng lượng tại Việt nam và một số nước 24
1.5 . MBA dầu và MBA khô ........................................................................ 26
1.5.1. Khái niệm .......................................................................................... 26
1.5.2. MBA khô có cuộn dây không đúc trong cách điện rắn [2] và [4] .. 26
1.5.3. MBA khô có cuộn dây đúc trong cách điện rắn ............................. 27
1.5.4. Ưu nhược điểm MBA dầu và MBA khô ........................................... 28
1.6. Xu hướng ưu tiên lựa chọn MBA hiệu suất cao ................................. 30
1.6.1. Xu hướng chế tạo MBA hiệu suất cao dùng vật liệu tôn VĐH ....... 30
1.6.2. Bài toán MBA hiệu suất cao dùng vật liệu thép VĐH .................... 32
1.7. Một số kết luận chương 1 .................................................................... 33
2

CHƯƠNG 2:
PHÂN BỐ TỪ TRƯỜNG TẢN VÀ LỰC ĐIỆN TỪ ................................. 35
VÙNG DẤY QUẤN MÁY BIẾN ÁP ........................................................... 35
2.1. Khái niệm ............................................................................................ 35
2.2. Hệ phương trình Maxwell ................................................................... 35
2.3. Hàm thế vô hướng ............................................................................... 39
2.4. Phân bố từ trường tản và lực điện từ tác dụng lên dây quấn MBA .... 44
2.5. Phân tích kết quả tính cho MBA 630 kVA có lõi thép VĐH [1] ........ 48
2.5.1. Biểu thức dòng điện ngắn mạch MBA 630 kVA ............................ 49
2.5.2. Phân tích ứng suất ngắn mạch trên cuộn dây CA và HA................ 51
2.5.3. Phân tích ứng suất dọc chu vi cuộn dây MBA có lõi thép VĐH .... 53
2.6. Cường độ điện trường trong cửa sổ MBA .......................................... 55
2.7. Kết luận chương 2 ............................................................................... 57
CHƯƠNG 3:
PHÂN BỐ NHIỆT TRONG MÁY BIẾN ÁP KHÔ ................................... 59
3.1. Các phương thức truyền nhiệt ............................................................. 59
3.1.1 Dẫn nhiệt ......................................................................................... 61
3.1.2 Đối lưu............................................................................................. 64
3.1.3 Bức xạ.............................................................................................. 68
3.2. Nghiên cứu truyền nhiệt trong MBA khô có lõi thép VĐH ............... 71
3.2.1 Đặt vấn đề .......................................................................................... 71
3.2.2 Giới thiệu nội dung ............................................................................ 71
3.3. Thông số MBA.................................................................................... 73
3.4. Mô hình toán ....................................................................................... 75
3.5. Tính phân bố nhiệt nhiệt độ trong epoxy sau ngắn mạch MBA ......... 77
3.6. Thông số nhiệt thay đổi theo nhiệt độ ................................................. 78
3.6.1 Độ dẫn nhiệt phụ thuộc nhiệt độ môi trường truyền nhiệt ............. 78
3.6.2 Hệ số truyền nhiệt ........................................................................... 79
3

3.6.3 Phương thức truyền nhiệt ................................................................ 81


3.6.4 Lựa chọn nghiên cứu phân bố nhiệt trong MBA khô ...................... 82
3.6.5 Mô hình toán. .................................................................................. 82
3.6.6 Tính chất nhiệt của vật liệu epoxy .................................................. 82
CHƯƠNG 4 :
SỰ THAY ĐỔI THÔNG SỐ NHIỆT CỦA EPOXY THEO NHIỆT ĐỘ 84
4.1. Khảo sát sự thay đổi nhiệt dẫn suất theo nhiệt độ ............................... 84
4.2 Khảo sát sự thay đổi hệ số khuếch tán nhiệt, điện dung theo nhiệt độ ... 85
4.3 Thí nghiệm xác định điều kiện biên ........................................................ 89
4.4 Kết luận chương 4 ................................................................................... 92
PHỤ LỤC: GIẢI THÍCH CÔNG THỨC GẦN ĐÚNG ............................ 93
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101
4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Xuân Nghĩa
5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN


MBA Máy biến áp
VĐH Vô định hình
KTĐ Kỹ thuật điện
CA, HA Cao áp, hạ áp
6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 So sánh tổng chi phí MBA có tổn hao cao và tổn hao thấp ............17
Hình 1.2: MBA khô được cách điện bằng giấy Nomex.................................27
Hình 1.3: MBA khô có dây quấn đúc trong nhựa epoxy ..............................28
Hình 1.5: Lịch sử tổn hao không tải của MBA50 kVA ................................. 31
Hình 1.6: Đường cong từ hóa của tôn silíc (M4) và thép vô định hình .........32
Hình 1.7: Lịch sử ứng dụng thép VĐH chế tạo MBAphân phối. ..................32
Hình 2.2 vẽ phân bố của từ thông tản MBA ..................................................47
Hình 2.5: Phân bố ứng suất trên tại cạnh ngoài cuộn HA..............................52
Hình 2.6: Phân bố ứng suất trên tại cạnh trong cuộn CA ..............................53
Hình 2.9: Phân bố ứng suất trên các đường 1,2…10 cuộn HA .....................54
Hình 2.12: Các lớp cách điện giữa CA và HA ...............................................55
Hình 2.13: Phân bố điện trường
Hình 2.14: Hệ số k phụ thuộc bán kính cong r ..............................................57
Hình 3.1: Dẫn nhiệt vật thể một lớp (a) và nhiều lớp (b)...............................61
Hình 3.3: Cấu tạo MBA khô, mẫu nghiên cứu ..............................................74
Hình 3.4: Mặt cắt cuộn dây CA .....................................................................75
Hình 4.1: Kết quả đo nhiệt dẫn suất thay đổi theo nhiệt độ ...........................84
Hình 4.2: Hệ số khuếch tán nhiệt của epoxy phụ thuộc nhiệt độ ..................87
Hình 4.3: Sự thay đổi nhiệt dung của epoxy theo nhiệt độ ............................88
Hình 4.4: 29 vị trí đo để xác định điều kiện biên ...........................................90
7

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng MĐ.1: Các chế độ làm mát máy biến áp ......................................................... 9
Bảng 1.1: MBA dầu tiết kiệm năng lượng theo NEMA và DOE [38] ................... 20
Bảng 1.2: MBA khô tiết kiệm năng lượng theo NEMA TP1-2002 [38] ............... 21
Bảng 1.3: MBA khô tiết kiệm năng lượng theo DOE 2010-01-01 [38] ................ 22
Bảng 1.4: MBA dầu tiết kiệm năng lượng theo MEPS, tải 50% định mức [38] ... 23
Bảng 1.5: MBA khô tiết kiệm năng lượng theo MEPS, tải 50% định mức [38] ... 24
Bảng 1.6: MBA dầu theo tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng .................................... 25
Bảng 3.1: Thông số về nhiệt một số vật liệu chế tạo máy biến áp. ........................ 62

Bảng 3.2: Giá trị ak, q k đối lưu tự nhiên, T0 = 200C, 1; 1 ................ 66
Bảng 3.3: Hệ số bức xạ tương đối của một số vật liệu ........................................... 69
Bảng 3.4. Hệ số đặc trưng truyền nhiệt bức xạ ...................................................... 70
Bảng 4.1: Nhiệt dẫn suất đo thực nghiệm và tính theo công thức 4.1 ...................85
Bảng 4.2: Hệ số khuếch tán nhiệt đo thực nghiệm và tính theo công thức 4.2 ...... 86
Bảng 4.3: Nhiệt dung đo thực nghiệm và tính theo công thức 4.3 ......................... 88
Bảng 4.4:Nhiệt độ biên tương ứng bốn giá trị của dòng điện ................................ 91
Bảng 4.5: Nguồn nhiệt từ tổn hao đồng ................................................................. 92
8

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:


Khi làm việc, MBA có lực điện từ tác dụng lên dây quấn, do tác động tương hỗ
giữa từ trường tản và dòng điện trong dây quấn. Khi ngắn mạch từ trường tản và dòng
điện đều tăng do đó lực điện từ tăng cao, lực ngắn mạch là nguy hiểm nhất. MBA sử
dụng lõi thép vô định hình đang được qua tâm sử dụng nhằm nâng cao hiệu suất, phân
bố từ trường tản trong loại này khác MBA sử dụng lõi thép silíc vì thế ảnh hưởng đến
phân bố lực điện từ tác dụng vào dây quấn.
Khi làm việc, các tổn hao trong MBA đều biến thành nhiệt, một phần nhiệt lượng
tản ra môi trường xung quanh, một phần phát nóng làm nhiệt độ MBA tăng cao hơn so
với nhiệt độ của môi trường, tạo ra độ chênh nhiệt độ ∆T. Độ chênh nhiệt độ càng lớn,
nhiệt lượng tản ra môi trường xung quanh lớn theo, tới khi nhiệt lượng tản ra môi
trường xung quanh bằng năng lượng tổ hao trong MBA (phần nhiệt lượng phát nóng
MBA bằng “0”), khi đó nhiệt độ trong MBA đạt giá trị ổn định (xác lập). Nếu độ chênh
nhiệt độ quá ∆T vượt quá giới hạn cho phép (∆T>∆Tcp), vật liệu cách điện chóng già
cỗi, làm hỏng cách điện gây cháy MBA. Để giảm độ chênh nhiệt độ người ta phải tăng
cường giải pháp làm mát MBA. Ngoài ra MBA cần được bảo vệ không cho làm việc lâu
dài ở nhiệt độ quá giới hạn cho phép.
Phương pháp truyền thống của việc bảo vệ MBA sử dụng các chức năng dựa trên
đo dòng điện và điện áp. Các chức năng này rất hữu ích trong việc phát hiện quá tải,
ngắn mạch MBA. Nhiệt độ tại điểm nóng nhất của cuộn dây là yếu tố quan trọng quyết
định tuổi thọ của MBA, phân bố nhiệt độ trong cuộn dây một phần phụ thuộc vào hình
dáng, kích thước của cuộn dây và chế độ làm mát . Nhiệt độ dầu cách điện phụ thuộc
vào nhiệt độ dây quấn, người ta có thể theo dõi nhiệt độ dầu để để biết nhiệt độ dây
quấn và biết tình trạng làm việc của MBA. Nhiều rơle số bảo vệ MBAcó chức năng bảo
vệ hoạt động dựa trên nhiệt độ dầu, từ đó cho phép tính toán giảm tuổi thọ do nhiệt độ
dầu tăng cao, và dự đoán nhiệt độ dầu do tải. Một yếu tố cần xem xét khi nhìn vào
những chức năng nhiệt độ là nguy cơ lão hóa tăng tốc và suy biến ngày càng gia tăng.
MBA là thiết bị điện không thể thiếu trong hệ thống điện, nghiên cứu để tránh hoặc hạn
9

chế được hiện tượng tăng quá nhiệt độ cho phép dẫn đến lão hóa giảm tuổi thọ là nhiệm
vụ cần thiết đảm bảo không chỉ cho MBA mà mang ý nghĩa đảm bảo vận hành bình
thường hệ thống điện..
Tùy yêu cầu thực tế mà người ta làm mát MBA bằng các phương pháp khác
nhau, theo tiêu chuẩn IEC các phương pháp làm mát được ký hiệu thống nhất theo chế
độ làm mát MBA (bảng MĐ.1).

Bảng MĐ.1: Các chế độ làm mát máy biến áp


Loại tác nhân làm mát Ký hiệu
Dầu mỏ hoặc chất lỏng cách điện có điểm chớp cháy < 300 0C 0
Chất lỏng cách điện tổng hợp có điểm chớp cháy > 300 0C K
Chất lỏng cách điện có điểm chớp cháy không xác định L
Nước W
Không khí A
Cách điện rắn S
Loại tuần hoàn
Tự nhiên N
Cưỡng bức F
Cưỡng bức có định hướng trong dây quấn (định hướng) D
Chế độ làm mát thông dụng
MBA khô làm mát bằng không khí tự nhiên AN
MBA khô làm mát bằng không khí cưỡng bức (có quạt gió) AF
MBA làm mát bằng dầu tuần hoàn tự nhiên, thông gió cưỡng bức ONAN
MBA làm mát bằng dầu và thông gió cưỡng bức (có bơm dầu, quạt gió) OFAF
MBA làm mát bằng tuần hoàn dầu định hướng và thông gió cưỡng bức ODAF

MBA làm mát bằng tuần hoàn dầu và nước cưỡng bức ODAF
Ghi chú:
Sự nhận dạng theo phương pháp làm mát được thể hiện bằng một mã có 2 chữ số
(máy biến áp khô) hoặc 4 chữ số (máy dầu), trong đó:
- Chữ thứ 1 chỉ tác nhân làm mát tiếp xúc với cuộn dây.
- Chữ thứ 2 chỉ cơ cấu tuần hoàn với tác nhân làm mát bên trong.
10

- Chữ thứ 3 chỉ tác nhân làm mát bên ngoài.


- Chữ thứ 4 chỉ cơ cấu tuần hoàn với tác nhân làm mát bên ngoài.
Để giảm tổn hao năng lượng, MBA có lõi thép vô định hình (VĐH) đang được
quan tâm nghiên cứu chế tạo và đưa vào sử dụng ở nước ta. Bài toán phân bố nhiệt
trong MBA giúp ta giải bài toán thiết kế kinh tế kỹ thuật MBA đồng thời chỉ ra được
phương pháp làm mát thích hợp cho MBA.

2. Sơ lược tình hình nghiên cứu về MBA trên thế giới và trong nước.

a) Tình hình nghiên cứu trên thế giới:


Những MBA đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 1890 là MBA khô. Do công
nghệ vật liệu và công nghệ chế tạo thấp nên bị giới hạn bởi cấp điện áp và công suất.
Thời gian sau, với sự xuất hiện của tôn silic có tổn hao thấp và dầu biến áp đã cải thiện
đáng kể việc nâng cao công suất đơn chiếc và điện áp truyền tải MBA bằng việc sử
dụng MBA dầu có lõi thép băng vật liệu tôn silíc.
Khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, thép vô định hình ra đời, đến những năm
80, thép từ VĐH bắt đầu được nghiên cứu chế tạo MBA điện lực. Thép từ VĐH đáp
ứng các yêu cầu cao về giảm tổn hao không tải MBA.

Tại Hoa kỳ, năm 1992 đặt ra yêu cầu cải thiện hệ thống lưới điện phân phối bằng
cách giảm tổn thất MBA. Nghiên cứu của tác giả W. J. Ros, T. M. Taylor [34] chỉ ra
rằng tổn thất MBA chiếm 60% trong đó tổn thất không tải 45% tổng tổn thất của hệ
thống.

Năm 1992, L. A. Johnson [26] đã nghiên cứu về ứng dụng vật liệu VĐH giảm tổn
thất trong lõi thép của máy biến áp và động cơ.

Năm 1992, H. Matsuki đã nghiên cứu về các hình dạng lõi của máy biến áp để
giảm tổn hao công suất [29].

Vấn đề sử dụng MBA VĐH để giảm tổng thất điện năng ở nhiều nước Châu Á,
trước hết là Nhật Bản, Đài Loan, Ấn độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Nepal,
Philippine. MBA VĐH giảm được tổn hao không tải đến 80%.
11

Trong lĩnh vực nghiên cứu và thiết kế đã có nhiều đóng góp của những tác giả
như: Pan-Seok Shin, Benedito Antonio Luciano, D. Lin, P. Zhou, W. N. Fu, Z. Badics,
and Z. J. Cendes. Tác giả Pan-Seok Shin [31] đã sử dụng phương pháp đồng nhất để
tính toán từ trường trong lõi thép của máy biến áp vô định hình bằng phương pháp
phần tử hữu hạn.

Nhóm tác giả D. Lin, P. Zhou, W. N. Fu, Z. Badics, and Z. J. Cendes tại Mỹ năm
2003 [28] phân tích mô hình tổn thất lõi thép bằng phương pháp phần tử hữu hạn 2D và
3D ở chế độ quá độ.
Nhóm tác giả M. Gilany, A. A. Adly, R. Radwan [20] và nhóm tác giả Tang
Yun-Qiu [32], B. Tomczuk, D. Koteras [34], G. B. Kumbhar, S. V. Kulkarni [27] đã
tính toán lý thuyết và thực nghiệm về thành phần từ trường và điện kháng ngắn mạch
của máy biến áp 3 pha lõi vô định hình. Ảnh hưởng của khe hở không khí giữa các cuộn
dây đến từ trường trong máy biến áp vô định hình cũng được tác giả Bronisław
TOMCZUK [22] đề cập đến và đã dùng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) 3D để
phân tích từ trường máy biến áp vô định hình 1 pha công suất 10kVA, ảnh hưởng của
kích thước giữa các cuộn dây đến giá trị tự cảm tản.

Năm 2007 nhóm tác giả A. C. de Azevedo, A C. Delaiba, J. C. de Oliveira, B. C.


Carvalho, H. de S. Bronzeado, đã viết bài: "Lực cơ khí sinh ra ở máy biến áp gây ra khi
ngắn mạch: một phương pháp tiếp cận miền thời gian" [21].

Năm 2009, Robert U. Lenke [33] đã đưa ra đặc tính lõi thép của biến áp phân
phối vô định hình sử dụng trong các tần số trung. Trong lĩnh vực điện tử công suất ở tần
số kHz để giảm tổn hao, chịu điện áp kích thích dạng xung hay bảo đảm vấn đề về làm
mát thì dùng MBA VĐH đáp ứng được những yêu cầu này.

Năm 2013 nhóm tác giả: Salman Hajiaghasi, Hossein Paidarnia, Karim
Abbaszadeh viết bài báo: "Phân tích lực điện từ trong máy biến áp phân phối dưới dòng
điện ngắn mạch" [35]. Trong bài báo này tác giả tính toán lực điện từ theo hướng trục
và hướng kính trong máy biến áp ba pha dưới lỗi ngắn mạch bên trong cuộn dây.
MBA dầu không đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường và an
toàn – phòng chống cháy nổ. Từ những năm 80 thuộc thế kỷ XX, người ta sử dụng
epoxy composite làm cách điện dây quấn cao áp MBA khô, MBA khô có cuộn dây cao
12

áp tẩm trong epoxy thay thế MBA dầu ở những địa điểm có yêu cầu nghiêm ngặt về
môi trường và an toàn – phòng chống cháy nổ.

Nhóm tác giả Thorsten Steinmetz, Bogdan Cranganu-Cretu [36] tiến hành
nghiên cứu tổn thất không tải và có tải của MBA khô VĐH. Tác giả tập trung phân tích,
đánh giá tổn hao không tải của máy biến áp phân phối khô lõi vô định hình 630kVA,
đưa ra phương pháp cải tiến trong thiết kế mạch từ máy biến áp để tổn hao là thấp nhất.

A.Garcıa, G.Espinosa-Paredes, I.Hernandez làm thực nghiệm xác định thông số


nhiệt của vật liệu epoxy thay đổi theo nhiệt độ, đồng thời xác định đo nhiệt độ phân bố
mặt ngoài dây quấn ở các mức mang tải của MBA để xác định điêỳ kiện biên cho
phương trình truyền nhiệt.

b) Tình hình nghiên cứu trong nước


Năm 2009 Bộ môn thiết bị điện – Điện tử Trường ĐHBK Hà Nội kết hợp với Cty
chế tạo Biến áp Hà nội triển khai đề tài cấp Bộ (Công thương) “Nghiên cứu thiết kế và
chế tạo MBAcó tổn hao không tải thấp, sử dụng vật liệu thép từ vô định hình, siêu
mỏng, chế tạo trong nước”, đây là lần đầu tiên ở nước ta nghiên cứu ứng dụng vật liệu
VĐH làm lõi thép chế tạo MBA điện lực.
Năm 2011, Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities, Co., Ltd. (MUMSS) phối
hợp với Trung tâm tiết kiệm năng lượng Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức “Hội thảo thúc
đẩy sử dụng máy biến áp Amorphous (thép VĐH) hiệu suất cao trong hệ thống lưới
điện tại Việt nam”. Năm 2012 Công ty Hitachi Metals đã phối hợp với với Trung tâm
tiết kiệm năng lượng Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo: “Máy biến áp lõi tôn vô
định hình hiệu suất cao và ứng dụng hiệu quả tại Việt Nam”. Tại hội thảo đề xuất tiêu
chuẩn mới cho máy biến áp này tại Việt Nam [32].
Từ năm 2010, Hitachi đã tiến hành lắp đặt và đo thử nghiệm MBA VĐH trên lưới
điện ở Hà Nội, Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bến Tre. Kết quả vận hành thực tế
cũng như những phương pháp đánh giá mới, tiêu chuẩn mới cho MBA đã được các
chuyên gia phân tích, đánh giá và đề xuất tại hội thảo.
MBA có lõi thép làm bằng vật liệu VĐH tuy nhiên nó còn rất mới mẻ với Việt
Nam nhưng đang được nhà nước xét duyệt các dự án về sản xuất chế tạo tại hai công ty
13

chế tạo MBA tại Thành phố Hà nội cũng như Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều đề tài NCS được thực hiện thành công ở Bộ môn thiết bị điện Trường
ĐHBK Hà nội: Luận văn Tiến sĩ “Nghiên cứu lực ngắn mạch tổng hợp tác dụng lên dây
quấn MBA khô bọc epoxy sử dụng lõi thép vô định hình”, tác giả Đoàn Thanh Bảo
(2015), Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu phân bố nhiệt trong MBA khô có lõi thép VĐH”
tác giả Hoàng Tháp Mười (2015), Luận văn Tiến sĩ “Nghiên cứu hiện tượng từ giảo
trong MBA lõi thép VĐH” tác giả Đỗ Chí Phi (2016).

Lý thuyết chuyên sâu tính toán, thiết kế cũng như về các bài toán từ hóa, tổn hao,
dòng điện ngắn mạch, lực ngắn mạch, truyền nhiệt và thử nghiệm máy biến áp được
thừa kế các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước nước.

Bài toán điện từ cũng như bài toán phân bố nhiệt MBA có lõi thép làm bằng vật
liệu VĐH cũng khác bài toán đó ở MBA sử dụng mạch từ bằng lõi thép silíc [24] .

MBA khô có lõi thép làm bằng vật liệu VĐH có cấu trúc mạch từ, cấu trúc cuộn
dây và công nghệ chế tạo khác với MBA sử dụng mạch từ bằng lõi thép silíc.

MBA VĐH do có cấu trúc đặc biệt của lõi thép và dây quấn là hình chữ nhật nên
phân bố điện trường và phân bố lực tác dụng lên dây quấn cũng sẽ khác nhau trên cùng
một vòng dây. Đặc biệt hơn là lúc xảy ra ngắn mạch thì lực này lớn sẽ rất nguy hiểm
đối với dây quấn. Do đó phải tính toán độ lớn của lực tác dụng để từ đó tính toán tối ưu
cách điện và cấu trúc hình dáng hợp lý dây quấn là rất cần thiết.

3. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn:


Nghiên cứu phân bố từ trường tản và phân bố lực điện từ để lựa chọn hình dáng
kích thước hợp lý cua MBA.
Luận văn cũng nghiên cứu về phân bố nhiệt trong MBA khô có lõi thép vô định
hình nhằm xác định phân bố nhiệt phân bố trong dây quấn ở chế độ định mức và ngắn
mạch góp phần nghiên cứu thiết kế kinh tế các MBAsử dụng vật liệu vô định hình ở
Việt Nam

4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


a. Mục đích:
14

Mục đích xác định phân bố lực điện từ ngắn mạch tác dụng lên dây quấn và phân
bố nhiệt trong dây quấn ở chế độ định mức góp phần nghiên cứu thiết kế kinh tế các
MBA đặc biệt MBA sử dụng vật liệu vô định hình.
b. Đối tượng:
MBA phân phối sử dụng thép silíc và lõi thép sử dụng vật liệu VĐH: phân bố từ
trường tản, phân bố lực điện từ và phân bố nhiệt trong dây quấn.
c. Phạm vi nghiên cứu:

Công nghệ chế tạo lõi thép, công nghệ quấn dây, bài toán tính lực điện từ, tính
toán phân bố nhiệt, tìm ra hình dáng và kích thước tối ưu MBA có lõi thép VĐH đều là
các vấn đề cấp thiết giúp nhanh chóng chế tạo được MBA loại này trong nước. Tính
toán làm mát (bài toán truyền nhiệt) là lĩnh vực còn ít được đề cập trong các nghiên cứu
trong nước. Điều kiện làm mát máy biến áp khô khác với MBA dầu, giải quyết làm mát
cho máy biến áp khô cũng giúp giúp phần nghiên cứu làm mát MBA dầu và ngược lại
[9], [10]. Tác giả đề ra hướng nghiên cứu như sau:

- Nghiên cứu phân bố điện từ trường, phân bố nhiệt ngắn mạch MBA phân phối
sử dụng lõi thép VĐH với các nội dung:

- Tổng quan về MBA trong hệ thống phân phối điện, phân tích yêu cầu cơ bản,
thiết yếu các MBA dùng trong lưới điện phân phối. Tính ưu việt và các đặc điểm MBA
có lõi thép sử dụng vật liệu VĐH dẫn đến tính tất yếu sử dụng MBA có lõi thép sử dụng
vật liệu VĐH.

- Xây dựng phương trình truyền nhiệt mô hình truyền nhiệt trong cuộn dây của
máy biến áp khô sử dụng lõi thép vô định hình. Các đặc tính nhiệt phụ thuộc nhiệt độ
của vật liệu epoxy làm cơ sở khảo sát chính xác hơn phân bố nhiệt trong dây quấn.

- Khảo sát suất dẫn nhiệt, nhiệt dung, độ khuếch tán nhiệt, điều kiện bờ (biên) thay
đổi theo nhiệt độ vật liệu epoxy MBA khô có sử dụng lõi thép VĐH.
Chọn tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bố điện từ trường và phân bố
nhiệt ngắn mạch biến áp phân phối sử dụng lõi thép vô định hình.
15

5. Những thuận lợi, khó khăn khi tiến hành nghiên cứu:
a. Thuận lợi:
Về lĩnh vực lý thuyết, thừa kế kho tài liệu về MBA là các tài liệu chuyên sâu, đề
cập một cách chi tiết và có hệ thống những vấn đề cơ bản về lý thuyết, công nghệ chế
tạo, kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng và thử nghiệm máy biến áp.
Các phương pháp hiện đại trong nghiên cứu tính toán thiết kế kỹ thuật điện là tài
liệu chuyên sâu trình bày đầy đủ và hệ thống các phương pháp hiện đại nghiên cứu từ
trường trong các thiết bị điện.
Có nhiều nghiên cứu về đặc tính kỹ thuật và tính chất từ của vật liệu vô định hình.
Tập đoàn Hitachi là một trong những công ty đi đầu trong công nghệ chế tạo và
đang có chương trình triển khai sử dụng MBA vô định hình tại Việt nam.
Việc sản xuất và sử dụng MBA vô định hình ở một số nước như Mỹ, Hàn Quốc,
Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm ta có thể khai thác sử dụng. MBA có lõi thép sử
dụng vật liệu VĐH là một trong những thiết bị điện góp phần giảm tổn thất điện năng
và giảm phát thải khí CO2 làm sạch môi trường.
b. Khó khăn
Ở nước ta, vật liệu VĐH mới được đưa vào sử dụng và chưa có đơn vị nào có kinh
nghiệm thiết kế chế tạo và sản xuất.

6. Trong luận văn đã sử dụng các giả thiết khoa học sau:
- Mô hình trường điện từ của và mô hình mạch của MBA có lõi thép sử dụng vật
liệu VĐH đã được nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu ở Việt nam về MBA có lõi thép sử dụng vật liệu VĐH.

7. Nội dung luận văn gồm phần mở đầu và 4 chương :


a. Chương 1: Tổng quan về MBA trong hệ thống phân phối điện.
b. Chương 2: Phân bố từ trường tản và lực điện từ vùng dây quấn MBA.
c. Chương 3: Phân bố nhiệt trong MBA khô.
d. Chương 4: Sự thay đổi thông số nhiệt của epoxy theo nhiệt độ
16

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ MÁY BIẾN ÁP TRONG HỆ THỐNG


PHÂN PHỐI ĐIỆN
1.1. Tổng quan
MBA là thiết bị điện không thể thiếu trong hệ thống truyền tải, phân phối điện
năng, 1kW công suất đặt của máy phát điện thường cần từ 7đến 8kW công suất MBA
trong hệ thống điện, sử dụng MBA có hiệu suất thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của
hệ thống điện.
Điện năng được cung cấp từ các máy phát điện đều có phát thải khí CO2 do năng
lượng đầu vào các động cơ sơ cấp có được do đốt các chất hữu cơ. Để đạt được mục
tiêu đặt ra cho việc giảm lượng khí thải CO2 từ nhiều khâu. Đầu tiên phải kể đến các
máy phát sử dụng năng lượng đầu vào các động cơ sơ cấp do đốt các chất hữu cơ. Tiếp
theo là giảm thiểu tổn hao của các hệ thống truyền tải và phân phối điện năng đồng thời
nâng cao hiệu suất của một loạt lớn các thiết bị tiêu thụ điện.
MBA phân phối truyền thống ngoài việc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu,
được thiết kế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế thuần túy, các yêu cầu đó đôi khi mâu thuẫn
lẫn nhau: Một mặt yêu cầu giá thành MBA thấp nhất, mặt khác yêu cầu các chi phí phát
sinh do tổn thất khi vận hành máy MBA là thấp.
Chất lượng MBA có ảnh hưởng đáng kể đến việc giảm phát thải khí CO2. Nâng
cao chất lượng thiết bị đồng nghĩa với việc tăng đầu tư, nâng cao giá thành sản phẩm,
vì vậy không thể đặt yêu cầu các thiết bị phải ở mức độ giảm được phát thải CO2 cao
nhất. Bài toán đặt ra như vậy trong thực tế không dễ để thực hiện. Để đưa ra yêu cầu đối
với các các thiết bị nhằm đảm bảo giảm phát thải CO2 đáng kể cần có nhiều bước, trước
khi kết quả có thể được áp dụng trên quy mô lớn rất cần nghiên cứu và thử nghiệm chắc
chắn nhất là phải đạt các sản phẩm về phương diện tiết kiệm năng lượng có thể đạt
được với công nghệ hiện có. Đối với các MBA phân phối, một số quốc gia đã đưa ra
tiêu chuẩn giới hạn cho phép tối đa của tổn hao hoặc giới hạn cho phép tối thiểu của
hiệu suất, trong khi một số nước còn quy định giới hạn và cho phép áp dụng trên cơ sở
tự nguyện.
17

Tiêu chuẩn ở một số quốc gia về giới hạn cho phép tối đa tổn hao hoặc giới hạn
cho phép tối thiểu của hiệu suất MBA cung cấp cho một cái nhìn tổng quan về tổn hao
hoặc hiệu suất theo yêu cầu hiện hành của quốc gia đó. Các xu hướng rõ ràng đang đi
theo là yêu cầu các tổn hao thấp hơn so với trong quá khứ. MBA với tổn thất thấp hơn
hàm ý kích thước biến áp chắc chắn lớn hơn, trọng lượng cao hơn và chi phí sản xuất
tăng. Giá thành MBA có tổn hao thấp sẽ đắt hơn so với các MBA có tổn thất cao hơn,
nhưng tổng chi phí, trong đó bao gồm cả các chi phí mua và chi phí năng lượng tổn hao
của các MBA trong hoạt động sẽ thấp hơn.
Hình 1.1 mô tả so sánh chi phí tổng (gồm vốn đầu tư và chi phí vận hành) của hai
loại MBA có tổn hao thấp và tổn hao cao hơn. Sử dụng MBA có tổn hao thấp tuy có
vốn đầu tư ban đầu cao nhưng do chi phí vận hành thấp, sau thời gian dần dần có mức
chi phí tổng sẽ cân bằng và tiến tới giảm nhỏ hơn việc mua, sử dụng MBA có tổn hao
cao hơn.

Hình 1.1 So sánh tổng chi phí MBA có tổn hao cao và tổn hao thấp
Trong việc mua sắm MBA với tổn thất thấp hơn quy định được xác định bởi
sự lựa chọn tự nguyện của người đầu tư theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, để
khuyến khích sử dụng thiết bị giảm phát thải CO2, trong đấu thầu có ưu tiên MBA có
tổn thất thấp hơn hoặc hiệu suất cao hơn. Một phương pháp xác định giá trị giảm chi
phí tổng được mô tả trong các sổ tay MBA. Phương pháp này được dựa trên các giả
định liên quan đến sự phát triển tương lai của giá năng lượng và thời gian thu hồi vốn
trong so sánh kinh tế các loại MBA. Tiêu chuẩn quốc tế, IEC 60.076, ban đầu chưa
18

quan tâm nhiều đến thời gian thu hồi vốn trong so sánh kinh tế các loại MBA. Tuy
nhiên, một nghiên cứu mới đã được đề xuất với phạm vi phát hành một phần bổ sung
mới của IEC 60.076. Tiêu chuẩn này được thiết kế để hướng dẫn sử dụng MBA trong
việc lựa chọn các mức độ thích hợp nhất hiệu suất và các phương pháp thích hợp nhất
trong việc chỉ định hiệu suất đó. Nó cũng sẽ cung cấp bảng tổn hao tiêu chuẩn cho một
số loại MBA. Thực chất việc sử dụng các tiêu chuẩn IEC là do thỏa thuận giữa người
mua và nhà cung cấp.
Tiêu chuẩn quốc tế là EN 50.464-1 châu Âu [27] đặt ra yêu cầu về hiệu suất cũng
như tổn hao trong MBA, thay váo đó có bảng liệt kê một số giá trị tiêu chuẩn tổn hao
sắt từ (không tải) và tổn hao đồng (có tải) đối với MBA phân phối với công suất từ 50
kVA đến 2500 kVA. Những giá trị tổn thất là không bắt buộc.
Đến nay Ủy ban châu Âu đã bắt đầu đặt ra yêu cầu cho người sử dụng trong các
nước thành viên của Liên minh châu Âu về các giá trị tối thiểu của hiệu suất hoặc giá trị
tối đa tổn thất của MBA. Một số tiêu chuẩn quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ chỉ
định giới hạn bắt buộc tối đa tổn hao, trong khi các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, New
Zealand và Úc quy định rõ giá trị tối thiểu hiệu suất MBA.
1.2. Tiêu chuẩn về MBA tiết kiệm năng lượng tại Hoa kỳ
Năm 2002 Hiệp hội sản xuất điện quốc gia (NEMA) công bố các tiêu chuẩn TP1-
2002 với tiêu đề “Hướng dẫn xác định hiệu năng tối thiếu MBA phân phối. Tiêu chuẩn
này cung cấp các phương pháp đơn giản hóa để xác định giá trị chi phí các tổn thất
không tải và có tải tính tại thời điểm mua MBA. Những giá trị này cung cấp cho các
nhà sản xuất có cơ hội để điều chỉnh các thiết kế MBAđể đạt được khả năng tổng chi
phí thấp nhất (TOC) của máy biến áp. TOC là tổng của giá mua và các chi phí tính đến
tổn hao khi vận hành máy.
TP 1-2002 xác định hiệu suất tối thiểu đối với MBA phân phối đến 2500 kVA.
Các yêu cầu của TP1 là không bắt buộc nhưng đã được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và cũng
đã được sử dụng như một phương châm trong nước khác như Canada, Australia, New
Zealand và Mexico. MBA đạt các yêu cầu hiệu suấttheo tiêu chuẩn này được dán nhãn
“hiệu suấtNEMA cấp 1”. Sau khi TP 1-2002 đã được ban hành, Bộ Năng lượng Mỹ
(DOE) đã chuẩn bị các yêu cầu hiệu suất mới và cao hơn, được công bố trong Liên
19

bang [2]. Những yêu cầu này đã trở thành bắt buộc từ ngày 01 tháng 1 năm 2010 và
được tính với tải 50% định mức. Các yêu cầu về hiệu suất của NEMA TP1-2002 và của
DOE được cho trong bảng 1.1. Các tiêu chuẩn Mỹ IEEE Std C57.12.00-2006 xác định
theo hiệu suất của MBA. Hiệu suất được xác định theo biểu thức:
Pt
η= (1.1)
Pt +ΔP

Trong đó:
η - là hiệu suất tính theo phần trăm tại tải Pt
∆P là tổng tổn hao của MBA tại tải P t, gồm tổn hao không tải P0 và tổn hao có tải
Pđ:
Pd = Pnβ 2 (1.2)
Trong đó:
P n – là công suất ngắn mạch (tổn hao đồng định mức).
β – là hệ số mang tải của MBA.
Khi đã biết hiệu suất, tổng tổn hao trong MBA được trính bằng công thức:
100
ΔP = Pt  -1 (1.3)
η
Bảng 1.1 liệt kê các yêu cầu hiệu suất theo NEMA TP 1-2002 và DOE 2010 tải
50% định mức cho các MBA lám mát bằng dầu. Cột bên phải của hiệu suất cho tổng số
tổn hao tương ứng, đã được tính toán theo phương trình 1.3.
Tổng tổn hao theo tiêu chuẩn DOE là ở mức trung bình thấp hơn so với tổng số
tổn hao theo tiêu chuẩn NEMA 16%.
Bảng 1.2 liệt kê các yêu cầu hiệu suất theo NEMA TP 1-2002 tại 50% tải định
mức cho các MBA khô.
Bảng 1.3 liệt kê các yêu cầu hiệu suất bắt buộc theo DOE tại 50% tải định mức
cho các MBA khô. Theo DOE các MBA được nhóm lại trong các cấp điện áp khác
nhau. Ngoài ra đối với MBA điện áp thấp, các giá trị hiệu suất được tính tại 35% tải
định mức, trong khi tất cả các loại khác được tính tại 50% tải định mức. Các quy định
theo DOE có hiệu lực từ 01 tháng 1 năm 2010 cho MBA khô có yêu cầu về hiệu suất
cao hơn so với đề xuất trước đây của NEMA.
20

Theo [38] DEO đã bị chỉ trích vì đưa ra tiêu chuẩn hiệu suất MBA có hiệu suất
chưa cao. DEO và NEMA bày quan điểm của họ đến Tòa án và thực tế là hiệu suất biến
áp cao hơn chắc chắn sẽ liên quan đến việc sử dụng vật liệu vô định hình trong chế tạo
lõi thép MBA.

Bảng 1.1: MBA dầu tiết kiệm năng lượng theo NEMA và DOE [38]
21

Bảng 1.2: MBA khô tiết kiệm năng lượng theo NEMA TP1-2002 [38]
22

Bảng 1.3: MBA khô tiết kiệm năng lượng theo DOE 2010-01-01 [38]

1.3. Tiêu chuẩn MBA tiết kiệm năng lượng tại Úc và New Zealand
New Zealand sử dụng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS) của Úc.
Tiêu chuẩn được sử dụng cho một số loại sản phẩm tiêu thụ điện được thực hiện bắt
buộc của pháp luật tại Úc. Kém theo đó là Quy định sử phạt MEPPS đối với các sản
phẩm tiêu thụ điện không thực hiện theo yêu cầu theo tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng
tối thiểu.
Kể từ ngày 1 tháng 10/2004, MBA phân phối được sản xuất trong nước hoặc
nhập khẩu vào nước Úc đã phải tuân thủ các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu
(MEPS) yêu cầu được đặt ra trong AS 2374.1.2-2003. Phạm vi hiện tại của MEPS bao
gồm MBA dầu và MBA khô công suất từ 10 kVA đến 2500 kVA sử dụng trên mạng
lưới 11 kV và 22 kV.
23

Mục đích là để tăng hiệu quả năng lượng bằng cách loại bỏ MBA hiệu suất thấp
và khuyến khích việc sử dụng các MBA hiệu quả cao. Chỉ những sản phẩm đáp ứng
được mức độ hiệu quả quy định mới được phép quảng cáo.
MEPS áp dụng cho MBA là mức hiệu quả năng lượng ở 50% tải định mức và
thử nghiệm phù hợp với AS 2374,1 hoặc AS 27.335. Các yêu cầu về hiệu suất tối thiều
đối với MBA dầu được liệt kê trong bảng 1.4, với MBA khô được liệt kê trong bảng 1.5
và thực hiện bắt buộc từ 01 tháng 10/2010. Theo MEPS, trên biển MBA yêu cầu phải
có ghi là phù hợp với AS 2374/01/02. Đồng thời yêu cầu nhà cung cấp MBA phải đăng
ký tại cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Kết quả thử nghiệm phải được giữ lại ít
nhất là năm năm, kể từ ngày cuối cùng của sản xuất hoặc nhập khẩu.

Bảng 1.4: MBA dầu tiết kiệm năng lượng theo MEPS, tải 50% định mức [38]
24

Bảng 1.5: MBA khô tiết kiệm năng lượng theo MEPS, tải 50% định mức [38]

Trong bảng các tiêu chuẩn bao gồm các MBA hiệu suất cao hơn để tùy chọn.
Các giá trị tổn thất (mỗi kW không tải và có tải) trong AS 2374.1.2-2003 được coi là
điển hình cho MBA phân phối tại Úc vào thời điểm xuất bản tiêu chuẩn. Khi giá năng
lượng đã tăng lên, và các giá trị kinh tế của tổn thất là tăng theo. Trong Sổ tay của hãng
ABB có hướng dẫn một phương pháp để tính phát sinh giá trị tương ứng với suất tổn
hao. Phương pháp này cho phép người sử dụng máy có thể tự tính toán giá trị tổn thất
vốn. Trong thực tế hầu hết khách hàng xác định các tổn thất giá trị vốn đầu tư theo AS
2374.1.2- 2003. Dự thảo của một ấn bản mới của MEPS cho MBA phân phối đề nghị
mở rộng phạm vi tới 3150 kVA. Dự thảo bổ sung thêm một yêu cầu mà MBAphải được
dán nhãn là phù hợp với MEPS. Ngoài ra, dự thảo bao gồm MBA 33kV, chủ yếu là bởi
vì 33 kV hệ thống điện áp thường được sử dụng trong kết nối với các trang trại gió.
1.4. Tiêu chuẩn MBA tiết kiệm năng lượng tại Việt nam và một số nước
Việt nam tham khảo tiêu chuẩn MBA tiết kiệm năng lượng của các nước tiên
tiến và sử dụng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu được nhà nước thông qua gọi
là TCVN 8525-2010, các số liệu cụ thể được mô tả trong bảng 1.6.
25

Bảng 1.6: MBA dầu theo tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng
26

1.5 . MBA dầu và MBA khô


1.5.1. Khái niệm
MBA đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 1890 là một MBA khô. Cách điện khô tản
nhiệt kém, mặt khác ban đầu chưa có cách điện chịu được nhiệt độ cao, độ bền cách điện
còn hạn chế nên MBA khô có cấp điện áp chưa cao, công suất cũng chưa đủ lớn.
Sự phát triển của MBA được nâng lên một bậc do sự xuất hiện của dầu biến áp. Nhiệt
phát ra do năng lượng tổn hao trong máy được tản ra môi trường thông qua dầu đối lưu và
bức xạ nhiệt, đối lưu không khí (hoặc nước) từ hệ thống dàn cánh tản nhiệt. Đến 1980 hầu
hết các MBAđược sản xuất phục vụ cho các toà cao ốc và trạm điện ngoài trời là MBAdầu.
Nhưng nhược điểm của MBA dầu là không đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về
môi trường và an toàn – phòng chống cháy nổ, dầu MBA là chất dễ cháy và sản phẩm cháy
của nó lại gây ô nhiễm môi trường.
MBA khô đáp ứng được tối đa yêu cầu về an toàn phòng chống cháy nổ. Từ những
năm 80 thuộc thế kỷ XX, do tiến bộ khoa hoạc kỹ thuật, phát hiện thêm các vật liệu cách
điện khô có khả năng tản nhiệt cao hơn, chịu được nhiệt độ cao hơn, có độ bền cách điện
cao hơn. MBA khô ngày càng được hoàn thiện và phát huy đươc những những ưu điểm
của nó. Xu hướng hiện nay, những địa điểm có yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường và an
toàn – phòng chống cháy nổ như khách sạn, các tòa nhà cao ốc, văn phòng chính phủ và
những nơi đông dân cư MBA khô sẽ được ưu tiên sử dụng.
Có hai loại MBA khô thường gặp: MBA có cuộn dây không đúc trong cách điện rắn
và MBA có cuộn dây đúc trong cách điện rắn.
1.5.2. MBA khô có cuộn dây không đúc trong cách điện rắn [2] và [4]
MBA khô có cuộn dây không đúc trong cách điện rắn là loại máy có dây quấn được
bọc bằng cách điện cấp F hoặc cấp H như giấy nomex, kaptofilm, vải thuỷ tinh v.v... Hình
1.2 là MBA khô sử dụng giấy nomex.
27

Hình 1.2: MBA khô được cách điện bằng giấy Nomex
Khi thiết kế phải chọn mật độ từ cảm trong lõi thép MBA khô thấp hơn mật độ từ cảm
trong lõi thép (cùng loại) MBA dầu để giảm ồn và giảm độ tăng nhiệt [17]. Cuộn dây sau
khi quấn xong được đưa vào tẩm sấy trong môi trường chân không để chống ẩm, tăng độ
bền cơ và cách điện cho cuộn dây.
Ưu điểm của MBA khô có cuộn dây không đúc trong cách điện rắn là khả năng làm
mát tốt do có các khe hở làm mát hướng kính của cuộn dây cao vì nó thương được quấn
theo kiểu bánh xoắn ốc liên tục. Do công nghệ chế tạo đơn giản, làm việc tin cậy nên nó
phù hợp cho những nơi không yêu cầu cao về phòng chống cháy nổ. Giá thành rẻ hơn cuộn
dây đúc trong nhựa epoxy.
Nhược điểm MBA khô có cuộn dây không đúc trong cách điện rắn là nhạy cảm với
độ ẩm, khói bụi công nghiệp và hơi mặn. Khả năng phòng chống cháy nổ kém hơn loại
máy đúc bằng nhựa epoxy. Hiện nay chỉ làm việc tới mức điện áp là 17,5kV và thử xung
toàn sóng tới 95kV.
1.5.3. MBA khô có cuộn dây đúc trong cách điện rắn
MBA khô có cuộn dây đúc trong cách điện rắn, là loại vật liệu có độ bền cơ, điện,
nhiệt cao, chịu được môi trường bụi bẩn, hoá chất, độ ẩm cao, gần biển, có khả năng chống
cháy nổ, v.v…Chất cách điện rắn phổ biến nhất hiện nay là composit có chứa gốc epoxy.
28

MBA khô có cuộn dây đúc trong chất cách điện rắn thích hợp ở những nơi có yêu
cầu cao về phòng chống cháy nổ, nơi đông ngươi qua lại, các công trình gần biển, các toà
nhà cao tầng, dưới lòng đất v.v... Số lượng MBAkhô loại này ngày càng chiếm thị phần lớn
trên thị trương thế giới. So với MBA khô cuộn dây không đúc trong cách điện rắn thì công
nghệ chế tạo cuộn dây đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hơn và phức tạp hơn nhiều. Hình 1.3 là
loại MBA khô có cuộn dây đúc trong epoxy.

Hình 1.3: MBA khô có dây quấn đúc trong nhựa epoxy

Cuộn
dây đúc epoxy

Hình 1.3: MBA khô có dây quấn đúc trong nhựa epoxy

1.5.4. Ưu nhược điểm MBA dầu và MBA khô


a. MBA dầu
1. Ưu điểm:
+ Chế tạo đơn giản, giá thành rẻ hơn so với MBA khô cùng loại.
29

+ Dầu MBA có khả năng cách điện cao lại có khả năng tuần hoàn làm mát tự nhiên
tốt nên có thể chế tạo MBA có điện áp đến hàng trăm kV, công suất đến hàng trăm MVA.
2. Nhược điểm:
+ Không thích hợp ở những nơi có yêu cầu cao về phòng chống cháy nổ, các công
trình gần biển, khu đông ngươi, các nhà máy hoá chất, hầm lò v.v...
+ Khi xảy ra sự cố thì thương gây nên cháy nổ, dầu máy tràn ra và gây cháy tạo nên
các khí thải ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ
của con ngươi.
+ Thường xuyên phải kiểm tra mức dầu, sự rò rỉ dầu, chi phí bảo dưỡng và vận hành
lớn.
+ Không gian lắp đặt máy rộng hơn so với MBA khô có cùng công suất.
+ Khả năng vận chuyển đi xa khó khăn hơn và kém an toàn hơn.
b. MBA khô
1. Ưu điểm:
+ Có khả năng phòng chống cháy nổ cao, có khả năng tự dập cháy tốt.
Hình 1.4 mô tả thí nghiệm về khả năng chống cháy cuộn dây đúc epoxy

Hình 1.4: Khả năng chống cháy cuộn dây đúc epoxy
a) đốt trong hai phút; b) ngừng đốt; c) ngừng đốt sau 15 giây.

+ Không gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con ngươi:
+ Chịu được môi trường công nghiệp, nơi có độ ẩm lớn và nước biển;
30

+ Cuộn dây được quấn bằng dây dẫn có hình dạng đặc biệt và được tẩm, đúc bằng
nhựa epoxy tạo thành một khối vững chắc, có khả năng chịu được dòng ngắn mạch, lực
điện từ tốt hơn;
+ Thời gian lắp đặt nhanh chúng, chi phí bảo dưỡng hàng năm ít;
+ Có khả năng chịu được xung điện áp lớn do cuộn dây được đúc trong epoxy tạo
thành một khối vững chắc, mặt khác hai vùng dây kề nhau đóng vai trò như hai bản cực
của một tụ điện làm phân bố điện áp các vùng dây đồng đều hơn.
+ Kích thước lắp đặt nhỏ hơn so với MBAdầu.
+ Có thể lắp đặt gần tải, tiết kiệm được cáp hạ áp;
2. Nhược điểm:
+ Công nghệ đúc cuộn dây cao áp phức tạp, giá thành của MBA khô cao hơn so với
MBA dầu cùng loại.
+ Do khả năng làm mát và khả năng cách điện của vật liệu khô bị hạn chế, vì vậy
công suất, cấp điện áp của MBA khô bị giới hạn.
1.6. Xu hướng ưu tiên lựa chọn MBA hiệu suất cao
1.6.1. Xu hướng chế tạo MBA hiệu suất cao dùng vật liệu tôn VĐH
Xu thế hiện nay người ta ưu tiên lựa chọn các MBA có hiệu suất cao [7],[8, [12]. Các
nhà sản xuất tìm kiếm vật liệu mới, đồng thời hoàn thiện thiết kế để có khả năng chế tạo
MBA có tổn hao thấp.
Giảm tổn hao trong dây quấn
Dây dẫn đồng có điện trở suất nhỏ, độ bền cơ học cao đã hầu như thay thế dây nhôm
làm dây quấn máy biến áp, tiết diện dây quấn đồng nhỏ hơn dây nhôm giảm được kích
thước máy, giảm tổn hao. Trong thực tế, giảm tiết diện dây quấn 1% tương ứng giảm được
tổn hao Phu cô 1,5%. Mặt khác dây quấn tiết diện chữ nhật có độ dày theo chiều vuông góc
từ trường tản nhỏ cũng giảm được dòng điện Phu cô
Giảm tổn hao trong lõi thép
Tổn hao trong lõi thép gần đúng bằng tổn hao không tải MBA. Hình 1.5 mô tả lịch sử
tổn hao không tải các MBA 50 kVA do nâng cao chất lượng vật liệu chế tạo lõi thép từ
năm 1970 đến năm 1990 và tới 2010.
31

Hình 1.5: Lịch sử tổn hao không tải của MBA50 kVA [1]

Có 4 yếu tố cơ bản liên quan đến tổn hao lõi thép:


1. Đầu tiên phải kể đến chất lượng thép. Lõi thép biến áp đầu tiên (1885, Stanley)
làm bằng thép lá cacbon có từ trường từ hóa cao và điện trở suất nhỏ (r ~ 25-30 μΩ.cm).
Sau đó, lõi biến áp được làm bằng lá thép silicon (còn gọi là tôn silic, Fe-Si) có điện trở
suất cao hơn (r ~ 50-60 micro μΩ.cm) [4], [5], [11], [13], [14]. Những năm 80-90 của thế
kỷ XX, tôn silic định hướng (cán nguội) có điện trở suất cao và lực khử từ HC nhỏ; càng
ngày thép cán nguội được hoàn thiện đã được chế tạo và đưa vào sử dụng thép cán nguội
chất lượng cao, thép plasma có chiều dày mỏng. Cũng vào khoảng những năm 80 của thế
kỷ XX, thép vô định hình (thép biến thế siêu mỏng) ra đời. Nhờ vào thành phần và cấu trúc
vi mô đặc biệt, thép vô định hình (VĐH) đáp ứng cả 3 yêu cầu để giảm tổn hao lõi là: lực
kháng từ rất nhỏ, HC ~ 5- 10 A/m (so với ~50-100 A/m của tôn silic); độ dày tự nhiên của
lá thép rất nhỏ, t ~ 0.03 mm (so với ~ 0,3-0,5 mm của tôn silic) và điện trở suất rất lớn, r ~
30-170 micro Om cm (so với ~50-60 micro Om cm của tôn silic). Nhờ vào các tính chất
trên mà tổn hao Phu cô và tổn hao từ trễ của thép VĐH giảm mạnh so với thép silicon loại
tốt nhất [37], [39], [41]. Đồ thị trên hình 1.6 cho thấy đường cong từ hóa của tôn silíc (M4)
và thép vô định hình. Hình 1.7 mô tả lịch sử ứng dụng thép VĐH chế tạo MBAphân phối.
2. Thứ 2 là công nghệ cắt lá thép.
32

3. Thứ 3 là công nghệ sắp xếp và ép lõi thép,


4. Thứ 4 là thiết kế lõi thép

Hình 1.6: Đường cong từ hóa của tôn silíc (M4) và thép vô định hình [2]

Hình 1.7: Lịch sử ứng dụng thép VĐH chế tạo MBA phân phối.
Lựa chọn phương án thiết kế MBAcó hiệu suất cao mang ý nghĩa lớn, vì tuổi thọ của
MBAcó thể từ 30 đến 50 năm, sai lầm trong lựa chọn thiết kế sẽ phải gánh chịu thiệt thòi
trong thời gian dài [2].
1.6.2. Bài toán MBA hiệu suất cao dùng vật liệu thép VĐH
Như đã trình bày: MBA với tổn thất thấp hơn hàm ý kích thước MBA chắc chắn lớn
hơn, trọng lượng cao hơn và chi phí sản xuất tăng. Mặt khác sử dụng vật liệu mới có chất
lượng cao hơn (tổn hao nhỏ hơn) làm giảm kích thước MBA, trọng lượng nhỏ hơn và chi
33

phí sản xuất có thể tăng do giá thành vật liệu mới tăng. Có sự thay đổi kích thước do yêu
cầu nâng cao chất lượng thiết bị, đặt cho người thiết kế chế tạo nhiệm vụ mới trong tính
toán kinh tế, kỹ thuật.
Do đặc điểm thép VĐH dùng chế tạo lõi thép MBA có độ dày tự nhiên rất nhỏ, t ~
0.03 mm (so với ~ 0,3-0,5 mm của tôn silic), mặt khác chiều rộng lá thép chỉ đạt tới 26cm,
do đó lõi thép thường có tiết diện hình chữ nhật. Công nghệ chế tạo lõi thép, công nghệ
quấn dây, bài toán tính lực điện từ, tính toán phân bố nhiệt, tìm ra hình dáng và kích thước
tối ưu cho các công suất MBA [3],[16], [17], [18] có lõi thép VĐH đều là các vấn đề cấp
thiết giúp nhanh chóng chế tạo được MBA loại này trong nước. Hiện nay đang có các dự
án từ các Tổng Công ty chế tạo MBA lớn trong nước đệ trình để nhà nước phê duyệt và hỗ
trợ đầu tư nghiên cứu thiết kế chế tạo MBA có lõi thép VĐH. Chọn thực hiện được một
trong các khâu nghiên cứu trên có đóng góp thiết thực thúc đẩy các dự án thành công.
1.7. Một số kết luận chương 1

MBA là thiết bị điện không thể thiếu trong hệ thống truyền tải, phân phối điện năng,
sử dụng MBA có hiệu suất thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của hệ thống điện.
Chất lượng MBA có ảnh hưởng đáng kể đến việc giảm phát thải khí CO2. Trong thực
tế, các MBA với tổn hao thấp hơn sẽ có kích thước, trọng lượng lớn hơn và chi phí sản
xuất cao hơn. Giá thành MBA có tổn hao thấp sẽ đắt hơn so với các MBA có tổn hao cao
hơn, nhưng tổng chi phí, trong đó bao gồm cả các chi phí mua và chi phí năng lượng do
tổn hao vận hành sẽ thấp hơn.
Đối với các MBA phân phối, một số quốc gia đã đưa ra tiêu chuẩn bắt buộc về giới
hạn cho phép tối đa của tổn hao hoặc giới hạn cho phép tối thiểu của hiệu suất, nhưng
cũng có một số nước còn quy định cho phép áp dụng các tiêu chuẩn trên cơ sở tự nguyện.
Tiêu chuẩn ở một số quốc gia về giới hạn cho phép tối đa tổn hao hoặc giới hạn cho
phép tối thiểu của hiệu suất MBA cung cấp cho một cái nhìn tổng quan về tổn hao hoặc
hiệu suất theo yêu cầu hiện hành của quốc gia đó.
34

Xu thế hiện nay người ta ưu tiên lựa chọn các MBA có hiệu suất cao. Các nhà sản
xuất tìm kiếm vật liệu mới, đồng thời hoàn thiện thiết kế để có khả năng chế tạo MBA có
tổn hao thấp dẫn đến sử dụng MBA có lõi thép là tôn VĐH trở nên cấp thiết.
Lựa chọn phương án thiết kế MBA có hiệu suất cao mang ý nghĩa lớn, vì tuổi thọ của
MBA có thể từ 30 đến 50 năm, sai lầm trong lựa chọn thiết kế sẽ phải gánh chịu thiệt thòi
trong thời gian dài.
35

Chương 2
PHÂN BỐ TỪ TRƯỜNG TẢN VÀ LỰC ĐIỆN TỪ
VÙNG DẤY QUẤN MÁY BIẾN ÁP
2.1. Khái niệm

Dựa vào hệ phương trình Maxwell xây dựng một mô hình tính toán phân bố từ
trường tản, từ đó phân tích ứng suất trên dây quấn MBA trong trường hợp ngắn mạch 3
pha đối xứng phương pháp giải tích. Tham khảo kết quả trong [1], [30] về tính từ cảm tản
hướng kính Bx và hướng trục By trong vùng không gian dây quấn hạ áp (HA) và cao áp
CA), đưa ra các kết quả về từ trường tản và ứng suất lực hướng kính, hướng trục tác dụng
lên dây quấn. Đồng thời xét đến sự phân bố không đồng đều ứng lực chu vi dây quấn hình
thang do cấu trúc đặc biệt của lõi thép VĐH. Tìm ra các điểm chịu lực nguy hiểm và đề
xuất sử lý theo yêu cầu kinh tế kỹ thuật đối với MBA sử dụng lõi thép bằng vật liệu VĐH.
2.2. Hệ phương trình Maxwell

Phân bố điện từ trường trong cửa sổ MBA được biểu diễn bằng hệ phương trình
Maxwell:

D
rotH = J +
t
B
rotE = − 2.1
t
divB = 0
divD = 

Các vectơ E, B, D, H và J, E liên hệ với nhau theo biểu thức:


D = E
B = H 2.2
= E

Trong đó:
36

E – vectơ cường độ điện trường (Vm -1)

D - vectơ cảm ứng điện (Cm-2 )

H - vectơ cường độ từ trường (A.m-1)

B - vectơ cảm ứng từ (T)

ε = ε rε 0 – hằng số điện môi (As/Vm)

ε0 = 8,855.10-12 (As/Vm)

μ = μrμ0 – hệ số từ thẩm (Vs/Am)


μ0= 1,256.10-6 (Vs/Am)

ε0 , μ 0 - hằng số điện môi và là hệ số từ thẩm trong chân không.

ε r, μ r - hằng số điện môi và là hệ số từ thẩm tương đối.

γ – điện dẫn suất (1/Ωm)

Thí dụ: Xét dòng điện dịch trong không gian dây quấn, thường ở tần số thấp (tần số
công nghiệp) dòng điện này được bỏ qua: Cho sơ đồ MBA hình 2.1, cường độ từ cảm
trong lõi thép là 1Vs/m2, tần số điện áp nguồn f – 50Hz, tính dòng điện dịch. Theo định
luật Faraday, ta có:

Điện áp 1 vòng dây U = 4,44fB.St = 4,44.0,2.10 -2 = 0,444V

S t – tiết diện lõi thép

Giả thiết cường độ điện trường dọc chu vi lõi thép không đổi, ta có:

U 0,444
E= = = 2,8V/m2
πd π0,05

D = εE = 8,86.10-12. 2,8 = 2,5.10 -11 As/m2.

Khi đó dòng điện dịch bằng:

D
σ= = ωD = 314.2,5.10-11 = 7,85. 10-9A/m2.
t
37

Giả thiết mật độ dòng điện là hằng số, dòng điện dịch tổng sẽ bằng:

I = S0σ = 0,06 .7,85. 10-9 = 4,7.10-10A.

S 0 – diện tíc cửa sổ lõi thép.

Dễ nhận thấy ở tần số cao dòng điện dịch sẽ lớn và không thể bỏ qua.

Xét trường hợp đơn giản nhất, các đại lượng không biến thiên theo thời gian (trường

dừng). Khi đó các đại lượng và mật độ dòng điện dịch đều bằng không, hệ phương trình
t
Maxwell trở thành:

rotH = 0
rotE =0
divB = 0
2.3
divD = 
B =H
D=E

Khi đó quan hệ điện từ ràng buộc nhau và với μ bằng hằng số sẽ thỏa mãn phương
trình Laplac

2H  2
H 2
 H
2
+ 2 + 2 =0 2.4
x y
 z

Với trường không xoáy và solenoit tự nhiên, rotH = 0, divH = 0, ta có thể biểu diễn
từ trường thông qua một hàm vô hướng u theo biểu thức:

H = - gradu 2.5

Khi đó với divH = 0 ta có:

2u  2
u 2
u

2
+ 2 + 2 =0 2.6
x y z

Xét trường hợp riêng dòng điện không biến thiên, trở thành bài toán điện động với
dòng điện không đổi, ta có hệ phương trình Maxwell:
38

rotH = 
rotE =0
2.7
divB = 0
divD = 

Khi đó ta có các quan hệ giữa các đại lượng điện, từ dưới dạng:
= E
2.8
rot H =E

Với trường xoáy và solenoit tự nhiên, ta có thể biểu diễn từ trường thông qua đại
lượng thế véc tơ A theo biểu thức:

B = rotA 2.9

Từ các phương trình 2.6, 2.7, 2.8 ta suy ra:

2A  2
A 2
 A
2
+ 2 + 2 =−  2.10
x y z

Xét trường hợp các đại lượng không biến thiên theo thời gian với tần số thấp. Khi đó

các đại lượng có thể bỏ qua, nhưng có tính đến biến đổi của các đại lượng véc tơ, hệ
t
phương trình Maxwell trở thành:

rotH = 
B
rotE =−
t
divB = 0
B =H 2.11
=  E
divD = 
D=E

Trường hợp hệ số từ thẩm μ không đổi, ta có:

H = rotA 2.12
39

Với điều kiện

divA = 0 2.13

Trường hợp biến đổi theo quy luất hình sin. ta có:


= j 2.14
t

Tương tự ta nhận được phương trình thế véc tơ A:

2A  2
A 2
 A
2
+ 2
+ 2
=jk2 A 2.15
x y
 z

Trong đó:

k =  2.16

k - là hệ số thấm sau của từ trường


2.3. Hàm thế vô hướng

Bài toán trường dừng (không xoáy và solenoit tự nhiên) như đã giới thiệu, được mô
tả thông qua trường thế vô hướng u:

divH = 0 2.17

rotH = 0 2.18

H = - grad u 2.19

Từ biểu thức 2.17 và 2.19 ta có phương trình:

2u  2
u 2
u

2
+ 2 + 2 =0 2.20
x y z

Thành phần tọa độ của véc tơ cường độ từ trương H:


40

u
Hx =− ,
x
u
Hy =− , 2.21
y
u
Hz =− .
z

Nếu chỉ xét trong 2 tọa độ, bài toán sẽ đơn giảm. Trường hợp tuyến tính:

dy H y
= 2.22
dx H x

Ta có

Hydx - H xdy = 0 2.23

Thay các giá trị từ 2.21, ta có:

u u
dx − dy =0 2.24
y x

Lấy tích phân hai vế:

u u
 
 dx − dy = const.
 2.26
y x
 

Đó là phương trình đường sức từ trường.

Phương trình các đường đẳng thế :

u(x,y) = const. 2.27

Vế trái phương trình 2.26 có thể biến đổi thành dạng tổng các đại lượng vi phân.
Khi đó thế vô hướng u(x,y) là nghiệm của phương trình Laplace dạng điều hòa. Biểu thức
có hàm liên hợp điều hòa v(x,y) mà quan hệ giữa chúng thỏa mãn điều kiện Cauchy-
Riemann;

du dv du dv
= ; =− 2.28
dx dy dy dx
41

Thực tế các đường v(x,y) vuông góc với u(x,y), kết hợp 2.28 và 2.24, ta có:

v v

dx + dy = 0 2.29
y x

Biểu diễn dạng tổng các phương trình vi phân ta có :

v(x,y) m= const. 2.30

Đó phương trình biểu diễn đường đẳng thế. Phương pháp này dùng để giải các bài
toán phân bố từ trường dừng không tải trong máy điện. Hàm thế vô hướng cũng sử dụng
giải các bài toán phân bố dòng điện. Xét phân bố dòng điện trong vật dẫn có hình dáng bất
kỳ, dòng điện không biển đổi theo thời gian thỏa mãn điều kiện trường không xoáy, ta có:

Rot σ = 0 2.31

Tương tự, điều kiện solenoit tự nhiên:

Div σ = 0 2.32

Trong môi trường đồng tính, ta có:


E= 2.33

Điện trường cũng lại được biểu diến qua một hàm thế vô hướng u:

E = - grad u 2.34

Ta có

σ = - γgrad u 2.35

kết hợp với 2.32 (solenoit tự nhiên), ta có:

div grad u = 0 2.36

Tương tự ta có:

2u 2 2
u+ u =0
+ 2.37
x2 y2 z2
42

Từ đó có thể áp dụng giải các bài toán cho các trường hợp cụ thể.

Hàm thế véc tơ

Bài toán trường biến thiên và solenoit tự nhiên. Trước tiên xét trwòng hợp dòng
điện không đổi, ta có:

rot H = σ 2.38

div B = 0 2.39

Ta có thể biểu diễn từ trường thông qua hàm thế véc tơ A:

B = rot A 2.40

Véc tơ A được chọn sao cho thỏa mãn điều kiện:

div A = 0 2.41

Xét trường hợp hệ số từ thẩm của môi trường bằng hằng số, từ 2.38 và 2.40 ta có:

Rot rot A = μσ 2.42

Theo 2.40 ta có phương trình biểu diễn thế véc tơ A:

2A  2
A 2A
2
+ 2 + 2 = −  2.43
x y
 z

Đây là phương trình vi phân Poisson. Trong nhiều trường hợp có thể xét hai tọa độ,
khi đó đễ dàng xác định được đường đẳng thế, vì từ 2.40 ta có:

Az A
Hx = ; Hy = − z 2.44
y x

Tiếp tuyến đường đẳng thế biểu diễn dạng:

dy H y
= 2.45
dx H x

Thay các giá trị từ 2.44, ta có:


43

Az A
dx − z dy =0 2.46
x y

Nghiệm phương trình sẽ là:

A(x,y) = const. 2.47

Đường đẳng thế chính là đường thỏa mãn phương trình 2.47

Thủ tục xét phân bố từ trường do dòng điện thay đổi trong không gian.

Trường hợp trường không biến thiên được xét tương tự như đã trình bày, ta xét
thêm trường hợp trường xoáy nhưng các đại lượng biến thiên theo thời gian theo quy luật
hình sin. Trường hợp xét quá trình quá độ, chỉ việc thay đạo hàm theo thới gian bằng toán
tử:


= j 2.48
t

Trường hợp xác lập, phương trình Maxwell có thể viết:

Rot E = - jωB 2.49

Rot H = σ 2.50

Ta biểu diễn từ trường thông qua thế vec tơ A, ta có:

H = rot A 2.51

Giả thiết thỏa mãn điều kiện:

Div A = 0 2.52

Phối hợp với biểu thức định luật Ôm:


E= 2.53

Trường hợp hệ số từ thẩm không đổi, ta có phương trình

2A  2
A 2A
2
+ 2 + 2 = − jk2 A 2.54
x y z
44

Trong đó k2 = ωγμ

Mật độ dòng điện được tính:

σ = - jk 2A 2.55

Biểu thức được tính cho dòng điện xoáy gây tổn hao trong vật dẫn.
2.4. Phân bố từ trường tản và lực điện từ tác dụng lên dây quấn MBA

Phân bố từ trường cửa sổ MBA được tính thông qua giải hệ phương trình Maxwell.
Giả thiết khi có dòng điện qua các dây quấn MBA, tạo ra từ thông có đường sức từ khép
kín, trong lõi thép thành phần tiếp tuyến từ trường trên bề mặt lõi thép bằng không..

Khi máy mang tải, bỏ qua thành phần dòng điện từ hóa ta có phương trình cân bằng
sức từ động:
g

W .i
s =1
s s =0 2.56

Trong đó:

g - là số dây quấn của MBA

WS, i S - là số vòng, dòng điện của dây quấn thứ s

Phương trình 2.56 cho thấy đường sức từ tản hướng tới thẳng góc với bề mặt lõi
thép. Trường hợp nhiều dây quấn cũng được tính tương tự như với một dây quấn. Ta có thể
xuất phát từ phương trình Poisson của thế véc tơ A:

2A  2
A
+ 2 = − 2.57
x 2
y

Trong môi trường không có biến thiên dòng điện, phương trình viết dưới dạng
Laplace.

Nếu ta bỏ qua cách điện mỏng ở dây quấn, khi đó tiết diện mặt cắt của cuộn dây thứ
s sẽ là aSbS và mật độ dòng (không xét hiệu ứng dòng xoáy) có độ lớn và hướng theo công
thức sau:
45

Wsi S
S = ± 2.58
a Sb S

Theo công thức 2.56 ta có:


g

 .a b
s =1
S S S =0 2.59

Tại cửa sổ mạch từ của MBA có 2 dây quấn (hình2.1). Tại vị trí đối xứng x = d
thành phần mật độ từ cảm By là:

 A 
By(x=d) = −  =0 2.60
 x 
x=d

Đối với mạch từ lõi thép MBA, thành phần mật độ từ thông theo trục x, y tại các
đường biên của cửa sổ mạch từ MBA: y = 0; y = h và x = 0; x = d

A  A

 
Bx =   =  = 0 2.61
y 
y=0
y

 y=h

 A  A 
By = −  = − = 0 2.62
 x 
x=0 x x=d

Nghiệm của phương trình Poisson 2.57 là tổng chuỗi điều hòa kép:

A = Aj,k cosmj x cosnk y 2.63


j k

Dễ nhận thấy biểu thức 2.63 với y = 0 thỏa mản biểu thức 2.61 và y = 0 thỏa mản
biểu thức 2.62. Ngoài ra:
π
sinmj d = 0 ví i
mj = ( j-1) 2.64
d

nk = ( k -1) π
sinnk h = 0 ví i 2.65
h
46

Trong đó j và k là số nguyên từ 1 →∞

Thay 2.63 vào 2.57 ta có được phương trình từ thế trong vùng dây quấn thứ s

( m
j k
2
j )
+ nk2 Aj,k cosmj x cosnk y = μ0 S 2.66

Hình 2.1: Kích thước MBA một pha sử dụng trong tính toán

Nhân 2 vế 2.66 cho cos mj x cos nk y, sau đó lấy tích phân vùng dây quấn (từ 0÷d và
0÷h) ta có:
2.67

Xét hằng số tích phân Aj,k trong hai trường hợp sau:

π
+ Với j = 1, k ≠ 1 ta có m j = 0, nk = (k -1) , phương trình 2.67 trở thành:
h

d.h g
(sinnk h2s - sinn k h1s )
n 2kA1,k = μ 0s as 2.68


Ta tính được A1,k:
g
2
A1,k = 3 0
n kdh
 a (sinn h
s=1
s s k
s
2 - sinnk h1s ) 2.69
47

+ Với j ≠ 1, k = 1 ta có:

20 g
A j,1 =  b (sinm jds2 - sinm jd1s )
m3j d h s =1 s s

Trường hợp tổng quát hằng số tích phân Aj,k như sau:
4 μ0 1 g

2  s
A j,k =  (sinm jd s2 - sinm jd 1s )
d.h m jnk (m j + nk ) s=1
2
2.70
x(sinn kh 2s - sinn k h1s )

Trường hợp đặc biệt, khi j = k =1 và m1 = n1 = 0. Suy ra chuỗi điều hòa kép là hằng
số. Tuy nhiên để biết sự phân bố mật độ từ thông ta phải tính đạo hàm từ thế vectơ, nghĩa
là giá trị hằng số của từ thế véc tơ sẽ bỏ qua.

Hình 2.2: Phân bố từ thông tản khi chiều cao hai dây quấn bằng nhau (a) và chiều cao
hai dây quấn không bằng nhau (b 1 /b2 = 4/3) [40]

Hình 2.2 vẽ phân bố của từ thông tản MBA


2.2a có 2 dây quấn đồng tâm cùng chiều cao. Khi đó, từ thông tản hầu hết chỉ có
thành phần hướng trục, chỉ cuối dây quấn mới có thành phần hướng kính. Hình 2.2b, vẽ sự
phân bố của từ thông tản của 2 dây quấn không cùng chiều cao, theo tỉ lệ b1/b2 = 4/3. Khi
đó, từ thông tản có cả thành phần hướng trục và phần hướng kính dọc dây quấn.
48

Do đó, đối với dây quấn cùng chiều cao (hình 2.2a), lực tác dụng lên dây quấn chủ
yếu là lực hướng kính. Do đó, đối với dây quấn không cùng chiều cao (hình 2.2b), có thành
phần lực lực hướng trục tác dụng lên dây quấn, lực này dễ phá hỏng dây quấn khi ngắn
mạch.

Lực tác dụng lên dây quấn được tính theo định luật lực điện từ. Thành phần hướng
kính của lực (theo trục x) trên đơn vị chiều dài dây quấn thứ s do thánh phần từ cảm hướng
trục B y tác dụng với dòng điện, ta có:

d s2 h 2s d 2s h 2s
A
s By dx dy = − dx
dy
Fx,s =  s  2.71
d s1 h 1s s s 
d h
x
1 1

Thay giá trị từ công thức 2.63 và lấy tích phân ta được:

A  
Fx,s = - s  j,k (cosm jd2s - cosm jd1s )
j= 1 k=1 nk 2.72
x (sinn kh s2 - sinn k h1s )

Tương tự, thành phần hướng trục của lực (theo trục y) trên đơn vị chiều dài dây
quấn thứ s do thánh phần từ cảm hướng kính Bx tác dụng với dòng điện, ta có:

d s2 h 2s d 2s h 2s
A
sB xdx dy = − dx
dy
Fy,s =  s  2.73
d s1 h 1s s s 
d h
y
1 1

Thay giá trị từ công thức 2.63 và lấy tích phân ta được:


A j,k

Fy,s = s  (sin m jd 2s - sin m jd1s )
j=1 k=1 m j 2.74
x (cos n k hs2 - cos n kh1s )
2.5. Phân tích kết quả tính cho MBA 630 kVA có lõi thép VĐH [1]
49

Bảng 2.1 thống kê thông số MBA phân phối 3 pha điện áp 630 kVA-22/0,4kV sử
dụng lõi thép VĐH.
Bảng 2.1: Thông số MBA phân phối 3 pha 630 kVA-22/0,4kV

Thứ tự Thông số Giá trị

1 Số pha 3

2 Tần số [Hz] 50

3 Công suất [kVA] 630

4 Nối dây Δ/Y

5 Điện áp dây cao áp/hạ áp [kV] 22/0,4

6 Số vòng dây quấnpha cao áp/hạ áp W2 /W1 1715/18


[vòng]

7 Dòng điện pha cao áp/hạ áp [A] 9,55/909,33

8 Điện áp ngắn mạch un% 5,75

9 Rn/ Xn [Ω] 15,73/43,62

2.5.1. Biểu thức dòng điện ngắn mạch MBA 630 kVA

Biểu thức dòng điện quá độ ngắn mạch MBA:


R
 - n ωt 
i = In 2 sin(ωt - ψ - φn ) + sin(ψ + φn ).e X n  2.75

 

Ta biết, ngắn mạch tại giá trị  = 0 dòng điện quá độ đạt trị số nguy hiểm nhất (lớn
nhất), thay  = 0 ta có:

 - Rn ωt
i = I n 2 sin(ωt - φ n ) + sin(φ n ).e Xn 2.76


50

Thông số ngắn mạch của MBA:

Xn = 43,62, Rn = 15,73

Xn
φn = arctg = 1,225rad , φn= 70,210
Rn
100 100
I n_CA = IđmCA. = 9,55. =166,1(A)
un % 5,75
100 100
I n_HA = IđmHA. = 909,33. =15814(A)
un % 5,75

Thay các giá trị có được vào công thức 2.76 ta được:

Dòng điện ngắn mạch cuộn cao áp:


- 0,396.100t
inCA =166,1 2 
sin(100t -1,225) + sin(1,225).e 2.77

Cuén Cao ¸ p
400

300
Dßng ®iÖn ng¾n m¹ch In [A]

200

100

-100

-200

-300
0 0.02 0.04 0.06 0.08
Thêi gian[s]

Hình 2.3: Dòng điện ngắn mạch trên cuộn dây CA

Dòng điện ngắn mạch cuộn hạ áp:


- 0,396.100t
inHA =15814 2 
sin(100t -1,225) + sin(1,225).e 2.78
51

4
x 10 Cuén h¹ ¸ p
4

Dßng ®iÖn ng¾n m¹ch In [A]


2

-1

-2

-3
0 0.02 0.04 0.06 0.08
Thêi gian[s]

Hình 2.4: Dòng điện ngắn mạch trên cuộn dây HA

Hình 2.3,4 cho thấy ta thấy dòng điện ngắn mạch của cuộn CA và HA, đạt giá trị
cực đại ở thời điểm t = T/4:

Imax.CA = 317,6A và Imax.HA = 30256A 2.79

Dòng điện ngắn mạch cực đại có giá trị lớn gấp 23,5 lần biên độ dòng định mức.

2.5.2. Phân tích ứng suất ngắn mạch trên cuộn dây CA và HA

Xét lực tác dụng lên cuộn dây tại mặt cắt hướng trục của dây quấn MBA (mặt phẳng
0xz). Ứng suất điện từ tác dụng lên dây quấn có hai thành phần:

+ Ứng suất hướng kính: fx = Bz.Jy

+ Ứng suất hướng trục: fz = B x.Jy

Thành phần ứng suất tổng: f = fx2 + fz2

Ứng suất fx và fz theo chiều dày cuộn dây HA và CA: Biên trong (x 0), ở giữa (x1) và
biên ngoài (x2) và theo chiều cao cuộn dây:

+ Theo chiều dày cuộn dây (trục x): Phân bố suất ứng fx , fz lớn nhất tại khu vực biên
ngoài của cuộn HA và biên trong cuộn CA.
52

+ Theo chiều cao cuộn dây (trục z): Phân bố suất ứng fx có giá trị lớn nhất tại giữa
của mỗi cuộn dây. Ưng suất fz có giá trị lớn nhất ở hai đầu cuộn dây và bằng không tại
giữa cuộn dây.

Kết quả phân bố ứng lực lớn nhất trên cuộn dây CA và HA được vẽ trên hình 2.5 và
2.6 và giá trị cực đại fmax.CA = 3,43N/m2 ; fmax.HA = 5,44N/m2

Hình 2.5: Phân bố ứng suất trên tại cạnh ngoài cuộn HA
53

Hình 2.6: Phân bố ứng suất trên tại cạnh trong cuộn CA
Kết quả cho thấy: Thành phần ứng lực tổng f lớn nhất này tại vị trí chính giữa biên
ngoài của cuộn dây HA và biên trong của cuộn dây CA. fxzmax = 5,444.107 N/m2. Ứng suất
lực cho phép của dây đồng σtbcp = (5÷10).107 N/m2[7]. Do đó, khi xảy ra ngắn mạch với
dòng điện cực đại thì ứng suất lớn nhất của dây quấn chưa vượt quá giới hạn cho phép.
2.5.3. Phân tích ứng suất dọc chu vi cuộn dây MBA có lõi thép VĐH

Do đặc thù công nghệ, lõi thép MBA có lõi thép sử dụng vật liệu VĐH có tiết diện
hình chữ nhật, để tiết kiệm dây quấn người ta không sử dụng cuộn dây trụ tròn mà sử dụng
cuộn dây hình trụ có mặt cắt ngang trục gần hình chữ nhật (hình 2.7 và hình 2.8). Do đó
lực phân bố dọc chu vi dây quấn không bằng nhau.

Để tìm vị trí nào trên cuộn HA có giá trị ứng suất lực lớn nhất ta giả định bán kính
cong bên trong cuộn HA là r =12, xét ứng lực phân bố trên 10 đường thẳng dọc biên ngoài
cùng theo chiều cao cuộn HA như mô tả trên hình 2.7 và hình 2.8.

Kết quả được vẽ trên hình 2.9. Ta thấy ứng lực lớn nhất nằm tại vị trí giữa của cuộn
dây theo chiều cao và tại các vị trí 4 và 6, vùng vách cong phía ngoài của cuộn HA, có giá
trị lớn nhất và được thể hiện rõ ở hình 2.10
54

Hình 2.7: Cuộn dây MBA sử dụng vật Hình 2.8: Mặt cắt ngang trục cuộn dây
liệu VĐH MBA sử dụng vật liệu VĐH

Hình 2.9: Phân bố ứng suất trên các đường 1,2…10 cuộn HA
Trên mỗi đường thẳng khảo sát ta thấy ứng lực lớn nhất nằm tại vị trí giữa của
đường thẳng (tức giữa cuộn dây theo chiều cao). Ứng lực lớn nhất tại các đường từ 1 đến
10 được mô tả trên hình 2.10 và hình 2.11. Rõ ràng tại các vị trí 4 và 6, tức vùng vách cong
của cuộn HA, có giá trị ứng lực nguy hiểm nhất.

Những kết quả tương tự cũng tìm thấy ở cuộn cao áp


55

Hình 2.10:Vùng có ứng suất lớn nhất Hình 2.11:Phân bố ứng suất lớn nhất

2.6. Cường độ điện trường trong cửa sổ MBA

Đối với MBA cần khảo sát điện trường cửa sổ ở các vị trí sau:
- Khoảng cách điện chính (giữa dây quấn CA và HA).
- Giữa các dây quấn của trụ liền kề.
- Giữa đầu dây quấn và gông từ.
- Cách điện vòng.
- Giữa đầu dây ra với vỏ và các đầu dây khác

Hình 2.12: Các lớp cách điện giữa CA và HA

Đối với MBA vấn đề điện trường quyết định thông số kết cấu cách điện của máy.
Tính toán chính xác bố trí cách điện là bài toán phức tạp vì vật khi thiết kế chọn khoảng
56

cách cách điện cần phối hợp với kết quả thực nghiệm. Đối với MBA phân phối, cần chú ý
hơn khảo sát điện trường ở khoảng cách điện chính.
Khoảng cách điện chính giữa dây CA và HA gồm cách điện epoxy, ống cách điện
và không khí, kiểm tra vùng này cần dựa vào điện áp thử, điện áp thử được xác định qua
điện áp làm việc định mức.
Cường độ điện trường của ống cách điện đồng tâm và không khí được xác định theo
F.W.Peek:
2 Umax
Gx = 2.80
Dx ln D2 D
ln 3 ln 4
D D
ln n
D1 D2 D3 Dn−1
+ + + ... +
1 
2 3 
n−1

Nếu thay lôgarit tự nhiên bằng lôgarit cơ số 10 ta có:


2 U max
Gx = 2.81
2,3D x lg D2 D
lg 3 lg 4
D D
lg n
D1 D2 D3 D n−1
+ + +... +
1 
2 
3 
n −1

Trong đó:
D1, D 2, …,D n- Đường kính mặt trụ các lớp điện môi (hình 2.12)
Gx – Cường độ điện trường ứng với đường kính Dx.
εx – Hằng số điện môi của vật liệu tại điểm xét.
Chọn:
Hằng số điện môi không khí bằng 1, cường độ đánh thủng Gmax = 3kV/mm.
Hằng số điện môi của epoxy ε = 5 và cường độ đánh thủng Gmax = 15kV/mm.
Biểu thức đã dẫn chỉ đúng với môi trường đồng tính, phần nguy hiểm nhất cần kiểm
tra là các phần đầu dây CA và HA đối diện nhau, ở đầu cuối đường sức từ trường không
còn đều nhau và sát đầu dây đường sức dày hơn (hình 2.13)
57

Hình 2.13: Phân bố điện trường Hình 2.14: Hệ số k phụ thuộc bán kính cong r
Sự tăng cao cường độ từ trường phụ thuộc bán kính cong, bán kính càng nhỏ, độ
tăng cao cường độ từ trường càng lớn.
Tiến hành tính sường độ từ trường ứng với các giá trị đường kính cong như sau:
Tính cường độ từ trường Gx theo công thức 2.80, Gmax được tính theo công thức:
Gmax = k.Gx. 2.82
k được xác định dựa vào trị số kích thước r và a và tra theo hình 2.13.
Theo thí nghiệm của Hurrl [2], từ trường Gmax nguy hiểm nhất ở hướng lệch một
góc 30 0, vì thành phần tiếp tuyến của cường độ điện trường dọc theo các lớp có tầm quan
trọng hơn, khi đó:
G1 = 0,5G max . 2.83
Nếu cách điện có nhiều lớp độ bền cách điện theo phương này rất yếu.
2.7. Kết luận chương 2
Dựa vào hệ phương trình Maxwell xây dựng một mô hình tính toán phân bố từ
trường tản, từ đó phân tích ứng suất trên dây quấn MBA trong trường hợp ngắn mạch 3
pha đối xứng phương pháp giải tích. Để giải hệ phương trình Maxwell ta có thể sử dụng
phương pháp giải tích hoặc tính gần đúng bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Thực chất
phương pháp giải tích cũng phải dựa trên cơ sở gần đúng, hầu hết hệ phương trình vi phân
đạo hàm riêng viết theo Maxwell đều không có đáp án giải tích, do đó phải gần đúng để
58

đưa về dạng có nghiệm giải tích. Nhờ phương pháp tính dựa trên hệ thống máy tính hiện
đại, các phần mềm hỗ trợ thông minh, giúp ta giải các bài toán điện từ thuận lợi hơn.
Kết cấu dây quấn MBA có liên quan đến phân bố từ trường tản do đó làm ảnh
hưởng lớn đến phân bố lực điện từ tác dụng lên dây quấn. MBA kinh điển, sử dụng lõi thép
bằng tôn silic, thường có tiết diện hình tròn. Dây quấn CA và HA thường cùng chiều cao,
đặt cân xứng thì có độ bền chịu lực là tốt nhất, phần do không có thành ph ần ứng lực dọc
trục, phần do ứng suất lực đồng đều khắp chu vi dây quấn. Trường hợp có nhiều đầu phân
áp, bắt buộc có nấc phân áp tạo nên chiều cao dây quấn CA và HA không bằng nhau, để
giảm thiểu lực dọc trục cũng như phân bố ứng lực đồng đều hơn người ta bố trí phần chênh
lệch chiều hai dây quấn đối xứng.
Để tiết kiệm năng lượng, sử dụng lõi thép VĐH, do tính chất đặc biệt công nghệ chế
tạo mà tiết diện lõi thép là hình chữ nhật. Bài toán tính phân bố lực giúp ta chọn được hình
dáng tối ưu dây quấn là bài toán kinh tế kỹ thuật đang được quan tâm nghiên cứu.
Tham khảo kết quả trong [1] về tính từ cảm tản hướng kính Bx và hướng trục By
trong không gian dây quấn HA và CA MBA 630kVA, được ứng suất lực hướng kính,
hướng trục tác dụng lên dây quấn. Tìm ra các điểm chịu lực nguy hiểm và đề xuất sử lý
theo yêu cầu kinh tế kỹ thuật đối với MBA sử dụng lõi thép bằng vật liệu VĐH. Tuy nhiên
mới có ý tưởng thông qua tính toán về giả định kết cấu cuộn dây với các kích thước lõi
thép khác nhau. Nghiên cứu chứng minh được biểu thức tổng quát tính toán hình dáng dây
quấn sẽ hỗ trợ nhiều cho nghiên cứu thiết kế chế tạo MBA sử dụng lõi thép bằng vật liệu
VĐH.
Có nhiều nội dung nghiên cứu liên quan đến sử dụng vật liệu VĐH trong MBA khô
mà điển hình là bài toán nhiệt, cần tính đến sự thay đổi các thông số về nhiệt của epoxy
theo nhiệt độ sẽ trình bày trong chương 3.
59

Chương 3
PHÂN BỐ NHIỆT TRONG MÁY BIẾN ÁP KHÔ
3.1. Các phương thức truyền nhiệt

Mạch từ và dây quấn là nguồn phát nhiệt làm tăng nhiệt độ các bộ phận khác nhau
của một máy biến áp [42]. Tổn hao lõi thép và tổn hao đồng gọi là tổn hao chính, ngoài ra
còn các tổn hao phụ như tổn hao phụ dây quấn (do đầu nối, dòng Phu cô trong dây dẫn),
tổn hao phụ lõi thép (từ trường tản móc vòng vật liệu kết cấu, vỏ thùng)… đều biến thành
nhiệt trong máy biến áp.
Kết nối điện không tốt bên trong các máy biến áp, dẫn đến một điện trở tiếp xúc
cao, gây ra nhiệt độ cao hơn. Nhiệt độ quá cao do sự nóng lên của bu lông nằm trong
đường dẫn của từ trường tản, có thể làm hỏng gioăng. Nhiệt sinh ra do tất cả những tổn hao
phải được truyền ra môi trường để tránh làm lõi thép, dây quấn và các bộ phận cấu trúc quá
nhiệt độ cho phép, tránh làm vật liệu cách điện chóng hóa già. Nếu cách điện chịu nhiệt độ
cao hơn giá trị cho phép trong một thời gian dài, nó sẽ mất tính chất cách điện; nói cách
khác là giảm tuổi thọ cách điện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ biến áp. Có hai đặc
tính cơ bản của vật liệu cách điện: độ bền cách diện và độ bền cơ học. Độ bền cách diện
của vật liệu cách điện trong dầu của vật liệu chỉ được đảm bảo đến một nhiệt độ nhất định,
quá mức đó sẽ giảm nhanh chóng, lúc đó các vật liệu cách nhiệt trở nên giòn và độ bền cơ
học cũng giảm. Ngược lại, độ bền cơ khí mà bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao hơn và lão hóa,
ảnh hưởng đến độ bền điện môi. Do đó, độ bền cách diện không không phải tiêu chuẩn duy
nhất đánh giá sự tác động của nhiệt độ trên các vật liệu cách nhiệt.
Ước tính chính xác của nhiệt độ trên tất cả các bề mặt là rất quan trọng trong thiết
kế của MBA để quyết định mật độ từ thông hoạt động trong lõi và mật độ dòng điện trong
cuộn dây. Nó giúp trong việc kiểm tra tính đầy đủ của các giải pháp làm mát lõi thép và
cuộn dây. Nó cũng giúp trong việc đảm bảo vận hành tin cậy của MBA từ tuổi thọ cách
điện có thể được ước tính cho phép điều kiện quá tải và các tính toán khác.
Các giá trị của nhiệt độ dầu và cuộn dây tối đa phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
xung quanh, thiết kế biến áp, điều kiện tải và phương pháp làm mát. Các giới hạn cho nhiệt
60

độ môi trường xung quanh và các giới hạn tương ứng với độ tăng nhiệt độ dầu, độ tăng
nhiệt độ dây quấn được quy định trong các tiêu chuẩn quốc tế. Khi nhiệt độ môi trường
xung quanh được quy định thay đổi theo các quốc gia khác nhau do đó độ tăng nhiệt độ
cho phép cũng thay đổi theo.
Ví dụ trong IEC 60.076-2 (ấn bản thứ hai: 1993), nhiệt độ môi trường xung quanh
tối đa 40°C, độ tăng nhiệt độ lớp dầu trên bề mặt cho phép là 60°C. Ở một đất nước mà
nhiệt độ môi trường xung quanh tối đa là 50°C, giới hạn tăng nhiệt độ lớp dầu trên bề mặt
có thể được giảm tương ứng còn 50°C.
Nếu các náy biến áp đặt ở độ cao lớn hơn 1000 m so với mực nước biển, độ tăng
nhiệt độ cho phép đối với MBA được giảm theo các hướng dẫn được đưa ra trong các tiêu
chuẩn vì thực tế rằng mật độ không khí giảm với sự gia tăng độ cao làm giảm hiệu quả làm
mát. Độ cao về cơ bản ảnh hưởng đến sự trao đổi nhiệt đối lưu. Như vậy khi đặt MBA ở độ
cao trên 1.000 m ta không thể sử dụng trực tiếp các tiêu chuẩn ở dưới 1000 m mà phải hiệu
chỉnh theo hướng dẫn.
Dầu làm mát MBA dùng cho cả hai mục đích: làm mát và cách điện. Nhiệt năng từ
lõi thép, cuộn dây và các thành phần cấu trúc được dầu tuần hoàn truyền tải ra môi trường
xung quanh là không khí hoặc là nước thông qua các phương thức làm mát khác nhau.
Ba phương thức truyền nhiệt:
Các cơ chế truyền nhiệt trong MBA diễn ra bằng ba phương thức: dẫn nhiệt, đối lưu
và bức xạ. Trong vật dẫn và chất cách điện thì dẫn nhiệt đóng vai trò quan trọng. Trong
dầu làm mát máy biến áp, đối lưu đóng vai trò quan trọng nhất và việc dẫn nhiệt là ít quan
trọng nhất. Bề mặt làm mát tiếp xúc với môi trường không khí thì đối lưu và bức xạ đóng
vai trò quan trọng hơn. Xử lý toán học chặt chẽ để thể hiện những phương thức truyền
nhiệt là khá khó khăn và do đó chủ yếu là dựa vào công thức kinh nghiệm.
Để xét các phương thức truyền nhiệt, người ta chia máy biến áp làm hai nhóm:
Nhóm nguồn nhiệt (gồm dây quân, lõi thép) và nhóm truyền nhiệt (gồm cách điện, dầu,
vách thùng, môi trường).
61

Như vậy, nhiệt được truyền từ máy biến áp ra môi trường qua các vật liệu thể
rắn, lỏng, khí. Nhiệt truyền qua thể rắn dưới dạng dẫn nhiệt, truyền qua thể lỏng khí
dưới dạng đối lưu. Ở vỏ thùng nhiệt được truyền ra môi trường xung quanh dưới dạng
bức xạ.
3.1.1 Dẫn nhiệt
1. Vật thể không chứa nguồn nhiệt:
Hình 3.1 mô tả kích thước vật thể đơn (một lớp) và vật thể có nhiều lớp.

Hình 3.1: Dẫn nhiệt vật thể một lớp (a) và nhiều lớp (b)
Xét vật thể đơn (hình 3.1a), dòng nhiệt chạy dọc vật thể, ta có:

S
Q=  3.1
l

Trong đó:

Q – lượng nhiệt truyền trong một đơn vị thời gian. W;

θ = T1 – T 2 – chênh lệch nhiệt độ tạo nên dòng nhiệt, 0C;

λ – nhiệt dẫn xuất, W/m.0C .

S – tiết diện dẫn nhiệt, m2;

l – chiều dài đường truyền nhiệt.

Chia 2 vế phương trình 2 cho S ta có:

Q = q = 3.2
S l

l
Từ đó:  =q 3.3

62

Trong đó q là nhiệt lượng truyền qua tiết diện 1m 2 trong một đơn vị thời gian, hay
còn gọi là phụ tải nhiệt của tiết diện, W/m2.

Trường hợp vật thể gồm nhiều lớp cách điện kề nhau (hình 3.1b) có chiều dày khác
nhau, nhiệt dẫn khác nhau, ta có thể dùng công thức 3.3, trong đó:

1
l = l1 + l2 + l3 +...,  = 3.3
l1 l2 l3
+ + +...
1 
2 
3

Bảng 3.1 thống kê giá trị hệ số λ, nhiệt dung C và khối lượng riêng của một số loại vật
liệu dùng chế tạo MBA.

Bảng 3.1: Thông số về nhiệt một số vật liệu chế tạo máy biến áp.
Vật liệu Nhiệt dẫn xuất Nhiệt dung C. Khối lượng riêng.
λ, W/m.0C W/kg. 0C Kg/m3
Đồng 380 390 8,93.103
Nhôm 220 920 2,7.103
Lá thép MBA có Chiều dọc 19 ÷ 30 490 (7,5÷7,65).103
chiều dày 0.35mm Chiều vuông góc
(trong dầu) Cách điện giấy 2,0
Cách điện sơn 3,6
Bìa Khô 0,19 Khô ~ 1300 Khô (1÷1,35).103
Ngâm dầu 0,25
Giấy cứng 0,25 1400 ÷ 1500 (1,15 ÷ 1,42).103
Giấy cáp Khô 0,1 Khô 1150 ÷ 1350 Khô 0,8. 103
Trong dầu 0,17 Trong dầu 1,0. 103
Dầu MBA 0,125 1900 ÷ 2000 (0,88 ÷ 0,9). 103 .
ở 200C.
3
Sứ 1,55 880 (2,2 ÷ 2,4). 10
Nước 0,59 4180 1,0. 103
63

2. Vật thể là nguồn nhiệt:

Hình 3.2 vẽ lăng trụ là nguồn nhiệt, ở đó p là nhiệt phát sinh trên đơn vị thể tích,
nhiệt tỏa đi đồng đều và truyền ra ngoài theo bề mặt S 1, S2.

Hình 3.2: Phân bố nhiệt độ dọc hình lăng trụ là nguồn nhiệt

Giả thiết nhiệt độ lớn nhất nằm ở mặt phẳng đối xứng O, truyền đồng đều ra hai mắt
phẳng S 1 và.
Xét lớp nguyên tố dx cách mặt phẳng đối xứng khoảng x.
Trong một dơn vị thời gian chảy qua lớp nguyên tố đó năng lượng p.S.x và năng
lượng chảy qua tính trên một đơn vị diện tích là: q x=p.x.
Áp dụng biểu thức 3.3 cho lớp vô cùng bé ta có độ chênh nhiệt độ:

dx
d=− px 3.4

λ – nhiệt dẫn xuất của vật thể theo phương ±x.
Dấu “-“ trong công thức 3.4 chỉ rằng khi càng tăng khoảng cách x nhiệt độ càng
giảm.
Tích phân 3.4 ta có:
2
 =− px + A 3.5
2

Ở hai biên, x = ± , nơi mặt phẳng S1, S 2 là nhiệt độ môi trường, θ=0, ta có:
64

A=p.a2/8λ, thay vào biểu thức 3.5 ta được:


2
px 2 pa 2 pa 2  2 x 
= − + = 1 −  3.6
2 8  8   a 

Phân bố nhiệt độ có đường đặc tính là parabol (hình 1.2). Khi đó độ chênh nhiệt độ
giữa điểm x = 0 và mặt S1 hoặc S2 là:

pa 2
a/2 = 3.7
8

Độ tăng trung bình của nhiệt độ là:

1 a /2 pa 2 2
tb =  d x = = a /2 3.8
a − a/2 12 3

Nhiệt lượng ở một đơn vị thể tích là p (W/m3 ), chiều dài vật thể là a(m) và nhiệt dẫn
xuất là λ(W/m0 C), ta có θ1 và θ2 tính bằng 0 C.
3.1.2 Đối lưu
Hiện tượng đối lưu xảy ra ở thể lỏng hoặc khí. Nhiệt lượng truyền đi phụ thuộc vào
môi trường (dầu hay không khí), độ chênh lệch nhiệt độ và chuyển động cưỡng bức xung
quanh vật thể.

Khi làm mát tự nhiên bằng không khí hoặc dầu, một lớp của môi trường bị gia nhiệt
trở nên nhẹ hơn và chuyển động lên phía trên. Tốc độ dòng chảy biến đổi từ 0 ở bề mặt đạt
tới giá trị cực đại rồi lại trở về 0. Mỗi lớp xảy ra quá trình chuyển động như vừa được xét
được gọi là một dải của dòng chảy. Bề rộng của dải này ở không khí vào khoảng 12mm; ở
đầu là 3mm. Tốc độ dòng chảy không khí không quá 1 m/s, ở đầu không quá 1 cm/s. Quá
trình đó được gọi là chảy tầng, các dòng chảy song song với nhau và song song với bề mặt
làm mát.

1. Tải nhiệt bằng đối lưu ở môi trường không khí.

Trước tiên xét sự tải nhiệt bằng đối lưu tự nhiên theo mặt thẳng đứng. Theo Schmidt
và Bechmann có thể biểu diễn nhiệt lượng truyền tải trong một đơn vị thời gian theo một
đơn vị diện tích mặt thẳng đứng dưới dạng:
65


qk =C 1,25 3.9
4 t a0 H

Trong đó: δ – mật độ tương đối của không khí;

θ – chênh lệnh nhiệt độ trung bình của vật gia nhiệt và không khí;

ta0 – nhiệt độ môi trường xung quanh ( 0K)

H – chiều cao mặt làm mát.

θ tính theo [0C]; T0 nhiệt độ môi trường [0C], H [m]; qk[W/m2], C = 10, ta có :


qk =10 1,25 3.10
4 (273 + T0 ) H

Với giá trị t0 = 20 0C, ta có:


qk = 2, 46(1 − 9, 2.10− 4T0 ) 4 1,25 3.11
H

Thay đổi T0 khoảng 10 0C, giá trị q k thay đổi cỡ 1%.

Mật độ tương đối của không khí δ được tính gần đúng như sau:

h là chiều cao so với mặt biển của vị trí đặt MBA, tính theo km.

Công thức này chỉ đúng khi h ≤ 6 km. Ở độ cao càng lớn, không khí càng loãng, dẫn
nhiệt kém. Những MBA đặt ở độ cao h ≥ 1000m phải lưu ý hơn về làm mát.

Trong thực tế H > 1m dòng bắt đầu chảy rối; khi đó chiều cao bề mặt làm mát

không còn làm vai trò làm mát. Bỏ qua phần H ≥ 1m, gần đúng lấy 1.

Theo 3.11 nhiệt độ môi trường T0 = 20 0C và = 1; = 1, nhiệt truyền trên đơn


vị diện tích [W/m2 ] được tính gần đúng là:

qk = 2,42θ1,25 3.12
66

Chia hai vế của phương trình 3.11 cho θ ta được hệ số truyền nhiệt bằng đối lưu
(W/m2. 0C):

qk 
k = = 2, 46(1 − 9, 2.10−4 T0 ) 4 0,25 3.13
 H
Khi tính gần đúng ta có:

3.14

Giá trị αk tăng tỉ lệ với căn bậc bốn của độ chênh nhiệt θ.
Bảng 3.2 thống kê giá trị qk và ak theo công thức 3.13 và 3.14

Bảng 3.2: Giá trị ak , qk đối lưu tự nhiên, T0 = 200C, 1; 1


θ 20 30 40 50 60 75

qk W/m 2 103 170 244 320 402 533

ak W/m 2. 0C 5,15 5,67 6,1 6,4 6,7 7,11

Như vậy lượng nhiệt tải từ mặt phẳng S k ở độ chênh trung bình θ giữa vật gia nhiệt
và dòng khí có thể được biểu diễn:

 
Qk =Sk qk =Skk  =Sk 
k0   3.15
0 

Trong đó:

αk0 – hệ số truyền nhiệt tương ứng với chênh nhiệt độ θ0, ví dụ ứng với chênh nhiệt
độ khi các thông số là định mức

Trường hợp bề mặt làm mát không phẳng, lượng nhiệt truyền tải bằng không khí
nhỏ hơn khi mặt làm mát phẳng. Mức độ giảm khả năng truyền nhiệt được xác định bằng
thực nghiệm.

Công thức 3.12 có thể viết dưới dạng:


67

3.16

Khi truyền nhiệt bằng đối lưu tự nhiên trong không khí, thay đổi nhiệt độ θ chậm
hơn tổn thất nhiệt. Người ta có thể tăng cường truyền nhiệt bằng cách thổi gió cưỡng bức
vào bề mặt gia nhiệt.

Biết dòng khí dọc bề mặt thẳng đứng (từ dưới lên trên) có tốc độ v, hệ số αk được
tính như sau:

Khi v ≤ 5 m/s, Tk = 500 C

αk = 6 + 4,1v 3.17

Khi v > 5 m/s, Tk = 20 ÷ 1000C,

 T − 50 0,78 1
k = 6,13 − k v
 3.18
 98  H
0,22

1
Tk = (Ttb − Tkk ) - giá trị trunh bình nhiệt độ mặt làm mát (t tb) và nhiệt độ không khí
2
(tkk ), 0C.

− chiều cao mặt làm mát, m.

αk – hệ số truyền nhiệt, W/m 2. 0C.

2. Tải nhiệt bằng đối lưu ở môi trường dầu.

Tính toán truyền nhiệt bằng dầu phức tạp hơn môi trường không khí, do dạng bề
mặt làm mát khúc khuỷu, dầu không tiếp cận đồng thời mặt được làm mát.

Hệ số truyền nhiệt qua lại từ dầu sang vách thẳng đứng là:

Ttb
k = 384  3.19
50

Trong đó: θ – chênh nhiệt độ bề mặt gia nhiệt và dầu làm mát.

Ttb – nhiệt độ trung bình bề mặt gia nhiệt (được làm mát).
68

Thí dụ: θ = 200C – độ tăng nhiệt trung bình bề mặt dây quấn so với dầu;

θ 01= 480C – độ tăng nhiệt của dầu; T0 = 250C.

Ttb = 20 + 48 + 25 = 93 0C.

110 W/m2. 0C.

Do , ta có qk = αk θ. Phương trình 3.19 có thể viết dưới dạng:

1,25
Ttb
k = 38  3.20
50

So sánh 3.20 với phương trình 3.11 hoặc 3.16, ta thấy độ tăng nhiệt tỉ lệ với tổn hao
theo số mũ 0,8.

Giá trị ak và qk tra từ đường cong sẽ lớn hơn tính theo 3.19 và 3.20.

Trường hợp chung thường lấy αk = 100 W/m 2. 0 C.

Trường hợp mặt cần làm mát nằm ngang, như khe hở hướng kính giữa bánh dây,
thường lấy ak bằng 50% giá trị mặt thẳng đứng.

Bơm cưỡng bức thì điều kiện làm mát tốt hơn, có thể tăng thêm 20 ÷ 30% so với
làm mát tự nhiên.

Để tính sự tăng nhiệt dây quấn thường xác định giá trị khác nhau ak của mặt thẳng
đứng và mặt nằm ngang và lấy trị số trung bình của hai loại mặt làm mát: 55 – 65 W/m2.
0
C (làm mát tự nhiên) và 70 ÷ 80 W/m2 . 0C (làm mát cưỡng bức).
3.1.3 Bức xạ
Công suất bức xạ của một đơn vị diện tích bề mặt gia nhiệt được tính theo công thức
Stefan – Boltzmann:
4 4
qbx = kv (Ta1 − Ta 2 ) 3.21

Trong đó:
69

Ta1, Ta2 – nhiệt độ tuyệt đối của vật nóng và môi trường xung quanh.

k – hằng số bức xạ của vật đen tuyệt đối.

v – hệ số bức xạ tương đối, bằng tỉ lệ nhiệt phát ra từ vật thể đang xét với lượng
nhiệt phát ra từ vật đen tuyệt đối (cùng kích thước, cùng nhiệt độ, cùng môi trường). Trị số
v phụ thuộc vào vật thể, bề mặt vật thể (độ bóng).

Bảng 3.4 thống kê trị số v cho các vật liệu khác nhau.

Giả thiết bề mặt bức xạ của vật nhỏ hơn bề mặt của các vật thể gần đó, có thể phản
bức xạ. Khi q(W/m2), T a1, Ta2(0K), hằng số k = 5,77.10-8 W/m2.0 K4, điền vào 3.21 ta có:
4 4
qbx =5,77 v (Ta1 /100) −( Ta 2 /100 ) 
 
3.22

Khi chênh lệnh nhiệt độ θ = Ta1 – Ta2 = 750C, ta có thể viết 3.22 dưới dạng:

qbx = 2,38v1,25 (1 + 0,011T0 ) 3.23

T0 – nhiệt độ môi trường;

θ – chênh nhiệt độ vật được làm mát và môi trường.

qbx – công suất bức xạ của một đơn vị diện tích bề mặt nung nóng, W/m2.

Bảng 3.3: Hệ số bức xạ tương đối của một số vật liệu


Vật liệu v Vật liệu v
AL Sulfat 0,08 Sơn nhôm 0,55
Cu không oxy hóa 0,15 Cách điện giấy và sơn 0,9
Đồng thau 0,21 Sơn vỏ MBA 0,8 ÷ 0,9
Đồng oxy hóa 0,6 Bồ hóng 0,95

cho độ chênh nhiệt0đ7ộ θ ta được hệ số đặc trưng cho tải nhiệt bằng bức xạ
Sắ 3.23 hó
Chia
gọi là hệ số truyền nhiệt bức xạ:
(Ta1 /100 )4 − (Ta 2 /100 )4
bx = 5, 77v  3.24

70

Ứng với công thức đơn giản:


bx = 2,38v 0,25 (1 + 0,011T0 ) 3.25

Bảng 3.4. Hệ số đặc trưng truyền nhiệt bức xạ trường hợp v = 0,87
So sánh bảng 3.2 và 3.4 ta thấy các hệ số đặc trưng cho đối lưu và bức xạ nhiệt là
giống nhau, chỉ khác nhau ở cách tính diện tích bề mặt. Đối với đối lưu, diện tích bề mặt
tính ứng với toàn thể diện tích làm mát của vật thể; đối với bức xạ chỉ tính bề mặt bao của
nó. Ví dụ, vỏ thùng dầu hình sóng diện tích bề mặt đối lưu tính Sk cho toàn thể diện tích
mặt sóng của vỏ, ngược lại diện tích ứng với bức xạ nhiệt Sbx , tính bằng chiều cao chiều
dài theo chu vi. Tỉ lệ Sbx /Sk càng nhỏ, truyền nhiệt đối lưu càng mạnh.

Bảng 3.4. Hệ số đặc trưng truyền nhiệt bức xạ


Độ tăng qbx Nhiệt độ môi trường t0 , 0 C
nhiệt θ,0C α bx Đơn vị -10 0C 0 +10 +20 +30 +40
qbx W/m2 129 145 161 177 193 209
30
α bx W/m2.0 C 4,3 4,85 5,58 5,91 6,43 6,96
qbx W/m 2 185 209 232 254 277 299
40
αbx W/m2.0 C 4,63 5,22 5,79 6,35 6,92 7,49
qbx W/m 2 244 275 305 334 365 396
50
αbx W/m2.0 C 4,88 5,5 6,1 6,68 7,3 7,92
qbx W/m 2 306 346 383 420 459 496
60
α bx W/m2.0 C 5,1 5,76 6,38 7,0 7,64 8,29
qbx W/m 2 405 458 506 557 608 655
75
α bx W/m2.0 C 5,4 6,1 6,75 7,42 8,1 8,75

Công suất truyền nhiệt từ vật thể sang môi trường có thể biểu diễn dưới dạng:

Qk =Sk qk =Skk  =Sk    3.26


k 0 
0 
71

Trong đó 3.27

– hệ số tải nhiệt tương ứng với độ tăng nhiệt θ0.


3.2. Nghiên cứu truyền nhiệt trong MBA khô có lõi thép VĐH
3.2.1 Đặt vấn đề
Nghiên cứu truyền nhiệt của MBA khô 50 kVA có dây quấn đúc trong epoxy. Khi
mang tải, có tổn hao trong dây quấn và trong lõi thép do đó các dây dẫn và cách điện hệ
thống bị tăng nhiệt. Để xác định sự phân bố nhiệt độ trong dây quấn và cách điện, ta cần
biết các thông số nhiệt của hệ thống cách điện và các điều kiện biên. Ta xác định được các
điểm phát nóng vượt quá giá trị bình thường nhờ mô hình số. Dưới đây sẽ tính thông qua
các biểu thức dẫn nhiệt, lan truyền nhiệt trong cách điện và nhiệt dung của vật liệu. Độ dẫn
nhiệt thu được bằng thực nghiệm nhờ các nguồn nhiệt có thể điều chỉnh được nhiệt độ
trong phạm vi từ nhiệt độ trong phòng tới 1550 C, đó là giới hạn nhiệt của lớp cách điện cấp
F. Các thông số truyền nhiệt trong điện môi thu được nhờ ước lượng tham số bằng cách lắp
mô hình phân tích xấp xỉ dữ liệu nhiệt độ-thời gian của thí nghiệm dẫn nhiệt. Nhiệt dung
riêng được thu thập từ các định nghĩa khả năng tải nhiệt và mật độ cách điện-hệ thống. Để
cải thiện đặc tính điện theo các tiêu chí MBA, ta sử dụng một mô phỏng số của các cấu
trúc điện môi khác nhau đã được thực hiện bằng chương trình máy tính. Các điều kiện biên
cho giai đoạn mô phỏng nhiệt cũng được xác định bằng thực nghiệm từ kiểm tra nhiệt độ.
Cuối cùng, để có được dữ liệu cho thiết kế nhiệt, một mô phỏng số của gia tăng dòng điện
trong dây quấn. Giai đoạn mô phỏng nhiệt được thực hiện ở các mật độ dòng điện khác
nhau trong dây dẫn có và không có màn tĩnh điện để xác định trường nhiệt độ và nhiệt độ
có thể đạt tối đa. Nhiệt độ tối đa đạt được chỉ thấp hơn giá trị cho phép 15-200 C.
3.2.2 Giới thiệu nội dung
MBA khô được sử dụng ở những nơi có yêu cầu cao về phòng chống cháy nổ: nơi
đông ngươi qua lại, các công trình gần biển, các toà nhà cao tầng, dưới lòng đất. Nhiệt độ
cho phép từ 150°C và 180 C (lớp nhiệt F và H). MBA epoxy thường hoạt động ở chế độ
đầy tải. Do đó, nhiệt độ do tổn hao đồng làm nóng dây dẫn và cách điện lớn. Cách điện
72

bằng nhựa epoxy trộn với bột silica theo một tỷ lệ xác định, cung cấp đầy đủ tính chất
nhiệt, cơ khí và điện. Hệ thống cách điện cấp F chịu giới hạn nhiệt 155°C. Do đó MBA
được thiết kế sao cho khi làm việc định mức nhiệt độ không được vượt quá trị số cho
phép. Mặt khác, việc tính toán thực hiện trong điều kiện của trường nhiệt độ ổn định. Việc
tính toán trong trạng thái quá độ nhiệt bằng thực nghiệm.
Tìm hiểu tính chất nhiệt của hợp chất nhựa epoxy, silic và chất kết dính thông qua
sáu mẫu vật liệu cách điện cấp F. Trong đó ba mẫu trộn epoxy với phụ gia theo tỷ lệ, bột
silic 50% và khối lượng chất kết dính 0,5%. Ba mẫu còn lại theo tỷ lệ bột silic 50% và khối
lượng chất kết dính 0,5%. Các phép đo được tiến hành ở 25 ° C.
Các bước:
a) Thiết lập quan hệ truyền nhiệt trong dây quấn, truyền nhiệt và nhiệt dung trong
điện môi theo hàm của nhiệt độ theo tỷ lệ phụ gia silic 50%, kết dính 0,5%.
b) Thực nghiệm đo nhiệt độ biên theo 4 chế độ tải khác nhau.
c) Giải bằng mô hình số theo các chế độ khác nhau của nhiệt độ, xác định giá trị và
vị trí nhiệt độ lớn nhất.
Độ dẫn nhiệt được xác định bằng các nguồn nhiệt thay đổi tám mức nhiệt độ trong
khoảng nhiệt độ môi trường và 151°C [23]. Trong mô hình này, tính dẫn nhiệt và khuyếch
tán nhiệt trong cách điện xác định sự gia tăng nhiệt độ trong môi trường vô hạn gây ra bởi
một nguồn nhiệt [23]. Khuyếch tán nhiệt được xác định từ các dữ liệu nhiệt độ theo mô
hình dẫn nhiệt sử dụng ước lượng tham số. Đó là bài toán dẫn nhiệt trong môi trường vô
hạn được thu thập từ các dữ liệu để xây dựng mô hình toán học thích hợp, trong đó mô tả
vật lý của thí nghiệm.
Các điều kiện biên nhiệt độ của MBA được đo ở 29 vị trí được lựa chọn dọc theo
bốn cạnh của tiết diện ngang sử dụng cặp nhiệt ngẫu và hệ thống máy tính thu thập dữ liệu.
MBA được cấp nguồn và được theo dõi cho đến khi điều kiện trạng thái ổn định đã đạt
được. Cuối cùng, các điều kiện biên và độ dẫn nhiệt của lớp cách điện F được cài với một
mã máy tính bằng phần tử hữu hạn để tính toán trường nhiệt trạng thái ổn định ở mật độ
dòng điện khác nhau. Bằng cách này, nhiệt độ tối đa mà MBA sẽ đạt được trong điều kiện
hoạt động bình thường không được vượt quá nhiệt độ tối đa cho phép.
73

Mục tiêu của nghiên cứu để đưa ra các tiêu chí về điện môi và nhiệt cho chế tạo
MBA khô bọc trong epoxy. MBA có công suất đầu vào 70 kVA - 22 / 0,4kV. Để tránh
phóng điện, trong dây quấn sử dụng màn tĩnh điện. Trong nghiên cứu với các mô phỏng,
các khu vực quá áp đã sử dụng phương pháp ngoại suy, tính đến điện áp đến 35 kV.
Trong phần tính nhiệt, các tính chất nhiệt của vật liệu đã được xác định là hàm của
nhiệt độ. Sau đó, các điều kiện biên nhiệt cho giai đoạn mô phỏng nhiệt được xác định từ
kiểm tra nhiệt độ ở một số trạng thái. Để có được dữ liệu cho thiết kế nhiệt, thực hiện
thông qua một mô phỏng số của những dây quấn quá áp. Giai đoạn mô phỏng nhiệt được
thực hiện ở các phụ tải thay đổi sử dụng Callie-2D. Cuối cùng, xác định được nhiệt độ có
thể đạt được tối đa khi thay đổi tải sẽ hỗ trợ nhiều cho mục đích thiết kế và vận hành an
toàn.
3.3. Thông số MBA

Thông số cơ bản của MBA gồm: Trở kháng, hiệu suất, tổn hao không tải và tổn hao
ngắn mạch. Sự khác biệt là các tiêu chuẩn điện môi sử dụng thu được từ mô hình MBA với
các mẫu nhỏ.

Mẫu được thiết kế và chế tạo có các cấp điện áp 15, 22 và 35kV. Các dây quấn hạ
áp được chọn với kích thước lớn hơn để chạy thử nghiệm nhiệt độ nhiệt ở mật độ dòng
điện khác nhau trong dây dẫn. Mục tiêu ở đây là để tìm ra mật độ dòng điện thích hợp để
đạt được nhiệt độ dung nạp tối đa trong cả hai dây dẫn và epoxy. Điện áp 22/ 0,4kV, với
các điện áp đầu phân áp 24, 23, 22, 21, 20, 19kV.

Cuộn dây HA bằng nhôm lá có 24 vòng. Hai lá nhôm, với mặt cắt ngang 700x0,4
mm2, được nối song song. Cuộn dây CA là dây đồng tròn đường kính 0,914mm. Các
thông số khác của dây quấn là:

Số bánh dây: 4

Vòng dây mỗi bánh dây: 660

Vòng dây mỗi mỗi lớp: 132

Số lớp: 5
74

Số vòng dây: 2640, 2530, 2420, 2310, 2200, 2090 ứng với các nấc điều chỉnh.

Hình 3.3: Cấu tạo MBA khô, mẫu nghiên cứu


Dây quấn CA có 4 bối dây giống nhau, mỗi mỗi bối 5 lớp và 132 vòng. Căn ép ở đầu
vá cuối của cuộn dây. Có thể chia cách điện thành ba phần. Phần đầu là cách điện lớp trong
dày 15 mm, cách điện lớp ngoài dày 18 mm; cách điện lớp dày 3 mm. Phần thứ hai là cách
điện giữa đầu cuộn dây với căn ép, có độ dày 41 mm. Phần thứ ba là cách điện giữa các bối
dây 35 mm. Hình 3.4 vẽ các kích thước của cuộn dây CA.
75

Hình 3.4: Mặt cắt cuộn dây CA

3.4. Mô hình toán

Nhiệt độ phát nóng từ MBA do nhiều tác nhân: nguồn nhiệt do tổn hao đồng ở dây
quấn, tổn hao sắt từ ở lõi thép và các phương thức truyền nhiệt ở MBA. Đối với trường
hợp MBA khô có dây quấn tẩm trong nhựa epoxy có ba hình thức truyền nhiệt: Truyền
nhiệt bằng dẫn nhiệt trong dây quấn, truyền nhiệt bằng đối lưu không khí xung quanh
MBA và truyền nhiệt bằng bức xạ (hiệu quả bức xạ ở đây thấp).

Hai phương thức truyền nhiệt được xem xét trong nghiên cứu này gồm, truyền dẫn
nhiệt và tản nhiệt đối lưu tự nhiên không khí xung quanh bao quanh bề mặt của cuộn dây.
76

Điều kiện biên có thể được mô hình hóa bằng cách sử dụng nhiệt độ đo được trên ranh giới
của phần tử thực nghiệm.

Xây dựng mô hình mô tả toàn diện về hiện tượng nhiệt là nhiệm vụ phức tạp do cấu
trúc hình học MBA và tồn tại đa dạng các nguồn nhiệt. Không tồn tại vị trí trên các cuộn
dây cao áp có nhiệt độ trên 155 ° C.

Các mô hình toán học cho MBA dựa trên các giả định sau đây:

- Dây quấn MBA hình trụ tròn đối xứng.

- Vật liệu epoxy đồng tính và đẳng hướng.

- Chế độ xác lập.

Từ các điều kiện trên ta có thể viết phương trình truyền nhiệt theo tọa độ trụ:

k T 2
T 2
T

+ k 2 + k 2 + Q= 0 3.28
r r r z

Trong đó r,z – là tọa độ trụ bán kính và dọc trục.

T – là nhiệt độ.

Q – là nhiệt lượng do tổn hao đồng.

Điều kiện bờ:

T = T(r) – (đáy và đỉnh) 3.29

T = T(r) – (diện tích mặt trong và mặt ngoài) 3.30

Phương pháp sử dụng để xác định điều kiện biên được trong thực tế với các đối lưu
tự nhiên. Điều kiện biên 3.29 và 3.20 sẽ được giới thiệu. Điều kiện biên 3.20 đã được giải
quyết cho một số mô hình hình học đơn giản. Tuy nhiên, để giải bài toán trường hợp bề
mặt dây quấn phức tạp, không đồng nhất khó khăn. Khi đó giải pháp của các mô hình trạng
thái ổn định được dựa trên các chương trình phần tử hữu hạn để tìm phân bố nhiệt độ.

Tìm được phân bố nhiệt độ trên biên đóng vai trò quan trọng để tìm được phân bố
nhiệt độ của bài toán phân bố nhiệt độ trong máy biến áp mang tải.
77

3.5. Tính phân bố nhiệt nhiệt độ trong epoxy sau ngắn mạch MBA
Đối với MBA khô có dây quấn cao áp tẩm trong epoxy, khi ngắn mạch, do quán
tính nhiệt, ban đầu tổn hao ngắn mạch trong dây quấn chủ yếu nâng nhiệt độ dây quấn, sau
đó làm thay đổi nhiệt độ lớp epoxy [2].
Xét phân bố nhiệt ngắn mạch MBA cho trường hợp :
a. Dây quấn hình trụ được tẩm epoxy, hình 3.5, bề dày lớp epoxy 10 mm.
b. Thời gian ngắn mạch là 2sec, nhiệt độ dây quấn tăng tuyến tính từ nhiệt độ ổn
định 1000C lên 2000C. Thực tế cho thấy, dây quấn chịu ứng suất nhiệt lớn nhất ở giây đầu
tiên.
c. Hằng số vật lý của vật liệu epoxy được tính theo giá trị trung bình trong phạm vi
1000C đến 2000C:
Khối lượng riêng D = 1640 kg/m3.
Nhiệt dung C100 0C – 200 0C = 1500 J/kg. 0K.
Nhiệt dẫn suất 1000 C – 2000 C = 0,32 W/m.0K.
d. Nhiệt độ môi trường T0 = 200 C, hệ số truyền nhiệt (bức xạ và đối lưu) chọn bằng
δ = 14 W/m2.0K.

Hình 3.5: Dây quấn cao áp và lớp epoxy

Phân bố nhiệt độ theo hướng kính vật liệu epoxy được vẽ trên hình 3.6
78

Hình 3.6 Phân bố nhiệt độ theo hướng kính epoxy sau ngắn mạch

Phân bố nhiệt mô tả trên hình 3.6 chưa tính thay đổi thông số nhiệt theo nhiệt độ,
những nghiên cứu chi tiết hơn cần đề cập đến sự thay đổi này. Tính đúng phân bố nhiệt lớp
epoxy còn giúp xác định được các loại ứng lực ngắn mạch như:
a. Ứng lực gây ra do phân bố nhiệt độ không đồng đều lớp epoxy;
b. Ứng lực do chênh lệch nhiệt độ giữa dây quấn và lớp epoxy;
c. Ứng lực sẵn có giữa lớp epoxy và dây quấn;
3.6. Thông số nhiệt thay đổi theo nhiệt độ
3.6.1 Độ dẫn nhiệt phụ thuộc nhiệt độ môi trường truyền nhiệt
Việc xác định độ dẫn nhiệt được dựa trên mối quan hệ giữa độ dẫn và sự gia tăng
nhiệt độ của một môi trường đồng nhất vô hạn, gây ra bởi một nguồn nhiệt liên tục phát ra
từ nguồn dạng đường thẳng. Với nhiệt độ ban đầu đồng đều và nguồn nhiệt đầu vào liên
tục ta có:
Q −r 2
T (r, t) =− Ei  3.31
4L 4  t

Trong đó T là nhiệt độ, Q là nhiệt được cung cấp, λ là độ dẫn nhiệt (nhiệt dẫn suất),
L là chiều dài mẫu, α là hệ số khuếch tán nhiệt, r là bán kính, t là thời gian và
79

e
−u
−Ei (−x) =  du là tích phân hàm mũ 3.32
x u

Với x<< 1, ta có

3.33
Trong đó γ = 0,5772 – hệ số Euler. Đối với t đủ dài, từ 3.31 ta có:
Q  4t 
T ( r, t) = ln  −
 3.34
4L   r 2 

Phương trình 3.34 mô tả đường thẳng T là hàm của ln(t), độ dốc của hàm xác định
độ dẫn nhiệt. Trong thực tế, nhiệt độ tăng nhiệt T(r,t) là ngược với ln(t) và độ dốc m thu
được từ một bình phương tối thiểu phù hợp với các dữ liệu thực nghiệm. độ dẫn nhiệt được
xác định:
Q T2 − T1
m= = 3.35
4L ln(t2 / t1 )

Được xác định qua thực nghiệm , trong đó năng lượng Q được xác định:

3.36
Trong đó U- là điện áp R – điện trở trên đơn vị chiều dài.
3.6.2 Hệ số truyền nhiệt
Mô hình xác định khuếch tán nhiệt được xác định khoảng không gian vô cùng lớn
bao quanh bởi một hình trụ tròn rỗng và có điện trở tiếp xúc nhiệt ở bề mặt bên ngoài. Mô
hình này là rất gần với các giải pháp nguồn nhiệt phát ra từ nguồn dạng đường thẳng, và
được cho bởi công thức :

3.37
Trong đó
80

Q
A= ;
4L
 4 2
B = A ln 2 −+ ;

 b bH 
AEb 2
C= ; 3.38
2
Ab 2  4 2 
D= E ln 2 − +1 + ;
2  b bH 


E =1 −
b
Trong đó b là bán kính bên trong của mẫu, H là độ dẫn nhiệt tại mặt trong mẫu và d
là hằng số đầu dò.
Đối với thời gian đủ dài, 3.37 có thể được viết như:
T1 =C1[lnC2t - +C3] 3.39
4 2
Trong đó C1 = A; C 2 = ln ; C3 = 3.40
b 2
bH
Nếu H →∞ thì C3 → 0, tương ứng mẫu tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt.
+ Do đó, nếu H →∞ thì C3 → 0. Điều này ngụ ý liên lạc hoàn hảo giữa mẫu và nóng
và sau đó Eq. (16) giảm đến EQ. (7) [7,10].
So sánh 3.34 và 3.39 cho thấy rằng nhiệt độ thử nghiệm và lý thuyết khác nhau một
lượng C1C 3. Trong thực tế, âm mưu của nhiệt độ so với ln(t) cho thấy hai đường song song
khi t đủ lớn. Như vậy ước lượng tham số có thể được sử dụng phù hợp với mô hình
Blackwell. Ta thu được giá trị α là hàm độ dẫn nhiệt, nhiệt dung c p và mật độ mẫu ρ:

= 3.41
c p

Dự toán các thông số mô hình đã được tối ưu hóa bằng phương tiện của các thuật
toán Gauss-Newton. Trong phương pháp này, các mô hình phân tích được bằng cách mô tả
dạng chuỗi Taylor. Các ước lượng tham số tốt nhất là tính tối thiểu các chênh lệch bình
phương giữa mô hình và dữ liệu nhiệt độ thực nghiệm. Đối với việc xác định tính chất
nhiệt từ các phép đo nhiệt độ quá độ, được biểu diễn dạng hàm tổng bình phương:
81

n
SSQ = (T p − Te )2 3.42
1

Tp - là nhiệt độ tính theo 3.39, Te - là nhiệt độ đo được, và n là số các phép đo nhiệt


độ-thời gian. Hội tụ các giá trị tham số cuối cùng là nhanh chóng nếu ước tính ban đầu của
các vector tham số là gần mức tối thiểu bình phương, trong vòng 30% của giá trị hội tụ.
Tìm được phân bố nhiệt độ trên biên đóng vai trò quan trọng để tìm được phân bố
nhiệt độ của bài toán phân bố nhiệt độ trong máy biến áp mang tải. Kết luận chương 3

Chương 3 có tiêu đề “Phân bố nhiệt trong máy biến áp”, đề cập đến các vấn đề lý
thuyết giúp tính phân bố nhiệt trong MBA nói chung và ứng dụng tính phân bố nhiệt trong
MBA khô, Gồm các nội dung:
3.6.3 Phương thức truyền nhiệt
Ba phương thức truyền nhiệt cơ bản: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ.
Trong vật dẫn và chất cách điện, dẫn nhiệt đóng vai trò quan trọng để truyền nhiệt.
Trong môi trường không có nguồn nhiệt, khả năng truyền nhiệt được đặc trưng bằng nhiệt
dẫn suất, trong môi trường có nguồn nhiệt, khả năng truyền nhiệt được đặc trưng bằng hệ
số khuếch tán nhiệt. Nhiệt dẫn suất trong môi trường epoxy lại phụ thuộc vào nhiệt độ.
Trong dầu làm mát máy biến áp, đối lưu đóng vai trò quan trọng để truyền nhiệt, dẫn
nhiệt trong môi trường dầu biến áp chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Bề mặt làm mát tiếp xúc với môi trường không khí thì đối lưu và bức xạ đóng vai trò
chính để truyền nhiệt.
Xử lý toán học chặt chẽ thể hiện những phương thức truyền nhiệt để tìm phân bố
nhiệt là khá khó khăn, vì thế phải dựa vào công thức kinh nghiệm để tính.

Nhiệt được truyền từ máy biến áp ra môi trường qua các vật liệu thể rắn, lỏng, khí.
Nhiệt truyền qua thể rắn dưới dạng dẫn nhiệt, truyền qua thể lỏng khí dưới dạng đối lưu. Ở
vỏ thùng nhiệt được truyền ra môi trường xung quanh dưới dạng bức xạ.

Để xét các phương thức truyền nhiệt trong MBA người ta chia làm hai nhóm: Nhóm
nguồn nhiệt (gồm dây quân, lõi thép) và nhóm truyền nhiệt (gồm cách điện, dầu, vách
thùng, môi trường).
82

3.6.4 Lựa chọn nghiên cứu phân bố nhiệt trong MBA khô
Máy biến áp điện lực sử dụng lõi thép VĐH chủ yếu được chế tạo làm MBA phân
phối. Ở nhiều quốc gia MBA phân phối được dùng ở các địa điểm có yêu cầu cao về phòng
chống cháy nổ là các MBA khô. MBA đặt trong tòa nhà cao tầng, công sở và các địa điểm
trong thành phố ưu tiên sử dụng MBA khô.
MBA khô có cuôn dây cao áp bọc trong epoxy được dùng phổ biến, vật liệu epoxy
cách điện tốt, chống ẩm tốt, độ bền cơ tốt, chịu nhiệt tốt, nhưng các đặc tính nhiệt như
nhiệt dẫn suất, độ khuếc tán nhiệt, nhiệt dung đều thay đổi theo nhiệt độ.
Khả năng làm mát của MBA khô kém hơn MBA dầu
Với lý do trên chọn MBA khô là đối tượng nghiên cứu.
3.6.5 Mô hình toán.

Đối với MBA khô, hai phương thức truyền nhiệt được xem xét trong nghiên cứu
gồm: dẫn nhiệt và đối lưu tự nhiên không khí xung quanh bao quanh bề mặt của cuộn dây.

Các mô hình toán học cho MBA ban đầu dựa trên các giả thiết:

- Dây quấn MBA hình trụ tròn đối xứng.

- Vật liệu epoxy đồng tính và đẳng hướng.

- Chế độ xác lập.

Từ các điều kiện trên ta có thể viết phương trình truyền nhiệt theo tọa độ trụ, theo
công thức 3.23.

Phương pháp sử dụng để xác định điều kiện biên được trong thực tế với các đối lưu
tự nhiên. Để tìm nghiệm của phương trình truyền nhiệt cần xác định được các thông số
nhiệt của vật liệu chế tạo MBA, ở đây quan tâm tính chất epoxy đồng thời tìm được phân
bố nhiệt độ trên biên trường hợp MBA mang tải.
3.6.6 Tính chất nhiệt của vật liệu epoxy

Giới thiệu thay đổi của nhiệt dẫn suất, độ khuếch tán nhiệt và điện dung vật liệu
epoxy thay đổi theo nhiệt độ. Tìm được biểu thức các quan hệ λ(T), α(T), Cp(T) sẽ góp
phần tìm phân bố nhiệt độ trong MBA.
83

Các nội dung này sẽ được đề cập trong chương 4, dựa vào kết quả thực nghiệm, tìm
được phân bố nhiệt biên ở một số chế độ mang tải MBA đồng thời dựa vào kết quả thực
nghiệm, tác giả ứng dụng phân tích Tay lo đưa ra biểu thức tính gần đúng các hàm λ(T),
α(T), Cp(T).
84

Chương 4
SỰ THAY ĐỔI THÔNG SỐ NHIỆT CỦA EPOXY THEO NHIỆT ĐỘ
4.1. Khảo sát sự thay đổi nhiệt dẫn suất theo nhiệt độ
Nhóm tác giả A. Garcıa, G. Espinosa-Paredes, I. Hern andez [23] đã sử dụng bốn
mẫu epoxy được đánh số 11, 51, 52 và 53 để làm thí nghiệm đo, khảo sát sự thay đổi nhiệt
dẫn suất của epoxy theo nhiệt độ.
Đo độ dẫn nhiệt (nhiệt dẫn suất) trong các trường hợp sau:
- 3 phép đo thực hiện trên 3 mẫu ở nhiệt độ môi trường xung quanh.
- 8 phép đo trên các mẫu 51 và 53 đặt ở môi trường và nhiệt độ mẫu thay đổi trong
khoảng từ nhiệt độ môi trường đến 151°C.

Hình 4.1: Kết quả đo nhiệt dẫn suất thay đổi theo nhiệt độ[23]
85

Kết quả đo bằng thực nghiệm như sau:


Nhiệt dẫn suất trung bình ở nhiệt độ môi trường là 0,77 1 Wm-1 K-1 .
Khi thay đổi nhiệt độ, nhiệt dẫn suất thay đổi, kết quả các thông số đo được thể hiện
trên đồ thị trong hình 4.1.
Từ đồ thị cho thấy, nhiệt dẫn suất giảm khi tăng nhiệt độ, cụ thể là trong khoảng thay
đổi nhiệt độ, nhiệt dẫn suất giảm từ 0,78 đến 0,66 Wm-1 K -1, giảm khoảng 15%.
Từ hình dạng của đường cong, tôi đã sử dụng biểu thức Taylo biểu diễn gần đúng
quan hệ λ = f(T) dưới dạng đa thức và có kết quả như sau:

λ(T) = 0,8305 – 0,2475.10-2T + 0,8699.10-5T2 4.1

Bảng 4.1 ghi kết quả đo thực nghiệm và kết quả tính nhiệt dẫn suất thay đổi theo
nhiệt độ theo công thức tính gần đúng 4.1.

Bảng 4.1: Nhiệt dẫn suất đo thực nghiệm và tính theo công thức 4.1
Nhiệt độ ( 0C) λ(Wm 1-K-1), đo λ(Wm1-K -1), tính Sai khác
27 0,780 0,770 0,0100
58 0,707 0,716 -0,0090
86 0,675 0,682 -0,0070
105 0,667 0,666 0,0010
129 0,661 0,656 0,0050
151 0,660 0,655 0,0050

Biểu thức 4.1 được xây dựng trên cơ sở kết quả đo bằng thực nghiệm và sẽ được sử
dụng trong tính toán phân bố nhiệt trong dây quấn MBA khô.
4.2 Khảo sát sự thay đổi hệ số khuếch tán nhiệt, điện dung theo nhiệt độ

Như đã trình bày, hệ số khuếch tán nhiệt thu được từ dữ liệu nhiệt độ-thời gian của
các thí nghiệm dẫn nhiệt bằng cách ước lượng tham số C2 của phương trình 3.40. nhiệt
dung cụ thể được xác định từ hệ số khuếch tán nhiệt và mật độ mẫu. Hình 4.2 biểu diễn sự
86

thay đổi hệ số khuếch tán nhiệt với nhiệt độ. Ta thấy, hệ số khuếch tán nhiệt của các mẫu
vật liệu epoxy giảm khi tăng nhiệt độ. Trong khoảng thay đổi nhiệt độ, hệ số khuếch tán
nhiệt giảm từ 0,40.10-6 m2 s-1 ở 25°C đến 0,34.10 -6 m 2 s-1 ở 151 ° C, giảm khoảng 10%.

Giá trị trung bình hệ số khuếch tán nhiệt trong phạm vi thay đổi nhiệt độ từ 250C
đến 1510C sẽ là 0,37.10-6 m2 s -1.
Từ hình dạng của đường cong, có thể sử dụng biểu thức Taylo biểu diễn gần đúng
quan hệ α = f(T) dưới dạng đa thức như sau:

α(T) = 0,3950.106 + 3,1056.10 2T - 4,6024T 2 4.2

Bảng 4.2 ghi kết quả đo thực nghiệm và kết quả tính theo công thức 4.2.

Bảng 4.2: Hệ số khuếch tán nhiệt đo thực nghiệm và tính theo công thức 4.2
Nhiệt độ ( 0C) α(m2 s-1).106 , đo α(m2s-1).106 , tính Sai khác
27 0,400 0,400 0,000
58 0,397 0,397 0,0000
86 0,388 0,388 0,0000
130 0,373 0,357 0,0160
150 0,338 0,338 0,0000
Biểu thức 4.2 được xây dựng trên cơ sở kết quả đo bằng thực nghiệm và sẽ được sử
dụng trong tính toán phân bố nhiệt trong dây quấn MBA khô.
87

Hình 4.2: Hệ số khuếch tán nhiệt của epoxy phụ thuộc nhiệt độ

Hình 4.3 vẽ quan hệ nhiệt dung với nhiệt độ. Từ đồ thị cho thấy, nhiệt dung gần như
hằng số tới nhiệt độ 80 0C, sau đó tăng nhanh theo nhiệt độ. Kết quả nhận được: nhiệt dung
cũng thay đổi theo nhiệt độ tương tự như nhiệt dẫn suất và hệ số khuếch tán nhiệt.
88

Hình 4.3: Sự thay đổi nhiệt dung của epoxy theo nhiệt độ
Từ hình dạng của đường cong, có thể sử dụng biểu thức Taylo biểu diễn gần đúng
quan hệ Cp = f(T) dưới dạng đa thức như sau:
Cp (T) = 1,1681 – 3,9812.10-4 T + 3,6732.10-6 T 2 4.3
Bảng 4.3 ghi kết quả đo thực nghiệm và kết quả tính theo công thức 4.3.

Bảng 4.3: Nhiệt dung đo thực nghiệm và tính theo công thức 4.3
Nhiệt độ ( 0C) Cp(J.g-1 K-1 ), đo Cp(J.g -1K-1), tính Sai khác

27
58 1 160
1,162 11,166
167 0 0070
-0.0040

86 1,161 1,161 0,0000


130 1,170 1,178 -0,0080
150 1,191 1,191` 0,0000
89

Biểu thức 4.3 được xây dựng trên cơ sở kết quả đo bằng thực nghiệm và sẽ được sử
dụng trong tính toán phân bố nhiệt trong dây quấn MBA khô.
4.3 Thí nghiệm xác định điều kiện biên

Để tính phân bố nhiệt trong MBA trong điều kiện làm mát đối lưu, cần xác địn được
điều kiện biên trong các biểu thức 3.29, 3.30. Với hình dáng bề mặt của cuộn dây, nhiệt độ
bề mặt khá phức tạp, đó chính là điều kiện biên của bài toán. Điều kiện biên có thể xác
định bằng thực nghiệm.

Nhiệt độ được đo ở 29 vị trí được đối xứng thể hiện trong hình.4.4. Một cặp nhiệt
ngầu để nhiệt độ trong phòng. Cặp nhiệt ngẫu được kết nối với máy tính máy tính và thu
thập dữ liệu trong khoảng thời gian từng 5 phút. Để kiểm tra, đặt điện áp thấp cho các cuộn
dây cao áp và nhiệt độ được ghi nhận trong hai giờ liên tục cho tới khi sự thay đổi nhiệt độ
không quá 10C/lần đo, cho tới khi đạt được trạng thái ổn định nhiệt. Bốn mức năng lượng
được sử dụng để đo lường ứng với các dòng điện 1,95, 2,65, 2,80 và 3,00 A, tương ứng
mật độ dòng điện 3.00, 4.06, 4.30 và 4.61A/mm2. Thông tin sau đó được phân tích để có
được nhiệt độ cuối cùng như điều kiện biên trong mô hình số. Những nhiệt độ là các giá trị
trung bình ở từng điểm đo trong hai giờ liên tục.
90

Hình 4.4: 29 vị trí đo để xác định điều kiện biên


91

Bảng 4.4 là kết quả nhiệt độ biên tương ứng bốn giá trị của dòng điện. Từ những kết
quả này, ta xây dựng được hàm T (r) và T (z), của biểu thức 3.29, 3.30.

Bảng 4.4:Nhiệt độ biên tương ứng bốn giá trị của dòng điện

Những tổn thất điện tạo ra bởi hiệu ứng Joule được tính toán cho các giá tr ị tương
ứng của dòng điện để xác định giá trị nguồn nhiệt của phương trình 3.28. Thể tích vật liệu
đồng là 2,95.10-3m 3. Bảng 4.5 thống kê công suất tổn hao, nguồn nhiệt.
92

Bảng 4.5: Nguồn nhiệt từ tổn hao đồng

4.4 Kết luận chương 4

Để tính phân bố nhiệt trong máy biến áp cần giải phương trình truyền nhiệt 3.38 với
điều kiện biên 3.29, 3.30. Đối với MBA khô có dây quấn cao áp tẩm trong epoxy, việc giải
phương trình truyền nhiệt 3.38 với điều kiện biên 3.29, 3.30 liên quan đến việc nhận biết
tính chất nhiệt của vật liệu epoxy, các tính chất này lại thay đổi mạnh theo nhiệt độ.

Các biểu thức toán mô tả tính chất nhiệt theo nhiệt độ chưa có.

Trong nghiên cứu, tác giả đã dựa vào kết quả thí nghiệm trong tài liệu [29], áp dụng
công thức Tay lo đưa ra biểu thức gần đúng tính các biểu thức

λ(T) = 0,8305 – 0,2475.10-2T + 0,8699.10-5T2 4.1

α(T) = 0,3950.106 + 3,1056.10 2T - 4,6024T 2 4.2

Cp (T) = 1,1681 – 3,9812.10-4 T + 3,6732.10-6 T 2 4.3

Sai số so sánh giữa số liệu tính bằng biểu thức gần đúng 4.1, 4.2, 4.3 và số liệu đo
thực nghiệm trong khoảng nhiệt độ làm việc của vật liệu epoxy (từ nhiệt độ môi trường đến
1500C) nhỏ hơn 1,3%. Do đó có thể sử dụng biểu thức gần đúng đẻ tính phân bố nhiệtvới
sai số cho phép.

Từ đó hướng tiếp theo của đề tài sẽ phân tích tìm phân bố nhiệt độ, phân tích điểm
nóng nhất và các giải pháp liên quan giúp thiết kế kinh tế kỹ thuật MBA khô nói chung và
MBA khô sử dụng lõi thép VĐH nói riêng.
93

PHỤ LỤC: GIẢI THÍCH CÔNG THỨC GẦN ĐÚNG

1. Khảo sát sự thay đổi nhiệt dẫn suất theo nhiệt độ


Nhóm tác giả A. Garcıa, G. Espinosa-Paredes, I. Hern andez [23] đã sử dụng bốn
mẫu epoxy thí nghiệm khảo sát sự thay đổi nhiệt dẫn suất λ theo nhiệt độ.
Thay đổi nhiệt độ mẫu 270C đến 151°C, kết quả đo ghi trên hình 1

Hình 1: Kết quả đo nhiệt dẫn suất thay đổi theo nhiệt độ[23]
Nhận xét:
- T 0C tăng từ 27 ÷ 1500C → λ giảm từ 0.78 ÷ 0,66 W/m.K. Giảm 15%
- Các giá trị đo là rời rạc, không tiện sử dụng cho tính toán.
- Có thể sử dụng biến đổi Taylo biểu diễn gần đúng quan hệ λ = f(T) dưới dạng đa
thức bậc 2: λ = f(T) = a + bT + cT2 1a
Tôi làm như sau: Từ hình dáng đường cong, giả sử đường λ = f(T) = a + bT + cT2
qua 3 điểm λ1 , λ2, λ 3 (hình 1), tôi có:
94

0,78 = a + b.27 + c 272


0,656 = a + b.129 + c 1292
0,655 = a + b.150 + c 1502
Giải hệ phương trình được: a= 0,835; b= -0,2475.10-2; c= 0,8699.10 -5 , thay vào công
thức 1a tôi có:
λ(T) = 0,8305 – 0,2475.10-2T + 0,8699.10-5T2 1b
So sánh kết quả tính theo công thức 4.1 so với kết quả đo bằng thực nghiệm được
thống kê ở bảng 4.1, sai số <1,5%.
Bảng 1: Nhiệt dẫn suất đo thực nghiệm và tính theo công thức 1
Nhiệt độ ( 0C) λ(Wm 1-K-1 ), đo λ(Wm1-K -1), tính Sai khác
27 0,780 0,770 0,0100
58 0,707 0,716 -0,0090
86 0,675 0,682 -0,0070
105 0,667 0,666 0,0010
129 0,661 0,656 0,0050
151 0,660 0,655 0,0050

2. Khảo sát sự thay đổi hệ số khuếch tán nhiệt theo nhiệt độ.
Tương tự như trường hợp trên: Bằng thực nghiệm ta đo được hệ số khuếc tán nhiệt
khi thay đổi nhiệt độ từ 270C ÷ 1500C. Kết quả quan hệ α = f(T) đươc vẽ trên hình 2.
95

Hình 2: Hệ số khuếch tán nhiệt của epoxy phụ thuộc nhiệt độ


Nhận xét:
- T 0C tăng từ 27 ÷ 150 0C → Điện dung giảm từ 0,40.10-6 m2 s-1 ÷ 0,34.10-6 m2 s -1,
giảm khoảng 10%.
- Các giá trị đo là rời rạc, không tiện sử dụng cho tính toán.
- Có thể sử dụng biến đổi Taylo biểu diễn gần đúng quan hệ α = f(T) dưới dạng đa
thức bậc 2: α = f(T) = a + bT + cT2 2a
Từ hình dáng đường cong, giả sử đường α = f(T) = a + bT + cT2 qua 3 điểm α1 , α2,
α3 (hình 2), tôi có:
0,400.106 = a + b.27 + c 272
0,3975.106 = a + b.58 + c 582
0,338.106 = a + b.150 + c 1502
Giải hệ phương trình được: a= 0,3950.106; b= 3,1056.102; c= -4,6024, thay vào
công thức 2a tôi có:
96

α(T) = 0,3950.106 + 3,1056.10 2T - 4,6024T 2 2b


So sánh kết quả tính theo công thức 2 so với kết quả đo bằng thực nghiệm được
thống kê ở bảng 2, sai số < 2,7%.
Bảng 2: Hệ số khuếch tán nhiệt đo thực nghiệm và tính theo công thức 2
Nhiệt độ ( 0C) α(m2 s-1).106 , đo α(m2s-1).106 , tính Sai khác
27 0,400 0,400 0,000
58 0,397 0,397 0,0000
86 0,388 0,388 0,0000
130 0,367 0,357 0,0100
150 0,338 0,338 0,0000

3. Khảo sát sự thay đổi điện dung theo nhiệt độ.

Hình 3 vẽ sự thay đổi nhiệt dung theo nhiệt độ. Từ đồ thị cho thấy, nhiệt dung gần như
hằng số tới nhiệt độ 800C, sau đó tăng nhanh theo nhiệt độ.
97

Hình 3: Sự thay đổi nhiệt dung của epoxy theo nhiệt độ


Áp dụng cách xây dựng biểu thức quan hệ C p = f(T) dựa vào kết quả thực nghiệm
được vẽ trên hình 4.3. Giả sử đường cong Cp = f(T) = a + bT + cT 2 qua 3 điểm C p1, Cp2,
Cp3 (hình 3), tôi có:
1,160 = a + b.27 + c 272
1,161 = a + b.86 + c 862
1,191 = a + b.150 + c 1502
Giải hệ phương trình được: a= 1,1681; b= -3,9812.10-4; c= 3,6732.10 -6, thay vào
công thức Cp = f(T). tôi có:
Cp (T) = 1,1681 – 3,9812.10-4 T + 3,6732.10-6 T 2 3
So sánh kết quả tính theo công thức 3 so với kết quả đo bằng thực nghiệm được
thống kê ở bảng 3, sai số < 1%.
98

Bảng 3: Nhiệt dung đo thực nghiệm và tính theo công thức 3


Nhiệt độ ( 0C) Cp(J.g-1 K-1 ), đo Cp(J.g -1K-1), tính Sai khác
27 1,160 1,167 -0.0070
58 1,162 1,166 -0.0040
86 1,161 1,161 0,0000
130 1,170 1,178 -0,0080
150 1,191 1,191` 0,0000
99

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Công nghệ chế tạo MBA khô nói chung cũng như MBA VĐH còn xa lạ và mới đối
với nước ta. Do yêu cầu cấp thiết của đời sống về giảm phát thải khí CO2, cần tiết kiệm
năng lượng, nhà nước đã ban hành các quy chuẩn về hiệu năng tối thiểu và tổn hao không
tải tối đa đối với MBA phân phối được phép đưa vào sử dụng trong lưới điện. MBA có lõi
thép VĐH đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu cao về tiết kiệm năng lượng. Trong thành phố
và những nơi có yêu cầu khắt khe về môi trường, an toàn và phòng chống cháy nổ thường
được sử dụng MBA khô.

MBA khô có lõi thép làm bằng vật liệu VĐH có cấu trúc mạch từ, cấu trúc cuộn dây
và công nghệ chế tạo khác với MBA sử dụng mạch từ bằng lõi thép silíc.

Về phân bố từ trường tán: MBA VĐH có tiết diện lõi thép hình chữ nhật kéo theo
tiết diện dây quấn là hình chữ nhật do đó phân bố điện trường và phân bố lực tác dụng lên
dây quấn không đồng đều dọc chu vi vòng dây. Do đó phải tính được phân bố từ trường tản
để tìm được phân bố lực điện từ cũng như lực tổng hợp tác dụng lên dây quấn MBA, tránh
sự phân bố cục bộ, có địa điểm lực điện từ cũng như lực tổng hợp vượt quá giá trị cho
phép. Cũng từ đó lựa chọn hình dáng và kích thước tối ưu cho dây quấn và cấu trúc mạch
từ MBA.

Về phân bố nhiệt: MBA khô có lõi thép VĐH có tiết diện lõi thép hình chữ nhật kéo
theo tiết diện dây quấn là hình chữ nhật, vật liệu epoxy thường có nhiệt độ làm việc cho
phép tới 1500C. Thông sồ nhiệt như: suất dẫn nhiệt, nhiệt dung cũng như độ khuếch tán
nhiệt đều là hàm số của nhiệt độ. do đó tính phân bố nhiệt vùng dây quấn là bài toán khá
phức tạp. Dựa vào kết quả thực nghiệm, mô tả các quan hệ λ(T), α(T), Cp(T) bằng biểu
thức đại số giúp việc xây dựng mô hình của bài toán truyền nhiệt để tìm phân bố nhiệt
trong MBA. Từ đó thiết kế cấu trúc hình dáng và kích thước các chi tiết dây quấn, cách
điện hợp lý, tránh sự phân bố cục bộ, có địa điểm đội tăng nhiệt vượt quá giá trị cho phép.
100

2. Kiến nghị và phương hướng nghiên cứu chuyên sâu:

Để nhanh chóng làm chủ thiết kế chế tạo MBA có lõi thép VĐH ở nước ta, bên cạnh
đầu tư chuyển giao công nghệ cần đầu tư nghiên cứu, như vậy sẽ làm chủ công nghệ nâng
cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành. Theo hướng nghiên cứu của đề tài chia làm
hai phần gồm một số nội dung nghiên cứu cấp thiết như sau:
a. Các nghiên cứu chuyên sâu về từ trường tản và lực điện từ:
- Nghiên cứu phân bố lực điện từ ngắn mạch dọc chu vi dây quấn MBA VĐH ở các
công suất 50 đến 1000kVA.
- Tính phân bố lực tổng hợp ngắn mạch tác dụng vào dây quấn MBA khô có lõi
thép VĐH có tính đến giới hạn đàn hồi của epoxy do tăng nhiệt lúc ngắn mạch
b. Các nghiên cứu chuyên sâu về phân bố nhiệt trong MBA:
- Nghiên cứu phân bố nhiệt dây quấn MBA khô có lõi thép VĐH kể đến sự thay đổi
các thông số nhiệt theo nhiệt độ.
- Tính phân bố nhiệt dây quấn MBA khô có lõi thép VĐH, tìm cấu tạo dây quấn
hợp lý giảm phân bố không đồng đều dọc chu vi cuộn dây.
101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng việt

[1] Đoàn Thanh Bảo (2015), Nghiên cứu lực ngắn mạch tổng hợp tác dụng lên dây quấn
MBA khô bọc epoxy sử dụng lõi thép vô định hình, Luận văn Tiến sĩ.
[2] Phạm Văn Bình, Lê Văn Doanh (2002), Thiết kế Máy biến áp, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
[3] Phạm Văn Bình, Ngô Xuân Thành, “Tính tối ưu đường kính lõi thép MBA”, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ các trường Đại học Kỹ thuật, (số 42+43), trang 31-36.
[4] Phạm Văn Bình, Lê Văn Doanh (2006), MBA– lý thuyết – vận hành – bảo dưỡng – thử
nghiệm, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[5] Bộ Công thương (2009), Quyết định số 6228/GĐ – BCT của Bộ trưởng Bộ Công
Thương, ngày 10 tháng 12 năm 2009 về Nghiên cứu thiết kế và chế tạo MBA có tổn
hao không tải thấp, sử dụng vật liệu thép từ vô định hình, siêu mỏng, chế tạo trong
nước, của Công ty cổ phần chế tạo biến áp và vật liệu điện Hà Nội..
[6] Đặng Văn Đào, Lê Văn Doanh (2001), Các phương pháp hiện đại trong nghiên cứu
tính toán thiết kế kỹ thuật điện, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[7] Điện lực, số 11 tháng 11/2009, “Giảm tổn thất điện năng – nhìn từ góc độ quản lý”
[8] Điện lực, tháng 3/2010. “Tăng cường tiết kiệm điện năm 2010”, Tạp chí Điện lực.
[9] Trần Khánh Hà, Nguyễn Hồng Thanh (2001), Thiết kế máy điện, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
[10] Vũ Khánh Hà, Trần Khánh Hà, Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu (2001), Máy điện, Tập
1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[11] Lê Thị Mai Hoa (2001), Các tính chất từ của vật liệu vô định hình và nano tinh thể
sản xuất pilot - Luận văn Cao học.
[12] Nguyễn Hoàng Nghị, Phạm Văn Bình (2009), Tạp chí Hoạt động Khoa học, (Số 5),
trang 33-34.
102

[13] Nguyễn Hoàng Nghị (2006), “Một dự án sản xuất thử nghiệm: “Nợ” mà không “Nợ”,
Nhà nước và nhà khoa học cùng được lãi”, Tạp chí Hoạt động Khoa học, (Số 3),
trang 33-34.
[14] Nguyễn Hoàng Nghị (2008), “Vấn đề thép biến áp: Hiện nay chúng ta có thể làm gì
được?,” Tạp chí Hoạt động Khoa học (Số 5), trang 34-35.
[15] Nguyễn Đức Sỹ (2009), Công nghệ chế tạo thiết bị điện, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
[16] Nguyễn Đức Sỹ (2009), Sửa chũa Máy điện và MBA, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
[17] Nguyễn Văn Thắng (2007), Luận văn Thạc sĩ Khoa học, Nghiên cứu công nghệ chế
tạo MBAkhô có cuộn dây cao áp tẩm trong epoxy điện áp tới 35 kV công suất tới
30000 kVA.
[18] Phan Tử Thụ(2001), Thiết kế MBAđiện lực, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[19] Đỗ Doãn Tuấn (2002), Luận văn Cao học, Ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn
để khảo sát sự phân bố từ trường và nhiệt độ của MBA220kV.
Tài liệu tiếng Anh
[20] A. A. Adly, “Computation of inrush current forces on transformer windings,” IEEE
Trans. Magn., vol. 37, no. 4, pp. 2855–2857, Jul. 2001
[21] C. de Azevedo, A C. Delaiba, J. C. de Oliveira, B. C. Carvalho, H. de S. Bronzeado;
Transformer mechanical stress caused by external short-circuit: a time domain
approach; Presented at the International Conference on Power Systems - Transients
(IPST’07) in Lyon, France on June 4-7, 2007
[22] Bronisław TOMCZUK; Influence of the air gap between coils on the magnetic field
in the transformer with amorphous modular core; 2008 [24] Buschow K.H.J, de Boer
F.R. (2004). Physics of Magnetism and Magnetic Materials. Kluwer Academic /
Plenum Publishers.
[23] A.Garcıa, G.Espinosa-Paredes, I.Hernandez, A thermal study of an encapsulated
electrical transformer, Computers and Electrical Engineering 28 (2002) 417–445
[24] R. Hasegawa (2007), “Energy Efficiency of Amorphous metal based Transformers”,
Nippon Amorphous Metal, Co., Ltd, Tokyo, Japan.
103

[25] HARRY W. NG, SENIOR Amorphous Alloy Core Distribution Transformers;


member, ryusuke hasegawa, fellow, IEEE, năm 1991

[26] L. A. Johnson; Application of low loss amorphous metals in motors and


transformers; Member IEEE - IEEE Transactions on Power Apparatus and Systems,
Vol. PAS-101, No. 7 July 1982

[27] G. B. Kumbhar and S. V. Kulkarni, “Analysis of short-circuit performance of split-


winding transformer using coupled field-circuit approach,” IEEE Trans. Power Del.,
vol. 22, no. 2, pp. 936–943, Apr. 2007.

[28] D. Lin, P. Zhou, W. N. Fu, Z. Badics, and Z. J. Cendes; A Dynamic Core Loss
Model for Soft Ferromagnetic and Power Ferrite Materials in Transient Finite
Element Analysis - USA 2003

[29] H. Matsuki, H. Takada, K. Murakami, and T. Yamamoto; A Study on Suitable Shapes


of the Cloth Transformers for Reducing Power Loss – 1992.

[30] Milos Stafl, Electrodynamics of Electrical Machines, University of Nottingham.


[31] Pan-Seok Shin’; Magnetic field analysis of amorphous core transformer using
homogenization technique; IEEE transactions on magnetics, vol. 33, no. 2, march
1997 Hongik University, Chochiwon, Chungnam 339-701, Korea

[32] T. Y. Qiu, Q. J. Qiu, and X. Z. Hong, “Numerical Calculation of Short Circuit


Electromagnetic Force on the Transformer winding,” IEEE Trans.Magn., vol. 26, no.
2, pp. 1039–1041, Mar. 1990.

[33] Robert U. Lenke; Characterization of Amorphous Iron Distribution Transformer Core


for Use in High-Power Medium - Frequency Applications; Student Member, IEEE
E.ON Energy - Research Center RWTH Aachen University Germany – 2009

[34] W. J. Ros, T. M. Taylor; Amorphous metal transformer cores save energy and
capacity investment; Tác giả: – USA – 1992
104

[35] Salman Hajiaghasi, Hossein Paidarnia, Karim Abbaszadeh, Analysis of


Electromagnetic Forces in Distribution Transformers Under Various Internal Short-
Circuit Faults, CIRED Regional – Iran, Tehran, 13-14 Jan 2013, Paper No:12-E-100-
0112

[36]. Thorsten Steinmetz, Bogdan Cranganu-Cretu; Investigations of no-load and load


losses in amorphous core dry-type transformers; Member, IEEE, and Jasmin Smajic,
Member, IEEE XIX International Conference on Electrical Machines - ICEM 2010,
Rome

[37] Yinshun Wang, Xiang Zhao; Development of a 630 kVA Three-Phase HTS
Transformer With Amorphous Alloy Cores; IEEE transactions on applied
superconductivity, vol. 17, no. 2, june 2007

[38] J.B Sund/ J.Maruszczyk Design of distribution transformers in an energy saving


perspective BU Transformers report 22.3.2011 (ABB)

You might also like