Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về chính trị

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN CHÍNH TRỊ HỌC

Họ tên sinh viên: Nguyễn Linh Giang – Mã sinh viên: 2156150010


Lớp: Quan hệ công chúng K41
Đề bài: Trình bày nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về chính trị. Nêu ý nghĩa
thực tiễn của các luận điểm này trong thời đại ngày nay.
BÀI LÀM
* Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về chính trị là:
1. Chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp trước hết
vì lợi ích giai cấp
Chính trị xuất hiện cùng với sự ra đời của giai cấp và Nhà nước. Sự xuất
hiện đó một mặt là công cụ để một giai cấp giữ vị trí thống trị nền sản
xuất xã hội, mặt khác nhằm điều hoà và giải quyết mối quan hệ lợi ích
giữa giai cấp đó với các giai tầng xã hội khác. Vậy nên hoạt động chính
trị chính là hoạt động thực tiễn của các giai cấp- vì lợi ích giai cấp.
2. Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức quyền lực nhà nước, là
sự tham gia vào công việc Nhà nước, là định hướng cho nhà nước,
xác định hình thức, nội dung, nhiệm vụ của Nhà nước.
Chính trị là hoạt động giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
Muốn giữ và thực thi được quyền lực nhà nước thì phải thiết lập được tổ
chức chính quyền nhà nước. Tổ chức chính quyền nhà nước bao gồm:
đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội ngoài nhà nước mà trong
đó:
 Đảng luôn mang lợi ích giai cấp, lãnh đạo toàn diện nhà nước
bằng đường lối, chủ trương.
 Nhà nước hoạt động nhằm duy trì sự lãnh đạo của nhà nước mang
bản chất giai cấp mình, hoạt động để duy trì sự tồn tại, phát triển
của xã hội, trấn áp sự phản kháng của lực lượng thù địch.
 Các tổ chức xã hội ngoài nhà nước thì tập hợp các thành viên
tham gia vào đời sống chính trị của đất nước, bảo vệ lợi ích của
các thành viên trong quan hệ với nhà nước. Việc tổ chức chính
quyền nhà nước còn hình thành các thiết chế vật chất để bảo vệ
chính quyền đó là: công an, quân đội, nhà tù.
Như vậy, tổ chức quyền lực nhà nước là khâu căn bản nhất để thực hiện
tất cả các khâu còn lại trong hoạt động chính trị. Thực hiện tốt việc tổ
chức chính quyền nhà nước là làm cho nhà nước hình thành và tồn tại,
sau đó giúp việc giữ và thực thi quyền lực nhà nước được thực hiện tốt.
3. Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Đồng thời, chính trị
không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế.
Tính tập trung về kinh tế của chính trị biểu hiện ở chỗ:
 Thứ nhất, tất cả mọi hoạt động của nền kinh tế đều đặt dưới sự
quản lý- điều tiết của một thể chế chính trị. Hoạt động chính trị
chính là hoạt động vì lợi ích của một quốc gia, cộng đồng và trên
hết là lợi ích giai cấp.
 Thứ hai, các thành phần kinh tế của một cộng đồng, quốc gia thì
chính trị không thể không nắm phần quan trọng, phần chủ yếu
nhất của nền kinh tế đó.
Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế biểu hiện
ở chỗ:
 Thứ nhất, chính trị luôn là hoạt động đi trước, hoạt động tạo hành
lang, tạo môi trường cho kinh tế phát triển.
 Thứ hai, Chính trị có ổn định thì kinh tế mới có bước phát triển.
Chính trị mất ổn định nền sản xuất xã hội sẽ bị đình trệ, ảnh
hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc gia.
4. Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nhất, liên quan tới vận
mệnh hàng triệu người. Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là
khoa học, vừa là nghệ thuật.
Chính trị không chỉ dừng lại ở việc làm thế nào để điều tiết một Nhà
nước hoạt động, quản lý tất cả các mặt của đời sống xã hội, ban hành
pháp luật...tức là hoạt động đối nội, mà còn liên quan đến quan hệ mang
tính đa quốc gia, mang tầm vóc quốc tế, có ảnh hưởng lớn đến sự tồn
vong của một quốc gia - tức là hoạt động đối ngoại. Do vậy vấn đề chính
trị là hết sức phức tạp và nhạy cảm. Để giải quyết vấn đề chính trị đòi hỏi
có cả kiến thức khoa học cùng sự uyển chuyển, khéo léo của nghệ thuật.
Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc
và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự
tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị
thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả
năng thực hiện đương lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích

You might also like