Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TTDS CHƯƠNG 1

Phần 1: Nhận định

Câu 1: Hội thẩm nhân dân tham gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.

Đây là nhận định sai.

Ta căn cứ vào khoản 1 Điều 11 BL TTDS 2015 thì việc xét xử sơ thẩm vụ án dân
sự có Hội thẩm nhân dân tham gia trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Vậy
trong trường hợp xét xử rút gọn thì hội thẩm nhân dân không nhất thiết tham gia
các phiên tòa dân sự sơ thẩm.

CSPL: Khoản 1 Điều 11 BL TTDS 2015

Câu 2. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ ngôn ngữ khác sang
Tiếng Việt và ngược lại.

Nhận định: ĐÚNG

Theo quy định pháp luật hiện hành, người tham gia tố tụng DS được quyền dùng
tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình để tham gia vào quá trình tố tụng, trong
trường hợp này phải có người phiên dịch theo quy định tại điều 20 BLTTDS 2015,
căn cứ vào khoản 1 Điều 81 BLTTDS 2015 người phiên dịch là người có khả năng
dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người
tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Như vậy, người phiên dịch là
người có khả năng dịch từ ngôn ngữ khác sang Tiếng Việt và ngược lại khi người
tham gia tố tụng dân sự dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình để tham gia
vào quá trình tố tụng.
CSPL: Điều 20, Khoản 1 Điều 81 BLTTDS 2015.
Câu 3. Mọi chủ thể đều có quyền khiếu nại, tố cáo.

Nhận định sai

Căn cứ theo Điều 25, 499, 509 bộ luật TTDS 2015 thì có thể thấy, Luật chỉ quy
định rằng, chủ thế có thể thực hiện quyền khiếu nại trong TTDS bao gồm Cơ quan,
tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự là
trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.. Còn đối với tố cáo
thì chủ thể có thể thực hiện quyền tố cáo chỉ là cá nhân đối với hành vi vi phạm
pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại. Như vậy, không phải mọi chủ thể đều có quyền khiếu nại tố cáo.

Câu 4. Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia xét xử hai lần một vụ án.

Nhận định này là Sai.


Căn cứ tại khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015 thì trường hợp Thẩm phán đã tham gia
xét xử vụ án dân sự nhưng chưa ra được bản án hoặc Thẩm phán đó là thành viên
của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
thì Thẩm phán đó vẫn có thể tham gia xét xử lần thứ hai đối với cùng một vụ án
dân sự.

Câu 5: Viện kiếm sát phải tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp dân sự.

Nhận định này là sai. Viện kiểm sát nhân dân không  bắt buộc phải tham gia tất cả
phiên tòa, phiên họp dân sự. Tại Khoản 2 Điều 21 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015
Ở phiên tòa sơ thẩm: Đại diện Viện kiểm sát chỉ tham gia các phiên họp sơ thẩm
đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành
thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng,
quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
4, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Tuy nhiên, để bảo vệ lợi ích công cộng, bảo vệ những người yếu thế trong xã hội,
người khó khăn trong nhận thức và trong một số trường hợp, Điều 21 Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015 (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2015) quy định phải có Viện kiểm
sát tham gia phiên tòa, phiên họp dân sự, cụ thể như sau:

- Tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối
với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ;

- Đối tượng tranh chấp trong vụ án dân sự là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền
sử dụng đất, nhà ở;

- Đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi;
- Tham gia phiên họp sơ thẩm, phiên tòa sơ thẩm đối với trường hợp Tòa án thụ lý
mà chưa có điều luật để áp dụng;

 - Tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm./.

Phần 2: Bài tập: Chị V và anh Jack (quốc tịch Mỹ) đăng ký kết hôn 2012. Trong
thời gian chung sống vợ chồng không hợp nhau, thường xảy ra bất đồng, cuộc sống
chung không êm ấm, hạnh phúc, nên chị khởi kiện ra Tòa án xin được ly hôn. Vợ
chồng có 01 con chung tên Th sinh ngày 26/03/2013 hiện cháu Th đang sống với
chị V, khi ly hôn chị V yêu cầu được nuôi con chung, không yêu cầu anh T cấp
dưỡng nuôi con, anh T cũng có yêu cầu được nuôi con, không yêu cầu chị V cấp
dưỡng nuôi con. Chị V và anh T thống nhất xác định, tài sản chung vợ chồng là
căn nhà, phần đất và các máy vi tính dùng để kinh doanh trò chơi game tại thị xã
G, tỉnh Bạc Liêu. Nguồn gốc nhà, đất do 9 vợ chồng nhận chuyển nhượng của ông
Huỳnh Văn C và vợ tên Phan Kim H. Khi ly hôn anh chị thỏa thuận anh T được
quyền quản lý, sử dụng nhà đất và sở hữu toàn bộ máy vi tính của tiệm internet và
hoàn lại cho chị V số tiền 150.000.000 đồng.

1. Hãy xác định yêu cầu của chị Lan và yêu cầu của anh Hùng trong vụ án trên?
- Yêu cầu của chị V: được nuôi con chung và anh phải hoàn cho chị
150.000.000 (quyền quản lý, sử dụng nhà đất và quyền sở hữu toàn bộ
máy vi tính của tiệm internet thuộc về anh T).
- Yêu cầu của anh Jack: được nuôi con chung và quyền quản lý, sử dụng
nhà đất và quyền sở hữu toàn bộ máy vi tính của tiệm internet.
2. Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp có nghĩa vụ tham gia phiên tòa sơ thẩm

không?

Đây là vụ án dân sự vì có sự tranh chấp thẩm quyền nuôi con chung giữa chị V và
anh Jack

Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp không có nghĩa vụ tham gia phiên tòa sơ thẩm
căn cứ theo khoản 2 điều 21 bộ luật tố tụng dân sự 2015 vì Viên kiểm sát chỉ tham
gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ
hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất,
nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật TTDS
2015

Mà theo đề bài thì không thuộc trường hợp có sự tham gia của đại diện VKS cùng
cấp tại phiên tòa sơ thẩm

3. Có bắt buộc phải có người phiên dịch tham gia tố tụng.

Thì trong trường hợp này phải có người phiên dịch tham gia tố tụng. Ta căn cứ vào
Điều 20 BL TTDS 2015 thì có qui định rằng người tham gia tố tụng dân sự có
quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có người
phiên dịch.Và trường hợp trên đề bài ở đây chính là anh Jack ( Quốc tịch Mỹ) và
anh có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình cho nên dựa trên đề bài
thì trường hợp của anh Jack phải có người phiên dịch

You might also like