Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Làng Việt – đối tượng nghiên cứu của khu vực học

Làng Việt – đối tượng nghiên cứu của khu vực học của Đỗ Danh Huấn là bài nghiên cứu chỉ
ra những đặc điểm, yếu tố cấu thành làng của người Việt theo phương pháp liên ngành trong
nghiên cứu khu vực học. Bài viết này gồm 3 điểm chính: một là những đặc điểm của làng Việt
và khái quát về lịch sử nghiên cứu làng Việt; hai là ứng dụng phương pháp nghiên cứu liên
ngành của khu vực học trong trường hợp làng của người Việt; ba là các yếu tố cấu thành làng
Việt.
Đặc điểm của làng Việt là sự tồn tại của nó bao gồm sự tác động qua lại giữa những thành tố
khác nhau cấu thành như kinh tế, văn hóa, xã hội… dưới mỗi thành tố này lại bao hàm nhiều
thành tố nhỏ hơn như gia đình, dòng họ, tục lệ…
Nghiên cứu về làng của người Việt từ đầu thế kỷ XX do người Pháp thực hiện, chủ yếu với
mục đích đạt được những tri thức để phục vụ quá trình khai thác, bóc lột thuộc địa. Bên cạnh
đó có thể kể đến “Làng xã An Nam ở Bắc Kỳ” của P.Ory, “Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ”
của P.Gourou là hai trong nhiều công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn về mặt học thuật.
Đóng góp vào nghiên cứu về làng Việt còn có các công trình khác của học giả người Việt như
“Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình, “Sở hữu công ở Bắc Kỳ: Góp phần nghiên cứu
lịch sử pháp luật và kinh tế công điền công thổ của nước An Nam” của Vũ Văn Hiền, “Việt
Nam phong tục” của Phan Kế Bính… Từ sau năm 1986, việc nghiên cứu làng của người Việt
càng được đẩy mạnh nhằm mục đích phục vụ cho việc thực hiện công cuộc Đổi mới đất nước.
Khi nghiên cứu về làng Việt trong khu vực học qua phương pháp tiếp cận liên ngành đã khắc
phục được hạn chế về tính khu biệt và bộ phận của hướng nghiên cứu chuyên ngành trước đây.
Hướng nghiên cứu của các công trình trước đó mặc dù có tính chuyên sâu về mặt chuyên ngành
nhưng chưa có cái nhìn đa chiều. Phương pháp nghiên cứu liên ngành là sự kết hợp tổng thể,
hiệu quả các phương pháp chuyên ngành của nhiều ngành khác nhau trong nghiên cứu thoe
nhiều mức độ sâu, rộng khác nhau phụ thuộc vào mục đích của người nghiên cứu. Một số
chương trình nghiên cứu gần đây theo hướng tiếp cận liên ngành đã thực hiện như Chương trình
nghiên cứu Bách Cốc với sự tham gia của 300 nhà khoa học Nhật Bản từ nhiều chuyên ngành:
lịch sử, khảo cổ, văn hóa, kinh tế…; Chương trình nghiên cứu Đường Lâm; Chương trình
nghiên cứu về làng xã, nông thôn châu thổ sông Hồng với sự hợp tác giữa các học giả Việt Nam
và Pháp với sự ra đời của công trình “Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: Vấn đề còn bỏ ngỏ”;
Chương trình nghiên cứu Cổ Loa.
Điểm cuối cùng của bài nghiên cứu viết về những thành tố cấu thành nên làng Việt, qua đó chỉ
ra sự cần thiết phải tiếp cận theo hướng liên ngành.
Xét về mặt kinh tế, tính tiểu nông, tự cung tự cấp, tính đa nguyên là đặc điểm tồn tại trong
làng xã Việt Nam. Theo tác giả, nếu chỉ đứng trên một trong những quan điểm là lịch sử hay
quan điểm kinh tế học hay tâm lý học đều sẽ gặp phải khó khăn trong lý giải những mặt khác
nhau của kinh tế. Ví dụ, để giải thích tính tiểu nông tác động tới kinh tế hộ gia đình qua các
thời kỳ thì cần sự phối hợp giữa nghiên cứu tâm lý và văn hóa với nghiên cứu lịch sử quá trình
kinh tế qua các thời kỳ.
Xét về mặt xã hội, cấu trúc làng xã Việt bao gồm nhiều lớp dựa trên những mối liên hệ chung
khác nhau như cùng chung huyết thống, nghề nghiệp, … và có tính chất động. Nghiên cứu từng
lớp ấy đã là sự phối hợp các phương diện như sử, văn hóa, xã hội, dân tộc…

1
Trong nghiên cứu văn hóa làng với đặc trưng là văn minh lúa nước, để nhận diện những lớp
văn hóa khác đã được dung hòa như văn hóa Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo thì cần ứng
dụng phương pháp tiếp cận liên ngành để lý giải sự tiếp biến văn hóa đó.
Một trong nhiều nguyên nhân cấu thành nên những đặc trưng khác nhau giữa các làng là không
gian phân bố. Không gian địa lý khác nhau với những yếu tốc địa hình khác nhau, đất đai, khí
hậu khác nhau… đã tạo nên những tập quán sinh hoạt, canh tác, sản xuất khác nhau, thổ, phương
ngữ khác nhau. Sự đa dạng ấy đòi hỏi sự nghiên cứu phối hợp của nhiều chuyên ngành để có
sự lý giải nhiều chiều.
Làng Việt trong sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã diễn ra
những thay đổi, chuyển biến mạnh mẽ của những yếu tố cũ – mới, đặt ra nhiều vấn đề mới cần
phải giải quyết như quản lý, bảo tồn, phát triển…
Tổng quan các thành tố đó yêu cầu sự phối hợp của các chuyên ngành để đạt được nhận thức
đầy đủ về làng xã Việt Nam.
Tiếp cận liên ngành là một phương pháp cung cấp những tri thức một cách toàn diện hơn xong
cũng cần bàn thêm về phương pháp so sánh, đối chiếu. So sánh giữa làng này với làng khác để
nhận diện được những đặc trưng của mỗi làng, để tìm ra mối liên hệ giữa các làng. Hay so sánh
làng với các đơn vị khác để tìm kiếm, xác định những tính chất riêng, chung.
Từ khóa: liên ngành, làng Việt, khu vực học, toàn diện

You might also like