BÀI TẬP THỰC HÀNH 2022

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

BÀI TẬP THỰC HÀNH

CHỦ ĐỀ1: TRÌNH BÀY TÀI LIỆU


Bài 1. Có tài liệu về NSLĐ của 50 CN:
35 41 32 44 33 41 38 44 43 42
30 35 35 43 48 46 48 49 39 49
46 42 41 51 36 42 44 34 46 34
36 47 42 41 37 47 55 38 41 39
40 44 48 42 46 68 43 41 56 43
Yêu cầu:
1. Lập bảng, tính tần số, tần số tích lũy, tần suất, tần suất tích lũy?
2. Trình bày tài liệu trên bằng phương pháp đồ thị.
Bài 2. Giả sử có tài liệu GDP của VN giai đoạn 2016 – 2019 như sau:

Thành phần 2016 2017 2018 2019


KT
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
(%) (%) (%) (%)

1. Nhà nước 806,4 32,76 953,8 32,64 1.039,7 32,37 1.131,3 31,93

2. Ngoài NN 1.219,6 49,55 1.448,2 49,56 1.559,7 48,56 1.706,4 48,17


+ tập thể 110,7 9,0 129,8 8,96 144,3 9,25 159,0 9,3
+ Tư nhân 204,0 16,72 258,6 17,85 278,7 17,86 306,9 17,98
+ Cá thể 904,9 74,19 1.059,8 73,18 1.136,7 72,87 1.240,6 72,7
3. FDI 435,4 17,69 520,0 17,79 622,4 19,37 704,3 19,88
Tổng số 2.461,1 100,0 2.922,0 100,0 3.211,8 100,0 3.542,0 100,0

Yêu cầu: Trình bày tài liệu của bảng bằng phương pháp đồ thị.
CHỦ ĐỀ 2: PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH
Bài số 3 Có tài liệu về doanh thu công nghiệp của một công ty X như sau:

Tên xí nghiệp Doanh thu


2018 2019
Thực tế Kế hoạch Thực tế
Việt Tiến 860 900 1230
Mai Lan 2120 2400 2840
Việt Cường 1000 1100 860
Toàn Thắng 240 260 262
Tổng cộng 4220 4660 5192
Hãy tính:
1. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch về doanh thu của từng xí nghiệp và của cả công ty?
2. Số tương đối thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của từng xí nghiệp và của cả công ty?
3. Số tương đối động thái về doanh thu của từng xí nghiệp và của cả công ty?
Bài số 4:
Năm 2019 doanh nghiệp PICO đặt kế hoạch hạ giá thành đơn vị sản phẩm so với năm 2018
là 2%. Giá thành đơn vị sản phẩm thực tế năm 2019 so với năm 2018 giảm 6,9%. Hãy tính
số tương đối thực hiện kế hoạch về giá thành đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp năm
2019?

Bài số 5:
Kế hoạch của doanh nghiệp dự kiến tăng giá trị sản xuất 8% so với kỳ gốc. Thực tế so với kỳ
gốc giá trị sản xuất đã tăng 12%. Hãy tính số tương đối thực hiện kế hoạch về giá trị sản
xuất của doanh nghiệp ở kỳ báo cáo.

Bài số 6:
Giả sử có tài liệu của công ty X như sau:
Doanh nghiệp Kết cấu doanh thu năm Số tương đối nhiệm vụ Số tương đối động thái
2018 (%) kế hoạch DT năm 2019 DT năm 2019 (%)
(%)
A 25 110 120
B 35 120 125
C 40 105 115
Cho biết thêm: Doanh thu năm 2018 của cả ba DN là 320 tỷ đồng. Hãy tính:

1. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch, thực hiện kế hoạch về doanh thu của cả ba DN.
2. Tốc độ phát triển doanh thu của cả ba DN?
Bài số 7:
Giả sử có tài liệu của công ty X như sau:
Doanh nghiệp Doanh thu thực tế Số tương đối Số tương thực hiện
năm 2019 (tỷ đồng) nhiệm vụ kế hoạch kế hoạch DT năm
DT năm 2019 (%) 2019 (%)
1 118,58 110 110
2 252,0 120 125
3 201,6 105 120
Hãy tính:

1. Số tương đối nhiệm vụ, thực hiện kế hoạch về doanh thu của cả ba DN.
2. Tốc độ phát triển doanh thu của cả ba DN?
Bài số 8:
Diện tích đất của tỉnh X là 8.000 Km2, dân số đầu năm 2019 là 1.616.000 người. Cũng trong
năm đó các cơ quan hành chính của tỉnh đã đăng ký khai sinh 80.800 người và khai tử
19.392 người. Hãy tính:

1. Mật độ dân số của tỉnh năm 2019?


2. Tỷ suất sinh, tỷ suất tử và tỷ suất tăng tự nhiên của dân số trong tỉnh năm 2019?

Bài số 9: Giả sử có tài liệu về kết quả sản xuất của một doanh nghiệp như sau:
Sản phẩm Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế
Tủ (nghìn cái) 10 7 8 7 7 8
Bàn (nghìn cái) 40 32 50 48 60 66
Ghế (nghìn cái) 200 180 250 250 250 284
Hãy tính số tương đối thực hiện kế hoạch từng thánh và của cả quý I?
CHỦ ĐỀ 3: CÁC ĐẠI LƯỢNG SỐ
Bài số 10:
Có tài liệu cề tình hình sản xuất của một doanh nghiệp như sau:

Phân xưởng Số công nhân Sản lượng sản Tiền lương bình quân
(người) phẩm (tấn) của một công nhân
(1000đ)
I 200 50.000 400
II 300 78.000 480
III 500 150.000 500
Hãy tính:
1. Năng suất lao động bình quân một công nhân của toàn doanh nghiệp?
2. Tiền lương bình quân một công nhân của toàn doanh nghiệp?
Bài số 11:
Một nhóm công nhân tiến hành sản xuất một loại sản phẩm và trong thời gian như nhau.
Người thứ nhất làm ra một sản phẩm hết 12 phút, người thứ 2 hết 15 phút và người thứ 3
hết 20 phút. Hãy tính thời gian hao phí bình quân để sản xuất một sản phẩm của công nhân
nhóm đó?

Bài số 12:
Ba nhóm công nhân cùng làm việc trong thời gian là 6 giờ. Nhóm thứ nhất có 10 người và
sản xuất 1 sản phẩm hết 12 phút. Nhóm thứ 2 có 12 người và sản xuất 1 sản phẩm hết 15
phút. Nhóm thứ 3 có 15 người và sản xuất 1 sản phẩm hết 20 phút.

Hãy tính thời gian hao phí bình quân để sản xuất một sản phẩm của công nhân cả ba nhóm?

Bài số 13:
Tình hình sản xuất tại hai doanh nghiệp dệt trong 6 tháng đầu năm như sau:

Doanh nghiệp Quý 1 Quý 2

Tổng sản lượng Tỷ lệ % vải Tổng sản lượng Tỷ lệ % vải


vải (1000 mét) loại 1 vải loại 1 (1000 loại 1
mét)

An Khánh 480 91 558 93


Quyết Thắng 720 93 760 95

Hãy tính:
1. Tỷ lệ bình quân sản lượng vải loại 1, tính chung cho cả 2 doanh nghiệp quý 1, quý 2, 6
tháng đầu năm?

2. Tỷ trọng sản lượng vải loại 1 của mỗi doanh nghiệp trong toàn bộ sản lượng vải loại 1
của cả hai doanh nghiệp quý 1, quý 2 và 6 tháng đầu năm?

Bài số 14:
Có tài liệu về bậc thợ và tuổi nghề của công nhân trong một doanh nghiệp X như sau:

Phân tổ Phân tổ công nhân theo bậc thợ


công nhân 1 2 3 4 5 6
tuổi nghề
(năm)
Dưới 5 5 10 55 80 40 10
5 – 10 1 20 130 210 80 60
10 -25 - 5 90 150 100 80
Hãy tính:

1. Bậc thợ bình quân của mỗi tổ công nhân phân theo tuổi nghề?
2. Tuổi nghề bình quân của mỗi tổ công nhân phân theo bậc thợ?
3. Tuổi nghề bình quân của tất cả công nhân trong doanh nghiệp?
4. Bậc thợ bình quân của tất cả công nhân trong doanh nghiệp?
Bài số 15:
Tốc độ phát triển về doanh thu của một công ty X như sau:
Doanh thu năm 2019 so với năm 2018 bằng: 110%
Doanh thu năm 2018 so với năm 2017 bằng: 112%
Doanh thu năm 2017 so với năm 2016 bằng: 115%
Doanh thu năm 2016 so với năm 2015 bằng: 116%
Doanh thu năm 2015 so với năm 2014 bằng: 119%
Hãy tính tốc độ phát triển bình quân về doanh thu của công ty trên từ năm 2014 – 2019?

Bài số 16:
Có tài liệu về tình hình phát triển sản xuất lương thực của địa phương X như sau:
- Trong 5 năm đầu tốc độ phát triển mỗi năm: 115%
- Trong 5 năm tiếp theo tốc độ phát triển mỗi năm: 112%
- Trong 4 năm cuối tốc độ phát triển mỗi năm: 120%
Hãy tính tốc độ phát triển bình quân năm sản xuất lương thực của địa phương?

Bài số 17: Có tài liệu về năng suất lao động của công nhân một DN như sau:
Năng suất lao động số công nhân (người)
40 – 42 10
42 – 44 40
44 – 46 80
46 – 48 50
48 – 50 20
200
Hãy tính:
1.Năng suất lao động bình quân của công nhân?
2.Mốt về năng suất lao động?
3.Trung vị về năng suất lao động?
Bài số 18: Có tài liệu hoàn thành định mức sản xuất công nhân tại Vikimco như sau:

Tỷ lệ % hoàn thành định mức SX Số lượng công nhân (người)


Dưới 70 4
70 – 80 6
80 – 100 80
100 – 110 70
110 – 120 30
120 trở lên 10
Hãy tính:
1. Tỷ lệ % hoàn thành định mức sản xuất bình quân của công nhân?
2. Mốt về tỷ lệ hoàn thành định mức sản xuất?
3. Số trung vị về tỷ lệ hoàn thành định mức sản xuất?
Bài số 19:
Có tài liệu về điểm môn học Thống Kê Doanh Nghiệp của 4 nhóm sinh viên trong lớp
QTKD 94 A.30.

Điểm Số sinh viên Cộng

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

3–4 5 5 5 4 19
5–6 10 10 15 5 40
7–8 15 20 25 10 70
9 - 10 5 5 5 6 21

Cộng 35 40 50 25 150

Hãy tính:
1. Điểm trung bình của sinh viên mỗi nhóm (tổ)?
2. Điểm trung bình chung của cả lớp?
3. Phương sai về điểm của mỗi nhóm (tổ)?
4. Bình quân của các phương sai tổ?
5. Phương sai của các số bình quân tổ?
Bài số 20:
Tuổi của sinh viên lớp QTKD 94 A.35 như sau:

Tuổi 17 18 19 20 21 Cộng

Số sinh 10 50 70 30 10 170
viên

Hãy tính các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên về tiêu thức tuổi:

1. Khoảng biến thiên?


2. Độ lệch tuyệt đối bình quân?
3. Phương sai?
4. Độ lệch tiêu chuẩn?
5. Hệ số biến thiên?
Bài số 21:
Số công nhân trong danh sách của doanh nghiệp Hương Tràm trong năm 2019 như sau:

Ngày 1 – 1/2019 doanh nghiệp có 346 công nhân


Ngày 14 – 1/2019 doanh nghiệp tuyển dụng 3 công nhân
Ngày 28 – 2/2019 doanh nghiệp tuyển dụng 7 công nhân
Ngày 16 – 4/2019 doanh nghiệp tuyển dụng 5 công nhân
Ngày 17 – 8/2019 doanh nghiệp cho nghỉ việc 2 công nhân
Ngày 21 – 10/2019 doanh nghiệp tuyển dụng 3 công nhân
Từ đó cho đến hết năm số công nhân của doanh nghiệp không thay đổi. Biết thêm rằng năm
2019 là năm nhuận. Hãy tính số công nhân bình quân trong danh sách của doanh nghiệp?

Bài số 22
Có tài liệu về mức lưu chuyển hàng hóa của một doanh nghiệp thương nghiệp như sau:

Năm Mức lưu Biến động so với năm trước


chuyển
hàng Lương tăng Tốc độ phát Tốc độ Giá trị tuyệt đối của
hóa tuyệt đối triển (%) tăng (%) 1% tăng (tr.đ)
(tr.đ) (tr.đ)

2013 780 83
2014 16,5
2015 125
2016
2017 105,8 11,39
2018 88
2019 105,3
Yêu cầu:
1. Tính các số liệu con thiếu trong bảng thống kê trên ( từ 2013 – 2019)?
2. Tình tốc độ phát triển bình quân hàng năm về mức lưu chuyển hàng hóa.
Bài số 23:
Có tài liệu về tình hình sản xuất của DN như sau:

Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4

Giá trị sản xuất theo kế hoạch (tr.đ) 300 340 360
Tỷ lệ thực hiện kế hoạch về giá trị SX (%) 105
Tốc độ phát triển liên hoàn giá trị SX thực tế 115
(%)
Giá trị tuyệt đối 1% tăng giá trị SX thực tế
(tr.đ) 3,528

Số công nhân vào ngày đầu tháng (người) 300 300 304 304

Hãy tính:

1. Giá trị SX thực tế bình quân một tháng trong quý I?

2. Số công nhân bình quân mỗi tháng và cả quý?

3. Năng suất lao động bình quân của công nhân trong từng tháng, 1 tháng trong quý I?

4. Tỷ lệ % thực hiện kế hoạch về giá trị SX quý I?

CHỦ ĐỀ 4: DỰ BÁO THỐNG KÊ


Bài số 24:
Có tài liệu về giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp VIECO như sau:
ĐVT: Triệu đồng

2015 2016 2017 2018 2019

Giá trị xuất khẩu hàng hóa 1640 1960 2760 3200 3400

Yêu cầu: Dự đoán giá trị hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp năm 2020 theo 2 phương
pháp:
1. Xu hướng cộng
2. Xu hướng nhân
Bài số 25:
Có số liệu về doanh thu sản phẩm của một doanh nghiệp qua các năm như sau:
Đvt: Tỷ. đ

Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Doanh thu 81 83 85 98 100 108

Yêu cầu: Lập dãy số dự đoán của DN 2014-2020 các phương pháp:

1. Ngây thơ

2. Số bình quân di động trượt

3. Phương pháp san bằng số mũ

4. Phương pháp xu hướng cộng

5. Phương pháp xu hướng nhân

6. Phương pháp Brown

CHỦ ĐỀ 5: Chỉ số
Bài số 26:
Có tình hình sản xuất tại một doanh nghiệp như sau:

Sản phẩm ĐVT Giá thành đơn vị sản phẩm (1000đ) Sản lượng sản phẩm

Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo

A Kg 32,0 30,0 4000 4200


B Cái 18,0 17,5 3100 3120
C Bộ 140,0 135,0 200 210

Hãy tính:
1. Các chỉ số cá thể về giá thành, sản lượng sản phẩm, chi phí sản xuất của từng loại
sản phẩm?
2. Chỉ số chung về giá thành, lượng sản phẩm của cả 3 sản phẩm?
3. Lập hệ thống chỉ số để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của cả
3 sản phẩm?
Bài số 27: Giả sử có tài liệu như sau về một doanh nghiệp:

Tên sản phẩm Chi phí sản xuất kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm
nghiên cứu (tr.đ)
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu

A 180 40 36
B 75,6 60 63
C 540 75 60
D 47,5 50 47,5

Cho biết thêm tổng chi phí sản xuất (chung cho cả 4 sản phẩm) kỳ gốc là: 820 triệu đồng.
1. Tính chỉ số giá thành từng loại sản phẩm?
2. Tính chỉ số chung về giá thành?
3. Tính chỉ số chung về lượng sản phẩm?
4. Lập hệ thống chỉ số nghiên cứu ảnh hưởng biến động của giá thành, sản lượng sản
phẩm đến biến động của tổng chi phí sản xuất?
Bài số 28 Giả sử có tài liệu như sau về một doanh nghiệp:
Tên sản phẩm Chi phí sản xuất kỳ Lượng sản phẩm tiêu thụ
gốc (tr.đ)
(Tấn)

Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu

A 180 40 36
B 75,6 60 63
C 540 75 60
D 47,5 50 47,5

Cho biết thêm tổng chi phí sản xuất (chung cho cả 4 sản phẩm) kỳ nghiên cứu là: 920
triệu đồng.
5. Tính chỉ số giá thành từng loại sản phẩm?
6. Tính chỉ số chung về giá thành?
7. Tính chỉ số chung về lượng sản phẩm?
8. Lập hệ thống chỉ số nghiên cứu ảnh hưởng biến động của giá thành, sản lượng sản
phẩm đến biến động của tổng chi phí sản xuất?

CHỦ ĐỀ 6: LÝ THUYẾT RA QUYẾT ĐỊNH


Bài số 29: AI SẼ LÀ NGƯỜI TRƯỞNG PHÒNG BẢO HÀNH MỚI?
Ô. Hà, Trưởng phòng nhân sự của xí nghiệp MBI, vừa được thông báo của Ô. Bảo, Trưởng
phòng bảo hành và huấn luyện (TPBHHL) là vì lý do sức khỏe Ô. Bảo xin về hưu sớm và sẽ
thôi việc vào 6 tháng nữa. Ô. Bảo là người gắn bó với xí nghiệp từ ngày mới thành lập.
Phòng BHHL do ông điều khiển có nhiệm vụ huấn luyện cho nhân viên và khách hàng cách
sử dụng các hệ thống máy vi tính do xí nghiệp bán ra. Trong trường hợp có sự cố thì phòng
BHHL có trách nhiệm sửa chữa thường là tại chỗ cho khách hàng.

Hiện nay hệ thống 105 là sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp. Mặc dù xí nghiệp không sản xuất
trực tiếp mà chỉ lắp ráp theo licence (giấy phép). Hệ thống 105 góp tạo ra đến 80% lợi nhuận
của xí nghiệp. Vì chức năng của phòng BHHL nên trưởng phòng phải gặp gỡ khách hàng
thường xuyên và được coi là tấm danh thiếp của xí nghiệp. Vì vây, Trưởng phòng cần có
kiến thức Anh ngữ cao để đi học các khóa bảo hành hệ thống 105 và tiếp xúc với khách
hàng. Ông giám đốc khi được báo cáo có chỉ thị cho ông Hà phải tìm được một người thay
thế trong vòng một tuần, người đó phải làm việc tối thiểu là 3 năm trong xí nghiệp. Vì ông
giám đốc không muốn người lạ vào các chức vụ quan trọng và ông quan niệm đào tạo và
xây dựng cấp lãnh đạo xí nghiệp trong hàng ngũ của mình. Tuy nhiên ông giám đốc cũng
nhấn mạnh là: sự thay đổi nhân sự này không được ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của
doanh nghiệp.

Ông Hà mời ông Khánh, Trưởng phòng nghiên cứu phát triển, và ông Minh, trưởng phòng
sản xuất, đến cùng thảo luận, để chọn lựa các ứng cử viên cho chức vụ này. Các ứng cử
viên là những người dưới đây:

1. Ông Oanh hiện giờ là Phó TPBHHL đã biết tin này và đã tự động đến ngỏ lời với ông Hà
muốn là người thay thế ông Bảo. Ông Oanh đã làm việc cho Xí nghiệp 10 năm, rất có khả
năng và tham vọng. Từ 3 năm nay làm phó TP ông Oanh rất thông thạo hệ thống 105,
Anh ngữ và đã được đi tu nghiệp về hệ thống 105. Về vấn đề tổ chức điều hành thì ông
Oanh vào bậc trung bình. Ngược lại với khả năng chuyên môn của mình thì ông Oanh là
người nóng nảy, đốt chát, không được camt tình của khách hàng và nhân viên. Nhiều
khách hàng đã than phiền với BGĐ về phong cách của ông Oanh.

Ông Oanh rất tự tin vào cơ hội này và tỏ ý cho ông Hà Biết là sẽ thôi việc nếu không được
thăng cấp làm TP.

2. Ông Tấn, Phó trưởng phòng Sản xuất, lo về lắp ráp cho hệ thống 105 nên giỏi phần cứng
HW cho hệ thống này mà không biết về phần mềm SW và bảo hành. Ông Tấn là người
hoạt bát, vui vẻ, có khả năng truyền đạt mô phạm cao và rất được lòng nhân viên và
khách hàng. Ông Tấn thường được BGĐ ban khen về khả năng tổ chức và điều hành
của mình. Tuy nhiên ông Tấn Kém Anh ngữ, chỉ đủ đọc sách. Ông Tấn làm việc ở xí
nghiệp 5 năm.

Ông Tấn thay ông Bảo thì sẽ có sự phản đối của TPSX vì TPSX không muốn cánh tay phải
của mình sang bộ phận khác.
3. Sau cùng là ông Linh, Phó phòng nghiên cứu và phát triển phần mềm SW và OS cho hệ
thống 105 nhưng chưa có kinh nghiệm bảo hành. Ông Linh nói tiếng anh hoàn hảo và tổ
chức điều hành rất khá, lịch sự và ít nói mặc dù qua các khóa dạy đã chứng tỏa khả năng
truyền đạt cao.

Nếu ông Linh (đã làm việc ở XN 5 năm) sang bên BHHL thì rất khó tìm người thay thế, nên
ông Khánh kịch liệt phản đối và nói sẽ từ chức nếu mất trợ lý của mình.

Mời các Anh (Chị) đóng vai trò của ông Hà, TP nhân sự quyết định vấn để lựa chọn này.

Bài số 30:
Một cửa hàng kinh doanh sữa tươi với giá mua một lít sữa tươi là 50000đ và giá bán một lít
sữa tươi là 80000đ. Sau một ngày nếu không bán được thì lượng sữa tươi còn lại sẽ phải
hủy bỏ. Theo quan sát, lượng sữa tươi bán được trong 100 ngày trước đây được ghi nhận
như sau:

Số sữa tươi bán ra hàng ngày (lít) 40 50 60 70

Số ngày bán được (ngày) 15 25 35 25

Hãy xác định:

1. Lượng sữa dự trữ tối ưu.


2. Lợi nhuận dự đoán lớn nhất trong điều kiện có thông tin hoàn hảo.

You might also like