Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

UY TÍN CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Uy tín là sự thừa nhận chung có ý nghĩa xã hội về quyền uy và sự ảnh hưởng của một cá
nhân hay một tổ chức trong một lĩnh vực nhất định.
Uy tín lãnh đạo là đặc điểm tâm lý được tạo nên bởi sự kết hợp giữa quyền uy và sự ảnh
hưởng của người lãnh đạo đến những người trong tổ chức.
1. Uy tín với Cách mạng:
Đại tướng là người anh cả của Quân đội
nhân dân Việt Nam, một thiên tài quân
sự được thế giới công nhận, tôn vinh. Trở
thành vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội
nhân dân Việt Nam khi mới 37 tuổi, song
với sự học tập, rèn luyện, phấn đấu
không ngừng nghỉ, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân
dân giao phó, trở thành người tướng quân
bách chiến, bách thắng, vị tướng huyền
thoại của dân tộc, được nhân dân kính
trọng, suy tôn là vị “Đại tướng của nhân
dân”; được thế giới nể phục, tôn vinh là
Anh hùng dân tộc của nhân dân Việt
Nam, một trong 10 nhà cầm quân kiệt
xuất nhất lịch sử nhân loại.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, đứng đầu là Lãnh tụ tối cao Hồ Chí
Minh, cùng với Quân đội và Nhân dân Anh hùng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điều
hành cuộc chiến tranh toàn dân thần kỳ của dân tộc Việt Nam đạt đến đỉnh cao của nghệ
thuật quân sự. Đường lối ưu việt của cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, kháng chiến
trường kỳ đã đánh bại và làm phá sản hoàn toàn đường lối chiến lược tốc chiến, tốc thắng
và các chiến lược khác của những đế quốc hùng mạnh nhất (Pháp và Mỹ) ở thế kỷ XX.
Đây là sự kiện có một không hai trong lịch sử quân sự thế giới.
Tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với thắng lợi vĩ đại của 30 năm chiến tranh
cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), với cương vị Bí
thư Tổng Quân ủy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy các chiến dịch quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến
vận mệnh của dân tộc, trong đó Điện Biên Phủ - trận quyết chiến chiến lược đánh dấu
thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; khẳng định tài thao lược xuất chúng của
vị Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Từ đây, tên tuổi của Đại tướng đã đi vào lịch sử của
dân tộc, trong sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), với trọng trách Bí thư Quân ủy
Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội
Nhân dân Việt Nam, đồng chí đã tham gia cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân, toàn
quân tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ
nghĩa và đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, lần lượt đánh bại
các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch
sử, làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất
đất nước.
Với vai trò là Tổng Tư lệnh chiến dịch, Bí thư Đảng ủy, Đồng chí đã chỉ huy nhiều chiến
dịch quan trọng, như: Chiến dịch Biên Giới (9-10/1950), Trung Du (12/1950), Đồng Bằng
(5/1951), Hòa Bình (12/1951- 2/1952), Tây Bắc (10-12/1952), Thượng Lào (4-5/1953).
Hơn 30 năm chỉ huy quân sự, Đại tướng chưa bao giờ phạm sai lầm về chiến lược; ngược
lại, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng đã khiến cho 10 danh tướng của Pháp, Mỹ mắc sai lầm
về chiến lược và thua trận. Trong đó, có 7 đại tướng Pháp: Philippe Leclerc, Etienne
Valluy, C.Blaizot, M.Carpentier, Delattre de Tassigny, Raoul Salan, Henri Navarre và 3
đại tướng Mỹ: Westmoreland, C.Abrams và F.C.Weyand. Đây chính là lý do khi được hỏi
vì sao Tướng Giáp được phong thẳng lên Đại tướng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời vì
Tướng Giáp đã đánh bại nhiều tướng tài của các cường quốc trong lịch sử xâm lược Việt
Nam.
2. Uy tín với Đảng, Nhà nước:
Ở Đại tướng luôn sáng ngời những phẩm chất, nhân cách của nhà văn hóa lớn, một tấm
gương mẫu mực về đạo đức cách mạng: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư; đặc
biệt là 6 đức tính cần phải có của các vị tướng do Bác Hồ chỉ ra “Trí, Dũng, Nhân, Tín,
Liêm, Trung” luôn được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thực hiện đầy đủ, trọn vẹn.
Tháng 12 năm 1944, đồng chí được Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam
Tuyên truyền giải phóng quân, tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trên các cương vị là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Thường vụ Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương, thành viên Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, thành viên Uỷ ban Dân
tộc giải phóng Việt Nam, Tư lệnh Việt Nam giải phóng quân, đồng chí đã có những đóng
góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm
1945.
Đồng chí đã từng được Đảng, Nhà nước tín nhiệm giao cho những chức vị quan trọng:
Phó Thủ tướng Chính phủ,Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng , Bộ trưởng bộ Quốc phòng,
Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí
Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam.
Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong và
ngoài nước, đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng
Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và
nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
3. Tướng Giáp với thế giới:
Bạn bè thế giới luôn dành cho ông sự tôn trọng và ngưỡng mộ, tôn kính.
- Tạp chí Time của Mỹ đã đăng bài viết dài, kèm theo bức ảnh vẽ trang bìa chân
dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp với bài viết với tít lớn nổi bật, nguyên văn tiếng
Anh North VietNam: The Red Napoleon, tác giả bài viết đã dành một lượng lớn
thông tin nói về Tướng Võ Nguyên Giáp, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, nhà quân sự kiệt suất kèm theo câu nói nổi tiếng của ông những năm chiến
tranh: "Skike to win, Skike Only when Success is Certain, if it is not, then dont'
strike". (Tạm dịch: Đánh là thắng, chỉ đánh khi chắc thắng, nếu không thắng thì
không đánh).
- Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ, xuất bản năm 1993 viết: "Tài
thao lược của Tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp
nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu
việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của
các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng
từng một thời là thầy giáo dạy sử".
Trong các chuyến thăm chính thức đến Việt Nam, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã mong
muốn được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những vị tướng tài ba nhất của thế
kỷ 20: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S.
McNamara, người từng đối đầu với ông trong cuộc chiến tại Việt Nam, ở Hà Nội hôm
23/6/1997.
“Vị tướng huyền thoại” là từ mà truyền thông quốc tế nhiều lần dành ca ngợi Đại tướng
Võ Nguyên Giáp, người chưa từng được đào tạo bài bản trong trường quân sự danh tiếng
và xuất thân là một thầy giáo dạy sử. Tài thao lược của ông không ít lần được báo chí
phương Tây so sánh với nhà chỉ huy quân sự lỗi lạc nhất của lịch sử Pháp - Napoleon
Bonaparte, cách gọi “Napoleon của Việt Nam” xuất hiện lần đầu tiên trên tạp
chí Time (Mỹ) vào năm 1966. Tạp chí này đã 3 lần sử dụng hình ảnh của tướng Giáp làm
trang bìa vào các năm 1966, 1968 và 1972 .Sự ví von này khẳng định vị thế của nhà quân
sự Việt Nam so với các danh tướng trên thế giới.

Tháng 6/1990, tờ New York Times (Mỹ) đăng nhận xét của nhà sử học người Mỹ
Stanley Karnow: “Là một nhà chiến lược táo bạo, một tư duy logic tài năng và một nhà tổ
chức không biết mệt mỏi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chiến đấu suốt hơn 30 năm, biến
một đội quân du kích áo vải ít ỏi thành một trong những quân đội hiệu quả nhất của thế
giới…”.
Thế giới không chỉ tôn vinh đại tướng bởi sự lãnh đạo, tài thao lược xuất sắc mà còn nể
phục nhân cách, đức độ của Đại tướng với sự dũng cảm, lòng nhiệt huyết. Ông còn nhận
được sự ngưỡng mộ, kính trọng của nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách và đông đảo
nhân dân thế giới.

4. Uy tín với nhân dân, đồng đội:


Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Nhân dân hết lòng kính trọng, suy tôn là vị “Đại
tướng của Nhân dân”. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội mến phục, suy tôn là “Người anh Cả”
ông xứng đáng là “Chính ủy của các Chính ủy, Tư lệnh của các Tư lệnh, Tướng của
các Tướng”. Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp có được sự yêu mến của các
tướng lĩnh đến những người lính bình thường trong toàn quân bằng tên gọi gần gũi,
thân thương “Anh Văn” . Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, Võ Nguyên Giáp một
lòng muốn dân nhân được ấm no, hạnh phúc. Ngay ở thời chiến hay thời bình, vị Đại
tướng luôn đề cao vai trò của tập thể, phục tùng tổ chức; luôn coi trọng thực tiễn, chịu
khó học tập, lắng nghe ý kiến hay của Nhân dân, của các chuyên gia, nhà khoa học;
luôn tin tưởng vào sức mạnh của Nhân dân, liên hệ và gắn bó mật thiết với Nhân dân;
phấn đấu không mệt mỏi xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đem hết trí tuệ, sức
lực để hoàn thành tốt mọi công việc của Đảng, Nhân dân và Quân đội giao phó. Đại
tướng là tấm gương sáng để nhân dân noi theo về lòng yêu dân yêu nước, căm thù
giặc, một lòng vì tổ quốc.
1. Kể những tên gọi mà nhân dân đặt cho Đại tướng (Anh cả, Anh Văn, Đại
Tướng của Nhân dân,…)
2. Nêu những từ khóa thể hiện đầy đủ , trọn vẹn về phẩm chất cách mạng của Đại
tướng (Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư; đặc biệt là 6 đức tính cần
phải có của các vị tướng do Bác Hồ chỉ ra “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm,
Trung”)

1. Uy tín với Cách mạng:


- Ông tham gia chỉ huy những chiến dịch, cuộc chiến lớn như: Kháng chiến chống
Pháp với chiến dịch Điện Phiên Phủ (1954) chấm dứt sự có mặt của Pháp ở Việt
Nam sau hơn 80 năm; Kháng chiến chống Mỹ, Chiến dịch Việt Bắc (thu-đông
1947), Chiến dịch Biên giới (1950),…..
- Tháng 12 năm 1944, đồng chí được Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội
Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân
Việt Nam.
- Thành lập các lớp đào tạo quân sự, đào tạo ra những thế hệ với tư duy quân sự
đúng đắn, dũng cảm.
- Ông suy tôn là vị “Đại tướng của nhân dân”; được thế giới nể phục, tôn vinh là
Anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam, một trong 10 nhà cầm quân kiệt xuất
nhất lịch sử nhân loại.

2. Uy tín với Đảng, Nhà nước:


Ở Đại tướng luôn sáng ngời những phẩm chất nhân cách của nhà văn hóa lớn, một tấm
gương mẫu mực về đạo đức cách mạng: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư; đặc
biệt là 6 đức tính cần phải có của các vị tướng do Bác Hồ chỉ ra “Trí, Dũng, Nhân, Tín,
Liêm, Trung” luôn được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thực hiện đầy đủ, trọn vẹn.
Đồng chí đã từng được Đảng, Nhà nước tín nhiệm giao cho những chức vị quan trọng:
Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng , Bộ trưởng bộ Quốc phòng,
Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam,…….
Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong và
ngoài nước, đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng
Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và
nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

3. Uy tín với thế giới:


Tháng 6/1990, tờ New York Times (Mỹ) đăng nhận xét của nhà sử học người Mỹ Stanley
Karnow: “Là một nhà chiến lược táo bạo, một tư duy logic tài năng và một nhà tổ chức
không biết mệt mỏi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chiến đấu suốt hơn 30 năm, biến một
đội quân du kích áo vải ít ỏi thành một trong những quân đội hiệu quả nhất của thế
giới…”.

Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại
tướng" thì suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh
thắng tới 4 đại tướng của Pháp và 6 của Mỹ, chưa kể đến nhiều viên đại tướng của chính
quyền Việt Nam Cộng hoà
Thế giới không chỉ tôn vinh đại tướng bởi sự lãnh đạo, tài thao lược xuất sắc mà cũng còn
nể phục nhân cách, đức độ của Đại tướng bởi sự dũng cảm, lòng nhiệt huyết, kể cả với
những người bình chọn “khó tính” nhất, Ông còn nhận được sự ngưỡng mộ, kính trọng
của nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách, đông đảo nhân dân thế giới,….

4. Uy tín với nhân dân:


Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Nhân dân hết lòng kính trọng, suy tôn là vị “Đại tướng
của Nhân dân”, Cán bộ, chiến sĩ Quân đội mến phục, suy tôn là “Người anh Cả”

Khi Đại tướng về hưu và cho đến nay khi ông đã mất được 8 năm, nhân dân Việt Nam
cũng như đông đảo nhân dân thế giới vẫn luôn nhớ về ông với tấm lòng tôn kính, noi
gương ông trong cuộc sống.

You might also like