Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA TIẾNG PHÁP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỌC MỞ RỘNG ĐỂ HỌC TỪ VỰNG CHO


SINH VIÊN NĂM THỨ HAI KHOA TIẾNG PHÁP - TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM HÀ NỘI.

Giáo viên hướng dẫn: Trương Thị Thúy

Người thực hiện:       Nguyễn Thị Minh Hạnh

                                            Lưu Thanh Huyền

Hà Nội, Tháng 04 năm 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................
2.1. Cải thiện kỹ năng và khả năng đọc hiểu tiếng Pháp của sinh viên năm
hai chuyên ngành tiếng Pháp..........................................................................4
2.2. Bổ trợ cho 3 kĩ năng còn lại.....................................................................4
2.3. Mở mang tầm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống, đặc
biệt liên quan đến nước Pháp nói chung (lịch sử, văn hoá, con người,...):......5
3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu......................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................
5. Cấu trúc nghiên cứu...........................................................................................................
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................7
1. Khái niệm đọc hiểu.............................................................................................................
2. Khái niệm từ và từ vựng......................................................................................................
3. Phương pháp đọc mở rộng..................................................................................................
3.1. Khái niệm................................................................................................8
3.2. Lợi ích của phương pháp đọc mở rộng....................................................9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỌC ĐỌC HIỂU...........................................12
CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 2.......................................................................12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP ĐỌC MỞ RỘNG.........................................16
KẾT LUẬN........................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................34
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ vựng là yếu tố nền tảng quan trọng góp phần hoàn thiện những kỹ năng
giao tiếp nghe, nói, đọc, viết. Với vốn từ vựng phong phú, người học sẽ tự tin
trong việc truyền tải thông tin một cách ngắn gọn, súc tích nhất và dễ dàng hiểu
bài đọc cũng như ý tưởng của người giao tiếp. Do đó việc trau dồi vốn từ vựng
cá nhân có vai trò rất quan trọng đối với người học ngoại ngữ.

Người ta vẫn nói rằng đọc hiểu là một phương pháp tuyệt vời để học từ
vựng. Nhưng khi đọc từ nào cũng thấy mới, phải dùng từ điển tra nghĩa từng từ
vừa mất thời gian lại vừa không đạt được hiệu quả. Đa số người học được hỏi
đều thừa nhận rằng họ không biết cách đoán nghĩa từ mới và phỏng đoán nội
dung bài đọc dựa vào ngữ cảnh. Đặc biệt người học không quen sử dụng các kỹ
năng đọc hiểu như phương pháp đọc lướt để lấy ý chính hoặc phương pháp đọc
nhanh để tìm thông tin chi tiết hay phương pháp đoán nội dung văn bản từ tiêu
đề, phụ đề, tranh ảnh minh họa. Việc không nắm rõ các phương pháp đọc hiểu
làm cho người học khó có thể hiểu được nội dung cũng như xử lý thông tin liên
quan tới bài đọc như làm bài tập hay trả lời các câu hỏi đọc hiểu.

Nhiều người vẫn mơ hồ về phương pháp học tiếng của mình. Họ thực hiện
mọi cách mà họ nghe được hay đọc được ở đâu đó, nhưng lại không xác định
được phương pháp của riêng mình. Đọc mở rộng khuyến khích người học đọc
các văn bản phù hợp với trình độ người học do đó người học có thể đọc được
một lượng lớn tài liệu trong thời gian không bị giới hạn. Với phương pháp này
người đọc có thể đọc để giải trí và được tiếp xúc với tiếng Pháp một cách tự
nhiên.

Hiện nay, với thực trạng vô cùng đáng lo ngại, sinh viên năm hai chưa thể
tự đọc hiểu được hết đoạn văn bản ở trình độ A2, với lý do "không hiểu bài đọc
nói gì", "chưa nhìn thấy từ này bao giờ", đây là một trong những lí do khiến việc
áp dụng phương pháp đọc hiểu rộng trong việc học đọc hiểu và xây dựng vốn từ
vựng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Trong khi giáo viên cũng luôn phải chạy đua với thời gian hạn chế trên lớp,
số tiết dạy đọc trên lớp cũng rất ít. Cùng với đó, thói quen cố hữu của người học
là học từ vựng đơn lẻ rời rạc, thay vì học thành một cụm từ nên họ không sử
dụng được từ vựng một cách chính xác và tự nhiên. Điều này góp phần làm giảm
động cơ và hứng thú đọc tiếng Pháp. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng
tôi sẽ nghiên cứu áp dụng phương pháp đọc hiểu rộng để học từ vựng cho sinh
viên năm hai khoa tiếng Pháp trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu dựa trên những mục tiêu : Áp dụng phương pháp đọc mở
rộng để khai thác một số bài đọc ở trình độ A2, B1 thiết thực và bám sát chương
trình học để hỗ trợ sinh viên năm thứ hai tự học đọc hiểu.

2.1. Cải thiện kỹ năng và khả năng đọc hiểu tiếng Pháp của sinh viên năm
hai chuyên ngành tiếng Pháp.

Hiện nay, sinh viên gặp phải rất nhiều khó khăn khi đọc một văn bản tiếng
Pháp, một trong số đó là không tìm được phương pháp đọc sao cho phù hợp với
bản thân, điều là chính là một cản trở lớn đối với sinh viên trong việc đọc hiểu tài
liệu. Do đó, kĩ năng và khả năng đọc hiểu của sinh viên cũng dần trở nên yếu
kém.

Phương pháp đọc hiểu rộng sẽ những ảnh hưởng tích cực đối sinh viên khi
họ tiếp cận với những văn bản tiếng Pháp. Nó cho phép sinh viên tiếp xúc với
ngôn ngữ một cách tự nhiên, từ đó, dần cải thiện kỹ năng và khả năng đọc hiểu
cho sinh viên.

2.2. Bổ trợ cho 3 kĩ năng còn lại

Từ vựng là trọng tâm của ngôn ngữ, vốn từ vựng phong phú hỗ trợ trong
phát triển và hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói và đặc biệt là ở kỹ năng viết. Khi
có được vốn từ đa dạng, đặc biệt là vốn từ ở trình độ A2, sinh viên có thể nghe
hiểu được nội dung của các bài nghe về chủ đề đa dạng. Ở kỹ năng nói, khi có
một vốn từ đa dạng, sinh viên có thể nghe hiểu câu hỏi, từ đó có thể hình thành
phản xạ trả lời lại nhanh chóng. Qua đó quá trình nghe, hiểu và nói phát triển đạt
đến mức độ trôi chảy.

2.3. Mở mang tầm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống, đặc
biệt liên quan đến nước Pháp nói chung (lịch sử, văn hoá, con người,...):

Qua việc đọc mở rộng đa dạng các chủ đề, đặc biệt là chủ đề liên quan đến
tiếng Pháp, sinh viên mở mang tầm hiểu biết về nước Pháp. Đối với việc học một
ngôn ngữ, bên cạnh học về các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết thì việc tìm hiểu
văn hóa nơi ngôn ngữ thuộc về là một điều hết sức quan trọng. Ngôn ngữ bám
sâu vào văn hoá, thông qua ngôn ngữ truyền tải văn hóa.

3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi 1 : Bạn có gặp khó khăn khi đọc một văn bản tiếng Pháp không?
Câu hỏi 2 : Bạn thấy các bài đọc trong tài liệu như thế nào ?
Câu hỏi 3: Các bạn có thường đọc những bài đọc về những chủ đề đã học hay
không ?
Câu hỏi 4 : Những khó khăn bạn gặp phải khi đọc một văn bản tiếng Pháp
không?
Câu hỏi 5: Ngoài các tài liệu giảng dạy trên lớp sinh viên còn đọc các văn bản
tiếng Pháp từ nguồn nào ?
Câu hỏi 6: Việc đọc trước các bài đọc cùng chủ đề với bài đọc sẽ học sẽ giúp cho
việc đọc bài đọc trên lớp dễ dàng hơn không ?

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra bằng bảng hỏi giúp điều tra thông
tin về thực trạng đọc hiểu của sinh viên năm thứ hai khoa Tiếng Pháp – Trường
ĐHSPHN phục vụ nghiên cứu.

Phương pháp thống kê: Thống kê các dữ liệu khảo sát thực tế thu được để
phục vụ việc phân tích.

Phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng: Phân tích và xử
lý các dữ liệu khảo sát thu được, từ đó đưa ra kết luận và đề xuất các giải pháp.

Kỹ thuật thống kê và phân tích giúp nắm bắt được số liệu cụ thể về thực
trạng học kỹ năng đọc hiểu của sinh viên năm thứ hai khoa Tiếng Pháp - Trường
ĐHSPHN; từ đó có thể nghiên cứu chính xác hơn để đưa ra những giải pháp phù
hợp để có một phương pháp đọc hiệu quả.

5. Cấu trúc nghiên cứu

Bài nghiên cứu của chúng tôi chia ra làm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý thuyết

- Chương 2: Thực tế khai thác bài đọc hiểu để học từ vựng của sinh viên

- Chương 3: Đề xuất áp dụng phương pháp đọc hiểu rộng trong học từ vựng
(hướng dẫn các bạn học - theo dõi kết quả): Cho các bước làm
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Khái niệm đọc hiểu

Đọc hiểu là một trong những hoạt động cơ bản của con người nhằm mục
đích lĩnh hội được những tri thức về văn hóa và bồi dưỡng tâm hồn. Đây cũng là
một trong những kỹ năng cơ bản của việc học ngôn ngữ. Những bài đọc hiểu
bằng tiếng Pháp giúp sinh viên học hỏi được nhiều điều để mở mang về trí tuệ và
tri thức. Tuy nhiên nhiều người học vẫn chưa biết khai thác triệt để những ngữ
liệu được cung cấp trong bài đọc và bỏ lỡ rất nhiều ngữ liệu từ vựng có sẵn.
Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các ký hiệu và
chữ viết, sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người
nghe, và dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc. Hiểu
là trả lời được các câu hỏi: Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?, tức là phát hiện
và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của
mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát được nội dung và có thể vận dụng vào
đời sống. Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân
tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy
và biểu đạt.

2. Khái niệm từ và từ vựng

Theo thống kê, hiện có khoảng 3000 định nghĩa khác nhau về từ. Một số
định nghĩa như sau: Theo nhà ngôn ngữ học F. Saussure đã rằng “...từ, mặc dầu
khó định nghĩa, vẫn là một đơn vị mà trí tuệ buộc phải chấp nhận, một cái gì có
địa vị trung tâm trong cơ thể của ngôn ngữ”. (F. Saussure, 2005, p.214). Trong
cuốn Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ có viết “Từ là chuỗi kết hợp của một hoặc
một vài hình vị mang chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa”. (Nguyễn
Thiện Giáp, 2008, p.54). Một khái niệm khác cho rằng, từ là “Đơn vị ngôn ngữ
nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định, dùng để đặt câu” (Hoàng Phê,
2003, p.1072).

Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu, từ là đơn vị cấu thành câu, là yếu tố
trung tâm của ngôn ngữ. Từ có cấu tạo hoàn chỉnh và có thể sử dụng động lập
với câu. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng đều cần có từ.

Cũng giống như định nghĩa về Từ, hiện cũng có rất nhiều định nghĩa khác
nhau về từ vựng, một số định nghĩa mà chúng tôi sưu tầm được như sau: Trong
Giáo trình Từ vựng học, tác giả Đỗ Việt Hùng cho rằng “Từ vựng là tập hợp từ
và các đơn vị tương đương với từ của một ngôn ngữ. Các đơn vị tương đương với
từ là các ngữ cố định nên có thể nói từ vựng là tập hợp các từ và ngữ cố định của
ngôn ngữ” (Đỗ Việt Hùng, 2011, p.5). Từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê
làm chủ biên thì định nghĩa từ vựng là “Toàn bộ nói chung các từ vị, hoặc các từ,
của một ngôn ngữ” (Hoàng Phê, 2003, p.1073). Các quan điểm này có thể không
hoàn toàn tương đồng, nhưng một điểm chung nhất mà chúng tôi nhận thấy đó là
các tác giả đều đồng ý rằng từ vựng là tập hợp của một hoặc một số từ của một
ngôn ngữ.

3. Phương pháp đọc mở rộng

3.1. Khái niệm

Đọc mở rộng là một phương pháp tiếp cận với ngôn ngữ thứ hai. Khi người
học đọc mở rộng, họ đọc một cách rất dễ dàng, tận hưởng việc đọc của mình, từ
đó tăng tốc độ đọc và đọc bài trôi chảy hơn. Nói một cách khác là, người đọc học
đọc bằng việc thực sự đọc hơn là việc nghiên cứu bài đọc bằng cách học từ vựng,
ngữ pháp và cụm từ.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về đọc mở rộng hay đọc theo sở thích được
sử dụng trong nhiều tài liệu nghiên cứu và sách. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đưa ra
một số định nghĩa có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Theo tác giả Day, Prentice
et al.2016 đọc mở rộng là một phương pháp dạy học khuyến khích học viên đọc
càng nhiều càng tốt để có thể đọc trôi chảy bằng bất kỳ ngoại ngữ nào. Phương
pháp này dựa trên nguyên tắc coi đọc là cách học đọc hiệu quả nhất. Một đặc
điểm thú vị của đọc mở rộng là sinh viên được tự do lựa chọn thể loại và khối
lượng tài liệu đọc. Sinh viên sẽ không phải tuân thủ theo bất kỳ quy định khắt
khe nào khi đọc toàn bộ sách học đọc. Trái lại, giáo viên sử dụng phương pháp
này sẽ cho phép sinh viên bỏ qua bất kì tài liệu đọc nào làm họ thấy quá sức và
nhàm chán. Theo tác giả Susser and Robb (1990), điểm nổi bật của đọc mở rộng
còn là đọc những đoạn văn dài để nắm được ý tổng thể toàn văn mà vẫn đảm bảo
được là người đọc cảm thấy thoải mái, say mê với việc đọc sách.

3.2. Lợi ích của phương pháp đọc mở rộng

Cơ sở lý thuyết về đọc mở rộng cho thấy phương pháp này giúp xây dựng
thói quen đọc theo sở thích, hỗ trợ đáng kể sinh viên tích lũy được một nền tảng
kiến thức xã hội sâu và rộng. Theo đó, khả năng tư duy và kỹ năng phản biện
cũng được cải thiện mạnh mẽ từ thói quen hữu ích này. Đọc mở rộng trong
chương trình tiếng Pháp dành cho sinh viên nhằm mục đích thúc đẩy quá trình
tương tác giữa các kỹ năng ở tất cả các trình độ. Ở mỗi trình độ, đọc mở rộng
được giới thiệu thông qua một hoặc một chuỗi các hoạt động ban đầu cho thấy rő
được lợi ích và mục đích của việc đọc, và giúp sinh viên làm quen với các hoạt
động đọc. Đọc mở rộng đem lại nhiều lợi ích cho việc học ngoại ngữ.

Trước tiên, nhờ tiếp xúc với ngôn ngữ tự nhiên thông qua ER người học có
thể hiểu được cách ngôn ngữ này vận hành trong các bối cảnh thực tế ngoài sách
vở, điều mà sách giáo giáo trình còn thiếu, tăng cường vốn từ vựng. Ngoài ra,
giúp sinh viên phát triển các kỹ năng liên quan như nghe, nói, viết bằng cách
cung cấp thêm từ vựng và mở rộng kiến thức của sinh viên về thế giới xung
quanh.

Thêm vào đó, khi đọc nhiều, tần suất lặp lại các từ và cấu trúc từ của sinh
viên càng cao, nhờ vậy họ trở nên hiểu rõ chức năng từ và đoán từ hoặc đặc điểm
ngữ pháp nào có thể xuất hiện tiếp theo. Do tốc độ đọc được rèn luyện, tăng khả
năng đọc lưu loát, nên sinh viên xử lý ngôn ngữ một cách tự động hơn, cho phép
bộ nhớ xử lý những thông tin khác, qua đó làm tăng sự tự tin, động lực và đam
mê đọc sách, giúp việc học tiếng Pháp hiệu quả hơn

Nền tảng phương pháp

Quá trình đọc không đặt nặng về trình độ ngôn ngữ mà thay vào đó tập
trung vào sự hứng thú của người đọc thông qua nội dung. Từ đó việc đọc sẽ giúp
gia tăng thời gian tiếp xúc với ngôn ngữ, thúc đẩy quá trình tiếp thu ngôn ngữ
được diễn ra tự nhiên hơn.

Đọc – Viết là hai kỹ năng có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau. Kỹ năng đọc –
quá trình tiếp thụ ngôn ngữ thụ động (input) – được xem là nền tảng của kỹ năng
viết – quá trình thể hiện ngôn ngữ chủ động (output). Vì thế, phương pháp đọc
mở rộng có vai trò đồng thời cải thiện kỹ năng viết, nhất là khi phương pháp này
hướng đến thời gian tiếp xúc ngôn ngữ lâu dài của người học.

Ứng dụng

Người đọc tiếp xúc với khả năng giải đoán từ vựng – là khả năng nhận biết
nghĩa của một từ nhờ vào ngữ cảnh trong câu văn, đoạn văn thay vì sử dụng
phương pháp dịch (ví dụ như tra từ điển). Người đọc sẽ có thể ghi nhớ lâu hơn và
vận dụng thành thạo hơn khi tiếp thu từ vựng theo cách này vì người đọc được
tiếp xúc với từ vựng được sử dụng trong ngữ cảnh. Thực tế cũng chứng minh
việc giải đoán từ vựng cũng diễn ra rất phổ biến trong giao tiếp hằng ngày khi
hai người đối thoại với nhau không nhất thiết phải hiểu hết những từ vựng được
sử dụng, nhưng vẫn có thể hiểu được nội dung và thông điệp người đối diện
muốn truyền tải.

Tóm lại, phương pháp đọc mở rộng về căn bản vẫn hướng tới việc tiếp thu
từ vựng và ngữ pháp. Tuy nhiên, quá trình tiếp thu diễn ra tự nhiên do người đọc
tiếp xúc với ngôn ngữ dựa trên động lực ban đầu là sự hứng thú với nội dung bài
đọc, thay vì “ép buộc” bản thân phải học một kiến thức ngôn ngữ mới (từ vựng,
ngữ pháp). Chính vì vậy, sự tiếp xúc với các kiến thức ngôn ngữ này trong thời
gian dài sẽ tạo nên độ “lắng”, vừa giúp người đọc mở rộng thêm vốn từ vựng,
ngữ pháp, vừa giúp người đọc vận dụng được các kiến thức đó hiệu quả.

Vận dụng phương pháp đọc mở rộng

Dựa vào tính chất của phương pháp, có vài tiêu chí, điều kiện nhất định về
tài liệu đọc mà người học cần chú ý để quá trình vận dụng phương pháp đạt hiệu
quả cao nhất. Nội dung của tài liệu là những đề tài, chủ đề mà người đọc thực sự
hứng thú, quan tâm hay thắc mắc. Điều này đảm bảo cho quá trình đọc được diễn
ra thoải mái hơn. Mức độ ngôn ngữ của tài liệu cần phù hợp với trình độ hiện tại
của người đọc, tốt nhất là vừa vượt ra khỏi “mức an toàn” của người đọc vừa để
quá trình giải đoán từ vựng có thể diễn ra, vừa không gây khó khăn gián đoạn
quá trình hay hứng thú của người đọc. Tài liệu cần đạt độ dài ở mức trung bình
khoảng 15-30 trang. Số lượng trang ở mức đó vừa đủ cho việc hình thành và phát
triển một ý tưởng hoặc một bài tường thuật hoàn chỉnh. Người đọc cũng dễ dàng
theo dõi và hình thành kết nối đối với các thông tin, luận điểm, sự việc hay nhân
vật trong bài.

Áp dụng với việc học từ mới

Từ việc có được hứng thú từ những tài liệu đọc mà người học chọn lọc, họ
có thể củng cố thêm cho mình vốn từ vựng theo chủ đề. Đọc mở rộng giúp tăng
thời gian tiếp xúc với tiếng Pháp. Khi sinh viên tiếp xúc với sách, báo tiếng Pháp
thông qua đọc mở rộng, sinh viên có thể tăng vốn từ vựng và ngữ pháp. Đọc sách
nhiều sẽ làm tăng tần suất lặp lại của các từ và cấu trúc từ, dẫn dần hỗ trợ sinh
viên kỹ năng đoán nghĩa từ vựng/ ngữ pháp dựa vào văn cảnh. Đồng thời, thông
qua đọc mở rộng có thể tăng khả năng hiểu cách ngôn ngữ được sử dụng trong
nhiều thể loại văn bản cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Đồng thời tăng khả
năng áp dụng được từ vựng/ ngữ pháp đúng ngữ cảnh thực tế, thay vì chỉ tập
trung vào kiến thức được giới thiệu như trong giáo trình được giảng dạy.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỌC ĐỌC HIỂU

CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 2

Câu hỏi 1 : Bạn có gặp khó khăn khi đọc một văn bản tiếng Pháp
không?

Phản hồi Tỉ lệ

Có 27 93.1%
Không 02 6,9%
Dựa vào bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy phần lớn (93.1%) các bạn
sinh viên đang gặp phải khó khăn khi tiếp cận với một văn bản tiếng Pháp, và chỉ
có một phần rất nhỏ (6,9%) các bạn đang không gặp bất kì khó khăn nào.
Câu hỏi 2 : Bạn thấy các bài đọc trong tài liệu như thế nào ?
Phản hồi Tỉ lệ
rất khó 4 14.81%
khó 14 51.85%
bình thường 8 29.63%
dễ 1 3.71%

Sau khi tiến hành khảo sát, chúng tôi thấy có 14,81% các bạn thấy các bài
đọc trên lớp rất khó, 51,85% các bạn thấy khó, 29,63% các bạn thấy bình thường
và chỉ 1 bạn chiếm 3,71% là thấy dễ.
Câu hỏi 3: Các bạn có thường đọc những bài đọc về những chủ đề đã
học hay không ?

Phản hồi Tỉ lệ

Có 10 34,5%
Không 19 65,6%
Thông qua bảng số liệu, chỉ có 34,5% các bạn thường xuyên đọc những bài
đọc liên quan đến các chủ đề đã học trên lớp, 65,6% các bạn không thường xuyên
đọc những bài đọc liên quan đến các chủ đề bài học trên lớp. Vậy những khó
khăn gặp phải khi các bạn đọc một văn bản tiếng Pháp là gì?
Câu hỏi 5 : Những khó khăn bạn gặp phải khi đọc một văn bản tiếng
Pháp không?

Phản hồi Tỉ lệ

Về mặt từ
29 100%
vựng
Về mặt ngữ
pháp: nhiều
23 79,3 %
cấu trúc
rắc rối,...
Về độ dài:
Bài đọc quá 62,1%
18
dài gây
nản
Chưa có
phương pháp
14 48,3%
học chính
xác
Thiếu động
12 41,4%
lực học
Không tìm
được nguồn
tài liệu
10 34,5%
nhất định phù
hợp với trình
độ

Thông qua bảng số liệu, với những khó khăn chúng tôi đã liệt kê ra, 100%
sinh viên tham gia khảo sát gặp khó khăn về sự thiếu thốn vốn từ vựng; 79,3%
sinh viên thiếu kiến thức về mặt ngữ pháp. Sau đó lần lượt là các khó khăn khác
như độ dài bài đọc quá dài, sinh viên chưa tìm được phương pháp học tập phù
hợp, thiếu động lực học và chưa tìm được nguồn tài liệu phù hợp với trình độ của
mình. Từ bảng khảo sát trên chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc
có một vốn từ vựng phong phú và có một phương pháp học hợp lý, phù hợp với
bản thân người học là rất quan trọng. Đối với nhiều bạn có sở thích đọc hay
thường xuyên đọc các văn bản ngoài chương trình học thì các bạn đọc từ nguồn
nào ?

Câu hỏi 6: Ngoài các tài liệu giảng dạy trên lớp sinh viên còn đọc các văn
bản tiếng Pháp từ nguồn nào ?
Phản hồi Tỉ lệ
Sách 1 3,4%
Truyện tranh 2 6,9%
Báo (báo giấy, báo
11 37,9%
mạng,...)
Phụ đề trên Youtube 15 51,7%

Theo khảo sát chúng tôi thực hiện được, có đến 51,7% sinh viên đọc phụ đề
tiếng Pháp trên Youtube là một nguồn tài liệu ngoài tài liệu giảng dạy trên
trường. Ở vị trí thứ 2 là báo với 37,9% sinh viên. Các bạn cũng đọc nhiều nguồn
khác là truyện tranh và sách nhưng số lượng không nhiều. Qua khảo sát, chúng
tôi nhận thấy có rất nhiều tài liệu có thể khai thác trong quá trình đọc hiểu.

Theo khảo sát chúng tôi thực hiện được, 79,3% sinh viên đọc những văn
bản tiếng Pháp ở các trang dạy học hay ôn thi tiếng Pháp; 62,1% sinh viên đọc
các bài khóa từ bài tập được giao và 31% sinh viên đọc trên các trang báo như Le
Monde hay 20minutes.fr…

79,3% sinh viên cho rằng cách học đọc hiểu phù hợp và hiệu quả là tham
khảo các nguồn tài liệu trực tuyến, đứng thứ 2 là bài tập giảng viên giao chiếm
72,4% và đi học thêm tại các trung tâm là 41,4% và học cùng bạn bè là 55,2%.

Qua kết quả của phiếu khảo sát cho thấy, gần 80% sinh viên tham khảo
nguồn tài liệu trực tuyến trên mạng Internet điều này là hoàn toàn hợp lí, vì hiện
nay Internet đã phổ biến trong toàn xã hội, chỉ với một chiếc smartphone có kết
nối Internet là sinh viên có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào với nhiều kênh
thông tin khác nhau.
Câu hỏi 7: Việc đọc trước các bài đọc cùng chủ đề với bài đọc sẽ học sẽ giúp
cho việc đọc bài đọc trên lớp dễ dàng hơn không ?

Phản hồi Tỉ lệ

Có 18 62,1%
Không 11 37,9%
Qua khảo sát những bạn thường xuyên đọc những văn bản ngoài tài liệu
được cung cấp trên lớp, có đến 62,1% các bạn trả lời rằng đọc các bài đọc có
cùng chủ đề trên lớp khiến việc đọc một văn bản trở lên dễ dàng hơn. Và chỉ
37,9% trả lời rằng không khiến việc đọc dễ dàng hơn.
Từ những câu hỏi được khảo sát trên chúng tôi đưa ra giải pháp cho những
khó khăn mà các bạn đang mắc phải là áp dụng phương pháp đọc hiểu rộng để
học từ vựng cho sinh viên năm 2 khoa Sư phạm Tiếng Pháp trường đại học Sư
phạm Hà Nội.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP ĐỌC MỞ RỘNG

Sau khi phân tích kết quả của cuộc khảo sát, chúng tôi xin đưa ra các bước làm
cho quá trình đọc mở rộng nhằm mục đích chính là trang bị từ vựng thuộc cùng
một chủ đề với bài đọc sẽ học trên lớp để giúp việc đọc hiểu của sinh viên trở
nên hiệu quả hơn.

1. Người học tìm các bài đọc cùng chủ đề với bài học trên lớp từ nhiều
nguồn khác nhau.

Trước mỗi tiết học, giảng viên đều upload các tài liệu cho các tiết học trên
hệ thống học liệu của trường Đại học Sư phạm Hà Nội là
https://cst.hnue.edu.vn . Sinh viên có thể download tài liệu và chuẩn bị trước,
hơn hết sinh viên có thể tự tìm các bài đọc cùng chủ đề trên Internet, hiện nay
Internet đã phổ biến trong toàn xã hội, chỉ với một chiếc smartphone có kết nối
Internet là sinh viên có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào với nhiều kênh thông
tin khác nhau. Để minh họa cho bước I chúng tôi lấy ví dụ:
Đây là một bài đọc trong tài liệu giảng viên upload trên Teams về chủ đề
Travail, trước khi sinh viên bắt tay vào chuẩn bị bài đọc trên lớp hay trả lời câu
hỏi, sinh viên có thể tìm kiếm trên mạng Internet những bài đọc tương tự. Về độ
dài hay về nguồn bài hay số lượng bài tìm được đều là do sinh viên chủ động
theo nhu cầu sinh viên. Để hiểu trước về vấn đề Burn out au travail, sinh viên
tìm được bài báo về Burn out - Qu’est-ce que c’est ? trên trang web
https://sante.lefigaro.fr để đào sâu thêm hiểu biết về chủ đề về vấn đề sẽ được
tìm hiểu trong bài đọc.
Chúng tôi khuyến khích sinh viên tìm và đọc càng nhiều càng tốt, “Leader
is Reader” càng đọc nhiều sinh viên càng có thêm vốn hiểu biết phong phú. Hơn
thế, đối với việc học một ngoại ngữ, đọc nhiều là cách tốt nhất để tiếp xúc với
ngôn ngữ một cách tự nhiên hay còn gọi “tắm ngôn ngữ” để có thể hiểu được từ
vựng dùng trong ngữ cảnh cụ thể. Theo một nghiên cứu cho thấy để học từ vựng
hiệu quả, người học phải trải qua việc đọc từ trong những ngữ cảnh khác nhau
trong ít nhất 15 lần. Từ đặt trong ngữ cảnh nghĩa là từ đó phải được sử dụng
trong câu thuộc các văn bản nói hoặc viết. Nếu chỉ đơn giản học từ trong một
danh sách từ vựng không thể nào đủ để hiểu toàn bộ nghĩa và cách sử dụng của
một từ hay áp dụng từ đó vào ngôn ngữ riêng của mình. Cách tốt nhất để tăng
khả năng học từ mới là gặp từ đó một vài lần trong những ngữ cảnh khác nhau
thông qua phương pháp Phương pháp đọc mở rộng

2. Liệt kê những từ vựng từ bài đọc sinh viên tìm được và tóm tắt bài đọc
theo ý hiểu của mình bằng những từ vựng đã tìm được:

Từ bài báo về Burn out trên báo https://sante.lefigaro.fr người học lập một
danh sách từ mới trong bài đọc:

STT Français Vietnamien

1 épuisement (m) kiệt sức

2 dégradation (f) sự giảm

3 concerner qc (v) ảnh hưởng đến cái gì

4 dévalorisation đánh giá thấp

5 être surchargé de quá tải

6 percevoir qc (v) nhận thức

7 … …

Sau khi sinh viên lập 1 list từ vựng liên quan đến chủ đề trong bài báo như này,
sinh viên tiến hành tóm tắt bài báo theo ý hiểu của mình và chúng tôi khuyến
khích sinh viên sử dụng các từ sinh viên tìm được ở phía trên. Từ vựng mà sinh
viên hiểu được nghĩ của chúng, hiểu được loại từ nhưng lại hiếm khi dùng
chúng, đó là Từ vựng bị động. Muốn chuyển đổi từ bị động sang từ chủ động,
phương pháp duy nhất và hiệu quả nhất là sử dụng những từ ấy, lặp đi lặp lại từ
đó rất nhiều lần. Hãy gắn các từ đó sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Sau
đây là phần tóm tắt minh họa của chúng tôi về nội dung bài báo:

Le burn out est un état d'épuisement physique, émotionnel et mental lié à une
dégradation du rapport d'une personne à son travail. Le burn out ou épuisement
professionnel a été initialement observé chez les soignants.

Le burn out n'est pas une maladie mentale.

Cela se traduit par

Le développement d'une attitude cynique dans le cadre du travail. Pour se


protéger de la déception émotionnelle , le professionnel se désengage de son
travail et «déshumanise» les gens qu'il est amené à côtoyer . Une dévalorisation
de soi, la perte de la sensation d'accomplissement au travail, l'impression de ne
plus être à la hauteur

Quelles sont les causes ?

Il ne faut toutefois pas considérer pour autant le syndrome d’épuisement


professionnel comme «une maladie du battant », conséquence inéluctable d’un
engagement trop intense d’un individu au travail. Le syndrome d’épuisement
professionnel provient de la rencontre entre un individu et une situation de
travail dégradée.

Sau khi tóm tắt các bài đọc tìm được, sinh viên đã có một vốn hiểu biết nhất định
và một lượng từ nhất định cho tài liệu đọc trên lớp.

3. Tìm thêm những bài đọc tương tự và lặp lại các bước trên.

“Practice makes perfect”, chỉ có việc luyện tập kiên trì, thực hành thật
nhiều, luyện tập thật nhiều, càng thực hành nhiều càng làm nó tốt hơn, hoàn hảo
hơn. Chúng tôi khuyến khích người học có một quyển sổ từ vựng riêng cho mỗi
chủ đề để có thể tiện tra cứu cũng như ôn tập sau mỗi bài đọc. Để minh họa làm
rõ thêm cho giải pháp đọc mở rộng chúng tôi lấy thêm ví dụ về một chủ đề khác.

Đây là tài liệu đọc giảng viên upload lên Teams cho sinh viên:

Trước khi sinh viên bắt tay vào việc đọc tài liệu và trả lời câu hỏi phía dưới bài
đọc, sinh viên có thể tìm thêm nhiều bài đọc về cùng chủ đề trên mạng Internet.
Chúng tôi lấy ví dụ về một bài báo về cùng chủ đề trên trang web
https://www.franceinter.fr
Lặp lại các bước phía trên, sau khi sinh viên đọc bài, sinh viên lập bảng từ vựng
và tóm tắt bài từ những từ vựng đã tìm được ấy.

Để tổng kết lại chúng tôi tóm tắt lại các bước làm:

Bước 1: Sinh viên tìm kiếm nhiều bài đọc liên quan đến chủ đề tài liệu được
giảng dạy.

Bước 2: Người đọc đọc những nội dung bản thân cảm thấy hứng thú.

Bước 3: Liệt kê những từ vựng chưa biết và tóm tắt bài đọc theo ý hiểu.

Bước 4: Tìm thêm những bài đọc tương tự và lặp lại các bước trên.

→ ĐIỂM KHÁC BIỆT, người học củng cố được tiếp xúc với ngôn ngữ một cách
tự nhiên thông qua việc đọc sách báo và bổ sung thêm được vốn từ vựng mới.

Minh họa thêm về phương pháp qua chủ đề Environnement:


Dites non aux sacs en plastique

(những từ highlight đỏ là từ mới các bạn tự rút ra)

« Taïwan a interdit les sacs en plastique à usage unique dès 2002, En 2003, c'est
au tour de l'île Maurice de prendre des mesures. En 2003 également, les Corses
ont décidé d'imiter ces comportements responsables. Déjà, l'Irlande a instauré
une modeste taxe pour inciter les gens à prendre l'habitude du filet, du cabas ou
de réutiliser les anciens sacs, par souci d'économie ; Et ça marche !

Voilà donc des îles en avance sur les autres qui vont vouloir, je l'espère, rattraper
leur retard.

- Non seulement parce que ces dérivés pétroliers représentent un gaspillage


d'énergie (non renouvelable) pour leur fabrication.

- Non seulement parce que leur dispersion enlaidit les paysages.

- Mais aussi parce que de tels sacs ont une utilisation éphémère et deviennent en
l'espace d'une journée des déchets à la poubelle ou aux quatre vents en polluant la
nature pour quelques siècles !
Et je suis horrifié à la lecture de la liste de leurs victimes que la Ligue ROC me
fournit concernant surtout les espèces marines (cétacés, tortues et thons par
exemple). Ces animaux les confondent avec des proies ou les absorbent avec
elles, et meurent par étouffement. Or les déchets solides, dont 95 % seraient des
sacs en plastique, sont de plus en plus nombreux dans la mer !

Bien sûr, il faut des mesures transitoires pour permettre des reconversions des
entreprises de fabrication. Mais vient le temps des envols de cerfs-volants et
d'oiseaux, à l'exclusion de ceux de sacs en plastique !

C'est pourquoi notre Ligue ROC et moi-même nous nous associons à votre
campagne. Chaleureusement. »

Hubert Reeves, astrophysicien, Président de la Ligue ROC pour la préservation


de la faune sauvage, Pour les Amis du Vent, juin 2004.

Vocabulaire từ bài đọc (các bạn tự rút ra)

STT francais từ loại vietnamien exemple (khuyến khích tự


đặt ví dụ)

1 interdire v cấm Au Singapour le


gouvernement interdit les
sacs en plastiques…

2 poubelle n/f thùng rác …

3 les espèces n/pl loài động vật Pour protéger les espèces
marines biển marines, il faut protéger leur
habitats

4 absorber v hấp thụ La nourriture cuite est plus


molle, ce qui lui permet
d'être totalement digérée et
absorbée dans les intestins
Le Thème: Travail monde professionnel
Vocabulaire commun about environment (từ vựng các bạn đã biết)

STT francais vietnamien exemple

1 bulletin de paie (n.m) bảng lương …

2 chômage (n.m) sự thất nghiệp …

3 contrat (le) hợp đồng

4 congé (le) nghỉ phép

5 emploi (l'/un/des) công việc

6 employé(e) / être employé(e) nhân viên

7 entreprise (l'/une/des) doanh nghiệp

8 gagner (de l'argent) kiếm (tiền)

9 horaire (l'/un/des) thời gian biểu

10 marché du travail (le) thị trường lao động

11 rémunérer trả công

12 salaire (le) lương

13 société (la) công ty

14 travailler làm việc

Les métiers
Je m'appelle Camille et quand j'étais enfant, j'avais des rêves plein la tête. Je
voulais être professeur et enseigner les mathématiques. Puis, je voulais devenir
docteur pour soigner les malades. Pour moi, les médecins et les infirmières sont
des héros sans costume.
Mon ami Thomas rêvait d'être cuisinier. C'est parce qu'il n'aimait pas les
plats de la cantine. Il pensait qu'un chef pouvait manger des pizzas et des frites
tous les jours.

Puis, plus grand, je découvrais les métiers de policier et d'avocat dans un


film. Je me disais alors que je voulais aussi combattre pour la justice. Je voulais
poursuivre les criminels et défendre les gentils. Mais le monde ne fonctionne pas
toujours ainsi.

Adolescent, je voulais devenir pompier. Mes parents m’encourageaient à


devenir sapeur-pompier volontaire pour voir si cette carrière était réellement pour
moi. J'étais donc lycéen et pompier à la fois. J'étais fier !

Mais ma plus grande passion, c'est l'art. Et aujourd'hui, je suis artiste. Je


peins des tableaux dans mon studio.

Mon ami Thomas, lui, est dentiste. Pourtant, quand on était petits, il
détestait aller chez le dentiste. Il pleurait à chaque fois.

Vocabulaire từ bài đọc (các bạn tự rút ra)

STT francais từ loại vietnamien exemple


(khuyến khích
tự đặt ví dụ)

1 être des rêves v ước muốn …

2 professeur n/f …

3 enseigner v …

Résumer le texte:

Je voulais être professeur et enseigner les mathématiques. Puis, je voulais devenir


docteur pour soigner les malades. Je me disais alors que je voulais aussi
combattre pour la justice. Je voulais poursuivre les criminels et défendre les
gentils.

Adolescent, je voulais devenir pompier. Mes parents m’encourageaient à devenir


sapeur-pompier volontaire pour voir si cette carrière était réellement pour moi.
J'étais donc lycéen et pompier à la fois.
KẾT LUẬN
Đọc hiểu là một kĩ năng thiết yếu trong quá trình dạy và học ngôn ngữ. Sinh
viên năm hai khoa Tiếng Pháp, trường Đại học Sư phạm Hà Nội thường gặp khó
khăn trong việc đọc hiểu các văn bản tiếng Pháp. Vì vậy, nghiên cứu của chúng
tôi nhằm mục đích nghiên cứu những khó khăn đó của sinh viên và đề xuất
phương pháp đọc mở rộng để giải quyết những vấn đề này ở sinh viên,

Trong chương một, chúng tôi đã trình bày một số cơ sở lý thuyết của
phương pháp đọc mở rộng như: định nghĩa, lợi ích và việc áp dụng phương pháp
này vào quá trình đọc hiểu các văn bản tiếng Pháp ở trình độ A2, B1 của sinh
viên.

Trong chương hai, chúng tôi sử dụng khảo sát bằng bảng câu hỏi để tìm ra
những khó khăn của học sinh. Dựa trên các kết quả thu được, chúng tôi xác nhận
rằng học sinh gặp phải các vấn đề trong quá trình đọc hiểu: khó khăn khi đọc do
nhiều từ mới, không có kiến thức về chủ đề …. Từ những khó khăn trên, chúng
tôi đề xuất phương pháp đọc mở rộng để giúp sinh viên năm thứ hai có được định
hướng về phương pháp học tập cũng như cải thiện kĩ năng đọc của bản thân.

Chúng tôi biết nghiên cứu này vẫn còn nhiều khoảng trống, chúng tôi mong
nhận được những ý kiến, đóng góp để hoàn thiện hơn bài nghiên cứu của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuận, Nguyễn
Minh Thuyết (2008),. Giáo trình Dẫn luận Ngôn ngữ, NXB Giáo dục Việt Nam
2. Đỗ Việt Hùng, (2011), Giáo trình Từ vựng học, NXB Giáo dục Việt Nam
3. Nguyễn Việt Hà, Trần Thị Thu Hương, (02/2019), Nghiên cứu hành
động về tính hiệu quả trong áp dụng đọc mở rộng để phát triển từ vựng cho sinh
viên trường Đại học Điện Lực, trong Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội
52 (2/2019)
4. https://www.er-central.com/contributors/learn-about-extensive-reading-
and-listening/what-is-extensive-reading/
5. https://sante.lefigaro.fr/fiches/burn-out/quest-ce-que-cest
6. https://www.franceinter.fr/livres/quatre-conseils-pour-donner-envie-aux-
enfants-de-lire

You might also like