Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-------***-------

BÀI TẬP LỚN MÔN


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC–LÊNIN

ĐỀ BÀI:
Lý luận về hàng hóa sức lao động
Vai trò của hàng hóa sức lao động trong việc tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp.
Với tư cách là một người lao động (người bán sức lao động cho chủ doanh nghiệp),
hãy cho biết trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp và đối với bản thân?

Họ và tên SV: ĐÀO XUÂN NAM


Lớp chuyên ngành: Quản trị kinh doanh 63E
Lớp tín chỉ: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (221)_38
Mã SV: 11214097

GVHD: PGS.TS. ĐÀO THỊ PHƯƠNG LIÊN

HÀ NỘI, NĂM 2022

1
A. MỞ ĐẦU
Sức lao động trong bất cứ một chế độ xã hội nào cũng là nguồn tài sản quý giá
và to lớn đối với một quốc gia, đó là vừa tiền đề vừa là động lực của nền sản xuất.
Theo C.Mác, lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng chính nhờ quá trình lưu
thông mà tư bản được tăng thêm giá trị. Nhờ lưu thông mà tư bản mới mua được thứ
hàng hóa đặc biệt mà quá trình tiêu dùng nó cũng là quá trình tạo ra giá trị và giá trị
thặng dư. Hàng hóa đặc biệt đó chính là hàng hóa sức lao động. Hàng hóa sức lao
động đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị thặng dư, tạo ra lợi nhuận doanh
nghiệp, đồng thời cho phát triển nền kinh tế của đất nước.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hàng hóa sức lao động, bài tập lớn xin trình
bày về vấn đề: “Lý luận về hàng hóa sức lao động. Vai trò của hàng hóa sức lao động
trong việc tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Với tư cách là một người lao động
(người bán sức lao động cho chủ doanh nghiệp), hãy cho biết trách nhiệm của mình
đối với doanh nghiệp và đối với bản thân?”. Nội dung nghiên cứu đề tài này sẽ được
trình bày qua bốn phần:
- Lý luận về hàng hóa sức lao động
- Vai trò của hàng hóa sức lao động trong việc tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh
nghiệp
- Thực tiễn về hàng hóa sức lao động ở Việt Nam
- Trách nhiệm của sinh viên đối với doanh nghiệp và đối với bản thân dưới tư
cách là một người lao động
B. NỘI DUNG
1.Lý luận về hàng hóa sức lao động
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Hàng hóa
Theo quan điểm của C.Mác: “Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa
mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.”
1.1.2. Sức lao động

2
Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại
trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng
mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó.
1.1.3. Hàng hóa sức lao động
Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, góp phần tạo ra giá trị
thặng dư cho xã hội. Theo C.Mác, trong nền kinh tế thị trường, lưu thông hay mua,
bán thông thường không tạo ra giá trị xét trên phạm vi thị trường vì mỗi người đều
đóng vai trò là người mua và cũng là người bán, nếu bị thiệt khi mua thì sẽ được lợi
khi bán. Vậy nên, nguồn gốc của giá trị của số tiền được gọi là giá trị thặng dư để
chuyển hóa thành tư bản không thể xảy ra trong bản thân số tiền ấy, mà chỉ có thể xảy
ra từ hàng hóa mua vào. Hàng hóa đó không thể là một hàng hóa thông thường, mà
phải là một hàng hóa đặc biệt mà trong quá trình sử dụng loại hàng hóa này, giá trị
của nó không những được bảo tồn mà còn tạo ra được giá trị mới lớn hơn giá trị bản
thân nó. Đó chính là hàng hóa sức lao động mà nhà tư bản đã mua được trên thị
trường.
1.2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Trong mọi thời đại kinh tế, sức lao động luôn là một trong ba yếu tố cần thiết
cho quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất. Tuy nhiên không phải trong bất kỳ
điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa. Trong thực tiễn lịch sử cho thấy, sức
lao động của người nô lệ không phải hàng hóa, vì bản thân nô lệ thuộc sở hữu của
chủ nô, nên không có quyền bán sức lao động của mình. Một ví dụ khác là người thợ
thủ công tự do tùy ý sử dụng sức lao động của mình, nhưng sức lao động đó cũng
không phải hàng hóa, vì người thợ này có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm nuôi
sống mình nên không phải bán sức lao động để sống.
Vậy nên, sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa trong những điều kiện
nhất định sau đây:
 Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao
động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
 Thứ hai, người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết
hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức
lao động.
Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện trên tất yếu biến sức lao động trở thành hàng
hóa. Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư
bản. Tuy nhiên để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ

3
phải phát triển đến một mức độ nhất định. Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa
tư bản chỉ có sản phẩm của lao động mới là hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa
phát triển đến một mức độ nhất định nào đó, các hình thái sản xuất xã hội cũ bị phá
vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở thành hàng hóa.
1.3. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Khi sức lao động trở thành hàng hóa, nó cũng có hai thuộc tính như hàng hóa
thông thường. Đó là thuộc tính giá trị và thuộc tính giá trị sử dụng.
1.3.1. Giá trị của hàng hóa sức lao động
Giá trị hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
Xét theo cấu thành, sức lao động chỉ tồn tại trong con người đang sống. Muốn
sống và tái sản xuất ra sức lao động đó, người lao động phải tiêu dùng một lượng tư
liệu sinh hoạt nhất định cho sinh hoạt, học nghề,... Ngoài ra, người lao động còn phải
cần những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân và gia đình người
lao động đó. Chỉ có như vậy thì sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất một
cách liên tục. Do vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao
động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư
liệu sinh hoạt mà người lao động tiêu dùng. Vậy nên về cách tính, giá trị của hàng
hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh
hoạt để tái sản xuất ra sức lao động.
Cấu thành giá trị hàng hóa sức lao động bao gồm:
 Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần
để tái sản xuất ra sức lao động
 Hai là, phí tổn đào tạo người lao động
 Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần
cho gia đình của người lao động
1.3.2. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Hàng hóa sức lao động không chỉ có giá trị, mà còn có giá trị sử dụng như bất kỳ
hàng hóa thông thường nào. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng là để
thỏa mãn nhu cầu của người mua. Tuy nhiên, khác với nhu cầu thông thường, khi sử
dụng hàng hóa sức lao động, người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn
nhu cầu có được giá trị lớn hơn, giá trị tăng thêm.

4
Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và lịch sử.
Hơn thế, quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa sức lao động khác với quá trình
tiêu dùng hàng hóa thông thường ở chỗ: hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu
dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời
gian. Trái lại, trong quá trình sử dụng hàng hóa sức lao động, không những giá trị của
hàng hóa sức lao động được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn. Mục
đích của nhà tư bản tiêu dùng sức lao động đã hàm chứa khả năng này. Như vậy, giá
trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra
giá trị, nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Vậy nên nguồn gốc
của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao động mà có.
2. Vai trò của hàng hóa sức lao động trong việc tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh
nghiệp
2.1. Khái niệm lợi nhuận
Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có
một khoảng chênh lệch. Cho nên sau khi bán hàng hóa, chủ doanh nghiệp không
những bù đắp số chi phí đã ứng ra mà còn thu được số chênh lệch bằng giá trị thặng
dư. Số chênh lệch này được C.Mác gọi là lợi nhuận. Do vậy, lợi nhuận là hình thái
biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt nền kinh tế thị trường.
2.2. Vai trò của hàng hóa sức lao động trong việc tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh
nghiệp
Hàng hóa sức lao động là yếu tố quan trọng tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh
nghiệp. Đây là phương tiện mà tư bản tạo ra giá trị thặng dư, được sử dụng để sản
xuất thêm tư bản. Để hiểu được điều này thì cần làm rõ quá trình sản xuất giá trị
thặng dư, từ đó thấy được vai trò của hàng hóa sức lao động trong việc tạo ra lợi
nhuận cho chủ doanh nghiệp.
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm
tăng giá trị. Để có được giá trị thặng dư, người lao động phải làm việc nhiều hơn
phần thời gian lao động mà có thể bù đắp được giá trị hàng hóa sức lao động, và sản
phẩm làm ra thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, thời gian đó là thời gian lao động
thặng dư. Như vậy, giá trị thặng dư chính là giá trị do người lao động tạo ra ngoài hao
phí lao động tất yếu. Nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao động mà ra.
Để làm rõ điều này, cần phân tích vai trò của tư liệu sản xuất trong mối quan hệ với
người lao động trong quá trình làm tăng giá trị, hay phân tích về tư bản bất biến và tư
bản khả biến.

5
Thứ nhất, theo C.Mác, tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái
tư liệu sản xuất mà giá trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và
chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi quá trình sản
xuất. Tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư nhưng là điều kiện cần thiết để quá
trình tạo ra giá trị thặng dư được diễn ra. Ví dụ như nguyên vật liệu và máy móc là
cần thiết có trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó mới có quá trình sản xuất giá
trị thặng dư. Bên cạnh đó, khi ứng dụng công nghệ cao vào máy móc thiết bị, năng
suất lao động sẽ được nâng cao, vậy nên, máy móc thiết bị hiện đại là cần thiết trong
quá trình làm tăng giá trị. Thứ hai, tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình
thái sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công
nhân mà tăng lên, tức là biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất. Trong quá
trình sản xuất, công nhân làm thuê bằng lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới với
lượng lớn hơn giá trị sức lao động. Tư bản khả biến là bộ phận cần thiết giúp tạo ra
giá trị thặng dư cho doanh nghiệp. Như vậy, để tiến hành sản xuất giá trị thặng dư hay
tạo ra lợi nhuận, chủ doanh nghiệp phải mua tư liệu sản xuất và sức lao động.
Người lao động tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp bằng các cung cấp hàng
hóa sức lao động để đổi lấy tiền công. Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động,
là do chính hao phí sức lao động của người lao động làm thuê tạo ra. C.Mác cho rằng
lợi nhuận do lao động của người lao động tạo ra. Người lao động cung cấp sức lao
động của mình cho quá trình sản xuất, họ không được trả công bằng toàn bộ giá trị
sức lao động của mình. Sự khác biệt giữa tiền lương được trả và giá trị sức lao động
là thứ mang lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp.
Như vậy, hàng hóa sức lao động đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra
lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Với những hàng hóa này, sức lao động có thể được
tái sản xuất và mở rộng trong xã hội tư bản. Chúng không chỉ được sử dụng để tăng
sản lượng hàng hóa mà còn để tạo ra thị trường mới và ổn định khách hàng thông qua
quảng cáo và tiếp thị. Do đó, để tạo ra lợi nhuận, chủ doanh nghiệp phải đầu tư vào
máy móc thiết bị và mua sức lao động, đồng thời phải trả một số lượng tiền công
tương ứng cho người lao động để họ sử dụng sức lao động của mình trong việc sản
xuất và tạo lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
3. Thực tiễn về hàng hóa sức lao động ở Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hiện nay Việt Nam đang phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Hàng hóa sức lao động chính ngày càng được quan tâm, nhất là về mặt chất
lượng của hàng hóa sức lao động để từ đó hoạch định chính sách sử dụng hàng hóa

6
sức lao động một cách tốt nhất trong quá trình phát triển đất nước. Vấn đề này được
thể hiện ở những điểm sau:
Trước hết, về mặt hạn chế, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động ở Việt
Nam còn thấp, hạn chế phần nào sự cạnh tranh của nước ta trên thị trường thế giới.
Hệ thống thông tin việc làm cho người lao động chưa được quản lí chặt chẽ, hệ thống
giáo dục và đào tạo chưa đủ khả năng để có thể cung ứng nguồn lao động chất lượng
cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Mặc dù các trường đào tạo
nghề được thành lập nhưng nhiều cơ sở hoạt động thiếu hiệu quả, dẫn tới lực lượng
lao động của Việt Nam dồi dào nhưng tay nghề còn chưa cao. Bên cạnh đó chi phí
học nghề còn cao cũng khiến nhiều người do dự trước lựa chọn đi học. Ngoài ra, mọi
người chú trọng đi học đại học, có xu hướng chạy theo những ngành đang nổi khiến
những ngành này bị thừa lao động nhưng số lao động có trình độ chuyên môn cao lại
ít, còn những ngành khác thì lại rơi vào tình trạng thiếu lao động. Điều này khiến tình
trạng thất nghiệp ở Việt Nam còn cao, minh chứng là năm 2015, cả nước có hơn 1,1
triệu lao động thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên, số thanh niên thất nghiệp đã chiếm tới
gần một nửa tổng số lao động thất nghiệp của cả nước. Không chỉ vậy, những quy
định của nhà nước về thị trường lao động vẫn còn những hạn chế nhất định. Việc chi
trả tiền lương còn thiếu sự công bằng và bình đẳng giữa người lao động, mức tiền
công, tiền lương trả chưa phù hợp với mức lao động của họ. Nhiều cơ sở sản xuất,
các khu công nghiệp chưa đủ điều kiện để xây dựng các khu giải trí, nghỉ ngơi cho
người lao động do thiếu vốn đầu tư.
Bên cạnh những hạn chế, Việt Nam cũng đã làm được nhiều việc góp phần
nâng cao chất lượng của hàng hóa sức lao động ở nước ta. Đời sống của người lao
động càng ngày càng được nâng lên nhất là đời sống tinh thần. Người lao động được
Công Đoàn tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, trao đổi kinh nghiệm, và các
hoạt động khuyến khích, khen thưởng giúp nâng cao tinh thần của người lao động để
họ làm việc tốt hơn. Nước ta cũng chú tâm hơn vào việc đào tạo trình độ cho người
lao động. Các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp cũng tạo điều kiện cho nhân viên
của họ nâng cao trình độ qua các lớp tập huấn, nhằm nâng cao tay nghề từ đó tăng
năng suất lao động.
Hàng hóa sức lao động đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận
cho doanh nghiệp nói riêng và đóng góp cho sự phát triển của đất nước nói chung.
Việt Nam cần chú trọng vào việc nâng cao chất lượng của hàng hóa sức lao động để
đạt được mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực
hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nước ta nên chú trọng đến chính sách
tiền lương và các hoạt động về cả thể chất lẫn tinh thần của người lao động, quan
tâm, bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề về mọi mặt cho người lao động
7
dưới nhiều hình thức. Đồng thời, phát triển hệ thống thông tin và kết nối việc làm tốt
hơn nữa để không xảy ra tình trạng người lao động không tìm được việc trong khi đó
các doanh nghiệp lại thiếu những người có trình độ chuyên môn cao. Vậy nên, để
hàng hóa sức lao động của Việt Nam được chất lượng cũng như để thực hiện được
các mục tiêu kinh tế của đất nước, cần nắm vững lý luận về hàng hóa sức lao động
của C.Mác để đưa ra những định hướng và quyết định đúng đắn nhất.
4. Trách nhiệm của sinh viên đối với doanh nghiệp và đối với bản thân dưới tư
cách là một người lao động
Với tư cách là một người lao động, chúng ta phải có trách nhiệm với doanh
nghiệp và đặc biệt phải có trách nhiệm đối với bản thân mình.
Trước hết đối với doanh nghiệp, chúng ta phải có trách nhiệm đóng góp cho sự
phát triển và tạo ra lợi nhuận cho công ty. Chúng ta cung cấp kiến thức, năng lực của
bản thân để đóng góp cho các hoạt động của doanh nghiệp, và trau dồi kiến thức
chuyên môn và những kiến thức liên quan đến công việc để hoàn thành công việc một
cách tốt nhất. Đồng thời nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cũng như kỹ
năng mềm khác để đóng góp vào sự phát triển của công ty. Thái độ tích cực có thể
được thể hiện qua những việc như tôn trọng các giá trị của doanh nghiệp, tôn trọng
môi trường làm việc duy trì các chính sách và thủ tục của công ty, lao động tích cực
và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, không chỉ đơn phương là cống
hiến hết sức mình cho doanh nghiệp mà chúng ta còn phải đảm bảo bản thân mình
được nhận một mức lương tương xứng với năng lực và khả năng làm việc của bản
thân. Mỗi người phải có trách nhiệm trong công việc và trong các hoạt động của công
ty, không được có ý muốn làm ít nhưng được hưởng nhiều hơn những gì đã làm,
đồng thời cũng không nên chấp nhận hưởng ít hơn so với năng lực, khả năng cũng
như những gì bản thân đã làm. Chúng ta cần đảm bảo làm tốt công việc và cũng nhận
lại được tương xứng với những việc đã làm.
Không chỉ có trách nhiệm với doanh nghiệp đã thuê mà ta cũng cần có trách
nhiệm với chính bản thân. Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng doanh nghiệp chỉ thuê
những người lao động mà có thể tạo ra giá trị và lợi nhuận cho họ, vậy nên chúng ta
phải biết tự tạo ra giá trị cho chính bản thân mình và cũng thể hiện rằng mình có khả
năng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận. Để tạo giá trị cho bản thân ta cần phải nâng
cao kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc, trau dồi kiến thức chuyên môn và những
kiến thức có ích khác, học hỏi từ mọi nguồn kiến thức. Bên cạnh đó, hãy nâng cao
các kỹ năng mềm khác cần thiết cho công việc và cho các hoạt động khác trong cuộc
sống. Đồng thời, tạo cho mình một thái độ tích cực và nghiêm túc trong công việc,
đặt được cho mình mục tiêu rõ ràng và lên kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu đó, và

8
cũng cần phải biết quản lý thời gian hợp lý, rèn luyện tác phong đúng thời hạn, đúng
giờ, cân bằng các ưu tiên một cách thông minh, tìm cơ hội cho sự phát triển cá nhân
và nghề nghiệp. Tạo được giá trị cho bản thân không chỉ giúp ích cho chúng ta trong
công việc, trong cuộc sống mà còn góp phần tạo nên giá trị cho doanh nghiệp nơi
chúng ta làm việc.
C. KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận trên, ta có thể thấy tầm quan trọng của hàng hóa sức lao
động. Hàng hóa sức lao động là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò chủ đạo trong
việc sản xuất giá trị gia tăng hay tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Doanh
nghiệp không thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, không thể phát triển
hay tồn tại nếu thiếu đi hàng hóa sức lao động.
Chính vì lẽ đó, mỗi chúng ta, đặc biệt là những học sinh, sinh viên chúng em
khi nhận thức được vai trò của hàng hóa sức lao động này, chúng em sẽ có những
việc làm thiết thực, đó là tích cực học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, đạo đức, bản
lĩnh và sức khỏe để bản thân phát triển và ngày càng hoàn thiện, từ đó góp phần tạo
giá trị cho công ty, doanh nghiệp mình làm việc sau này và góp công sức xây dựng và
bảo vệ Tổ Quốc.
Đây là những suy nghĩ bước đầu của em về đề tài “Lý luận về hàng hóa sức lao
động. Vai trò của hàng hóa sức lao động trong việc tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh
nghiệp. Với tư cách là một người lao động (người bán sức lao động cho chủ doanh
nghiệp), hãy cho biết trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp và đối với bản
thân?”. Mặc dù đã cố gắng nhưng bài tiểu luận của em không thể tránh được những
sai sót. Em rất mong nhận được đánh giá, góp ý từ cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà
Nội, năm 2019
2. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Chính trị
Quốc gia, 2013
3. Hỏi và Đáp Kinh tế chính trị Mác – Lênin, PGS.TS Hồng Thị Bích Loan- TS Vũ
Thị Thoa, Nhà xuất bản Chính trị- Hành chính, 2010
4. https://wikiluat.com/2021/09/01/li-luan-ve-hang-hoa-suc-lao-dong-cua-cmac-voi-
thi-truong-suc-lao-dong-thi-truong-lao-dong-o-viet-nam-hien-nay/

9
5. https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%A9c_lao_%C4%91%E1%BB%99ng
6. https://8910x.com/hang-hoa-suc-lao-dong-la-gi-thuoc-tinh/

10

You might also like