Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

Văn hoá Óc Eo
2. Văn hoá tinh thần.
*Cơ sở hình thành
Khi mới phát hiện, đa số các học giả nước ngoài đều hiểu sai về bản chất và nguồn gốc văn hoá
Óc Eo. Họ thường trình bày nó như là sự hình thành các vùng đất thực dân của người Ấn Độ.
Chúng ta không phủ nhận những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ ở Óc Eo và càng nghiên cứu sâu
càng thấy rõ hơn. Nhưng những kết quả nghiên cứu khảo cổ học trong 45 năm qua ( từ sau ngày miền
Nam giải phóng ) ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ cho thấy, văn hoá Óc Eo đã hình thành và phát triển
trên một cơ tầng văn hoá bản địa vững chắc. Hơn thế nữa, trong nhiều năm trước, khảo cổ học đã bước
đầu lần tìm và chứng minh sự phát triển trực tiếp của các văn hoá tiền Óc Eo tới Óc Eo.
Cơ tầng văn hoá bản địa phát triển liên tục và vững chắc chính là yếu tố nội sinh, kết hợp với yếu
tố ngoại sinh là những dòng văn hoá mới của thời đại: Ấn Độ, Trung Hoá, đã diễn ra quá trình tiếp biến
văn hoá bước đột biến để dần hình thành nền văn hoá Óc Eo.
Cuối thế kỷ V đầu thế kỷ VI sau Công nguyên, kinh tế - văn hóa ở Đồng Tháp Mười mới bắt đầu
phát triển. Các cuộc khai quật tại Gò Tháp (Đồng Tháp) từ năm 1984 đến năm 1991 đã thu thập được
nhiều hiện vật có ý nghĩa. Có thể ghi nhận là vào lúc này việc khai thác vùng Đồng Tháp Mười như mở
đường giao thông thủy, bộ, đào kênh thoát nước để phục vụ nông nghiệp, phát triển kinh tế - văn hóa đã
thật sự khởi sắc. Nhờ đó, vùng đất này với trung tâm quyền lực chính trị đặt tại Gò Tháp mới dần vươn
lên ngang tầm với các khu vực khác trên toàn vùng Nam bộ, cộng đồng cư dân tại chỗ mới có cuộc
sống phát triển đa dạng. Họ đã lập nên những “làng nổi” rộng lớn, quy tụ nhiều ngành thủ công cả
truyền thống lẫn ngoại nhập có kỹ thuật cao; và những khu đền thờ linh thiêng, truyền bá những tư
tưởng tôn giáo lớn - Hindu giáo và Phật giáo. Qua kết quả của quá trình phát hiện, nghiên cứu từ trước
cho đến nay, chúng ta thấy rằng hệ thống tượng thờ thuộc văn hóa Óc Eo chủ yếu tập trung vào tượng
Phật và Vishnu (Hindu giáo). Điều đó phần nào cho thấy, thời kỳ phát triển của văn hóa Óc Eo, hai tôn
giáo này cùng tồn tại song song và phát triển.
*Ấn Độ (Hindu giáo)
Đặc biệt, văn hoá Óc Eo chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của văn hoá Ấn Độ. Trong Hindu giáo thờ
ba vị thần chính là Brahma (thần Sáng tạo) - Vishnu (thần Bảo tồn) và Shiva (thần Hủy diệt). Vishnu là
tên một vị thần cùng với Brahma (Brahma) và Shiva (Shiva), được coi là bộ tam thần. Trong đó tượng
Vishnu được tìm thấy khá phổ biến trong các di chỉ văn hóa Óc Eo với hình dáng khác nhau - đặc biệt là
Linga – một hoá thân của thần Siva Với mong ước cầu sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp, do vậy,
việc tiếp thu và thờ Linga – Yoni là điều tất yếu của cư dân văn hóa này.
 
Linga -Yoni bằng kim loại

*Phật giáo
Ngoài sự ảnh hưởng của Hindu giáo thì văn hóa Óc Eo còn chịu sự ảnh hưởng của Phật giáo. Mở
đầu cho sưu tập tượng thờ Phật giáo là pho tượng phật bằng đá (thế kỷ VI – VII), tượng được tạc với vẻ
mặt từ bi, đôi mắt nhìn xuống, sống mũi thẳng, cao mà thanh, miệng hơi mỉm cười tạo cho vẻ mặt thêm
thanh tú, trầm tư mà rạng rỡ. Tượng thể hiện đậm nét nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ tại Đông Nam Á vào
khoảng thế kỷ thứ VII - VIII. Tượng Phật đứng bằng gỗ là một trong những đặc trưng của Văn hóa Óc
Eo - Phù Nam, cho đến nay đã tìm thấy khá nhiều các pho tượng gỗ có phong cách như trên tại các tỉnh
Nam bộ: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An,… Bên cạnh việc các tượng phật gỗ được phát
hiện phong phú thì trong Thư tịch cổ Trung Quốc cho biết khá nhiều thông tin về Phật giáo Phù Nam
như: những năm 484, 503, 519… các vua Phù Nam đã phái các nhà sư Ấn Độ hoặc sư Phù Nam mang
cống phẩm và tượng Phật đi sứ Trung Quốc,...Có thể nói Phật giáo ở Phù Nam thời kỳ này được coi
trọng và phát triển.
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni còn gọi là Phật Lợi Mỹ - Ảnh tư liệu

Thường các tượng gỗ thuộc Văn hóa Óc Eo có niên đại muộn hơn tượng đá. Tuy phần lớn tượng
Phật gỗ được phát hiện ngẫu nhiên nhưng số lượng khá lớn, sự phong phú, đa dạng về kích thước và
kiểu dáng vừa phản ánh sự tiếp thu các ảnh hưởng của nghệ thuật mới, thể hiện nét bản địa giản dị
trong chất liệu tạc tượng. Nguồn nguyên liệu gỗ sao dồi dào làm nên các pho tượng này vừa bền vững
đồng thời vẫn thỏa mãn được sự sáng tạo, tính đa dạng của nghệ nhân Óc Eo, tạo nên phong cách nghệ
thuật độc đáo ở đây. 
Kết luận :
Có thể nói nghệ thuật Phật giáo và Ấn Độ giáo đến đồng bằng sông Cửu Long thông qua giao lưu
trao đổi các vật phẩm chủ yếu bằng đường biển, chúng góp phần làm giàu thêm văn hóa bản địa và là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự hình thành, phát triển các trung tâm tôn giáo - văn
hóa - kinh tế - chính trị lớn ở vùng đất này trong những thế kỷ đầu Công nguyên. 
Sưu tập hiện vật văn hóa Óc Eo – Phù Nam đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quố gia đã
phần nào nói lên sự phát triển có tính kế thừa của văn hóa Óc Eo trên nền tảng của những nền văn hóa
thời Tiền – Sơ sử trên vùng đất Nam Bộ Việt Nam, là cơ sở vật chất của một vương quốc cổ đại lớn
nhất khu vực Đông Nam Á, góp phần hình thành văn hóa Việt Nam phát triển thống nhất và đa dạng.

You might also like