Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA Y DƯỢC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI TẬP BUỔI 1


MÔN THỰC HÀNH DƯỢC LÂM SÀNG 1

PHẦN I. NỘI DUNG


BUỔI 1. THÔNG TIN THUỐC
Nhóm 1,3: I. Phân loại thông tin theo nguồn thông tin
- Nguồn thông tin cấp một: Ưu điểm, nhược điểm, nguồn nào là thông tin cấp 1
- Nguồn thông tin cấp hai: Ưu điểm, nhược điểm, nguồn nào là thông tin cấp 2
- Nguồn thông tin cấp ba: Ưu điểm, nhược điểm, nguồn nào là thông tin cấp 3
Ca lâm sàng 1: Ông A, 74 tuổi là một bệnh nhân đái tháo đường kèm tăng huyết áp,
được điều trị nhiều năm bằng Metformin, Exforge(amplodipin và valsartan) và Esidrex
(hydrochlorothiazide). Sau 1 năm, ông bị đau khớp gối. Ông đã mua ibuprofen ở một
nhà thuốc khác để dùng. Hiện tại hộp thuốc này đã hết và ông ấy muốn mua một hộp
khác.
1. Chỉ định của từng loại thuốc trong ca lâm sàng trên?
2. Cho ý kiến về thuốc ibuprofen, ông A sử dụng như vậy có đúng không?
3. Phân tích ca lâm sàng trên.
4. Xử trí của dược sĩ trong trường hợp này?
Trả lời:
I. Thông tin thuốc
1. Phân cấp nguồn thông tin thuốc:
1.1. Nguồn thông tin cấp 1:
- Các bài báo cáo, công trình gốc đăng tải trên tạp chí hoặc trên mạng internet, các báo
cáo chuyên môn, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, sổ tay phòng thí nghiệm…do tác giả
công bố kết quả nghiên cứu của mình.
- Khi sử dụng nguồn thông tin này có thể xác định được phương pháp nghiên cứu, kết quả
nghiên cứu và kết luận cụ thể của tác giả đạt được.
- Hiện nay đang phát triển mạnh mẽ
Ví dụ: Tạp chí dược học, Lancet, Pharmaceutical Journal,…
*Ưu điểm:
- Cung cấp thông tin chi tiết.
- Hầu hết được thẩm định (peer-reviewed) => đáng tin cậy.
- Cập nhật hơn so với nguồn cấp hai và cấp ba.
*Nhược điểm:
- Kết luận có thể không đúng vì chỉ dựa vào một thử nghiệm
- Phương pháp sai => kết luận sai
- Yêu cầu người đọc có kĩ năng đánh giá mức độ tin cậy
- Cần nhiều thời gian để thông tin được chấp nhận rộng rãi
1.2: Nguồn thông tin cấp 2:
- Gồm hệ thống mục lục hoặc các bài tóm tắt của các thông tin thuộc thông tin thứ nhất,
sắp xếp theo chủ đề nhất định.
− Giúp người sử dụng tiếp cận vấn đề một cách toàn diện, nhưng khi muốn tìm hiểu chi
tiết một thông tin cụ thể -> quay lại nguồn thông tin cấp một
− Hiện nay, được lưu trữ trong CD-ROM hoặc đưa lên mạng internet
Ví dụ: PubMed (Medline), Embase, Cochrane, International Pharmaceutical Abstracts …
*Ưu điểm:
- Truy cập nhanh đến thông tin cấp một.
- Giúp nhìn bao quát và/hoặc thông tin ngắn gọn về chủ đề.
- Thông tin thường được cập nhật.
- Các thông tin nhìn chung dẫn từ các nguồn được thẩm định.
*Nhược điểm:
- Muốn tìm hiểu chi tiết, quay lại nguồn TT cấp I
- Số lượng tạp chí đưa vào danh mục phụ thuộc vào tiêu chí, nội dung của từng CSDL.
- Yêu cầu người đọc có kĩ năng tìm kiếm thông tin.
1.3: Nguồn thông tin cấp 3:
Xây dựng bằng cách tổng hợp các thông tin từ hai nguồn thông tin trên.
− Tác giả là các chuyên gia về thuốc và họ phân tích tổng hợp các thông tin liên quan sau
đó đưa ra thông tin mang tính khái quát về một vấn đề.
− Được công bố dưới dạng sách giáo khoa, các bảnhướng dẫn đ.trị chuẩn…
− Thường ngắn gọn, súc tích và độ khái quát hóa cao(được các chuyên gia xử lý)
− Đáng tin cậy nhưng tính cập nhật kém.
*Ưu điểm:
- Thuận tiện, dễ tiếp nhận
- Được chia thành các lĩnh vực cụ thể (tương tác thuốc, dùng thuốc trong thai kì, tác dụng
phụ…)
- Thường được chấp nhận trong thực hành lâm sàng.
*Nhược điểm:
- Có một “độ trễ” về thông tin
- Hạn chế về dung lượng văn bản => thông tin không đầy đủ
- Thường có ảnh hưởng bởi tác giả (nhấn mạnh/hạn chế…)
- Mất tính chính xác và tin cậy nếu tài liệu cấp một không tốt.
Ca lâm sàng
1. Chỉ định của từng loại thuốc trong ca lâm sàng trên?
Metformin
Chỉ định: Điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (type 2).
Tác dụng phụ: Nhiễm acid lactic, đầy bụng, giảm hấp thu B12, buồn nôn, ợ chua, hạ
đường huyết khi bữa ăn có rượu, táo bón.
Exforge (Amlodipin và valsartan)
Chỉ định: Thuốc Exforge là sự kết hợp 2 thành phần chống tăng huyết áp tác dụng bổ trợ
nhau giúp làm hạ huyết áp mạnh hơn so với khi dùng riêng lẻ từng loại.
Tác dụng phụ: Phù mắt cá chân, nhịp tim nhanh, choáng váng và chóng mặt khi đứng
dậy, tiểu chảy buồn nôn, táo bón, sưng và đau khớp.
Ibuprofen
Chỉ định: Giảm đau, hạ sốt và chống viêm từ nhẹ - vừa. Trong số bệnh như đau đầu, đau
răng. Dùng ibuprofen có thể giảm bớt liều thuốc chứa thuốc phiện trong điều trị đau sau
phẫu thuật hay đau do ung thư, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên
Tác dụng phụ: loét dạ dày tá tràng nhẹ, ức chế kết tập tiểu cầu nhẹ, suy gan thận, buồn
nôn và nôn ,táo bón hoặc đau bụng, tăng huyết áp,..
Esidrex (hydrochlorothiazide)
Chỉ định: Phù do suy tim và các nguyên nhân khác như do sử dụng corticosteroid,
estrogen.
Tác dụng phụ: Gây mất kali quá mức (thay bằng spironolacton), giảm natri huyết, hạ
huyết áp, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn …
2. Cho ý kiến về thuốc ibuprofen, ông A sử dụng như vậy có đúng không?
– Không, xét về tuổi tác và điều trị hiện tại, bệnh nhân này nên tránh tự dùng thuốc
NSAID (đặc biệt là dùng lâu dài).
3. Phân tích ca lâm sàng trên.
Phân tích ca:
– NSAID có thể gây ra suy giảm chức năng thận ở những bệnh nhân lớn tuổi.
– Các thuốc ức chế COX-2 làm giảm tổng hợp prostaglandin- yếu tố gây giãn mạch máu
thận. Do đó, NSAID gây giảm lưu lượng máu thận, độ lọc cầu thận và bài tiết nước tiểu
=> sử dụng lâu ngày suy giảm chức năng thận.
- NSAID gây tăng kali huyết, đặc biệt khi dùng kèm thuốc làm tăng kali huyết như ức
chế men chuyển (ACEI), thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARA II) và spironolacton,
hoặc trong trường hợp đái tháo đường. NSAID là nguyên nhân của 1/3 trường hợp suy
thận cấp do thuốc. Suy thận, đột ngột xảy ra vài ngày sau khi dùng NSAID, có thể
không có triệu chứng.
– Hơn nữa, phối hợp NSAID với thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển (ACEI)
hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARA II) được xếp vào nhóm tương tác cần
phải thận trọng khi sử dụng do làm tăng nguy cơ suy thận cấp và giảm hiệu quả điều
trị tăng huyết áp (tác dụng gây co mạch do ức chế COX và giữ muối nước của NSAID
góp phần làm tăng huyết áp). Bệnh nhân cần được cung cấp nước đầy đủ và theo dõi
chức năng thận. Phối hợp NSAID/ACEI là nguyên nhân thường gặp gây suy thận cấp.
– Ngoài ra, cần phải xét đến thuốc điều trị đái tháo đường hiện tại của ông S. Trong
trường hợp suy chức năng thận, metformin tích lũy trong cơ thể và có thể gây ra
nhiễm acid lactic, có thể gây tử vong với các biểu hiện như vọp bẻ, suy nhược cơ thể
nặng, rối loạn tiêu hóa, khó thở và có thể hôn mê.
4. Xử trí của dược sĩ trong trường hợp này?
Xử trí:
– Dược sĩ khuyên bệnh nhân không nên mua ibuprofen.
– Khuyên ông S đến khám bác sĩ để đánh giá mức độ đau và đưa ra hướng trị liệu phù
hợp, đồng thời cũng để kiểm tra huyết áp, chức năng thận và ion đồ.
– Trong khi chờ kết quả thì dược sĩ khuyên bệnh nhân sử dụng paracetamol.
Suy thận do thuốc
Một vài loại thuốc có thể gây ra suy giảm chức năng thận, do ảnh hưởng lên tưới máu
cầu thận: NSAID, lợi tiểu, ức chế men chuyển (ACEI), chẹn thụ thể angiotensin II và
aliskiren.
Một số loại thuốc cũng có thể gây bệnh thận, do độc tính trên ống thận (aminosid, dẫn
xuất platin, chất cản quang chứa iod, cyclosporin, tacrolimus, liều cao methotrexat,
lithium, amphotericin B đường tĩnh mạch, muối vàng, penicillamin, interferon…) hoặc
gây bệnh thận mô kẻ do cơ chế miễn dịch dị ứng (NSAID, β lactam, fluindion…)
Ghi nhớ: Những bệnh nhân có nguy cơ suy giảm chức năng thận (tuổi cao, đang sử dụng
thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển hay chẹn thụ thể angiotensin II) không nên tự ý sử
dụng NSAID. Nếu cần chỉ định NSAID ở những bệnh nhân này, cần theo dõi chức năng
thận.
Một số câu hỏi thêm:
1.Cơ chế gây suy thận của NSAID: ức chế tổng hợp prostagladin trên thận gây co động
mạch thận-> giảm lưu lượng máu đến thận, giảm độ lọc cầu thận gây suy thận
2.Cơ chế gây tăng huyết áp của NSAID: ức chế tổng hợp prostagladin, NSAID gây co
động mạch thận, co mạch máu và lưu trữ muối nước -> Tăng huyết áp.
3.Tác dụng phụ của thuốc chọn lọc beta 1: Gây chậm nhịp tim,(ức chế sự dẫn truyền cơ
tim). Khi sử dụng thuốc chọn lọc Beta1 không nên giảm liều đột ngột sẽ gây hạ huyết áp.
Nhóm 2,4: Các bước tiến hành thông tin thuốc. Ưu nhược điểm của thông tin thuốc trên
internet?
Ca lâm sàng: “Ông A bị nhồi máu cơ tim”
Cách đây vài ngày, ông A. nhập viện do đau dữ dội ở vùng ngực. Không có dấu hiệu gì
dự báo trước người đàn ông 68 tuổi này – hiện đang dùng celecoxib để giảm đau do
thoái hóa khớp háng – bị nhồi máu cơ tim. Hôm nay, vợ ông ấy đến mua thuốc theo toa:
Efient 10mg (prasugrel) (1 viên mỗi ngày), Kardégic 75mg (aspirin) (1 gói mỗi ngày),
atenolol 50mg (1 viên mỗi ngày), perindopril 5mg (1 viên mỗi ngày) và atorvastatin
20mg (1 viên mỗi ngày). Cô ấy cũng đề nghị mua thêm celecoxib.
1. Chỉ định của từng loại thuốc trong ca lâm sàng trên
2. Có tương tác giữa các thuốc trong toa không?
3. Có thể bán thuốc celecoxib không?
4. Lưu ý khi sử dụng các thuốc này?
5. Xử trí của dược sĩ trong trường hợp này?
Trả lời: Các bước tiến hành thông tin thuốc:
Bước 1: Tìm hiểu đặc điểm của người yêu cầu
Các thông tin cần thu nhập bao gồm: tên, địa chỉ liên lạc, email, nghề nghiệp, trình độ
chuyên môn.
Mục đích: xây dựng được câu trả lời phù hợp nhất và đảm bảo liên hệ với người yêu cầu
thông tin thuốc. Với các đối tượng yêu cầu thông tin thuốc khác nhau thì nội dung của
thông tin trả lời sẽ khác nhau.
Bước 2: Khai thác thông tin liên quan
Phần lớn các câu hỏi thông tin thuốc có liên quan đến bệnh nhân cụ thể do vậy việc thu
thập các thông tin cơ bản về bệnh nhân: tuổi, giới, tiền sử bệnh,…là rất cần thiết để trả lời
câu hỏi thông tin thuốc một cách hiệu quả
Bước 3: Xác định và phân loại câu hỏi chính
- Kết hợp câu hỏi ban đầu với các thông tin được khai thác trong hai bước trên để tìm ra
câu hỏi chính.
- Sau khi đã xác định được yêu cầu cơ bản của khách hàng, nhiệm vụ tiếp theo là phân
loại yêu cầu này theo từng nhóm nội dung nhất định giúp định hướng tìm tài liệu tham
khảo để việc tìm kiếm câu trả lời hiệu quả nhất.
Bước 4: Xây dựng chiến lược và tiến hành tìm kiếm
Chiến lược tốt nhất để tìm kiếm thông tin là tiến hành từng bước một. Đầu tiên tìm kiếm
ở nguồn thông tin cấp 3, sau đó đến cấp 2 và cuối cùng là cấp 1.
Bước 5: Đánh giá, phân tích và tổng hợp thông tin liên quan
Đánh giá chất lượng của thông tin là chìa khoá để có một phản hồi tốt. Cần thận trọng khi
xác định các dữ liệu kém chất lượng hoặc thậm chí là dữ liệu gây tranh cãi, khi các nghiên
cứu cho kết quả khác nhau.
Bước 6: Trình bày câu trả lời
Câu trả lời bao gồm:
- Mở đầu: cung cấp đánh giá toàn diện, ngắn gọn
- Nội dung chính: các nội dung trả lời, ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo.
- Kết luận: tóm tắt ngắn gọn các thông tin đã cung cấp.
Bước 7: Theo dõi và lưu tài liệu
Liên hệ với người yêu cầu để đảm bảo rằng câu hỏi đã được trả lời đầy đủ.
Các hình thức lưu tài liệu: bản in, sổ nhật ký làm việc, cơ sở dữ liệu trên máy tính.
2. Ưu nhược điểm của thông tin thuốc trên internet
- Ưu điểm:
+ Định vị, truy cập nhanh
+ Tra cứu thông tin về các công ty dược phẩm, sản phẩm của công ty
+ Cập nhật tin tức và sự kiện về chủ đề hiện tại
+ Tra cứu thông tin được cung cấp bởi các website chính phủ như Cục Quản lý Thực phẩm
và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA
+ Một số thông tin về bệnh hiếm gặp có thể tìm nhanh trên internet
- Nhược điểm:
+ Tốn thời gian vì có quá nhiều thông tin, sắp xếp lộn xộn.
+ Không phải tất cả nội dung đều hữu ích
+ Nhiều website hữu ích có thể thu phí hoặc yêu cầu đăng ký để có được thông tin
Nguồn thông tin: Giáo trình “Dược lâm sàng đại cương” của bộ môn Dược lâm sàng Đại
học Y Dược TPHCM, chủ biên: Nguyễn Tuấn Dũng và Nguyễn Ngọc Khôi, nhà xuất bản
Y Học
Ca lâm sàng
1. Chỉ định của từng loại thuốc trong ca lâm sàng trên? Khi sử dụng sẽ có những tác
dụng phụ gì?
Prasugrel 10mg
 Chỉ định:Dự phòng biến cố suy huyết khối trên bệnh nhân bị hội chứng mạch vành
cấp.
 Tác dụng phụ: chính của ca lâm sàng là giảm tiểu cầu, xuất huyết, phù mạch
không phổ biến

Aspirin thuốc kháng viên không steroid


 Chỉ định: Dự phòng biến cố huyết khối do xơ vữa bệnh nhân lớn tuổi đang dùng
clorpidogel và aspirin (ngoài ra Aspirin được chỉ định để giảm các cơn đau nhẹ và vừa,
đồng thời giảm sốt).
 Tác dụng phụ: Chính cho ca lâm sàng là xuất huyết tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy
(ngoài ra còn có Khó thở. Sốc phản vệ, Co thắt phế quản,Mất ngủ, bồn chồn, cáu
gắt.,Phát ban, nổi mày đay trên da.,Tình trạng thiếu máu tan máu. Tác động lên thành
kinh trung ương gây mệt mỏi.Gây độc hại trên gan và suy giảm chức năng thận.)

Atenolol 50mg thuốc chẹn BETA


 Chỉ định: Điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực mạn tính, loạn nhip nhanh trên thất,
can thiệp sớm vào giai đoạn cấp của nhồi máu cơ tim và điều trị lâu dải để dự phòng sau
nhồi máu cơ tim
 Tác dụng phụ: Chính cho ca lâm sang là Chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi và
buồn nôn. Giảm lưu lượng máu đến bàn tay và bàn chân, làm chân tay lạnh, (Ngoài ra
còn các triệu chứng suy tim, khó thở, mệt mỏi,...), phát ban, ngứa, sưng phù

Atorvastatin 20mg nhóm statin


 Chỉ định: Tăng cholesterol máu & rối loạn lipid máu hỗn hợp
 Tác dụng phụ: chính cho ca lâm sang là tăng men gan , đau cơ (ngoài ra còn Táo
bón, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nhược cơ, khô da, ngứa, hồi hộp.)

Perindopil 5mg thuốc kháng men chuyển angiotensin (ACE)


 Chỉ định: Tăng huyết áp ,suy tim sung huyết, bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính(
đau thắt ngựcổn định)
 Tác dụng phụ: chính cho ca lâm sang là phù, ho khan (ngoài ra còn Thần kinh
(nhức đầu, rối loạn giấc ngủ,..). Tiêu hóa (chóng mặt, chuột rút...)

Celecoxib
 Chỉ định: Điều trị thoái hóa khớp, Viêm khớp dạng thấp, đau, các triệu chứng liên
quan đến kinh nguyệt
 Tác dụng phụ: Tiêu hoá: Đau bụng, ỉa chảy, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn.
Hô hấp: Viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
TKTW: Mất ngủ, chóng mặt, đau đầu.
Tim mạch: Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim

3. Có thể bán thuốc celecoxib không?


- Không! Thuốc này bị chống chỉ định với ông A.
- Nhóm thuốc coxib, ức chế chọn lọc COX-2, nên có tác dụng gây huyết khối.
- Từ năm 2005, nhóm coxib bị chống chỉ định trong trường hợp thiếu máu cục bộ cơ
tim, bệnh động mạch ngoại biên,tiền sử đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua.
- Celecoxib và perindopril có thể gây suy thận cấp, tăng creatinin huyết thanh và các
bệnh về thận khác.
- Aspirin và celecoxib có thể tăng nguy cơ loét dạ dày và chảy máu đường tiêu hoá.
4. Lưu ý khi sử dụng các thuốc này
Lưu ý:
- Prasugel: nguy cơ gây chảy máu ở các bệnh nhân: lớn tuổi, có xu hướng chảy máu, đang
sử dụng các thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, các bệnh nhân vừa trải qua phẫu
thuật,…
- Aspirin: thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày, có tiền sử hen phế quản
- Atenolol: không được dùng trong hen phế quản hay bệnh phổi tắc nghẽn, không dừng
thuốc đột ngột vì có thể làm tăng triệu chứng đau thắt ngực, thận trọng khi dùng chung
với thuốc gây mê vì có thể gây giảm huyết áp mạnh
- Perindopril: Trường hợp suy tim, mất muối nước, nguy cơ tụt huyết áp và/hoặc suy thận:
mất nhiều muối và nước (ăn nhạt hoàn toàn và/hoặc điều trị thuốc lợi tiểu), hoặc hẹp động
mạch thận dẫn đến kích thích hệ renin-angiotensin.
- Atorvastatin: Trước và trong khi điều trị với statin, nên kết hợp kiểm soát cholesterol
máu bằng các biện pháp như chế độ ăn, giảm cân, tập thể dục, và điều trị các bệnh có thể
là nguyên nhân của tăng lipid. Thận trọng ở những bệnh nhân đau cơ lan toả, cơ yếu.
- Celecoxib: Người có tiền sử loét dạ dày tá tràng, hoặc chảy máu đường tiêu hoá; người
có tiền sử hen, dị ứng khi dùng aspirin hoặc một thuốc chống viêm không steroid vì có
thể xảy ra sốc phản vệ; thận trọng ở những bệnh nhân suy thận vì có thể gây độc thận
5. Xử lý của dược sĩ trong trường hợp này?
- Không bán celecoxib. Có thể bán paracetamol phối hợp tramadol trong thời gian
này và yêu cầu ông A gặp bác sĩ tái khám
- Dược sĩ gọi điện cho bác sĩ khoa xương khớp về nguy cơ trên để được bác sĩ tư
vấn về việc thay thế thuốc celecoxib bằng một loại thuốc khác phù hợp với tình hình
hiện tại của bệnh nhân.
- Yêu cầu bệnh nhân nếu khi uống thuốc có triệu chứng bất thường xảy ra phải
ngưng thuốc ngay lập tức và đến bệnh viện
Một số câu hỏi thêm:
1. Chỉ định của thuốc Efient 10mg trong ca lâm sàng nam bệnh nhân là gì?
Dự phòng biến cố suy huyết khối
2. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Efient 10mg là gì?
Xuất huyết, giảm tiểu cầu
3. Chỉ định của thuốc Kardegic 75mg (aspirin) là gì?
Dự phòng biến cố huyết khối
4. Tác dụng phụ của thuốc Kardegic 75mg (aspirin) là gì?
Loét dạ dày, Tăng huyết áp, Suy thận, suy gan, ức chế kết tập tiểu cầu
5. Cơ chế làm loét dạ dày của Kardegic 75mg (aspirin) là gì?
Ức chế tổng hợp protaglandin
6. Cơ chế làm tăng huyết áp của Kardegic 75mg (aspirin) là gì?
Ức chế tổng hợp protaglandin động mạch thận
Mạch máu ở thận co lại -> gây ứ muối và nước -> THA
7. Cơ chế làm suy thận, suy gan của Kardegic 75mg (aspirin) là gì?
Ức chế tổng hợp protaglandin =>Mạch máu ở thận co lại => giảm độ lọc cầu thận, giảm
lưu lượng máu đến thận và gan
8. Cơ chế làm ức chế kết tập tiểu cầu của Kardegic 75mg (aspirin) là gì?
Ức chế tổng hợp thromboxane A2 (chất kích thích tạo huyết khối)
9. Có những cách nào để giảm tác dụng phụ từ aspirin sử dụng với mục đích giảm đau,
kháng viêm là gì?
+ Bào chế dạng viên tan trong ruột, PH8
+ Ăn no
+ Uống thêm nhóm PPI
+ Đổi thuốc thành Paracetamol
10. Chỉ định của thuốc Atenolol 50mg là gì?
Điều trị THA, đau thắt ngực
11. Tác dụng phụ của thuốc Atenolol là gì?
+ Giảm lưu lượng máu đến đầu chi, làm tay chân lạnh
+ Làm nhịp tim chậm
12. Thuốc Atenolol thuộc nhóm nào?
Nhóm chẹn beta
13. Cơ chế của thuốc atenolol ?
Ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh adrenaline và noradrenaline thông
qua cơ chế chẹn thụ thể beta, ngăn chặn các chất này gắn vào thụ thể β1 (beta-1) và β2
(beta-2) của tế bào thần kinh giao cảm, do đó có tác dụng làm chậm nhịp tim, giãn mạch
máu, giảm huyết áp, co thắt.
14. Kể tên 2 thuốc thuộc nhóm B1, vừa trị THA, vừa trị suy tim?
Bisoprolol, Metoprolol
15. Chỉ định của thuốc Perindopril 5mg là gì?
+ Tăng huyết áp
+ Suy tim sung huyết
+ Bệnh tim thiếu máu cục bộ
16. Tác dụng phụ hay gặp của thuốc Perindopril 5mg là gì?
+ Ho khan
+ Gây phù mạch
+ Hạ huyết áp khi dùng liều khởi đầu
+ Suy thận cấp (hiếm nhưng nguy hiểm)
17. Ưu điểm của Enlapril hoặc Lisinopril so với captopril là gì?
Dùng ít lần hơn Captopril, bệnh nhân dễ tuân thủ hơn
18. Thuốc Perindopril 5mg thuộc nhóm nào?
Ức chế men chuyển
19. Chỉ định của Atorvastatin 20mg là gì?
Hạ lipid máu
20. Tác dụng phụ của Atorvastatin 20mg là gì?
+ Tăng men gan
+ Đau cơ, viêm cơ
+ tiêu chảy, táo bón
21. Tại sao phải uống Atorvastatin 20mg vào buổi tối?
Vì phản ứng sinh tổng hợp cholesterol ở gan vào tối nhiều nhất và giảm được tác đụng
đau cơ và viêm cơ.
22. Thuốc Atorvastatin 20mg thuộc nhóm nào ?
Statin
23. Kể tên một số thuốc nhóm Statin?
Rosuvasiatin, Cerivastatin, Fluvastatin
24. Cơ chế của thuốc Atorvastatin 20mg ?
Ức chế cạnh tranh với HMG-CoenzymA reductase: xúc tác phản ứng sinh tổng hợp
cholesterol ở gan
25. Chỉ định của thuốc Celecoxib là gì?
Điều trị thoái hóa khớp, Viêm khớp dạng thấp
26. Tác dụng phụ của thuốc Celecoxib là gì?
+ THA, nhồi máu cơ tim
+ Chóng măt
+ Đau bụng
+ Viêm mũi, xoang
27. Thuốc Celecoxib thuộc nhóm nào?
Nsaids, ức chế chọn lọc Cox-2

You might also like