6.1.1.2. Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Như chúng ta đã biết để 

rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật - công
nghệ giữa các quốc gia trên TG và để tạo ra năng suất lđ xh cao , thì chắc chắn
rằng đất nước nào cũng phải trải qua quá trình công nghiệp hóa .Do đó ,cta cùng
đi vào tìm hiểu …

6.1.1.2. Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới

1. Công nghiệp hóa:


- Sự tồn tại của loài người luôn gắn liền với nhiều cuộc cách mạng. Công
nghiệp hóa chính là một trong những cuộc cách mạng về kinh tế về kỹ
thuật vĩ đại mà loài người đã và đang trải qua.
VẬY CÁC B HIỂU THẾ NÀO VỀ CNH?
- Về nghĩa từ ‘Công nghiệp hóa’:
 Công nghiệp là một ngành kinh tế cơ bản trong cơ cấu kinh tế
 Hóa có nghĩa là chuyển đổi, chuyển hóa, biến đổi… 
-> Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng phát triển công nghiệp (hiểu đơn giản)
- Công nghiệp hóa có thể định nghĩa khái quát hơn lại là quá trình chuyển
đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ công là chính sang nền
sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra
năng suất lao động xã hội cao 
 Ví dụ:

Công nghiệp hóa giai đoạn 1.0 (thế kỷ XVIII) thì đó đơn thuần chỉ là thay
thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Còn giai đoạn
Cách mạng CN 4.0 hiện nay, thì công nghiệp hóa phải theo hướng hiện
đại, tức là cũng áp dụng máy móc để thay thế lao động thủ công, nhưng
máy móc đó phải mang tính hiện đại, tự động hóa, tin học hóa.

2. Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới 
(phần chữ đỏ là tóm tắt hiện trên slide, phần chữ đen là lời dẫn của bạn thuyết
trình) (nếu thấy dài quá có thể bỏ bớt phần 1. đi)

2.1. MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA CỔ ĐIỂN

- Đây là mô hình công nghiệp hóa đầu tiên trong lịch sử. Quá trình công
nghiệp hóa diễn ra tuần tự trong thời gian tương đối dài, sau khi khởi
nguồn ở Anh rồi lan rộng sang Pháp, và các nước Đức, Nga, Mỹ
1. Nguyên nhân và điều kiện ra đời mô hình CNH cổ điển.
- Thứ nhất là Phong trào Khai sáng tại Châu Âu đã sản sinh ra hàng loạt
các nhà bác học nổi tiếng với những phát kiến vĩ đại trong toán học,
vật lý học, hóa học, tự nhiên học tạo ra nền tảng tri thức cho các tiến
bộ trong kỹ nghệ sản xuất.
- Thứ hai là do tự nhiên, địa lý và tài nguyên của nước Anh có rất nhiều
điểm thuận lợi. Nước Anh có nhiều mỏ than, sắt và các mỏ này nằm
gần với nhau nên thuận tiện cho việc khai thác. Các dòng sông ở Anh
tuy không dài nhưng sức chảy khá mạnh, đủ để chạy các máy vận
hành bằng sức nước. Bên cạnh đó một mặt khác những con sông còn
thích hợp để vận chuyển hàng hóa và tài nguyên dễ dàng. Cuối cùng
về nguyên liệu, Anh có nguồn lông cừu trong nước và bông nhập từ
Mỹ, đó là những nguyên liệu thiết yếu cho ngành dệt.
- Thứ ba là sự phát triển của đế chế thực dân Anh lúc bấy giờ. Thực dân
Anh đã đẩy mạnh xâm chiếm các nước để lấy làm thuộc địa. Vào
những năm 1700, vương quốc Anh đã kiểm soát các khu vực như: Bắc
Mỹ, Nam Phi, Ai Cập, Ấn Độ và Úc. Anh quốc có thể bóc lột tài
nguyên từ các thuộc địa rộng lớn để làm nguồn vốn cho công nghiệp
hóa, tiêu biểu là Ấn Độ.
2. Đặc điểm CNH theo mô hình CNH cổ điển.

 1/ Nguồn vốn để các nước tiến hành công nghiệp hóa theo mô hình
CNH cổ điển đến từ việc bóc lột lao động làm thuê, xâm chiếm và
cướp bóc thuộc địa. Trong điều kiện của nền kinh tế thế giới lúc bấy
giờ, trật tự phân công lao động quốc tế chưa hình thành nên bản thân
các nước tiến hành công nghiệp hóa cũng không tận dụng được ưu thế
của phân công lao động quốc tế nên nguồn vốn tích lũy cho công
nghiệp hóa thường dựa vào cướp bóc từ thuộc địa, có thể thấy rằng,
mô hình công nghiệp hóa cổ điển ở các nước Âu, Mỹ trước đây
thường gắn liền với quá trình xâm chiếm thuộc địa bằng bạo lực
 Quá trình công nghiệp hóa cổ điển dẫn đến mâu thuân gay gắt giữa tư
bản và lao động, giữa các nước tư bản với nhau và giữa các nước tư
bản và thuộc địa
 2/Quá trình công nghiệp hoá theo mô hình cổ điển thường diễn ra
mang tính tự phát. Công nghiệp hóa theo mô hình cổ điển chịu tác
động lớn của thị trường – thị trường chính là thứ tạo ra động lực và
nhu cầu cho quá trình CNH ,còn nhà nước tư bản với vai trò là một lực
lượng điều hành có ảnh hưởng đến môi trường sản xuất kinh doanh
nhưng không can thiệp trực tiếp vào quá trình công nghiệp hóa.
 3/Mô hình công nghiệp hóa cổ điển được hoàn thành trong một thời
gian tương đối dài.
- Mô hình CNH cổ điển gắn liền với sự phát triển, tiến bộ của khoa học
kĩ thuật, tiêu biểu là Cuộc cách mạng công nghiệp 1.0. Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu với sự phát triển sản xuất hàng
hóa của ngành công nghiệp dệt: Sau đó, còn có các kỹ thuật gia công
sắt thép được cải thiện và than đá sử dụng với khối lượng lớn. Nổi bật
nhất trong giai đoạn này đó là động cơ hơi nước : Khi đó động cơ hơi
nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã
đưa đến gia tăng năng suất lao động đột biến, thay thế sức người, tăng
năng suất lao động.
- Đồng thời, quá trình công nghiệp hóa còn gắn liền với quá trình tích
lũy vốn của các nhà tư bản. Công nghiệp hóa theo mô hình cổ điển
thực tế bắt đầu từ các ngành công nghiệp nhẹ là những ngành đòi hỏi
vốn ít, lãi nhanh và tạo tích lũy để tái sản xuất mở rộng. Nói cách
khác, sự phát triển của các ngành công nghiệp nhẹ đã tạo điều kiện gia
tăng tích lũy vốn để phát triển các ngành công nghiệp nặng.
 4/Quá trình công nghiệp hóa cổ điển là quá trình thực hiện đại phân
công lao động xã hội. Sự phân công lao động giữa là một yếu tố rất
quan trọng đối với ngành kinh tế bởi ta cần phải tập trung nguồn nhân
công lao động tốt,chất lượng cao và đông đúc vào ngành đem lại
nguồn cung tiền lớn,trọng điểm mới có thể giúp cho nền kinh tế phát
triển. Khi đất nước Anh tiến hành công nghiệp hóa cổ điển lần đầu
tiên, đã tách công nghiệp ra khỏi nông nghiệp và trở thành ngành sản
xuất độc lập. Từ đó,khi công nghiệp hóa đứng trước nông nghiệp, vấn
đề giải phóng chuyển giao lao động nông nghiệp sang công nghiệp có
ý nghĩa quyết định bởi chính điều này là tiền đề cho sự đi lên của công
nghiệp hóa khi trình độ lao động của người công nhân không chỉ dừng
lại ở nông nghiệp nữa mà đã cải tiến thêm độ khó,đòi hỏi trình độ lao
động kĩ thuật cao, hay có thể nói đây chính là việc chuyển giao giữa
lao động thủ công thành lao động cơ khí, dựa theo máy móc, kỹ thuật
cơ số hóa tiên tiến.
 5/Mô hình công nghiệp hóa cổ điển là một quá trình diễn ra tuần tự và
thực hiện trong một cơ cấu kinh tế khép kin. Quá trình công nghiệp
hóa theo mô hình cổ điển ở các nước tư bản đều được khởi xướng từ
ngành công nghiệp nhẹ như dệt, công nghiệp chế biến,… Sự phát triển
của ngành này đã tạo ra nhu cầu cung cấp nguyên liệu từ khu vực
nông nghiệp truyền thống và do vậy, bản thân nông nghiệp cũng đòi
hỏi phải tạo ra năng suất cao, sản lượng tăng nhanh để đáp ứng nhu
cầu của công nghiệp. Từ đó cũng xuất hiện nhu cầu sản xuất ra các
loại máy móc phục vụ hoạt động nông nghiệp nhằm giảm bớt chi phí,
lao động và tăng năng suất, sản lượng. Mặt khác, chính nhu cầu mở
rộng phát triển của công nghiệp nhẹ đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển
của công nghiệp nặng. Và chính nhu cầu về các loại máy móc, công
cụ lao động mới phục vụ cho các ngành kinh tế đã đặt ra yêu cầu phát
triển công nghiệp sản xuất ,tư liệu sản xuất chạy bằng động cơ hoàn
thiện
 Đó chính là một vòng tuần tự và khép kín của mô hình công nghiệp hóa
cổ điển: Từ việc phát triển ngành công nghiệp nhẹ => Phát triển công
nghiệp cơ khí,máy móc ( công nghiệp nặng )

2.2. MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ KIỂU LIÊN XÔ (cũ)


Câu hỏi 1 .Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ) đã được áp dụng
tại Việt Nam vào năm nào? 1960

1. Thời gian:
Mô hình này được xây dựng đầu tiên ở Liên Xô năm 1930, sau lan ra các
nước XHCN và Đông Âu vào năm 1945, ở Việt Nam chúng ta cũng xây dựng
mô hình này từ năm 1960 đến năm 1986 thì xóa bỏ.

2. Đặc điểm:
Mô hình công nghiệp hoá kiểu Liên Xô (cũ) là mô hình ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng, vai trò của nhà nước có tính quyết định, thực hiện cơ chế kế
hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh, huy động và phân bổ vốn ưu tiên cho công
nghiệp nặng, trong đó trực tiếp là ngành cơ khí chế tạo máy

3. Ưu, nhược điểm:


a. Ưu điểm:
Mô hình này cho phép các nước xây dựng được cơ sở vật chất kỹ
thuật nhanh chóng, từ đó hoàn thành công nghiệp hoá sớm nhất.

b. Nhược điểm:
Khi tiến bộ khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển, hệ thống cơ
sở vật chất kỹ thuật ở trình độ cơ khí hóa cùng với cơ chế kế hoạch hóa
tập trung mệnh lệnh không thích ứng được, làm kìm hãm việc ứng dụng
những tiến bộ kỹ thuật mới.
CÂU HỎI:
1. Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ) đã được áp dụng tại Việt
Nam vào năm nào? 1960
2. Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ) ưu tiên phát triển ngành nào?
Công nghiệp nặng

LỜI DẪN:
Mô hình này được xây dựng đầu tiên ở Liên Xô năm 1930, sau lan ra các
nước XHCN và Đông Âu vào năm 1945, ở Việt Nam chúng ta cũng xây
dựng mô hình này từ năm 1960 đến năm 1986 thì xóa bỏ. Đặc trưng mô
hình là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng như ngành cơ khí chế tạo
máy, nhà nước có vai trò quyết định, thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập
trung, mệnh lệnh Giai đoạn đầu, ở mô hình này rất hiệu quả, sản lượng
Công nghiệp của Liên Xô đứng đầu Châu Âu và chỉ đứng thứ 2 trên thế
giới sau Mỹ, đã giúp Liên Xô nhanh chóng hoàn thành xong kế hoạch
công nghiệp hóa sau 18 năm. Đây là thời gian hoàn thành công nghiệp
hóa ngắn nhất trên thế giới được ghi nhận; bởi, trước đó, Anh phải mất
gần 200 năm và Mỹ phải mất gần 120 năm mới trở thành nước công
nghiệp.
Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, khi tiến bộ khoa học, kỹ thuật ngày càng phát
triển, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập
trung mệnh lệnh ở Liên Xô tỏ ra lạc hậu, không còn thích ứng được, làm
kìm hãm việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới. Mô hình công nghiệp
hóa «ưu tiên phát triển công nghiệp nặng» không còn đủ sức giúp Liên
Xô vươn lên trong cuộc chạy đua với Mỹ sau này. Mô hình Công nghiệp
hóa này bị sụp đổ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX.

2.3. Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới
(NICs): 
- NICs (Newly Industrialized Countries): các nước mới công nghiệp hóa
là một thuật ngữ chỉ một nhóm các quốc gia thông qua quá trình công
nghiệp hóa đã có sự phát triển vượt trội về kinh tế, từ một nước đang phát
triển dần dần trở thành một nước phát triển. 
Câu hỏi : kể tên 4 nước công nghiệp hóa mới được mệnh danh là “4 con
hổ Châu Á”
 Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore
- Xuất phát muộn khi Công nghiệp hóa, các nước như Nhật bản, NICs sử
dụng  Chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn. Họ tận dụng tốt cơ hội để đi
tắt thông qua tiếp nhận công nghệ và đi thẳng vào công nghệ hiện đại
- Bằng việc nhập khẩu công nghệ và từng bước sáng tạo công nghệ và
đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất hàng hóa trong nước thay thế
nhập khẩu. Thông qua việc tận dụng lợi thế về khoa học, công nghệ của
các nước đi trước, cùng với việc phát huy nguồn lực và lợi thế trong nước
thu hút nguồn lực ngoài để tiến hành công nghiệp hóa gắn với hiện đại
hóa
- Kết quả chỉ sau 20 – 30 năm đã thực hiện thành công quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới
cho thấy, trong thời đại ngày nay các nước đi sau nếu biết khai thác tốt lợi
thế trong nước và tận dụng, tiếp thu những nguồn lực, đặc biệt là những
thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại của các nước đi trước, thì sẽ
rút ngắn được quá trình phát triển
- Việc tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ mới hiện đại có thể
thực hiện bằng các con đường cơ bản sau:
 Một là, thông qua đầu tư nghiên cứu, chế tạo và hoàn thiện dần dần
trình độ công nghệ từ thấp đến cao . Con đường này đòi hỏi thời
gian dài và nhiều tổn thất.
 Hai là, tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển
hơn. Con đường này  đòi hỏi nhiều vốn và ngoại tệ, bị phụ thuộc
vào nước ngoài.
 Ba là, xây dựng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ nhiều
tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Kết
hợp vừa nghiên cứu chế tạo vừa tiếp nhận chuyển giao công nghệ
từ các nước phát triển hơn, Con đường này cơ bản, lâu dài, vững
chắc, đi tắt và bám đuổi.

Câu hỏi: Từ mô hình công nghiệp hóa hiện đại hóa của nhật bản hãy rút ra kinh
nghiệm cho quá trình công nghiệp hóa ở việt nam ?
Trả lời:
1. Thực hiện mô hình công nghiệp hóa kết hợp giữa phát huy nội lực và
“thích ứng chuyển đổi” các yếu tố ngoại lực - kinh nghiệm nhật bản
Thực hiện mục tiêu thức nhất : Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều
đạo luật và thực thi nhiều chính sách nhằm khuyến kích phát triển và bảo
vệ lợi ích của nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Thực hiện mục tiêu thứ hai: Chính phủ Nhật Bản tiến hành nhiều biện
pháp nhằm khai thác tối đa các nguồn lực từ bên ngoài và làm cho chúng
thích ứng với điều kiện Nhật Bản theo phương châm “kỹ thuật phương
Tây” với “Tinh thần Nhật Bản”
2. Thực hiện mô hình công nghiệp hóa kết hợp giữa thay thế nhập
khẩu với lượng vào xuất khẩu và hướng tới công nghệ cao – Kinh
nghiệp của các NICs.
Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất của NICs đối với các nước đi sau là
ở chỗ biết kết hợp khéo léo, thay thế lẫn nhau giữa các mô hình CNH
bằng chính sách bổ sung lẫn nhau giữa hướng về xuất khẩu và thay thế
nhập khẩu, trong đó hướng về xuất khẩu là trọng tâm. CNH đi từ bước
nhỏ đến bước lớn, từ điểm đến tuyến rồi đến diện, từ thị trường trong
nước đến thị trường khu vực rồi thị trường thế giới, từ công nghệ có hàm
lượng lao động cao đến công nghệ có hàm lượng vốn và khoa học cao.
CNH kết hợp giữa thay thế nhập khẩu, hướng vào xuất khẩu và hướng
tới công nghệ cao được thực hiện bằng các bước đi lần lượt theo một
trình tự có tính chu kỳ là: bắt đầu từ nhập khẩu, đến thay thế nhập khẩu,
rồi xuất khẩu(1). Các quá trình này được diễn ra theo cách thay thế liên
tục cho nhau, với trình độ kỹ thuật – công nghệ chu kỳ sau cao hơn chu
kỳ trước

You might also like