Cấp Cứu Ngừng Tuần Hoàn - Lý Thuyết

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN

MỤC TIÊU:
1. Hiểu được khái quát về ngừng tuần hoàn
2. Trình bày dấu hiệu và quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn
3. Rèn luyện tư duy thấu đáo, tác phong học tập và làm việc.
NỘI DUNG
I- KHÁI QUÁT VỀ NGỪNG TUẦN HOÀN
- Ngừng tuần hoàn (Cardiac arrest): hiện tượng đột ngột mất chức năng tim, hô hấp và ý
thức; xảy ra do rối loạn hoạt động điện của tim.
- Có thể xảy ra trong bệnh viện hoặc ngoài bệnh viện.
- Tiên lượng nặng nề, nguy cơ tử vong cao.
- Nguyên nhân thường gặp: rối loạn nhịp tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ.
- Xử trí ngừng tuần hoàn:
➢ Hồi sức cơ bản (cấp cứu ngừng tuần hoàn): C-A-B
➢ Hồi sức nâng cao: Sốc điện, mở khí quản, đặt nội khí quản, thở máy, thuốc để tăng co
bóp cơ tim.
II- CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN (HỒI SỨC CƠ BẢN)
1. Dấu hiệu ngừng tuần hoàn
- Xác định nạn nhân ngừng tuần hoàn dựa vào 3 dấu hiệu:
✓ Mất ý thức đột ngột
✓ Ngừng thở đột ngột
✓ Mất mạch cảnh
- Chú ý: Thời gian đánh giá ngừng tuần hoàn không quá 10 giây. Không mất thời
gian vào nghe tim, bắt mạch quay, ghi điện tim, đo huyết áp.
2. Nguyên tắc xử trí ngừng tuần hoàn
❖ Khởi động ngay khi phát hiện nghi ngờ ngừng tuần hoàn
❖ Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn
❖ Đặt nạn nhân nằm trên nền cứng, bằng phẳng, thoáng khí, nới lỏng quần áo
❖ Kết hợp: Chẩn đoán + Gọi hỗ trợ + Biện pháp hồi sinh cơ bản
❖ Hồi sinh tim phổi càng sớm càng tốt, kiên trì và liên tục
❖ NGAY LẬP TỨC khởi động quy trình C- A- B
➢ C (Circulation): ép tim ngoài lồng ngực
- Ép tim càng sớm càng tốt: Trong vòng 10 giây từ lúc ngừng tim, trong vòng 2 phút
không ngừng
- Ép tim đủ nhanh ≥ 100 lần/phút, không quá 120 lần/phút
- Ép tim đủ sâu ≥ 5 cm
- Đảm bảo lồng ngực nở ra sau ép
- Ép tim / Thông khí = 30/2
- Tránh ngắt quãng (vì tiêm thuốc, sốc điện)
- Phương pháp ép tim:
• Người bệnh (NB) nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Đứng cạnh ngực NB (ngang tim)
• Tư thế: quỳ, thẳng lưng, đưa người ra phía trước, để 2 vai thẳng phía trên ngực NB,
cánh tay thẳng trên điểm ấn chiếu xuống cột sống NB.
• Định vị điểm ấn ở 1/3 dưới xương ức:
Tìm mũi kiếm xương ức: đặt tay cách mũi kiếm xương ức khoảng 5cm (3 khoát ngón
tay)
Đặt 1 bàn tay lên vị trí ấn: trục dài bàn tay thẳng góc với trục dài của xương ức, các
ngón tay duỗi.
Đặt tiếp tay còn lại lên tay kia, các ngón tay đan vào nhau.

➢ A (Airway): kiểm soát đường thở


- Ngửa đầu NB tối đa, nâng cằm để mở miệng tối đa
- Nếu nghi ngờ NB chấn thương cột sống cổ, nâng cằm, không ngửa đầu
- Móc sạch các dị vật (thức ăn, răng giả, đờm dãi, …)

➢ B (Breathing): hỗ trợ hô hấp


- 30 lần ép tim/ 2 lần thổi ngạt liên tiếp (hô hấp miệng-miệng)
- Mỗi lần thổi ngạt không quá 1 giây
- Thổi vào lượng khí vừa đủ (quan sát độ nở của lồng ngực)
- Tránh thổi ngạt quá căng
- Khi đã đặt được nội khí quản hoặc mask thanh quản: bóp thêm bóng mỗi 8-10 giây
khi đang ép tim
❖ Theo dõi và đánh giá tiến triển cấp cứu ngừng tuần hoàn
➢ Tiến triển tốt:
- Hô hấp phục hồi, da đầu chi, môi nạn nhân hồng dần, tim đập trở lại.
- Tiếp tục sơ cứu đến khi nạn nhân thở đều và sâu
➢ Tiến triển xấu:
- Hô hấp và tuần hoàn không hồi phục, da xanh nhợt, đồng tử giãn
- Ít nhất sau 30 phút không cứu nữa.
❖ Tích hợp chăm sóc sau khôi phục tuần hoàn
• Điều trị tối ưu thông khí và huyết động
• Hạ thân nhiệt
• Tái thông ngay ĐMV bằng can thiệp qua ống thông
• Kiểm soát đường máu
• Chăm sóc và điều trị thần kinh: động kinh, run giật cơ, thuốc bảo vệ thần kinh.
• Các chăm sóc tích cực khác: suy thận, thượng thận, nhiễm trùng
❖ Các rối loạn sau ngừng tuần hoàn
- Tổn thương não
- Rối loạn chức năng cơ tim
- Tổn thương hệ thống tái tưới máu/thiếu máu
- Các bệnh lý gây ngừng tuần hoàn hoặc phối hợp
Kết luận
• Ngừng tuần hoàn là tình trạng nặng, tỷ lệ sống và ra viện thấp, cần xử trí tích
cực và hợp lý.
• Ép tim đóng vai trò rất quan trọng: cần ép đúng và không gián đoạn
• Sau giai đoạn cấp cứu ngừng tuần hoàn, cần tích hợp chăm sóc toàn diện nhiều
chuyên ngành.

You might also like