Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Đề tài: Phát triển sản phẩm tôm viên đóng hộp sốt xí muội

Lời cảm ơn
Lời mở đầu
Phần 1: Cơ sở thực hiện đồ án
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Kế hoạch đồ án
Phần 2: Thực hiện đồ án
Chương 1: Hình thành và phát triển ý tưởng sản phẩm
1.1 Hình thành ý tưởng
a. Ý tưởng 1: tôm viên đóng hộp sốt cà
b. Ý tưởng 2: tôm viên đóng hộp sa tế
c. Ý tưởng 3: tôm viên đóng hộp sốt xí muội
1.2 Biên bản tổ chức Brain – storm
Chương 2 Nghiên cứu, phân tích khảo sát cho các ý tưởng Sp
2.1 Khảo sát nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng với sản phẩm
2.2 khảo sát SP với đối thủ
2.3 khảo sát môi truwongd KT, xã hội
2.4 Khảo sát các luật, quy định chính phủ
2.5 Khảo sát khả năng đáp ứng công nghệ, nguyên vật liệu, chi phí đầu tư, vận hành
CNSX
2.6 Khảo sát yếu tố ràng buộc rủi ro
Chương 3 sàng lọc và chọn ý tưởng khả thi
3.1 Sàng lọc ý tưởng
3.2 chọn ý tưởng khả thi
3.3 phân tích
Chương 4 Phát triển concept sản phẩm
4.1 Xác định nhu cầu người tiêu dùng
4.2 Tạo và lựa chọn concept sp
Chương 5 Xây dựng bản mô tả sp
5.1 Xây dựng bản mô tả sp
5.2 Sử dụng sp phù hợp với chuẩn attp theo quy định pháp luật
Chương 6 Xây dụng các thông số thiết kế sản phẩm
6.1 CHỉ tiêu cảm quan
6.2 Chỉ tiêu hóa học
6.3 chỉ tiêu vi sinh
6.4 chỉ tiêu dinh dưỡng
Chương 7 Xây dựng các phương án nghiên cứu thiết kế thí nghiệm sp
7.1 các quy trình sx dự kiến
7.2 Thuyết minh quy trình
7.3 sơ đồ bố trí thí nghiệm dự kiến
Chương 8 Lập kế hochj nghiên cứu, thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm
Chương 9 Làm mẫu sản phẩm sơ bộ
Đặt vấn đề
Ngày nay, đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là sau khi gia nhập
WTO thì nhu cầu của tất cả các ngành công nghiệp sản xuất trong nước đều có xu
hướng gia tăng để hội nhập với thế giới. Công nghiệp thực phẩm cũng không ngừng
phát triển để nâng cao vị thế của mình bằng sự ra đời của rất nhiều các công ty, doanh
nghiệp, nhà máy chế biến thực phẩm. Họ cho ra đời những dòng sản phẩm mới và đa
dạng với mẫu mã biến đổi không ngừng, nâng cao chất lượng sản phẩm.Việc phát
triển sản phẩm là một lĩnh vực mang tính sống còn với mỗi công ty. Với sự phát triển
về công nghệ thực phẩm như hiện nay, đòi hỏi các công ty liên tục đổi mới, đưa ra các
sản phẩm không những đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng mà còn phải đào tạo cho
khách hàng nhu cầu mới dựa vào việc đưa ra sản phẩm mới lạ và độc đáo. Sản phẩm
mới là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của công ty. Do mỗi sản
phẩm đều có một thời gian tồn tại nhất định, nhà sản xuất lại liên tục phải đối mặt với
thị trường cạnh tranh gay gắt, với nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng và
với những tiến bộ trong công nghệ nên một công ty phải có chiến lược tung ra sản
phẩm mới cũng như cải tiến những sản phẩm hiện tại để ổn định doanh thu.Trong
cuộc sông hiện đại nhu cầu thị trường về thực phẩm chế biến đang tăng trưởng nóng
do áp lực từ nhịp sóng đô thị. Người tiêu dùng bận rộn với công việc và do áp lực
cạnh tranh tăng thu nhập nên tăng cường sử dụng thực phẩm chế biến nhằm tiết kiệm
thời gian. Để tạo nên khẩu vị mới, tăng thêm tính năng cho sản phẩm cũng là cách để
các doanh nghiệp trong nước làm mới dòng sản phẩm cũ của mình. Tất cả các yếu tố
trên sẽ thúc đẩy cho nhà sản xuất không ngừng phát triển sản phẩm mới, cùng với
công nghệ hiện đại sẽ gây dựng được một nền công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh
mẽ
Trong cuộc sống hiện đại, thực phẩm chế biến sẵn là những sản phẩm đi liền với đời
sống hằng ngày của mỗi gia đình. Tiết kiệm thời gian và tiền bạc chính là những yếu
tố đầu tiên để người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn cho thực đơn bữa ăn
gia đình
Thị trường thực phẩm chế biến, sơ chế của Việt Nam vài năm gần đây đang có tốc độ
phát triển từ 20-40% mỗi năm
Lý do chọn đề tài
Mức thu nhập khả dụng trên đầu người tại Việt Nam
Thu nhập của người dân tăng từ 30 - 40% trong 10 năm qua, đạt trung bình 4.000
USD/người/năm. Việt Nam đạt Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc
về xóa đói giảm nghèo trước thời hạn 10 năm. Bên cạnh đó mức chi tiêu hô gia đình
cung tăng lên đáng kể với tốc đô tăng trưởng hằng năm cụ thể Năm 2020 chi tiêu bình
quân hộ gia đình cả nước là 2,89 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với 2018

Chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng


của cả nước

Mức chi tiêu dùng theo GDP cho ngành thực phẩm tại Việt Nam

Trong đó, chi tiêu dùng cho mặt hàng thực phẩm chiếm khoảng 21% trong tổng mức
chi tiêudùng, tương ứng khoảng 246 đô la/người/năm (Số liệu năm 2012)
Tổng cục thống kê Việt Nam BMI
• Theo dự báo của bộ công thương, tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam giai đoạn 2011 -
2016tiếp tục tăng 5,1%, ước đạt 29,5 tỷ USD
• Ngoài ra, doanh thu tiêu dùng nội địa từ ngành thực phẩm trong năm 2013 được dự
đoán sẽđạt 24,28 tỉ đô, tương đương với mức tiêu dùng bình quân đầu người là 268 đô
la/năm vớitốc độ tăng trưởng là 6,78%. (Dân số thống kê năm 2013 là 90 triệu người)
Theo nghiên cứu Toàn cảnh ngành thực phẩm - đồ uống Việt Nam năm 2018 của
Vietnam Report, ngành thực phẩm và đồ uống hiện chiếm khoảng 15% GDP và có xu
hướng tăng lên; Đồng thời đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng
của người tiêu dùng (chiếm khoảng 35% mức chi tiêu).

Dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê, báo cáo cho biết chỉ số tiêu thụ của ngành chế biến
thực phẩm và sản xuất đồ uống trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng lần lượt 8,1% và
10,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó theo dự báo của BMI - một tổ chức nghiên cứu, đánh giá về kinh tế, tài
chính hàng đầu có trụ sở tại London, Anh - ngành thực phẩm và đồ uống sẽ cao hơn
trong giai đoạn 2016 - 2019, Việt Nam có thể đứng ở vị trí thứ ba châu Á.

Báo cáo chỉ ra ba xu thế chủ đạo trong phong cách tiêu dùng thực phẩm - đồ uống mới.
Đó người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ
và thân thiện với môi trường, và sẵn sàng chi trả khoản tiền cao hơn cho bữa ăn hàng
ngày

Hơn 86% người tiêu dùng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh khi được
hỏi đã lựa chọn các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ, hoặc các sản phẩm đúng mùa vụ để
đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Xu hướng thứ hai là sử dụng thực phẩm tiện lợi và đồ uống với những gói trọng lượng
nhỏ, dễ mang theo khi đi đường do số lượng người trong một gia đình thường chỉ có 4-
5 người, tỷ lệ người sống độc thân tăng.

Thứ ba là mạng xã hội và công nghệ với các ứng dụng như tìm kiếm địa điểm ăn uống
(Foody), giao đồ ăn (deliveryNow) và đặt bàn (TableNow)… đã làm thay đổi trải nghiệm
ẩm thực của người tiêu dùng, nhất là giới trẻ.

Cơ cấu chi tiêu trung bình hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam theo
khảo sát tháng 9/2018
Mối quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam trong quý 2 năm 2020

Ngành đồ hộp tại thị trường Việt Nam


Năm 2010, tổng sản lượng sản xuất ngành đồ hộp của Việt Nam đạt khoảng 163 nghìn
tấn.
• Năm 2011, tổng sản xuất của ngành đồ hộp đạt hơn 212 nghìn tấn, đạt mức tăng
trường 23%.
• Tuy nhiên, đến năm 2012, sản lượng đồ hộp sản xuất được ước tinh khoảng 223
nghìn tấn,đạt tốc độ tăng trưởng 5%. Nguyên nhân sự giảm sút mạnh về tốc độ tăng
trưởng ngành đồhộp trong năm 2012 là do nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường xuất khẩu
chính như Nhật bản, Mỹ và các nước EU giảm mạnh

BMI dự báo ngành công nghiệp thực phẩm đóng hộp của Việt Nam sẽ tăng 24,2% về
lượng và 48,7% về giá trị doanh số bán hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do cuộc sống
bận rộn cùng với lối sống hiện đại ở các thành phố lớn dẫn đến nhu cầu về các loại
thực phẩm chế biến sẵn ngày càng gia tăng. Người tiêu dùng ngày nay đang có xu
hướng quan tâm và nhận thức tốt hơn về nguồn gốc và vệ sinh an toàn thực phẩm
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, những lo lắng cho sức khỏe cũng sẽ
khuyến khích người tiêu dùng mua thực phẩm chế biến nhiều hơn là sử dụng đồ tươi
sống. Hơn nữa, việc đầu tư mạnh mẽ cả trong và ngoài nước cho ngành này làm tăng
doanh số bán hàng. Trong khi đó, người lao động ở các thành phố đang có xu hướng ít
đi ăn nhà hàng hơn mà thay vào đó họ lựa chọn những loại thực phẩm đóng hộp và
chế biến sẵn để tiết kiệm chi phí sinh hoạt vì thực phẩm đóng hộp, chế biến thường rẻ
hơn 20-30% so với các loại thực phẩm tươi sống.

You might also like