Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 5:

Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau:

MÃ NỘI DUNG
ME 1. Trong Microsoft Excel, cách thực hiện chức năng để ẩn một Sheet trong Excel
A. Chọn Sheet cần thực hiện bằng cách kích chuột vào nút chọn → Hide
B. Chọn Sheet cần thực hiện bằng cách nhấn Ctrl + A → Kích chuột phải → Hide
C. Kích chuột phải tại tên Sheet cần thực hiện → Hide
D. Kích chuột trái tại tên Sheet cần thực hiện → Hide
ME 2. Trong Microsoft Excel, cách mở thêm một Sheet mới trong một file:
A. Kích chuột phải tại một Sheet bất kỳ trong file → Insert → Worksheet → OK
B. Kích chuột phải tại một Sheet bất kỳ trong file → Insert → MS Excel → OK
C. Kích chuột trái tại một Sheet bất kỳ trong file → Insert → MS Excel → OK
D. Tất cả các phương án trên đều sai
ME 3. Trong Microsoft Excel, biểu hiện ### trong cột của bảng tính thể hiện
A. Dữ liệu trong cột có lỗi
B. Định dạng dữ liệu của cột có lỗi
C. Kết quả tính toán có lỗi
D. Chiều rộng cột không đủ hiển thị dữ liệu số
ME 4. Trong Microsoft Excel, biểu hiện #VALUE trong bảng tính thể hiện
A. Chiều rộng cột không đủ hiển thị dữ liệu số
B. Dữ liệu sử dụng để tính toán có lỗi
C. Không có kết quả
D. Hàm nhập sai
ME 5. Trong Microsoft Excel, biểu hiện #Name... trong bảng tính thể hiện:
A. Nhập sai tên hàm
B. Dữ liệu nhập không đúng
C. Chiều rộng của hàng không đủ hiển thị dữ liệu
D. Dữ liệu nhập không đúng và chiều rộng của hàng không đủ hiển thị dữ liệu
ME 6. Trong Microsoft Excel, tổ hợp phím đưa ngay con trỏ về ô đầu tiên (A1) là:
A. Ctrl + Shift + Home
B. Ctrl + Shift + Page Up
C. Shift + Home
D. Ctrl + Home
ME 7. Trong Microsoft Excel, tại ô A1 có giá trị Nguyễn Lan, tại ô B1 có giá trị Anh. Tại ô
C1 nhập công thức: = A1+ B1; kết quả là:
A. Nguyễn Lan Anh
B. Nguyễn LanAnh
C. #VALUE
D. Không có kết quả
ME 8. Trong Microsoft Excel, tại ô A1 có giá trị 9,78 (dữ liệu canh lề bên phải). Tại ô B1
nhập công thức = Int(A1); kết quả là:
A. 9,5
B. #VALUE
C. 10
D. 9
ME 9. Trong Microsoft Excel, tại ô A1 có giá trị 9,78 (dữ liệu canh lề bên trái). Tại ô B1
nhập công thức = Int(A1); kết quả là:
A. 9,5
B. #VALUE
C. 10
D. 9
ME 10. Trong Microsoft Excel, tại ô A1 có giá trị 13/01/2020 (dữ liệu canh lề bên trái). Tại ô
B1 nhập công thức = day(A1); kết quả là:
A. #VALUE
B. 13
C. 01
D. 2020
ME 11. Trong Microsoft Excel, tại ô A1 có giá trị 13/01/2020 (dữ liệu canh lề bên phải). Tại
ô B1 nhập công thức = month(A1); kết quả là:
A. #VALUE
B. 01
C. 13
D. 2020
ME 12. Trong Microsoft Excel, tại ô A1 có giá trị 13/01/2020 (dữ liệu canh lề bên phải). Tại
ô B1 nhập công thức = year(A1); kết quả là:
A. #VALUE
B. 20
C. 1920
D. 2020
ME 13. Trong Microsoft Excel, tại ô A1 có giá trị 20, tại ô B1 có giá trị 7. Tại ô C1 nhập công
thức cho kết quả là 6, đó là công thức:
A. = mod(A1; B1)
B. = mod(A1/B1)
C. =mod(B1;A1)
D. =mod(B1/A1)
ME 14. Trong Microsoft Excel, tại cột A từ ô A2 đến A10 chứa dữ liệu kiểu số là điểm thi
môn Tin học. Tại ô B2 nhập công thức xếp thứ sinh viên theo điểm thi từ cao đến thấp
(Cao nhất xếp thứ 1). Công thức nào nhập đúng:
A. =rank(A2;$A$2:$A$10;1)
B. =rank(A2;$A$2:$A$10;0)
C. =rank(A2;A2:A10;1)
D. =rank(A2;A2:A10;0)
ME 15. Trong Microsoft Excel, tại ô A1 có giá trị 0, tại ô B1 có giá trị 7. Tại ô C1 nhập công
thức = B1/A1, kết quả là:
A. ERROR
B. DIV/0
C. #DIV/0
D. #VALUE
ME 16. Trong Microsoft Excel, khi cần so sánh khác nhau sử dụng toán tử:
A. &
B. #
C. ><
D. <>
ME 17. Trong Microsoft Excel, phép cộng xâu ký tự sử dụng toán tử:
A. &
B. and
C. link
D. +
ME 18. Trong Microsoft Excel, tại ô A1 nhập công thức = and(5>4;9<5) kết quả là:
A. TRUE
B. Đúng
C. Sai
D. FALSE
ME 19.
Trong Microsoft Excel, với dữ liệu
trên, tại ô C10 nhập công thức:
= max(C4:D8); kết quả là:
A. 8
B. 9
C. 10
D. 7
ME 20. Trong Microsoft Excel, tại ô A1 nhập công thức = or(10>4;20<=5) kết quả là:
A. Đúng
B. TRUE
C. Sai
D. FALSE
ME 21. Trong Microsoft Excel, tại ô A1 nhập công thức =ROUND(15/2;-1), kết quả nào sau
đây là đúng:
A. 7
B. 0
C. 10
D. Không kết quả nào
ME 22. Theo hình minh hoạ, để biết tổng số học sinh đạt loại Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình,
Yếu; tại ô K6 cần đặt công thức nào trong các lựa chọn sau:

A. =COUNT(G6:G15;J6)
B. =COUNT(&G$6:$G$15;J6)
C. =COUNTIF($H$6:$H$15;J6)
D. =COUNTIF(G6:G15;J6)
ME 23.
Trong MS Excel, với dữ liệu trên, muốn
tính Số lượng bán gạo nhiều nhất, tại ô
C10 nhập công thức:
A. =DMAX($A$2:$C$7;3;$B$9:$B$10)
B. =DMAX($A$3:$C$7;3;$B$9:$B$10)
C. =DMAX($A$3:$C$7;3;$B$10)
D. =DMAX($A$2:$C$7;3;$B$10)

ME 24.
Trong Microsoft Excel, với dữ liệu
trên, để tính giá trị trung bình, tại ô
E4 sử dụng công thức:
=INT(ROUND((C4+D4);0))/2; kết
quả ô E4 là:
A. 8
B. 9
C. 8,5
D. 8,25

ME 25. Trong Microsoft Excel, tại ô A1 có giá trị Thành phố Hà Nội. Tại ô B1 nhập công
thức = Left(A1;3) kết quả là:
A. Thà
B. Th và dấu huyền (\)
C. Tha
D. Nội
ME 26. Trong Microsoft Excel, tại ô A1 có giá trị Thành phố Hà Nội. Tại ô B1 nhập công
thức = Right(A1;3) kết quả là:
A. Nôi
B. Nội
C. Tha
D. Thà
ME 27. Trong Microsoft Excel, để sửa dữ liệu hoặc công thức trong 1 ô mà không cần nhập
lại, ta thực hiện:
A. Kích chuột tại ô cần sửa rồi ấn F4
B. Kích chuột tại ô cần sửa rồi ấn F3
C. Kích chuột tại ô cần sửa rồi ấn F5
D. Kích kép chuột tại ô cần sửa
ME 28. Trong Microsoft Excel, các địa chỉ sau đây là loại địa chỉ gì: $A1, B$5, C6, $L9, $D$7
A. Địa chỉ tương đối
B. Địa chỉ tuyệt đối
C. Địa chỉ hỗn hợp
D. Gồm cả ba loại địa chỉ trên
ME 29. Trong Microsoft Excel, cách sắp xếp một danh sách bảng lương (không có hợp ô) tăng
dần theo “Tổng thu nhập” của cán bộ trong cơ quan, sau khi đánh dấu bảng lương:
A. Vào Data → Sort → Sort by: Chọn cột “Tổng thu nhập” →Chọn Descending →OK
B. Vào Table → Sort → Sort by: Chọn cột “Tổng thu nhập” →Chọn Ascending →OK
C. Đánh dấu bảng “Lương” →Vào Table → Sort → Sort by: Chọn cột “Tổng thu
nhập” →Chọn Ascending →OK
D. Đánh dấu bảng “Lương” →Vào Data → Sort → Sort by: Chọn cột “Tổng thu nhập”
→Chọn Ascending →OK
ME 30.
Trong Microsoft Excel, với dữ liệu
trên, để tính giá trị trung bình = (Lý
thuyết +Thực hành)/2, tại ô E4 ta sử
dụng công thức:
A. =average(C4:C8)
B. =average(C4:D4)
C. =average($C$4:$D$4)
D. =average($C4:D$4)
ME 31. Trong Microsoft Excel, giả sử ngày hệ thống đang là 01/01/2020. Tại ô A1 nhập công
thức = year(today()) – 1990 kết quả là:
A. 30
B. #VALUE
C. #NAME...
D. 31
ME 32. Trong Microsoft Excel, trước khi sử dụng lệnh Subtotals:
A. Không cần sắp xếp lại dữ liệu
B. Phải sao chép dữ liệu sang vùng khác và không cần sắp xếp lại dữ liệu
C. Phải sắp xếp lại dữ liệu (Sort)
D. Phải lọc dữ liệu sang vùng khác và không cần sắp xếp lại dữ liệu
ME 33.
Trong Microsoft Excel, với dữ liệu trên,
tại ô B10 nhập công thức:
A. =DGET($A$3:$E$7;3;$A$9:$A$10)

B. =DGET($A$2:$E$7;2;$A$10)

C. =DGET($A$2:$E$7;3;$A$9:$A$10)

D. =DGET($A$3:$E$7;3;$A$10)

ME 34.
Trong Microsoft Excel, với dữ liệu
trên, tại ô C10 nhập công thức:
= min($C$4:$D$8); kết quả là:
A. 6
B. 5,25
C. 3
D. 5
ME 35. Trong Microsoft Excel, cho bảng tính:
Muốn tính Tiền = Số lượng * Đơn giá, tại ô D7
ta nhập công thức:
A. = C7 * vlookup(B7; A1: C4;3;0)
B. = C7 * vlookup(B7;$A$1:$C$4;3;0)
C. = C7 * vlookup (B7;$A$1:$C$4;3;0)
D. = C7 * vlookup(B7; $B$1: $C$4;2;0)
ME 36. Trong Microsoft Excel, cho bảng tính:
Muốn tính Tiền = Số lượng * Đơn giá, tại ô
D6 ta nhập công thức:
A. = C6 * Hlookup(B6; A1: D3;3;0)
B. = C6 * Hlookup(B6;$A$1:$D$3;3;0)
C. = C6 * Hlookup(B6; $A$2: $D$3;2;0)
D. = C6 * Hlookup(B6;$A$1:$D$3;3;0)
ME 37.

Cho bảng lương theo mẫu. Yêu cầu tính: Cho biết Tổng lương của một đơn vị bất kỳ,
tại ô B13 sử dụng công thức:
A. =sumif($C$4:$C$8,C5,$E$5:$E$8)

B. =sumif($C$4:$E8;A11:A13;$E$4:$E$8)

C. =sumif($C$4:$C$8;A11:A13;E5:E8)
D. = sumif($C$4:$C$8;A13;$E$4:$E$8)

ME 38.
Trong MS Excel, với dữ liệu trên, muốn
tính Số lần bán gạo nếp, tại ô C10 nhập
công thức:
A. =DCOUNT($A$2:$C$7;3;$B$9:$B$10)
B. =DCOUNT($A$2:$C$7;2;$B$9:$B$10)
C. =DCOUNT($A$3:$C$7;3;$B$9:$B$10)
D. =DCOUNT($A$2:$C$7;3;$B$10)

ME 39. Trong Microsoft Excel, cho bảng tính. Để


tổng hợp số lượng và tiền thu được của
từng mặt hàng ta sử dụng trường khóa:
A. Mã hàng
B. Số lượng và Tiền
C. Số lượng
D. Tiền

ME 40. Trong Microsoft Excel, cho bảng tính. Để tổng hợp (Subtotals) số lượng và tiền thu
được của từng mặt hàng ta sao chép các cột sau sang vùng khác:
A. Mã hàng và Tiền
B. Số lượng và Tiền
C. Mã hàng và Số lượng
D. Mã hàng, Số lượng và Tiền
ME 41. Sau khi gõ xong công thức trong Excel và nhấn Enter, tại ô vừa gõ công thức có thể
hiện ra một số thông báo lỗi như #REF!, #VALUE!, #N/A. Các thông báo lỗi này lần
lượt có nghĩa là:
A. Không tìm thấy tên hàm, tham chiếu không hợp lệ, giá trị tham chiếu không tồn tại

B. Tham chiếu không hợp lệ, sai kỉểu dữ liệu, không tìm thấy dữ liệu
C. Giá trị tham chiếu không tồn tại, không tìm thấy tên hàm, tham chiếu không hợp lệ
D. Tập hợp dùng để tính toán rỗng.
ME 42. Trong hình vẽ bên, để tính tỷ lệ phần
trăm, ta nên sử dụng công thức
A. = B4/B6
B. = $B$4/B6
C. = B4/$B$6
D. = $B$4/$B$6
ME 43. Giả sử ô A1102 có dữ liệu
BM00900F, ở ô B1102 và ở ô
C1102 lần lượt nhập các công thức
=VALUE(MID(A1102;3;5)) và =
MID(A1102;3;5) cho kết quả là
A. 900 và 00900
B. 00900 và 00900
C. 0900 và 900
D. Cả a, b, c đều sai
ME 44. Công thức tại ô F63: = $C2 + H$2, khi được copy sang ô H66 sẽ có dạng:
A. =$C3 + I$2
B. =$C5 + J$2
C. =$D1 + I$2
D. =$C2 + I$3
ME 45. Cho bảng tính như hình vẽ bên. Kết quả của ba công thức:
=COUNT(A1:D3),
=COUNTIF(A1:D3; "<5"),
=SUMIF(A1:A3; "<5"; C1:C3) lần lượt là:
A. 9, 4, 9
B. 5, 9, 9
C. 9, 5, 7
D. 9, 9, 7
ME 46. Trong Excel có các phát biểu sau:
I. Tính năng AutoFilter cho phép lọc các bản ghi thoả mãn điều kiện sang vị trí khác
chỉ trong sheet hiện hành.
II. Tính năng AutoFilter không lọc được theo kiểu “và” giữa các điều kiện
III. Tính năng Subtotal được sử dụng không chỉ để tính tổng con cho các vùng dữ liệu.
IV. Tính năng Subtotal luôn tạo ra dòng Grand Total ở dưới dòng Subtotal cuối cùng
A. Cả 4 phát biểu đều đúng
B. Phát biểu III sai
C. Phát biểu II và IV sai
D. Phát biểu I, II và IV sai
ME 47. Cho vùng CSDL như hình vẽ bên:

Để thực hiện yêu cầu tính toán:


 150 USD nếu chức vụ là “GĐ” (Giám đốc)

 100 USD nếu chức vụ là “TP” (Trưởng phòng) hoặc
Phụ cấp =  PGĐ (Phó giám đốc)

 50 USD với các trường hợp còn lại

Tại ô E5 cần nhập công thức:
A. =IF(C5=“GĐ”;150;IF(OR(B5=“TP”;B5=“PGĐ”);100;50))
B. =IF(C5=“GĐ”;150;IF(C5=“TP”;100; IF(B5“PGĐ”;100;50)))
C. = IF(C5=“GĐ”;150;IF((C5=“TP”) OR (B5=“PGĐ”);100;50))
D. = IF(C5=“GĐ”;150; IF(AND(C5=“TP”;B5=“PGĐ”);100;50))

ME 48. Trong Excel các câu sau đây câu nào không đúng:
A. Không thể thay đổi cùng lúc độ rộng nhiều cột
B. Có thể thay đổi cùng lúc độ rộng nhiều cột
C. Có thể dùng lệnh thay đổi độ rộng các cột chứa vừa đủ dữ liệu
D. Có thể viết nhiều dòng văn bản trong một Cell
ME 49. Trong màn hình bên, để tính tuổi
tại ô C2 ta sử dụng công thức:
A. =year(today)-B2
B. =year(today())-year(B2)
C. =year(today())-B2
D. =year(today)-year(B2)

ME 50. Trong hình bên thực hiện thao tác: Kích chuột
phải tại ô B3 → Chọn Delete → Chọn Entire
column, sau khi nhấn nút “OK”, ô B3 sẽ chứa
giá trị:
A. 16
B. 19
C. 21
D. 24

You might also like