Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Chương V: Trùng hợp gốc

1. Trình bày các khái niệm (và công thức nếu có) về :
- Hóa trị của monome
- Độ trùng hợp
- Phân tử khối trung bình (số, khối)
- Chỉ số phân tán
2. Nếu một chất khơi mào có thời gian bán hủy là 4 giờ, tính phần trăm chất khơi mào còn
lại sau 12 giờ phản ứng?
3. Trong trùng hợp gốc có kiểu phản ứng đầu-đuôi, nếu phát hiện trong mạch polyme có
một số cấu hình đầu-đầu thì phản ứng ngắt mạch diễn ra theo kiểu gì?
4. Cách nào sau đây làm tăng độ dài mạch polyme : (a) tăng nhiệt độ phản ứng, (b) tăng
nồng độ chất khơi mào, (c) tăng nồng độ monome ?
5. Gọi tên ba polyme nhiệt dẻo được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp gốc ?
6. Trong trùng hợp gốc tự do, giai đoạn nào là gia đoạn chậm nhất?
7. Trong trùng hợp gốc styren, sau 10 phút ta nhận được 10 % polyme, hỏi thành phần của
90 % còn lại là gì?
8. Ở điều kiện dừng, nồng độ [𝑀∗ ] = 1,1 × 10"## mol.L-1, hỏi [𝑀∗ ] bằng bao nhiêu sau (a)
30 phút, (b) 60 phút, (c) 90 phút?
9. Trình bày những giai đoạn chính của quá trình trùng hợp stiren ?
10. Cho biết mối liên hệ giữa tốc độ trùng hợp và nồng độ chất khơi mào?
11. Trong phản ứng trùng hợp gốc stiren và metyl metacrylat người ta nhận thấy rằng phản
ứng ngắt mạch bất cân đối có tỉ lệ cao hơn khi trùng hợp metyl metacrylat so với khi trùng
hợp stiren, hãy giải thích ?
12. kp thay đổi như thế nào khi độ trùng hợp tăng từ 10 lên 104?
13. Thiết lập biểu thức tính vận tốc phản ứng trùng hợp gốc và nêu ảnh hưởng của nồng độ
monome và nồng độ chất khơi mào đến vận tốc phản ứng ?
14. Trong phản ứng trùng hợp gốc metyl acrylat (MA), người ta sử dụng AIBN làm chất khơi
mào. Giả sử quá trình ngắt mạch xảy ra theo kiểu kết hợp. Hãy trình bày các giai đoạn
trùng hợp sau: khơi mào, phát triển mạch và ngắt mạch? Chỉ rõ độ trùng hợp của mạch
polyme sinh ra sau khi kết thúc phản ứng ngắt mạch?
15. Trùng hợp styren nồng độ 1 M trong benzen ở 60 °C sử dụng di-tert-butyl peoxit nồng độ
0,01 M làm chất khơi mào. Cho biết tốc độ trùng hợp ban đầu bằng 1,5´10-7 mol.L-1.s-1,
)$ = 138.000 g.mol-1. Tính hằng số tốc
hằng số tốc độ ngắt mạch kt = 108 L.s-1.mol-1 và 𝑀
độ phản ứng kp nếu phản ứng ngắt mạch xảy ra theo cơ chế kết hợp.
16. Phản ứng trùng hợp 0,1 mol metyl metacrylat (MMA) trong dung dịch với nồng độ 2 mol/L
ở 60°C được khơi mào bằng 10-2 mol benzoyl peoxit (BOP). Hằng số tốc độ phản ứng phân
hủy BOP là kd= 2,8x10-6 s-1. Giả sử hiệu suất khơi mào là f=0,8. Hằng số tốc độ phản ứng
phát triển mạch và ngắt mạch lần lượt là kp= 515 L.s-1.mol-1 và kt =2,5x106 L.s-1.mol-1.
(a) Tính nồng độ gốc tự do trong môi trường phản ứng tại trạng thái dừng ?
(b) Tính hằng số tốc độ trùng hợp tổng quát k = kp[M*]
(c) Tính độ chuyển hóa của MMA và khối lượng polyme tạo thành sau 1 giờ ?
17. Trong phản ứng trùng hợp khối stiren ở 60°C được khơi mào bằng AIBN với nồng độ 0,5
mol/L. Giả sử phản ứng diễn ra ở trạng thái dừng và không có phản ứng chuyển mạch nào
xảy ra. Stiren: M0=104 g/mol; tỉ trọng d=0,91 g/mL, kp = 176 mol-1.L.s.-1; kt = 7,744.107
mol-1.L.s.-1, AIBN : kd = 5.10-6 s-1; f = 0,8.
(a) Chứng minh rằng chiều dài động học trung bình của mạch polyme được biểu diễn
theo công thức sau:
𝑑[𝑀] 𝑘𝑝 [𝑀]
𝜐̅ = =
𝑑[𝑀 ]

+𝑘𝑡 2+𝑓𝑘𝑑 [𝐼]
%!
(b) Bằng thực nghiệm người ta xác định được giá trị = 0,02 tại thời điểm đầu của
&%"
phản ứng. Xác định giá trị của 𝑣̅ ?
(c) Xác định kiểu ngắt mạch nếu giả sử phân tử khối trung bình số của polyme bằng
12900 g/mol.
(d) Tính nồng độ gốc tự do [M*] và xác định hằng số trùng hợp tổng quát K=kp.[M*].
Chỉ rõ đơn vị của chúng.
(e) Tính độ chuyển hóa của monome sau 5 giờ phản ứng?

18. Thiết lập phương trình đồng trùng hợp (phương trình Mayo-Lewis)
19. Biểu diễn công thức của các copolyme được tạo thành bởi styren và metyl acrylat:
copolyme xen kẽ, copolyme phân bố ngẫu nhiên, copolyme khối, copolyme ghép
20. Tính thành phần copolyme hình thành ở thời điểm đầu của phản ứng đồng trùng hợp metyl
metacrylat (monome 1) nồng độ 5 M và 5-etyl-2-vinyl piridin (monome 2) nồng độ 1 M
biết rằng r1=0,40 và r2=0,69.
21. Tính thành phần terpolyme hình thành ở thời điểm đầu của phản ứng đồng trùng hợp hỗn
hợp gồm 0,414 mol metacrylonitrin(monome 1), 0,424 molstyren (monome 2) và0,162 mol
a-metyl styrene, biết rằng các cặp hằng số đồng trùng hợp có giá trị như sau:
M1/M2: rM1=0,44 và rM2=0,37
M1/M3: rM1=0,38 và rM3=0,53
M2/M3: rM2=1,124 và rM3=0,627

You might also like