Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

TRƯỜNG THCS & THPT NGUYỄN KHUYẾN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2021 - 2022


MÔN: HÓA HỌC LỚP: 9

A. PHẦN LÍ THUYẾT: Ôn tập nội dung các bài học từ tiết 37 đến hết tiết 60
Câu 1: Silic, silic đioxit có những tính chất nào? Công nghiêp silicat gồm những ngành sản xuất
nào? Nêu cụ thể đặc điểm của từng ngành sản xuất.
Câu 2: Nêu nguyên tắc sắp xếp bảng HTTH? Nêu cấu tạo bảng HTTH (Chi tiết về ô nguyên tố,
chu kì, nhóm).
Câu 3: Hợp chất hữu cơ là gì? Hợp chất hữu cơ được phân thành bao nhiêu loại? Cho ví dụ
Câu 4: Viết CTPT, CTCT đầy đủ và thu gọn của metan, etilen, axetilen, rượu etylic, axit axetic
từ đó rút ra nhận xét về cấu tạo.
Câu 5: Nêu đầy đủ tính chất vật lí, tính chất hóa học của metan, etilen, axetilen và rượu etylic,
axit axetic, chất béo. Viết PTHH minh họa đầy đủ.
Câu 6: Nêu ứng dụng và các phương pháp điều chế metan, etilen, axetien, rượu etylic và axit
axetic.
Câu 7: Dầu mỏ, Khí thiên nhiên có ở đâu? Nêu các tính chất và ứng dụng của chúng.
Câu 8: Nhiên liệu là gì? Nhiên liệu được phân làm bao nhiêu loại? Làm sao để sử dụng nhiên
liệu hiệu quả?
Câu 9: Độ rượu là gì? Trên nhãn chai rượu có ghi các con số 180, 450 có nghĩa là gì?
Câu 10: Glucozơ có những tính chất hóa học nào? Viết PTHH minh họa.
B. PHẦN BÀI TẬP
Bài 1: Viết phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) trong mỗi trường hợp sau:
a) Cho khí metan lần lượt tác dụng với khí clo, khí oxi.
b) Cho khí etilen lần lượt tác dụng với khí oxi, dung dịch brom, khí hidro, trùng hợp nhiều phân
tử etilen.
c) Cho rượu etylic lần lượt tác dụng với oxi, kali, axit axetic/H2SO4 đặc.
d) Cho axetilen tác dụng với oxi, dung dịch brom
e) Cho axit axetic tác dụng với Fe, dung dịch KOH, CuO, Na2CO3 và rượu etylic/H2SO4 đặc
f) Cho chất béo tác dụng với H2O/axit ; dung dịch NaOH đung nóng.
g) Cho đường glucozơ lên men, tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
Bài 2: Viết công thức cấu tạo có thể có ứng với các CTPT sau : CH4 ; C2H4 ; C2H2 ; C3H6 ;
C3H8 ; C4H10 ; C2H5Cl ; C2H6O ; C3H7Br ; C3H8O.
Bài 3: Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra trong mỗi trường hợp sau:
a/ Dẫn khí axetilen đi qua dung dịch brom lấy dư.
b/ Cho Na dư vào ống nghiệm chứa rượu 950
c/ Cho mẫu đá vôi vào cốc chứa giấm ăn
Bài 4: Trình bày phương pháp:
a/ Nhận biết các chất khí metan, etilen, cacbon đioxit
b/ Nhận biết các chất lỏng: nước cất, rượu etylic, axit axetic, dầu ăn.
c/ Nhận biết các chất lỏng: rượu etylic, axit axetic, etyl axetat.
d/ Tính chế khí metan có lẫn C2H4, C2H2 và CO2
Bài 5: Viết PTHH thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng).
a/ Etilen Rượu etylic Axit axetic Etyl axetat Rượu etylic
b/Canxi cacbua  axetilen  etylen  rượu etylic  axit axetic  etyl axetat
Bài 6: Một nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 7, ở chu kì 2, nhóm V trong bảng tuần hoàn, hãy
cho biết:
a/ Số thứ tự của nguyên tố A trong bảng tuần hoàn?
b/ Nguyên tử A mấy lớp e, có bao nhiêu e lớp ngoài cùng? điện tích hạt nhân của A là bao nhiêu?
Bài 7: Trên nhãn của các chai rượu đều có ghi các số, thí dụ 450 , 700.
a/ Hãy giải thích ý nghĩa của các số trên.
b/ Tính số ml rượu etylic có trong 50ml cồn 700
c/ Có thể pha được bao nhiêu lít rượu 450 từ 50ml cồn 700
Bài 8: Cho kim loại Na tác dụng vừa đủ với 10ml rượu etylic 960.
a/ Tìm thể tích và khối lượng rượu etylic đã tham gia phản ứng?
b/ Tính thể tích khí thu được ở đktc. (Biết drượu = 0,8g/ml; dnước = 1g/ml)
Bài 9: Chia 69 gam ancol etylic nguyên chất thành 3 phần bằng nhau:
a/ Phần 1 dùng để pha thành cồn y tế 750. Tính thể tích cồn thu được, biết dr = 0,8g/ml
b/ Cho phần 2 tác dụng với Na dư. Viết PTHH và tính thể tích khí H 2 sinh ra ở điều kiện tiêu
chuẩn.
c/ Phần 3 đem đốt cháy hoàn toàn trong không khí. Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng cho
phản ứng trên, biết oxi chiếm 20% thể tích không khí.
Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X gồm CH 4 và C2H6. Dẫn toàn bộ sản phẩm
vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 30 gam kết tủa.
a/ Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
b/ Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong X.
c/ Tính thể tích không khí cần dùng (đktc) để đốt cháy hỗn hợp X trên biết oxi chiếm 1/5 thể tích
không khí.
Bài 11: Dẫn từ từ V lít khí axetilen C2H2 (đktc) vào dung dịch brom thấy dung dịch brom bị nhạt
màu. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 6,5 gam. Viết PTHH của phản ứng xảy ra và tính
V. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Bài 12: X là hỗn hợp gồm metan và etylen. Dẫn X qua bình nước brom dư thấy có 8 gam brom
tham gia phản ứng. Khí thoát ra khỏi bình đem đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm
cháy vào bình nước vôi trong thấy có 15 gam kết tủa.
a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b/ Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
Bài 13: Chia 200 gam dung dịch CH3COOH 4,8% làm hai phần bằng nhau:
a/ Phần I trung hòa vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH. Tính nồng độ dung dịch NaOH.
b/ Phần II tác dụng với Mg dư. Tính thể tích khí H2 sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
Bài 14: Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch Br2 dư, lượng
Br2 đã tham gia phản ứng là 5,6 gam.
a/ Hãy viết phương trình phản ứng ?
b/ Tính thành phần % thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
Bài 15: Hỗn hợp X gồm axit axetic và rượu etylic. Cho a gam hồn hợp X tác dụng vừa đủ với
dung dịch NaOH 0,1M thì hết 200ml. Mặt khác cho a gam hỗn hợp X tác dụng hết với Na dư
thấy thoát ra 0,336l khí H2 (đktc).
a/ Viết phương trình hóa học xảy ra.
b/ Hãy xác định a gam.
Bài 16: Để làm sạch vết dầu ăn dính trên quần áo, chọn những phương pháp nào sau đây:
a/ Giặt bằng nước.
b/ Giặt bằng xà phòng.
c/ Tẩy bằng giấm.
d/ Tẩy bằng xăng.
e/ Tẩy bằng cồn.
Bài 17: Khi lên men glucozơ thấy thoát ra 3,36 lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn.
a/ Viết PTHH.
b/ Tính khối lượng rượu etylic tạo thành sau khi lên men.
c/ Tính khối lượng glucozơ đã lấy lúc ban đầu biết hiệu suất quá trình lên men là 90%.

You might also like