Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN – HKII – NĂM HỌC 2021-2022

Bài thi môn:


Số trang: 5
Kinh Tế Chính Trị
Mã đề: Đề 1
Họ tên SV: Phạm Thụy Khánh Ngọc
MSSV: 20067321
Mã lớp học phần:
Số thứ tự:
DHMK17BTT - 422001380205
Lưu ý:
- Sinh viên không được ghi thông tin vào phần của Cán bộ chấm thi
- Bài làm không vượt quá 06 trang
GK CHẤM GBCT 1: GBCT 2:
BÀI
(ghi đầy đủ họ
tên)
Câu 1: Câu 1:
Điểm bài thi
Câu 2: Câu 2:

BÀI LÀM

Câu 1.
a) Quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là quan hệ biện chứng, vừa
thống nhất, vừa mâu thuẫn. Độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của đất nước
thống nhất với nhau ở mục tiêu cuối cùng đều là vì lợi ích của đất nước, của quốc
gia, dân tộc, đều vì lợi ích của nhân dân. Mục tiêu của hội nhập quốc tế là vì lợi
ích của đất nước, để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân. Độc lập, tự
chủ cũng vì lợi ích của đất nước, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng khẳng định chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, từng nói lên
khát vọng cháy bỏng của nhân dân ta trong những ngày Cách mạng tháng Tám
năm 1945 “Dù có phải đốt cháy cả dải Trường Sơn cũng phải giành cho được độc
lập, tự do”; đồng thời, Bác cũng từng nói nước được độc lập mà nhân dân không
có tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì. Độc lập, tự chủ và hội
nhập quốc tế còn có quan hệ gắn bó, là tiền đề, điều kiện của nhau. Độc lập, tự
chủ là cơ sở, tiền đề, điều kiện cho hội nhập quốc tế, cụ thể là cho việc xác định
chiến lược hội nhập, nội dung, bước đi, cách thức hội nhập quốc tế trên các lĩnh
June 21, 2021
TR.1
vực để hội nhập quốc tế đạt hiệu quả cao nhất. Mục tiêu của hội nhập quốc tế phải
phục vụ mục tiêu phát triển, nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước, củng cố
độc lập, tự chủ của đất nước. Nội dung, bước đi, cách thức hội nhập trên các lĩnh
vực phải xuất phát từ chiến lược phát triển chung của đất nước, từ tình hình đất
nước và bối cảnh quốc tế trong từng giai đoạn... Đồng thời, trong thời đại ngày
nay, độc lập, tự chủ không phải là biệt lập, cô lập với cộng đồng quốc tế. Một
quốc gia bảo vệ độc lập, tự chủ của mình bằng cô lập, tách biệt khỏi cộng đồng
quốc tế nhất định sẽ đi đến trì trệ, kém phát triển, do đó, cuối cùng sẽ nhất định
không thể bảo vệ được độc lập, tự chủ của mình.
Song, quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế không chỉ có thống nhất,
hỗ trợ, gắn bó với nhau, mà còn có mặt mâu thuẫn, thậm chí xung đột nếu không
được nhận thức và giải quyết đúng đắn. Trong thời đại toàn cầu hóa, nhưng vẫn
còn có nhận thức lo ngại, do dự hội nhập quốc tế vì sợ mất độc lập, tự chủ, bỏ lỡ
cơ hội, cản trở, kìm hãm sự phát triển của đất nước; có những quốc gia vẫn khép
kín, tách biệt với thế giới để bảo vệ độc lập, tự chủ của mình. Nếu loại bỏ những
nhận thức, quan điểm cực đoan, thì một cách khách quan, những lo ngại về mất
độc lập, tự chủ của đất nước không phải là không có cơ sở bởi hội nhập quốc tế
thật sự tạo ra những thách thức không nhỏ đối với việc bảo vệ độc lập, tự chủ của
đất nước. Khi hội nhập quốc tế, đất nước phải chấp nhận và tuân thủ những “luật
chơi” chung; khi tham gia, trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế, ký kết
các hiệp định thương mại, đầu tư song phương, đa phương với các nước, các khu
vực trên thế giới, đất nước phải điều chỉnh luật pháp, chính sách của mình phù
hợp với các cam kết đã ký. Hội nhập quốc tế không chỉ tạo cơ hội mở rộng thị
trường cho doanh nghiệp và sản phẩm của đất nước, mà cũng phải mở cửa thị
trường của đất nước cho doanh nghiệp và sản phẩm của nước ngoài; các doanh
nghiệp, các sản phẩm của đất nước đứng trước thách thức cạnh tranh rất lớn với
các doanh nghiệp và sản phẩm của nước ngoài, không chỉ ở thị trường nước ngoài
mà ngay cả ở thị trường trong nước. Những biến động, bất ổn trên thị trường thế
giới, của kinh tế thế giới sẽ trực tiếp, nhanh chóng tác động, gây ra những bất lợi
cho kinh tế đất nước. Những nguy cơ như: bất ổn của kinh tế đất nước do những
tác động từ bên ngoài; đất nước trở thành “bãi thải” công nghệ, bị ô nhiễm môi
trường, phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài... đều rất lớn. Những nguy cơ
này sẽ trở thành hiện thực khi đất nước không có một chiến lược hội nhập quốc tế
June 21, 2021
TR.2
đúng đắn, hiệu quả phù hợp với điều kiện của mình. Đây là điều đã và đang xảy
ra trên thế giới, ở nhiều nước với các mức độ khác nhau.
b) Sinh viên có các trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội:
- Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân.
- Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp
luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và
pháp luật.
- Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi
trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
- Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
- Xác định rõ và luôn kiên định lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất trong quá
trình hội nhập quốc tế

Câu 2.
a) Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản
Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc
vào tỷ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ đã được xác định thì sẽ
phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối
lượng giá trị thặng dư:

1. Trình độ bóc lột giá trị thặng dư : Về trình độ bóc lột giá trị thặng dư khi muốn
tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tăng thêm máy móc, thiết bị và
công nhân . Nhưng nhà tư bản có thể không tăng thêm công nhân mà bắt số công
nhân hiện có tăng thời gian lao động và cường độ lao động; đồng thời, tận dụng
một cách triệt để công suất của số máy móc hiện có, chỉ tăng thêm nguyên liệu
tương ứng

2. Năng suất lao động : Năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất
và tư liệu tiêu dùng giảm. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ: Một là, với
khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể lấn sang phần
tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể bằng

June 21, 2021


TR.3
hoặc cao hơn trước. Hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ
cũng có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ
thêm nhiều hơn trước.

3. Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng: Trong quá trình
sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá trình sản
xuất, nhưng giá trị của chúng lại chỉ bị khấu hao từng phần. Như vậy là mặc dù đã
mất dần giá trị, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng
như khi còn đủ giá trị. Sự hoạt động này của máy móc được xem như là sự phục
vụ không công. Máy móc, thiết bị càng hiện đại thì sự chênh lệch giữa tư bản
được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng càng lớn, do đó sự phục vụ không công càng
lớn, tư bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều, nhờ
vậy quy mô của tích lũy tư bản càng lơn.

4. Quy mô của tư bản ứng trước: Với trình độ bóc lột không thay đổi, thì khối lượng
giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả biến quyết định. Do đó quy mô của tư
bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị
thặng dư bóc lột được càng lớn, do đó tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích luỹ
tư bản. Từ sự nghiên cứu bốn nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản có thể
rút ra nhận xét chung là để tăng quy mô tích luỹ tư bản, cần khai thác tốt nhất lực
lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để công suất của máy
móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu.

b) Ý nghĩa đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay :

- Tích luỹ vừa là điều kiện vừa là quy luật của tái sản xuất mở rộng. Muốn mở rộng
quy mô sản xuất phải không ngừng tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm thặng
dư, trên cơ sở đó mà tăng quy mô sản xuất.

- Phải khai thác những nhân tố làm tăng quy mô tích luỹ.

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng để vừa mở rộng sản xuất,
vừa đảm bảo ổn định đời sống xã hội.

June 21, 2021


TR.4
- Phải tiến hành cả tích tụ và tập trung để làm cho quy mô củ từng xí nghiệp cũng
như của toàn xã hội đều tăng

June 21, 2021


TR.5

You might also like