Nhóm 1 Quản Trị Rủi Ro (Final)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

--------

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


COCA - COLA VIỆT NAM
Học phần: Quản trị rủi ro

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện:

ThS.Nguyễn Ánh Dương 1. Nguyễn Vân Anh


2. Nguyễn Thị Thủy
3. Nguyễn Thị Hồng
4. Lê Anh Hoàng
5. Trần Thị Mỹ Ngân
6. Trần Văn Hướng

K53B QTKD CLC

MỤC LỤC
Phần I: Giới thiệu về công ty Coca-Cola Việt Nam...............................2
1. Sơ lược về lịch sử hình thành...........................................................2
1
2. Tổng quan về Coca-Cola Việt Nam..................................................3
3. Một số sản phẩm của Coca-Cola......................................................3
Phần II: Tình huống của công ty Coca-Cola Việt Nam........................4
1. Tình huống giữa bà Huỳnh Hiền và công ty TNHH nước giải khát
Coca-Cola Việt Nam (gọi tắt là Coca-Cola VN)...................................4
2. Tình huống giữa bà Thanh Xuân và công ty TNHH nước giải
khát Coca-Cola Việt Nam ( gọi tắt là Coca-Cola VN).........................5
Phần III: Trả lời câu hỏi..........................................................................5
Câu 1: Từ góc độ quản trị rủi ro, hãy phân tích mỗi tình huống, đưa
ra các nhận định và nhận xét liên quan đến cách giải quyết vấn đề
của Công ty Coca-Cola Việt Nam.........................................................6
1. Tình huống 1.................................................................................6
2. Tình huống 2.................................................................................9
Câu 2: Nếu là lãnh đạo công ty Coca-Cola có thẩm quyền giải quyết
vụ việc, bạn sẽ làm gì trong các tình huống này?..............................12
Câu 3: Các kinh nghiệm rút ra cho công tác quản trị rủi ro nhân lực
cho các doanh nghiệp trong tình huống tương tự là gì?...................13

Phần I: Giới thiệu về công ty Coca-Cola Việt Nam


1. Sơ lược về lịch sử hình thành
 Coca-Cola là một trong những thương hiệu quốc tế nổi tiếng nhất
tại Việt Nam.

2
 Người sáng lập: dược sĩ John Stith Pemberton ( 08/05/1886)
 Coca-Cola Việt Nam hiện có các nhà máy đặt tại Thành phố Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội
 Định hướng trở thành công ty nước giải khát toàn diện, hướng đến
người tiêu dùng, công ty không ngừng cải tiến và cung cấp nhiều
loại nước giải khát đa dạng, chất lượng, bao gồm các dòng sản
phẩm ít đường và không đường, đồng thời đa dạng mẫu mã và mở
rộng mức độ phủ sóng kinh doanh ở khắp mọi nơi.

2. Tổng quan về Coca-Cola Việt Nam


   Tập đoàn Coca-Cola được sáng lập từ năm 1982 tại Hoa Kỳ, hoạt động
trên 200 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, công ty Coca-Cola hoạt
động sản xuất kinh doanh trên 10 năm với những mặt hàng nổi tiếng
như: Coca-Cola, Fanta, Sprite, nước cam ép Splash, nước uống đóng
chai Joy, nước tăng lực Samurai, Schweppes, bột giải khát Samurai,
bột Sunfill với các hương Cam, dứa, dâu.
 Tên giao dịch: Công ty TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA
VIỆT NAM
 Địa chỉ: Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh.
 Website: www.coca-cola.vn
 Số điện thoại: 84 8961 000
 Số fax: 84 (8) 8963016
 Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài
 Tổng vốn đầu tư: 358.611.000 USD
 Vốn pháp định: 163.836.000 USD
 Mục tiêu: sản xuất các loại nước giải khát Coca-Cola, Fanta,
Sprite,...
3. Một số sản phẩm của Coca-Cola
Sản phẩm: Coca-Cola cổ điển (classic), Coke ít gas (diet Coke), Sprite,
Fanta, Coke hương Vani (Vannilla Coke), Coke hương anh đào

3
(Cherry Coke), Barq, Mello Yello, nước suối Dasani, và cả một dòng
sôda Minute Maid, nước trái cây tươi, và nước trái cây đóng hộp.

Phần II: Tình huống của công ty Coca-Cola Việt Nam


1. Tình huống giữa bà Huỳnh Hiền và công ty TNHH
nước giải khát Coca-Cola Việt Nam (gọi tắt là Coca-
Cola VN)
 2017-2018: bà Hiền có báo cáo những vấn đề khuất tất trong hoạt
động nội bộ lên Ban giám đốc của công ty và tập đoàn có trụ sở tại
Hoa Kỳ.
 Bà phản ánh với đại diện BCH công đoàn cơ sở và bộ phận đối tác
nhân sự toàn quốc khối bán hàng và thương mại nhưng không trả
lời, bà gửi thư điện tử đến các Giám đốc, Tổng giám đốc công ty
nhưng không được xử lí. Bà tiếp tục gửi khiếu nại lên Ủy ban Tuân
thủ và Đạo đức của tập đoàn Coca-Cola tại Hoa Kì.
 7/8/2018, bà Hiền và các đại diện công ty, đại diện ban chấp hành
công đoàn tham dự cuộc họp thông báo về kết quả điều tra vụ việc
của Ủy ban Tuân thủ và Đạo đức. Qua nhiều lần triệu tập, cuộc họp
kỉ luật lao động của công ty đối với bà Hiền diễn ra vào ngày
27/11/2018. Ngày 10/1/2019 công ty quyết định sa thải bà Hiền.
 Vì thế bà Hiền khởi kiện ra tòa với yêu cầu công ty Coca-Cola VN
hủy bỏ quyết định sa thải, thông báo nhận bà trở lại làm việc, công
khai xin lỗi và thanh toán 220 triệu đồng là khoản tiền lương,
BHXH từ thời điểm ra quyết định đến nay.

4
 Tại phiên tòa, phía Coca Cola đề nghị không công khai bản án với lí
do bí mật nội bộ, thừa nhận không trình báo sự việc lên cơ quan
điều tra mà chỉ xử lí nội bộ và cho rằng những email của bà Hiền có
ý xúc phạm, vu khống, đe dọa danh dự lãnh đạo và nhân viên công
ty nên đã sa thải bà Hiền theo đúng trình tự và quy định pháp luật.
Tuy nhiên, sau đó Coca Cola đã thừa nhận, BCH không đồng ý với
quyết định sa thải bà Hiền.
 Nhận xét về vụ việc, VKSND quận Thủ Đức cho rằng quyết định
Kỷ luật lao động đối với bà Hiền dựa trên những email trao đổi
thông tin là không đủ căn cứ. HĐXX quyết định chấp nhận 1 phần
yêu cầu của bà Hiền, buộc Coca Cola phải hủy bỏ quyết địn kỉ luật,
khôi phục việc làm, trả lương và BHXH cho bà Hiền trong suốt thời
gian bị sa thải.

2. Tình huống giữa bà Thanh Xuân và công ty


TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam ( gọi tắt
là Coca-Cola VN)
 Ngày 14/7/2020, Tòa án nhân dân quận Thủ Đức chấp nhận 1 phần
đơn kiện của nguyên đơn là bà Phan Thị Thanh Xuân (34 tuổi) với
bị đơn là công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam về
việc bà Xuân bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
trái pháp luật. Bà đề nghị công ty phải nhận bà làm việc trở lại theo
hợp đồng vô thời hạn đã kí kết 6/5/2011 và đòi bồi thường tổn thất
về mặt tinh thần, trợ cấp thâm niên,…
 Bà Xuân được bổ nhiệm làm thư kí của bộ phận chuỗi cung ứng và
luôn hoàn thành công việc, chưa vi phạm gì. Nhưng ngày 8/7/2019,
Trưởng phòng nhân sự yêu cầu bà ký vào bản chấm dứt hợp đồng
lao động nhưng bà Xuân không chấp nhận. Tuy nhiên, bà vẫn bị
buộc giao lại máy tính làm việc, thẻ nhân viên và không được vào
công ty từ 8/7/2019.
 Tại phiên tòa, phía công ty Coca Cola cho rằng chấm dứt hợp đồng
lao động với bà Xuân nằm trong kế hoạch tái cơ cấu tổ chức tại bộ
phận chuỗi cung ứng và thực hiện đúng quy định pháp luật,
 HĐXX nhận định quyết định chấm dứt hợp đồng đối với bà Xuân là
trái pháp luật do không báo trước với bà Xuân trước 45 ngày
 Cuối cùng, quyết định Công Ty phải thanh toán cho bà Xuân khoản
tiền trong khoảng thời gian không được làm việc, tiền lương do vi
phạm thời hạn báo trước,…và phải đóng BHXH cho bà Xuân cho
tới ngày vụ việc đưa ra xét xử.

5
Phần III: Trả lời câu hỏi
Câu 1: Từ góc độ quản trị rủi ro, hãy phân tích mỗi
tình huống, đưa ra các nhận định và nhận xét liên
quan đến cách giải quyết vấn đề của Công ty Coca-
Cola Việt Nam.
1. Tình huống 1.
1.1. Tên và loại rủi ro
Đây là loại rủi ro về tranh chấp lao động, cụ thể là rủi ro về pháp
lý giữa Coca Cola với bà Huỳnh Hiền.
1.2. Nhận dạng rủi ro
a) Mối hiểm họa
 Sự phản ánh của bà Huỳnh Hiền lên đại diện BCH công đoàn

cơ sở và bộ phận đối tác nhân sự toàn quốc khối bán hàng và


thương mại nhưng không được trả lời, bà cũng gửi thư điện tử
đến các Giám đốc, Tổng giám đốc công ty nhưng vẫn không
được xử lí.
 Sau đó bà Hiền gửi khiếu nại lên Ủy ban Tuân thủ và Đạo đức

của tập đoàn Coca-Cola tại Hoa Kì.


 7/8/2018, bà Hiền và các đại diện công ty, đại diện ban chấp

hành công đoàn tham dự cuộc họp thông báo kết quả điều tra
vụ việc Ủy ban Tuân thủ và Đạo đức, 10/1/2019 bà Hiền bị sa
thải sau nhiều lần triệu tập, tuy nhiên tại thời điểm bị sa thải,
quyết định kỷ luật lao động đối với bà Hiền do lãnh đạo công
ty đưa ra không được BCH công đoàn của đơn vị này đồng ý
thậm chí công ty chỉ tổ chức 1 cuộc họp kỉ luật và mời đại
diện BCH công đoàn tham dự.
 Phía Coca-Cola VN cho rằng những email trao đổi của bà Hiền

gửi đến tập đoàn Hoa Kì có hành vi vu khống, xúc phạm, đe


dọa danh dự của các lãnh đạo, nhân viên công ty, vì thế công
ty ra quyết định sa thải bà Hiền theo đúng trình tự, thủ tục
pháp luật. Tuy nhiên công ty cũng không chứng minh được
hành vi vu khống của bà Hiền với các đối tượng có liên quan.

b) Nhân tố làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro

6
 Từ phía công ty: Các nhà lãnh đạo đang hời hợt trong công tác
quản lý, sử dụng quyền hạn không đúng mục đích, cho nên đã
có những việc làm nằm ngoài mong đợi của một nhà quản trị,
như thờ ơ trước khiếu nại của cấp dưới, và đặc biệt hơn là bao
che cho những hành động sai trái và sa thải nhân viên không
đúng mục đích, lý do.
 Từ phía bà hiền: Chính vì sự can đảm và trung thực của bà

dám tố cáo việc làm sai trái của lãnh đạo nên bị ghen ghét và
đố kỵ. Dẫn đến việc ý định sa thải bà.
 Đạo đức: sự vô trách nhiệm, thờ ơ của các ban lãnh đạo, giám
đốc, tổng giám đốc và các bộ phận liên quan đã không giải
quyết, trả lời, xử lí vấn đề của bà Hiền dẫn đến việc bà Hiền
gửi khiếu nại lên Ủy ban Tuân thủ và Đạo đức của tập đoàn
Coca-Cola tại Hoa Kì và kiện Coca-Cola VN ra tòa.
 Tinh thần: sự thờ ơ bất cẩn của các ban lãnh đạo Coca-Cola

Việt Nam đã không giải quyết nhanh chóng vấn đề làm cho bà
Hiền cảm thấy bức xúc và mất niềm tin dẫn đến sự việc đi xa
hơn nữa.
 Pháp luật: Coca-Cola VN chưa xử lí đúng quy trình sa thải của

pháp luật (Chưa đúng quy định của tổ chức công đoàn) cũng
như chưa đưa ra được bằng chứng chứng minh rằng bà Hiền có
hành vi vu khống các đối tượng có liên quan dẫn đến bà Hiền
phải nhờ pháp luật can thiệp.
c) Nguy cơ rủi ro
 Khách hàng hoang mang, mất khách hàng, giảm lợi nhuận

doanh nghiệp
 Uy tín của công ty và mối quan hệ giữa các công ty khác bị

suy giảm
 Tốn kém chi phí cho điều tra, kiện tụng

 Tăng chi phí đào tạo, cải tổ lại bộ máy nhân viên cũng như bộ

máy điều hành của công ty


 Đây là cơ hội, lợi thế phát triển cho các đối thủ cạnh tranh

 Có nguy cơ dẫn đến sự sụp đổ của công ty

 Giảm lòng tin, sự trung thành của nhân viên đối với công ty.

 Làm ảnh hưởng đến tâm lí của các nhân viên khác dẫn đến

năng suất làm việc không hiệu quả, chất lượng giảm sút. Làm
cho nhân viên luôn trong tình trạng sợ mất việc bất cứ lúc nào.
1.3. Phân tích rủi ro
7
a) Nguyên nhân dẫn đến rủi ro
 Tình huống ở đây do phía lãnh đạo công ty Coca-Cola VN đã

không giải quyết những vấn đề khuất tất của bà Huỳnh Hiền
khi bà kiến nghị lên, dẫn đến bà Huỳnh Hiền gửi khiếu nại lên
Ủy ban Tuân thủ và Đạo đức của tập đoàn Coca-Cola tại Hoa
Kỳ và cuối cùng là đâm đơn kiện Coca-Cola Việt Nam lên
TAND quận Thủ Đức (TP.HCM).
b) Đối tượng chịu hậu quả:
 Bản thân Coca-Cola VN: đánh mất uy tính của mình đối với

nhân viên trong công ty, cũng như để lại trong khách hàng về
hình ảnh không tốt của doanh nghiệp. Coca-Cola VN cũng sẽ
bị phía công ty mẹ ở Hoa Kì khiển trách. Mất thời gian, nguồn
lực nhiều hơn khi liên quan đế kiện tụng so với việc giải quyết
những vấn đề khuất tất của bà Huỳnh Hiền.
 Bà Huỳnh Hiền: làm ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe, đời

sống trong quá trình bị sa thải và kết thúc kiện tụng, làm giảm
sự trung thành của bà Hiền khi quay trở lại làm việc.
c) Tổn thất
Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, ta có thể dự đoán những tổn
thất như sau:
 Coca-Cola VN phải gánh chịu chi phí gắn liền với hậu quả tài

chính: Coca-Cola VN phải gánh chịu chi phí liên quan kiện
tụng, chi phí trả tiền lương, BHXH từ khi bà Hiền bị sa thải
d) Nhân tố ảnh hưởng
 Đạo đức: sự vô trách nhiệm, thờ ơ của các ban lãnh đạo, giám

đốc, tổng giám đốc và các bộ phận liên quan đã không giải
quyết, trả lời, xử lí vấn đề của bà Hiền dẫn đến bà Hiền kiện
Coca-Cola VN ra tòa.
 Tinh thần: sự thờ ơ bất cẩn của các ban lãnh đạo Coca-Cola

VN làm cho bà Hiền cảm thấy bức xúc và mất niềm tin dẫn
đến sự việc đi xa hơn nữa.
 Pháp luật: Coca-Cola VN chưa xử lí đúng quy trình sa thải của

pháp luật (Chưa đúng quy định của tổ chức công đoàn)
cũng như chưa đưa ra được bằng chứng chứng minh rằng bà
Hiền có hành vi vu khống các đối tượng có liên quan dẫn đến
bà Hiền phải nhờ pháp luật can thiệp.
* Nhận xét:

8
 Cách giải quyết của Coca-Cola VN chưa thỏa đáng, chưa hợp
tình hợp lí, thiếu trách nhiệm. Những lãnh đạo và các bộ phận
liên quan đã phớt lờ, thiếu trách nhiệm khi bà Huỳnh Hiền
kiến nghị lên.
 Khi nhận được đơn khiếu nại của bà Hiền, Ủy ban Tuân thủ và
Đạo đức đã cử đoàn công tác Hoa Kỳ và một số quốc gia khác
đến công ty tại Việt Nam. Dựa vào kết quả cuộc điền tra nội bộ
của tập đoàn, công ty Coca-Cola Việt Nam quyết định kỉ luật
lao động bằng hình thức sa thải bà Hiền nhưng lại không đúng
theo yêu cầu của pháp luật (tức là chưa được sự đồng ý của
BCH công đoàn).
 Công ty Coca-Cola VN sa thải bà Hiền vì cho rằng bà Hiền gửi
email đến tập đoàn Hoa Kì có hành vi vu khống, xúc phạm, đe
dọa danh dự lãnh đạo, nhân viên công ty nhưng khi phía tòa
yêu cầu bằng chứng thì công ty lại không chứng minh được
hành vi vu khống của bà Hiền và tòa cho rằng trong email
không thể hiện hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của
người khác.

2. Tình huống 2
2.1. Tên và loại rủi ro
 Đây là loại rủi ro về tranh chấp lao động, rủi ro pháp lý (Rủi ro
về nhân sự) giữa Coca Cola và bà Xuân.
2.2. Nhận dạng rủi ro
a) Mối hiểm họa
 8/7/2019 bà Xuân được Trưởng phòng nhân sự gọi vào phòng

làm việc, yêu cầu đọc và kí vào bản thỏa thuận chấm dứt hợp
đồng lao động do công ty soạn thảo, đóng dấu sẵn. Theo bà
Xuân, lí do công ty đưa ra để buộc tội bà thôi việc là không
thỏa đáng. Bà Xuân không kí vào thỏa thuận nhưng vẫn bị
buộc giao nộp lại máy tính làm việc, thẻ nhân viên, không
được vào công ty kể từ ngày 8/7/2019.
 Quyết định chấm dứt hợp đồng của công ty Coca-Cola VN đối

với bà Xuân là sai theo quy định pháp luật vì đã không thông
báo cho bà Xuân trước 45 ngày theo quy định pháp luật.
b) Nhân tố làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro

9
 Từ phía công ty: Công ty đang sử dụng quyền hạn để giải
quyết vụ việc từ một phía, chưa có thống nhất cũng như tiếng
nói chung giữa công ty và bà Xuân. Cho nên đã sa thải bà
Xuân một cách thiếu chính xác, không thông báo trước cho bà,
quyết định đưa ra đột ngột và với lý do không đúng đắn.
 Từ phía bà Xuân: Có thể vì là một nhân viên xuất sắc, tuân thủ

nội quy, hoàn thành tốt nhiệm vụ nên bị nhân viên, hay lãnh
đạo khác ghen tỵ nên dẫn đến sự việc sa thải bà.
 Đạo đức: sự vô trách nhiệm của Coca-Cola VN trong việc

chấm dứt hợp đồng với bà Xuân. Trong quá trình làm việc bà
luôn tuân thủ nội quy và, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,
chưa từng vi phạm kỷ luật hay phải chịu trách nhiệm vật chất.
Việc đưa ra quyết định sa thải bà Xuân của Coca-Cola là phi lí.
Bên cạnh đó công ty sa thải bà Xuân mà không thông báo cho
bà Xuân trước 45 ngày để bà chuẩn bị tìm việc mới hay thu sếp
công việc của mình.
 Tinh thần: sự thờ ơ, xử lý của công ty Coca-Cola VN không

thỏa đáng, không đúng với quy định của pháp luật. Công ty
cho bà nghỉ việc 1 cách bất thình lình, không thông báo trước
dẫn đến bà Xuân có những bức xúc, không chấp nhận được
nên đã đi đến việc kiện tụng.
c) Nguy cơ rủi ro (Giống tình huống 1)
 Tốn kém chi phí kiện tụng, bồi thường cho nhân viên.

 Ảnh hưởng đến uy tính của công ty khi liên quan đến kiện

tụng.
 Giảm lòng tin, sự trung thành của nhân viên đối với công ty.

 Làm ảnh hưởng đến tâm lí của các nhân viên khác dẫn đến

năng suất làm việc không hiệu quả, chất lượng giảm sút. Làm
cho nhân viên luôn trong tình trạng sợ mất việc bất cứ lúc nào.
 Tạo điều kiện cho đối thủ có cơ hội cạnh tranh phát triển.

 Ảnh hưởng đến tâm lí các đối tác, khách hàng khi có những

hình ảnh không hay về công ty.


2.3. Phân tích rủi ro
a) Nguyên nhân dẫn đến rủi ro
 Tình huống ở đây do phía công ty Coca-Cola VN đã sa thải bà

Xuân với lí do là nằm trong kế hoạch tái cơ cấu tổ chức lại bộ


phận chuỗi cung ứng của công ty tuy nhiên Coca-Cola VN đã
không thông báo cho bà Xuân trước 45 ngày theo quy định của
pháp luật mà đột ngột chấm dứt hợp đồng với bà Xuân. Chính

10
điều này đã gây nên bức xúc, bà Xuân đã gửi đơn kiện lên
TAND quận Thủ Đức (TP.HCM).
b) Đối tượng chịu hậu quả
 Bản thân Coca-Cola VN: đánh mất uy tính của mình đối với

nhân viên trong công ty, cũng như để lại trong khách hàng về
hình ảnh không tốt của doanh nghiệp. Coca-Cola VN cũng sẽ
bị phía công ty mẹ ở Hoa Kì khiển trách.
 Bà Thanh Xuân: làm ảnh hưởng, gây hoang mang, bức xúc cho

bà Xuân, ảnh hưởng đến sức khỏe, vật chất đời sống và tinh
thần của bà Xuân.
c) Tổn thất
 Coca-Cola VN phải gánh chịu chi phí gắn liền với hậu quả tài

chính: Coca-Cola VN phải gánh chịu chi phí liên quan kiện
tụng, chi phí thanh toán cho bà Xuân trong những ngày không
được làm việc,…(tổng cộng đền cho bà Xuân hơn 300 triệu
đồng).
d) Nhân tố ảnh hưởng
 Bà Xuân chưa đáp ứng đầy đủ bằng cấp, kinh nghiệm về phân
tích dữ liệu để đáp ứng điều kiện công việc trong thời gian
ngắn là không khả thi. Do đó, việc bà Xuân yêu cầu được nhận
trở lại làm việc là không có cơ sở.
 Hiện tại với vị trí chuyên viên phân tích dữ liệu thì bà Xuân
không đáp ứng các yêu cầu của công việc nên đồng tình với
VKS, bác nội dung khởi kiện này của bà. 

* Nhân xét:
 Cách giải quyết của phòng Nhân sự công ty Coca-Cola VN
trong việc chấm dứt hợp đồng đối với bà Xuân không đúng
quy định pháp luật, cách giải quyết không hợp tình hợp lí.
Công ty Coca-Cola VN chấm dứt hợp đồng mà không thông
báo cho bà Xuân trước 45 ngày (theo quy định pháp luật) gây
ảnh hưởng đến cuộc sống của bà Xuân và gia đình bà Xuân.
Điều này cũng sẽ làm hoang mang cho các nhân viên khác
trong công ty, vì không biết khi nào mình sẽ bị giống bà Xuân.
Tóm lại, cách giải quyết trong trường hợp này của Coca-Cola

11
không thông minh, linh hoạt và không đúng với quy trình
pháp luật.

Câu 2: Nếu là lãnh đạo công ty Coca-Cola có thẩm


quyền giải quyết vụ việc, bạn sẽ làm gì trong các tình
huống này?
Theo như 2 tình huống của bà Huỳnh Hiền và bà Xuân, nếu là nhà
lãnh đạo của công ty Coca-Cola có thẩm quyền giải quyết vụ việc thì
nhóm chúng em sẽ đưa ra cách giải quyết như:
* Về phía người lao động:
- Đối với Bà Huỳnh Hiền:
 Sau khi nhận báo cáo khiếu nại về nhiều sự việc trên, công ty sẽ
điều tra và làm rõ vụ việc để chứng minh xem những cáo buộc
của bà Huỳnh Hiền có đúng sự thật hay không.
 Sau khi điều tra sẽ tiến hành thương lượng với bà Hiền để đưa
ra phương án giải quyết tốt nhất, tránh xảy ra kiện tụng gây ảnh
hưởng tới cả 2 phía.
 Công Ty sẽ thu hồi quyết định sa thải đối với bà Huỳnh Hiền.
 Đo lường và đánh giá mức độ thiệt hại đối với bà Hiền để có
cách giải quyết thỏa đáng nhất.
 Phía đại diện công ty sẽ gửi lời xin lỗi tới bà Hiền, xây dựng lại
mối quan hệ tốt đẹp để tạo ra môi trường làm việc lành mạnh,
tích cực và hiệu quả nhất.
 Lắng nghe và đặt vị trí của mình vào vị trí của bà Hiền để giải
quyết được vấn đề nhẹ nhàng, thỏa đáng nhất.
- Đối với bà Thanh Xuân:
 Tiến hành thương lượng với bà Xuân để đưa ra phương án giải
quyết tốt nhất, tránh xảy ra kiện tụng gây ảnh hưởng tới cả hai
phía.
 Vì công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng không đúng theo
quy định của Pháp Luật nên sẽ bồi thường những chi phí gây tổn

12
thất đến mặt vật chất lẫn tinh thần, các khoản trợ cấp thâm niên,
trợ cấp mất việc,…
 Ngoài ra, phía công ty sẽ tổ chức xin lỗi bà Xuân vì những ngày
cho thôi việc đã gây ảnh hưởng đến uy tính, danh dự của bà
Xuân. Xây dựng và hàn gắn mối quan hệ tốt đẹp để tạo môi
trường làm việc tích cực, hiệu quả nhất.
* Về phía Doanh nghiệp:
 Tổ chức, đánh giá lại nội bộ doanh nghiệp để kiểm tra, xem xét
nhằm đưa ra biện pháp kỷ luật nhân viên nếu vi phạm như bà
Hiền đưa ra.
 Đánh giá lại mức độ thiệt hại do rủi ro này xảy ra từ đó đưa ra
các phương hướng giải quyết phù hợp, hạn chế tối đa sự việc
như trên xảy ra 1 lần nữa.
 Làm việc cẩn trọng, chính xác và công tâm, tránh vu khống như
trường hợp của bà Hiền và tránh cho nhân viên thôi việc không
đúng với quy định pháp luật như trường hợp bà Xuân.
Câu 3: Các kinh nghiệm rút ra cho công tác quản trị
rủi ro nhân lực cho các doanh nghiệp trong tình
huống tương tự là gì?
 Phòng tránh rủi ro: Điều tốt nhất có thể làm với rủi ro là tránh
nó. Nếu có thể ngăn chặn điều đó xảy ra thì thật tuyệt vời để
tránh gặp phải những hậu quả không mong muốn.
 Chuyển đổi rủi ro: Một cách hiệu quả để đối phó với rủi ro là trả
tiền cho người khác để đứng ra nhận nó cho bạn.
 Giảm thiểu rủi ro: Giải quyết các vấn đề phát sinh ngay từ đầu sẽ
giảm thiểu được rủi ro trong việc tạo điều kiện cho đối thủ có cơ
hội cạnh tranh phát triển. Tốn kém về vấn đề kiện tụng. Làm ảnh
hưởng đến tâm lí các đối tác, khách hàng khi có những hình ảnh
không hay về công ty.
 Xác định mức độ nghiêm trọng của rủi ro để xếp thứ tự ưu tiên
giải quyết nhằm giảm tổn thất đến mức tối thiểu.
 Xây dựng hệ thống đánh giá và kiểm tra tình hình hoạt động
kinh doanh của DN, tránh tham nhũng, hối lộ,…

13
 Kiểm tra, đánh giá các sự việc rõ ràng, kỹ lưỡng trước khi vướng
vào tranh chấp, kiện tụng gây ra thiệt hại về tiền và uy tính của
DN.
 Mở rộng các mối quan hệ trong xã hội để khi gặp rủi ro doanh
nghiệp dễ dàng xử lí và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra.
Doanh nghiệp cần cẩn trọng trong mọi quyết định đưa ra và phải
lường trước được những rủi ro mà mình có thể gặp để tìm cách
khắc phục khi xảy ra rủi ro.

14

You might also like