Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA : LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN


Giảng viên: ĐẶNG THỊ MINH TUẤN
Đề tài:
CÁC QUY LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN SỰ VẬN HÀNH CỦA
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Thành viên
Nguyễn Sĩ Quỳnh – 19125212
Hà Trọng Vi – 19125242
Hồ Nhật Huy – 19125165
Trần Đào Hoài Bảo – 19146306
MỤC LỤC
Phần 1: Lời mở đầu....................................................................................................4
1.1.Lý do chọn đề tài...............................................................................................4
1.2.Mục đích và đối tượng nghiên cứu...................................................................4
1.3.Phương pháp nghiên cứu..................................................................................5
Phần 2: Các quy luật kinh tế cơ bản của thị trường và tác động của chúng đến sự
vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay..............................................................................................................................5
2.1.Quy luật giá trị..................................................................................................5
2.1.1.Khái niệm....................................................................................................5
2.1.2.Nội dung.....................................................................................................5
2.1.3.Tác động.....................................................................................................6
2.1.3.1.Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.................................................6
2.1.3.2.Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao
động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển............................................7
2.1.3.3.Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản sản xuất hàng
hóa thành người giàu, người nghèo.....................................................................8
2.2.Quy luật lưu thông tiền tệ.................................................................................8
2.2.1.Khái niệm....................................................................................................8
2.2.2.Nội dung.....................................................................................................8
2.2.3.Tác động...................................................................................................11
2.2.3.1.Thực trạng về vai trò quy luật lưu thông tiền tệ phát triển ở Việt Nam.11
2.2.3.2.Tác động đến nền kinh tế định hướng Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hình
thành những giải pháp cơ bản về lưu thông tiền tệ............................................12
2.3.Quy luật cung cầu...........................................................................................12
2.3.1.Khái niệm..................................................................................................12
2.3.2.Nội dung...................................................................................................13
2.3.2.1.Xây dựng quy luật cung cầu..................................................................13
2.3.2.2.Quy định và vận dụng quy luật cung cầu...............................................14
2.3.3.Tác động...................................................................................................14
2.4.Quy luật cạnh tranh.........................................................................................15
2.4.1.Khái niệm..................................................................................................15
2.4.2.Mục tiêu của cạnh tranh............................................................................15
2.4.3.Đối tượng cạnh tranh................................................................................16
2.4.4.Phương tiện cạnh tranh.............................................................................16
2.4.5.Vai trò của cạnh tranh...............................................................................16
2.4.6.Các loại cạnh tranh...................................................................................17
Phần 1: Lời mở đầu
1.1.Lý do chọn đề tài.
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển rất mạnh mẽ, nhờ vào cơ cấu tổ chức
quản lý tốt hơn, các cơ sở hạ tầng được chú trọng phát triển hơn, nguồn nhân lực
ngày càng được phát triển, trình độ được nâng cao, vận dụng được các thành tựu
khoa học – kỹ thuật hiện đại vào trong các lĩnh vực ngành nghề,... giúp cho nền
kinh tế ngày càng phát triển. Nền kinh tế bị tác động, chi phối bởi các quy luật kinh
tế cơ bản của thị trường, các quy luật kinh tế ấy sẽ tác động lẫn nhau làm cho nền
kinh tế bị thay đổi, biến động. Với đề tài này, nhóm chúng em đã quyết định tìm
hiểu bốn quy luật kinh tế là: quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật
cung cầu và quy luật cạnh tranh, nhằm mục đích tìm hiểu các quy luật đó là gì? Sự
tác động của các quy luật đó tới nền kinh tế như thế nào? Các quy luật đó để lại hậu
quả, kết quả gì cho xã hội và nền kinh tế?

1.2.Mục đích và đối tượng nghiên cứu.


Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh thế
giới có nhiều bất ổn như hiện nay, đâu đó vẫn tồn tại sự hoài nghi về con đường đi
lên Chủ nghĩ Xã hội của Việt Nam. Sự khằng định lại một lần nữa tính đúng hẳn
của lựa chọn này là điều cần thiết, cũng như đề ra những mục tiêu, giải pháp trong
thời gian tới nhằm phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Kinh tế thị trường là hình thức kinh tế phổ biến chi phối mọi nền
sản xuất xã hội. Các quy luật của kinh tế thị trường, như quy luật giá trị, quy luật
cung – cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ,... biểu hiện qua sự biến
động của quan hệ hàng – tiền, quan hệ giá cả, các quan hệ cung – cầu, quan hệ cạnh
tranh,...

Do vậy, quá trình phát triển kinh tế thị trường cũng là quá trình phát triển theo
trật tự tự nhiên để xã hội loài người đi lên chủ nghĩa xã hội theo đúng của nó. “Nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành
đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định
hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là
nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

1.3.Phương pháp nghiên cứu


Hệ thống các khái niệm, nguyên tắc các quy luật kinh tế cơ bản thị trường, phân
tích những yếu tố khách quan, chủ quan tác động của chúng đến nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Kết hợp với các cơ sở
khoa học và quy luật kinh tế tạo sự kết hợp logic về quy luật và tác động kinh tế thị
trường.

Phần 2: Các quy luật kinh tế cơ bản của thị trường và tác động của chúng đến
sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay.
2.1.Quy luật giá trị.
2.1.1.Khái niệm.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở
đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của
quy luật giá trị.

2.1.2.Nội dung.
Yêu cầu của quy luật giá trị: việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ
sở hao phí lao động xã hội cần thiết, tức là trao đổi phải tuân theo quy tắc ngang
giá.
Trong kinh tế hàng hóa, người sản xuất sẽ tự quyết định hao phí lao động cá biệt
của mình, còn giá trị của hàng hóa được quyết định bởi hao phí lao động xã hội cần
thiết. Để có lãi, người sản xuất sẽ điều chỉnh hao phí lao động cá biệt của mình phù
hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được.

Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Vì
giá trị là cơ sở của giá cả, giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết
giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hóa nào nhiều giá trị thì giá của nó sẽ cao và
ngược lại, hàng hóa nào ít giá trị thì giá cả của nó sẽ thấp.

2.1.3.Tác động.
2.1.3.1.Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Điều tiết sản xuất là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các
lĩnh vực của nền kinh tế.

Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa
trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu.

Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá
trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất phải đổ xô vào ngành đó. Do đó,
tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển vào ngành ấy tăng lên.

Nếu ở ngành nào đó khi cung vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, hàng
hóa bán không chạy và lỗ vốn. Buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất
lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hóa cao hơn.

Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường. Sự
biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi có giá
cả thấp tới nơi có giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt.

Ví dụ:
Chẳng hạn khi giá heo giảm, những người chăn nuôi heo sẽ bị thiệt hại, bị lỗ vốn.
Để tránh thiệt hại đó thì họ có thể làm giảm quy mô chăn nuôi, chuyển sang chăn
nuôi con vật khác có giá trị cao hơn, đầu tư vào ngành nghề khác,... nhưng vẫn
đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Chẳng hạn khi giá thịt heo trong nước tăng, làm cho nhu cầu của người sử dụng
thịt heo giảm xuống và họ sẽ chuyển sang tiêu dùng cái khác. Trong khi đó tại
nước ngoài, giá thịt heo lại giảm, thấp hơn trong nước và khi thịt heo này được
nhập khẩu vào trong nước, thì người tiêu dùng vẫn tiếp tục sử dụng thịt heo, giúp
cho thịt heo vẫn tiếp tục được lưu thông thông suốt trong thị trường.

2.1.3.2.Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động,
thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Việc sản xuất kinh doanh hàng hóa ngày càng cạnh tranh gây gắt, buộc các chủ
thể kinh tế phải thay đổi chính mình, để có thể phù hợp, thích nghi được với môi
trường hoạt động kinh doanh hiện tại. Họ phải xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý hơn,
thường xuyên sử dụng, cải tiến các công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến
để không bị tụt lại, lạc hậu so với phần còn lại, đồng thời giúp tăng năng suất lao
động, nâng cao chất lượng sản phẩm và lực lượng sản xuất xã hội được phát triển
hơn.

Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể kinh tế
độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều
kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người là khác nhau.

Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội
của hàng hóa ở thế có lợi, sẽ thu hút được lãi cao.

Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội
cần thiết thì ở thế bất lợi, lỗ vốn.
Ví dụ: Nếu may đồ bằng phương pháp thủ công, truyền thống thì sẽ cho năng suất
thấp, dẫn đến doanh thu không cao. Nhưng nếu áp dụng các loại máy may hiện đại
thì sẽ cho năng suất cao hơn, doanh thu từ đó tăng lên, người lao động từ đó được
nâng cao trình độ hơn khi được tiếp xúc, sử dụng các loại máy hiện đại.

2.1.3.3.Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản sản xuất hàng hóa
thành người giàu, người nghèo.
Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là:

Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị
kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần
thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở
rộng sản xuất kinh doanh.

Những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi hoặc gặp rủi ro trong
kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản thành nghèo khó.

Vậy, quy luật giá trị sẽ kích thích nguồn nhân lực tích cực phát triển, nâng cao
được trình độ, đào thải các yếu kém, đồng thời phân hóa xã hội thành người giàu
người nghèo, dẫn đến sự mất bình đẳng trong xã hội.

2.2.Quy luật lưu thông tiền tệ.


2.2.1.Khái niệm.
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định lượng tiền cần thiết cho lưu thông
hàng hóa trong một thời kì nhất định.

2.2.2.Nội dung.
Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, nó phục vụ cho sự vận động của
hàng hóa. Lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ là hai mặt của quá trình thống
nhất nhau. Lưu thông tiền tệ xuất hiện và dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hóa. Ở
mỗi thời kỳ nhất định, lưu thông hàng hóa bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần
thiết cho sự lưu thông. Số lượng tiền này được xác định bởi quy luật chung của lưu
thông tiền tệ.

Quy luật này được thể hiện như sau: MV=P.Q

Trong đó: M: số lượng tiền cần thiết trong lưu thông.

P: giá cả của đơn vị hàng hóa.

Q: khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa vào lưu thông.

V: số vòng lưu thông của đơn vị tiền tệ.

Khi tiền vừa làm chức năng phương tiện lưu thông, vừa làm chức năng phương tiện
thanh toán thì lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau:

Trong đó: P.Q: tổng số giá cả hàng hóa và dịch vụ đem lưu thông.

PQb: tổng giá cả hàng hóa bán chịu.

PQk: tổng giá cả hàng hóa khấu trừ nhau.

PQd: tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán.

Quy luật lưu thông tiền tệ này là phổ biến đối với mọi nền kinh tế hàng hóa.

Khi lưu thông hàng hóa phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ
biến thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau:

MV=PQ – (G1+G2) + G3

M: số lượng tiền cần cho lưu thông.

V: số vòng luôn chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.

PQ: tổng giá trị hàng hóa dịch vụ lưu thông.

G1: tổng giá cả hàng hóa bán chịu.


G2: tổng giá cả hàng hóa khấu trừ.

G3: tổng giá cả hàng hóa đến thời kỳ thanh toán.

Lượng tiền cần thiết cho lưu thông này tính cho một kỳ nhất định, cho nên khi
ứng dụng công thức này cần lưu ý một số điểm sau:

Trong tính tổng giá cả phải loại bỏ những hàng hóa không được đưa ra lưu thông
trong thời kỳ đó như: Hàng hóa dự trữ hay tồn kho không được đem ra bán hoặc để
bán trong thời kỳ sau; hàng hóa bán (mua) chịu đến thời kỳ sau mới cần thanh toán
bằng tiền; hàng hóa dùng để trao đổi trực tiếp với hàng hóa khác; hàng hóa được
mua (bán) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như ký sổ, chuyển
khoản,...

Phải cộng thêm vào lượng tiền cần thiết cho lưu thông lượng tiền dùng để ứng
trước, để đặt hàng trong thời kỳ này nhưng lại chỉ nhận hàng trong thời kỳ sau và
lượng tiền mua (bán) hàng hóa chịu đã đến kỳ thanh toán.

Yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ là khối lượng tiền thực tế trong lưu thông
phải thích ứng với khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Tùy theo loại hình lưu
thông tiền tệ (lưu thông tiền kim loại, lưu thông tiền giấy, lưu thông tiền tín dụng
ngân hàng). Quy luật lưu thông tiền tệ chứa các biển thị khác nhau: quy luật số
lượng tiền tệ thực sự cần thiết cho lưu thông, quy luật giá trị thực tế của các dấu
hiệu tiền tệ danh nghĩa, quy luật lưu thông tiền tín dụng – giấy bạc ngân hàng.

Quy luật lưu thông tiền tệ tuân theo các nguyên lý sau:

Lưu thông tiền tệ và cơ chế lưu thông tiền tệ do cơ chế lưu thông hàng hóa quyết
định. Số lượng tiền được phát hành và đưa vào lưu thông phụ thuộc vào khối lượng
hàng hóa được in ra thị trường. Khi tiền giấy ra đời, thay thế tiền vàng trong thực
hiện chức năng phương tiện lưu thông đã làm khả năng tách rời lưu thông hàng hóa
với lưu thông tiền tệ.

Tiền giấy bản thân nó không có giá trị mà chỉ là ký hiệu giá trị. Nếu tiền giấy
được phát hành quá nhiều, vượt quá lượng tiền vàng cần thiết cho lưu thông mà
tiền giấy là đại diện, làm tiền giấy mất giá trị giá cả hàng hóa tăng lên dẫn đến lạm
phát. Bởi vậy, nhà nước không thể in và phát hành quá nhiều tiền giấy mà phải tuân
theo quy luật lưu thông tiền tệ.

2.2.3.Tác động.
2.2.3.1.Thực trạng về vai trò quy luật lưu thông tiền tệ phát triển ở Việt Nam.
Đơn vị tiền tệ của Việt Nam là đồng (VND). Hình thành “Bản vị tiền tệ” giá trị
của nó được xác định theo sức mua của thị trường.

Cơ chế phát hành và điều tiết lưu thông tiền tệ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thực hiện đưa tiền ra lưu thông và rút tiền từ lưu thông trong phạm vi cung ứng
được chính phủ phê duyệt.

Ưu điểm lưu thông tiền tệ

Thúc đẩy sản xuất, đòi hỏi các nhà sản xuất năng động thích nghi với các điều
kiện biến động của thị trường. Đẩy mạnh sự tiến bộ khoa học kỹ thuật kích thích
năng suất lao động, nâng cao trình độ sản xuất đáp ứng yêu cầu nhiều mặt của
khách hàng và thị trường.

Thúc đẩy sự tăng trưởng dồi dào của sản phẩm hàng hóa dịch vụ, kích thích
hàng hóa phát triển, quá trình tích tụ và tập trung sản xuất.

Nhược điểm của lưu thông tiền tệ.


Làm tốn rất nhiều thời gian và thu hút khá nhiều lao động trong việc kiểm đếm,
vận chuyển đảm bảo, bảo quản và làm tốn nhiều mặt cho kho quỹ. Dó đó, chi phí
cho lưu thông tiền tệ khác cao.

Giao dịch quá lớn bằng gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực như bị cướp giật khi
vận chuyển, lừa đảo trong huy động vốn, thất thu thuế, tiền giả trong lưu thông hay
các vụ án kinh tế làm thất thoát một số lượng tiền lớn.

Thực tế số lượng và giá trị giao dịch thanh toán bằng tiền rất khó xác định mà
người ta chỉ có thể ướt tính bởi quan hệ thanh toán bằng tiền diễn ra hằng ngày
trên thị trường ngoài khả năng kiểm soát của bất kỳ cơ quan nào và thường được
ghi nhận.

2.2.3.2.Tác động đến nền kinh tế định hướng Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hình
thành những giải pháp cơ bản về lưu thông tiền tệ.
Tổ chức tuyên truyền và vận động dân cư sử dụng phương pháp thanh toán của
ngân hàng có hiệu quả. Để mọi người ủng hộ việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa dịch vụ để sử dụng dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt.

Đối với các cơ quan nhà nước, khi mua bán chi tiêu với các doanh nghiệp đều
phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Đối với các doanh nghiệp việc mở tài khoản và thực hiện thanh toán qua ngân
hàng trong các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng nên quy định là bắt buộc. Còn
đối với cá nhân các giao dịch mua bán lớn có đăng ký như mua bán nhà đất, ô tô,
để thanh toán qua ngân hàng một cách bắt buộc.
Thúc đẩy những việc mua sắm thanh toán bằng tài khoản. Các ngân hàng phối
hợp với các ngành dịch vụ như điện nước, bưu chính để tiến hành thanh toán phí
của các dịch vụ này.

2.3.Quy luật cung cầu.


2.3.1.Khái niệm.
Quy luật cung cầu là quy luật của nền kinh tế thị trường cho rằng qua sự điều
chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thi trường) và một
lượng giao dịch hàng cân bằng (lượng cung cấp bằng lượng cầu) sẽ được xác định.

2.3.2.Nội dung.
2.3.2.1.Xây dựng quy luật cung cầu.
Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội về một loại sản phẩm hay dịch
vụ nào đó trên thị trường ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất
định. Cầu cá nhân là cầu của một cá thể hay gia đình.

Khi cầu của toàn thể các cá thể hay gia đình về một mặt hàng trong một nền kinh
tế gộp lại sẽ có cầu thị trường. Số lượng cầu về hàng hóa là số lượng hàng hóa mà
người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở một mức giá trong một thời kì nào
đó.

Cầu có liên quan đến nhu cầu nhưng không đồng nhất với nhu cầu. Quy mô của
cầu phụ thuộc vào các yếu tố: giá của hàng hóa, thu nhập, thị hiếu, giá của các hàng
hóa có liên quan, số lượng người tiêu dùng, các kỳ vọng; trong đó, giá cả hàng hóa
là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Cung về một loại sản phẩm hay dịch vụ là tổng số sản phầm hay dịch vụ mà các
chủ đề kinh tế đưa ra bán trên thị trường ở các mức giá khác nhau trong một
khoảng thời gian nhất định.
Cung bao gồm cả hàng hóa bán được và hàng hóa chưa bán được. Lượng cung
của một mặt hàng được chào bán với một mức giá thị trường hiện hành, ở mức giá
nhất định của các yếu tố sản xuất và trình độ kỹ thuật nhất định, với những quy chế
nhất định của Chính phủ, kỳ vọng về giá, thời tiết gọi là số cung hay lượng cung.

Tổng tất cả các lượng cung về một mặt hàng bởi tất cả những người bán trong
một nền kinh tế gọi là cung thị trường.

Quy mô của cung phụ thuộc vào các yếu tố như giá, công nghệ, giá cả của các
yếu tố đầu vào, chính sách thuế, số lượng các nhà sản xuất, các kỳ vọng của nhà
sản xuất về thị trường.

2.3.2.2.Quy định và vận dụng quy luật cung cầu.


Quy luật cung cầu quy định khi hàng hóa được bán trên một thị trường mà lượng
cầu về hàng hóa lớn hơn lượng cung thì sẽ có xu hướng làm tăng giá hàng hóa.
Nhóm người tiêu dùng có khả năng chi trả cao hơn sẽ đẩy giá của thị trường lên.

Ngược lại, giá sẽ có xu hướng giảm nếu lượng cung vượt quá lượng cầu. Cơ chế
điều chỉnh về giá và lượng này giúp thị trường chuyển dịch dần đến điểm cân bằng,
tại đó sẽ không còn áp lực gây ra thay đổi về giá và lượng nữa. Tại điểm cân bằng
này người sản xuất sẽ sản xuất ra gần bằng lượng mà người tiêu dùng muốn mua.

2.3.3.Tác động.
Cầu phản ánh nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán của xã hội. Do đó, cầu
không đồng nhất với tiêu dùng, vì nó không phải là nhu cầu tự nhiên, nhu cầu bất
kỳ theo nguyện vọng tiêu dùng chủ quan của con người, mà phụ thuộc vào khả
năng thanh toán.

Cung – cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau
trên thị trường, ở đâu có thị trường thì ở đó có quy luật cung – cầu tồn tại và hoạt
động một cách khách quan. Cung – cầu tác động lẫn nhau:
Cầu xác định cung và ngược lại cung xác định cầu. Cầu xác định khối lượng,
chất lượng và chủng loại cung về hàng hóa. Những hàng hóa nào được tiêu thụ thì
mới được tái sản xuất. Ngược lại, cung tạo ra cầu, kích thích tăng cầu thông qua
phát triển số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa, hình thức, quy cách và giá cả
của nó.

Cung – cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Đây là sự tác
động phức tạp theo nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau.

Quy luật cung – cầu tác động khách quan và rất quan trọng. Nếu nhận thức được
chúng thì chúng ta vận dụng để tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh theo
chiều hướng có lợi cho quá trình tái sản xuất xã hội. Nhà nước có thể vận dụng quy
luật cung – cầu thông qua các chính sách, các biện pháp kinh tế như: giá cả, lợi
nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế, thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng. Để tác động vào
các hoạt động kinh tế theo quy luật cung – cầu, duy trì những tỷ lệ cân đối cung –
cầu một cách lành mạnh và hợp lý.

2.4.Quy luật cạnh tranh.


2.4.1.Khái niệm.
Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế của các chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa
nhằm giành lấy vị thế tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ, tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế.

Cạnh tranh là quy luật bắt buộc của nền kinh tế hàng hóa; biểu hiện sự đối lập
giữa những người sản xuất hàng hóa, sự tác động lẫn nhau của nhiều tư bản, chi
phối hành động của từng người sản xuất. Có nền kinh tế hàng hóa tất nhiên tồn tại
cạnh tranh.

Cạnh tranh kinh tế là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa vì nó xuất phát
từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa. Trong sản xuất hàng hóa, sự cạnh tranh là
để giành lấy những điều kiện thuận lợi như nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị
trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật,... nhằm giảm mức hao phí
lao động cá biệt thấp hợn mức hao phí lao động xã hội cần thiết để thu được nhiều
lãi.

Cạnh tranh cũng là một hoạt động tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nhằm
chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Điều này cũng là điều kiện để phát triển nền kinh tế thị trường.

2.4.2.Mục tiêu của cạnh tranh.


Đối với người sản xuất kinh doanh: thu lợi nhuận cao.

Đối với người tiêu dùng: gia tăng lợi ích trong tiêu dùng.

2.4.3.Đối tượng cạnh tranh.


Cạnh tranh chiếm hữu các nguồn nguyên liệu.

Giành giật các nguồn lực sản xuất.

Cạnh tranh về khoa học – công nghệ.

Cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, giành nơi đầu tư, các hợp đồng, các
đơn đặt hàng,...

2.4.4.Phương tiện cạnh tranh.


Kỹ thuật – công nghệ.

Chi phí sản xuất và giá cả.

Số lượng và chất lượng hàng hóa.

Số lượng và chất lượng dịch vụ như: lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, thanh toán.

Bằng các thủ đoạn kinh tế và phi kinh tế.


2.4.5.Vai trò của cạnh tranh.
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong
lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào
sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt đối với người tiêu
dùng. Người sản xuất phải luôn cho ra một sản phẩm chất lượng hơn, đẹp hơn, tiêu
tốn ít chi phí sản xuất, áp dụng được khoa học công nghệ cao để đáp ứng được thị
hiếu của người tiêu dùng. Không chỉ với người tiêu dùng, cạnh tranh còn làm cho
người sản xuất trở nên năng động hơn, nắm bắt tốt những nhu cầu của người tiêu
dùng, sáng tạo trong sản xuất, áp dụng nhiều công nghệ kỹ thuật tiên tiến hơn vào
sản xuất để nâng cao chất lượng, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Ngoài những mặt tích cực, cạnh tranh còn gây ra những hệ quả không mong
muốn về mặt xã hội. Làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải,
phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi
phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Do vậy cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng
phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước.

2.4.6.Các loại cạnh tranh.


Có nhiều hình thức để phân loại cạnh tranh: căn cứ vào chủ thể tham gia, phạm
vi ngành kinh tế và tính chất của cạnh tranh.

Xét theo chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh, chia thành ba loại:

Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hóa của
mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất. Giá cả cuối
cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữa hai bên.

Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào
quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở
nên gay gắt, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp thuận
giá cao để mua được hàng hóa mà họ cần.

Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành
giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người
mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu
được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối
thủ mạnh hơn.

Xét theo phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh, phân thành ba loại:

Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa hoặc dịch vụ. Kết quả
của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển.

Cạnh tranh giữa các ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình
này có sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả hình
thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, làm thay đổi giá trị thị trường của ngành hàng
và theo đó là thay đổi giá cả.

Xét theo tính chất của cạnh tranh, chia thành ba loại:

Cạnh tranh hoàn hảo (cạnh tranh thuần túy): Là hình thức cạnh tranh mà giá cả
của một loại hàng hóa là không đổi trong toàn bộ các nơi của thị trường do có
nhiều người bán và người mua, họ có đủ thông tin về các điều kiện của thị trường.

Cạnh tranh không hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có
các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩm đều mang hình ảnh hay uy
tín khác nhau cho nên để giành được ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử
dụng các công cụ hỗ trợ bán như quảng cáo, cung cấp dịch vụ, khuyến mãi,...
Cạnh tranh độc quyền: Là hình thức mà trên thị trường chỉ có một hoặc một số
ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ
đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.

Xét theo thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh, chia thành hai loại:

Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh hợp pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội
và được xã hội công nhận.

Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của pháp luật, trái
với chuẩn mực xã hội và không được xã hội công nhận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Sách kinh tế chính trị Mác-Lênin, trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội 1999.

2.Sách kinh tế chính trị trung học kinh tế, Hà Nội 2000.

3.Ngô Tuần Nghĩa (Chủ biên), Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin (Dùng cho
bậc đại học không chuyên-lý luận chính trị), NXB Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội
2019.

4.https://vietnambiz.vn/qui-luat-cung-cau-law-of-supply-and-demand-la-gi-xay-
dung-qui-luat-cung-cau-20190809192410925.htm

5.https://voer.edu.vn/m/cac-quy-luat-cua-kinh-te-thi-truong/19c107a4

You might also like