Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP:

Trong những năm gần đây, môn tiếng Anh đã từng bước được đưa vào
các trường tiểu học nhằm tạo điều kiện cho các em bước đầu làm quen với môn
học này,tạo tiền đề cho các cấp học sau. Đây là lứa tuổi chỉ tiếp xúc những điều
cơ bản nhất, đơn giản nhất trong tiếng Anh. Các em học tiếng Anh như em bé
tập nghe, tập nói. Nhưng một trong những tồn tại của việc giảng dạy Tiếng Anh
trong nhà trường hiện nay là chưa rèn luyện được cho học sinh khả năng giao
tiếp tốt . Từ bậc tiểu học, THCS, THPT cho đến đại học, thậm chí cả các bậc cao
hơn thì người học thường là có thể đọc, hiểu hoặc viết những câu Tiếng Anh rất
dài một cách chuẩn xác, song khi phải nói thì họ thường lúng túng, gặp rất nhiều
trở ngại. Nguyên nhân tại sao như vậy? Đó là do phần đông người học chưa có
điều kiện luyện tập kĩ năng nói (như là tham gia các câu lạc bộ nói Tiếng Anh,
hoặc giao tiếp trực tiếp với người nước ngoài...). Nhất là các em học sinh rất
ngại nói tiếng Anh trong giờ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tâm lý
ngượng ngùng, dè dặt, ngại các bạn cười khi mình nói sai; do lớp học đông, giáo
viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng cho mỗi học sinh. Do đó việc tổ chức
luyện nói tốt sẽ giúp khắc phục những hạn chế trên.
Từ đây, tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp “ giúp phát triển kỹ năng nói Tiếng
Anh cho học sinh Tiểu học ” nhằm chia sẻ một vài phương pháp giúp học sinh
có thể nói tốt hơn, cảm thấy thoải mái, tự tin và hứng thú hơn khi có tiết học
Anh văn mà tôi đã áp dụng và nhận thấy nó đem lại hiệu quả.

2. MỤC ĐÍCH CỦA BIỆN PHÁP


Nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập. Giúp các em học sinh tiểu
học phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh một cách căn bản tạo tiền
đề cho các cấp học cao hơn sau này. Đồng thời giúp tạo thói quen sử dụng Tiếng
Anh trong các tiết học mỗi ngày cho HS, từ đó giúp HS chủ động, tự tin hơn
trong quá trình khám phá cũng như tiếp thu kiến thức. Giúp giáo viên nắm được
những phương pháp hay hiệu quả trong việc giảng dạy tiếng Anh để phát huy và
rút kinh nghiệm.
PHẦN NỘI DUNG
1. NỘI DUNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP
Chương trình ở bậc tiểu học được bắt đầu từ khối lớp 3. Đây là lứa tuổi mà
tâm sinh lý chưa phát triển toàn diện,tư duy chưa logic,suy nghĩ chưa sâu sắc
nên đòi hỏi giáo viên phải tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp .Trong tiếng
Anh thì người học cần phải đạt được 4 kỹ năng : nghe,nói ,đọc, viết. Nhưng do
đây chỉ là bước đầu các em làm quen với tiếng Anh nên việc giúp cho các em
có thể nghe và nói tốt là điều quan trọng và cần thiết nhất. Thành công của việc
giảng dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học là học sinh có khả năng giao tiếp theo phản
xạ và đó cũng chính là mục tiêu của hầu hết giáo viên khi giảng dạy tiếng Anh.
Trong quá trình giảng dạy, tùy theo tình hình của lớp và mục tiêu của từng tiết
dạy mà tôi thường xuyên áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm đem lại hứng
thú cho học sinh và thành công cho tiết dạy. Sau đây là một trong những biện
pháp mà tôi tâm đắc nhất và thường xuyên áp dụng:
Biện pháp : Tổ chức các hoạt động và trò chơi nhằm phát triển kỹ năng nói
cho học sinh.
Các hoạt động và trò chơi nhằm củng cố nội dung ngôn ngữ và phát triển kỹ
năng cho học sinh luôn là một phần không thể thiếu trong việc dạy và học ngoại
ngữ. Thông qua trò chơi, các em tiếp thu cũng như ”sản xuất” ra ngôn ngữ một
cách tự nhiên, chủ động và hiệu quả nhất. Sau đây là một số hoạt động và trò
chơi nhằm phát triển tối đa kỹ năng nói của học sinh:
1.1. Giải pháp 1: Repetition drill
Vì tiếng Anh là một ngôn ngữ hoàn toàn mới lạ với học sinh tiểu học , vì thế các
em cần được nghe nhiều lần và lặp đi lặp lại từ mới hay mẫu câu mới. Bắt đầu từ
những từ vựng đơn giản, sau đó nâng lên dần với các từ và cấu trúc dài hơn.
Vd: GV: a door
Hs : a door
GV:I can see a big kite.
Hs : I can see a big kite.
1.2: Giải pháp 2: Question - answer drill:
Để biết về thông tin trong tranh, trong sách hay thông tin của bạn mình thì học
sinh phải vận dụng các mẫu câu để hỏi- đáp. Học sinh có thể làm nhóm hoặc
theo cặp. Phương pháp này giúp học sinh mạnh dạn ,tự tin trong giao tiếp, giúp
các em nghe và nói một cách tự nhiên.
1.3. Giải pháp 3 : Listen and draw :
Giáo viên cho HS làm việc theo cặp, phát cho mỗi cặp 1 bức tranh. 1 em nhìn
tranh và mô tả, em còn lại không được thấy tranh, nghe bạn tả và vẽ lại. Sau đó
GV đổi tranh khác, yêu cầu HS đổi vai. Trò chơi này đồng thời phát triển cả 2
kỹ năng nghe, nói cho học sinh.
1.4.Giải pháp 4:Musical ball:
Giáo viên chia lớp ra làm hai nhóm,mỗi nhóm sẽ nhận quả bóng. Giáo viên sẽ
cho học sinh nghe 1 bài hát bằng tiếng Anh, trong quá trình nghe các em sẽ
chuyền 2 quả bóng này liên tục. Giáo viên ngừng nhạc bất ngờ,bạn nào có quả
bóng trên tay sẽ đặt câu hỏi và trả lời.
2. HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN:
+ Số liệu thống kê số lượng học sinh chưa hoàn thành HKI năm học 2020-
2021:
( chưa áp dụng sáng kiến)
Lớp Sĩ số Số lượng %
5.A 34 4 11.8%
5.B 36 3 8.3%
5.C 34 2 5.9%
Tổng 104 11 7.9 %
+ Số liệu thống kê số lượng học sinh chưa hoàn thành HKI năm học 2021-
2022:
( đã áp dụng sáng kiến)
Lớp Sĩ số Số lượng %
5.1 35 1 2.9 %
5.2 31 0 0%
5.3 32 1 3.1 %
Tổng 98 3 2.3 %

PHẦN KẾT LUẬN


1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong quá trình thực hiện, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
- Bản thân giáo viên nên sử dụng và khuyến khích học sinh nói Tiếng Anh càng
nhều càng tốt. Ban đầu là từ các câu và cấu trúc câu đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu
sau đó nâng dần lên mức độ khó hơn. Các em cũng có thể dùng cử chỉ, điệu bộ
đi kèm để diễn đạt câu.
- Khi tôi sử dụng và khuyến khích các em sử dụng tiếng Anh trong lớp, ban đầu
các em chưa mạnh dạn, nhưng trong quá trình đó, tôi khéo léo và kiên nhẫn giúp
đỡ, dần dần các em đã tự tin hơn.
- Quan trọng hơn hết là bản thân người GV phải có niềm tin nơi bản thân mình
cũng như niềm tin đối với HS rằng các em sẽ cải thiện khả năng nói tiếng Anh
khi được sự hỗ trợ của GV.
2. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Trên đây tôi vừa trình bày biện pháp giúp nâng cao kỹ năng nói cho học sinh
tiểu học. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu chưa thật nhiều nên chắc chắn
không thể tránh khỏi một số sơ suất cũng như cách trình bày ý tưởng của mình
còn hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, quý thầy
cô, những người đi trước để bài viết được tốt hơn.
Người thực hiện

Trần Thị Huỳnh Ánh Tuyết

You might also like