Sán Dây

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Sán dây

- Sán dây lợn - Taenia solium.

- Sán dây bò - Taenia saginata.

1. Hình thể
a. Con trưởng thành:
* Giống nhau:
- Cơ thể dài, dẹt và chia làm nhiều đốt.
- Đầu hình cầu, nhỏ như 1 cái đinh ghim, có 4 hấp khẩu.
* Khác nhau:

Đặc điểm Sán dây lợn Sán dây bò


khác biệt

Kích thước 2-8 m 4-12 m

Đầu Có vòng móc Không có vòng móc

Đốt Có 900 đốt, mỗi đốt dài 10-12 mm, đốt Có > 1000 đốt, mỗi đốt dài 20-30
già không có tính di động . mm, đốt già có tính di động

Tử cung Chia 7-12 nhánh Chia 15-32 nhánh

b. Ấu trùng:

Đặc điểm Ấu trùng sán dây lợn Ấu trùng sán dây bò

Vật chủ Người, lợn Trâu, bò

Hình dạng Hình tròn hoặc bầu dục

Kích 7-8 x 15 mm 6-8 x 3-5 mm


thước 

Cấu tạo  Có 1 đầu ấu trùng với 4 hấp khẩu và 2 vòng Có 1 đầu ấu trùng với 4 hấp khẩu
móc nằm trong dịch màu trắng đục. nằm trong dịch màu đỏ.
nang ấu
trùng

c. Trứng:
Trứng của 2 loài giống nhau, nhưng trứng sán dây bò > trứng sán dây lợn:
- Trứng của 2 loài có hình tròn, vỏ trứng dày, bên trong trứng thường chứa phôi có 6 móc.
- Không yêu cầu có giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh.
2. Chu kỳ
- Loại chu kì phức tạp.
- Kiểu chu kì: Người ⬄ Vật chủ trung gian.
*Chu kì: Người là VC chính:
*Chu kì: Người là VC phụ đối với sán dây lợn:
Trứng sán dây lợn => Người => Nang ẤT => Vị trí kí sinh: Não, mắt, cơ…
Khi người ăn trứng của sán dây lợn vào cơ thể con người, trứng phát triển như khi vào cơ thể
lợn, chỉ khác ở vị trí kí sinh: Lợn: Thớ cơ; Người: Não (ưa thích nhất), cơ, mắt, tim, …
- Trong trường hợp mắc bệnh sán dây trưởng thành, hay có triệu chứng nôn và trào ngược dạ
dày => Các đốt sán vỡ ra, trứng được giải phóng và phát triển như trong trường hợp tự ăn vài
đốt sán.
3. Dịch tễ học
* Tình hình phân bố bệnh trên thế giới:
- Bệnh phân bố khắp nơi, tùy thuộc vào tình hình vệ sinh môi trường và tập quán ăn uống.
+ Người dân đạo Hồi và Do Thái không ăn thịt lợn. => Ít mắc bệnh sán dây lợn.
* Tình hình phân bố bệnh ở Việt Nam:
- Bệnh sán dây bò mắc nhiều hơn sán dây lợn. (78-80% so với 20-22%).
- Hiện nay, đã phát hiện bệnh sán dây ở 50 tỉnh, thành trên cả nước với tỉ lệ nhiễm trung bình
1-5%.
- Phân bố theo vùng:
+ Vùng đồng bằng hay mắc bệnh sán dây bò (1-4%).
+ Vùng miền núi thường mắc bệnh sán dây lợn (>6%).
- Phân bố theo giới: Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.
+ Trong số bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán dây lợn thì có đến 75% là nam giới, trong đó có 30%
bệnh nhân mắc cả bệnh sán dây lợn trưởng thành và ấu trùng.

4. Khả năng gây bệnh


4.1. Bệnh sán trưởng thành: (2 loài như nhau)
- Tiết độc tố làm tổn thương các hệ thống và tổ chức cơ thể.
- Gây rối loạn tiêu hóa: Đau bụng quanh rốn, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi.
- Chiếm sinh chất của cơ thể =>Suy dinh dưỡng.
- Gây tắc ruột hoặc bán tắc ruột.
4.2. Bệnh sán ấu trùng: (Sán dây lợn): Tùy VTKS của nang sán mà có các triệu chứng khác nhau.
*Cơ:
- Không có triệu chứng gì đặc biệt, đôi khi có hiện tượng mỏi cơ, giật cơ ở một số nhóm cơ nhỏ.
- Các cơ hay có nang ấu trùng: Cơ hoành, cơ lưỡi, cơ ở chi (chi dưới ít gặp hơn chi trên), cơ vùng
lưng, bụng, …
*Não:
- Là vị trí kí sinh thường gặp ở người.
- Bệnh nhân có triệu chứng nhức đầu kèm theo hiện tượng co giật.
=> Làm giảm trí nhớ, động kinh, liệt, rối loạn tâm thần.
*Mắt:
- Gây lồi nhãn cầu, làm lệch trục nhãn cầu. =>Có hiện tượng lác, nhìn đôi.
- Làm bong võng mạc, đĩa thị giác. => Giảm thị lực, mù lòa.
- Khi khám có thể thấy ấu trùng di chuyển trong nhãn cầu.
*Tim:
- Tỷ lệ gặp rất hiếm ở người.
- Ấu trùng có thế kí sinh ở cơ và van tim.
=> Rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến chức năng của van tim và suy tim.

5. Chẩn đoán
- Chẩn đoán bệnh sán dây trưởng thành: Xét nghiệm phân tìm đốt sán.
- Chẩn đoán bệnh sán ấu trùng:
+ Ở dưới da, trong cơ: Sinh thiết nang ấu trùng.
+ Trong não: Chụp cắt lớp.
+ Ở mắt: Soi đáy mắt.
+ Phản ứng miễn dịch: Phản ứng miễn dịch huỳnh quang, ELISA.

6. Phòng bệnh
- Vệ sinh môi trường: Quản lý phân.
+ Không để cho lợn thả rông.
- Vệ sinh ăn uống:
+ Thịt lợn, thịt bò phải được kiểm dịch.
+ Không ăn thịt lợn, thịt bò chưa được nấu chín.
+ Không ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch.
- Phát hiện, điều trị đặc hiệu cho người bệnh.
7. Điều trị: Sử dụng Praziquantel cho cả bệnh sán dây trưởng thanh và sán ấu trùng

You might also like