Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CỐT LÕI CỦA NGƯỜI LUYỆN VÕ HƯỚNG ĐẾ LÀ LUYỆN

“THÂN – TRÍ ĐỨC – TÂM”


Người xưa có nói: “Tập võ chuộng đức không chuộng sức. Sức tuy đả
thương người nhưng chưa chắc tâm phục, còn có đức tuy lực kém mà mọi
người tâm phục, khẩu phục”. Cho nên “Đức” là phẩm chất của người luyện
võ, là tiêu chuẩn để dự đoán một người mới học võ có thể đạt được chân
công hay không. Các võ sư phần nhiều rất chú trọng đến việc huấn luyện
và bồi dưỡng võ đức, đã chế ra một hệ thống các quy định giới cấm, bắt
buộc người học võ phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Lời dạy của các Võ sư chân chính trước khi truyền dạy võ cho đệ tử đều
căn dặn:  “Người tập luyện Võ, lấy mục tiêu khỏe thể xác, tâm hồn làm
tông chỉ trọng yếu, chăm chỉ luyện tập sớm tối không được tùy ý ngưng
nghỉ…”; và “Lấy lòng từ bi làm gốc, tinh thông võ nghệ chỉ để tự vệ, không
vì huyết khí cương cường mà ham đấu đá”, “Hằng ngày đến võ đường
phải tôn kính Sư trưởng, huynh đệ đồng môn... về nhà phải hiếu thảo với
ông bà, cha mẹ...không được có hành vi chống cự hoặc ngạo mạn”

Cảnh giới của võ thuật có bốn bậc:

1, Võ quyền cước, luyện để thân khoẻ mạnh, sức có thể đập vỡ núi đá,
nhổ bật rừng cây, nhanh nhẹn như rồng cuộn hổ vồ, trước muôn ngàn đao
kiếm không bận tâm, được như thế chỉ là cảnh giới thứ nhất.

2, Võ trí, là học và luyện võ nhưng biết dùng trí để lấy ít thắng nhiều, lấy
yếu thắng mạnh, lấy nhu thắng cương, lấy chậm thắng nhanh. Võ trí
chuyển được núi, đổi được sông bởi “trí cao trời người trọng”, cảnh giới đó
phải trên võ quyền cước một bậc.

3, Võ đức, là cảnh giới thứ ba, không cần ra đòn mà đối phương đã chịu
quy phục bởi “đức lớn quỷ thần kinh”, người có đức thì quy thuận được
lòng người. Thâu nhiếp được thiên hạ, có đức mọi người đều hết lòng tin
theo, ngồi một chỗ mà thâu tóm tất cả.

4, Võ tâm, không cần lộ chiêu, xuất quyền mà nghe danh, thấy người đối
phương đã phải hạ khí giới, bỏ dã tâm xấu để quy thuận. Võ tâm mạnh
đến mức gom được trời đất, chuyển được nhân luân, thay đổi được phong
hoá. Võ tâm là cảnh giới cao nhất gồm trọn cả võ quyền, võ trí, võ đức..

Hiện nay, có rất nhiều môn võ thuật có thể tập luyện như: Taekwondo,
Karatedo, Judo, Võ cổ truyền, Thiếu lâm… Tất cả đều mang lại cho người
tập võ lợi ích, như: giúp khí huyết lưu thông, tay chân lanh lợi, rèn luyện
thể chất, nâng cao sức khỏe, hình thành các kỹ năng tự vệ, chiến đấu; thư
giãn thăng bằng tinh thần, phòng chống bệnh tật, giúp rèn luyện nhân
cách, hình thành những phẩm chất tốt cho con người và tạo cơ hội cho
nhiều mối quan hệ xã hội lành mạnh.

You might also like