Vì sao pháp luật phá sản bảo vệ các chủ nợ?

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Vì sao pháp luật phá sản bảo vệ các chủ nợ?

Chủ nợ được định nghĩa như sau theo khoản 3 Điều 4 Luật phá sản
2014 Chủ nợ là Người cho một cá nhân, tổ chức vay một món nợ
bằng tiền hay hiện vật. Khi đến kì trả, chủ nợ có quyền đòi con nợ
phải hoàn trả khoản tiền vay hoặc hiện vật vay, kèm theo lãi. Chủ nợ
là người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, cụ thể là hợp
đồng cho vay.Qua khái niệm chủ nợ trên ta thấy được vai trò của pháp
luật phá sản là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Chủ nợ
là những người có quyền lợi bị ảnh hưởng trực tiếp và nguy cơ bị thiệt
hại lớn nhất. Khi doanh nghiệp mắc nợ không trả được nợ cho các chủ nợ
thì chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản doanh
nghiệp để bán toàn bộ tài sản còn lại để trả cho các chủ nợ. [khoản 1
Điều 5 Luật phá sản 2014]
Trên thực tế, điều kiện của các chủ nợ để đòi nợ có sự khác nhau,
Không một con nợ nào được quyền đòi nợ một cách riêng lẻ cũng không
một chủ nợ nào được con nợ trả nợ cho mình trong khi các chủ nợ khác
chưa được trả nợ. Tất cả các chủ nợ đều phải đợi đến khi Tòa án tuyên bố
phá sản doanh nghiệp và cùng nhau chia số tài sản còn lại của doanh
nghiệp (trừ những chủ nợ có một sự đảm bảo đặc biệt cho món nợ của
mình như có tài sản cầm cố, thế chấp). Thủ tục phá sản bảo vệ quyền lợi
của tất cả các chủ nợ một cách bình đẳng và công bằng trong mối tương
quan với khối tài sản của doanh nghiệp được thể hiện thông qua thứ tự ưu
tiên.
Thứ tự được ưu tiên thanh toán của các chủ nợ:
- Thứ nhất, với khoản nợ có đảm bảo sẽ được ưu tiên thanh lý trước
bằng tài sản bảo đảm có trong hợp đồng vay được quy định tại điều 53
Luật phá sản 2014.
- Thứ hai, với khoản nợ không có đảm bảo thì khi Thẩm phán ra
quyết định tuyên bố phá sản thì sẽ phải thực hiện phân chia tài sản theo
thứ tự quy định tại điều 54, Luật phá sản năm 2014 như sau: [Nếu đã
thanh toán xong các khoản về chi phí phá sản; khoản nợ lương, trợ cấp
thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền
lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; nghĩa vụ tài chính
đối với Nhà nước mà vẫn còn tài sản để chia thì sẽ tiếp tục trả cho các
khoản nợ còn lại cho tới hết nhưng số tiền còn lại mà không đủ để trả lại
hết các khoản nợ thì phải chia đều cho các khoản nợ còn lại theo tỷ lệ của
khoản nợ.Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại
khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh
toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.]

Ngoài ra, Tuỳ thuộc từng trường hợp cụ thể, chủ nợ tham gia thủ tục phá sản
có các quyền như:

- Quyền gửi giấy đòi nợ theo Điều 66 Luật phá sản 2014;

- Quyền tham gia Hội nghị chủ nợ và biểu quyết tại Hội nghị chủ nợ; Hội
nghị chủ nợ theo Điều 77 Luật phá sản 2014.

- Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định tại khoản 1
Điều 5 Luật phá sản 2014;
- Quyền khiếu nại về quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu
tuyên bố phá sản doanh nghiệp tại khoản 1 Điều 44 Luật phá sản 2014;
- Khiếu nại về danh sách chủ nợ do tổ Quản tài viên, doanh nghiệp quản
lý và thanh lý tài sản lập;
- Khiếu nại về quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán;
- Đề nghị, khiến nghị xem xét lại Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ theo
khoản 1 Điều 85 Luật phá sản 2014.
Ngoài ra, vai trò của Luật phá sản trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ nợ còn được thể hiện thông qua Hoạt động của doanh
nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản quy
định tại Điều 48 Luật phá sản.

You might also like