Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ ÔN SỐ 1

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Gọi m1, m2 là khối lượng của 2 vật; v1, v2 là vận tốc của hai vật trước va chạm; 𝑣1′ , 𝑣2′ là vận tốc của
hai vật sau va chạm. Phương trình của định luật bảo toàn động lượng cho trường hợp hệ hai vật có dạng:
A. m1v1 + m2v2 = m1v1’ + m2v2’ B. (m1 + m2)(v1 + v2) = m1⃗⃗⃗⃗
𝑣1′ + m2⃗⃗⃗⃗
𝑣2′

C. m1⃗⃗⃗⃗ 𝑣1 = m1⃗⃗⃗⃗
𝑣2 + m2⃗⃗⃗⃗ 𝑣2′ + m2⃗⃗⃗⃗
𝑣1′ D. m1⃗⃗⃗⃗
𝑣1 + m2⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗′ + m2⃗⃗⃗⃗
𝑣2 = m1𝑣 1 𝑣2′
Câu 2. Đơn vị của động lượng trong hệ SI là
A. kg m.s2 B. kg.m.s C. kg.m/s D. kg/m.s
Câu 3. Động lượng của vật bảo toàn trong trường hợp nào sau đây?
A. Vật đang chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang.
B. Vật đang chuyển động tròn đều.
C. Vật đang chuyển động nhanh dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát.
D. Vật đang chuyển động chậm dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát.
Câu 4. Một vật có m = 1kg đang chuyển động với vận tốc v = 7,2 km/h thì có động lượng
A. 2 kgm/s B. 7,2 kgm/s C. 4 kgm/s D. 14,4 kgm/s
Câu 5. Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300 g và m2 = 2 kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược
hướng nhau với các tốc độ tương ứng 2 m/s và 0,8 m/s. Bỏ qua mọi lực cản. Chọn chiều dương là chiều
chuyển động của vật m1. Sau khi va chạm, hai xe dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc v. Giá trị
của v gần giá trị nào nhất sau đây?
A. -0,43 m/s. B. 0,43 m/s. C. 0,67 m/s. D. -0,67 m/s.
Câu 6. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất?
A. J.s. B. W. C. N.m/s. D. HP.
Câu 7. Kết luận nào sau đây nói về công suất là không đúng ?
A. Công suất đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm.
B. Công suất là đại lượng đo bằng tích số giữa công và thời gian thực hiện công ấy.
C. Công suất là đại lượng đo bằng thương số giữa công và thời gian thực hiện công ấy.
D. Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
Câu 8. Chọn câu sai khi nói về công của lực
A. Là đại lượng vô hướng B. Có giá trị đại số
C. Được tính bằng biểu thức F.S.cosα D. Luôn luôn dương
Câu 9. Chọn câu sai: Khi vật chuyển động trượt xuống trên mặt phẳng nghiêng thì
A. Lực ma sát sinh công cản
B. Thành phần tiếp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực sinh công phát động
C. Phản lực của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật sinh công cản
D. Thành phần pháp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực không sinh công
Câu 10. Một cần cẩu nâng một kiện hàng có m = 800kg lên cao 5m trong 20s, lấy g =10m/s2. Công suất
của cần cẩu là
A. 8000 W B. 2000 W C. 4000 W D. 6000 W
Câu 11. Biểu thức tính động năng của vật là:
1 1
A. Wđ = mv B. Wđ = mv2 C. Wđ = 2mv2 D. Wđ = 2mv

Câu 12. Chọn phát biểu sai khi nói về thế năng trọng trường:
A. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng mà vật có do nó được đặt tại một vị trí xác định
trong trọng trường của Trái đất.
B. Thế năng trọng trường có đơn vị l N/m2.
C. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgz
D. Khi tính thế năng trọng trường, có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng
Câu 13. Đơn vị của thế năng là
A. J B. W C. N.s D. J/s
Câu 14. Một vật khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi
lò xo bị nén lại một đoạn ∆ℓ (∆ℓ < 0) thì thế năng đàn hồi được xác định bằng biểu thức nào sau đây
A. 0,5k(∆ℓ)2 B. 0,5k∆ℓ. C. -0,5k∆ℓ. D. -0,5k(∆ℓ)2.
Câu 15. Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi được xác định bằng công thức
1 1 1 1 1 1
A. W = mgh + 2k.∆ℓ2 B. W = mgh + 2k∆ℓ2 C. W = 2k.∆ℓ2 + 2mv2 D. W = 2k.∆ℓ2 + 2mv2

Câu 16. Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình vật rơi
A. động năng của vật không thay đổi
B. thế năng của vật không thay đổi
C. tổng động năng và thế năng của vật không đổi
D. tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi.
Câu 17. Một tảng đá khối lượng 50 kg đang nằm trên sườn núi tại vị trí M có độ cao 300 m so với mặt
đường thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N có độ sâu 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Nếu chọn gốc thế năng là mặt
đường thì thế năng của tảng đá tại các vị trí M và N lần lượt
A. 15 kJ; -15 kJ. B. 150 kJ; -15 kJ. C. 1500 kJ; 15 kJ. D. 150 kJ; -150 kJ.
Câu 18. Cho một lò xo đàn hồi nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực
3 N kéo lò xo theo phương ngang ta thấy nó dãn được 2 cm. Thế năng đàn hồi của lò xo có giá trị bằng?
A. 0,08 J. B. 0,04 J. C. 0,03 J. D. 0,05 J.
Câu 19. Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8 m) ném lên một vật với vận tốc đầu có độ lớn 2
m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng ở mặt đất. Cơ năng của vật
bằng bao nhiêu?
A. 4 J. B. 1 J. C. 5 J. D. 8 J.
Câu 20. Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ
A. tăng lên 2 lần. B. tăng lên 8 lần. C. giảm đi 2 lần. D. giảm đi 8 lần.
Câu 21.Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc vo thì đạt được độ cao cực đại là 18m. Gốc
thế năng ở mặt đất. Độ cao của vật khi động năng bằng thế năng là
A. 10m. B. 9m. C. 9√2m. D. 9√3m.
Câu 22. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của phân tử ở thể khí
A. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định
B. Chuyển động hỗn loạn
C. Chuyển động không ngừng
D. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng
Câu 23. Trong hệ tọa độ (p,V), đường đẳng nhiệt là
A. đường thẳng vuông góc với trục OV. B. đường thẳng vuông góc với trục Op.
C. đường hyperbol. D. đường thẳng kéo dài qua O.
Câu 24. Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì thấy áp suất tăng lên một lượng ∆p=40 kPa.
Tính áp suất ban đầu của khí.
A. 25 kPa. B. 80 kPa. C. 15 kPa. D. 90 kPa.
Câu 25. Một bình nạp khí ở nhiệt độ 330C dưới áp suất 300kPa. Tăng nhiệt độ cho bình đến nhiệt độ 370C
đẳng tích thì độ tăng áp suất của khí trong bình là:
A. 3,92kPa B. 3,24kPa C. 5,64kPa D. 4,32kPa
Câu 26. Khi đun nóng đẳng tích một khối khí thêm 10C thì áp suất khối khí tăng thêm 1/360 áp suất ban
đầu. Nhiệt độ ban đầu của khối khí đó là:
A. 870C B. 3600C C. 3500C D. 3610C
Câu 27. Công thức nào sau đây là phù hợp với quá trình đẳng áp
𝑃 𝑉 𝑃𝑉
A. 𝑇 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 B. PV=const C. 𝑇 =const D. =const
𝑇

Câu 28. Trong xilanh của một động cơ đốt trong có 2dm3 hỗn hợp khí đốt dưới áp suất 1 atm và nhiệt độ
270 C. Píttông nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,2dm3 và áp suất tăng thêm 15 atm.
Nhiệt độ hỗn hợp khí khi đó là
A. t2 = 2070C B. t2 = 2700C C. t2 = 270C D. t2 = 20,70C
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1. Một chiếc xe khối lượng m1= 1,5 kg chuyển động trên đường ray nằm ngang với vận tốc v1= 0,5 m/s
đến va chạm vào xe khác có khối lượng m2= 2,5 kg đang chuyển động cùng chiều. Sau va chạm cả hai xe
dính vào nhau, cùng có vận tốc v’ = 0,3 m/s. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe m1 trước va
chạm.

a) Vận tốc của xe thứ hai trước khi va chạm là bao nhiêu?

b) Tính nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình va chạm


Bài 2. Một máy bay phản lực có trọng lượng P = 3.000.000N với công suất động cơ P1 = 75MW cất cánh
và đạt độ cao h =1000m. Biết sức cản của không khí là 750.000N. Thời gian cất cánh của máy bay là bao
nhiêu?

Bài 3. Một quả bóng có khối lượng m = 400 g được thả rơi tự do tại điểm A cách mặt đất 15 m . Bỏ qua
lực cản không khí. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10 m/s2.
a) Tính cơ năng của quả bóng tại A và vận tốc khi quả bóng chạm đất tại O.
b) Tính vận tốc của quả bóng tại C, biết tại C có WđC = 3WtC

c) Mỗi lần chạm đất, quả bóng mất đi 20% cơ năng. Hỏi quả bóng sẽ nảy lên đến độ cao nào sau
khi chạm đất lần thứ 10 ?
Bài 4. Một khối khí lý tưởng có thể tích ban đầu là 9 lít, áp suất 1 atm và nhiệt độ 270C.

a. Nén đẳng nhiệt khối khí đến áp suất 1,5 atm, tính thể tích khí sau khi nén?

b. Cuối quá trình đẳng nhiệt, cho khối khí dãn nở đẳng áp đến khi thể tích tăng thêm 3 lít. Tìm nhiệt độ của
khí lúc này?

c. Vẽ đồ thị biểu diễn 2 quá trình biến đổi đó trong hệ (p,V)?

You might also like