Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO MÔN NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

ĐỀ TÀI: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỰC PHẨM VÀ BÁO


CÁO SẢN PHẨM CHUYÊN SÂU

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS – TS. NGUYỄN THỊ YẾN

NHÓM THỰC HIỆN: Lớp Thực Phẩm 01 K65


1. TRẦN MINH HOÀN - 20201147
2. ĐẶNG XUÂN NGỌC - 20201193
3. PHÙNG THỊ HẠNH TÂM - 20201218
4. NGUYỄN SAO MAI - 20201182
5. BÙI THỊ THÙY LINH - 20200343
Phần mở đầu
Sau 2 tuần tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm chúng em đã hoàn thành bản báo
cáo về tìm hiểu ngành thực phẩm và một sản phẩm chuyên sâu. Tuy nhiên
đây là một mảng kiến thức rất rộng và dày chiều sâu đồng thời chúng em
đang ở trong độ tuổi học tập nên việc thiếu sót là điều khó tránh khỏi. Chúng
em rất mong nhận được ý kiến của cô để có thể rút kinh nghiệm và tiến bộ
hơn trong những lần học tập sau
- Đề tài: Tìm hiểu về ngành thực phẩm và một sản phẩm chuyên sâu của
ngành
- Đối tượng nghiên cứu: Bia
- Hình thức nghiên cứu: Thông qua khảo sát thực tế kết hợp với tìm hiểu
qua mạng
- Địa điểm nhóm chọn để khảo sát: Go! Artemis Lê Trọng Tấn – Hà Nội

A. Tổng quan về ngành thực phẩm


Hiện nay, thực phẩm – đồ uống là ngành đóng vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Ngành công nghiệp
thực phẩm được đánh giá là ngành có tiềm năng lớn, thu hút nhiều doanh nghiệp
ngoại quan tâm đầu tư. Theo ước tính của bộ Công thương, mức tiêu thụ hàng năm
của ngành thực phẩm và đồ uống việt nam luôn chiếm khoảng 15% GDP và có xu
hướng tăng trong thời kì tới.
Đứng trước 'cú sốc" của đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều xáo trộn,
khiến ngành thực phẩm Việt Nam chịu tác động lớn. Chuỗi cung ứng nguyên liệu
bị “đứt gãy”, tiêu thụ trong nước sụt giảm, đơn hàng xuất khẩu bị hủy bỏ hoặc
giảm đáng kể, hoạt động logistics, vận tải hàng hóa bị đình trệ, ùn tắc tại các cảng,
hàng hóa và dòng vốn đều thiếu hụt hoặc dồn ứ tại kho, trong khi đó doanh nghiệp
vẫn phải duy trì trách nhiệm xã hội tối đa khiến nhiều doanh nghiệp phải chịu khó
khăn và các sức ép lớn trong đợt dịch COVID-19. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực
không ngừng nghỉ và sự giúp đỡ của nhà nước, hiện nay dịch covid đã tạo cú
huých để gần 70% doanh nghiệp trong ngành thực phẩm đồ uống việt nam tập
trung mạnh mẽ vào chuyển đổi số. vượt qua nhiều khó khăn thì ngành thực phẩm
việt nam cũng vực dậy được và vượt qua cả chỉ tiêu được đặt ra.
Việt Nam là quốc gia có lượng sản phẩm nông nghiệp và nguồn nguyên liệu
thô dồi dào, rất thuận lợi cho việc cung ứng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất,
chế biến thực phẩm, đồ uống. Và với nhu cầu đa dạng đòi hỏi của người dân ở khu
đô thị lớn, đặc biệt là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, dinh dưỡng và cả đồ
ăn nhanh thị trường việt nam ngày càng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp ngoại
với hàng loạt các thương vụ chuyển giao mua bán sát nhập mở ra nhiều cơ hội phát
triển.
Tuy nhiên đấy cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nội khi sức
cạnh tranh các doanh nghiệp này còn yếu đòi hỏi phải có sự nỗ lực trong việc đổi
mới thích nghi để hoà vào sân chơi thương mại chung.
Giải pháp: gia tăng chất lượng sản phẩm ngay từ các khâu trong chuỗi sản
xuất, mỗi thành viên tham gia chuỗi cung ứng cần tạo ra sản phẩm có chất lượng
ổn định an toàn và quan trọng nhất là phải hợp tác tốt.

B. Nghiên cứu về sản phẩm của nhóm – Bia


I. Nguồn gốc ra đời và lịch sử phát triển của bia
1. Nguồn gốc

Bia là một trong những đồ uống lâu đời nhất của con người. Khi ngũ cốc lần
đầu tiên được trồng để làm thức ăn vào hàng ngàn năm trước, có niên đại ít nhất là
từ thiên niên kỷ 5 TCN và đã được ghi chép lại trong các thư tịch cổ của Ai Cập cổ
đại và Lưỡng Hà. Xung quanh nó cũng có rất nhiều câu chuyện thú vị, người ta
cho rằng trong một lần tình cờ khi những hạt gạo bị ướt và lên men quá trình này
đã tạo thành một thức uống rất thơm ngon. Từ đó loại bia đầu tiên đã được phát
hiện.

Tại Lưỡng Hà, chứng cứ lâu đời nhất về bia được cho là bức vẽ 6.000 năm
tuổi của người Sumeria miêu tả những người đang uống một thứ đồ uống bằng
các cần hút bằng sậy từ thùng công cộng. Bia cũng được đề cập tới trong Thiên sử
thi Gilgamesh, một bản trường ca 3.900 năm tuổi của người Sumeria để tỏ lòng tôn
kính nữ thần Ninkas, vị thần bảo trợ cho bia, nó chứa công thức làm bia cổ nhất
còn sót lại và miêu tả việc sản xuất bia từ lúa mạch thông qua bánh mì. Bia đã trở
thành thiết yếu đối với tất cả các nền văn minh trồng ngũ cốc ở thế giới phương
Tây cổ xưa, đặc biệt là ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
Ở châu Âu, bia có thể đã được biết đến thời kỳ đồ đá mới khoảng 3000 năm
TCN, và được ủ chủ yếu trong gia đình.
Tài liệu lịch sử cho thấy khoảng 6.000 năm trước, nền văn minh Trung Quốc
cổ đại đã làm một loại đồ uống giống bia có tên gọi kyui.Tuy nhiên,cây hoa bia
không mọc ở Đông Á nên đồ uống có cồn làm từ mạch nha sẽ không thể giữ lâu,
và việc dùng mạch nha để sản xuất đồ uống có cồn dần dần mờ nhạt ở Trung Quốc,
cho đến khi nó biến mất khỏi lịch sử Trung Quốc vào cuối Triều đại nhà Đường.
Người Trung Quốc chủ yếu sử dụng gạo để nấu rượu, nên họ ít biết tới các loại
rượu vang từ trái cây cho đến khi chúng được nhập khẩu vào Trung Quốc.
Bia là cũng xuất hiên trong các bữa ăn của Pharaoh Ai Cập cách đây hơn
5000 năm. Sau đó, nó được làm từ bánh mì lúa mạch nướng, và cũng được sử dụng
trong các hoạt động tôn giáo

2. Lịch sử phát triển

Người Sumer mở đầu thời đại chế bia với 20 "hãng": 8 hãng dùng loại lúa
Emmer 8 hãng bia dùng luá mạch (Gerste) và 4 hãng khác dùng loại ngũ cốc Bia
có màu đục không lọc nên người uống phải dùng ống hút, xuất cảng xa hơn
1000km tới tận Ai Cập . Ngành nấu bia được truyền sang các nước lân cận trong
vùng Lưỡng Hà, Nấu bia với các loại lúa mạch, bắp, lúa mì đen, lúa mì, hạt kê. Bia
không bán nhưng trao đổi bằng lúa mạch.

Trong thời Trung cổ, tu viện được coi như nơi sản xuất bia hàng đầu, các
nhà sư đã ghi lại nhiều kĩ thuật pha chế ban đầu và bổ sung các bước để cải thiện
hương vị, giúp bảo quản lâu hơn. Họ thường cho thêm nhiều hỗn hợp khác nhau
của các loại thảo mộc vào bia.
Cho đến khoảng thế kỉ 9, hoa bia bắt đầu được trồng tại Pháp, hoa bia giúp
tạo vị đắng trong bia và bảo quản hương vị lâu hơn. Theo ghi chép của văn bản cổ
nhất còn sót lại, việc sử dụng hoa bia trong bia có niên đại vào năm 1067 bởi nữ tu
viện trưởng kiêm nhà văn Hildegard.
Tại châu Âu, trong thời Trung cổ, bia chủ yếu được sản xuất trong gia đình.
Vào thế kỷ 14 và 15, việc sản xuất bia đã dần dần chuyển từ hoạt động gia đình
sang hoạt động thủ công, với các quán bia và tu viện sản xuất bia của mình hàng
loạt để tiêu thụ.
Trong thế kỷ 15, ở Anh thì loại bia không có hoa bia được biết đến như
là ale, còn việc sử dụng hoa bia thì đồ uống đó gọi là bia. Bia có chứa hoa bia được
nhập khẩu vào Anh từ Hà Lan sớm nhất là từ năm 1400 ở thành phố Winchester,
và hoa bia đã được trồng trên quốc đảo này từ năm 1428.

Đến thế kỷ 16, ale đã được dùng để chỉ các loại bia mạnh (nồng độ cồn
cao) bất kỳ, và tất cả ale và bia đều sử dụng hoa bia.

Năm 1516, William IV, Công tước xứ Bavaria, đã thông qua Reinheitsgebot (Luật
tinh khiết), có lẽ đây là quy định về thực phẩm cổ nhấGebot quy định rằng thành
phần của bia chỉ được bao gồm nước, lúa mạch hoa bia, và men bia được bổ sung
sau phát kiến của Louis Pasteur (1822-1895) vào năm 1857.
Louis Pasteur là nhà bác học đã phát minh ra men bia.

Phần lớn các loại bia cho đến thời gian gần đây thực chất là thứ mà ngày nay
gọi là ale.
Bia lager (bia lạnh) đã được phát hiện ra một cách tình cờ vào thế kỷ 16 sau
khi bia được lưu trũ trong các hầm lạnh một thời gian dài, kể từ đó nó đã được sản
xuất nhiều hơn ale.
Những bước đột phá trong sản xuất
"Với sự phát minh ra động cơ hơi nước năm 1765, công nghiệp hóa sản xuất
bia đã trở thành sự thật. Các cải tiến mới trong công nghệ sản xuất bia đã xuất hiện
cùng với sự ra đời của nhiệt kế và tỷ trọng kế vào thế kỷ 19, đã cho phép các nhà
sản xuất bia tăng tính hiệu quả và kiểm soát nồng độ cồn.
Cho đến cuối thế kỷ 18, mạch nha chủ yếu được làm khô bằng lửa do đốt gỗ,
than củi, trấu, và sau năm 1600 là từ than cốc. Nói chung, không có loại mạch nha
nào trong số này được che chắn tốt khỏi khói sinh ra trong các lò sấy, và do đó các
loại bia thời kỳ đó có thành phần hơi khói trong hương vị của chúng.
Sự phát minh ra lò nướng hình trống năm 1817 của Daniel Wheeler đã cho
phép tạo ra mạch nha mạch nha nướng chín kỹ và tạo tiền đề cho sản xuất các
loại bia đen (porter và stout). Sự phát minh ra vai trò của men bia trong quá trình
lên men vào năm 1857 bởi Louis Pasteur đã giúp cho các nhà sản xuất bia phương
pháp ngăn chặn vị chua của bia bởi các loại vi sinh vật không mong muốn".
Ngày 04 tháng 10 năm 1842, tại khu chợ St. Martin ở Pilsen, Josef Groll đã
cho ra mắt một loại bia làm thay đổi cách nhìn mà từ trước tới nay cả thế giới đã
nhìn về bia, đó là một loại bia màu vàng óng sóng sánh hơi thẫm, hương thơm đặc
trưng và có độ trong đến mức xuyên thấu.
Năm 1953, Morton W. Coutts người New Zealand đã phát triển một kỹ thuật
lên men liên tục. Sáng chế của Coutts liên quan tới quá trình cho bia chảy qua bể
kín, việc lên men xảy ra dưới áp suất và nhiệt độ, không bao giờ để bia tiếp xúc với
không khí, thậm chí cả khi đóng chai. Phát minh này của Coutts được giới thiệu ở
Mỹ và Anh, nhưng giờ nó chỉ được sử dụng trong ngành sản xuất bia ở New
Zealand.
Các nhà máy bia hiện đại giờ sản xuất nhiều loại bia khác nhau, từ các loại
bia cổ như bia lambic lên men một cách tự nhiên của Bỉ; bia vàng, bia đen, bia
trắng (bia lúa mì) và nhiều loại khác của Đức; các loại bia ale như stout, mild, pale,
bitter, golden của Anh; các loại bia mới của Mỹ như Chili Beer, Cream
Ale và Double India Pale Ales
Ngày nay, ngành công nghiệp sản xuất bia là một ngành công nghiệp toàn
cầu rất lớn, bao gồm một số công ty đa quốc gia, và hàng ngàn các nhà sản xuất
nhỏ khác nhau, từ các quán bia nhỏ tới các nhà máy bia vùng. Những tiến bộ trong
việc làm lạnh, vận chuyển xuyên lục địa và quốc tế, tiếp thị và thương mại có kết
quả trong một thị trường quốc tế, nơi người tiêu dùng có hàng trăm sự lựa chọn
giữa các loại bia khác nhau của địa phương, vùng, quốc gia và nước ngoài.

II. Thị trường bia tại Việt Nam


1. Phân loại
Bia được du nhập vào Việt Nam hơn 1 thế kỷ qua và ngày nay đã trở thành
một thức uống vô cùng phổ biến, đặc biệt là khu vực thành thị. Tiềm năng thị trường
bia ở Việt Nam vô cùng rộng lớn,với gần 4 tỷ lít bia được tiêu thụ trong năm 2016,
Việt Nam trở thành thị trường bia lớn thứ ba thế giới, sau Nhật Bản và Trung Quốc.
Năm 2017, Việt Nam lọt Top 10 thị trường bia lớn nhất thế giới, dù lượng bia tiêu
thụ tại Việt Nam liên tục tăng nhưng vẫn chưa nằm trong 20 nước tiêu thụ bia nhiều
nhất thế giới tính theo đầu người.
Mức tiêu thụ bia tăng lên nhanh chóng đã đẩy Việt Nam lên cao hơn trong
bảng xếp hạng các thị trường bia lớn của khu vực và thế giới. Hiện Việt Nam là quốc
gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á, đứng thứ ba châu Á, sau Nhật Bản và Trung
Quốc và nằm trong top 25 của thế giới.

Kệ bia của GO! Lê Trọng Tấn-Hà Nội

Tuy nhiên, Thị trường bia Việt Nam hoạt động khá cạnh tranh, với nhiều
thương hiệu nổi tiếng như: Tiger, Heineken, Hà Nội, Halida, Sài Gòn, 333, v.v..., từ
phân khúc cấp thấp như bia hơi cho đến phân khúc bia thượng hạng. 2 thị trường
tiêu thụ chủ lực là thị trường miền Nam (Hồ Chí Minh) và miền Bắc. 50-60% thị
phần bia thuộc về 2 tập đoàn lớn của Việt Nam là Sabeco và Habeco.

Bia nội địa

Bốn nhà sản xuất bia phổ biến nhất tại Việt Nam là:

• Sabeco (Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn): trụ sở tại Thành
phố Hồ Chí Minh, nơi sản xuất bia Sài Gòn và bia 333
• Heineken Vietnam (thuộc Tập đoàn Heineken): trụ sở tại Thành phố Hồ Chí
Minh, nơi sản xuất bia Bivina, bia Larue và bia Việt
• Habeco (Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội): trụ sở tại Hà Nội,
nơi sản xuất bia Hà Nội và bia Trúc Bạch
• Carlsberg Vietnam (thuộc Tập đoàn Carlsberg): trụ sở tại Huế, nơi sản xuất bia
Huda (trước gọi là Bia Huế, sau được Carlsberg thâu tóm) và bia Halida.
Các nhãn hiệu bia nội địa Habeco, Huda (thuộc Carlsberg) và Sabeco lần
lượt chiếm thị phần chính tại 3 miền Bắc, Trung và Nam. Trong đó, Bia Sài Gòn là
phổ biến nhất Việt Nam, theo dữ liệu từ năm 2018. Một trong những loại bia
thương hiệu của họ là Bia 333.
Ngoài ra, thị trường bia Việt Nam còn mở cửa cho phép các công ty sản xuất
bia nước ngoài vào liên doanh, như: Carlsberg, Asia Pacific Brewers Ltd (Heineken,
Tiger), SABMiller. Không chỉ gặp cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất trong nước,
bia Việt còn phải cạnh tranh với các loại bia nhập khẩu đang ồ ạt tiến vào thị trường.
Nhờ vào các FTA được ký kết khiến cho thuế nhập khẩu bia giảm mạnh, xu hướng
tiêu dùng cao cấp hóa và thu nhập cá nhân tăng, các dòng bia nhập ngoại dường như
đang được ưa chuộng hơn, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố lớn. Trong những năm
tới đây, do thị hiếu người tiêu dùng trong nước thay đổi, các loại bia mới, đặc biệt
là bia nhập khẩu trong phân khúc cao cấp, sẽ hiện diện ngày càng nhiều trên thị
trường Việt Nam, tạo áp lực lên các loại bia sản xuất trong nước bắt buộc phải nâng
cấp cả về chất lượng, mẫu mã và chủng loại sản phẩm.

Bia quốc tế

Các nhãn hiệu bia quốc tế nổi tiếng bao gồm:

• Carlsberg: trụ sở chính tại Đan Mạch, nhập khẩu bia Carlsberg và bia
Tuborg (từ Đan Mạch)
• Heineken: trụ sở chính tại Hà Lan, nhập khẩu Bia Heineken, Bia Amstel (từ
Hà Lan), Bia Tiger (từ Singapore), Bia Strongbow (từ Anh) và Bia Affligem (từ
Bỉ)
Bia Heineken và Tiger (đều thuộc Heineken Vietnam) cùng thống trị phân
khúc bia cao cấp Việt Nam với khoảng 85% thị phần. Việt Nam là thị trường lớn
nhất trên thế giới đối với bia Tiger và Heineken Châu Á Thái Bình Dương.
Việt Nam cũng nhập khẩu bia từ các nước khác nhau. Các loại bia đóng chai
của Bỉ bao gồm Trappiste, Chimay, Leffe, Hoegaarden. Một số ví dụ về các loại
bia đóng chai của Đức / Áo mà Việt Nam nhập khẩu bao gồm Münchner
Hofbräu, Warsteiner, Paulaner, Bitburger, Edelweiss và Köstritzer. Các loại bia
của Nhật được nhập khẩu bao gồm Sapporo và Asashi. Bia của Mỹ thì
có Budweiser (thuộc AB InBev). Các loại bia từ Nga và Cộng hòa Séc cũng được
nhập khẩu vào Việt Nam.

Các thương hiệu bia nhỏ lẻ khác


Có khoảng 20 nhà máy bia nhỏ lẻ tại Việt Nam. Hầu hết các loại bia này là
bia kiểu Séc và Đức.[10] Các nhà máy vi sinh đáng chú ý bao gồm Hoa Viên
Brauhaus, Pilsner Urquell, nhà máy bia Pasteur Street và Southeast Asia Brewery
(thuộc Carlsberg)...
Ngoài ra, một số các hãng bia truyền thống có mặt ở các tỉnh nhỏ, điển hình
bia BIVA, bia Vinh, bia Kiên Giang, bia Hạ Long, bia Hải Dương, bia Sư Tử
Trắng (thuộc Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan)...

Ngành bia được chia ra làm 4 phân khúc chính: bình dân, phổ thông, cao cấp
và siêu cao cấp. Dòng bình dân chiếm khoảng 27%, chủ yếu là các loại bia hơi không
có thương hiệu.
Dòng phổ thông là dòng rộng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của toàn
ngành, với nhiều anh tài, như La Rue, Hà Nội, Sài Gòn, Halida, Huda, Bến Thành,
Anchor, Zorok. Các thương hiệu áp đảo chọn xây dựng hình ảnh chủ yếu thể hiện
đặc tính của địa phương mình, như Hà Nội, Halida; hay hình ảnh chung cho mọi
người của bia Sài Gòn. Bản chất của dòng phổ thông là dễ uống và nhẹ nhàng với
túi tiền, thế nên điểm chung trong cách thể hiện tính cách của dòng này thường là sự
vui vẻ thoải mái.
Dòng cao cấp với khoảng hơn 7%, gồm các thương hiệu như Tiger, Heneiken,
Carlsberg, Sapporo, San Miguel. Cá tính của dòng này được định hình bởi 2 thương
hiệu của Vietnam Brewery Limited (VBL) với hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam là
Tiger và Heneiken.

2. Những thương hiệu bia nổi tiếng nhất tại Việt Nam:
• Heineken

Xếp vị trí đầu bảng chỉ có thể là


Heineken, loại bia đẳng cấp xuất xứ từ Hà
Lan, không chỉ khẳng định vị thế của mình tại
Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Từ năm
1873 đến nay, Heineken luôn tự hào là tập
đoàn bia nổi tiếng nhất thế giới, với hơn 130
nhà máy sản xuất bia tại hơn 70 quốc gia.
Luôn là thương hiệu đi đầu, Heineken
không ngừng cải tiến và hoàn thiện không chỉ
về chất lượng bia mà còn về mẫu mã để đáp
ứng mọi yêu cầu khó tính của người tiêu dùng.
Heineken luôn mang đến cho người dùng sự trải nghiệm hoàn toàn mới đầy thú vị,
khơi nguồn sáng tạo tuyệt vời và một sân chơi bổ ích mà khó có những thương hiệu
bia nào theo kịp.
"Chỉ có thể là Heineken" đã đủ chứng minh tầm ảnh hưởng của loại bia này
đến mức nào. Những hành động gắn kết khách hàng với sản phẩm vẫn thường xuyên
xảy ra làm cho họ có cảm giác được trải nghiệm và tôn trọng. Trong các sự kiện âm
nhạc hoành tráng, những buổi công bố bộ phim bom tấn, sự kiện thể thao quốc tế,
sự kiện đón năm mới,... bạn sẽ thấy ngay hình ảnh Heineken trước mắt mình.
Thương hiệu đẳng cấp thế giới luôn mở ra một thế giới mới của những đam
mê bất tận để xứng đáng "chỉ có thể là Heineken"

• Bia Sài Gòn


Những người ưa chuộng hàng Việt hình như luôn luôn yêu "bia Sài Gòn". Đó
chỉ là tên gọi chung quen thuộc của sản phẩm. Có thể bạn không biết bia Sài Gòn mà
chúng ta thường sử dụng có 3 loại chính: Bia Sài Gòn Special; bia Sài Gòn 333, 333
Premium, 333 Export; bia Sài Gòn Large. Chúng đều thuộc Tổng Công ty Cổ phần
Bia -Rượu - Nước giải khát Sài Gòn.
Bia Sài Gòn ngày càng khẳng định thương hiệu của mình không chỉ trong
nước mà còn vươn xa trên thế giới. Lấy chất lượng sản phẩm làm nền tảng, không
ngừng thay đổi nhãn hiệu để bắt kịp xu hướng đổi mới, đem kết tinh sản vật trù phú
của đất và con người Việt vào trong tinh hoa sản phẩm. Với một mạng lưới tiếp thị
dày đặt, bia Sài Gòn đã có mặt trên khắp đất nước, đứng vị trí thứ ba trong 5 loại đồ
uống tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam.
Với phương châm "chất lượng tạo nên sự tín nhiệm", người tiêu dùng sẽ
được thỏa mãn về chất lượng mà sản phẩm man.

• Tiger Beer
Tiger Beer là thương hiệu
bia nổi tiếng của Singapore và
được đông đảo nhiều người tiêu
dùng trên thế giới ưa chuộng và
chọn lựa vì chất lượng sản phẩm
cao mà giá thành lại thuộc tầm
trung. Thành lập năm 1930,
Tiger Beer vươn xa và có mặt
hơn 60 quốc gia trên thế giới,
đang ngày càng khẳng định vị trí
của mình trong giới Trung lưu
hiện nay.

Với dây chuyền sản xuất hiện đại, nguyên liệu tự nhiên được chọn lọc nhập
khẩu từ nước ngoài, Tiger Beer đã mang lại một dòng bia vàng có chất lượng tuyệt
hảo, tạo một cảm giác sảng khoái lạ lẫm cho người dùng. Ngoài Tiger Beer truyền
thống là chai nâu, thương hiệu đã cho ra đời một sản phẩm mới vô cùng độc đáo với
kiểu dáng sang trọng, chai thủy tinh trong suốt, dáng cao và thon là Tiger Crystal,
loại bia nhẹ dành riêng cho phái nữ. Tuy nhiên, nếu như ướp lạnh Tiger Crystal thì
sản phẩm cũng là một thử thách khó chinh phục của phái mạnh. Chắc chắn, bạn sẽ
cảm thấy ngạc nhiên vì cảm giác mà loại bia này mang lại.

III. Chi tiết về sản phẩm bia


Bia là một loại đồ uống quen thuộc với người dân trên toàn thế giới .Vậy
chúng ta đã biết bia được làm từ những nguyên liệu nào? Quy trình sản xuất ra sao
chưa? Hay giá trị dinh dưỡng và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe chúng ta như
thế nào? Hãy cùng nhóm chúng mình tìm hiểu kĩ hơn về nó nhé!
1. Nguyên liệu
Hầu hết bia được sản xuất từ đại mạch , HUBLON, nước , men bia, phụ gia,
thiếu liệu. Mỗi nguyên liệu sẽ được chọn lọc kĩ càng , xử lý vào một quy chuẩn
nhất định để tạo ra mùi vị bia theo các công thức riêng của các hang bia. Ban đầu
bia được sản xuất từ bốn nguyên liệu chính: nước, malt đại mạch, hoa bia và nấm
men. Sau đó, bia phát triển ra toàn thế giới thì tùy thuộc vào đặc trưng nông nghiệp
ở mỗi quốc gia mà bia có thêm thế liệu như gạo, lúa mì, bo bo, yến mạch và cả
đường tinh luyện. Thế liệu được xem là nguyên liệu phụ để thay thế 1 phần malt
đại mạch nhằm giảm chi phí sản xuất và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của
quốc gia đó
1.1 Đại mạch
Bia phải được sản xuất từ malt đại mạch. Malt là nguồn cung cấp các hợp
chất cơ bản như đường, protein, chất béo, các loại vitamin,… cho quá trình sản
xuất bia. Tại công đoạn nấu, tinh bột trong malt bị thủy phân bởi hệ enzyme
amylase thành đường lên men được. Sau đó, nấm men sử dụng đường này để tạo
thành CO2 và cồn trong bia.
Có rất nhiều loại malt khác nhau được dùng trong sản xuất bia như malt
vàng, malt nâu, malt đen, malt chocolate,… Nhà sản xuất bia có thể phối trộn
nhiều loại malt khác nhau để sản xuất ra loại bia mong muốn.
1.2 Nước
Nước là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất, thông thường từ 90-95% khối
lượng bia. Nước ngoài việc tham gia vào thành phần của bia còn tham gia vào toàn
bộ quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất. Nước là dung môi hòa tan các hợp
chất hóa học (như tinh bột, đường, protein, chất béo, …) trong hạt malt, các hợp
chất đắng, thơm trong hoa bia. Các enzym tham gia vào quá trình thủy phân các
hợp chất cao phân tử thành các hợp chất đơn giản hơn cho nấm men sử dụng. Sau
đó, nấm men tiếp tục sống và phát triển trong môi trường nước.
Bên cạnh đó, các quá trình công nghệ khác trong nhà máy bia cũng sử dụng
nước là thành phần chính như: hơi nước bão hòa để truyền nhiệt từ lò hơi đến các
thiết bị sử dụng nhiệt, hỗn hợp nước-Glycol dùng để dẫn lạnh, nước dùng trong hệ
thống thanh trùng,…
Như vậy, nước có vai trò cực kỳ quan trọng cho sản xuất bia. Tính chất nước
tác động đến hương vị của bia. Các loại bia khác nhau yêu cầu nguồn nước đầu vào
khác nhau.

+ Yêu cầu của nước dùng để sản xuất bia :


- Hàm lượng muối CaCo3 không quá 50mg/l
- Hàm lượng muối Mg không quá 100mg/l
- Hàm lượng muối Clorua 75-150mg/l
- Hàm lượng muối CaSO4 130-200mg/l
- Hàm lượng Fe2+ không quá 0,3mg/l
- Khí NH3 và các muối NO3-,NO2- không có
- Vi sinh vật không quá 100 tế bào/ml
- Ecoli ,Colifrom: không có
- Độ cứng 4/120D –PH 6.5-7

1.3 Hoa BUBLON


Hoa houblon là nguyên liệu cơ bản sau malt. Hoa Houblon làm bia có vị
đắng dịu, hương thơm rất đặc trưng, làm tăng khả năng tạo và giữ bọt làm tăng độ
bền keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm. Trong công nghệ sản xuất
bia chỉ sử dụng hoa cái chưa thụ phấn.
Việc sử dụng hoa bia được bắt đầu ở Châu Âu thời trung cổ. Vào khoảng thế
kỹ thứ 8 sau công nguyên, các thầy tu tại vùng Hallertau thuộc Bavarian đã sử
dụng hoa bia nhằm tạo ra vị đắng thanh và kéo dài thời gian lưu trữ của bia mà
không bị chua.
Trong thời trung cổ, khi bắt đầu dùng hoa bia vào sản xuất, các nhà tu nhận
thấy bia để được lâu hơn mà không bị chua. Trong hoa bia co chứa một số chất có
khả năng kìm hãm và tiêu diệt vi sinh vật. Nhưng lúc đó, chưa một ai có khái niệm
về vi sinh vật nên mọi người cũng không giải thích được tại sao việc dùng hoa bia
lại có ích lợi như thế.
Nhưng ngày nay, do kỹ thuật trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, bia đã
được thanh trùng bằng phương pháp Pasteur nên khả năng kháng khuẩn của hoa
bia không còn ý nghĩa. Mà các nhà sản xuất bia hiện nay chủ yếu nhằm vào mục
đích tạo ra hương vị đặc trưng và ổn định độ bền bọt.
1.4 Men bia
Nấm men có vai trò chuyển hóa các hợp chất lên men được trong dịch nha
sau nấu thành cồn và khí CO2. Trong quá trình lên men, nấm men sản xuất ra các
hợp chất tạo mùi, vị thơm cho bia. Các chủng men khác nhau cho ra hương vị bia
đặc trưng. Các hãng bia khác nhau sở hữu chủng nấm men đặc trưng và được các
hãng bảo vệ rất nghiêm ngặt.

Hình ảnh men bia


1.5 Thế liệu
Thế liệu là thành phần phụ tham gia vào sản xuất bia, có vai trò thay thế một
tỷ lệ nhất định malt. Thế liệu sản xuất bia rất đa dạng và phong phú, phụ thuộc vào
đặc điểm nông nghiệp của từng quốc gia. Các nước vùng Đông Nam Á chủ yếu sử
dụng thế liệu là gạo, trong khi đó các quốc gia Châu Phi lại sử dụng bo bo, lúa
miến,… Thế liệu là giảm giá thành sản xuất bia, giúp người nông dân địa phương
tiêu thụ được các sản phẩm bản địa.
1.6 Phụ gia
+ Phụ gia trực tiếp:
Gồm tất cả những nguyên liệu và hóa chất có mặt trong thành phần của sản phẩm
với sự kiểm soát chặt chẽ với hàm lượng cho phép:
• Các phụ gia xử lý độ cứng, điều chỉnh độ kiềm của nước công nghệ như HCl,
Al2(SO4)3.16H2O, CaSO4,…
• Các phụ gia đưa vào để ngăn chặn quá trình oxy hóa những thành phần trong bia
như acid ascorbic, H2O2,…
• Các hóa chất dùng để điều chỉnh pH như: acid lactic, CaCl2…
• Chất tạo màu cho bia: caramen,…

+ Phụ gia gián tiếp:

Nhóm này gồm tất cả nguyên liệu, phụ gia, hóa chất được sử dụng trong quy trình
công nghệ nhưng không được phép có mặt trong sản phẩm bia:

• Các bột trợ lọc: PVPP, kizelgua,…


• Các hóa chất để vệ sinh thiết bị, vệ sinh phân xưởng như: H2SO4, KmnO4,
NaOH;
• Các chất được dùng như tác nhân làm lạnh NH3, glycol, nước muối

2. Mức độ dinh dưỡng

2.1. Bảng thành phần dinh dưỡng

Năng lượng 43 kcal

Đạm 1.6 g

Tinh bột 9g

Tro 0

Canxi 6 mg

Kali 0

Sắt 100 mcg

Nước 89.4 g
Chất béo 0

Chất xơ 0

Cholesterol 0

Phốt pho 26 mg

Natri 0

Carotin 0

Tỉ lệ thải bỏ 0

Vitamin C 0

Vitamin PP 0

Vitamin A 0

Vitamin B1 0

Vitamin B2 0

2.2. Ảnh hưởng của bia đối với sức khỏe

Men bia có tên khoa học Saccharomyces cerevisia, là loại nấm đơn bào đa công
dụng dùng sản xuất bia, rượu, rượu vang, bánh mì...
Men bia sống thường được sử dụng làm thuốc trong các trường hợp cơ thể mệt
mỏi, kiệt sức, thiếu máu, kém ăn, chậm tăng trưởng, stress, rối loạn thần kinh. Khi kết
hợp với selen, nó tạo thành phân tử selen hữu cơ, có tác dụng gia tăng hiệu năng chống
các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và là một yếu tố quan trọng trong nhóm các
chất chống oxy hóa cần thiết cho sức khỏe. Selen cũng là chất bảo vệ tế bào gan, bảo
vệ tim mạch, cải thiện các bệnh ngoài da do gan suy yếu.
Men bia sống còn có tác dụng chống nhiễm trùng bằng cách tăng cường hệ miễn
dịch. Các loại thuốc uống chứa men bia thường kết hợp men bia 400 mg với men bia -
selen 75 mg, silice 25 mg, giúp tăng cường sức khỏe, chống nhiễm trùng (trong các
trường hợp bị cảm, ho, nóng sốt). Men bia còn được dùng làm thực phẩm bổ sung cho
phụ nữ mang thai và cho con bú.
Men bia sống dùng làm thuốc thường có khoảng 20 tỷ tế bào sống
Saccharomyces cerevisiae/1 g, chứa trong hai viên nang với hàm lượng 16 acid amin,
17 vitamin, 14 muối khoáng. Nó được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
và là véc tơ dẫn đường cho sự hấp thu các loại vitamin khác vào cơ thể.
Men bia cũng giúp tái tạo những vi khuẩn cần thiết cho sự tiêu hóa ở đường
ruột, thường được dùng cùng lúc hay sau một đợt điều trị bằng kháng sinh, hoặc khi bị
loạn khuẩn ruột. Men bia còn có tác dụng lên da, tóc và móng.
Vì sao uống nhiều bia lại bị say?
Vì trong bia có cồn với hàm lượng thay đổi tùy loại. Nếu uống bia tươi, bạn sẽ càng
mau say hơn. Mức độ say phụ thuộc vào nồng độ chất rượu trong máu:
- 0,05% rượu trong máu: Mất khả năng xét đoán, suy nghĩ, tính chủ động, huyết áp
tăng.
- 0,08%: Huyết áp tiếp tục tăng, khó kiềm chế cử chỉ, cử động không bình thường.
- 0,1%: Mất tự chủ, hay đi đi lại lại, miệng nói lắp bắp lung tung.
- 0,2: Thần kinh bị tác động nghiêm trọng, đi bắt đầu lảo đảo, nói to, không mạch lạc,
nếu lái xe dễ gây ra tai nạn.
- 0,3%: Vùng não bị tổn thương tạo nên nhiều ý nghĩ sai lầm.
- 0,4%: Nếu ngủ, khó đánh thức; không chủ động trong hành động.
- 0,5%: Ngất, trung khu thần kinh điều khiển sự hô hấp và tuần hoàn tim bị ngưng lại,
dẫn đến tử vong.
Vì thế, khi uống đến lúc nồng độ rượu/máu lên đến 0,2%, con người thường dễ bị "bổ
ngửa".
Không chỉ gây say, việc uống bia nhiều có thể dẫn đến nhiều điều hại khác. Chẳng hạn,
bạn sẽ bị "nở vòng eo" vì tích mỡ ở bụng do thừa năng lượng. Khi đã quá chén, nếu
hoạt tình dục và thụ thai, bào thai , ảnh hưởng sức khỏe của bào thai

Hình ảnh người say bia


3. Phương pháp bảo quản bia
Đầu tiên là bia rất kỵ ánh nắng trực tiếp, ánh nắng sẽ làm bia tăng quá trình
oxy hoá, làm giảm hương vị của bia, có thể làm hư luôn cả chai bia. Bạn nên để bia
ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Như mình, bình thường mỗi lần mua bia
mình mua khoảng 5-10 chai/lon, xong mình bỏ vô tủ lạnh luôn, vừa để lạnh để khi
cần thì uống và vừa bảo quản tốt.

À, còn một điều quan trọng trong việc để chai bia, là bạn không được đặt chai
bia nằm ngang, mà phải dựng đứng lên vì sẽ làm giảm lượng bia tiếp xúc với không
khí, do đó làm chậm quá trình oxy hoá; còn một lý do nữa là bia sẽ tiếp xúc với nắp
chai, một phần vi khuẩn và hợp chất từ nắp chai sẽ thấm vào bia, làm ảnh hưởng tới
hương vị của bia.
Như bạn đã biết, bia rất nhạy cảm với ánh nắng và nhiệt độ, 2 yếu tố này sẽ
tác động mạnh đến hương vị bia, thời hạn sử dụng của bia.
Phần trên chúng ta đã biết cách bảo quản bia như thế nào rồi, giờ chúng ta sẽ
tiếp tục phần nhiệt độ thích hợp để bảo quản bia.
Các nhà sản xuất bia luôn khuyến cáo chúng ta để bia nơi thoáng mát, tránh
ánh nắng trực tiếp, tránh xa các nguồn nhiệt và ở nhiệt độ không đổi. Túm lại là nhiệt
độ bảo quản bia rất quan trọng
Nhiệt độ trung bình để bảo quản bia sẽ là từ 10 – 12 độ C; quá nhiệt độ trêbia
sẽ nhanh hư, còn lạnh hơn thì bia sẽ mất hương vị.Tuỳ thuộc vào loại bia còn có
nhiệt độ bảo quản khác nhau:
• Bia có độ cồn cao thì có nhiệt độ bảo quản 12,7 – 15,5 độ C.
• Bia có độ cồn trung bình sẽ có nhiệt độ từ 10 – 12,7 độ C.
• Còn những bia nhẹ thì nhiệt độ thích hợp từ 7,2 – 10 độ C.
C. Cảm nhận riêng
Thực phẩm luôn là một nhu cầu thiết yếu của con người. Vì vậy,
bất kể xu hướng công nghệ mới nhất nào được ra đời thì khoa học thực
phẩm sẽ luôn là một ngành học giàu tiềm năng. Thực trạng an toàn thực
phẩm hiện nay là một trong những vấn đề nhức nhối cần quan tâm,
chúng ta đang phải đối mặt với các loại thực phẩm bẩn; không đảm bảo
vệ sinh về chất lượng cũng như độ an toàn trong chế biến, sản xuất.Để
giúp cho người tiêu dùng bớt đi nỗi lo về vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm, em mong muốn trở thành kĩ sư ngành Công nghệ Thực Phẩm góp
một phần công sức nhỏ của mình tạo ra những sản phẩm mới an toàn
cho sức khoẻ và phù hợp với mọi người.
20201182-Nguyễn Sao Mai

Ngành thực phẩm luôn là một ngành quan trọng, không thể thiếu
đối với đất nước ta. Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm, thực phẩm bẩn
tràn lan gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của người dân Việt
Nam. Em là một sinh viên Thực Phẩm của Đại học Bách Khoa Hà Nội,
mang trong mình sức trẻ, sự nhiệt huyết, mang trong mình trách
nghiệm xây dựng đất nước của một công dân. Sau này em muốn trở
thành một kĩ sư thực phẩm luôn sáng tạo ra các sản phẩm mới, đầy đủ
dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh, giá thành phù hợp với túi tiền của người
dân
Sv Bùi Thị Thuỳ Linh - 20200343

Đất nước ta là một nước nông nghiệp và đang có sự phát triển


mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản và nông sản thêm
nữa do sự tác đông của dịch Covid-19 càng khiến cho nghành thực phẩm
càng thêm phát triển. Em muốn trở thanh một kĩ sư công nghệ thực
phẩm để sáng tạo ra thêm những sản phẩm mới mà dựa vào những
nguyên liệu có sẵn ở nước ta. Em mong rằng nghành công nghệ thực
phẩm sẽ phát triển hơn nữa để tạo ra nhiều sản phẩm ngon hơn, hợp túi
tiền, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn với người tiêu dùng nước
ta.
SV Phùng Thị Hạnh Tâm - 20201218

Em bắt đầu với ngành thực phẩm một cách khá là tình cờ và đầy cảm
hứng qua tìm hiểu, mày mò trên mạng và đọc được, bởi ngành không chỉ
đơn giản là về thực phẩm, đồ ăn và cách mà mọi thực phẩm xuất hiện
ngẫu nhiên như thế nào trong lịch sử mà nếu tìm hiểu sâu hơn, em còn
biết được những món ăn, gia vị xuất hiện trên bàn ăn đã trải qua nhiều
công đoạn như thế nào để có thể hoàn chỉnh như vậy. Là một sinh viên
của đại học Bách Khoa Hà Nội mang trong mình nhiệt huyết tuổi trẻ, em
muốn trở thành một kĩ sư thực phẩm để khám phá sâu hơn về ngành
thực phẩm đồng thời mong ước được phát triển ngành thực phẩm nước
nhà để có thể tạo ra nhiều sản phẩm mới, đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng
được nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của nước ta
SV Trần Minh Hoàn – 20201147
Ngành thực phẩm luôn là một ngành quan trọng, không thể thiếu đối với
đất nước ta . Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm, thực phẩm bẩn tràn
lan gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của người dân Việt
Nam. Em là một sinh viên Thực Phẩm của Đại học Bách Khoa Hà Nội ,
mang trong mình sức trẻ, sự nhiệt huyết, mang trong mình
trách nghiệm xây dựng đất nước của một công dân.
Vì thế sau này em muốn trở thành một kĩ sư nghiên cứu, sáng chế ra
thực phẩm
an toàn bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và đặc biệt chính là gia đình củ
a em.
Đặng Xuân Ngọc – 20201193

You might also like