Lí thuyết về chất khử, chất oxi hoá

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

TÀI LIỆU KHÓA VIP NĂM HỌC

2021 – 2022 KHỐI 10

TĂNG CƯỜNG LÍ
THUYẾT
THẦY NGUYỄN XUÂN NGỌC

TỔNG QUAN LÍ THUYẾT:


1. CHẤT KHỬ: là chất NHƯỜNG (cho) electron, chứa nguyên tố TĂNG số oxi hoá.
2. CHẤT OXI HOÁ: là chất NHẬN electron, chứa nguyên tố GIẢM số oxi hoá.
3. SỰ OXI HOÁ/ BỊ OXI HOÁ/ QUÁ TRÌNH OXI HOÁ: Là quá tình CHẤT KHỬ
tiến hành CHO electron làm TĂNG số oxi hoá.
4. SỰ KHỬ/ BỊ KHỬ/ QUÁ TRÌNH KHỬ: Là quá tình CHẤT OXI HOÁ tiến hành
NHẬN electron làm GIẢM số oxi hoá.
5. Chất có chứa nguyên tố có số oxi hoá THẤP NHẤT thường chỉ có TÍNH KHỬ
Kim loại: Na, Al, Fe, … , S(-2), P(-3), N(-3), I (-1)
6. Chất có chứa nguyên tố có số oxi hoá CAO NHẤT thường chỉ có TÍNH OXI HOÁ
+ Oxit kim loại: Na2O, CaO, MgO; CuO, Fe2O3, Al2O3,….
+ Oxit axit: CO2, SO3, N2O5, P2O5, ….
+ Axit: HNO3, H2SO4, HClO4, …
+ Đơn chất và hợp chất khác: O2, O3, F2, KMnO4, K2Cr2O7, Fe3+, Cu2+, Ag+,…
7. Chất có chứa nguyên tố có SỐ OXI HOÁ TRUNG GIAN hoặc có chứa nhiều
nguyên tố VỪA TĂNG VỪA GIẢM thì có cả 2 tính.
+ Cl2, Br2, I2, Fe2+, Cu+, Cr2+, FeO, Fe3O4, FeCO3, Fe(NO3)2, FeSO4, FeS, FeS2, N2,
NO, NO2, S, SO2 (số oxi hoá trung gian)
+ HCl, H2S, H2O2, Fe(NO3)3 (chứa nhiều nguyên tố vừa tăng vừa giảm)
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Trong các halogen sau, halogen nào có tính oxi hoá nhất?
A. Flo. B. Clo. C. Brom. D. Iot.
Câu 2. Chất nào sau đây trong các phản ứng vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đóng vai
trò chất khử?
A. S. B. O2. C. O3. D. H2SO4.
Câu 3. Cho dãy dung dịch axit sau HF, HCl, HBr, HI. Dung dịch có tính axit mạnh nhất và
tính khử mạnh nhất là
A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.

1
Câu 4. Lưu huỳnh trong chất nào sau đây chỉ có tính khử?
A. H2S. B. SO2. C. Na2S2O3. D. H2SO4.
Câu 5. Trong dãy các chất sau, dãy chất nào luôn luôn là chất oxi hóa khi tham gia các phản
ứng oxi hóa - khử?
A. H2SO4, Fe2O3, HNO3. B. Fe, Fe2O3, HNO3.
C. HNO3, H2S, SO2. D. FeCl2, I2, HNO3.
Câu 6. Trong phản ứng hóa học sau: SO2 + Br2 + 2H 2O  thì brom đóng vai trò là
A. chất khử. B. vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
C. chất oxi hóa. D. không là chất oxi hóa không là chất khử.
Câu 7. Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào
sau đây?
A. 4S + 6NaOH  2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O.
B. S + 2Na  Na2S.
C. S + 6HNO3đặc  H2SO4 + 6NO2 + 4H2O.
D. S + 3F2  SF6.
Câu 8. Dãy nào sau đây đều có tính oxi hoá và khử?
A. O2; S; SO2. B. S; SO2; Cl2. C. O3, H2S, SO2. D. H2SO4; S; Cl2.
Câu 9. Cho phản ứng hóa học: SO2 + H2S  . Nhận định nào sau đây đúng?
A. Lưu huỳnh trong SO2 bị khử, S trong H2S bị oxi hóa.
B. Lưu huỳnh bị khử và không có chất nào bị oxi hóa.
C. Lưu huỳnh bị oxi hóa và hiđro bị khử.
D. Lưu huỳnh bị khử và hiđro bị oxi hóa.
Câu 10. Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2 ?
A. O2 , nước brom, dung dịch KMnO4.
B. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
C. Dung dịch Ba(OH)2, H2S, nước brom.
D. H2S, O2, nước brom.
Câu 11. Phản ứng nào sau đây, H2S đóng vai trò chất khử?
A. H2S + Ag + O2  . B. H2S + Pb(NO3)2  .
C. Na + H2S  . D. H2S + KMnO4  .
Câu 12. Ở phản ứng nào sau đây, SO2 đóng vai trò chất oxi hoá?
A. SO2 + Br2 + H2O  . B. SO2 + O2  .
C. SO2 + H2S  . D. SO2 + KMnO4 + H2O  .
Câu 13. Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?
A. N2. B. SO2. C. CO2. D. H2.

2
Câu 14. SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với:
A. O2, nước Cl2, dung dịch KMnO4. B. dung dịch KOH, CaO, nước Br2.
C. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4. D. H2S, O2, nước Br2.
Câu 15. Phản ứng nào sau đây không chứng minh được H2S có tính khử?
A. H2S + Cl2 + H2O  . B. H2S + NaOH  .
C. H2S + O2  . D. H2S + O2 (dư)  .
o
t

Câu 16. Cho đơn chất lưu huỳnh tác dụng với các chất: O2; H2; Hg; H2S, nóng; H2SO4
đặc, nóng trong điều kiện thích hợp. Số phản ứng trong đó lưu huỳnh thể hiện tính khử là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 17. Cho các chất và ion sau: Zn; Cl2; FeO; Fe2O3; SO2; H2S; Fe2+; Cu2+; Ag+, HCl,
H2SO4. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 2. B. 8. C. 6. D. 4.
Câu 18. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2,
FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3, FeS, FeS2 lần lượt phản ứng với H2SO4 dư, đặc nóng. Số lượng
phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá-khử là
A. 8. B. 9. C. 10. D. 7.
Câu 19. Cho các chất: Cu, CuO, NaCl, Mg, KOH, C, Na2CO3, tổng số chất vừa tác dụng
với dung dịch H2SO4 loãng, vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 20. Cho các chất: KBr, S, Si, SiO2, P, Na3PO4, Ag, Au, FeO, Cu, Fe2O3. Trong các
chất trên số chất có thể oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là
A. 6. B. 5. C. 7. D. 4.
………………………… HẾT …………………………

You might also like