Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một

nhà nhân đạo lỗi


lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời”. Trong suốt sự nghiệp
sáng tác của mình, ông đã có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam, để
lại nhiều tác phẩm hay và giá trị. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến
Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) sáng tác vào đầu thế kỉ 19. Truyện thuộc thể loại truyện
thơ Nôm, bao gồm 3254 câu thơ lục bát. Thông qua tác phẩm của mình, Nguyễn Du đã khắc
họa bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo cũng như là tiếng nói thương cảm
trước số phận bi kịch của con người. Đồng thời truyện Kiều là tiếng nói khẳng định đề cao tài
năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người....

Trong đó, đoạn trích Trao duyên là một đoạn trích thể hiện tấn bi kịch trong lòng của nhân
vật chính Thúy Kiều khi phải đấu tranh giữa bên hiếu, bên tình. Cuối cùng Thúy Kiều lựa
chọn hy sinh thân mình để bảo vệ hạnh phúc cho gia đình chuộc cha và em trai ra khỏi chốn
lao tù. Cậy em.. thưa :. Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ chân tình, thuần hậu để nói chuyện
với Thúy Vân. Từ “cậy” được sử dụng thật đặc sắc, là “cậy” chứ không phải “nhờ”, người
được “cậy” khó lòng từ chối. Thúy Kiều đã đặt hết niềm tin tưởng của mình vào Thúy Vân và
Thúy Vân không thể thoái thác được và phải “chịu lời”. Kiều đã đặt Vân lên vị trí cao hơn, hạ
mình xuống như để van nài, kêu xin. Không có người chị nào lại xưng hô với em mình bằng
những từ ngữ tôn kính chỉ dùng với bề trên như “thưa, lạy”. Kiều muốn chuẩn bị tâm lí cho
Vân để đón nhận một chuyện hệ trọng mà nàng chuẩn bị nhờ cậy em bởi nàng hiểu rằng việc
mà nàng sắp nói ra đây là rất khó khăn với Vân và cũng ảnh hưởng đến cả đời của Vân.

Giữa đường… mặc em : Thành ngữ “giữa đường đứt gánh” được vận dụng đầy khéo léo để
chỉ mối lương duyên chìa lìa của Kim - Kiều. “Gánh tương tư” sâu nặng bao nhiêu thì đứt
gánh càng khổ đau, cay đắng bấy nhiêu. Điển tích “keo loan” vốn dành cho những mối tình
gắn kết, bền chặt nay lại dành nhờ người “chắp mối” Tơ duyên là của chị, khi đến với em nó
đã là “tơ từa”. Cụm danh từ “tơ thừa” kết hợp với cụm từ” mặc em” làm nổi bật tâm trạng
ngậm ngùi, chua xót của Thúy Kiều. Kiều hiểu những thiệt thòi mà Vân phải chịu khi chấp
nhận mối duyên này. Nếu với Thúy Kiều, đó là duyên trăm năm còn với Vân thì đó chỉ là mối
“duyên thừa” mà thôi. Hai từ “mặc em” như một sự phó mặc, uỷ thác nơi em của Kiều, nàng
tin rằng em sẽ hiểu cho nỗi khó xử và tình cảnh éo le của mình.

Kể từ… vẹn hai : Ngày gặp Kim Trọng, tình yêu chớm nở, hai người "tình trong như đã mặt
ngoài còn e", Kim- Kiều đã từng hạnh phúc biết bao với những lời hẹn ước, với chén rượu
thề nguyền. Điệp từ "khi" càng nhấn mạnh nỗi nhớ da diết và cả nỗi tiếc thương nơi Kiều.
Nàng tâm sự với em như để giãi bày nỗi lòng cũng là mong em sẽ phần nào hiểu được những
day dứt nơi nàng. “Sóng gió bất kì” là tai ương bất ngờ đến mà gia đình chị em Kiều phải
gánh chịu. Cha và em bị oan sai, Kiều buộc phải bán mình cứu người thân. Chữ “hiếu” đã
trọn mà chữ “tình” còn day dứt. Làm sao để vẹn cả hai bề? Chữ Hiếu là một phạm trù đạo
đức trong đạo Nho, vì hiếu con người ta phải dẹp bỏ tình riêng, là một quan niệm đạo đức
phổ biến của người xưa. Và Kiều cũng thế, nàng không bao giờ cho phép mình trở thành
người con bất hiếu. Nàng đã chôn vùi tình cảm riêng tư để báo hiếu cho cha mẹ

Ngày xuân... thơm lây :  Kiều đã khéo léo đánh vào tâm lý của em gái, khi đề cập đến tình chị
em ruột thịt, mong em gái thương xót mình mệnh khổ. Không chỉ thế lời Kiều ai oán, thê
lương, càng đem đến hiệu ứng dường như ấy là lần cuối cùng Kiều nhờ vả Thúy VânNhững
lý lẽ Kiều đưa ra vừa chân thành tha thiết, lại vừa thấu tình đạt lýDù có ở thế giới khác đi
chăng nữa thì Kiều cũng cảm thấy mãn nguyện khi đã trao duyên được cho em. Nhưng mặt
khác, hai chữ “thơm lây” khiến cho Kiều trở thành một người ngoài cuộc bởi hạnh phúc bây
giờ đã trao lại cho Thúy Vân. Qua đây ta cũng thấy được thân phận và số phận của Kiều khi
thốt ra những lời như thế. Nếu như không có sóng gió bất ngờ xảy ra thì Kiều đã được hưởng
những hạnh phúc ấy và bởi vậy, lời nói của Kiều có gì đó thật xót xa, hạnh phúc mới chớm
nở thì đã tàn.

Trong 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên này thể hiện sự đau khổ của Thúy
Kiều khi làm chị nhưng lại phải nhờ vả cậy nhờ em mình. Những lời tâm sự rút gan rút
ruột của Thúy Kiều cho thấy sự đau khổ của người con gái phải rời xa mối tình tâm đầu
ý hợp của mình. Khi tình duyên dang dở Thúy Kiều quyết định từ bỏ tình yêu, từ bỏ
Kim Trọng để bán mình chuộc cha.

Chiếc vành… ngày xưa: Thúy Kiều từ từ trao lại những kỉ vật tình yêu "chiếc vành", ''bức tờ
mây'' rồi đến ''phím đàn'', ''mảnh hương nguyền'' . Họ đã cùng nhau thề nguyền sống chết, họ
đã có với nhau những ngày tháng hạnh phúc những niềm vui tràn ngập vậy mà giờ đây cái xã
hội kia đã buộc Kiều chọn chữ hiếu mà hi sinh chữ tình. Kỷ vật của một mối tình đẹp mà
Kiều không nỡ rời xa nay đành lòng gửi gắm tất cả lại cho Thúy Vân. Trao kỉ vật lại cho em
cũng nhằm để cho em nhớ đến mình, nàng tự coi mình là “mệnh bạc” để người khác xót xa
thay cho thân phận mình. Sợi tơ duyên đẹp đẽ ngày nào đã mất đi thì sống trên đời cũng
chẳng còn nghĩa lý gì. Những kỉ vật tình yêu của nàng với chàng Kim chỉ mong tham lam giữ
thành của chung của ba người. Dẫu đã trao cho Thúy Vân những kỉ vật ấy nhưng nàng vẫn
luyến tiếc và mong rằng nó sẽ là của chungKiều chỉ mong rằng Thúy Vân còn giữ kỷ vật
cũng như nhớ về người chị “mệnh bạc” này. Chút níu giữ đó là vật làm tin này cũng trao đi
rồi, còn "phím đàn” ở lại như để mỗi khi ai đó đánh lên sẽ nhớ tới nàng. Kiều đau đớn như
nghĩ đến cái chết, có lẽ là nàng tưởng tượng ra cảnh mai này Kim và Vân sống hạnh phúc mà
nàng phải chứng kiến cảnh yêu thương của họ thì nàng sống không bằng chết. Hay từ khi xác
định bán thân nàng đã quyết định chọn cái chết để kết thúc cuộc đời này.
Mai sau…thác oan : Cho dù Thúy Kiều có "thịt nát xương mòn" thì cũng mong rằng Thúy
Vân và Kim Trọng không quên mình. Nàng còn chỉ cho Thúy Vân biết dấu hiệu để nhận ra
khi mình trở về: "Thấy hiu hiu gió thì hay chị về". Một con người nặng tình nặng nghĩa như
Thúy Kiều không thể lãng quên lời thề của mình với chàng Kim nhanh như vậy được. Hình
ảnh "hồn", "thân bồ liễu", "ghì trúc mai", "dạ đài", "giọt nước", "thác oan" gợi ra cuộc sống
cõi âm, đầy tâm linh, ma mị. Lời thề, lời hẹn ước mặc dù đã được trao cho em thay mình trả
nhưng không có nghĩa là cô đã hoàn toàn trút bỏ, lãng quên. Thậm chí kể cả khi đã chết thì
vẫn “mang nặng lời thề”. Nàng tự ví mình như “bồ liễu”, “trúc mai” tuy mảnh mai, yếu đuối
nhưng lại thanh cao. Mong muốn được rửa oan khuất khi bị tước mất quyền sống, quyền mưu
cầu hạnh phúc.

Bằng nghệ thuật khắc họa, miêu tả nội tâm nhân vật, ngôn ngữ độc thoại sinh động, sử
dụng ngôn từ điêu luyện tác giả đã cho người đọc thấy được tâm trạng vật vã, đau đớn
rồi ngất đi trong tiếng kêu thảng thốt, ai oán của Thúy Kiều. Đó là tâm trạng đau đớn
đến cùng cực của Kiều khi phải nhường lại tình yêu của mình và Kim Trọng. Qua đó
thấy được bi kịch mà người phụ nữ xưa phải chịu rất nghiệt ngã.

Bây giờ  … ấy thôi! : Thành ngữ “Trâm gãy gương tan” là sự tan vỡ của tình yêu, cũng là sự
tan nát trong trái tim Thúy Kiều. Tình yêu với của nàng với Kim Trọng ngày một nâng lên,
ngày càng tha thiết thì nỗi đau, sự dằn vặt trong trái tim nàng càng mạnh mẽ, càng đớn đau
hơn. Hơn thế nữa, Kiều là phận gái, lại là người nặng tình nghĩa, thủy chung, nàng càng đau
gấp bội. Buộc phải trao duyên cho em là lựa chọn cuối cùng của Kiều dù lòng chẳng đặng,
thực tại phũ phàng quá, trái tim nàng, cõi lòng nàng tan nát.Lời nàng tạ tội của nàng thật
thương tâm: Kiều cất lên lời oán trách số phận, trách sự vô tình, khắc nghiệt của cuộc đời,
than thở cho số phận éo le, mỏng manh, bạc bẽo của bản thân.

Phận sao  …lỡ làng : Đó là lời oán trách, lời than oán số phận “bạc như vôi” của mình.Lời
than oán của Kiều không ai có thể trả lời được, đó là một lời than oán cay đắng, tuyệt vọng,
kêu lên chỉ để oán trách trời mà thôi! Rồi đây số phận của Kiều sẽ trôi dạt như bông hoa đẹp
đẽ đã “đành trôi” trên dòng nước. ước chảy hoa trôi” là cảnh xuân đã hết, hoa rụng, tuyết tan,
nghĩa là tuổi thanh xuân trinh trắng và đẹp đẽ của Kiều đã chấm dứt từ đây. Và lúc đó, trong
những giây phút cuối cùng của cuộc trao duyên, Kiều cất tiếng gọi người yêu:

Ôi… từ đây : “Thôi thôi” là tiếng than tiếc rẻ, dằn vặt. “Thôi thôi” cũng là tiếng xác nhận sự
phụ bạc của mình.Tiếng gọi của nàng như một tiếng kêu chới với và tuyệt vọng bởi vì không
có hồi âm.Kiều đã gắng gượng đến phút cuối cùng, lấy hết sức mình để thốt lên những tiếng
kêu cuối cùng – tiếng kêu than oán, kêu cứu của một người phụ nữ “tài hoa bạc mệnh” trong
xã hội phong kiến.Sau tiếng kêu não lòng ấy, Kiều ngất đi, kết thúc cuộc trao duyên đầy chất
trữ tình:”Cạn lời hồn ngất máu sau-Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng”

Bằng nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật, sử dụng các từ ngữ tinh tế, đắt giá, các thành
ngữ giàu sức gợi cùng với việc sử dụng các thủ pháp ẩn dụ, so sánh, liệt kê, đối lập
Nguyễn Du đã thể hiện rất thành công số phận bi kịch, nội tâm rối bời, tâm trạng đau
khổ, cay đắng, xót xa và tuyệt vọng trong cuộc trao duyên của Thúy Kiều. Bằng tài
năng của mình tác giả đã làm cho đoạn “Trao duyên” trở thành đoạn thơ bi đát nhất
trong Truyện Kiều, đó cũng là lý do Truyện Kiều vẫn còn nguyên giá trị dù đã trải qua
khoảng thời gian rất lâu rồi.

You might also like