ôn tập sử 10 trắc nghiệm.

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II MÔN SỬ 10

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM


I. Lịch sử Việt Nam
1. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu từ TK I- TK X
- K/n 2 bà trưng...t/g năm 40........
- K/n Lý Bí ....t/g 542........
- K/n Khúc Thừa Dụ ....T/g 905.........
- K/n Ngô Quyền.....T/g 938.........
2. Nét chính các triều đại phong kiến Việt Nam
Triều Thời gian Tên nước Kinh đô Luật pháp Quân đội
đại
Ngô 939-967 Vạn Xuân Cổ Loa Pháp luật thời kì - 2 loại:
Đinh 968-980 Đại Cồ Việt Hoa Lư này còn sơ khai +cấm quân ( quân bảo
Tiền Lê 980-1009 Đại Cồ Việt Hoa Lư đơn giản... vệ nhà vua và kinh
Lý 1009-1225 Đại Việt Thăng Long Luật hình thư thành)
Trần 1225-1400 Đại Việt Thăng Long Hình luật + quân chính quy.
Hồ 1400-1407 Đại Ngu Thanh Hóa ( ngoại binh)
Lê sơ 1428-1527 Đại Việt Thăng Long
Quốc triều hình - Tuyển chọn theo chế
luật(luật Hồng độ “ ngụ binh ư nông’’
Đức)
3. Nét chính các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm TK X- XVIII
Tên kháng chiến, khởi Lãnh đạo Thắng lợi tiệu biểu Nghệ thuật quân sự
nghĩa
K/c chống Tống lần 1 Lê Hoàn Sông Bạch Đằng và ải Chọn nơi quyết chiến
chi lăng và chọn đúng thời cơ...
K/c chống Tống lần 2 Lý Thường Kiệt Sông Như Nguyệt ‘’Tiên phát chế
nhân’’...
3 lần k/c chống Mông- Các vua Trần và Trần Đông bộ đầu,hàm tử, Vườn không nhà
Nguyên Hưng Đạo chương dương, sông trống......
bạch đằng......
Khởi nghĩa Lam Sơn Lê Lợi và Nguyễn Trãi Tốt Động-chốt Động, Đánh lâu dài, kết hợp
Chi Lăng-Xương Giang đấu tranh quân sự với
ngoại giao....
K/c Chống Xiêm Nguyễn Huệ Rạch Gầm- Xoài Mút Hành quân thần tốc,
K/c Chống Thanh Nguyễn Huệ( Quang Ngọc hồi- Đống đa chớp thời cơ....
Trung)
4.Thành tựu về giáo dục, văn học, nghệ thuật, KHKT từ TK X- XVIII
* Thế kỉ X- XV
Giáo dục
- Năm 1070, Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
- Năm 1075, tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành
- Thế kỉ X - XV, giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài.
+ Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi hội, chọn tiến sĩ.
+ Năm 1484, dựng bia ghi tên tiến sĩ => Giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.
Văn học
- Văn học Đại Việt ở giai đoạn đầu mang nặng tư tưởng Phật giáo.
- Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Hịch
tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo.
- Từ thế kỷ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.
Nghệ thuật
- Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ thế kỷ X - XV theo hướng Phật giáo gồm chùa,
tháp, đền. Chùa Một cột, chùa Dâu, chùa Phật tích, tháp Phổ Minh.
- Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành
Thăng Long, thành Nhà Hồ, tháp Chăm.
- Điêu khắc: gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn
mang những nét độc đáo riêng.
- Nghệ thuật sân khấu:
+ Chèo, tuồng ra đời từ sớm và ngày càng phát triển.
+ Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.
+ Ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống cùng với đó là các cuộc đua tài như: đấu vật, đua
thuyền, đá cầu, …
+ Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng cồng,…
Khoa học - kĩ thuật
Đạt thành tựu có giá trị.
- Sử học: Bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu (bộ sử chính thống thời Trần); Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử
ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên).
- Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.
- Quân sự: có Binh thư yếu lược.
- Thiết chế chính trị: Thiên Nam dư hạ.
- Toán học: Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.
- Kĩ thuật: Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ, thuyên chiến có lầu, thành nhà Hồ ở Thanh Hoá.
* Thế kỉ XVI – XVIII
Giáo dục
- Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

- Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.

- Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

Văn học

- Nho giáo suy thoái. Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.

- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,
Phùng Khắc Khoan…..

- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca
dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.

- Thể hiện tinh thần dân tộc của nguyên nhân Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết
văn, làm thơ...

- Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

Nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật


- Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước. (các vị La Hán chùa Tây Phương, chùa Thiên
Mụ, tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay)

- Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng
thời mang đậm tính địa phương.
- Nghệ thuật sân khấu: quan họ, hát giặm, hò, vè, lý, si, lượn…

Khoa học - kỹ thuật:

- Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ
lục.

- Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.

- Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

- Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

- Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

- Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

II. Lịch sử thế giới.

1/ Biết được nét chính về Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII: Nguyên nhân sâu xa, duyên cớ
trực tiếp; Diễn biến (mốc mở đầu, đỉnh cao, kết thúc); Kết quả cuộc cách mạng.
- Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với phương thức sản xuất
phong kiến.
- Nguyên nhân trực tiếp: Nhà vua Anh dùng vũ lực đàn àn quốc hội khi yêu cầu tài chính không được
thông qua.
- Diễn biến CM TS Anh:
+Tháng 8-1642, Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội, cuộc nội chiến bùng nổ.
+ Tháng 01/1649: vua Sac-lơ I bị xử tử, nền Cộng hòa được thiết lập – CM đạt đến đỉnh cao.
+ Tháng 12/1688: Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập – CM chấm dứt.
- Kết quả:
+ Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến

2/ Hiểu được tính chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập
của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, cuộc Cách mạng tư sản Pháp.
a/ CMTS Anh:
- Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:
  + Tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại.
+ Vấn đề ruộng đất của nông dân chưa được giải quyết.
  + Nhân dân không được hưởng quyền lợi gì, bị bóc lột.
-Ý nghĩa lịch sử:
+  Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
  + Mở đầu 1 thời đại mới trong lịch sử loài người - Thời kỳ cận đại.
b/ Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
-Tính chất: Mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản ,diễn ra dưới hình thức là một cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc.
- Ý nghĩa:
+ Giải phóng Bắc Mĩ thát khỏi sự thống trị của Anh,mở đường cho kinh tế TBCN phát triển.
+ Cổ vũ phong trào đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu,giành độc lập ở châu Mĩ.
c/ CMTS Pháp:
- Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất
-Ý nghĩa lịch sử:
+ Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến.
+ Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất, mở đường cho CNTB ở Pháp phát triển.
+ Mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi
toàn thế giới.
3/ Kết quả của Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Tháng 9-1783, Hòa ước Vec-xai được kí kết, Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc
Mĩ.
- Năm 1787, Hiến pháp nước Mĩ được thông qua, củng cố vị trí nhà nước mới.

4/ Hiểu được tiền đề của cuộc Cách mạng tư sản Pháp. Biết được sự kiện mở đầu của cách mạng,
nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia – cô – banh.
a/ Tiền đề của CMTS Pháp (HS nắm được tình hình nước Pháp trước CM về các mặt: Kinh tế, chính
trị, xã hội và tư tưởng).
b/ Sự kiện mở đầu của CMTS Pháp: Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân ở Pari nổi dậy phá ngục
Baxti.
c/ Nền chuyên chính Gia-cô-banh

-Sau khi lật đổ phái Girôngđanh, phái Giacôbanh được sự ủng hộ của nhân dân lên nắm chính quyền,
thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng do Rôbespie đứng đầu.

-Trước những khó khăn của đất nước(thù trong, giặc ngoài), chính quyền đã kịp thời đưa ra một số
chính sách :

+ Xoá bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến.

+ Chia ruộng đất cho nông dân

+ Ban hành Luật giá tối đa, xóa nạn đầu cơ tích trữ.

+ Ban hành lệnh tổng động viên ….. Cách mạng đạt tới đỉnh cao.

KL : Những việc làm trên chính quyền Gia-cô-banh đã đưa CMTS Pháp đạt đến đỉnh cao.
5/ CMCN ở Châu Âu.
a/ Nêu được tiền đề của cách mạng công nghiệp ở Anh. CMCN nổ ra đầu tiên ở Anh, vì:
- Cách mạng tư sản nổ ra sớm, tạo điều kiện cho giai cấp tư sản lên nắm quyền.
- Anh là nước có nền kinh tế TBCN phát triển mạnh (Tích lũy tư bản (vốn)).
- Có hệ thống thuộc địa rộng lớn (Có nguồn nhân công dồi dào)
- Sự phát triển kĩ thuật.
=> Anh có đủ các tiền đề để tiến hành CMCN.

b/ Hiểu được hệ quả của cách mạng công nghiệp châu Âu.

* Ưu điểm

- Về kinh tế:

+ Nâng cao năng suất lao động làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.

+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

- Về xã hội:
+ Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

*Hạn chế

+ Ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, giao thông ….

+ Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng lên.


c/ Hiểu được phát minh ra máy Hơi nước của Giêm - Oát là quan trọng nhất. Vì
- Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
- Lao động bằng thủ công dần thay thế lao động bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở
Anh và châu Âu.
- Làm cho năng suất lao động tăng, thay đổi bộ mặt kinh tế Anh và châu Âu.
- Dẫn đến sự ra đời của các ngành công nghiệp mới.

You might also like