Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 115

PHẦN A.

KẾT CẤU CHUNG


Chương 1. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1.1. KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
TRONG LỊCH SỬ
1.1.1 Các hình thức hôn nhân và gia đình trong lịch sử
1.1.2. Quá trình phát triển của pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam
1.1.3. Nguồn pháp luật hôn nhân và gia đình
1.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
VIỆT NAM
1.2.1. Những khái niệm cơ bản
1.2.2. Nguyên tắc cơ bản của hôn nhân và gia đình Việt Nam
1.2.3. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Chương 2. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ KẾT HÔN
2.1. ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN VÀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
2.1.1. Quyền kết hôn và điều kiện kết hôn
2.1.2. Đăng ký kết hôn
2.2. HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
2.2.1. Khái niệm và căn cứ huỷ việc kết hôn trái pháp luật
2.2.2. Người có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật
2.2.3. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật
2.2.4. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
Chương 3. QUAN HỆ PHÁP LUẬT TRONG GIA ĐÌNH
3.1. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỢ CHỒNG
3.1.1. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân
3.1.2. Quan hệ tài sản của vợ chồng
3.1.3. Quan hệ đại diện giữa vợ và chồng
3.2. XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON
3.2.1. Xác định cha, mẹ

1
3.2.2. Xác định con
3.2.3. Thủ tục xác định cha, mẹ, con
3.2.4. Nuôi con nuôi
3.3. QUAN HỆ PHÁP LUẬT CHA MẸ VÀ CON
3.3.1. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con
3.3.2. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
3.3.3. Quyền và nghĩa vụ của con
3.4. QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CỦA GIA ĐÌNH
3.4.1. Quy định chung về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia
đình
3.4.2. Quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia
đình
Chương 4. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CẤP DƯỠNG
4.1. KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CẤP DƯỠNG
4.1.1. Khái niệm, đặc điểm của cấp dưỡng
4.1.2. Mục đích của cấp dưỡng
4.2. MỨC CẤP DƯỠNG VÀ PHƯƠNG THỨC CẤP DƯỠNG
4.2.1. Mức cấp dưỡng
4.2.2. Phương thức cấp dưỡng
4.3. CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP DƯỠNG TRONG GIA ĐÌNH
4.3.1. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
4.3.2. Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ
4.3.3. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em
4.3.4. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
4.3.5. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột
4.3.6. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
4.4. THỰC HIỆN VÀ CHẤM DỨT NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG
4.4.1. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
4.4.2. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

2
Chương 5. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHẤM DỨT HÔN NHÂN
5.1. LY HÔN
5.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của ly hôn
5.1.2. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
5.1.3. Thủ tục ly hôn
5.1.4. Hậu quả của ly hôn
5.2. CHẤM DỨT HÔN NHÂN DO VỢ, CHỒNG CHẾT HOẶC BỊ TÒA ÁN
TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT
5.2.1. Hậu quả pháp lý trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã
chết
5.2.2. Quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về
5.2.3. Quản lý tài sản chung của vợ chồng khi một bên vắng mặt tại nơi cư trú
hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích
Chương 6. QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
6.1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
6.1.1. Những khái niệm liên quan đến hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
6.1.2. Áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
6.1.3. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
6.1.4. Vấn đề quốc tịch trong hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
6.1.5. Hợp pháp hoá lãnh sự giấy tờ, tài liệu về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài
6.2. MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
6.2.1. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
6.2.2. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
6.2.3. Xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài
6.2.4.Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
6.3. NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
6.3.1. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
6.3.2. Điều kiện đối với người nhận con

3
6.3.3. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi
6.3.4. Thủ tục nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
6.3.5. Nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở nước ngoài
6.3.6. Công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi
6.3.7. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi
6.3.8. Nuôi con nuôi ở khu vực biên giới
6.3.9. Đăng ký lại việc nuôi con nuôi, công nhận việc nuôi con nuôi đã đăng ký
tại cơ quan có thẩm quyền của nước
6.3.10. Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

PHẦN B. NỘI DUNG CHI TIẾT


Chương 1
KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1.1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG
LỊCH SỬ
1.1.1. Các hình thức hôn nhân và gia đình trong lịch sử
- Sách: F.Ăngghen “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước”
- Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (2021). Trường Đại học Luật
Hà Nội, Nhà xuất bản Tư pháp.
+ Lúc đầu với sự chi phối của quy luật đào thải tự nhiên và sau đó là của chế độ tư
hữu đối với vấn đề hôn nhân và gia đình. Sau này có thêm những tác động của xã hội:
Cơ chế kinh tế, ý thức xã hội.
* Gia đình huyết tộc: Từ quần hôn do quy luật đào thải tự nhiên, thoái hoá giống
nòi  Xuất hiện huyết tộc: Cùng thế hệ tạo gia đình (Cha mẹ, con cái), mỗi nhóm
người theo từng thế hệ, hủy bỏ quan hệ tính giao bừa bãi giữa các thế hệ với nhau (cha
mẹ và con cái), chỉ xác định được mẹ không xác định được bố do vẫn có cận huyết
(anh chị em), vẫn có thoái hoá nòi giống
* Gia đình Pu-na-lu-an (Cọc chèo – anh em rể, ): Đòi hỏi đào thảo tự nhiên 
trong cùng thế hệ loại trừ bớt, dần dần hủy bỏ quan hệ tính giao trong cùng thế hệ giữa
anh chị em với nhau (anh em trai với chị em gái)  Hôn nhân tách ra dần huyết tộc,
4
con cái sinh ra chỉ xác định chính xác mẹ. Cơ cấu xã hội thị tộc, chế độ mẫu quyền
quyết định trong gia đình huyết tộc/ Pu na lu an, cai quản gia đình, chỉ huy mọi việc
* Gia đình đối ngẫu (hình thái trung gian): Kết hôn từng cặp, trong số nhiều
người vợ, người đàn ông có 1 vợ chính và đối với người đàn bà này, anh ta là người
chồng chính trong số nhiều chồng khác. Không xác định được bố, chỉ xác định được
mẹ, cơ chế thị tộc, chế độ mẫu quyền vẫn còn
* Gia đình một vợ một chồng: Tư hữu xuất hiện do tiến bộ công cụ và tăng năng
xuất LĐ, của cải dư thừa  Xuất hiện nhóm người có sức lực (đàn ông) chiếm của cải
dư thừa, con người nô lệ( phụ nữ)  Ra đời do sự đòi hỏi của chế độ tư hữu. Nảy sinh
từ gia đình đối ngẫu. Con cái phải có cha đẻ được xác định rõ ràng để được hưởng
thừa kế trực tiếp tài sản của người cha. Thực chất là đối với người phụ nữ, do đàn ông
có tiền tài sản nên có thể mua vợ (Phụ quyền)  Đa thê, có thể bỏ vợ nhưng không
thể bỏ chồng  Ngoại tình và mại dâm xuất hiện và tăng
+ Hôn nhân và gia đình dưới chế độ XHCN: Chế độ một vợ một chồng dựa trên cơ sở
tình yêu nam nữ
1.1.2. Quá trình phát triển của pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam -
Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (2021). Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nhà xuất bản Tư pháp.
1.1.2.1. Chế độ hôn nhân và gia đình thời kỳ Pháp thuộc, trước Cách mạng Tháng
Tám
Bộ Dân luật 1931 áp dụng tại Bắc Kỳ, Bộ Dân luật 1936 áp dụng tại Trung Kỳ,
Tập Dân luật giản yếu 1883 áp dụng tại Nam Kỳ dựa theo Bộ luật dân sự của Cộng
hoà Pháp 1804. Chế độ hôn nhân và gia đình thời kỳ này có những đặc điểm:
+ Hôn nhân cưỡng ép, phụ thuộc cha mẹ và các bậc thân trưởng trong gia đình;
+ Chế độ đa thê; nam gia trưởng, nữ phụ thuộc (3 tòng, 4 đức)
+ Quan hệ bất bình đẳng nam, nữ;
+ Thừa nhận quyền gia trưởng của chồng đối với vợ, cha mẹ với các con, phân biệt
đối xử giữa các con
+ Ly hôn trên cơ sở lỗi của vợ, chồng
+ Quy định việc để tang những người tôn thuộc trong gia đình là điều kiện để hôn
nhân có giá trị pháp lý.
1.1.2.2. Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945
Chia thành các giai đoạn:

5
a. Giai đoạn Cách mạng dân chủ nhân dân 1945-1954
+ Sắc lệnh số 90-SL ngày 10-10-1945 cho phép vận dụng những quy định trong
pháp luật cũ có chọn lọc, theo nguyên tắc không trái với lợi ích của Nhà nước
VNDCCH và lợi ích của nhân dân lao động.
+ Hiến pháp 1946
+ Sắc lệnh số 97-SL ngày 22-5-1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong
dân luật: Xoá bỏ cấm kết hôn trong thời kỳ có tang; có thể lấy chồng sau khi có án ly
dị; thực hiện bình đẳng nam nữ trong gia đình; xoá bỏ quyền “trừng giới”; bảo vệ
quyền thừa kế; con hoang có thể truy nhận cha.
+ Sắc lệnh số 159-SL ngày 17-11-1950 quy định về vấn đề ly hôn: Tự do hôn
nhân; quy định các duyên cớ chung cho việc ly hôn; thuận tình ly hôn; bảo vệ phụ nữ
có thai, quyền của con chưa thành niên khi cha mẹ ly hôn; thống nhất luật lệ về ly hôn
trong toàn quốc.
b. Giai đoạn Cách mạng XHCN ở Miền Bắc, Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân
dân ở Miền Nam 1954-1975
+ Hiến pháp 1959
+ Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 (6 chương, 35 điều) - Đạo luật đầu tiên
về hôn nhân và gia đình: Chế độ hôn nhân và gia đình dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản:
Hôn nhân tự do và tiến bộ; Hôn nhân một vợ một chồng; Nam nữ bình đẳng, bảo vệ
quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình; Bảo vệ quyền lợi con cái.
c. Giai đoạn cả nước thống nhất từ 1975 đến nay
+ Hiến pháp 1980
+ Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (10 chương, 57 điều) - Đạo luật hôn
nhân và gia đình thứ 2, được QH Khoá VII kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 29-12-1986,
HĐNN công bố ngày 3-1-1987
+ Hiến pháp 1992
+ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (13 chương, 110 điều)- Đạo luật hôn
nhân và gia đình thứ 3, được QH Khoá X kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 9-6-2000, có
hiệu lực thi hành từ 1-1-2001.
+ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (9 chương, 133 điều) - Đạo luật hôn
nhân và gia đình thứ 4, được QH Khoá XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19-6-2014,
có hiệu lực thi hành từ 1-1-2015.
 4 đạo luật hôn nhân gia đình ứng với hiến pháp
1.1.3. Nguồn pháp luật hôn nhân và gia đình
6
a. Hiến pháp 2013 Đ36, 37 HP 2013
+ Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ,
một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cơ sở là tình yêu nam nữ
Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ
em.
+ Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham
gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm
dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
+ Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải
trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công
dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.
+ Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy
vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b. Bộ luật dân sự 2015
Những nội dung liên quan trực tiếp:
- Quyền nhân thân, quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình: Đ25-39 BLDS
- Sở hữu chung của vợ chồng: Đ213 BLDS
- Trách nhiệm dân sự; Thừa kế…
c. Luật hôn nhân và gia đình 2014, các văn bản hướng dẫn thi hành và các đạo
luật khác có liên quan
+ Quan hệ giữa Luật hôn nhân và gia đình với Bộ luật Dân sự
Các quy định của Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan đến quan hệ hôn
nhân và gia đình được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình trong trường hợp
Luật hôn nhân và gia đình không quy định (Đ6 LHNGĐ)
+ Những đạo luật khác có liên quan: Luật Nuôi con nuôi 2010; Luật Trẻ em 2016;
Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007; Luật Quốc tịch Việt Nam 2008; Luật Cư trú
2020; Luật Bình đẳng giới 2006; Luật Người cao tuổi 2009; Pháp lệnh Dân số 9-1-
2003…
d. Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình Đ2-6 NĐ126/2014/NĐ-CP

7
+ Trường hợp áp dụng
Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập
quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại
Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật HNGĐ được áp dụng (Đ7 LHNGĐ)
+ Nguyên tắc áp dụng tập quán
1) Tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại
Khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình.
2) Việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định tại
Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình.
3) Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng.
+ Thỏa thuận về áp dụng tập quán
- Quy định các bên không có thỏa thuận tại Khoản 1 Điều 7 của Luật Hôn nhân
và gia đình được hiểu là các bên không có thỏa thuận về áp dụng tập quán và cũng
không có thỏa thuận khác về vụ, việc cần được giải quyết.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về tập quán được áp dụng thì giải quyết theo
thỏa thuận đó; nếu các bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định tại Điều 4
của NĐ126/2014/NĐ-CP.
+ Điều kiện áp dụng tập quán trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên
không có thỏa thuận K2 Đ2 NĐ126/2014/NĐ-CP, Đ7 LHNGĐ (3)
1) Tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc
2) Tập quán không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia
đình
3) Tập quán không vi phạm điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình.
+ Giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán
- Trường hợp giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán thì
thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích
sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo.
- Trường hợp hòa giải không thành hoặc vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp
dụng tập quán không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì Tòa án giải quyết vụ, việc đó
theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
+ Tuyên truyền, vận động nhân dân về áp dụng tập quán
- Các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam xây dựng, thực hiện các chính sách, biện pháp sau đây:
8
a) Tạo điều kiện để người dân thực hiện các quy định của pháp luật về hôn
nhân và gia đình; phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân
tộc, xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình;
b) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình,
vận động người dân phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp và xóa bỏ tập quán lạc
hậu về hôn nhân và gia đình;
c) Giáo dục thế hệ trẻ bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, chữ viết và phát huy
các giá
trị văn hóa trong tập quán tốt đẹp của mỗi dân tộc.
- Tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình là tập quán trái với những nguyên
tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 2 của Luật Hôn nhân và
gia đình hoặc vi phạm điều cấm quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và
gia đình.
Danh mục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc
cấm áp dụng ban hành kèm theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP:
“I. CÁC TẬP QUÁN LẠC HẬU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CẦN VẬN
ĐỘNG XÓA BỎ
1. Kết hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Việc đăng ký kết hôn không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện.
3. Cưỡng ép kết hôn do xem “lá số” và do mê tín dị đoan; cản trở hôn
nhân do khác dân tộc, tôn giáo.
4. Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên.
5. Nếu nhà trai không có tiền cưới và đồ sính lễ thì sau khi kết hôn, người
con rể buộc phải ở rể để trả công cho bố, mẹ vợ.
6. Quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, không bảo đảm
quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái.
a) Chế độ phụ hệ:
Khi ly hôn, nếu do người vợ yêu cầu ly hôn thì nhà gái phải trả lại nhà trai toàn
bộ đồ sính lễ và những phí tổn khác; nếu do người chồng yêu cầu ly hôn thì nhà gái
vẫn phải trả lại nhà trai một nửa đồ sính lễ. Sau khi ly hôn, nếu người phụ nữ kết hôn
với người khác thì không được hưởng và mang đi bất cứ tài sản gì. Sau khi cha, mẹ ly
hôn, con phải theo cha.

9
Khi người chồng chết, người vợ góa không có quyền hưởng phần di sản của
người chồng quá cố để lại. Nếu người vợ góa tái hôn với người khác thì không được
hưởng và mang đi bất cứ tài sản gì.
Khi người cha chết, chỉ các con trai có quyền còn các con gái không có quyền
hưởng phần di sản của người cha quá cố để lại.
b) Chế độ mẫu hệ:
Người con bị bắt buộc phải mang họ của người mẹ.
Khi người vợ chết, người chồng góa không có quyền hưởng phần di sản của
người vợ quá cố để lại và không được mang tài sản riêng của mình về nhà.
Khi người mẹ chết, chỉ các con gái có quyền còn các con trai không có quyền
hưởng phần di sản của người mẹ quá cố để lại.
Sau khi ở rể, người con rể bị “từ hôn” hoặc sau khi ăn hỏi, nhận đồ sính lễ,
người con trai bị “từ hôn” thì không được bù trả lại.
7. Không kết hôn giữa người thuộc dân tộc này với người thuộc dân tộc khác và
giữa những người khác tôn giáo.
II. CÁC TẬP QUÁN LẠC HẬU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CẤM ÁP
DỤNG
1. Chế độ hôn nhân đa thê.
2. Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những
người khác có họ trong phạm vi ba đời.
3. Tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ.
4. Thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của
hồi môn, trâu, bò, chiêng ché… để dẫn cưới).
5. Phong tục “nối dây”; Khi người chồng chết, người vợ góa bị ép buộc
kết hôn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố; khi người vợ chết, người
chồng góa bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của người vợ quá cố.
6. Bắt buộc người phụ nữ góa chồng hoặc người đàn ông góa vợ, nếu kết
hôn với người khác thì phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ.
7. Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn”.
+ Trách nhiệm về xây dựng danh mục tập quán được áp dụng
- Trong thời hạn ba năm kể từ ngày Nghị định 126/2014/NĐ-CP có hiệu lực
(15/2/2015), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê
duyệt danh mục các tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng tại địa phương.
10
- Căn cứ vào thực tiễn áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình tại địa phương,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp sửa đổi, bổ sung danh
mục tập quán đã ban hành.
đ. Pháp luật nước ngoài và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Đ122
LHNGĐ
+ Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài, trừ trường hợp Luật Hôn nhân và gia đình có quy định khác.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì áp dụng
quy định của điều ước quốc tế đó.
+ Trong trường hợp Luật Hôn nhân và gia đình, các văn bản pháp luật khác của Việt
Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được
áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại
Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì
áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
+ Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài
được áp dụng.
Xem thêm: Điều 663-675 Bộ luật dân sự 2015
1.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH VIỆT NAM
1.2.1. Những khái niệm cơ bản Đ3 LHNGĐ
a. Hôn nhân và thời kỳ hôn nhân
+ Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật
Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
+ Mục đích của hôn nhân
1) Thoả mãn nhu cầu tình cảm của các bên: đa dạng
Sinh con đẻ cái
Đồng hành
2) Xây dựng gia đình hạnh phúc.
11
+ Đặc điểm của hôn nhân theo pháp luật Việt Nam
1) Sự liên kết giữa 2 người khác giới
2) Sự tự nguyện, chủ yếu trên cơ sở tình yêu nam nữ
3) Sự liên kết bình đẳng của 2 bên nam, nữ
4) Mục đích của sự liên kết là nhằm chung sống với nhau suốt đời, xây dựng gia đình
hạnh phúc.
5) Sự liên kết của 2 bên nam nữ phải theo quy định của pháp luật về điều kiện và thủ
tục
+ Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày
đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.
b. Gia đình
+ Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo
quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.
+ Những chức năng xã hội của gia đình: Chức năng sinh đẻ; chức năng giáo dục; chức
năng kinh tế.
+ Mục tiêu của gia đình Việt Nam theo Quy định về công tác gia đình: Gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
Tham khảo:
- Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 3-1-2013 quy định về công tác gia đình.
- Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (2021). Trường Đại học Luật
Hà Nội, Nhà xuất bản Tư pháp
c. Chế độ hôn nhân và gia đình
Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly
hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên
khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
1.2.2. Nguyên tắc cơ bản của hôn nhân và gia đình Việt Nam Đ2 LHNGĐ (5)
+ Theo Hiến pháp
“Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến
bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau” (Điều 36 Hiến pháp
2013).

12
+ Theo Luật Hôn nhân và gia đình
1) Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2) Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn
giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín
ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp
luật bảo vệ.
3) Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ
tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
4) Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi,
người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực
hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
5) Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về
hôn nhân và gia đình.
1.2.3. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Liên quan đến nhiều lĩnh vực cụ thể nên có nhiều văn bản xử lý vi phạm hành
chính và truy cứu trách nhiệm hình sự.
a. Những hành vi bị cấm Đ5 LHNGĐ (9)
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực
hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với
con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại,
mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc
lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
13
b. Xử phạt vi phạm hành chính
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15-7-2020 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi
hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
+ Trong lĩnh vực hành chính tư pháp
- Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh
- Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn
- Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức, hoạt động của trung tâm tư vấn, hỗ
trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Điều 40. Hành vi vi phạm quy định về cấp, sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân
- Điều 41. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử
- Điều 42. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giám hộ
- Điều 43. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký nhận cha, mẹ, con
- Điều 44. Hành vi vi phạm quy định về thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin
hộ tịch, xác định lại dân tộc
- Điều 45. Hành vi vi phạm nguyên tắc đăng ký, quản lý hộ tịch, sử dụng giấy tờ hộ
tịch; xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch
- Điều 46. Hành vi vi phạm quy định về quản lý quốc tịch
- Điều 47. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư
pháp; yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; sử dụng phiếu lý lịch tư pháp
+ Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
- Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
- Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân
một vợ, một chồng
- Điều 60. Hành vi vi phạm quy định về sinh con
- Điều 61. Hành vi vi phạm quy định về giám hộ
- Điều 62. Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi
- Điều 63. Hành vi vi phạm quy định về văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam

14
Xử phạt vi phạm hành chính về hôn nhân và gia đình trong các văn bản khác:
- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn
xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình (Điều 49: Hành vi
xâm hại sức khỏe thành viên gia đình; Điều 50: Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên
gia đình; Điều 51: Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình;
Điều 52: Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý; Điều 53:
Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà
và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; Điều 54:
Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng; Điều 55: Hành vi cưỡng ép
kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ; Điều 56: Hành vi
bạo lực về kinh tế; Điều 57: Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi
chỗ ở hợp pháp của họ; Điều 58: Hành vi bạo lực đối với người ngăn chặn, phát hiện,
báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình; Điều 59: Hành vi
cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia
đình; Điều 60: Hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình và cản
trở việc ngăn chặn, báo tin, xử lý hành vi bạo lực gia đình; Điều 61: Hành vi sử dụng,
truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình;
Điều 62: Vi phạm quy định về tiết lộ thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; Điều 65:
Vi phạm quy định về quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã)
- Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (Điều 33: Vi phạm quy định về sinh con theo
phương pháp hỗ trợ sinh sản; Điều 83: Vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai
nhi; Điều 84: Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính; Điều 85: Hành vi cản
trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình)
- Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10-6-2009 quy định xử phạt vi phạm
hành chính về bình đẳng giới (Điều 13: Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng
giới trong gia đình) v.v.
c. Trách nhiệm hình sự Đ181-187 BLHS 2015, SĐBS 2017
+ Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình (Chương XVII) : Được quy định tại
các Điều 181 đến 187 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017
- Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly
hôn tự nguyện
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở
người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép
hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu
sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
15
mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
- Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như
vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết
hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02
năm.
- Tội loạn luân
Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là
anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có
công nuôi dưỡng mình
Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha
mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những
trường hợp sau đây thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp
dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà
từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc

16
trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

- Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại


“1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến
05 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm”.
+ Các tội phạm khác có liên quan
- Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
- Điều 130. Tội bức tử
- Điều 131. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát
- Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng
- Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác
- Điều 140. Tội hành hạ người khác
- Điều 141. Tội hiếp dâm
- Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
- Điều 143. Tội cưỡng dâm
- Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
- Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
- Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

17
- Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
- Điều 150. Tội mua bán người
- Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi
- Điều 152. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi
- Điều 165. Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới

Chương 2
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ KẾT HÔN

2.1. ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN VÀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN


2.1.1. Quyền kết hôn và điều kiện kết hôn
2.1.1.1. Quyền kết hôn
- Quyền kết hôn trong Hiến pháp 2013: Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn.
- Quyền nhân thân (gắn với chủ thể con người, ko được chuyển giao theo pháp luật
dân sự: Cá nhân có quyền kết hôn (Đ39 BLDS)
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn
giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín
ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp
luật bảo vệ (Đ2 LHNGĐ)
2.1.1.2. Điều kiện kết hôn Đ8 LHNGĐ (4+1)
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
2) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định
3) Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
4) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định
tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình.
5) Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
a. Điều kiện về tuổi
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
Cách xác định tuổi kết hôn: Tuổi đủ xác định theo ngày, tháng, năm sinh.
18
Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:
- Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng
sinh được xác định là tháng một của năm sinh;
- Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh
thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.

b. Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam, nữ (ví dụ)

Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, là trường hợp nam nữ xác lập quan
hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ; không phân biệt dân tộc, tôn
giáo, tín ngưỡng; không bên nào ép buộc, lừa dối bên nào

c. Không bị mất năng lực hành vi dân sự chứ không cấm hạn chế năng lực, khó
khăn trong nhận thức (tuổi cao,..)

Người mất năng lực hành vi dân sự là người mất khả năng bằng hành vi của mình xác
lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận
của tổ chức giám định (Đ22 BLDS)
d. Không thuộc các trường hợp cấm kết hôn (4)
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định
tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình
d1. Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo
- Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập
quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để
đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
- Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm
chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục
đích chấm dứt hôn nhân.
d2. Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
- Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết
hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

19
- Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi,
yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái
với ý muốn của họ.
Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ của
người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn
với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con
của họ phải kết hôn với nhau...) buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng
của họ.
- Lừa dối kết hôn: Là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm
cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì
bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn. Một bên lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm
phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng
cố tình giấu... nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn.
- Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi,
yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều
kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình hoặc buộc người khác phải
duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
d3. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ.
Người đang có vợ hoặc có chồng là người đã kết hôn với người khác theo đúng
quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn, thuộc một trong
các trường hợp sau đây: (3)
- Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân
và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ
(chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
- Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà
chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết
hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
- Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của
Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có
sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.
d4. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu
về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con

20
nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ
với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
- Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết
thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với
cháu nội, cháu ngoại
- Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra
gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ
khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời
thứ ba.
đ. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
Tham khảo:
- Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 6-1-2016
hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình
- Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5-8-2008 về xác định lại giới tính; Thông
tư số 29/2010/TT-BYT ngày 24-5-2010 hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định số
88/2008/NĐ-CP.
2.1.2. Đăng ký kết hôn
2.1.2.1. Nghĩa vụ đăng ký kết hôn Đ9,14 LHNGĐ
+ Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện
theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình và pháp luật về hộ tịch.
- Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý.
- Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết
hôn.
+ Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng, không
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
2.1.2.2.Đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã
Đ17,18 LHT 2014, Đ10, Đ21-23 NĐ123/2015/NĐ-CP
a. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn
+ Thẩm quyền
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện
đăng ký kết hôn.

21
+ Nội dung Giấy chứng nhận kết hôn
Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:
a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ
tịch.
b. Thủ tục đăng ký kết hôn
b1. Cùng có mặt khi đăng ký kết
hôn
Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan
đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
b2. Giấy tờ xuất trình và nộp khi đăng ký kết hôn
+ Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2
của Nghị định 123/2015/NĐ-CP (bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng
minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá
nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng - gọi là giấy tờ tùy thân - để
chứng minh về nhân thân), nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật
Hộ tịch (tờ khai đăng ký kết hôn) khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký
kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp bản
chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền
cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
b3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân Đ21-23 NĐ123/2015/NĐ-CP, Đ12
TT04/2020/TT-BTP
+ Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc
cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký
tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó
đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Quy định nêu trên cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch

22
+ Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định.
Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người
yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia
đình.
Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng
nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy
tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của
Nghị định123/2015/NĐ-CP thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư
pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu
người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp
quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký
cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu
và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường
trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn
nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp -
hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình
trạng hôn nhân của người đó.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy
ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn
bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong
thời gian thường trú tại địa phương.
Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân
cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu theo quy định tại
Khoản 3 Điều 22 NĐ123/2015/NĐ-CP.
Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng
vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng
theo quy định tại Điều 23 của NĐ123/2015/NĐ-CP, thì phải nộp lại Giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.
+ Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình
trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước
23
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước
ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác (Ví dụ, để làm thủ tục mua bán nhà);
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục
đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận.
b4. Cấp Giấy chứng nhận kết hôn
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 LHT, nếu thấy
đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp -
hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch
báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho
hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải
quyết không quá 05 ngày làm việc.
đ. Đăng ký lại việc kết hôn Đ24,25,27 NĐ123/2015/NĐ-CP +
Điều kiện đăng ký lại kết hôn
- Việc kết hôn đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị
mất thì được đăng ký lại.
- Người yêu cầu đăng ký lại kết hôn có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao
giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
- Việc đăng ký lại kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký
còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
+ Thẩm quyền đăng ký lại kết hôn
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại kết hôn.
+ Thủ tục đăng ký lại kết hôn
- Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau: a)
Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao
Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên
quan đến nội dung đăng ký kết hôn.

24
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức
tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy
đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng
ký lại kết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải
là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch
Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây
kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy
ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời
bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác
minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy
hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật, công chức tư pháp - hộ tịch thực
hiện việc đăng ký lại kết hôn.
- Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây
và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác
định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công
nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây
e. Đăng ký kết hôn lưu động Đ24, 26 TT04/2020/TT-BTP
+ Trường hợp đăng ký kết hôn lưu động
Trường hợp hai bên nam, nữ cùng thường trú trên địa bàn cấp xã mà một hoặc
cả hai bên nam, nữ là người khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký kết hôn được thì
Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký kết hôn lưu động. Ngoài ra, căn cứ điều
kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định tổ chức đăng ký khai
sinh, khai tử, kết hôn lưu động.
+ Thủ tục đăng ký kết hôn lưu động
- Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã được giao nhiệm vụ đăng ký kết hôn
lưu động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ mẫu Tờ khai, giấy tờ hộ tịch và điều kiện
cần thiết để thực hiện đăng ký lưu động. Tại địa điểm đăng ký lưu động, công chức tư
pháp - hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra, xác minh về điều kiện kết hôn của các bên;
hướng dẫn người dân điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai đăng ký kết hôn; viết Phiếu
tiếp nhận hồ sơ. Thời hạn trả kết quả đăng ký kết hôn lưu động không quá 05 ngày
làm việc kể từ ngày tiếp nhận.

25
- Trong thời hạn 05 ngày theo quy định nêu trên, nếu xét thấy các bên có
đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp -
hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, sau đó
tiến hành trao Giấy chứng nhận kết hôn cho các bên tại địa điểm đăng ký lưu động
Trường hợp người yêu cầu không biết chữ thì công chức tư pháp - hộ tịch trực
tiếp ghi Tờ khai, sau đó đọc cho người yêu cầu nghe lại nội dung và hướng dẫn người
đó điểm chỉ vào Tờ khai. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch
phải đọc lại nội dung giấy tờ hộ tịch cho người yêu cầu nghe và hướng dẫn người đó
điểm chỉ vào Sổ hộ tịch.
g. Đăng ký kết hôn tại khu vực biên giới Đ18 NĐ123/2015/NĐ-CP +
Một số khái niệm LBGQG 2003; NĐ34/2000/NĐ-CP
- Khu vực biên giới: Là các xã, phường, thị trấn của Việt Nam có địa giới
hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền theo quy định tại
Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18-8-2000 của Chính phủ về Quy
chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
- Khu vực biên giới với Việt Nam: Bao gồm các đơn vị hành chính của
các nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Vương
quốc Campu-chia tương đương với xã, phường, thị trấn của Việt Nam, có địa giới
hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền với Việt Nam.
+ Thẩm quyền
Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công
dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường
trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực
biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú. + Thủ tục
- Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1
Điều 2 của NĐ123/2015/NĐ-CP; trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, hồ sơ
đăng ký kết hôn gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; hai bên nam, nữ có thể sử dụng
01 Tờ khai chung;
b) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp không quá 6
tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận công dân nước láng giềng hiện tại là người
không có vợ hoặc không có chồng;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở
khu vực
biên giới của công dân nước láng giềng.

26
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức
tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết
định. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.
Nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và
gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư
pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký, ghi rõ họ tên
trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn; mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính
Giấy chứng nhận kết hôn.
2.1.2.3.Đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện
Đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện thực hiện theo quy định tại Điều 37, 38
Luật Hộ tịch, Điều 30-33 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP a. Thẩm quyền đăng ký kết
hôn
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở
trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam
định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước
ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
+ Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại
Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện
đăng ký kết hôn.
b. Hồ sơ đăng ký kết hôn Đ30 NĐ123/2015/NĐ-CP
+ Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có
thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm
thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn
+ Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ
chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ
chiếu.
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là
giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận
hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài
không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có
thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp
luật nước đó.
27
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi
thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại
Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
- Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình
theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì có thể
xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
+ Ngoài giấy tờ quy định nêu trên, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn
hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao
trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định
tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP; nếu là công chức, viên chức
hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị
quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định
của ngành đó.
c. Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn Đ31,32,33 NĐ123/2015/NĐ-CP
+ Có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân
Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân
dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện
kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ
tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. + Tiếp nhận, nghiên
cứu, thẩm tra và xác minh hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư
pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng
phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư
pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn
Việc xác minh thực hiện theo Điều 11 TT04/2020/TT-BTP: Trong thời hạn 10 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu,
thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không
đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình hoặc xét thấy có vấn
đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết
hôn thì Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ.
Trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp
làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích
kết hôn.

28
+ Ký Giấy chứng nhận kết hôn
Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định tại
Điều 33 của NĐ123/2015/NĐ-CP thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính
phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước. + Tổ
chức trao Giấy chứng nhận kết hôn
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận
kết hôn cho hai bên nam, nữ.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho
hai bên nam, nữ.
Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các
bên
- Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy
chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời
gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam,
nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Nếu sau đó hai bên nam,
nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu. + Từ
chối đăng ký kết hôn
- Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu một hoặc cả hai bên vi phạm điều
cấm hoặc không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam.
- Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn, Phòng
Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho hai bên nam, nữ.
2.1.2.4. Xử lý vi phạm về đăng ký kết hôn Đ13-16 LHNGĐ 2014, Đ38
NĐ82/2020/NĐ-CP
+ Xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền
Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu
cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận kết hôn theo
quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn
29
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được
xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.
+ Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn
- Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải
quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng sau đó thực
hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác
lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
- Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được
giải quyết theo quy định của Luật Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của
cha mẹ và con.
- Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong
trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự (Sở
hữu chung - Đ207-210) và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ
và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung
được coi như lao động có thu nhập.
+ Xử lý vi phạm hành chính trong đăng ký kết hôn
- Hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ
chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
- Cho người khác sử dụng giấy tờ của mình để làm thủ tục đăng ký kết
hôn hoặc sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
- Cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cam đoan, làm chứng sai sự thật về tình
trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
2.2. HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT Đ10,11,12 LHNGĐ, Đ2,3,4
TTLT 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

30
2.2.1. Khái niệm và căn cứ huỷ việc kết hôn trái pháp luật
+ Khái niệm kết hôn trái pháp luật
Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định
tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Sống với nhau như vợ chồng nhưng ko đăng ký kết hôn thì ko được gọi là kết hôn trái
pháp luật mà là vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn
+ Căn cứ huỷ việc kết hôn trái pháp luật: yêu cầu 2 bên đường sự, tuỳ theo từng
trường hợp cụ thể do yếu tố khách quan/ chủ quan
Thẩm quyền huỷ: Toà án nhân dân cấp huyện nơi cư trú 1 trong 2 bên. Phải có yêu cầu
của ai đó thì toà mới thụ lý để xem xét huỷ kết hôn
Khi xem xét, giải quyết yêu cầu có liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật,
Tòa án phải căn cứ vào yêu cầu của đương sự và điều kiện kết hôn, điều kiện công
nhận quan hệ hôn nhân quy định tại Điều 8 và Điều 11 của Luật Hôn nhân và gia đình
để quyết định.
+ Cơ sở pháp lý xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Khi xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào quy
định của pháp luật hôn nhân và gia đình có hiệu lực tại thời điểm xác lập quan hệ hôn
nhân để xác định việc kết hôn có trái pháp luật hay không. Trình tự, thủ tục giải quyết
yêu cầu xử lý việc kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật hôn
nhân và gia đình và pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực tại thời điểm giải quyết. Đối
với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền
Nam tập kết ra miền Bắc từ năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy
chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22-02-1978 của Tòa
án nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam
tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác.
2.2.2. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật Đ10 LHNGĐ
1. Đương sự - người trong cuộc: Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo
quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá
nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình yêu cầu
Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự,
có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy
định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình:
31
a. Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ,
con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái
pháp luật;
b. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình: UB dân số và kế hoạch gd xã huyện
c. Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d. Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có
quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 10 của
Luật Hôn nhân và gia đình yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
2.2.3. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật Đ11 LHNGĐ
a. Thẩm quyền xử lý việc kết hôn trái pháp luật
- Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án nhân dânthực hiện theo quy định
tại Luật Hôn nhân và gia đình và pháp luật về tố tụng dân sự (Điều 29 và các quy định
của Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
- Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan
hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn xã, huyện
để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên
quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
b. Những trường hợp cụ thể
+ Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết
hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết có đủ điều kiện kết hôn:
- Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân, thái độ
2 bên cùng muốn yêu cầu cuộc hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn
nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn.
- Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên
yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia
không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trường hợp có
đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con;
quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến thời điểm
hủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định tại Điều 12 của Luật hôn
nhân và gia đình.
- Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu
ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly
hôn. Trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con từ thời điểm kết hôn đến thời

32
điểm ly hôn được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly
hôn; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến
trước thời điểm đủ điều kiện kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của
Luật hôn nhân và gia đình; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời
điểm đủ điều kiện kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều
59 của Luật hôn nhân và gia đình.
+ Trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết, hai
bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn:
- Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc
kết hôn trái pháp luật;
- Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn
nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Trường hợp quyết định theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 4
Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì Tòa án áp dụng quy
định tại Điều 12 của Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết hậu quả pháp lý của việc
hủy kết hôn trái pháp luật.
2.2.4. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
+ Quan hệ nhân thân:Pháp luật không công nhân quan hệ vợ chồng
Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ
như vợ chồng.
+ Quan hệ cha, mẹ và con: Tương tự toàn bộ quy định giải quyết như ly hôn
Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa
vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
+ Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng: Giải quyết theo quy định BLDS – theo thoả
thuận
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy
định tại Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình (Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ
và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn).

Chương 3
QUAN HỆ PHÁP LUẬT TRONG GIA ĐÌNH

33
3.1. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỢ CHỒNG
3.1.1. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân Đ17-23 LHNGĐ
Loại quy tắc xã hội trước tiên, chủ yếu điều chỉnh quan hệ trong hôn nhân gia đình là
quy tắc đạo đức
Đạo lý dân tộc áp dụng cho hôn nhân gđ: Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng
cạn, 1 điều nhịn 9 điều lành
Chỉ áp dụng quy tắc pháp lý sau khi áp dụng quy tắc đạo lý
a. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng
- Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật Hôn nhân và gia
đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt
trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định
trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình và các luật khác có liên quan.
b. Những nội dung cụ thể
+ Tình nghĩa vợ chồng:
- Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc,
giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
- Chung thuỷ: tuỳ ý hiểu từng đôi, từng vùng miền
- Vợ chồng có nghĩa vụ phải sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có
thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt
động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Ví dụ: Luật Thuỵ
Điển quy định nếu ko ở với nhau 2/3 thời gian trong 1 năm thì được coi là vi phạm
nghĩa vụ và người còn lại có quyền đi lấy người khác.
+ Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng:
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng
buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
+ Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
cho nhau.
+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

34
+ Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội
Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học
tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội.
3.1.2. Quan hệ tài sản của vợ chồng
3.1.2.1. Những quy định chung về chế độ tài sản của vợ chồng Đ29-33 LHNGĐ
+ Chế độ tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ
tài sản theo thỏa thuận (Mới được bổ sung)
+ Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao
động có thu nhập.
Ví dụ: nhiều phụ nữ sau khi cưới không đi làm, ở nhà nội trợ chăm sóc gia đinh chỉ
chồng đi làm hoặc ngược lại.
- Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
- Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi
ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.
+ Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
(của nguyên tắc 2)
- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của gia đình.
- Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản
riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.
+ Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy
nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc
sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt
giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.

35
+ Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản
chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký
quyền sở hữu, quyền sử dụng
- Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài
khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực
hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.
- Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động
sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là
người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp
Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.
3.1.2.2. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định Đ205,206,213 BLDS;
Đ3346, 59-64 LHNGĐ; Đ9-13 NĐ126/2014/NĐ-CP
a. Tài sản chung của vợ chồng
+ Sở hữu chung của vợ chồng Đ213 BLDS
- Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
- Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang
nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
- Vợ chồng thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản chung.
- Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận sau đó nếu không
thoả thuận được thì sẽ theo quyết định của Tòa án.
- Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định
của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng
theo chế độ tài sản này (thường chọn)
- Chọn chế độ tài sản theo thoả thuận thường áp dụng cho 1 số trường hợp đặc
biệt: kết hôn trên 1 lần mà có khối tài sản lớn
+ Nguồn hình thành tài sản
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra như thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và
thu nhập hợp pháp khác (như đồ tặng cho chung (mừng cưới,..), thừa kế chung 2 vc,
tài sản riêng nhừng được vc thoả thuận thành tài sản chung,..) trong thời kỳ hôn
nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia
đình (Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân); tài sản mà vợ

36
chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng
thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc
có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm
nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có
tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
+ Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung
- Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy
định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu,
giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng
có thỏa thuận khác.
- Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử
dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này
được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật Hôn nhân và gia đình (Đại diện
giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng); nếu có tranh
chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật Hôn
nhân và gia đình (Tài sản chung của vợ chồng - 3. Trong trường hợp không có căn cứ
để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên
thì tài sản đó được coi là tài sản chung – Bên cho rằng đấy là tài sản riêng phải
chứng minh, nếu mà không chứng minh được thì đó là tài sản chung. Ví dụ: Từ lúc
mua chỉ có anh chồng sử dụng oto, nếu chứng minh được nguồn tiền mua oto ở đâu
nếu ko chứng minh được thì đến khi ly hôn thì nó là tài sản chung)
+ Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa
thuận.
- Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản có
chữ kí của 2 bên của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a. Bất động sản;
b. Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu (oto, xe máy,
…)
c. Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

37
+ Tài sản chung được đưa vào kinh doanh
Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào
kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản
chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.
Ví dụ: góp vốn vào công ty TNHH thì người trực tiếp đưa tài sản vào kinh doanh,
đứng tên mua cổ phần, đứng tên thành viên thì sẽ được quyền thực hiện chiếm hữu, sử
dụng định đoạt tài sản chung đấy. Tuy nhiên việc đưa tài sản chung vào kinh doanh
phải được thoả thuận bằng văn bản thì người trực tiếp đưa mới có quyền đó.
+ Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1) Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
Ví dụ: Con trai dưới 15t, không có tài sản riêng làm hỏng đồ thì bố mẹ phải lấy tài sản
chung để bồi thường thiệt hại
2) Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
Ví dụ: Nhà 3 người, vợ chồng thu nhập bấp bênh, vợ vay hàng xóm 50 cân gạo 
Nghĩa vụ trả gạo là nghĩa vụ chung của 2 vợ chồng
Tài sản riêng phát sinh nghĩa vụ tạo thu nhập chung cho nhu cầu thiết yếu cho gia đình
Ví dụ: Vợ có tiệm uốn tóc, nguồn thu nhập duy nhất. Khi thuê người sửa chữa tân
trang cửa hàng thì sẽ thuộc nghĩa vụ chung của 2 vợ chồng
3) Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4) Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản
chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì
cha mẹ phải bồi thường;
6) Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
+ Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
- Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc
toàn bộ tài sản chung thành tài sản riêng, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của
Luật Hôn nhân và gia đình (Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu);
nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Ví dụ: Vợ chồng mua nhà ở chung trong thời kì hôn nhân, vợ muốn chuyển tên căn hộ
từ sở hữu chung thành sở hữu riêng
38
- Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này
được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản
chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình
(Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn).
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do
vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định
thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch
liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung
của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật
quy định.
Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản
chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời
điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác.
- Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:
Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản
riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại
không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Thỏa thuận của vợ chồng trong quy định nêu trên không làm thay đổi quyền,
nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.
- Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận
chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực
hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật Hôn nhân và gia đình (2. Thỏa thuận
về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo
yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật).
Kể từ ngày thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực thì việc xác
định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều
33 và Điều 43 của Luật Hôn nhân và gia đình (Tài sản chung của vợ chồng; Tài sản
riêng của vợ, chồng). Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng
của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
39
Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc
chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện
theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của
việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.
- Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
1) Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của
con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có
khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; 2) Nhằm trốn tránh thực hiện
các nghĩa vụ sau đây: a. Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
b. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
c. Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
d. Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
đ. Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
e. Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình,
Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
b. Tài sản riêng của vợ, chồng Đ205,206 BLDS; Đ43-46 LHNGĐ +
Nguồn hình thành tài sản
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài
sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia
riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia
đình (Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân); tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu
của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của
vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của
vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực
hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia
đình.
+ Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
- Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình;
nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
40
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và
cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó.
Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
- Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của
người đó.
- Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng
đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng
ý của chồng, vợ.
+ Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
1) Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
2) Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng,
trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của
vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của
Luật Hôn nhân và gia đình;
3) Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì
nhu cầu của gia đình;
4) Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng. + Nhập
tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung
- Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo
thỏa thuận của vợ chồng.
- Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch
liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo
đảm hình thức đó.
- Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện
bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác.
3.1.2.3. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận Đ47-50, 59 LHNGĐ
+ Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa
thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng
hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày
đăng ký kết hôn.

41
+ Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
- Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:
a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao
dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài
sản;
d) Nội dung khác có liên quan.
- Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa
được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các
điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 29. Nguyên tắc chung về
chế độ tài sản của vợ chồng; Điều 30. Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp
ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Điều 31. Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở
duy nhất của vợ chồng; Điều 32. Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến
tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của
pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng) và quy định tương ứng
của chế độ tài sản theo luật định.
+ Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng -
Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản.
- Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa
thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật Hôn nhân và gia đình (…thỏa
thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng
hoặc chứng thực).
+ Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu
- Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ
luật
dân sự và các luật khác có liên quan;
b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật
Hôn nhân và
gia đình;

42
c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng,
quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành
viên khác của gia đình.
- Thủ tục xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu: Đ5, 6
TTLT 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
3.1.2.4. Quyền thừa kế tài sản của vợ, chồng
+ Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc Đ644 BLDS
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường
hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di
sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
+ Người thừa kế theo pháp luật Đ651 BLDS
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết;
3.1.2.5. Quản lý tài sản chung của vợ chồng khi một bên vắng mặt tại nơi cư trú
hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích Đ65-69 BLDS
a.Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
+ Người quản lý tài sản
- Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của
người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý:
a) Đối với tài sản đã được người vắng mặt uỷ quyền quản lý thì người được
uỷ
quyền tiếp tục quản lý;
b) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;
c) Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp
tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì
con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.
- Trường hợp không có những người được quy định tại khoản 1 Điều 65 BLDS
thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại
43
nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người
khác quản lý tài sản.
+ Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính
mình.
2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng. 3.
Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của
người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.
4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo
cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
+ Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
1. Quản lý tài sản của người vắng mặt.
2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.
3. Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của
người vắng mặt.
b. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích
Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều
65 của Bộ luật dân sự tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án
tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ
luật dân sự (Điều 65. Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú; Điều 66.
Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú; Điều 67.
Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú).
Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích
ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của
người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích
của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người
khác quản lý tài sản.
3.1.3. Quan hệ đại diện giữa vợ và chồng Đ24-27 LHNGĐ
a. Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng

44
1) Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt
giao dịch được xác định theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ
luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2) Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm
dứt giao dịch mà theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân
sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
3) Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi
dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm
người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định
của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên
quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có
yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân
sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để
giải quyết việc ly hôn.
b. Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh
- Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực
tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong
quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh
doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có
quy định khác.
- Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì
áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật Hôn nhân và gia đình (Tài sản
chung được đưa vào kinh doanh - Trong trường hợp vợ chồng có thỏa
thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có
quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa
thuận này phải lập thành văn bản).
c. Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu,
giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ
hoặc chồng
- Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và
chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền
sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật Hôn nhân và
gia đình (Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng; Đại diện giữa vợ và
chồng trong quan hệ kinh doanh).

45
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận
quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực
hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện
giữa vợ và chồng của Luật Hôn nhân và gia đình thì giao dịch đó vô hiệu,
trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được
bảo vệ quyền lợi. d. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
- Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên
thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với
quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia
đình (Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng; Đại diện giữa vợ và chồng
trong quan hệ kinh doanh; Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp
giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài
sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng).
- Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại
Điều 37 của Luật Hôn nhân và gia đình (Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ
chồng).
3.2. XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON Đ88-102 LHNGĐ
3.2.1. Xác định cha, mẹ
a. Nguyên tắc xác định cha mẹ
+ Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân
là con chung của vợ chồng.
+ Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được
coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
+ Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của
vợ chồng.
+ Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được
Tòa án xác định.
b. Quyền nhận cha, mẹ
- Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ
đã chết.
- Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận
mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.
c. Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

46
+ Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định
cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 93 của Luật Hôn nhân và gia đình (Xác
định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản).
+ Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.
+ Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và
con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.
d. Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo -
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì
mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể
mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy
noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau
đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai
và sinh con.
- Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ
tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
- Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con
chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra (Đ94.
Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo) +
Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
- Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở
tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản (Thỏa thuận về mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo).
- Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau
đây: (3)
a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang
thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
b) Vợ chồng đang không có con chung;
c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
- Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây: (5)
a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng
mang thai hộ;
47
d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng
văn bản của người chồng;
đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. - Việc mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản. + Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
- Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
- Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
- Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Tham khảo
- Luật Hôn nhân và gia đình: Đ94-99
- Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12-2-2003 về sinh con theo phương
pháp khoa học
- Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28-1-2015 về sinh con bằng kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Nghị định
số
98/2016/NĐ-CP ngày 1-7-2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
10/2015/NĐ-CP
- Thông tư số 32/2016/TT-BYT ngày 15-9-2016 quy định việc chi trả các
chi phí thực tế để bảo đảm chăm sóc sức khỏe sinh sản của bên nhờ mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo).
3.2.2. Xác định con
Những khái niệm con liên quan: Con chung, con riêng, con trong giá thú, con ngoài
giá thú, con đẻ, con nuôi, con đã thành niên, con chưa thành niên
a. Nguyên tắc xác định con
- Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa
án xác định người đó là con mình.
- Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác
định người đó không phải là con mình.
b. Quyền nhận con
- Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.

48
- Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận
con không cần phải có sự đồng ý của người kia.
3.2.3. Thủ tục xác định cha, mẹ, con
3.2.3.1. Đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã Đ13-16 LHT, Đ14-16
NĐ123/2015/NĐ-CP, Đ24, 25 TT04/2020/TT-BTP
+ Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng
ký khai sinh.
+ Nội dung đăng ký khai sinh
- Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính;
ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên;
năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
- Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện
theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
- Nội dung đăng ký khai sinh quy định nêu trên là thông tin hộ tịch cơ bản của cá
nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện
tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến
thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
Chính phủ quy định việc cấp Số định danh cá nhân cho người được đăng ký
khai sinh (Đ13-16 NĐ137/2015/NĐ-CP ngày 31-12-2015 quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân) + Trách nhiệm đăng ký khai sinh
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng
ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông
hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có
trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
- Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai
sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện
đăng ký khai sinh lưu động. + Thủ tục đăng ký khai sinh
- Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy chứng sinh
cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản

49
của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải
có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên
bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh
cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ
theo quy định pháp luật.
Xem: Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24-10-2012 quy định cấp và sử dụng
Giấy chứng sinh; Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT
- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định nêu trên, nếu thấy thông tin khai
sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy
định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch (Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh 1.
Nội dung đăng ký khai sinh gồm:) vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ
tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký
khai sinh.
+ Đăng ký khai sinh trong một số trường hợp đặc biệt
- Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
1) Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay
cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi
tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc
Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy
ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi
dưỡng theo quy định pháp luật.
Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận
dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu
có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi.
Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có)
ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.
Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá
nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
2) Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều 14
NĐ123/2015/NĐ-

50
CP, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7
ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
3) Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy
ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ
để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi
dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực
hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự.
Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày,
tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định
năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh;
quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong
Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.
- Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
1) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai
sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2) Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân
tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch
của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3) Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục
nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết
hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được
xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của NĐ123/2015/NĐ-CP.
4) Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha
yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần
khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
5) Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác
định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của
NĐ123/2015/NĐ-CP; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
- Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ
1) Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1
Điều 16 của Luật Hộ tịch và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo
cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.

51
2) Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2
Điều 16 của Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại
Khoản 1 Điều 4 của NĐ123/2015/NĐ-CP.
+ Đăng ký khai sinh lưu động
- Trường hợp áp dụng
Trường hợp trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký
khai sinh cho con; cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không
còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không thể đi
đăng ký khai sinh cho trẻ thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu
động. Ngoài ra, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp xã
quyết định tổ chức đăng ký khai sinh lưu động
- Thủ tục đăng ký khai sinh lưu động
Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã được giao nhiệm vụ đăng ký khai sinh, khai tử lưu
động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các loại mẫu Tờ khai, giấy tờ hộ tịch và điều
kiện cần thiết để thực hiện đăng ký lưu động tại nhà riêng hoặc tại địa điểm tổ chức
đăng ký lưu động, bảo đảm thuận lợi cho người dân.
Tại địa điểm đăng ký hộ tịch lưu động, công chức tư pháp - hộ tịch hướng dẫn người
yêu cầu điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai; kiểm tra các giấy tờ làm cơ sở cho việc
đăng ký khai sinh, khai tử theo quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-
CP và Thông tư này; viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Thời hạn trả kết quả đăng ký khai
sinh, khai tử lưu động không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản
1 Điều này, công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký giấy
tờ hộ tịch và ghi nội dung đăng ký vào Sổ hộ tịch tương ứng.
- Trong thời hạn 05 ngày theo quy định nêu trên, công chức tư pháp - hộ tịch đem theo
giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch để trả kết quả cho người có yêu cầu tại địa điểm đăng ký
lưu động; hướng dẫn người dân ký, ghi rõ họ, tên trong Sổ hộ tịch theo quy định; tại
mục Ghi chú trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Đăng ký lưu động”.
Trường hợp người yêu cầu không biết chữ thì công chức tư pháp - hộ tịch trực
tiếp ghi Tờ khai, sau đó đọc cho người yêu cầu nghe lại nội dung và hướng dẫn người
đó điểm chỉ vào Tờ khai. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch
phải đọc lại nội dung giấy tờ hộ tịch cho người yêu cầu nghe và hướng dẫn người đó
điểm chỉ vào Sổ hộ tịch.
3.2.3.2. Đăng ký nhận cha, mẹ, con

52
a. Đăng ký nhận cha, mẹ, con tại cơ quan đăng ký hộ tịch Đ24, 25 LHT 2014,
Đ14-16 TT04/2020/TT-BTP
Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp
luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
+ Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha,
mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. + Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
- Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và
chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi
đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định nêu
trên, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư
pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ
tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05
ngày làm việc.
+ Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều
25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1) Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác
có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ
con.
2) Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo
quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về
mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 TT04/2020/TT-BTP, có ít nhất hai
người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
+ Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con
- Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận
cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải
quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có
yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
- Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:
53
a) Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu
quy
định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại
khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14
TT04/2020/TT-BTP.
- Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con
được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 Luật hộ tịch
trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại
khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền
của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định
số 123/2015/NĐ-CP và Điều 6 TT04/2020/TT-BTP. Giấy khai sinh và Trích lục đăng
ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.
+ Hướng dẫn đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc
biệt
- Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký
kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận
con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong
Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về
người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không
có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người
cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
- Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã
được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn
bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục
bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và
Giấy khai sinh của người con.
- Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn,
chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa
nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của
người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.

54
Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn
bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16
theo quy định tại Điều 5 TT04/2020/TT-BTP.
- Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân
nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con
thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.
Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp
nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc
đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng
cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của
TT04/2020/TT-BTP.
+ Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con tại cơ quan đăng ký hộ tịch và Tòa án
Đ102 LHNGĐ
- Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu
cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy
định tại khoản 1 Điều 101 của Luật HNGĐ (1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm
quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường
hợp không có tranh chấp).
- Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu
Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2
Điều 101 của Luật HNGĐ (2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ,
con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ,
con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này).
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có
quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên
mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất
năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101
của Luật HNGĐ:
a) Cha, mẹ, con, người giám hộ;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
b. Xác định cha, mẹ, con tại Tòa án Đ101, 102 LHNGĐ

55
+ Thẩm quyền của Tòa án
Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp:
- Có tranh chấp
- Người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết
- Trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có
yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác
định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.
+ Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con tại Tòa án: Phần trên - Đ102
LHNGĐ
+ Thủ tục xác định cha, mẹ, con tại Tòa án
- Thực hiện theo Điều 28 (Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc
xác định con cho cha, mẹ) và các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
(Đ28,29...).
- Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ
quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong
quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định
của pháp luật về tố tụng dân sự.
3.2.4. Nuôi con nuôi
- Luật Nuôi con nuôi 2010;
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21-3-2011 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Nuôi con nuôi; Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 5-3-2019 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP
3.2.4.1. Khái niệm, nguyên tắc nuôi con nuôi Đ3,4,6,7 LNCN 2010 + Khái
niệm
- Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận
con nuôi và người được nhận làm con nuôi (K1 Đ3 LNCN 2010)
- Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
- Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
- Gia đình gốc là gia đình của những người có quan hệ huyết thống.
- Gia đình thay thế là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi.

56
- Nuôi con nuôi trong nước là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam
với nhau thường trú ở Việt Nam.
- Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt
Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài. + Nguyên
tắc giải quyết việc nuôi con nuôi (3)
1) Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được
sống trong môi trường gia đình gốc.
2) Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người
được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân
biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
3) Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia
đình thay thế ở trong nước.
+ Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi Đ39 BLDS 2015
- Cá nhân có quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi
- Nhận con nuôi là một hình thức chăm sóc thay thế (Điều 61 Luật Trẻ
em)

57
Việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo quy định
của pháp luật
- Nhà nước bảo hộ quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi
theo quy định của LNCN và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3.2.4.2. Các hành vi bị cấm Đ13 LNCN 2010
1) Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại
tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
2) Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
3) Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
4) Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
5) Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách
mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
6) Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con
nuôi.
7) Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán,
đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
3.2.4.3. Điều kiện nuôi con nuôi
a. Điều kiện của con nuôi Đ8 LNCN 2010 (2)
+ Tuổi con nuôi
- Trẻ em dưới 16 tuổi.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường
hợp sau đây: (2)
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
+ Số lượng
Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ
chồng.
Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
b. Điều kiện của người nhận nuôi trong trường hợp nuôi con nuôi trong nước
Đ14 LNCN 2010

58
-
+ Điều kiện
Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: (4)
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi
dưỡng,
giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng
làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng
quy định tại điểm b và điểm c nêu trên.
+ Những người không được nhận con nuôi: (4)
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục,
cơ sở chữa
bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ
ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ,
ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán,
đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3.2.4.4. Thủ tục thực hiện việc nuôi con nuôi trong nước Đ15-23 LNCN 2010,
Đ2, 6-10 NĐ19/2011/NĐ-CP, SĐBS bằng NĐ24/2019/NĐ-CP
+ Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em
+ Đăng ký nhu cầu nhận con nuôi
+ Hồ sơ của người nhận con nuôi
+ Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước
+ Nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi
+ Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan
+ Sự đồng ý cho làm con nuôi

59
+ Đăng ký việc nuôi con nuôi
Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của
Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp
xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con
nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
- Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, trường hợp cha dượng hoặc mẹ
kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận
cháu làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi
hoặc của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm
con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ
rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi;
- Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi
con nuôi.
3.2.4.5. Hệ quả của việc nuôi con nuôi trong nước Đ24 LNCN 2010 (4)
+ Quan hệ con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi
“Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và
con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác
có liên quan” (Khoản 3 Điều 68 LHNGĐ)
1) Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ
các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia
đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp
luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
2) Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của
người đó.
3) Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của
cha nuôi, mẹ nuôi.
4) Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể
từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi

60
-
dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài
sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Tuy nhiên: Giữa cha, mẹ đẻ và con đã cho làm con nuôi không mất quyền thừa
kế theo pháp luật dân sự
+ Thủ tục và thẩm quyền đăng ký thay đổi họ, tên, dân tộc của con nuôi thực hiện theo
thủ tục thay đổi, cải chỉnh hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung
hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch (Đ26-29 LHT 2014)
3.2.4.6. Chấm dứt việc nuôi con nuôi Đ25, 26, 27 LNCN 2010
+ Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây: (4)
1) Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi
con nuôi;
2) Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con
nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
3) Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng,
sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
4) Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi (Các hành vi bị
cấm).
+ Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi (4) 1)
Cha mẹ nuôi.
2) Con nuôi đã thành niên.
3) Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
4) Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật
Nuôi con nuôi:
a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;
b) Hội liên hiệp phụ nữ.
+ Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi (5)
1) Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày
quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Toà án có hiệu lực pháp luật.
2) Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất
năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho
61
cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt
nhất của người đó.
3) Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ
của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại Khoản 4 Điều 24 của Luật Nuôi con nuôi
được khôi phục.
4) Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu
con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được
hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ
nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
5) Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm
con nuôi.
3.3. QUAN HỆ PHÁP LUẬT CHA MẸ VÀ CON Đ68-87 LHNGĐ 2014
3.3.1. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con - Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
và con theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có
liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
- Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền
và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật Hôn nhân và
gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và
con được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự
và các luật khác có liên quan.
Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không
được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có
tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng
lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3.3.2. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
a. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để
con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con
hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội Nghĩa vụ và quyền giáo dục
con:
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện
cho con học tập.

62
-
Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa
thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan,
tổ chức trong việc giáo dục con.
- Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền
tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.
- Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện
việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.
b. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con
chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không
có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng:
- Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi
dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi
cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp
gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha
mẹ.
c. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự (Đ46-63, Đ136) cho
con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
d. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn
nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên,
con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao
động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức
xã hội. đ. Đại diện cho con - Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con
chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp
con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.

- Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi
dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng
ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa
thuận của cha mẹ.

63
- Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên
quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 73
LHNVGĐ và theo quy định của Bộ luật dân sự.
e. Bồi thường thiệt hại do con gây ra
Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất
năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 586 của Bộ luật dân sự 2015
Đ586 BLDS: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (ngoài hợp đồng)
của cá nhân
“2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải
bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con
chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần
còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này (Bồi thường thiệt hại
do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời
gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý).
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi
thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải
bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”. g. Quản lý tài sản riêng của con
- Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ
quản lý.
- Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ
quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản
riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ
15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp
cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
- Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được
người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để
lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản
đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên,
con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám
hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của
Bộ luật dân sự (Điều 55. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ

64
chưa đủ mười lăm tuổi; Điều 56. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được
giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi).
h. Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng
lực hành vi dân sự
- Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15
tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên
thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường
hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc
dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người
giám hộ.
- Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định
đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.
i. Quyền thừa kế giữa cha, mẹ và con Đ644, 651-654 BLDS 2015 +
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
- Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường
hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di
sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
- Quy định nêu trên không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy
định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định
tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật dân sự.
+ Người thừa kế theo pháp luật
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết.
+ Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được
hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để
lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu
còn sống.
65
+ Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế
di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật dân sự (Điều 651. Người
thừa kế theo pháp luật; Điều 652. Thừa kế thế vị)
+ Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như
cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy
định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật dân sự (Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa
con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ).
k. Quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi
- Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con
được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác
lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì
quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định
của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ của cha đẻ, mẹ đẻ và con đã làm con nuôi của người
khác được thực hiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi (Khoản 4 Điều 24:
Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày
giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định
đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi)
- Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ thời
điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không
còn hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên
mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài
sản để tự nuôi mình thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ
định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.
l. Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng
- Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại
các điều 69, 71 và 72 của Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 69. Nghĩa vụ và
quyền của cha mẹ; Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng; Điều
72. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con)

66
- Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ
kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật
Hôn nhân và gia đình (Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con; Điều 71. Nghĩa vụ
và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng).
m. Quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng
Trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì
giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau
theo quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 của Luật Hôn nhân và gia đình. n. Việc
trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
+ Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của
Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
+ Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau
khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao
con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ
đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ
không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc
cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
+ Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được
sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom
con mà không ai được cản trở.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây
ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực
tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
+ Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi
con sau khi ly hôn:
- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con
thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật Hôn nhân và gia đình
(Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn); yêu cầu người

67
không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con
của mình.
- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở
người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
con.
+ Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
- Căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con (2)
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn
cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với
lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Những trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con (2)
Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con trong những
trường hợp sau đây:
1) Cha, mẹ có yêu cầu
2) Trường hợp người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp
trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì trên cơ sở lợi ích của con, cá
nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: (4)
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ
07 tuổi trở lên.
- Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi
con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân
sự (Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên). o. Hạn chế
quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
+ Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

68
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa
vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
+ Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá
nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật Hôn nhân và gia đình ra quyết
định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của
con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án
có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
+ Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên
1) Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của
pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối
với con chưa thành niên.
2) Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên: a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3) Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy
định tại khoản 1 Điều 85 của Luật Hôn nhân và gia đình (Hạn chế quyền của cha, mẹ
đối với con chưa thành niên ) có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm
b, c và d khoản 2 Điều 86 LHNGĐ yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với
con chưa thành niên.
+ Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
1) Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con
chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.
2) Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con
chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và
Luật
69
HNGĐ trong các trường hợp sau đây: (3)
a. Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;
b. Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng
không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;
c. Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác
định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.
3) Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3.3.3. Quyền và nghĩa vụ của con
+ Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân
thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển
lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
+ Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn
danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
+ Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có
khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với
cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không
trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
+ Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng
cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ,
con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm
bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu
của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
+ Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia
đình.
+ Quyền có tài sản riêng của con
- Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa
kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh
từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản
riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

70
- Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời
sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
nếu có thu nhập.
- Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của
gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật Hôn nhân và gia đình.
+ Những quyền và nghĩa vụ khác của trẻ em
- Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989
- Luật Trẻ em 2016
Trẻ em là người dưới 18 tuổi (theo Công ước quốc tế), là người dưới 16 tuổi (theo
pháp luật Việt Nam)
Bốn nhóm quyền trẻ em theo Công ước quốc tế: Quyền sống; quyền được phát
triển; quyền được bảo vệ và quyền được tham gia.
3.4. QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CỦA GIA
ĐÌNH Đ103-106 LHNGĐ 2014
3.4.1. Quy định chung về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình
- Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng
nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy
định tại Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được
pháp luật bảo vệ.
- Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia
công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác
để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm,
chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình
Việt Nam; khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia vào việc giữ
gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
3.4.2. Quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình
a. Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em ruột
+ Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền,
nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có
điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. + Quyền thừa kế của anh,
chị em ruột: Thuộc hàng thừa kế thứ hai. + Vấn đề giám hộ theo quy định của Bộ luật
dân sự: Như Mục 3.4.2.a
b. Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
71
+ Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu,
sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu
đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105
của Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 105. Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em) thì ông
bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
+ Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại;
trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã
thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
+ Quyền thừa kế của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
- Người thừa kế theo pháp luật Đ651 BLDS 2015
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh
ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết
là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết
là cụ nội, cụ ngoại.
- Thừa kế thế vị Đ652 BLDS 2015
+ Vấn đề giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự: Điều 52. Người giám hộ đương
nhiên của người chưa thành niên; Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người
mất năng lực hành vi dân sự.
c. Quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột
Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc,
giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được
nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con và những người được quy định tại Điều 104 và
Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc còn nhưng những người này không có
điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.
+ Quyền thừa kế của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột: Thuộc hàng thừa kế thứ
hai.
+ Vấn đề giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự: Như Mục 3.4.2.a.

72
Chương 4
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CẤP DƯỠNG

4.1. KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CẤP DƯỠNG


4.1.1. Khái niệm, đặc điểm của cấp dưỡng
+ Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp
ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân,
huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên,
người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia
đình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng là hệ quả được phát sinh từ những nghĩa vụ pháp lý của các
thành viên trong gia đình đã được quy định trong các quan hệ vợ, chồng, cha, mẹ và
con, anh, chị em, ông bà và cháu.
+ Đặc điểm của quan hệ cấp dưỡng
- Giữa những người trong quan hệ cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, huyết thống
hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng
- Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau -
Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên hoặc là người thành niên nhưng
không có khả năng lao động, ốm đau, già yếu không có tài sản để tự nuôi sống được
mình
- Người cấp dưỡng có điều kiện kinh tế để cấp dưỡng
- Nội dung cấp dưỡng là tiền hoặc tài sản khác (vật chất). + Đặc điểm của nghĩa
vụ cấp dưỡng
- Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể
chuyển giao cho người khác. Nghĩa vụ cấp dưỡng là một loại nghĩa vụ dân sự không
được bù trừ theo quy định tại Điều 379 Bộ luật dân sự
- Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì
buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
4.1.2. Mục đích của cấp dưỡng
- Để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng
- Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào mức
sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi

73
phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông
thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng.
4.2. MỨC CẤP DƯỠNG VÀ PHƯƠNG THỨC CẤP DƯỠNG Đ116, 117
LHNGĐ 2014
4.2.1. Mức cấp dưỡng
- Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng
hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế
của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu
không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp
dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải
quyết.
4.2.2. Phương thức cấp dưỡng
Phương thức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp
dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì
yêu cầu Tòa án giải quyết
+ Về thời gian: Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý,
nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
- Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện *định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa
năm, hàng năm hoặc * một lần . Nghĩa vụ cấp dưỡng được ưu tiên thực hiện theo
phương thức định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm.
- Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo phương thức cấp dưỡng một lần được
thực hiện trong các trường hợp sau đây: (4)
a) Do người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thoả thuận
với
người có nghĩa vụ cấp dưỡng;
b) Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và được Toà án chấp
nhận;
c) Theo yêu cầu của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người
đó và được Toà án chấp nhận trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng
thường xuyên có các hành vi phá tán tài sản hoặc cố tình trốn tránh việc thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng mà hiện có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần;
d) Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà có
thể trích
74
từ phần tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, khoản cấp dưỡng một lần có thể
được gửi tại ngân hàng hoặc được giao cho người được cấp dưỡng, người giám hộ của
người được cấp dưỡng quản lý, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Người được giao quản lý khoản cấp dưỡng một lần có trách nhiệm bảo quản tài
sản đó như đối với tài sản của chính mình và chỉ được trích ra để bảo đảm các nhu cầu
thiết yếu của người được cấp dưỡng.
+ Về đối tượng: Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện bằng tiền hoặc tài sản khác Các
bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong
trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu
cầu Tòa án giải quyết.
c. Một người cấp dưỡng cho nhiều người Trong trường hợp một người có nghĩa vụ
cấp dưỡng cho nhiều người thì người cấp dưỡng và những người được cấp dưỡng
thỏa thuận với nhau về phương thức và mức cấp dưỡng phù hợp với thu nhập, khả
năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của những
người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
d. Nhiều người cùng cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiều người
Trong trường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người hoặc
cho nhiều người thì những người này thỏa thuận với nhau về phương thức và mức
đóng góp phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mỗi người và nhu cầu thiết yếu
của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
4.3. CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP DƯỠNG TRONG GIA ĐÌNH Đ110-115
LHNGĐ 2014
4.3.1. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
+ Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không
có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không
sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
+ Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của
Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị
tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản
để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó,

75
không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không
trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
+ Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi
con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu
cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy
đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng
nuôi con.
+ Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu
cầu Toà án giải quyết. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho
việc nuôi dưỡng và học hành của con.
4.3.2. Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ
Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha,
mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự
nuôi mình.
4.3.3. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em
Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và
không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung
với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi
mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự
nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng
cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
4.3.4. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
- Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng
cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có
khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng
theo quy định tại Điều 112 của Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 112. Nghĩa vụ cấp
dưỡng giữa anh, chị, em).
- Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ
cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng
lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo
quy định của Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 113. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà
nội, ông bà ngoại và cháu).
4.3.5. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột

76
- Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp
dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người
khác cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
- Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ
cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người
khác cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
4.3.6. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính
đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
4.3.7. Khuyến khích việc trợ giúp của tổ chức, cá nhân
Điều 120. “Nhà nước và xã hội khuyến khích tổ chức, cá nhân trợ giúp bằng tiền
hoặc tài sản khác cho gia đình, cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, túng thiếu”
4.4. THỰC HIỆN VÀ CHẤM DỨT NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG Đ107, 118, 119
LHNGĐ 2014
4.4.1. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
+ Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu
của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 (Người có quyền yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng), Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
+ Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (3)
1) Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo
quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không
tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2) Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a. Người thân thích;
b. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c. Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d. Hội liên hiệp phụ nữ.

77
3) Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d
khoản 2 Điều 119 yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. 4.4.2. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây: (6)
1) Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có
tài sản để tự nuôi mình;
2) Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3) Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4) Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5) Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6) Trường hợp khác theo quy định của luật.

Chương 5
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHẤM DỨT HÔN NHÂN

5.1. LY HÔN Đ51-64 LHNGĐ 2014


5.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của ly hôn
a. Khái niệm
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật của Tòa án
Như vậy, ly hôn là việc chấm dứt hôn nhân khi 2 bên vợ chồng còn sống. b.
Ý nghĩa của ly hôn
+ Ly hôn là một quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp 2013
(Điều 36. 1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện,
tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau)
+ Ly hôn là một quyền nhân thân trong pháp luật dân sự (Điều 39 BLDS 2015. Quyền
nhân thân trong hôn nhân và gia đình
1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác
định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền

78
nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các
thành viên gia đình)
+ Thực hiện quyền ly hôn nhằm bảo đảm mục đích của hôn nhân
Là một giải pháp cần thiết cho những trường hợp hôn nhân không đạt được mục đích
5.1.2. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi
một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,
làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng,
vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của
họ.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh
con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Quy định "vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi",
không phân biệt người vợ có thai với ai hoặc bố của đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi là ai.
Quy định này không áp dụng đối với người vợ.
5.1.3. Thủ tục ly hôn
a. Hòa giải ở cơ sở - Hòa giải ngoài Tòa án
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu
ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở
(Luật Hòa giải ở cơ sở 2013; NĐ15/2014/NĐ-CP).
+ Trường hợp hòa giải thành
Công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án: Đ416-419 BLTTDS 2015
Điều 416. Công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
Kết quả hòa giải vụ việc ngoài Tòa án được Tòa án xem xét ra quyết định công
nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ
quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy
định của pháp luật về hòa giải.
Điều 417. Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
1. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân
sự.

79
2. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối
với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành
liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý.
3. Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận.
4. Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện,
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn
tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.
Điều 418. Đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
1. Người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án phải gửi đơn
đến Tòa án trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày các bên đạt được thỏa thuận hòa giải
thành.
Đơn yêu cầu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 362 của Bộ
luật này;
b) Tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức đã tiến hành hòa giải;
c) Nội dung, thỏa thuận hòa giải thành yêu cầu Tòa án công nhận.
2. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi văn bản về kết quả hòa giải
thành theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 419. Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
1. Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành
ngoài Tòa án được thực hiện theo quy định tại các điều 363, 364 và 365 của Bộ luật
này.
2. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý
đơn yêu cầu; hết thời hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu
cầu.
Thời hạn mở phiên họp xét đơn yêu cầu là 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết
định mở phiên họp.
3. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công
xét đơn có quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên tham gia hòa giải, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
có ý kiến về yêu cầu của người có đơn đề nghị Tòa án công nhận kết quả hòa giải
thành; làm rõ nội dung yêu cầu hoặc bổ sung tài liệu, nếu xét thấy cần thiết;

80
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền tiến hành hòa giải
cung cấp cho Tòa án tài liệu làm cơ sở cho việc xét đơn yêu cầu của đương sự, nếu xét
thấy cần thiết.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Tòa án yêu cầu có trách nhiệm trả lời Tòa án
trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
4. Những người tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu, thủ tục tiến hành
phiên họp xét đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 367 và Điều 369 của
Bộ luật này.
5. Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa
án khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 417 của Bộ luật này. Quyết định của Tòa
án phải có các nội dung quy định tại Điều 370 của Bộ luật này.
6. Thẩm phán ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài
Tòa án đối với trường hợp không có đủ các điều kiện quy định tại Điều 417 của Bộ
luật này.
Việc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án không ảnh hưởng đến
nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải ngoài Tòa án.
7. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành
ngoài Tòa án được gửi cho người tham gia thỏa thuận hòa giải, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp.
8. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành
ngoài Tòa án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm.
9. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thi
hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.
+ Trường hợp hòa giải không thành Đ27 LHGOCS
Hòa giải không thành là trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận.
Trong trường hợp này, các bên có quyền yêu cầu tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật----Đưa tranh
chấp ra TAND.
b. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn
- Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
- Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và
tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 (Giải
quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn) của Luật Hôn nhân và gia đình; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết
theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 15. Quyền,
81
nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn; Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và
hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn).
c. Hòa giải tại Tòa án
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của
pháp luật về tố tụng dân sự (Điều 205-211 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải
để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án
không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và
Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng
vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù
hợp với ý chí của mình;
b) Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của
luật,
không trái đạo đức xã hội.
Điều 206. Những vụ án dân sự không được hòa giải
1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật
hoặc trái đạo đức xã hội.
Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập
hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực
hành vi dân sự.
4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Điều 208. Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải
1. Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp
cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành
phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp
82
của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời
gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
2. Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến
hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này thì
Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.
3. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa
thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được
Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định
nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán
có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan
quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh
tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp
nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy
tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia
đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến
của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên
phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng
nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá
nhân của người chưa thành niên.
Điều 209. Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải
1. Thành phần tham gia phiên họp gồm có:
a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;
b) Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;
c) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
d) Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có
yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể
lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể
người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể
lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
e) Người phiên dịch (nếu có).

83
2. Trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ
chức có liên quan tham gia phiên họp; đối với vụ án về hôn nhân và gia đình,
Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan
quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp;
nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
3. Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng
các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên
họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm
phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị
hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán
phải hoãn phiên họp. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc
mở lại phiên họp cho đương sự.
Điều 210. Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng
cứ và hòa giải
1. Trước khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm
phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa
án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước
của những người tham gia, phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ
của họ theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm
phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những
vấn đề sau đây:
a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút
yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống
nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
b) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu,
chứng cứ cho
đương sự khác;
c) Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu,
chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người
tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
d) Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
3. Sau khi các đương sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến,
giải quyết các yêu cầu của đương sự quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp
người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho
họ.
4. Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:
84
a) Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp
luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền,
nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự
nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình
bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ
yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng
giải quyết vụ án (nếu có);
c) Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày
ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có);
những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ
yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải,
hướng giải quyết vụ án (nếu có);
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên
đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để
phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc
lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải
quyết vụ án (nếu có);
đ) Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
e) Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các
đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ
sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
g) Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống
nhất.
Điều 211. Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng
cứ và hòa giải
1. Thư ký Tòa án phải lập biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp
cận, công khai chứng cứ và biên bản về việc hòa giải.
2. Biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp;
b) Địa điểm tiến hành phiên họp;
c) Thành phần tham gia phiên họp;

85
d) Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự về
các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 210 của Bộ luật này;
đ) Các nội dung khác;
e) Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của
đương sự.
3. Biên bản về việc hòa giải phải có các nội dung chính sau đây:
a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này;
b) Ý kiến của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
đương sự;
c) Những nội dung đã được các đương sự thống nhất, không thống nhất.
4. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người
tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán
chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên
bản ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào
biên bản và ký xác nhận hoặc điểm chỉ.
5. Trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề
phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên
bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.
d. Xử lý những trường hợp ly hôn cụ thể d1. Thuận tình ly hôn + Căn cứ cho
ly hôn
Mục đích của hôn nhân không đạt được biểu hiện qua việc hai bên thật sự tự
nguyện ly hôn với từng trường hợp cụ thể + Thủ tục ly hôn
- Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên
thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng
của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận
được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và
con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự nếu các
đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án (Đ212 BLTTDS)
- Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải
tiến hành hoà giải nếu không thuộc những vụ án dân sự không được hòa giải,
hoặc những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được.
Điều 206 BLTTDS. Những vụ án dân sự không được hòa giải
86
1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà
nước.
2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của
luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án
triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính
đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng
lực hành vi dân sự.
4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Điều 211. Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng
cứ và hòa giải
5. Trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề
phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên
bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.
Trong trường hợp hoà giải thành thì Toà án lập Biên bản hoà giải thành. Trong
thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng
không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận
đó, thì Toà án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà
khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: (3)
1) Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;
2) Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không
chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
3) Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp
cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay
sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn,
lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
Điều 212. Ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự

87
1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà
không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán chủ
trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải
ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả
thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện
kiểm sát cùng cấp.
2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các
đương sự nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn
bộ vụ án.
Điều 213. Hiệu lực của quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự
1. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu
lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm.
2. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự chỉ có thể
bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả
thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm
của luật, trái đạo đức xã hội.
- Trong trường hợp hoà giải tại Toà án mà thiếu một trong các điều kiện được
nêu trên thì Toà án tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
Thủ tục xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục tố tụng dân sự quy định trong Bộ luật tố tụng
dân sự:
1) Thời hạn chuẩn bị xét xử
Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử
theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 (Ly hôn) của Bộ luật này
thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Điều 220. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự và
Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết
định.
2) Phiên tòa sơ thẩm
3) Giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm

88
4) Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
d2. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
+ Căn cứ cho ly hôn
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không
thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành
vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng
làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo
dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố
mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2
Điều 51 LHNGĐ (2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án
giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh
khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là
nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ) thì Tòa án giải quyết
cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
+ Thủ tục ly hôn
Thực hiện thủ tục tố tụng theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
đ. Gửi bản án, quyết định ly hôn
Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực
pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên
ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các
luật khác có liên quan.
5.1.4. Hậu quả của ly hôn
a. Chấm dứt quan hệ vợ chồng
Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu
lực pháp luật.
b. Trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thực hiện
trong Bài giảng tại:
- Chương 3, mục 3.3.2. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ, điểm n. Việc trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

89
- Chương 4, mục 4.3.1. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
c. Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn Đ59-64 LHNGĐ, Đ7 TTLT
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
c1. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1) Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài
sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng
hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều
59 (Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn) và tại các điều 60, 61, 62,
63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản
của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn; Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp
vợ chồng sống chung với gia đình; Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi
ly hôn; Điều 63. Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn; Điều 64. Chia tài sản
chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh).
Nếu Tòa án giải quyết thì phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ
chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể để xử lý:
- Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô
hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài
sản của vợ chồng khi ly hôn
- Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn
bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của
văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn
đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô
hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các
điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ
chồng khi ly hôn.
- Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài
sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu
cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
2) Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau
đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển
khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có
thu nhập;

90
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và
nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Cụ thể:
Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản
của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi
nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng
lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu
nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia
đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của
Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia
phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo
đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực
tế của gia đình và của vợ, chồng.
b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và
phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công
việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển
khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà
không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của
chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều
hơn.
c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh
doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là
việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt
động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản
xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và
phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích
chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp
không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa
thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe
taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá
200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao
cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh

91
doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh
toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.
d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là
lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ
chồng dẫn đến ly hôn.
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy
hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người
chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ
và con chưa thành niên.
Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định
theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.
3) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không
chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng
hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên
kia phần chênh lệch.
4) Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ
trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà
vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình
đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con
đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình.
Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân
sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong
trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người
vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực
hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia
cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu.
c2. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn
- Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ,
chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người

92
thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có
yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ
chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba
không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án
khác.
- Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu
lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
- Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng
quy định tại các Điều 27 (Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng), Điều 37 (Nghĩa
vụ chung về tài sản của vợ chồng) và Điều 45 (Nghĩa vụ riêng về tài sản của
vợ, chồng) của Luật Hôn nhân và gia đình và quy định của Bộ luật dân sự để
giải quyết.
c3. Chia tài sản trong những trường hợp cụ thể
+ Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
1) Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài
sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ
hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công
sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng
như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do
vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải
quyết.
2) Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ
chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly
hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy
định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài
sản của vợ chồng khi ly hôn)
+ Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
1) Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc
về bên đó.
2) Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
được thực hiện như sau:
a. Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả
hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa
thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy

93
định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài
sản của vợ chồng khi ly hôn).
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất
thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền
sử dụng đất mà họ được hưởng;
b. Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng
cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử
dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a nêu trên;
c. Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng
rừng,
đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình;
d. Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất
đai.
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng
đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất
và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61
(Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình) của Luật Hôn nhân
và gia đình.
+ Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn
Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn
vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở
thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
+ Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh
Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có
quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ
được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Ví dụ về quy định khác của pháp luật kinh doanh
Vợ chồng anh A và chị B thành lập một Công ty TNHH C với vốn điều lệ là 2 tỷ
đồng là tài sản chung. Khi ly hôn, họ có thể thỏa thuận chia Công ty C để mỗi người là
chủ sở hữu đối với Công ty D và Công ty E, mà không nhất thiết một bên chồng hoặc
vợ sở hữu toàn bộ Công ty C.
Thủ tục chia công ty thực hiện theo quy định tại các Điều 198, 199 Luật Doanh
nghiệp 2020.
94
d. Vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn Đ115 LHNGĐ 2014
Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính
đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
5.2. CHẤM DỨT HÔN NHÂN DO VỢ, CHỒNG CHẾT HOẶC BỊ TÒA ÁN
TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT Đ65-67 LHNGĐ 2014
5.2.1. Hậu quả pháp lý trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là
đã chết
a. Chấm dứt hôn nhân
+ Chấm dứt quan hệ nhân thân Đ72 BLDS 2015
Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật
thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được
giải quyết như đối với người đã chết.
+ Thời điểm chấm dứt hôn nhân
- Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.
- Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời
điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết
định của Tòa án.
+ Quyền kết hôn với người khác của người còn sống (Tái giá)
Pháp luật nghiêm cấm các tục lệ lạc hậu như: Nếu chồng chết, vợ phải “thủ tiết”
thờ chồng, vợ phải đợi một thời hạn mới được tái giá, tục “nối dây”...
+ Quyền được hưởng những quyền lợi phát sinh từ quan hệ hôn nhân với người vợ,
chồng đã chết, không phụ thuộc vào việc người còn sống có lấy vợ, chồng khác hay
không (Như quyền đối với họ, tên, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp, chỗ ở...) của người
còn sống.
b. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án
tuyên bố là đã chết
Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối
với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về
thừa kế. + Quản lý tài sản
Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản
lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác
quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

95
+ Chia di sản
- Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ
trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản.
- Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia
theo quy định của pháp luật về thừa kế.
+ Hạn chế phân chia di sản Đ661 BLDS 2015
- Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả
những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi
đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
- Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có
quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng
nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03
năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh
được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có
quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.
+ Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh
Giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình
(Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa
án tuyên bố là đã chết), trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác. +
Quyền thừa kế giữa vợ và chồng
- Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng: Phần 3.1.3.4, Chương 3
- Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ,
chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác Đ655 BLDS 2015
Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó
một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn
bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người
còn sống vẫn được thừa kế di sản.
Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù
sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
5.2.2. Quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về
Đ67 LHNGĐ 2014, Đ73 BLDS 2015

96
Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó
còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan,
Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. a. Quan hệ nhân
thân
- Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc
chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục
kể từ thời điểm kết hôn.
- Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản
2 Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly
hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn) thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp
luật.
- Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ
hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật. b. Quan hệ tài sản
+ Quy định chung
- Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân
sự, Luật hôn nhân và gia đình.
- Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã
nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
- Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn
sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài
sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
+ Các trường hợp cụ thể
- Trường hợp hôn nhân được khôi phục
Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể
từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực.
Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố
chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết
có hiệu lực là tài sản riêng của người đó
- Trường hợp hôn nhân không được khôi phục
Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi
quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia
được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.

97
Trường hợp đã chia tài sản: Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền
yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Chương 6
QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

6.1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


6.1.1. Những khái niệm liên quan đến hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
K25 Đ3 LHNGĐ 2014, Đ2 LQTVN 2008, SĐBS 2014
+ Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình
mà *ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam
nhưng *căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài,
phát sinh tại nước ngoài hoặc *tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
+ Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc
tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.
+ Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có
quốc tịch nước ngoài.
+ Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt
Nam.
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam
cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
+ Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch
Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống
và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
6.1.2. Áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài Đ122, 129 LHNGĐ 2014, Đ663-687 BLDS 2015
+ Áp dụng pháp luật quốc gia
Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài, trừ trường hợp Luật Hôn nhân và gia đình có quy định khác.

98
+ Áp dụng điều ước quốc tế
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều
ước quốc tế đó.
+ Áp dụng pháp luật nước ngoài
- Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn
chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng,
nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2
của Luật Hôn nhân và gia đình.
- Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì
áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
- Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài
được áp dụng.
+ Áp dụng pháp luật đối với nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài
- Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng
cư trú. Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp
dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng của người quy định
tại khoản 1 nêu trên là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.
6.1.3. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài Đ123, 125, 128 LHNGĐ 2014; LHT 2014; NĐ123/2015/NĐ-CP;
BLTTDS 2015
+Thẩm quyền đăng ký kết hôn
“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện
đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt
Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân
Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc
tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn
tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực
hiện đăng ký kết hôn”.

99
+ Thẩm quyền xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài
“1. Cơ quan đăng ký hộ tịch Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc xác định
cha, mẹ, con mà không có tranh chấp giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa
người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định
của pháp luật về hộ tịch.
2. Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết việc xác định cha, mẹ, con có
yếu tố nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88, Điều 89, Điều 90,
khoản 1, khoản 5 Điều 97, khoản 3, khoản 5 Điều 98 và Điều 99 của Luật này; các
trường hợp khác có tranh chấp”.
- Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết việc xác định cha, mẹ, con có
yếu tố nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88 (Trong trường hợp
cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định)
Điều 89 (Xác định con: 1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có
thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình; 2. Người được nhận là cha, mẹ của
một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình)
Điều 90 (Quyền nhận cha, mẹ: 1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả
trong trường hợp cha, mẹ đã chết; 2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự
đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha)
Khoản 1, khoản 5 Điều 97 (Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo: 1. Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ
như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho
đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ
mang thai hộ. 5. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên
mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con)
Khoản 3, khoản 5 Điều 98 (Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo: 3. Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường
hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm
sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật Hôn nhân và
gia đình và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên
mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con
được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai
hộ;5. Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có
quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con)

100
Điều 99 (Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo) của Luật Hôn nhân và gia đình; các
trường hợp khác có tranh chấp.
+ Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài tại cơ quan hộ tịch Đ35-47 LHT 2014 - Thẩm quyền đăng ký khai sinh
“Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện
đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:
1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài
hoặc người không quốc tịch;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là
công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại
Việt Nam:
a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam”.
- Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con
“Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con
thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước
ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt
Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước
ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt
Nam”.
- Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú
của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với
người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã
đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung
hộ tịch, xác định lại dân tộc”.

101
+ Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại
Tòa án
Thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
+ Công nhận, ghi chú bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài về hôn nhân và gia đình Đ125 LHNGD 2014; Đ48 LHT 2014
- Việc công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước
ngoài có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự.
- Chính phủ quy định việc ghi vào sổ hộ tịch các việc về hôn nhân và gia đình
theo bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt
Nam hoặc không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam; quyết định về hôn
nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài: Đ34-39
NĐ123/2015/NĐ-CP
- Thẩm quyền, thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã
được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài Đ48-50 LHT 2014
“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam ghi vào Sổ hộ
tịch việc khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi
con nuôi; thay đổi hộ tịch đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cá nhân đã đăng ký kết hôn hoặc ghi
chú việc kết hôn trước đây ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của cá
nhân đã thực hiện ở nước ngoài.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người có trách nhiệm khai tử
theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này ghi vào Sổ hộ tịch việc khai tử đã
được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài”.
6.1.4. Vấn đề quốc tịch trong hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Đ9,10,16,17 LQT 2008, SĐBS 2014
+ Giữ quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật
Việc kết hôn, ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự và con
chưa thành niên của họ (nếu có).
+ Giữ quốc tịch khi quốc tịch của vợ hoặc chồng thay đổi
Việc vợ hoặc chồng nhập, trở lại hoặc mất quốc tịch Việt Nam không làm thay
đổi quốc tịch của người kia.

102
+ Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha
hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là
công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia
là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản
của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra
trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho
con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.
+ Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch
- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là
người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt
Nam.
- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người
không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có
quốc tịch Việt Nam.
6.1.5. Hợp pháp hoá lãnh sự giấy tờ, tài liệu về hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác
nhận để sử dụng giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình thì phải được hợp pháp
hoá lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
- Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 5-12-2011 về chứng nhận lãnh sự,
hợp pháp hóa lãnh sự và Thông tư số 01/2012/TT-BNG ngày 20-3-2012 hướng dẫn
thực hiện một số quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 5-12-2011 về
chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
6.2. MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
6.2.1. Kết hôn có yếu tố nước ngoài Đ126 LHNGĐ 2014, Đ37,38 LHT 2014,
Đ30-33 NĐ123/2015/NĐ-CP a. Điều kiện kết hôn
+ Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải
tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến
hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải
tuân theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn.

103
+ Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình
về điều kiện kết hôn.
b. Thủ tục đăng ký kết hôn
Thực hiện theo quy định tại Mục 2.1.2.3. Đăng ký kết hôn tại UBND cấp
huyện.
6.2.2. Ly hôn có yếu tố nước ngoài Đ127 LHNGĐ 2014; Đ28, 35 BLTTDS
2015
- Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước
ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
- Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào
thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi
thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết
theo pháp luật Việt Nam.
- Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp
luật của nước nơi có bất động sản đó.
- Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của
nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam
(Đ423, 425-443 BLTTDS 2015).
6.2.3. Xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài
a. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con tại UBND cấp huyện Đ44 LHT 2014 -
Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy
tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho
cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước
ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng
minh về nhân thân.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định
tại khoản 1 Điều 44 LHT, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết
việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian
07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07
ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

104
- Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
- Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức
làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.
b. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam
Đ29 NĐ123/2015/NĐ-CP, Đ7 TT04/2020/TT-BTP
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ
hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho
trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh.
- Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ chứng minh
việc trẻ em cư trú tại Việt Nam và nộp các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền
nước ngoài
cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con nếu có;
c) Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con theo
quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch đối với trường hợp trẻ em có
cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là
công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký
khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam, được thực hiện theo quy định tại Điều
29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
a) Giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp và cư trú
tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-
CP gồm: giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt
Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập
cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan
công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.
b) Việc xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ em khi đăng ký khai
sinh được
thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam về quốc tịch.
- Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con khi
đăng ký khai sinh, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải

105
có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang
quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó.
Nếu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không xác nhận thì cơ quan đăng ký
hộ tịch thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ, nhưng để trống phần ghi về
quốc tịch trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh
- Trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Đ29
NĐ123/2015/NĐ-CP thì thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo
thủ tục quy định tại Khoản 5 Điều 15 của NĐ123/2015/NĐ-CP.
- Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, Phòng Tư pháp kiểm tra hồ
sơ. Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác và đúng quy định pháp luật thì đăng ký
theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Luật Hộ tịch. Nội
dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của
NĐ123/2015/NĐ-CP.
6.2.4.Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Đ51-
57 NĐ126/2014/NĐ-CP
+ Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là đơn vị sự
nghiệp thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hoặc Hội Liên hiệp phụ nữ
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Nguyên tắc hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Hoạt động của Trung tâm phải bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận, góp phần làm
lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, phù hợp với
nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, thuần phong mỹ tục của
dân tộc.
- Các bên kết hôn có quyền được tư vấn, hỗ trợ về hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài. Việc tư vấn, hỗ trợ không phụ thuộc vào quốc tịch, nơi cư trú của người
có yêu cầu.
- Nghiêm cấm lợi dụng việc tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài nhằm mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục
đích trục lợi khác.
+ Điều kiện thành lập Trung tâm
Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định thành lập Trung tâm khi có đủ các điều kiện sau
đây: (3)
1. Có quy chế hoạt động bảo đảm nguyên tắc quy định tại Điều 52
NĐ126/2014/NĐ-CP được Hội Liên hiệp phụ nữ phê duyệt;

106
2. Có địa điểm, trang thiết bị, nhân lực cần thiết bảo đảm hoạt động của
Trung tâm;
3. Người dự kiến đứng đầu Trung tâm là người không có tiền án.
+ Thủ tục đăng ký hoạt động của Trung tâm, cấp lại giấy đăng ký hoạt động của Trung
tâm + Quyền hạn, nghĩa vụ của Trung tâm + Chấm dứt hoạt động của Trung tâm
6.3. NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
- Luật Nuôi con nuôi 2010
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21-3-2011 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Nuôi con nuôi; Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 5-3-2019 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP
6.3.1. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Đ28 LNCN 2010
1) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở
nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ
em Việt Nam làm con nuôi.
2) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở
nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây: (5)
a. Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
b. Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
c. Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
d. Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác
làm con nuôi;
đ. Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít
nhất là 01 năm.
3) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài
làm con nuôi.
4) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
Đ3 NĐ19/2011/NĐ-CP: “Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận
đích danh làm con nuôi
“1.Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con
nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật nuôi con nuôi, gồm trẻ em bị
sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị
khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em
mắc các bệnh về tim; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em mắc

107
các bệnh về máu; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác cần điều
trị khẩn cấp hoặc cả đời.”
2. Trẻ em thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, nếu được nhận làm con
nuôi ở nước ngoài, thì được miễn thủ tục thông báo tìm gia đình thay thế theo quy
định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 15 và thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi theo
quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Nuôi con nuôi”.
6.3.2. Điều kiện đối với người nhận con nuôi Đ29 LNCN 2010
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở
nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định
của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con
nuôi (Điều kiện đối với người nhận con nuôi trong nước)
- Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các
điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi (Điều kiện đối với người
nhận con nuôi trong nước) và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi
thường trú.
6.3.3. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi Đ9 LNCN, Đ2 NĐ19/2011/NĐ-CP - Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng
ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi
quyết định cho người đó làm con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được
nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng
trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi.
Sở Tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có quyết
định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.
- Đối với việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở
nước ngoài, thì Cơ quan đại diện nơi tạm trú của người được nhận làm con nuôi hoặc
của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp cả hai bên
tạm trú ở nước không có Cơ quan đại diện, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký
việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất đối với họ.
6.3.4. Thủ tục nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Đ30-39 LNCN, Đ2, Đ12-20
NĐ19/2011/NĐ-CP

108
+ Hồ sơ của người nhận con nuôi
+ Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài
+ Trách nhiệm kiểm tra, xác minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện được cho
làm con nuôi
+ Trách nhiệm kiểm tra và chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi
+ Căn cứ để giới thiệu trẻ em làm con nuôi
+ Trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi
+ Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi
+ Chứng nhận việc nuôi con nuôi
+ Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi
Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH ngày 22-2-
2016 hướng dẫn việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm
con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết.
6.3.5. Nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở nước ngoài
Đ26-28 NĐ19/2011/NĐ-CP
Hồ sơ, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi, thông báo tình hình phát triển của
con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện.
6.3.6. Công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi
Đ40 LNCN 2010
- Công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi phải lập hồ sơ
theo quy định tại Điều 17 của LNCN (Nuôi con nuôi trong nước) gửi Bộ Tư pháp. Bộ
Tư pháp xem xét, cấp giấy xác nhận người nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con
nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp yêu cầu Sở Tư pháp nơi người đó
thường trú xác minh thì thời hạn có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày.
- Sau khi hoàn tất các thủ tục nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi, công dân
Việt Nam có trách nhiệm làm thủ tục ghi chú việc nuôi con nuôi tại Sở Tư pháp và Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú.
6.3.7. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi Đ41 LNCN 2010
+ Điều kiện, hồ sơ, chấm dứt nuôi con nuôi
Quy định tại các điều 14, 15, 16, 17, 18, 21, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật Nuôi
con nuôi được áp dụng đối với người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi
ở Việt Nam.
109
+ Nơi nộp hồ sơ
Hồ sơ của người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi được nộp
cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú. Sở Tư pháp có
trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật
Nuôi con nuôi.
Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ
điều kiện theo quy định của Luật này thì Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xem xét, quyết định.
+ Quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận
con nuôi; trường hợp từ chối thì phải trả lời cho người nhận con nuôi bằng văn bản và
nêu rõ lý do.
+ Đăng ký việc nuôi con nuôi, lễ giao nhận con nuôi
6.3.8. Nuôi con nuôi ở khu vực biên giới Đ21, 22 NĐ19/2011/NĐ-CP
+ Thủ tục giải quyết việc người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng
nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi
+ Thủ tục giải quyết việc công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ
em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi
6.3.9. Đăng ký lại việc nuôi con nuôi, công nhận việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại
cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài Đ29, 30 NĐ19/2011/NĐ-CP
+ Đăng ký lại việc nuôi con nuôi
+ Ghi chú việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
6.3.10. Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam Đ43 LNCN, Đ31-37
NĐ19/2011/NĐ-CP
+ Điều kiện cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam
Tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam khi có
đủ các điều kiện sau đây: (5)
1) Được thành lập và hoạt động hợp pháp, phi lợi nhuận trong lĩnh vực nuôi
con nuôi trên lãnh thổ của nước là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi
mà Việt Nam là thành viên;
2) Được cơ quan có thẩm quyền về nuôi con nuôi của nước nơi thành lập
cho phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam;

110
3) Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực con nuôi quốc tế liên tục từ 03
năm trở lên, không vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền của nước đó xác
nhận;
4) Có đội ngũ nhân viên công tác xã hội và pháp lý hiểu biết về pháp luật,
văn hóa, xã hội của Việt Nam và pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi;
5) Người đại diện của tổ chức tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về đạo đức,
chuyên môn về lĩnh vực nuôi con nuôi.
+ Quyền và nghĩa vụ của Tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam +
Những hoạt động bị nghiêm cấm thực hiện: Điều 3 Quy chế quản lý Văn phòng con
nuôi nước ngoài tại Việt Nam ban hành theo Quyết định số 09/2006/QĐ-BTP ngày 30-
11-2006
+ Thu hồi giấy phép hoạt động
Tổ chức con nuôi nước ngoài bị thu hồi Giấy phép hoạt động con nuôi nước
ngoài tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây: (5)
1) Tổ chức con nuôi nước ngoài đã chấm dứt hoạt động tại nước nơi tổ
chức đó được thành lập;
2) Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không cho phép tổ chức tiếp tục
hoạt động tại Việt Nam;
3) Tổ chức con nuôi nước ngoài đề nghị chấm dứt hoạt động tại Việt Nam
trước thời hạn ghi trong Giấy phép do Bộ Tư pháp cấp;
4) Hết hạn Giấy phép hoạt động tại Việt Nam mà tổ chức không đề nghị gia
hạn hoặc có đơn đề nghị nhưng không được gia hạn;
5) Bị tước quyền sử dụng Giấy phép theo quy định của pháp luật Việt
Nam./.

PHẦN C. TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


1. Hiến pháp 2013
2. Bộ luật dân sự 2015
3. Bộ luật tố tụng dân sự 2015
4. Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
5. Luật Nuôi con nuôi 2010; Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21-3-2011 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi; Nghị định số 24/2019/NĐ-CP
111
ngày 5-3-2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP;
Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH ngày 22-2-2016
hướng dẫn việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm
con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết; Quyết định số
09/2006/QĐ-BTP ngày 30-11-2006 ban hành Quy chế quản lý Văn phòng con
nuôi nước ngoài tại Việt Nam
6. Luật Hộ tịch 2014; Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15-11-2015 quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Thông tư số 04/2020/TT-BTP
ngày 28-5-2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị
định số 123/2015/NĐ-CP
7. Luật Căn cước công dân 2014; Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31-12-2015
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân; Nghị
định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29-3-2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 137/2015/NĐ-CP
8. Bộ luật hình sự 2015, SĐBS 2017
9. Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31-12-2014 quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số
123/2015/NĐ-CP ngày 15-11-2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Hộ tịch
10. Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 6-1-2016
hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình
11. Nghị định 02/2012/NĐ-CP ngày 3-1-2013 quy định về công tác gia đình; Quyết
định số 72/2001/QĐ-TTg ngày 4-4-2001 về Ngày Gia đình Việt Nam; Thông tư số
07/2001/TT-UBCSTE ngày 20-6-2001 hướng dẫn thực hiện Quyết định số
72/2001/QĐ-TTg; Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT- BGD-BVHTTDLBLĐTBXH-
BCA ngày 5-5-2016 hướng dẫn thực hiện giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia
đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân.
12. Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29-4-2014 về Quy chế khu vực biên giới đất
liền nước CH XHCN Việt Nam
13. Thông tư số 15/2014/TT-BTP ngày 20-5-2014 hướng dẫn tìm gia đình thay thế ở
nước ngoài cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 5 tuổi trở
lên, hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế
14. Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24-10-2012 quy định cấp và sử dụng Giấy
chứng sinh; Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT
112
15. Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 5-12-2011 về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp
hóa lãnh sự; Thông tư số 01/2012/TT-BNG ngày 20-3-2012 hướng dẫn thực hiện
một số quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP
16. Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12-2-2003 về sinh con theo phương pháp khoa
học
17. Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28-1-2015 về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Nghị định số
98/2016/NĐ-CP ngày 1-7-2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
10/2015/NĐ-CP
18. Thông tư số 32/2016/TT-BYT ngày 15-9-2016 quy định việc chi trả các chi phí
thực tế để bảo đảm chăm sóc sức khỏe sinh sản của bên nhờ mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo
19. Thông tư số 34/2017/TT-BYT ngày 18-8-2017 hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn
đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh
20. Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15-7-2020 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi
hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
21. Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5-8-2008 về xác định lại giới tính; Thông tư số
29/2010/TT-BYT ngày 24-5-2010 hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định số
88/2008/NĐ-CP
22. Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật
trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình ???
23. Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25-11-2005 ban hành Quy chế thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
24. Các văn bản pháp luật có liên quan:
- Luật Trẻ em 2016, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9-5-2017 quy
định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em; Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 3-
8-2015 Phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các
vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 – 2020
- Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007; Nghị định số 08/2009/NĐ-CP
ngày 4-2-2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Phòng chống bạo lực gia đình; Chỉ thị số 16/2008/TTg ngày 30-5-2008 về việc
tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Nghị định số
167/2013/NĐ-CP ngày 12-112013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy
113
và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình; Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg
ngày 17-5-2016 ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo
lực gia đình; Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLTBGDĐT-BVHTTDL-
BLĐTBXH-BCA ngày 5-5-2016 hướng dẫn giáo dục chuyển đổi về hành vi
xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong các cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
- Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014; Nghị định
số 78/2009/NĐ-CP ngày 22-9-2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17-
10-2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP
- Luật Cư trú 2020; Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29-6-2021 quy
định chi tiết một số điều Luật Cư trú
- Luật Bình đẳng giới 2006; Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 4-6-2008
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới; Nghị định số
48/2009/NĐCP ngày 19-5-2009 quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng
giới; Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10-6-2009 quy định xử phạt vi phạm
hành chính về bình đẳng giới.
- Luật Người cao tuổi 2009; Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14-1-
2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi
- Pháp lệnh Dân số 9-1-2003 và Pháp lệnh 2008 sửa đổi Điều 10 Pháp
lệnh Dân số năm 2003; Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8-3-2010 quy định
chi tiết thi hành
Pháp lệnh 2008 sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số 2003; Nghị định số 18/2011/NĐ-
CP ngày 17-3-2011 sửa đổi Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP - Luật Hòa
giải ở cơ sở 2013; Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27-2-2014 Quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở
- Luật Phòng, chống mua bán người 2011; Nghị định số 09/2013/NĐ-CP
ngày
11-1-2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán
người; Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13-8-2012 quy định căn cứ xác định nạn
nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
- Luật Người khuyết tật 2010; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10-4-
2012 quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Người khuyết tật

114
- Quyết định số 17/2013/QĐ-TTg ngày 12 tháng 03 năm 2013 Quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế.
- Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989
- Nghị quyết số 48/2013/QH13 ngày 20-6-2013 về việc đàm phán, ký thỏa
thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá
thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào
25. Sách: F.Ăngghen “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”
NXB Sự Thật Hà Nội. 1961
26. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (2021). Trường Đại học Luật Hà
Nội, Nhà xuất bản Tư pháp.

27. Mục Tình huống pháp luật, trang web www.vbpl.vn

115

You might also like