Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Painter of the Wind – Nỗi nhớ dang dở trở thành

bức hoạ hoàn thiện nhất .


“ Missing and longing can become a painting, just like a painting of a person is
something that someone longs for, isn’t it?”

Bộ phim có tuổi đời 13 năm nhưng chưa bao giờ là cũ, mà ngược lại, còn rất mới.
Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết lịch sử cùng tên “ The Painter of the Wind ”
của nhà văn Jung-myeong Kee, bộ phim lấy bối cảnh thời  kì Jooseon- khi mà cầm
kì thi hoạ là một quy chuẩn và rất được trọng dụng kính nể. Nhân vật chính của bộ
phim không chỉ là người, mà còn là vẻ đẹp của hội hoạ, của sự dang dở của một
mối tình bị cấm đoán. Bộ phim mở đầu bằng một điềm báo cho một cái kết không
mấy tích cực của nó, khi mà vị hoạ sĩ tài năng Kim Dong Ho khóc lóc tiếc thương
cho người thiếu nữ trong bức ảnh và nói rất nhiều về bức tranh ấy cứ như thể ông
đã sống được hai kiếp người. Ông là vị hoạ sĩ tài năng và được nhà vua rất nể
trọng. Chính điều này đã làm cho những hoạ sĩ khác nổi lòng ghen tị và tìm cách
xoá dấu vết của ông trên đời bằng cách đưa ông đến hẻm núi xa lánh và chỉ được
quay trở lại khi sự thật về bức tranh ấy được tìm ra. Người con gái trong bức ảnh
ấy không ai khác là học sinh và cũng đồng thời là con gái người bạn thân của ông,
Shin Yoon Bok .
Gia đình của Shin Yoon Bok bị giết vào 10 năm trước và cô may mắn trốn được
lưỡi dao của kẻ thù, nhận thấy tài năng xuất chúng của Yoon Bok với cách nhìn
cuộc sống táo bạo khắc hẳn những gì bó buộc ở Đồ Hoạ Thư. Điều đặc biệt là thời
kì ấy, con gái không được cầm kì thi hoạ nên Yoon Bok được đặt vào một tình
huống khó có thể xảy ra: được nuôi dạy như một nam nhi từ khi con bé. Dù Yoon
Bok ý thức được bản thân mình là tấm thân nữ nhi và phải cải trang nhưng mọi cử
chỉ, ánh mắt, suy nghĩ đều có sự kiên định và mạnh mẽ như một cậu bé chính hiệu.
Tâm hồn nam nhi trong thân thể nữ nhi, số phận éo le này đã cho Yoon Bok một
phong cách rất riêng tỏng tư tưởng, góc nhìn và những nét vẽ. Ngay sau đó 2 thầy
trò Kim-Shin trở thành cánh tay phải đắc lực của nhà vua, nhưng vì những bức vẽ
của Shin động chạm đến một số vị quan lại nên phải trải qua một kì thi : vẽ Ngự
chân dung. Trong quá trình ấy, Yoon Bok nảy sinh thứ tình cảm đặc biệt, không
chỉ tình bạn bè, thầy trò mà còn là tình yêu.
Jeong Hyang là nàng ca kỹ chỉ bán nghệ mà không bán thân, ánh mắt nàng lúc
nào cũng long lanh đến mức ám ảnh, có thể để lại cho người xem cảm giác thương
yêu, ngưỡng mộ nhưng không kém xót xa, day dứt. Hoá ra hội hoạ, cái đẹp cũng
chưa hẳn hoàn toàn đẹp như vậy. Jeong Hyang toát ra vẻ đẹp kiêu kỳ, thanh cao,
không chút kiêng dè nể nang và tuyệt đối giữ vững nguyên tắc của bản thân. Có
câu nói rằng : người tài sắc chưa đáng sợ bằng người có sắc đẹp và hoàn toàn nhận
thức được điều đó, Jeong Hyang là một người như thế. Biết giá trị của bản thân nên
trong buổi tiệc sinh nhật của trưởng hoạ Jang Hyo-won hay khi được ông chủ giàu
có Kim Jo-nyun tán tỉnh, mời mọc, cô đều phớt lờ. Ấy vậy mà, bằng một cách nào
đó, cô lại rung động trước người hoạ công chỉ có 5 lượng tiền, cũng là người đã
đưa cô vào những bức hoạ quý giá nhất. 2 con người tài hoa, nhưng Yoon Bok nhớ
giả trai mới có thể trở thành hoạ viên cung đình, còn Jeong Hyang thì có đàn ca
bán nghệ ở lầu xanh, dù được chiều chuộng hết mực nhưng cũng chỉ là món trang
sức của người chủ, bởi vậy: “ không có 1 món quà nào hay một sự chịu đựng nào
mà không đi kèm một mục đích” . Những diễn biến tình cảm sau đó không thể nào
lí giả nếu dựa trên phương diện giới tính. Nếu như motif phim tình cảm thông
thường nỗi nhớ được dựa trên những cái nắm tay, ôm hôn rồi mới đẩy lên cao trào
thì Hoạ sĩ gió đưa ta đến cái gọi là tình yêu của những người làm nghệ thuật, cực kì
nhẹ nhàng tinh tế nhưng không thiếu bất ngờ. Tình cảm thầm kín được thể hiện
qua nét vẽ ở nhiều góc độ khác nhau: Jeong Hyang đánh đàn, Jeong Hyang trong
bộ y phục đi đường, chiếc nón che nghiêng kiêu sa, Jeong Hyang bên trò chơi đánh
đu, Jeong Hyang trong điệu múa kiếm, dáng vẻ tự tin chiến thắng. Dù trong bất kỳ
hành động, trạng thái nào, cô cũng hiện lên thật đẹp, bởi vì “ ta không biết chàng
nam nhân nào mới có thể chạm vào tấm thân của nàng” và cũng bởi “ Thật sự xin
lỗi, ta có lỗi với nàng.. Là phận nữ nhi nhưng lại giữ hình bóng nàng trong tim…
Ta thật sự có lỗi..”
Còn với Jeong Hyang, dù Yun Bok mang thân phận nữ hay nam, thì đó vẫn là
người họa công duy nhất trong lòng cô, người duy nhất mà cô từng khóc vì, người
may mắn trở thành “ chàng nam nhân được chạm vào bông hoa dại mà đẹp này”.
Bộ phim không chỉ là về tình thầy trò, bố con, về những quy tắc của 1 thời kì của
Hàn Quốc vào những năm thế kỉ 18 mà còn khiến người xem phải trố mắt với sự
xây dựng bối cảnh và cốt truyện mang đậm văn hoá nghệ thuật old school tại Hàn
Quốc thời kì xa xưa. 20 tập phim dường như là chưa đủ để khái quát hết những
phương diện tình cảm, xã hội, báo thù,.. mà đạo diễn muốn nhắc tới, tuy nhiên
hiệu ứng giữa bộ đôi diễn viên chính Moon Geun Yong và Moon Chae Won quá
xuất sắc, tới mức mạch phim đi theo một hướng khác so với suy tính ban đầu của
đạo diễn. Đây không hẳn là một bộ phim tình cảm, nhưng nếu điều làm người xem
ấn tượng nhất đó chính là yếu tố tình cảm được lồng ghép cực kì ý tứ nhưng đưa
người xem đến quá nhiều cung bậc cảm xúc: từ hạnh phúc, xót thương cho đến hận
thù. Dynasties will change, but attitudes don't'

You might also like