2017 ngày 1. Đề khtn môn hoá

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN


ĐỀ THI OLYMPIC CHUYÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 2017
Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Ngày thi thứ nhất: 06/05/2017
(Đề thi có 02 trang, gồm 05 câu)

Câu 1 (4 điểm) (a) Hãy vẽ công thức Lewis của các cấu tử sau (bao gồm cả các electron không liên
kết). HCN, N2H4, CO2, CO32-. Hãy cho biết cấu tử nào có tính bazơ mạnh nhất? Giải thích.
(b) Hãy vẽ các công thức cộng hưởng của phân tử ozon.
(c) Hãy cho biết cấu tử trong phần (a) và (b) có momen lưỡng cực khác không.
(d) Các công thức Lewis của phân tử N2O được cho dưới đây. Hãy cho biết công thức nào là bền
nhất? Giải thích.

N N O N N O N N O N N O
A B C D
(e) Sử dụng mô hình VSEPR, hãy vẽ hình học phân tử của SF4 và SF6, có chỉ rõ vị trí của các cặp
electron không liên kết (nếu có).

Câu 2 (4 điểm) (a) Sử dụng các dữ kiện đã cho để tính ái lực proton của NH3:
 
NH 3(k )  H (k )  NH 4(k )  ap H oNH3  ?
Sinh nhiệt các chất lần lượt:  f H oNH3( k )  46 kJ.mol1 và  f H oNH4Cl( r )  313,5 kJ.mol1.

Năng lượng liên kết: E lk,Cl2( k )  242 kJ.mol 1; E lk,H2( k )  430,5 kJ.mol1.
Năng lượng ion hóa của nguyên tử hiđro: IH =1312,5 kJ.mol-1;
Ái lực electron của nguyên tử clo: EA,Cl = -348 kJ.mol-1.
Năng lượng mạng lưới tinh thể của amoni clorua: UNH4Cl(r) = -651,1 kJ.mol-1.
(b) PbCO3 và ZnO được sử dụng làm chất tạo màu trắng. H2S phản ứng với các hợp chất đó tạo ra các
hợp chất sunfua tương ứng. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(c) Nếu nồng độ của H2S là 7 10-9 g/L thì có gây cản trở cho việc dùng các chất tạo màu trên không?
(d) Nếu phải lựa chọn, theo bạn dùng chất tạo màu nào sẽ phù hợp hơn?
(e) Với PbS bị mất màu, có thể sử dụng H2O2 để tái tạo lại màu cho chất tạo màu. Khi đó PbSO4 được
tạo thành. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Cho: điều kiện chuẩn: 25oC và 1 bar, thành phần phần trăm theo thể tích của không khí:
N2: 77,9%; O2: 20,7%; CO2:0,026%; H2O: 0,4% và các khí khác: 1,03%.
Chất PbCO3(r) H2S(k) PbS(r) ZnO(r) ZnS(r) CO2(k) H2O(k) PbSO4(r)
 f G o (kJ.mol1 ) -626 -33 -92,6 -318 -184,8 -394,2 -228,5 -811,5

Câu 3 (4 điểm) Cặp Fe3+/Fe2+ và hệ H3AsO4/H3AsO3 là các hệ thống oxi hóa - khử quan trọng, do
những cân bằng điện hóa của nó bị dịch chuyển bởi quá trình tạo phức hay thay đổi giá trị pH.
Cho E oFe2 / Fe  0, 44; E oFe3 /Fe  0, 036; E[Fe(CN)
o
3–
/[Fe(CN)6 ]4–
 0,356; E oH3AsO4 /H3AsO3  0,56; E oI /I–  0,54V.
6] 3

(a) Xác định thế khử chuẩn của cặp Fe3+/ Fe2+.

1
(b) Thế khử chuẩn của hệ Fe3+/ Fe2+ trong dung dịch HCl 1 M là 0,71 V. Hãy tính hằng số bền đối với
quá trình tạo phức [FeCl]2+.
(c) Cả Fe3+ và Fe2+ đều tạo phức rất bền với ion CN–. Hãy tính tỷ lệ của hằng số bền tổng cộng của quá
trình tạo các ion phức [Fe(CN)6]3– và [Fe(CN)6]4–.
(d) Hòa tan H3AsO4 và K4Fe(CN)6 vào nước theo đúng tỉ lệ hợp thức. Tính tỷ lệ [H3AsO4]/[H3AsO3]
tại trạng thái cân bằng trong dung dịch đệm ở pH = 2.
(e) Trong dung dịch nước, các nồng độ cân bằng sau: [H3AsO4] = [H3AsO3] = [I3–] = [I–] = 0,1 M có
thể tồn tại không? Nếu có, hãy tính pH của dung dịch.

Câu 4 (4 điểm) Nguyên tố A được đốt trong oxi cho sản phẩm là oxit B, nếu tiếp tục oxi hóa B với
xúc tác V2O5/K2O thu được sản phẩm C. Trong khi B hợp nước cho axit yếu D thì C hợp nước cho
axit mạnh E, trên thế giới hàng năm sản xuất khoảng 165 tấn E. Khi A phản ứng với khí clo cho chất
lỏng màu vàng F, F có hai đồng phân cấu trúc. Nếu F tiếp tục phản ứng với clo cho ra chất lỏng màu
đỏ G, G có nhiệt độ sôi là 59oC và có công thức ACl2. Cả F và G phản ứng với nước cho cùng hỗn
hợp các sản phẩm B, A và I. Các phản ứng trên được tóm tắt như sơ đồ sau:
Cl2 O2 O2
F A B C
V2O5
Cl2 H2O H2O

G D E
288 mg A được oxi hóa đến sản phẩm C, sau đó hấp thụ vào nước được dung dịch E, để chuẩn
độ hết lượng E cần 18 mL dung dịch NaOH 1 M.
(a) Hãy xác định các hợp chất trong sơ đồ và viết tất các phương trình phản ứng xảy ra.
(b) C phản ứng với G cho sản phẩm H và B. H phản ứng với nước cho D và axit mạnh I, xác định H
và I và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(c) Hãy vẽ công thức Lewis của B, C, F và G (bao gồm các cặp electron không liên kết).

Câu 5 (4 điểm) Tính nồng độ đầu của mỗi dung dịch sau:
(a) Dung dịch HCl có pH = 4,00 (dung dịch A),
(b) Dung dịch axit axetic có pH = 4,00 (dung dịch B),
(c) Dung dịch axit sunfuric có pH = 4,00 (dung dịch C),
(d) Dung dịch axit xitric có pH = 4,00 (dung dịch D).
Hãy tính pH của mỗi dung dịch thu được khi:
(e) trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch A và dung dịch NaOH có pOH = 4,
(g) trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch B và dung dịch NaOH có pOH = 4,
(h) trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch C và dung dịch NaOH có pOH = 4,
(i) trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch D và dung dịch NaOH có pOH = 4,
(k) trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch A và dung dịch B,
(l) trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch A và dung dịch C.
Biết axit axetic: pKa = 4,76; axit sunfuric: pKa2 = 1,99; axit xitric: pKa1 = 3,10, pKa2 = 4,35, pKa3 =
6,39.
--- HẾT ---
* Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
* Giám thị không giải thích gì thêm.

You might also like