Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Bài 5: Điều khiển tốc độ động cơ bằng PWM

1. Mục đích:
Giới thiệu về xung PWM và cách dùng của nó để điều khiển động cơ
Giới thiệu về động cơ một chiều:
- Nguyên lí hoạt động: Stator của động cơ điện 1 chiều thường là 1 hay nhiều cặp nam
châm vĩnh cửu, hay nam châm điện, rotor có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn điện
một chiều, một phần quan trọng khác của động cơ điện 1 chiều là bộ phận chỉnh lưu, nó có
nhiệm vụ là đổi chiều dòng điện trong khi chuyển động quay của rotor là liên tục. Thông
thường bộ phận này gồm có một bộ cổ góp và một bộ chổi than tiếp xúc với cổ góp

Pha 1: Từ trường của rotor cùng cực với stator, sẽ đẩy nhau tạo ra chuyển động quay của
rotor
 

Pha 2: Rotor tiếp tục quay


 

Pha 3: Bộ phận chỉnh điện sẽ đổi cực sao cho từ trường giữa stator và rotor cùng dấu, trở lại
pha 1
- Điều khiển tốc độ động cơ: Điện áp tác dụng có thể thay đổi bằng cách xen vào mạch
một điện trở nối tiếp hoặc sử dụng một thiết bị điện tử điều khiển kiểu chuyển mạch lắp bằng
Thyristor, transistor hoặc loại cổ điển hơn nữa bằng các đèn chỉnh lưu hồ quang Thủy ngân.
Trong một mạch điện gọi là mạch băm điện áp, điện áp trung bình đặt vào động cơ thay đổi
bằng cách chuyển mạch nguồn cung cấp thật nhanh. Khi tỷ lệ thời gian "on" trên thời gian
"off" thay đổi sẽ làm thay đổi điện áp trung bình. Tỷ lệ phần trăm thời gian "on" trong một
chu kỳ chuyển mạch nhân với điện áp cấp nguồn sẽ cho điện áp trung bình đặt vào động cơ.
Như vậy với điện áp nguồn cung cấp là 100V, và tỷ lệ thời gian ON là 25% thì điện áp trung
bình là 25V. Trong thời gian "Off", điện áp cảm ứng của phần ứng sẽ làm cho dòng điện
không bị gián đoạn, qua một đi ốt gọi là đi ốt phi hồi, nối song song với động cơ. Tại thời
điểm này, dòng điện của mạch cung cấp sẽ bằng không trong khi dòng điện qua động cơ vẫn
khác không và dòng trung bình của động cơ vẫn luôn lớn hơn dòng điện trong mạch cung cấp,
trừ khi tỷ lệ thời gian "on" đạt đến 100%. Ở tỷ lệ 100% "on" này, dòng qua động cơ và dòng
cung cấp bằng nhau. Mạch đóng cắt tức thời này ít bị tổn hao năng lượng hơn mạch dùng điện
trở. Phương pháp này gọi là phương pháp điều khiển kiểu điều biến độ rộng xung (pulse
width modulation, or PWM), và thường được điều khiển bằng vi xử lý. Đôi khi người ta còn
sử dụng mạch lọc đầu ra để làm bằng phẳng điện áp đầu ra và giảm bớt tạp nhiễu của động
cơ.
2. Sơ đồ nguyên lí

Hình 1: Điều khiển tốc độ động cơ.

3. Sơ đồ lắp ráp
Hình 2: Sơ đồ lắp ráp
4. Chương trình mẫu

int potPin = A0;


int transistorPin = 9;
int potValue = 0;
void setup() {
pinMode(transistorPin, OUTPUT);
}
void loop() {
potValue = analogRead(potPin) / 4;
analogWrite(transistorPin, potValue);
}
Giải thích chương trình:
Như trong sơ đồ mạch ta thấy biến trở được nối với chân A0, transistor được nối với
chân số 9 thông qua điện trở 1k. Như vậy ta khai báo 2 biến chứa vị trí chân cho biến trở và
transistor.
int potPin = A0;
int transistorPin = 9;
Biến integer potValue chứa giá trị đọc được từ chân A0.

int potValue = 0

Một câu hỏi đặt ra ở đây là nếu chúng ta không kết nối transistor điều khiển động cơ
vào chân số 9 mà thay vào đó là chân số 1 hoặc 2 để điều khiển tốc độ động cơ thì có được
không ?.

Câu trả lời là Không. Vậy tại sao Không ?

Tôi sẽ trả lời câu hỏi này sau. Nhưng trước hết tôi nói về PWM. PWM (pulse width
modulation) là phương pháp điều chế dựa trên sự thay đổi độ rộng của chuổi xung dẫn đến sự
thay đổi điện áp ra.
Để tạo ra được PWM trên Arduino thì chúng ta sử dụng lệnh analogWrite(Pin,
Value);

Trong đó:
Pin: là vị trí chân, đối với Arduino Uno thì chỉ có các chân 3, 5, 6, 9, 10 & 11 mới có
chức năng tạo PWM. Vậy chúng ta có thể trả lời được câu hỏi bên trên, các chân digital còn
lại của có thể đọc hoặc xuất 2 giá trị là 0 và 1 mà thôi.
Value: Giá trị nằm trong khoảng 0 đến 255.
Để hiểu rõ hơn về PWM tôi sẽ minh hoạ qua ví dụ sau.
Nếu tôi sử dụng lệnh analogWrite(transistorPin, 127); thì dạng xung ở chân 9
(
transistorPin = 9) sẽ như hình dưới và giá trị trung bình ngõ ra sẽ là 2,5V (50% ).
Hình 33: PWM 50%.
Nếu Value = 64 (hay 25%) thì dạng xung như sau:

Hình 34: PWM 25%.

Value = 229 (hay 90%) thì dạng xung sẽ là :

Hình 35: PWM 90%.

Từ ví dụ trên ta thấy sự thay đổi độ rộng của chuổi xung dẫn đến sự thay đổi điện áp
ra. Ta cũng thấy rằng điện áp trên motor cũng thay đổi tuyến tính theo sự thay đổi điện áp
ngõ ra trên chân 9. Tức là nếu điện áp trung bình trên chân 9 là 2,5 volt (50% ) thì điện áp
trên hai đầu motor là 6 volt ( nguồn motor là 12 volt ).

Quay lại chương trình ta cần quan tâm tới một câu lệnh đó là:

potValue = analogRead(potPin) / 4;

Chúng ta cần phải chia giá trị đọc được cho 4 vì giá trị analog sẽ nằm trong khoảng 0
(0 volt ) đến 1023 (5 volt ), nhưng giá trị cần xuất ra ngoài chân 9 lại nằm trong khoảng 0
đến 255 đó chính là lý do tại sao có chia 4 ở đây.

You might also like