Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Anh /Chị hãy làm rõ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp theo tư tưởng Hồ Chí

Minh (có ví dụ minh họa)


Trả lời:

- Dân chủ trực tiếp

Nói đến thực hiện dân chủ trực tiếp ở nước ta không thể không nói đến tư tưởng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Là nhà kiến trúc tài ba về thực hiện dân chủ trực tiếp, trong quá trình dẫn dắt
và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người luôn khẳng định “nhân dân là gốc của cách mạng”,
nhân dân là người làm chủ nước nhà, tham gia trực tiếp việc giải quyết các vấn đề quan trọng
của nhà nước: “Làm việc gì cũng phải có quần chúng. Không có quần chúng thì không thể
làm được”. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm, nhà nước phải dựa vào lực lượng nhân dân,
bảo đảm nguyên tắc tối cao là đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải
quyết. Trong quá trình xây dựng pháp luật, Người đã chỉ đạo và trực tiếp soạn thảo hai bản
Hiến pháp năm 1946 và năm 1959. Đối với Hiến pháp năm 1959, Ban soạn thảo đã tổ chức
hai đợt lấy ý kiến nhân dân với thời gian 4 tháng. Người đánh giá: “Hai đợt thảo luận dự thảo
Hiến pháp trong nhân dân là những cuộc sinh hoạt chính trị rất sôi nổi. Nhân dân đã hăng hái
sử dụng quyền dân chủ của mình để xây dựng Hiến pháp của mình”. Người cũng chỉ ra một
đặc điểm của dân chủ trực tiếp là: “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân
dân; nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình”. Ở mỗi
giai đoạn lịch sử, nội dung, hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp mang đặc điểm khác nhau,
phù hợp với thực tiễn và ý chí giai cấp cầm quyền. Nguyên tắc để giữ vững nền dân chủ là
chuyên chính, đồng thời thực hiện dân chủ đúng nguyên tắc tập trung, “khi chưa quyết định
thì tha hồ bàn cãi. Nhưng khi đã quyết định rồi thì không được bàn cãi nữa, có bàn cãi cũng
chỉ là để bàn cách thi hành cho được, cho nhanh, không phải để đề nghị không thực hiện.
Phải cấm chỉ những hành động tự do quá trớn ấy”. Đó chính là nguyên tắc thực hành dân chủ
xã hội chủ nghĩa trong xã hội ta hiện nay để xây dựng một nền hành chính liêm chính, kiến
tạo vì nhân dân.

+ Ví dụ:

 Được đi bầu cử
 Có thể kiến nghị các cơ quan, biểu quyết khi nhà nước cho trưng cầu dân ý
 Mỗi người đều tự do ngôn luận và tự do báo trí hợp pháp
- Dân chủ gián tiếp

Dân chủ đại diện là phương thức thực hiện quyền lực nhà nước cơ bản và phổ biến nhất của
Nhân dân, là hình thức thể hiện ý chí của chủ thể quyền lực gián tiếp qua các cơ quan đại
diện theo phương thức ''ủy quyền''. Trong trường hợp này, Nhân dân giữ cho mình quyền và
chức năng tác động, giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan đại diện, nhằm hạn chế sự tha
hóa của quyền lực. Theo đó, Nhân dân thông qua các cơ quan đại biểu do mình bầu ra theo
hình thức phổ thông đầu phiếu và ủy thác quyền lực cho các cơ quan đại biểu đó như Quốc
hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Rồi đến lượt mình, Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
tiếp tục lập ra các cơ quan khác của Nhà nước để thực hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân
dân. Như vậy, hiểu một cách đầy đủ, các cơ quan nhà nước được Nhân dân ủy quyền không
chỉ là các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp mà còn bao gồm cả các
cơ quan trong hệ thống hành pháp và tư pháp. Các cơ quan này thay mặt Nhân dân sử dụng
quyền lực nhà nước để điều hành, quản lý xã hội và chịu sự giám sát của Nhân dân. Đây là
một phương thức làm chủ cơ bản trong chế độ dân chủ nhân dân trước đây và chế độ dân chủ
xã hội chủ nghĩa ngày nay.

+ Ví dụ:

 Trưởng thôn ý kiến cấp xã xin phí 70 % tiền bê tông để đổ đường cho toàn dân trong
thôn
 Trưởng cụm được sự ủy thác dân trong cụm dân cư đi bàn bạc về vấn đề ô nhiễm môi
trường của trang trại nuôi lợn ngay cạnh đó

You might also like