Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BUỔI THẢO LUẬN DÂN SỰ THỨ 5

 Quản lý di sản
Tóm tắt bản án số 11/2020/DS-PT
Nguyên đơn: anh Phạm Tiến H
Bị đơn: anh Phạm Tiến N
Anh H khởi kiện cháu N (con trai của anh T) để đòi lại nhà đất của bố mẹ. Khi chết bố,
mẹ anh không để lại di chúc giao cho con cái nào trong nhà nên hiện ngôi nhà và diện
tích đất 311m2 để nguyên không có ai quản lý. Anh H và anh T phải đi chấp hành án,
nay anh H đã chấp hành án xong trở về, ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng nên các anh
chị em trong nhà có nguyện vọng muốn giao cho anh H tu sửa lại ngôi nhà và quản lý
đất đai của bố mẹ. Tuy nhiên, N không đồng ý với việc đó và có ý cản trở, N xuất trình
một giấy ủy quyền của anh T với nội dung là ủy quyền cho N trong coi ngôi nhà đến
khi anh T chấp hành án trở về. Do đó, anh H đề nghị Tòa án giải quyết buộc N và anh
T không được cản trở việc anh tu sửa nhà và N không được xâm phạm đến tài sản của
bố mẹ anh.
Tóm tắt quyết định số 147/2020/DS-GĐT
Nguyên đơn: ông Trà Văn Đạm
Bị đơn: ông Phạm Văn Sơn Nhỏ
Ông Đạm đại diện gia đình đứng tên diện tích 1.497m2 đất thuộc thửa số 528. Thửa đất
này lại nằm phía trong thửa 525 của ông Ngót do ông Nhỏ quản lý, sử dụng. Giữa ông
Đạm và ông Nhỏ có thỏa thuận mở một lối đi từ đất của ông Đạm qua đất của ông
Ngót đến đường dall công cộng rộng 2m dài 21m. Ông Đạm đã chịu chi phí bơm cát
lắp một ao, một mương để làm lối đi, đặt bọng nước, làm hàng rào và đổ 02 khối cát,
02 khối đá, đưa tiền mặt 1.000.000đ để ông Nhỏ làm cổng rào tại nhà của ông Nhỏ.
Ông Đạm khởi kiện yêu cầu ông Nhỏ và bà Chơi cùng các đồng thừa kế hàng thứ nhất
với ông Nhỏ xin mở lối đi ngang 1,5m, dài 21m qua đất ông Ngót tại thửa 525.
1. Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của
ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao?
Theo Bản án số 11, Tòa án xác định anh Phạm Tiến H là người có quyền quản
lý di sản của ông Đ và bà T.
Việc Tòa án xác định như trên là hợp lý và thuyết phục.
Theo Khoản 2 Điều 616 BLDS 2015: “Trường hợp di chúc không chỉ định
người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di
sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó
cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.”

1
Khi ông Đ bà T mất thì không để lại di chúc giao cho con cái nào trong gia đình
được sử dụng, quản lý ngôi nhà và diện tích đất nói trên, do đó ngôi nhà và diện
tích đất trên để nguyên không có ai quản lý.
Quá trình giải quyết vụ án, ngoài ông Thiện; những người còn lại ở hàng thừa
kế thứ nhất đều nhất trí giao cho anh Phạm Tiến H quản lý khối di sản của ông
Đ, bà T. Xét thấy, các ông bà Hiệu, Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài đều có đủ
năng lực hành vi dân sự; quyết định dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện; không
bị lừa dối, ép buộc; không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo
đức xã hội. Do đó, việc Tòa án giao quyền quản lý di sản cho anh Phạm Tiến H
là phù hợp.

2. Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di
sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di
sản.
Theo Khoản 2 Điều 616 BLDS 2015: “Trường hợp di chúc không chỉ định
người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di
sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó
cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.”
Vào năm 2012, sau khi bà T chết, ông Thiện là người đang trực tiếp sinh sống
tại nhà và đất, thêm nữa khi ông Đ bà T mất thì không để lại di chúc giao cho
con cái nào trong gia đình được sử dụng, quản lý ngôi nhà và diện tích đất nói
trên, do đó ngôi nhà và diện tích đất trên để nguyên không có ai quản lý.
Như vậy có thể thấy di chúc không chỉ định người quản lý di sản và ông Thiện
cũng đang chiếm hữu mảnh đất ấy (trực tiếp sinh sống). Từ đó ông Thiện trước
khi đi chấp hành án có là người quản lí di sản.

3. Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di
sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Bản án số 11, Tòa án xác định anh Phạm Tiến H là người có quyền quản
lý di sản của ông Đ và bà T là hợp lý và thuyết phục.
Theo Khoản 2 Điều 616 BLDS 2015: “Trường hợp di chúc không chỉ định
người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản
thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho
đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.”
Khi ông Đ bà T mất thì không để lại di chúc giao cho con cái nào trong gia đình
được sử dụng, quản lý ngôi nhà và diện tích đất nói trên, do đó ngôi nhà và diện
tích đất trên để nguyên không có ai quản lý.
Quá trình giải quyết vụ án, ngoài ông Thiện; những người còn lại ở hàng thừa
kế thứ nhất đều nhất trí giao cho anh Phạm Tiến H quản lý khối di sản của ông
Đ, bà T. Xét thấy, các ông bà Hiệu, Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài đều có đủ
2
năng lực hành vi dân sự; quyết định dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện; không
bị lừa dối, ép buộc; không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo
đức xã hội. Do đó, việc Tòa án giao quyền quản lý di sản cho anh Phạm Tiến H
là phù hợp.

4. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại di
sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại di
sản như trong Bản án số 11.
Theo Điều 617 và 618 BLDS 2015 có ghi rõ:
 Điều 617. Nghĩa vụ của người quản lý di sản
1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật
này có nghĩa vụ sau đây:
a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người
khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác;
b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc
định đoạt tài sản bằng hình thức khác,
nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều
616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc
định đoạt tài sản bằng hình thức khác;
b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
c) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
d) Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc
theo yêu cầu của người thừa kế.
 Điều 618. Quyền của người quản lý di sản
1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật
này có quyền sau đây:
a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan
đến di sản thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều
616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
a) Được tiếp tục sử dụng disản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại
di sản hoặc được sự đồng ý của những
3
người thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù
lao thì người quản lý di sản được hưởng
một khoản thù lao hợp lý.

5. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người
khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con trai)
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Như trong Bản án số 11, ông Thiện không có quyền giao lại di sản cho con trai
của mình. Theo Điều 616 BLDS 2015 thì “Người quản lý di sản là người được
chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra”. Nhưng
khi bố mẹ ông Thiện mất không để lại di chúc, bên cạnh đó, việc quản lý di sản
của ông không có sự nhất trí bằng văn bản của các đồng thừa kế. Vì vậy, ông
không là người quản lý di sản hợp pháp nên không có quyền giao lại cho con
trai trông coi, sử dụng di sản của bố mẹ mình.

6. Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự
thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự
thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản là thuyết phục. Ông Nhỏ là
người quản lý di sản của ông Ngót và phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng
của bà Chơi, chứ không có quyền định đoạt. Nhưng ông Nhỏ lại tự ý thỏa thuận
cho ông Đạm mở lối đi khi chưa được sự đồng ý của bà Chơi và các đồng thừa
kế thứ nhất của ông Ngót. Điều này đã vi phạm quy định tại Điều 167 và Điều
168 Luật đất đai năm 2013; điểm b khoản 1 Điều 617 BLDS năm 2015: ” Bảo
quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định
đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý
bằng văn bản”. Vì vậy, Tòa án nhận định việc “Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án
cấp phúc thẩm nhận định ông Nhỏ có quyền thỏa thuận cho ông Đạm mở lối đi
trên đất là di sản chưa chia là không đúng” là hợp lý.

 Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế


Tóm tắt án lệ số 26/2018/AL
Cụ K, cụ T tạo lập 612m2 đất, trên đất có 2 căn nhà 3 gian. Năm 1972 cụ T chết, toàn
bộ nhà đất do cụ K và cụ L quản lý.

4
Năm 1973, cụ K kết hôn với cụ L sinh được 4 người con là Cấn Thị C, Cấn Thị M2,
Cấn Anh C và Cấn Thị T2. Trong quá trình quản lý, sử dụng nhà đất, vợ chồng cụ K có
cải tạo và xây dựng lại một số công trình phụ, tường ba. Năm 2002, Nhà nước cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ cụ K, thời điểm này hộ cụ K có 06 người
gồm: Cụ K, cụ L, ông T, bà M2, bà T2 và ông C.
Cũng năm 2002, cụ K chết, khối tài sản này do cụ L và ông C quản lý.
Cụ K và cụ T chết không để lại di chúc. Các đồng nguyên đơn là con cụ K với cụ T
khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của cụ T và chia di sản thừa kế của cụ K theo quy
định của pháp luật, trong đó bà N1, bà N2, bà M1, bà T1, bà H, ông T, bà C và bà
Nguyễn Thị M (vợ ông S) đề nghị chia phần ông, bà được hưởng giao lại cho ông V
làm nơi thờ cúng cha mẹ, tổ tiên. Bị đơn là cụ L và ông C đề nghị giải quyết theo quy
định của pháp luật.
Tại Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông V, bà N1, bà T1, bà H, ông
T, bà N2, bà M1.
Tại Bản án phúc thẩm: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông V, bà N1, bà
T1, bà H, ông T, bà N2, bà M1.

1. Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam.
+ Có 3 loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế:
• Thời hiệu yêu cầu chia di sản
• Thời hiệu yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền
thừa kế của người khác
• Thời hiệu thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại
+ Cơ sở pháp lý: Điều 623 BLDS 2015
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động
sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì
di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có
người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều
236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm
a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc
bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết
để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

2. Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản không?
5
Pháp luật nước ngoài không áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản

3. Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của Quyết
định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?
- Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm 1972.
- Đoạn ở Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL nằm trong phần “Nội
dung của vụ án”: “...Năm 1972 cụ T chết...”.
 Căn cứ: Khoản 1 Điều 611 DLDS 2015: “Thời điểm mở thừa kế là
thời điểm người có tài sản chết...”.

4. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản
của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?
- Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di
sản của cụ T không có cơ sở văn bản và không thuyết phục.
- Cụ T chết vào năm 1972, căn cứ Khoản 1 Điều 156 Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối
với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực” thì không thể
áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T vì khi đó BLDS
2015 chưa có hiệu lực.

5. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản
của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được
công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?
- Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di
sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990
được công bố không có cơ sở văn bản, không thuyết phục.
- Tương tự, cụ T chết vào năm 1972, căn cứ Khoản 1 Điều 156 Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật được áp
dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực” thì
không thể áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T với
thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố vì khi
đó BLDS 2015 và Pháp lệnh thừa kế năm 1990 chưa có hiệu lực.

6. Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên.


Qua Án lệ 26/2018/AL, chúng ta có thể thấy: Vì có sự thay đổi giữa nhiều thế
hệ, nên Tòa án còn gặp nhiều sự khó khăn trong việc áp dụng pháp luật về vấn
đề thời hiệu thừa kế, đặc biệt là đối với bất động sản. Đây là một án lệ hết sức
thực tế và thường xảy ra.

You might also like