GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH

I. Những vấn đề chung


1. Khái niệm
- Tranh chấp kinh doanh thương mại là xung đột quyền và lợi ích phát sinh trong hoạt
động kinh doanh thương mại.
- Các loại tranh chấp:
 Giữa các chủ thể trong hoạt động KD-TM
 Quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa các chủ thể kinh doanh
 Công ty với các thành viên, giữa các thành viên với nhau về quyền và lợi ích kinh
tế từ hoạt động KD-TM
 Giữa người chưa phải là TV nhưng có giao dịch chuyển nhượng vốn góp với TV,
công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý
-Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh: thông qua hình thức, thủ tục thích hợp tiến hành
các giải pháp nhằm loại bỏ những xung đột về lợi ích kinh tế.
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định:
 Thương lượng
 Hòa giải
 Tòa án
 Trọng tài thương mại
II. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
1. Khái niệm:
Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự dàn xếp, tự
bàn bạc, tháo gỡ nhưng bất đồng phát sinh mà không cần có sự hỗ trợ hay phán quyết của
bên thứu ba.
2. Đặc điểm:
- Không có sự tham gia của bên thứ 3
- Cơ chế tự giải quyết
- Cơ chế tự điều chỉnh: luật không quy định thủ tục
- Kết quả: cam kết, thương lượng của các bên
3. Các hình thức thương lượng
-Thương lượng trực tiếp: Là cách thức mà các bên tranh chấp trực tiếp gặp nhau bàn bạc,
trao đổi và đề xuất ý kiến của mỗi bên nhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp.
Ưu điểm:

- Các bên nhanh chóng hiểu được quan điểm thái độ hợp tác, thiện chí của
nhau.
- Kết quả đạt được có thể rất nhanh chóng.

Nhược điểm:

- Nếu các bên ở xa nhau thì sẽ rất tốn kém về chi phí đi lại.
- Phụ thuộc rất lớn vào thái độ và kỹ năng đàm phán của đại diện mỗi bên.

- Thương lượng gián tiếp: Là cách thức các bên tranh chấp gửi cho nhau tài liệu giao dịch
thể hiện quan điểm và yêu cầu của mình nhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp.
Ưu điểm:

- Thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng.


- Ngôn từ trong thư từ, tài liệu được chau chuốt, gọt giũa.
- Có thời gian chuẩn bị nên lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục cao.
- Ít tốn kém về vật chất

Nhược điểm:

- Các bên khó nhận biết quan điểm, ý chí của nhau.
- Những nội dung phức tạp sẽ khó trình bày, trao đổi.
- Thời gian giao dịch kéo dài.

4. Ưu nhược điểm của thương lượng


- Ưu điểm:
+ Không gây phiền hà, thời gian ngắn, ít tốn kém, không bị ràng buộc bởi các thủ tục
pháp lý.
+ Giữ được các bí mật trong kinh doanh
+ Không làm phương hại đến quan hệ hợp tác vốn có giữa các bên
-Nhược điểm
+ Hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết và thiện chí của các bên tranh chấp, kết thúc
thương lượng không phải trong mọi trường hợp đều có thể có được kết quả.
+ Việc thực hiện các kết quả thương lượng không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý
mang tính bắt buộc
III.Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
1. Khái niệm: Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ 3
độc lập do các bên chỉ định hoặc cùng chấp nhận làm vai trò trung gian để hỗ trợ, thuyết
phục các bên tranh chấp nhằm tìm kiếm giải pháp để giải quyết tranh chấp.
- Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thông qua hòa giải thương mại
là phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh do các bên trong tranh chấp thỏa
thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh
chấp theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về
Hòa giải thương mại.
- Hòa giải thông thường : do các bên thỏa thuận phù hợp với luật pháp.
2. Đặc điểm:
- Thứ nhất, việc giải quyết chanh chấp thương mại bằng hoà giải đã có sự hiện diện của
bên thứ ba (do các bên tranh chấp lựa chọn) làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm
giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp.
- Thứ hai, quá trình hoà giải các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định
có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hoà giải. Cũng giống như thương
lượng, pháp luật hiện hành của Việt Nam không có quy định nào ràng buộc, chi phối đến
cơ chế hoà giải ngoài các quy định có tính chất ghi nhận thương lượng, hoà giải là những
phương thức giải quyết tranh chấp được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn để giải quyết
tranh chấp phát sinh.
- Thứ ba, kết quả hoà giải thành được thực thi cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự
nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành
những cam kết của các bên trong quá trình hoà giải. Đây là điểm giống hình thức giải
quyết tranh chấp bằng thương lượng vì xét về bản chất việc giải quyết tranh chấp thương
mại bằng hoà giải thực chất vẫn được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết và hoàn toàn dựa
trên cơ sở tự nguyện của các bên tranh chấp. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt hoà giải với
sự tham gia của bên thứ ba được các bên lựa chọn (hoà giải ngoài tố tụng ) và hoà giải
được tiến hành tại toà án hay trọng tài (hoà giải trong tố tụng).
3. Ưu nhược điểm
 Ưu điểm
- Thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền định đoạt, không làm ảnh hưởng đến
mối quan hệ hợp tác giữa các bên, uy tín, bí mật kinh doanh được giữ kín.
- Cơ hội thành công cao hơn vì có bên thứ ba làm trung gian hòa giải
 Nhược điểm
- Kết quả hòa giải cũng không được pháp luật bảo đảm thi hành, hoàn toàn phụ thuộc vào
thiện chí của các bên.
- Uy tín bí mật kinh doanh vẫn bị ảnh hưởng một phần do có sự can thiệp của bên thứ ba
- Tốn kém chi phí dịch vụ cho người thứ ba
4. Phù hợp áp dụng trong những trường hợp
- tranh chấp giữ các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
- tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại
- tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải
thương mại
( Điều 2 Nghị Định 22/2017/NĐ-CP)
IV. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án
1. Khái niệm:
Là phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực
nhà nước được tiến hành theo thủ tục chặt chẽ nhằm đưa ra 1 bản án hoặc quyết định.
2. Đặc điểm:
 Có sự tham gia của bên thứ 3 là tòa án mang quyền lực nhà nước
 Cơ chế: Luật quy định trình tự thủ tục chặt chẽ
 Nguyên tắc giải quyết: Công khai, trừ trường hợp xét xử kín
 Kết quả: Phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh ý chí,
quyền lực của nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của quyền
lực nhà nước hoặc phán quyết của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị
theo quy định

3. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án:


a. Những tranh chấp KD - TM thuộc thẩm quyền của toà án (Điều 30 BLTTDS)
 Phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có điều
kiện kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
 Quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và
đều có mục đích lợi nhuận.
 Giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng
phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
 Giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người
quản lý…
 Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền
giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

b. Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án kinh tế:
- Thẩm quyền theo cấp xét xử.
- Thẩm quyền theo lãnh thổ.
- Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
 Thẩm quyền của Tòa án theo cấp xét xử

 TAND cấp huyện (Điều 35 BLTTDS): Tranh chấp phát sinh trong hoạt động KD
giữa các cá nhân, tổ chức có ĐKKD và mục tiêu lợi nhuận, trừ trường hợp có
đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại
diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp
huyện
 TAND cấp tỉnh (Điều 37 BLTTDS):
- Sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về KD, thương mại thuộc thẩm quyền của TAND
cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;
- Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định KD, TM chưa
có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của
Bộ luật này.
 TAND cấp cao: xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của TAND cấp
tỉnh chưa có hiệu lực pluật bị kháng cáo, kháng nghị; GĐ thẩm, tái thẩm các bản
án, q.định của Toà án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp
luật nhưng bị kháng nghị bằng HĐ Thẩm phán hoặc HĐ toàn thể Uỷ ban Thẩm
phán TAND cấp cao.
 TAND tối cao: Thực hiện nhiệm vụ giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác.
Tòa này xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán
hoặc Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
-Tổng kết thực tiễn xét xử; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; quản lý
các Toà án về tổ chức;
-Xây dựng pháp luật theo sự phân công của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Tòa
còn có nhiệm vụ đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ
Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác của Tòa án.
 Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ (Điều 39 BLTTDS)
TA có thẩm quyền là TA nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú

 Đương sự có quyền thỏa thuận yêu cầu tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, trụ sở
của nguyên đơn giải quyết các tranh chấp thương mại

 Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bất động
sản

 Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu là cá nhân), hoặc nơi bị đơn có trụ sở
(nếu là tổ chức, cơ quan)

 Thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn Điều 40 BLTTDS)

 Không biết trụ sở của bị đơn → TA nơi bị đơn cư trú, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi
bị đơn có tài sản.
 Tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức → TA nơi tổ chức có trụ
sở/ nơi có chi nhánh để giải quyết
 Bị đơn không cư trú, làm việc ở VN → TA nơi nguyên đơn cư trú làm việc.
 Tranh chấp phát sinh quan hệ HĐ → TA nơi thực hiện HĐ
 Các bị đơn cư trú, làm việc ở nhiều nơi khác nhau → TA nơi 1 trong các bị đơn cư
trú, làm việc, có trụ sở. - Tranh chấp BĐS ở nhiều nơi khác nhau  TA nơi 1 trong
các BĐS.
c. Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp trong KD – TM:
 Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
 Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và CM: là quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự
 Nguyên tắc hòa giải
 Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS
 Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự
4. Ưu điểm
- Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính
cưỡng chế cao. Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ; và đảm bảo hiệu lực thi
hành của phán quyết tại Tòa. Nếu các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế
bởi cơ quan thi hành án. Các bên được bảo toàn quyền lợi và nghĩa vụ của
mình bắt buộc phải thực hiện theo phán quyết của Tòa.
- Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với những thương nhân kinh
doanh vi phạm pháp luật. Đây cũng là một lợi thế; vì khi có những vụ xét xử
công khai sẽ nhận ra những doanh nghiệp mang tính lừa lọc; hay vi phạm để
tránh những trường hợp khác xảy ra.
- Các tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia; có điều kiện tốt hơn các trọng
tài viên trong việc tiến hành điều tra; có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ
ba đến tòa.
- Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra chi phí hành chính
rất hợp lý.
5.Nhược điểm

- Thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định
trước đó;
- Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo. Quá trình tố tụng có thể bị trì
hoãn và kéo dài; có thể phải qua nhiều cấp xét xử; ảnh hưởng đến quá trình
sản xuất, kinh doanh.
- Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến
bộ; mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi
những bí mật kinh doanh bị tiết lộ; và uy tín trên thương trường bị giảm sút.
Đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì:
- Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán
quyết của tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp
định song phương hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt.
- Mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan; họ vẫn phải buộc sử dụng
ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc
tịch với một bên.

V. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại


1. Khái niệm
Khái niệm:
Là hình thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn thông qua hoạt động
của trọng tài viên nhằm chấm dứt tranh chấp bằng một phán quyết.
2. Đặc điểm:
- Sự tham gia của bên thứ 3 là trọng tài viên: không mang quyền lực nhà nước
- Trình tự, thủ tục: do Luật Trọng tài TM 2010 quy định khung và trên cơ sở đó, các bên
thỏa thuận, các trung tâm trọng tài có quy chế riêng
3. Các hình thức trọng tài thương mại
 Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một trung tâm trọng tài
hoặc tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài
thương mại.
- Thứ nhất, Trọng tài quy chế được tổ chức dưới hình thức các Trung tâm trọng tài. Trung
tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước.
- Thứ hai, các Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng
(Khoản 1 Điều 27 Luật Trọng tài thương mại năm 2010) tồn tại độc lập với nhau. Trung
tâm trọng tài là tổ chức có tư cách pháp nhân, đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp
nhân quy định tại Điều 74 bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm:
+ Được thành lập hợp pháp;
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Thứ ba, tổ chức và quản lý ở các Trung tâm trọng tài đơn giản, gọn nhẹ. Trung tâm
trọng tài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài do
điều lệ của Trung tâm quy định.
- Thứ tư, mỗi Trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố
tụng riêng. Mỗi Trung tâm trọng tài tự xác định về lĩnh vực hoạt động của mình tùy thuộc
vào khả năng chuyên môn của đội ngũ.
 Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng
tài thương mại và trình tự, thủ tục do các bên tự thỏa thuận.
Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:
* Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động
khi giải quyết xong tranh chấp. Theo đó, trọng tài chỉ được thành lập theo thỏa thuận của
các bên tranh chấp để giải quyết vụ việc tranh chấp cụ thể giữa các bên. Khi giải quyết
xong tranh chấp, trọng tài tự chấm dứt hoạt động.
* Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có
danh sách trọng tài viên riêng. Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được chỉ định có
thể là người có tên hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào.
* Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình, mà quy tắc tố tụng để
giải quyết vụ tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng. Thông thường, các bên
tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một quy tắc tố tụng phổ biến nào, thường là
quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có uy tín ở trong nước và quốc tế.
Trọng tài vụ việc có một số ưu thế hơn trọng tài thường trực như: giải quyết nhanh chóng
vụ việc tranh chấp, ít tốn kém; các bên có quyền lựa chọn bất kì trọng tài viên nào trong
danh sách trọng tài viên của bất kì trung tâm trọng tài nào….
4
. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Căn cứ điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010, điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài thương mại:
- Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa
thuận trọng tài có thể lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực
hành vi, | thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện
theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động,
bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức,
thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ
chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
5. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
- Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm
điều cấm và trái đạo đức xã hội.
- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách
nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác.
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
6 Thủ tục giải quyết tranh chấp Trọng tài thương mại
Bước 1: Khởi kiện
Trọng tài quy chế Trọng tài vụ việc

Gửi đơn kiện Nguyên đơn gửi đơn kiện đến Trung Nguyên đơn gửi đơn kiện
tâm trọng tài, thông báo cho bị đơn đến bị đơn
(sau 10 ngày)
Thời hiệu khởi
kiện 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích bị xâm phạm

Gửi bản tự bảo Gửi cho Trung tâm trọng tài (sau 30 Gửi cho nguyên đơn, Trọng
vệ (có thể) ngày) tài viên (sau 30 ngày)

Bước 2: Thành lập hội đồng trọng tài

Trọng tài quy chế Trọng tài vụ việc

Số lượng trọng - Theo thỏa thuận, Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều
tài viên Trọng tài viên.
- Nếu không thỏa thuận thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài
viên.

3 Trọng tài viên - 1 do nguyên đơn chọn


- 1 do bị đơn chọn
- 2 Trọng tài viên này sẽ chọn 1 Trọng tài viên khác làm Chủ tịch
Hội đồng trọng tài

1 Trọng tài viên


- Do 2 bên thỏa thuận
Trường hợp - Do Chủ tịch Trung tâm trọng - Do Tòa án chỉ định
không chọn tài chỉ định
được

Bước 3: Phiên họp giải quyết tranh chấp


- Phiên họp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Thành phần:
+ Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự
+ Có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
+ Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép
những người khác tham dự phiên họp
- Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp: do quy tắc tô tụng trọng tài của Trung tâm trọng
tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
Bước 4: Phán quyết trọng tài
- Nguyên tắc ra phán quyết
1. Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa
số
2. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập
theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài
- Nội dung, hình thức và hiệu lực của phán quyết trọng tài:
+ Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết
+ Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn
+ Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên
+ Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp
+ Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thoả thuận không cần nêu căn cứ trong
phán quyết
+ Kết quả giải quyết tranh chấp
+ Thời hạn thi hành phán quyết
+ Phân bổ chi phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan
+ Chữ ký của Trọng tài viên.
- Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ
ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.
- Phán quyết trọng tài phải được gửi cho các bên ngay sau ngày ban hành. Các bên có
quyền yêu cầu Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài vụ việc cấp bản sao phán
quyết trọng tài.
- Là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Bước 5: Thi hành phán quyết trọng tài
- Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài
- Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự
nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, bên được thi hành phán
quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi
hành phán quyết trọng tài.
7 Ưu điểm và nhược điểm của trọng tài thương mại:
+ Ưu điểm:
- Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm
giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử.
- Các bên có quyền lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên theo ý chí của mình,
không giới hạn về lãnh thổ.
- Nguyên tắc xét xử không công khai, thông tin về tranh chấp của các kên được giữ kín,
phần nào giúp các bên giữ được uy tín.
- Trọng tài thương mại được thành lập theo ý chí các bên, xét xử phục vụ mục đích của
các bên không nhân danh quyền lực nhà nước.
+ Nhược điểm:
- Trình tự, thủ tục rắc rối hơn, thời gian kéo dài hơn so với Hòa giải và thương lượng.
- Chi phí cho giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài khá cao, tùy thuộc vào giá trị tranh
chấp.
- Uy tín, bí mật kinh doanh có thể bị ảnh hưởng do có sự tham gia của bên thứ ba.
 Phù hợp áp dụng trong những trường hợp:
- Các tranh chấp nhận giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
- Tranh chấp nhận các bên, có ít nhất một bên có hoạt động thương mại
- Các tranh chấp nhận có nước ngoài yêu cầu trong hoạt động thương mại

You might also like