Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Đề: Từ chữ “nhàn” trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, anh/chị có suy nghĩ gì về

triết lí sống nhàn trong cuộc sống hiện nay.


Bài làm:
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà trí thức Nho học lỗi lạc của Việt Nam ở thế kỷ XVI, ông là
người có nhân cách và khí tiết hơn người. Nhắc đến Ông, người đời sau thường vẫn nhớ đến
triết lí sống “nhàn”, trong bài thơ thất ngôn bát cú đường luật chữ Nôm cùng tên. Nhàn theo
quan niệm của ông là sống thuận theo tự nhiên, hòa mình với thiên nhiên, xem thường vinh
hoa phú quý, giữ cốt cách thanh cao. Ở mỗi một thời đại, quan niệm chữ nhàn ít nhiều có thay
đổi để phù hợp với hoàn cảnh và mục đích sống của mỗi người.
Theo một ý nghĩa thông thường, nhàn là nhàn nhã, thảnh thơi, không vướng bận. Trong
bài thơ “Nhàn”, Nguyễn Bỉnh Khiêm nâng nhàn lên thành một triết lý sống. Theo quan niệm
của ông, sống nhàn là cách sống hòa hợp hòa hợp với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Mở đầu bài thơ, tác giả vẽ lên một tư thế ung dung, sẵn sàng với thú vui điền viên bình
dị. Mỗi thứ vừa vẹn một cái: cái mai để đào đất, cái cuốc dùng để xới đất, cần câu để câu cá,
những nông cụ dân dã đi vào thơ một cách tự nhiên. Điệp từ “một” được lặp lại 3 lần một cách
chậm rãi, gây ấn tượng về một tâm trạng háo hức, vui vẻ, pha chút hồn nhiên. Từ láy “thơ
thẩn” thể hiện sự thư thái trong tâm hồn. Ông điềm nhiên giữ tâm thế bình thản với cuộc sống
mình đã chọn mà không màng lợi danh phù phiếm. Cần phải hiểu rằng, cái nhàn nhã mà
Nguyễn Bỉnh Khiêm nói đến không phải là nhàn nhã, lười biếng, ỷ lại. Ông hướng đến cái nhàn
trong tâm,không vướng bận danh lợi, đua chen. Trong bối cảnh nhiễu nhương của nhà Mạc lúc
bấy giờ, ông chọn rời xa chốn quan trường để giữ phẩm hạnh, khí tiết của một nho sĩ thanh
liêm.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Ông khẳng định dẫu được nhìn nhận là ”dại” ông vẫn cứ ung dung, hưởng thụ cái dại ấy.
Ông mặc cuộc đời, mặc “người” tìm đến chốn theo quan điểm của ông là khó giữ được khí tiết
thanh cao. Những cặp từ đối nghịch ta – người, dại – khôn, vắng vẻ - lao xao càng làm nổi bật
khí tiết, quyết tâm giữ gìn đạo hạnh của mình. Ông chọn môi trường sống thuần khiết nhất có
thể để sống cùng cái tôi hòa hợp với đất trời. Theo em, đó là cách sống nhàn, thú vị, đầy tỉnh
táo và có phần ngạo nghễ. Sự nhàn nhã, tỉnh thức được quán triệt trong từng hành động, suy
nghĩ và các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hằng ngày.
Thu ăn mãng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Sống đơn giản, đến hai nhu cầu tối thiểu hằng ngày là ăn và tắm cũng đơn giản không
kém. Từng mùa trong năm được ông nhấn nhá với những món ăn đặc trưng quen thuộc và
dường như không thể bình dị hơn. “Măng”, “giá” hai món ăn có sẵn, không khó khăn tìm kiếm,
mùa nào thức nấy, không cầu kì, thể hiện một “cách ăn” nhẹ nhàng, thanh đạm. Câu thơ vang
lên nhẹ tênh,như không hề vướng bận bất kỳ một nhu cầu xa xỉ nào. Đọc đến đây, em cảm
nhận nhà thơ đã đạt đến trạng thái thư thái nhất của tâm hồn khi sống thuận theo tự nhiên!
Một cuộc sống không thể thong dong, tự tại hơn!
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Hai câu thơ này khiến ta hình dung một cách đơn giản nhất về nhà thơ: thư thái ngồi
nhấp từng ngụm rượu, ngẫm về thế thái nhân tình. Cuộc đời con người, vinh hoa phú quý có
rồi mất, tựa như một giấc chiêm bao!
Theo ý nghĩ của em, không phải tự nhiên mà nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn cách
sống nhàn như thế. Chắc hẳn ông bất mãn với thời cuộc, với cách mà nhà Mạc đối xử với
những bậc hiền tài như ông. Ông bất lực sau khi dâng sớ đề nghị xử tội nịnh thần không được
quan tâm đúng mực. Ông chọn cách từ quan, sống một cuộc đời thanh bần, hòa mình với
thiên nhiên, không phải cúi đầu hay hùa theo bất kỳ một sự xu nịnh nào. Cái sự nhàn ở đây
không phải là lí tưởng sống mà là tìm kiếm sự nhàn nhã trong tâm hồn, không bận tâm giành
giật danh lợi. Đây là cách các nhân sỹ yêu nước chọn sống và đáp trả với sự nhiễu nhương của
thời cuộc. Đó không phải là ích kỷ, là tiêu cực, đó là một cách sống đáng trân trọng và cảm
thông!
Mỗi một thời đại, chúng ta sẽ thay đổi quan niệm về chữ nhàn cho phù hợp và tiến bộ.
Theo em nghĩ chữ nhàn ngày nay về mặt tích cực nó cũng không khác ý nghĩa nhàn của Nguyễn
Bỉnh Khiêm thời trước. Đó là cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, trở về với những bình dị,
thân thuộc, không còn quá coi trọng vật chất, danh lợi. Nhàn còn là sự sắp xếp thời gian hợp lý
cho công việc, dành thời gian để nghỉ ngơi, cân bằng cuộc sống.

You might also like