Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BÁO CÁO ĐO SẢN PHẨM

1. Mục tiêu
 Kiểm tra độ chính xác của sản phẩm chế tạo thực tế so với kết quả mô phỏng
với các tham số tán xạ.
 Đánh giá sự cứng vững của mô hình thực tế.
2. Nội dung thực hiện
2.1.Thiết bị đo
Thiết bị đo bao gồm: Máy đo KEYSIGHT PNA-X Network Analyzer NS244A,
cáp đo và bộ đầu nối cáp, bộ calib cáp.

Hình 1. Máy đo KEYSIGHT PNA-X Network Analyzer NS244A (10Mhz-43.5GHz)

Hình 2. Bộ đầu nối cáp

Hình 3. Bộ calibration
2.2. Các bước tiến hành hàn và đo mạch
 Bước 1: Hàn mạch và kiểm tra độ cứng vững của sản phẩm (phần tử ăng ten
đơn và mảng ăng ten).

Hình 4. Mẫu ăng ten đơn và ăng ten mảng sau khi hàn

 Bước 2: Khởi động máy đo và calib cáp đo sử dụng bộ công cụ calibration.

Hình 5. Quá trình calib cáp đo

 Bước 3: Nối dây và đặt ăng ten vào hộp câm giúp loại bỏ các tác động của
tín hiệu bên ngoài vào mạch cần đo.
Hình 6. Hình ảnh ăng ten đặt trong hộp câm

 Bước 4: Đo phần tử ăng ten đơn.

Hình 7. Kết quả đo phần tử ăng ten đơn

Với kết quả đo s11 của phần tử đơn, ta có thể thấy được ăng ten đạt cộng
hưởng từ xấp xỉ 3.4GHz – 4.6GHz, từ đó cho thấy khá tương đồng so với kết quả
trong mô phỏng.
 Bước 5: Tiến hành đo mảng ăng ten gồm 8 phần tử ăng ten đơn
Hình 8. Kết quả đo tham số tán xạ cổng 1-2 của mảng ăng ten, lần đo 1
Với kết quả đo lần một hệ thống thu được tham số | S11| và | S21| xấp xỉ kết quả
mô phỏng tuy nhiên tại cổng 2 tham số | S22| bị tác động do lỗi hàn dẫn đến việc mất
phối hợp trở kháng. Do đó trong quá trình tiếp theo em đã thực hiện hút thiếc tại
cổng 2 và hàn lại để đánh giá (lưu ý chỉ tiêu kỹ thuật đặt ra là nhỏ hơn -6dB cho
băng thông và nhỏ hơn -15dB cho hệ số cách ly).

Hình 9. Kết quả đo tham số tán xạ cổng 1-2 của mảng ăng ten, đo lần 2 sau
khi đã sửa mối hàn.
Với kết quả đo lần 2, ta có thể thấy hai tham số tán xạ | S11| và | S22| đếu đạt mức chỉ
tiêu kỹ thuật < -6dB trong phạm vi từ 3.4GHz – 4.6GHz. Bên cạnh đó hệ số cách ly | S21|
cũng nhỏ hơn < -26dB như kết quả mô phỏng tại phần mềm HFSS.

Do tại phòng nghiên cứu chỉ có 2 cáp đo nên quá trình đo cho mảng 8 cổng được
thực hiện liên tiếp ở các cổng còn lại để kiểm tra và trong quá trình đo nếu gặp phải lỗi
mối hàn thì sẽ tiến hành khắc phục và hiệu chỉnh như ở trên.

3. Đánh giá các kết quả


3.1. Đánh giá kết quả mô phỏng với yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế

Tham số Tiêu chí kỹ thuật đặt ra Kết quả thu được thông
qua mô phỏng
Băng tần hoạt động với tiêu Từ 3.4GHz - 4.5GHz Từ 3.34GHz – 4.61GHz
chí hệ số phản xạ nhỏ hơn tại tần số hoạt động trung
−6 dB tâm 3.8GHz
Hệ số cách ly Hệ số cách ly giữa hai cổng Hệ số cách ly giữa các
bất kỳ luôn nhỏ hơn cổng luôn nhỏ hơn −20 dB
−15 dB trong băng tần hoạt trong băng tần hoạt động
động của ăng ten của ăng ten
Hiệu suất bức xạ Lớn hơn 60% trong toàn bộ Lớn hơn 68% trong toàn bộ
băng tần hoạt động (với băng tần hoạt động
điện môi sử dụng là FR4)
Hệ số tăng ích của ăng ten Lớn hơn 4 dBi ~ 4.1 dBi
đơn
Hướng bức xạ chính của Hướng bức xạ chính của Hướng bức xạ chính của
ăng ten các phần tử ăng ten được các ăng ten hướng vào
hướng vào trong nhằm trong và vuông góc với 2
tránh sự tác động của tay tấm điện môi dọc của thiết
người khi cầm nắm thiết bị bị.
di động
Tính khả thi và bền vững Dễ dàng và khả thi khi hàn
cơ khí gá, kết cấu vững chắc
Bảng 1. So sánh kết quả mô phỏng và yêu cầu kỹ thuật đặt ra khi thiết kế

Nhận xét: Với kết quả mô phỏng, thiết kế thu được băng tần và hệ số cách ly đạt và vượt
các yêu cầu của tiêu chí kỹ thuật ban đầu đề ra. Bên cạnh đó hiệu xuất bức xạ của phần tử
ăng ten đơn luôn lớn hơn 68% trong dải băng tần hoạt động của ăng ten. Hệ số tăng ích
của ăng ten đơn thu được xấp xỉ 4.1dB và hướng bức xạ chính đảm bảo hướng vào phía
trong của ăng ten để tránh những tác động của tay người khi cầm nắm thiết bị. Từ những
kết quả trên chúng ta có thể kết luận ăng ten đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về chỉ tiêu kỹ
thuật đề ra.

3.2. Đánh giá kết quả đo đạc và mô phỏng

Tham số Kết quả mô phỏng Kết quả đo thực tế


Băng tần hoạt động với tiêu 3.34GHz – 4.61GHz 3.47GHz – 4.64GHz
chí hệ số phản xạ nhỏ hơn
−6 dB
Hệ số cách ly Hệ số cách ly giữa các Hệ số cách ly giữa các
cổng luôn nhỏ hơn−20 dB cổng của hai phần tử ăng
trong băng tần hoạt động ten cạnh nhau luôn nhỏ hơn
của ăng ten −20 dB và giữa hai phần tử
ăng ten đơn xa nhau luôn
nhỏ hơn −25 dB
Tính khả thi và bền vững Mô hình ăng ten dễ hàn gá
cơ khí và hiệu chỉnh, sau khi hàn
thì mô hình có tính chắc
chắn về cơ khí cao.
Bảng 2. So sánh kết quả đo đạc thực tế và kết quả mô phỏng

Nhận xét: Sau quá trình hàn gá ăng ten và đo kiểm thực tế, thiết kế thu được một số kết
quả về tham số tán xạ khá tương đồng so với kết quả mô phỏng trên máy tính. Băng tần
hoạt động ăng ten có sai số rất nhỏ so với với kết quả mô phỏng. Hệ số cách ly giữa các
ăng ten thực tế kiểm nghiệm cũng luôn đạt mức < -20dB trong dải tần hoạt động của nó.
Bên cạnh đó độ cứng vững của thiết kế được đảm bảo, mô hình luôn chắc chắn không bị
nghiêng hay lệch sau khi hàn gá và nếu có sai số kết quả đo thì có thể dễ dàng hàn gá lại.

4. Kết luận và hướng phát triển


4.1. Kết luận
Quá trình hàn gá và đo đạc đã giúp đạt được những mục tiêu sau:
 Mẫu ăng ten đơn và mảng 8 ăng ten được hàn với độ cững vững không bị
nghiêng, lệch theo đúng tiêu chí mô hình trong mô phỏng.
 Các tham số tán xạ, băng thông hay hệ số cách ly hoạt động tương đồng với
kết quả khi mô phỏng trên phần mềm chuyên dụng.
4.2. Hướng phát triển tiếp theo trong thời gian tới
Ý tưởng thiết kế của bài báo là tạo ra mẫu ăng ten có thể hoạt động ở băng thông
rộng cho các thiết bị di động cầm tay. Trong thời gian tới có thể từ mẫu ăng ten
đơn nêu trên, em sẽ thiết kế các ăng ten MIMO phù hợp hơn với kích thước sản
phẩm thực tế và đánh giá thêm tác động của bàn tay người sử dụng đến các tham số
kỹ thuật của ăng ten cả trong mô phỏng và đo đạc. Ngoài ra, mẫu ăng ten đơn cũng
có thể được điều chỉnh để hoạt động ở dải tần số để phù hợp với các ứng dụng di
động cầm tay khác.

You might also like