Bài 3 - GDTC

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

Bài 3: Các tố chất thể lực

1. Khái niệm
Thể lực chính là mục tiêu cơ bản của môn giáo dục thể chất. Tập luyện và thi
đấu TDTT thể hiện sự khát vọng vươn lên khả năng cao nhất của con người. Vì vậy,
tiềm năng của con người đó đang được khai thác triệt để nhằm đạt thành tích thể
thao cao nhất trong cuộc thi đấu. Các hiểu biết về đạo đức ý chí, kỹ thuật và thể lực
của người tập là những yếu tố quyết định đến hiệu quả tập luyện, thi đấu thể thao.
Trong khả năng hoạt động thể lực, đặc biệt là thể lực chung và chuyên môn giữ vai
trò nền tảng. Giáo dục tố chất thể lực phải căn cứ và yếu tố hiểu biết đạo đức, ý chí,
kỹ thuật và chiến thuật và thể lực chung trong đó thể lực là một trong những nhân tố
quan trong nhất, quyết định hiệu quả hoạt động của con người. Theo quan điểm về
mặt lý luận thì: Tố chất thể lực là những đặc điểm, một phần tương đối riêng biệt
trong thể lực của con người và thường được chia thành 5 loại cơ bản: Sức nhanh,
sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và độ dẻo [44], [49]. (1)Vì vậy giáo
dục tố chất thể lực trong GDTC là vấn đề được quan tâm đặc biệt của các nhà
khoa học, các chuyên gia, các giáo viên TDTT. Quá trình hình thành và phát triển
các tố chất thể lực luôn có quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng, kỹ xảo
vận động và mức độ phát triển các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể [44], [62].
Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các tố chất thể lực không biểu hiện một
cách đơn độc mà luôn phối hợp hữu cơ với nhau. Các tố chất thể lực có liên quan
chặt chẽ với kỹ năng vận động. Sự hình thành kỹ năng vận động phụ thuộc nhiều
vào mức độ phát triển các tố chất thể lực. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành kỹ
năng vận động các tố chất vận động cũng được hoàn thiện [12], [44]. Rèn luyện thể
lực, thông qua việc phát triển các tố chất thể lực là công việc hàng đầu của quá
trình hoàn thiện thể chất cho con người. Do vậy, GDTC phải bắt đầu từ khi còn
nhỏ mới đạt được tới điều mong muốn, quá trình ấy phải gắn bó chặt chẽ và phối
hợp với quá trình phát triển hình thái - chức năng cơ thể của trẻ. Ở lứa tuổi bắt đầu
đi học nên hướng vào việc chính là: phát triển tố chất khéo léo, thực hiện động tác
nhanh và củng cố những nhóm cơ chính có liên quan tới sự phát triển độ dẻo.
Lượng vận động của lứa tuổi này phải thận trọng, phải đặc biệt quan tâm và theo
dõi chặt chẽ sức khoẻ của các em. Cùng với việc phát triển tố chất khéo léo, nhanh
và mềm dẻo cần có bài tập để tăng sức bền, sức mạnh cho trẻ [74].
Các tố chất vận động là những tiền đề quan trọng để con người có thể đạt
được hiệu quả cao trong hoạt động học tập, lao động sản xuất và chiến đấu. Trong
công tác GDTC nói chung và phát triển thể chất nói riêng, các tố chất vận động là
những yếu tố có ý quyết định để phát triển năng lực thể chất. Phát triển các tố chất
vận động một cách có mục đích, kế hoạch và hệ thống là nhiệm vụ trọng tâm của
công tác GDTC. Các tố chất vận động được phát triển tốt sẽ nâng cao năng lực làm
việc của các hệ thống cơ quan cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi để người tập có thể
tiếp thu, hoàn thiện nhanh chóng và hiệu quả các hoạt động vận động. Phát triển
các tố chất vận động là một quá trình tổng hợp, liên quan mật thiết với quá trình
dạy học kỹ thuật thể thao. Các tố chất vận động được phân thành các tố chất thể
lực, năng lực phối hợp vận động và năng lực mềm dẻo. Các tố chất thể lực bao
gồm sức mạnh, sức nhanh và sức bền. Các tố chất này được phát triển nhờ các quá
trình thích ứng về năng lượng. Phát triển các tố chất thể lực xét theo quan điểm này
là quá trình thúc đẩy và hoàn thiện các quá trình chuyển hoá năng lượng (có ôxy và
không có ôxy) trên cơ sở các mục đích đã được xác định. Các tố chất sức mạnh,
sức nhanh và sức bền có quan hệ chặt chẽ với nhau. Phát triển từng tố chất riêng
đều nằm trong mối quan hệ chung và thống nhất.
2. Các tố chất thể lực:
(2)Trong huấn luyện thể thao, ngoài trình độ kỹ chiến thuật, tâm lý, đạo
đức, ý chí thì thể lực là một yếu tố quyết định TTTT. Thể lực của mỗi người phụ
thuộc vào năng lực vận động và tố chất thể lực, gọi chung là năng lực thể lực.
Năng lực thể lực càng cao thì vận động càng hoàn thiện và TTTT càng cao.

a. Sức nhanh

Sức nhanh là tố chất thể lực để tiến hành các hành vi vận động trong thời
gian ngắn nhất trong các điều kiện quy định.
Người ta phân biệt hai hình thức sức nhanh chính:
- Sức nhanh của động tác đơn (sức nhanh động tác);
- Khả năng chuyển động về phía trước với tốc độ cao nhất (phân biệt theo
khả năng tăng tốc và sức nhanh trên cự ly).

Sức nhanh động tác là một trong các cơ sở quyết định thành tích trong
nhiêu môn thể thao không có chu kỳ - thí dụ trong nhiều môn điền kinh (các môn
nhảy, ném đẩy) trong những lần nhảy và ném trong các môn bóng, trong quăng, bê
lên và đẩy trong các môn thể thao thi đấu giữa 2 người và những lần nhảy trong
các môn thể thao kỹ thuật. Trong các môn thể thao có chu kỳ, sức nhanh động tác
cũng đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ hoặc đối với các tình huống từng phần
trong các môn chạy cự ly ngắn, cũng như trong đoạn tăng tốc và xuất phát trong
đua thuyền, đua canô và bơi.

b. Sức mạnh:

Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ. Sự
phát triển tố chất sức mạnh có liên quan đến quá trình phát dục, sự phát triển của
hệ thần kinh và mức độ hoàn thiện của bộ máy vận (3)động (các tố chất xương, cơ
và dây chằng), mỗi bộ phận khác nhau của cơ thể sự phát triển tố chất sức mạnh
không giống nhau.

VD: Bóng đá là môn thể thao mang tính đối kháng trực tiếp, thường xuyên
xảy ra các va chạm mạnh. Thành tích của môn thể thao này thể hiện ở năng lực cá
nhân mỗi cầu thủ trong việc sử dụng kỹ chiến thuật, thể lực và sự ổn định về tâm lý
của bản thân mình. Hoạt động thi đấu bóng đá không chỉ đòi hỏi ở cầu thủ trình độ
điêu luyện về kỹ thuật, sử dụng hợp lý và sáng tạo về chiến thuật mà còn yêu cầu
rất cao việc phát huy đầy đủ các tố chất thể lực của cơ thể trong đó có sức mạnh.
Đồng thời phải duy trì được sức mạnh đó trong suốt thời gian dài của quá trình thi
đấu, không chỉ trong từng trận đấu mà trong suốt thời gian diễn biến của giải.

c. Sức bền:

Là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể
chịu đựng được. Do khả năng duy trì vận động của con người bao giờ cũng có giới
hạn và ở giới hạn cuối cùng thường xuất hiện mệt mỏi. Bởi vậy, sức bền còn được
hiểu là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó.

Trong sinh lý TDTT, sức bền thường đặc trưng cho khả năng thực hiện các
hoạt động thể lực kéo dài từ 2 – 3 phút trở lên, với sự tham gia một khối lượng cơ
bắp lớn (từ ½ toàn bộ lượng cơ bắp của cơ thể), nhờ sự hấp thụ oxy để cung cấp
năng lượng cho cơ chủ yếu hoặc hoàn toàn bằng con đường ưa khí.

Sức bền trong thể thao là khả năng thực hiện lâu dài hoạt động cơ bắp toàn
thân hoàn toàn hoặc mang tính ưa khí.

*Năng lực phối hợp vận động

Năng lực phối hợp vận động là tiền đề cơ sở của VĐV để tiến hành có hiệu
quả những hoạt động thể thao nhất định, được xác định thông qua quá trình điều
khiển và có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất cá nhân khác. Nó được hình thành
và phát triển trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động được thể hiện ở khả
năng tiếp thu nhanh chóng và hiệu quả, cũng như việc sử dụng các kỹ xảo thể thao
để thực hiện một nhiệm vụ nào đó.

e. Tố chất Dẻo:
Độ mềm dẻo là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn, biên độ tối đa
của động tác là thước đo của độ mềm dẻo. Mềm dẻo phụ thuộc vào đàn tính của cơ
bắp và dây chằng.
d. Tố chất Khéo léo

Khéo léo: Là một loại tố chất của cơ thể, các nhà khoa học cho rằng sự khéo
léo có nhiều thiên hướng của hệ thần kinh hơn các tố chất vận động khác. Sự khéo
léo còn có một đặc trưng nữa là: Trong khi các tố chất nhanh, mạnh, bền, và các
sức bật đều có thể đo, đánh giá một cách tương đối chính xác, thì sự khéo léo chỉ
có thể nhận định ở mức độ chủ quan, cảm tính nhiều hơn. Tuy nhiên qua tập luyện,
kiểm tra một cách chính xác, có khoa học thì chúng ta vẫn có thể đánh giá đúng
khả năng khéo léo của từng VĐV.

3. Phát triển các tố chất thể lực:

3.2. Phát triển tố chất sức mạnh:

Sức mạnh là khả năng khắc phục lực cản bên trong hoặc bên ngoài bằng sự
nỗ lực cơ bắp và hệ vận động.
Sức mạnh bền là sự kết hợp giữa sức mạnh và sức bền, là khả năng thực hiện
động tác nhiều lần và khắc phục lực cản (trọng lượng phụ) cho trước trong thời
gian dài.Trong các môn thể thao khác nhau đòi hỏi VĐV phải có sức mạnh bền
trong thời gian dài hoặc ngắn khác nhau.
 Sức mạnh phụ thuộc vào các điều kiện sau:
+ Tiết diện ngang của cơ bắp.
+ Tính linh hoạt của hoạt động thần kinh
+ Tốc độ phản ứng của hóa học trong tế bào cơ
+ Tốc độ kỹ thuật của người tập.
 Phân loại sức mạnh:
- Điều kiện phân loại sức mạnh:
+ Trị số lực sinh ra trong các động tác chậm (đẳng trường).
+ Trong chế độ nhượng bộ, khả năng sinh lực của cơ là lớn nhất và nó gấp
hai lần phát huy trong điều kiện tĩnh.
+ Trong các động tác nhanh, trị số lực giảm dần theo chiều tăng tốc độ.
+ Khả năng sinh lực trong các động tác nhanh tuyệt đối (tốc độ) và khả năng
sinh lực trong các động tác tĩnh tối đa (sức mạnh tĩnh) không có tương quan với
nhau.
Trên cơ sở đó người ta phân loại sức mạnh làm hai loại:
+ Sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong các động tác chậm)
+ Sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác nhanh).
Ngoài các khái niệm trên ta còn có khái niệm “Sức mạnh bột phát” trong các
tài liệu khoa học hoặc trong thực tiễn.
Sức mạnh bột phát là khả năng con người phát huy một lực cản trong
khoảng thời gian ngắn nhất. Để đánh giá sức mạnh bột phát người ta dùng chỉ số
sức mạnh tốc độ:
Fmax
I=
tmax

Trong đó:I: Chỉ số sức mạnh bột phát


Fmax: Lực phát huy tối đa trong động tác.
tmax: Thời gian đạt chỉ số tối đa.
 Để so sánh sức mạnh của những người có trọng lượng khác nhau, người ta sử
dụng khái niệm sức mạnh tương đối: Là sức mạnh trên một kg trọng lượng cơ thể.
Sức mạnh tuyệt đối
Sức mạnh =
Trọng lượng

+ Sức mạnh tuyệt đối: Là trọng lượng tối đa mà VĐV khắc phục được.
Để phát triển sức mạnh tương đối nên dùng các phương pháp phát triển
sức mạnh tuyệt đối mà không tăng trọng lượng cơ thể, không nên dùng cách giảm
trọng lượng để nâng cao sức mạnh tương đối.
Trong quá trình nghiên cứu sự hình thành và phát triển các tố chất sức
mạnh, chúng ta nhận thấy: Tố chất sức mạnh không chỉ chịu ảnh hưởng của môi
trường mà còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của yếu tố di truyền. Hiện nay, theo nghiên
cứu đã chứng minh được yếu tố di truyền có vai trò quan trọng đối với việc phát
triển của sức mạnh.

Tố chất sức mạnh Hệ số di truyền Nhân tố môi trường

Sức mạnh tương đối 0.35 0.56

Sức mạnh tuyệt đối 0.643 0.357

3.2. Phát triển tố chất sức nhanh:


Bên cạnh tố chất sức mạnh thì năng lực sức nhanh là một yếu tố rất quan
trọng, đặc biệt thiên về các môn có tần số động tác.
Tốc độ là năng lực của cơ thể hoạt động với tốc độ nhanh.Tốc độ của VĐV
là năng lực dùng tần số động tác nhanh nhất để kết thúc một động tác nhất định.
Tốc độ bao gồm: tốc độ phản ứng, tốc độ động tác và tốc độ di chuyển vị trí.
+ Tốc độ phản ứng:
Chỉ sự phản ứng nhanh chậm của cơ thể đối với một kích thích.
+ Tốc độ động tác:
Chỉ mức độ hoàn thành động tác nhanh, chậm trong một đơn vị thời gian của
một bộ phận cơ thể.
+ Tốc độ di chuyển:
Là sự di chuyển của cơ thể trên một cự ly trong một đơn vị thời gian.
Sức nhanh là tố chất cụ thể của con người thể hiện khả năng thực hiện một
hoạt động vận động nhất định nào đó trong thời gian ngắn nhất. Người ta phân biệt
ba hình thức đơn giản biểu hiện sức nhanh như sau:
+ Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động.
+ Tốc độ động tác đơn (với lượng vận động đối kháng bên ngoài nhỏ)
+ Tần số động tác.
- Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau. Đặc
biệt, những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với
tốc độ động tác.Những hình thức kể trên là thể hiện các năng lực tốc độ khác nhau.
- Huấn luyện sức nhanh luôn cần phải đặt người tập tập luyện trong điều
kiện sử dụng tốc độ gần tối đa. Trước hết, việc nắm vững và củng cố kỹ thuật phải
được sự chú ý bồi dưỡng rồi phải thực hiện kỹ thuật với các yêu cầu dùng sức lớn
nhất đối với biên độ và tần số tối đa.
- Việc tập luyện tố chất sức nhanh đòi hỏi sự căng thẳng cao ở hệ thần kinh
cơ. Vì vậy, trong quá trình huấn luyện phải sắp xếp thời gian và từng buổi tập cho
hợp lý (thời gian dài lượng vận động nhỏ).
- Các bài tập: Huấn luyện sức nhanh cần áp dụng tất cả các loại bài tập thể
chất với điều kiện chú ý tới giai đoạn đào tạo và trình độ đào tạo của vận động
viên, sinh viên. Điều kiện quyết định trong huấn luyện sức nhanh là tốc độ động
tác từ gần tối đa. Bằng sự dùng lực cao nhất, bằng biên độ và tần số động tác tối ưu
phù hợp với cấu tạo cơ thể người tập, phải tìm được cách đạt được hoặc sự vượt
tốc độ cao nhất hiện có của mình. Nhưng điều này phải thống nhất hoàn toàn với
trình độ người tập.
VD: Trong kéo co thì sức nhanh của động tác là một trong những cơ sở
quyết định. Và trong thi đấu đỉnh cao, sức nhanh của động tác được bộc lộ rõ nét
nhất trong một trận đấu: có hoàn tất hiệp đấu đó một cách nhanh nhất.
1.2.3. Phát triển tố chất sức bền:
Sức bền chuyên môn là chỉ năng lực của cơ thể duy trì cường độ vận động
lớn trong một thời gian nhất định.Thông thường lấy thành tích vận động, đặc biệt
là lấy thành tích của cả giải đấu làm chỉ tiêu đánh giá sức bền chuyên môn.Trình
độ sức bền càng cao, mệt mỏi càng xuất hiện chậm, thời gian duy trì năng lực làm
việc ở mức độ cao càng dài. Tố chất sức bền có thể chia làm 4 loại sau:
- Sức bền chung.
- Sức bền tốc độ.
- Sức bền mạnh.
- Sức bền tĩnh lực.
Sức bền chung là nền móng của sức bền tốc độ và sức bền chuyên môn. Căn
cứ vào đặc điểm của môn kéo co, việc phát triển sức bền chung chủ yếu dùng các
phương pháp sau:
+ Sử dụng biện pháp phát triển sức mạnh, chú ý sức bền mạnh và sức bền
tốc độ, có nghĩa là trọng lượng nhẹ, số lần lặp lại nhiều, tốc độ nhanh. Ngoài ra cần
chú ý các nhóm cơ và phương thức tiến hành động tác.
Để đạt được thành tích cao trong hoạt động thể thao thì không thể bỏ qua
sức bền - một yếu tố đặc biệt quan trọng trong thể thao và trong đời sống xã hội.
Trong sức bền lại được chia làm hai loại: Sức bền chung và sức bền chuyên
môn:
Sức bền chung: Là khả năng duy trì hoạt động kéo dài với cường độ trung
bình, có tác dụng nâng cao trình độ thể lực chung và khả năng trí tuệ (không đặc
trưng cho riêng một môn thể thao nào). Đây là hoạt động ưa khí (đủ dưỡng khí).
Các bài tập thể chất chung để phát triển sức bền chung có thể phân thành ba nhóm:
Các bài tập có tính chu kỳ ở dạng chạy, đi bộ, các bài tập ở dạng trò chơi vận động,
các bài tập phát triển thể lực chung được thể hiện với nhịp độ trung bình theo
phương pháp huấn luyện vòng tròn. Nhìn chung nó là phần quan trọng để phát
triển thể lực toàn diện.
Sức bền chuyên môn: Là khả năng của con người duy trì hoạt động kéo dài ở
loại hoạt động có ưu thế về sức nhanh – sức mạnh hoặc có sự phức tạp trong điều
kiện biến đổi liên tục, sức bền chuyên môn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
tất cả các môn thể thao.
Ví dụ: Đối với môn kéo co vận động viên thi đấu nhiều hiệp trong một trận
đấu; và nhiều trận đấu trong một buổi thi đấu… thì cần phải vận động với lượng
vận động lớn để có thể hoàn thành hết các trận đấu đó. Do đó khi kéo co trong buổi
có nhiều hiệp vận động viên phải nỗ lực hết sức về ý chí và năng lực sức mạnh bền
để đạt được kết quả cao.
Mặt khác, sức bền là khả năng chống lại sự mệt mỏi đảm bảo cho VĐV đạt
được cường độ vận động tốt nhất trong thời gian vận động kéo dài của cuộc thi
đấu. Sức bền còn đảm bảo được chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hảo
hành vi - chiến thuật tới mức cuối cùng của cuộc thi đấu và vượt qua khối lượng
vận động lớn trong tập luyện. Cho nên có thể nói sức bền không chỉ ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển thành tích thể thao mà còn ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng
lượng vận động của vận động viên được thể hiện bởi chức năng của hệ tuần hoàn,
tim mạch, trao đổi chất, hệ thần kinh và một số cơ quan khác. Nó phù hợp vào tính
chất điều khiển tâm lý đặc biệt là điều khiển về ý chí của VĐV. Huấn luyện sức
bền thường dựa trên sự kết hợp của năm thành phần: Cường độ bài tập, khối lượng
bài tập, thời gian thực hiện bài tập, thời gian nghỉ giữa quãng và tần số lặp lại bài
tập. Tố chất sức bền được thể hiện chủ yếu qua sức bền của hệ tim mạch, do vậy
sức bền chia làm hai loại: Sức bền ưa khí và sức bền yếm khí.
Sơ đồ 1.2. Các yếu tố quyết định sức bền ưa khí
Như vậy, nâng cao sức bền thực chất là một quá trình làm cho cơ thể thích
ứng với lượng vận động ngày càng lớn. Nếu tập luyện một cách có hệ thống thì sẽ
nâng cao năng lực một cách nhanh chóng nhưng người tập phải có ý chí kiên trì,
chịu đựng những cảm giác mệt mỏi và cảm giác nhàm chán do sự đơn điệu của bài
tập. Bên cạnh đó, đòi hỏi phải có sự tích lũy dần dần và kéo dài liên tục trong thời
gian không được gò ép, đốt cháy giai đoạn và chạy theo thành tích trước mắt, như
vậy không những đem lại kết quả như ý muốn mà còn có hại cho người tập luyện.
1.2.4. Phát triển tố chất khả năng phối hợp vận động:
Khả năng phối hợp vận động là một phức hợp các tiền đề của người tập (ít
hoặc nhiều) để thắng lợi một hoạt động thể thao nhất định. Năng lực này được xác
định trước hết thông qua các quá trình điều khiển được người tập hình thành và
phát triển trong tập luyện.
Đặc điểm và phân loại của khả năng phối hợp vận động.
+ Khả năng phối hợp vận động khác kỹ xảo kỹ thuật thể thao vì là tiền đề
cho nhiều loại hoạt động vận động, còn kỹ xảo kỹ thuật thể thao luôn chỉ giải quyết
một nhiệm vụ nào đó.
+ Căn cứ vào đặc điểm của từng môn thể thao người ta chia làm bảy loại:
 Khả năng liên kết: Là khả năng phối hợp động tác của phần cơ thể, các
động tác riêng lẻ và các hoạt động với nhau. Trong mối quan hệ với các động tác
toàn thân hướng theo một mục đích hành động nhất định. Nó thể hiện sự kết hợp
các yếu tố về không gian, thời gian dùng sức trong quá trình vận động. Cơ quan
thu nhận và xử lý thông tin làm cơ sở khả năng này: Phân tích thị giác và phân tích
cảm giác cơ bắp.
 Khả năng định hướng: Là khả năng xác định và thay đổi vị trí cùng thế
động tác của cơ thể trong không gian, thời gian. Khả năng này có ý nghĩa đặc biệt
với các môn thể thao kỹ thuật, đối kháng hai người, các môn bóng vì vận động
viên thường xuyên thay đổi vị trí trong không gian. Cơ quan nhận và xử lý thông
tin làm cơ sở khả năng này: Cơ quan phân tích thị giác.
 Khả năng phân biệt: Là khả năng đạt được một tính chính xác tinh tế
của từng động tác của phần cơ thể, từng giai đoạn của quá trình đó. Cơ quan thu
nhận và xử lý thông tin làm cơ sở khả năng này: Cơ quan phân tích cảm giác cơ
bắp.
Năng lực này thể hiện qua sự phân biệt có ý thức và chính xác các thông số
về thời gian, không gian và dùng sức của quá trình động tác tồn tại trong tưởng
tượng. Năng lực này có ý nghĩa quan trọng với các môn thể thao mang tính chất cá
nhân, các môn đối kháng…
 Khả năng thăng bằng: Là khả năng ổn định trạng thái thăng bằng cơ thể
(thăng bằng tĩnh) hoặc duy trì và khôi phục nó trong và sau khi thực hiện vận động
(thăng bằng động). Khả năng thăng bằng là tiền đề cơ bản cho từng động tác, có ý
nghĩa đặc biệt với các môn thể thao như: Thể dục dụng cụ, Trượt băng tốc độ, Bơi
thuyền…Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin làm cơ sở khả năng này: Cơ quan
phân tích tiền đình, phân tích xúc giác và phân tích cảm giác cơ bắp.
 Khả năng phản ứng: Là khả năng mở đầu và thực hiện nhanh chóng các
hành vi vận động xảy ra trong thời gian ngắn và hợp lý theo một tín hiệu. Khả năng
này diễn ra theo các tín hiệu đơn giản về âm thanh và ánh sáng. Nó có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với các môn thể thao thi đấu đối kháng hai người, các môn
bóng, đua xe đạp đường trường… Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin làm cơ sở
khả năng này: Cơ quan phân tích thị giác và phân tích thính giác.
 Khả năng thích ứng: Là khả năng chuyển chương trình hoạt động thích
hợp với những tình huống mới và tiếp thu hành động theo một cách khác dựa trên
cơ sở tri giác, những thay đổi tình huống, hoàn cảnh hoặc dự đoán các thay đổi đó.
Khả năng thích ứng có ý nghĩa quan trọng đối với các môn thể thao mang
tính chất đối kháng giữa hai người, các môn bóng. Cơ quan thu nhận và xử lí thông
tin làm cơ sở khả năng này: Cơ quan phân tích thị giác, xúc giác và cảm giác cơ
bắp.
 Khả năng nhịp điệu: Là khả năng thay đổi đặc tính động học trong một
quá trình động tác và khả năng thực hiện sự thay đổi này trong thực hiện động tác.
Khả năng này chủ yếu thể hiện ở sự tiếp thu một nhịp điệu từ bên ngoài như âm
nhạc…Khả năng nhịp điệu rất quan trọng với các môn thể thao như: TDDC, Trượt
băng nghệ thuật…và là cơ sở quan trọng để tiếp thu kỹ thuật trong nhiều môn thể
thao khác. Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin làm cơ sở khả năng này: Cơ quan
phân tích tiền đình, phân tích xúc giác và cảm giác cơ bắp.
Bảy khả năng phối hợp vận động có tính đặc thù khác nhau không có nghĩa
rằng chúng tách rời nhau, mà ngược lại, chúng luôn có mối quan hệ khăng khít,
thống nhất và là một tập hợp các tiền đề cho các hoạt động thể thao khác nhau.
Từng khả năng thể hiện rõ tính chất đặc trưng, nổi trội của nó ở hoạt động cho môn
thể thao lựa chọn.
Năng lực phối hợp vận động là một tố chất mang tính tổ hợp phức tạp và
không có tiêu chuẩn đánh giá thống nhất. Căn cứ vào điều kiện cụ thể mà trong
mỗi trường hợp riêng biệt, người ta chọn một tiêu chuẩn nhất định. Năng lực này
phụ thuộc nhiều vào cơ quan phân tích vận động. Năng lực phân tích chính xác các
động tác con người ngày càng hoàn thiện thì khả năng tiếp thu động tác và khả
năng biến đổi động tác đó càng cao.
Tóm lại: Năng lực phối hợp vận động là một tố chất rất quan trọng trong các
hoạt động thể thao nói chung và kéo co nói riêng, bởi vì khi thực hiện bài tập luôn
đòi hỏi sự phối hợp một cách khéo léo, nhịp nhàng của toàn bộ cơ thể nếu thiếu
phối hợp vận động và sự khéo léo dễ gây ra chấn thương, cấu trúc động tác không
đúng, sai lệch về phương hướng vận động…
1.2.5. Phát triển tố chất mềm dẻo:
Mềm dẻo là khả năng tiến hành động tác với biên độ lớn trong khuôn khổ
nhất định của cơ thể, nhờ độ linh hoạt của khớp.
Mềm dẻo là chỉ biên độ hoạt động của các khớp và năng lực hoàn thành
động tác với biên độ lớn nhất. Mềm dẻo là một trong những tố chất cơ bản của
VĐV kéo co, có hai phương pháp chủ yếu để phát triển tố chất này: kéo dài động
lực và kéo dài tĩnh lực.
Phương pháp kéo dài động lực là phương pháp kéo dài gân cơ và dây chằng
trong vận động. Còn phương pháp kéo dài tĩnh lực là phương pháp kéo dài gân cơ
và dây chằng trong vị trí cố định.Tập luyện với cường độ nhanh, đột ngột dễ làm
cho cơ và khớp bị chấn thương, còn kéo dài tĩnh lực hiệu quả tương đối tốt hơn.
+ Chủ yếu quy định bởi phạm vi co duỗi và tính đàn hồi của cơ, gân cơ và
dây chằng.
+ Quyết định bởi năng lực nhịp nhàng giữa dùng sức và thả lỏng cơ bắp.
+ Nhiệt độ cũng ảnh hưởng tương đối lớn đến tính mềm dẻo. Do vậy biên độ
động tác là thước đo mềm dẻo. Để đánh giá mức độ mềm dẻo, người ta căn cứ vào
góc độ hoặc centimét (cm). Năng lực mềm dẻo chia làm hai loại: Mềm dẻo thụ
động và mềm dẻo tích cực:
- Mềm dẻo tích cực: Là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn ở các
khớp nhờ sự nỗ lực của cơ bắp.
- Mềm dẻo thụ động: Là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn ở các
khớp nhờ tác động của ngoại lực như: Trọng lượng của cơ thể, lực nén ép của HLV
hoặc người tập. Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt yêu cầu về số lượng và chất
lượng động tác. Nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ dẫn đến
những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao.
Trong thực tiễn thể thao người ta thường đo khả năng mềm dẻo bằng những
tiêu chuẩn chắc chắn về độ lớn động tác trong những bài tập khác nhau như: Gập
thân về phía trước ở tư thế ngồi, bàn tay chạm mũi chân khi đùi duỗi thẳng, thân
chạm đùi.
Bài tập phát triển tố chất mềm dẻo:
+ Về mặt phương pháp, bài tập tố chất mềm dẻo có thể chia làm 2 loại: bài
tập theo cách bị động và bài tập theo cách chủ động. Bài tập chủ động là bài tập
VĐV tự làm một mình không có sự hỗ trợ của người khác. Còn bài tập bị động
được tiến hành có sự giúp đỡ, hỗ trợ của đồng đội. Kết quả nghiên cứu hai phương
pháp này hiệu quả đều rất tốt.
Muốn phát triển độ mềm dẻo của hông, các cơ phía trước hông cần duỗi hết
sức. Tập phát triển độ mềm dẻo của khớp hông chủ yếu dùng bài tập tập nằm ngữa
gập bụng; nằm sấp nâng đầu cao; cũng có thể nghiêng lườn sang trái hoặc phải;
đứng dẻo gập thân... theo hướng tăng dần biên độ động tác.
Sơ đồ 1.1. Phương pháp phát triển tố chất mềm dẻo

+ Bài tập chủ động là phương pháp tăng độ linh hoạt các khớp thông qua sự
co rút của các cơ có liên quan tới một khớp nào đó…
+ Bài tập bị động là phương pháp tăng tính linh hoạt của khớp nhờ vào tác
dụng của ngoại lực, chủ yếu là tăng biên độ động tác, kéo dài cơ và dây chằng.
+ Bài tập chủ động động lực: như các bài tập thực hiện các động tác thể dục
quay vòng tròn, có trọng lượng phụ hoặc tay không. Các bài tập ép hông, ép vai,
kéo vai, lăng chân…
+ Bài tập chủ động tĩnh lực: thực hiện các bài tập như đứng dẻo gập thân,
nghiêng lườn sang trái; phải. Các bài tập cúi người về trước ôm gối.
+ Các bài tập bị động được bạn tập giúp đỡ hoặc lợi dụng các dụng cụ tập
luyện.
Mềm dẻo là điều kiện cơ bản để tiến hành động tác với số lượng và chất
lượng tốt.Trong các hoạt động thể thao, khả năng mềm dẻo có ý nghĩa rất lớn đối
với việc nâng cao thành tích. Nếu không huấn luyện mềm dẻo ở các khớp đầy đủ
thì việc học tập và hoàn thiện kỹ xảo động tác sẽ rất hạn chế. Do đó mềm dẻo có
ảnh hưởng rất tốt tới các tố chất khác và đó là điều kiện phát huy các tố chất đó.
Ngoài ra nhờ có mềm dẻo người tập có thể hạn chế chấn thương xảy ra trong quá
trình vận động.
Tuy nhiên khác với các tố chất thể lực khác, sự phát triển luôn tỷ lệ thuận
với thành tích, tố chất mềm dẻo mang tính đặc thù ở một số môn thể thao như: kéo
co, bơi lội, thể dục…và nó nằm ở một giới hạn nhất định. Vì thế mềm dẻo rất quan
trọng trong thể thao nên cơ thể cần có sự mềm dẻo để thực hiện động tác dễ dàng
và lâu hơn… cần phải huấn luyện tố chất mềm dẻo một cách có hệ thống và có kế
hoạch, áp dụng các bài tập mở rộng toàn diện các biên độ động tác, các cơ, khớp
dây chằng cần được uốn nắn, kéo dãn hợp lý [18, tr 11].
Khả năng
Sức mạnh Sức bền Tốc độ phối hợp Mềm dẻo
vận động

Sức mạnh Sức bền


– bền tốc độ Sức nhanh

Khả năng
vận động
Sức mạnh

Khả năng Biên độ tối


Sức mạnh Sức bền Sức bền Tốc độ phối hợp đa của
tối đa yếm khí ưa khí tối đa tối ưu động tác

Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa các tố chất vận động

You might also like