Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Phân tích 9 câu đầu (Sách vàng)

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi


Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay
kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...

BÀI VIẾT
Là thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước,
cái tên Nguyễn Khoa Điểm nổi lên như một vì sao tinh tú trên bầu trời thi ca Việt
Nam hiện đại. Tho ông hấp dẫn, say đắm người đọc nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa chất trữ tình và chất chính luận, cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của
người trí thức yêu nước. Nguyễn Khoa Điềm đã thực sự thành công với những
sáng tác hướng về đề tài đất nước, tiêu biểu là trường ca “Mặt đường khát vọng”,
trong đó có đoạn trích “Đất Nước”. Nổi bật trong đó là 9 câu thơ đầu lý giải về
nguồn gốc của đất nước có từ rất lâu đời và cũng rất gần gũi, thân thương đối
với mỗi con người.
Trường ca “Mặt đường khát vọng” gồm chín chương, đoạn trích “Đất
Nước” là phần đầu chương V, được tác giả hoàn thành ở chiến khi Trị - Thiên
năm vào 1971. Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm
chiếm miền Nam, Việt Nam, về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình
phải xuống đường đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước. Tư tưởng chủ đạo, chi
phối toàn bộ chương V là tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca
dao thần thoại”. Cái lí lẽ mà tác giả đưa ra nhằm thuyết phục người đọc thật giản
dị mà rất đỗi chân thành: Không ai khác, chính nhân dân – những con người vô
danh đã kiến tạo, giữ gìn và bảo vệ đất nước; đã xây dựng và hình thành truyền
thống văn hóa, lịch sử ngàn đời của dân tộc.
Đất Nước vốn là những giá trị vĩnh hằng, vĩnh cửu được tạo dựng, vun
đắp qua nhiều thế hệ; được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế này nối tiếp
thế hệ kia. Và chính nhà thơ Nguyễn Khoa Điêm đã từng tâm sự rằng: “Ý tưởng
xuyên suốt của tôi trong chương này là thể hiện một Đất nước của Nhân dân.
Do đó, từ ngữ, hình ảnh, chất liệu thơ được sử dụng đều nhằm làm rõ ý tưởng
này”. Phải chăng, đó cũng là nguyên do, để những biểu hiện cụ thể cho đất nước
lâu đời mà gần gũi, thân thương cũng bắt nguồn từ chất liệu văn hóa dân gian, gắn
với phong tục tập quán, lối sống của nhân dân. Câu thơ đầu tiên vang lên, như một
lời khẳng định chắc nịch, đầy tự hào từ trái tim nhà thơ: “Khi ta lớn lên Đất Nước
đã có rồi”, có nghĩa là khi chúng sinh ra, đến lúc trưởng thành thì “đất nước đã có”
từ rất rất lâu trước đó rồi. Với cách dẫn vào mạch thơ rất đỗi tự nhiên như một lời
chuyện trò chân thành, tha thiết của người anh nói với người em, hoặc cũng có thể
là lớp người đi trước thủ thỉ, tâm tình đối với lớp thế hệ sau, cũng có thể hiểu là
của người con trai nói với người con gái trong mối quan hệ tình yêu đôi lứa. Dù ở
cương vị nào thì, ý thơ cũng nhằm nhấn mạng sự tồn tại của đất nước: Đất Nước
đã có từ rất lâu, có trước khi ta sinh ra vì thế khi ta lớn lên thì ta đã thấy Đất Nước
rồi, đó là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Sau khi khẳng định sự tồn tại của đất nước, nối tiếp mạch cảm xúc sâu lắng
ấy, nhà thơ lý giải về nguồn gốc của đất nước với những biểu hiện cụ thể, tuy mới
lạ những cũng đầy sức thuyết phục:
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Ba câu thơ như ba giai đoạn phát triển của Đất Nước, Đất Nước “có trong”
– “bắt đầu” – “lớn lên”. Cụm từ “ngày xửa ngày xưa”, gợi cho ta nhớ về những
câu truyện cổ tích thời còn nằm nôi mà bà và mẹ vẫn thường hay kể ru ta trọn say
giấc nồng. Vậy mà Đất Nước lại “có trong những cái ngày xửa ngày xưa” ấy,
nghĩa là trước khi ta được nghe kể, thì đất nước đã tồn tại trong truyện cổ tích
rồi. Như vậy, Đất Nước hiện lên từ những huyền thoại, cổ tích. Huyền thoại về
người anh hùng áo sắt, cưỡi ngựa nhổ tre bên đường đánh đuổi giặc ngoại xâm;
hay cội nguồn dân tộc từ sự tích “trăm trứng nở trăm con”, năm mươi con theo cha
lên rừng, khai hoang bờ cõi; năm mươi con theo mẹ xuống biển gìn giữ, trông coi.
Đất Nước không chỉ “có trong cái ngày xửa ngày xưa”, mà điểm bắt đầu
trong nhận thức về Đất Nước, còn “bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”, hình
ảnh “miếng trầu là đầu câu chuyện” hiện lên như một thói quen trong phong tục
tập quán của người dân nước Việt, tập tục “ăn trầu”. “Miếng trầu”, trong tâm
thức và truyền thống của người Việt Nam, miếng trầu là biểu tượng của tình cảm
chân thành, thủy chung, keo sơn, son sắt giữa người với người, giữa những đôi
lứa yêu nhau. Người xưa, vui buồn đều có miếng trầu, gặp nhau cùng với lời thăm
hỏi là mời ăn miếng trầu, trai gái nên duyên cũng phải có miếng trầu. Thế nên mới
nói: “miếng trầu là đầu câu chuyện”, hay “miếng trầu nên nghĩa phu thê”…
Gặp đây ăn một miếng trầu
Không ăn cầm lấy, không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng
Trầu này trầu tính trầu tình
Ăn vào cho đỏ, môi mình môi ta
Một đất nước không thể thiếu đi truyền thống văn hóa, và một trong những
truyền thống quý báu của dân tộc ta là truyền thống đánh giặc giữ nước, như
Bác Hồ đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần
ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi
sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Và
trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm tinh thần ấy lại một lần nữa vang lên. làm
cho ta thêm yêu truyền thống vẻ vang ấy qua ý thơ: “Đất Nước lớn lên khi dân
mình biết trồng tre mà đánh giặc”. Hình ảnh cây tre bao đời gợi lên phẩm chất
đáng quý trong cốt cách người dân Việt: thật thà, chất phác; đôn hậu, thủy chung;
yêu chuộng hòa bình nhưng cũng rất kiên cường bất khuất trong đấu tranh.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa.. đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Nói đến thơ ca, Nhà văn học Beelinxki luôn mang trong mình ý niệm: “Thơ
trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”, và nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
như giao thoa trong cảm xúc, đồng điệu với tâm hồn người nghệ sĩ xứ sở Liên
Bang Nga lạnh giá, khi ông tiếp tục lý giải về nguồn gốc của Đất Nước bằng
những yếu tố mang vẻ đẹp thuần phong mĩ tục của người dân nước Việt. Đó là
vẻ đẹp giản dị của bà, người mẹ với phong tục “búi tóc sau đầu”, đó là cách cuộn
tóc thành búi cao, tròn sau gáy cho gọn gàng và cũng để tạo vẻ nữ tính thuần hậu
rất riêng. Ở đó còn là đạo lý ân tình ân nghĩa, thủy chung, bền chặt ngàn đời của
cha mẹ, những con người cùng nhau cư trú, lao động, chiến đấu, duy trì nòi giống
trên mảnh đất cong cong hình chữ S này. "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay
muối mặn", gừng càng già càng cay, muối càng để lâu càng mặn, con người sống
với nhau lâu thì tình nghĩa càng đong đầy. Có lẽ chính vì vậy mà Đất Nước đã ghi
dấu ấn của cha của mẹ bằng “hòn Trống Mái” hay “núi Vọng Phu” trên khắp mọi
miền tổ quốc như một cách riêng để khẳng định tình nghĩa son sắt ấy, là nguồn gốc
của tình yêu thương xây đắp thành, để ngày nay chúng con một mái ấm gia đình
đong đầy tình cảm yêu thương của cha, của mẹ.
Lối sống thủy chung, có đầy đủ nghĩa tình với một mái ấm gia đình vẹn tròn.
đã có “Cái kèo cái cột thành tên”, “cái kèo”, “cái cột” gợi nhắc đến một nét văn
hóa của người Việt xưa. Đó là truyền thống làm nhà “kèo - cột”, “cái kèo” có hình
dạng tam giác cân, trong kiến trúc cổ Việt Nam là hệ thống gỗ kết nối các đầu cột
để đỡ hai mái dốc. Cột đẩy mái nhà lên cao, kèo giữ các cột lại với nhau làm nên
sự bền vững cho khung nhà. Và chính từ gian nhà “kèo-cột” ấy, thói quen đặt tên
con cái bằng những vật dụng quen thuộc cũng ra đời, vì vậy mà “cái kèo cái cột
thành tên”.
Đất nước Việt Nam phong phú với 54 dân tộc anh em, đâu chỉ dừng lại ở
những vẻ đẹp trên, ngoài truyền thống đánh giặc chống ngoại xâm, dân ta còn nổi
tiếng nền văn minh “lúa nước”. Với những con người lao động cần cù, chịu
thương, chịu khó: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Để làm
ra hạt gạo trắng ngần, bát cơm thơm dẻo, người nông dân phải dãi nắng dầm sương,
bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, tỉ mỉ xay, giã, dần, sàng. Hình ảnh thơ gợi lên
bao sự lam lũ, vất vả, nhọc nhằn cùng phẩm chất cần cù, chịu khó của những người
“chân lấm tay bùn”. Để rồi thấm vào trong từng hạt gạo nhỏ bé, trong bát cơm
thơm dẻo ấy là vị mặn của mồ hôi nhọc nhằn, câu thơ đã khéo léo nhắc nhở chúng
ta đạo lý: “Uống nước nhở nguồn’, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, có được ăn bát cơm
dẻo thơm ngày hôm nay phải nhớ đến công lao người đã không quản ngày đêm
vun trồng, chăm bẵm, tưới tiêu, xay, giã, giần, sàng...; phải nhớ đến những người
dân vô danh “họ đã truyền cho ta hạt lúa ta trồng”…
Khép lại khổ thơ đầu với 9 câu thơ tư do, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khẳng
định sự ra đời của Đất Nước một cách đầy tự hào: “Đất Nước có từ ngày đó”.
“Ngày đó” là ngày nào ta không biết, cũng không rõ những chắc chắn đó là ngày
ta có truyền thống, có phong tục tập quán, có nền văn hóa mà có văn hóa tức là có
Đất Nước. Như vậy “ngày đó” ở đây vừa là trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ,
vừa là một phép thế danh từ “Đất Nước”. Đất Nước có từ những câu chuyện mẹ
thường kể cho con nghe; khi dân ta biết trồng tre đánh giặc; biết trồng ra hạt lúa,
củ khoai; biết ăn trầu, búi tóc, biết sống yêu thương, thủy chung, son sắt. Ta cứ
hay nghĩ, Đất Nước là một khác niệm gì đó thật xa vời, mà chẳng bao giờ có thể
chạm tay tới những, nhưng qua cách định nghĩ, lý giải một cách tháu tình đạt lý,
nhàthơ Nguyễn Khoa Điềm đã cho chúng ta thấy lịch sử văn hóa Đất Nước thật
giản dị, gần gũi, thân thương.
Khám phá Đất Nước ở phương diện văn hóa sinh hoạt, nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm đã phát biểu nhận thức của mình như một lối định nghĩa độc đáo, một cách
lí giải không hề mang tính áp đặt mà đầy sức gợi, thuyết phục độc giả bằng những
điều giản dị, chân thành, gần gũi nhất, vận dụng khéo léo những chất liệu văn hóa
dân gian như phong tục ăn trầu, tục búi tóc, truyền thống đánh giặc, nền văn minh
lúa nước... Nhà thơ sáng tạo một cách nhuần nhuyễn các thành ngữ dân gian, ca
dao, tục ngữ, cổ tích, truyền thuyết... cùng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, nhân
hóa, ẩn dụ... Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ đậm đà không gian văn hóa người
Việt. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng, lôi cuốn mang nồng hơi thở
cuộc sống. Tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí tuệ hài hòa với chất trữ tình
đậm đà.
Một nhà văn Nga từng khẳng định: “Nghệ sĩ là người biết khai thác những
ấn tượng riêng của mình, tìm thấy những ấn tượng có giá trị khái quát và biết làm
những ấn tượng ấy có hình thức riêng”. Có lẽ một trong những cái khác biệt để tạo
ra khoảng cách nghệ sĩ và người thường chính là ở chỗ đó. Không phải ai cầm bút
cũng đều là nghệ sĩ. Các nhà văn cũng vậy. Họ đều có thể viết được thơ, văn nhưng
để làm được thơ văn, văn thơ đích thực, có sức sống và có chỗ đứng trong lòng
người đọc thì không phải ai cũng làm được. Tuy nhiên, cái tên Nguyễn Khoa Điềm
lại hài hòa được cả hai điều đó, thơ ông làm vừa có sức sống trong lòng công chúng
yêu thơ, vừa khẳng định được tiếng nói của riêng mình về Đất Nước theo cách
định nghĩa của riêng mình. Một Đất Nước với cách lý giải mới mẻ, đa chiều, suy
tư, sâu lắng. Rất gần gũi, thân quen với những hình ảnh xuất phát từ những giá trị
văn hóa lâu đời.

You might also like