Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Bài cảm nhận về sách: Hạt giống tâm hồn

Trường THPT Bình An


Họ và tên: Nguyễn Phương Khải
Lớp: 11C1
Cảm nhận về cuốn sách “Hạt giống tâm hồn”. Nhà xuất bản First News
– Trí Việt

Oprah Winfrey cho rằng: “cuộc sống luôn chứa đựng những nỗi đau mà ta
không thể nào đoán trước được. Thế nhưng, hãy tin rằng mọi chuyện buồn đều có
thể lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Chắc hẳn trong cuộc
đời của mỗi người đều có những lúc phải trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào
những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào tiếp
theo cho cuộc đời chính mình. Khi ấy, mọi dự định, mọi ước mơ dường như đều bị
sụp đổ trước mắt ta, ta đã không còn điểm tựa vào bất cứ thứ gì. Cảm thấy vô cùng
hụt hẫng, không biết phải làm gì, chỉ muốn buông xuôi hết tất cả cho nhẹ lòng và
vơi đi nỗi buồn. Những lúc như thế, điều mà ta cần nhất chính là một nguồn động
lực, một ý chí, một niềm hi vọng dù cho đó chỉ là những tia hi vọng nhỏ nhoi thôi
cũng đã đủ để giúp ta thoát khỏi cái cảm giác tuyệt vọng lúc ấy. Thế nhưng, ít ai
biết rằng niềm hi vọng vững chắc, tốt nhất ngay lúc này đó chính là sách. Người ta
thường tìm đến sách để giải quyết nỗi buồn hay sáng tạo nên những ý tưởng mới
giúp cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Tôi cũng vậy, tôi thường tìm đến sách
sau những hụt hẫng, đôi khi tôi tìm cho mình một ý tưởng mới cho cuộc sống trở
nên không còn đơn điệu. Tôi tin rằng, cuốn sách “Hạt giống tâm hồn” sẽ là giải
pháp rất tốt cho bất cứ ai trong lúc này.

“Hạt giống tâm hồn” là một cuốn sách đã làm thức tỉnh rất nhiều con
người, nó nổi tiếng với những câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được
Công ty văn hóa sáng tạo Frist News – Trí Việt gom góp và sưu tầm. Bộ sách là
nguồn cảm hứng thúc đẩy con người vươn lên trong nghịch cảnh, chiến thắng
chính mình và xứng đáng với chính phẩm chất của con người mình. Cuốn sách viết
lên những bài học quý giá dành tặng đến những người đang phải đối đầu với những
thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta mỗi khi nỗi
buồn ập đến và cũng là cuốn sách đã lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc
trong trái tim người đọc. Đến với cuốn sách ấy, tôi dường như đã ngộ ra rất nhiều
điều trong cuộc sống. Có rất nhiều người đi ngang qua cuộc sống của chúng ta, khi
tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không ít cũng nhiều ta sẽ gặp phải những mảnh đời
bất hạnh, những đứa trẻ thơ từ thuở lọt lòng đã phải gánh chịu những nỗi đau gia
đình li biệt, khiến các em phải chịu nỗi đau mồ côi, hay những đứa bé từ khi sinh
ra đã không còn cha mẹ, phải đi lang thang khắp những nơi đầu đường xó chợ, ở
cái tuổi ăn, tuổi học thì lại phải từng ngày lượm những vỏ ve chai hay bán những
tờ vé số kiếm tiền để có thể tồn tại. Chắc chắn ai cũng biết điều mà những bạn nhỏ
ấy ngày đêm ao ước đó chính là một tương lai tươi sáng và rộng mở sẽ đến với các
em. Thực tế ta đã thấy trên thế giới, có những triệu phú, tỉ phú nổi tiếng xuất thân
là những con người không mấy may mắn bởi từ khi sinh ra họ đã gặp phải nhiều
bất hạnh mà tưởng chừng như đã sụp đổ cả cuộc đời. Vậy tại sao họ lại có những
thành công vang dội không chỉ được người đời thán phục mà còn được cả thế giới
biết đến và xứng tên một cách vĩ đại? Đấy là bởi vì họ có niềm tin, hi vọng về một
cuộc sống mới mà họ thấy được trong cuộc đời này; họ có một ý chí sắt đá, kiên
cường để vươn tới chạm lấy nó, chạm lấy thứ được gọi là vinh quang chứ không
phải chỉ ngồi mà “há miệng chờ sung” đợi chờ những điều kì diệu có thể đến với
cuộc sống. Thế thì hà cớ gì ta lại phải buông xuôi tất cả mọi thứ chỉ vì những sai
lầm hay những lỗi thất bại tạm thời trong khi ta may mắn hơn họ rất nhiều. “Hạt
giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách,
những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và
niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến thành công.

“Hạt giống tâm hồn” như một trang mới mở đầu trong tôi, biến tôi từ con
số không đã biết đứng lên mỗi khi vấp ngã. Ngoài những cảm nhận về cuộc sống
xung quanh mình, tôi đã học thêm được rất nhiều bài học quý báu và xây dựng cho
bản thân mình nhiều giá trị sống mới. Trước đây, tôi đã từng đặt ra cho mình hàng
trăm lí do, hàng vạn câu hỏi vì sao để có thể thành công. Thế nhưng, hầu hết chúng
đều không có câu trả lời và cũng chẳng có cách nào giải quyết được. Tất cả chỉ là
quá khứ, giờ đây tôi đã tìm được cho mình câu trả lời từ “Hạt giống tâm hồn” rằng
chỉ vỏn vẹn hai chữ “nỗ lực”.

Từ ngay trong “Lời giới thiệu” đầu tiên, cuốn sách đã cuốn hút độc giả bởi
đề cập đến một vấn đề muôn thuở mà con người luôn quan tâm, đó là những cung
bậc cảm xúc đa chiều trong hành trình đi tìm, khám phá và sáng tạo cuộc sống.
Cuộc sống vốn dĩ luôn chứa đựng vô vàn những thứ kì bí, nó là lí do khiến con
người chúng ta phải bắt đầu một cuộc hành trình tìm kiếm, khám phá không ngừng
nghỉ. Ắt hẳn, trên mỗi bước đường, mỗi người sẽ gặp không ít thử thách, khó khăn
thậm chí cả cạm bẫy, thế nhưng ta lại sẽ tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc khi
vượt qua nó. Niềm vui khi tìm thấy một điều gì đó mới mẻ, một ý tưởng mới để có
thể bứt phá trong công việc, học tập. Niềm hạnh phúc khi khám phá được giá trị
của bản thân, của những cung bậc cảm xúc mới, và đâu đó ta lại tìm thấy sự an yên
trong tâm hồn, sự bình an trong cuộc sống. Đó là nguyên tắc cơ bản của cuộc sống,
nếu hiểu được điều này thì bất cứ ai cũng sẽ sẵn sàng đón nhận tất cả mọi thử thách
với thái độ tự nhiên cùng một phong thái ung dung tự tại.

Có thể nói, căn bản, cuộc sống vừa là quá trình sáng tạo, vừa là quá trình
khám phá. Sáng tạo đó là việc tìm một ý tưởng mới cho cuộc sống chứ không phải
mỗi ngày trôi qua chỉ là ăn với ngủ rồi chơi bời, bởi ta được sinh ra để làm những
thứ góp ích cho đời chứ không phải là chỉ sống với một sự an nhàn. Khám phá là
một việc cân bằng cuộc sống, không ai cứ mãi mòn mỏi trên một con đường với
một ý tưởng nhất định, rồi đến khi đã cạn ý tưởng, ta lại phải đi tìm tòi, khám phá
những thứ khác mới mẻ hơn để có cảm hứng mới mà sáng tạo trong công việc.
Một quá trình vừa sáng tạo vừa khám phá là một quá trình cân bằng cuộc sống,
điều mà ta chưa bao giờ ngờ được rằng khám phá không chỉ là tìm ra những kiến
thức mới mẻ, để biết thêm những kiến thức ấy mà khám phá còn giúp ta sáng tạo
hơn trong công việc, trong cuộc sống. Để có thể biến mình thành một phần có ích
cho xã hội, việc đầu tiên là ta phải chủ động tìm tòi, học hỏi một cách có chọn lọc,
sáng tạo những ý tưởng và phải biết áp dụng những ý tưởng ấy vào công việc, vào
cuộc sống một cách phù hợp. Mỗi người hãy sống có ích và tạo nên những giá trị
mới cho chính cuộc đời mình, không ai sống cho ai cả, điều đó không những làm
đẹp cuộc sống của bản thân mà còn tô điểm cho cuộc sống của những người xung
quanh.

Không chỉ từ việc khám phá mà những mối quan hệ đa chiều trong cuộc
sống cũng mang lại cho chúng ta nhiều trải nghiệm và bài học quý giá. Điều mong
muốn của tất cả mọi người là có thể duy trì, giữ vững các mối quan hệ đó để có thể
đạt được những thành công trong cuộc sống. Bởi thứ mà chúng ta luôn mong muốn
trong cuộc đời này không khác gì ngoài hạnh phúc, bình an và sự thư thái, an yên
trong tâm hồn.

Mỗi câu chuyện trong tập sách đều mang những tựa đề đầy cảm xúc và
cuối mỗi câu chuyện luôn là những lời bình súc tích chứa đựng những ý nghĩa sâu
sắc về các giá trị đạo đức, nhân cách con người mà cuộc sống này mang lại. Ta có
thể tìm thấy trong đó những bài học dành cho mọi lứa tuổi, nó giúp ta khám phá,
cảm nhận, chiêm nghiệm về cuộc sống, về hạnh phúc và hành trình đi tìm hạnh
phúc một cách sâu sắc. Đôi khi, ta lại tìm thấy bản thân mình trong ấy, việc ấy
không phải là tự hào hay xấu hổ mà việc ta nhìn thấy bản thân mình qua những bài
học đạo đức giúp ta hiểu rõ hơn chính mình, hiểu được những thế mạnh, khuyết
điểm của chính con người mình, làm nên giá trị của bản thân, biết mình cần gì và
loại bỏ những gì, có thế ta mới trưởng thành chứ chẳng ai cứ mãi trốn hoài một góc
mà không chịu trưởng thành cả.

Cuốn sách còn nhắc nhở chúng ta phải biết “cho đi” và “nhận lại” một cách
hài hòa. Khuyên nhủ tuổi trẻ đừng do dự với những ước mơ và hoài bão của cuộc
đời. Căn dặn chúng ta cách tư duy “vừa đủ” để không tham lam, không có những
tham muốn thoái hóa. Triết lý về sự nhẫn nại trong cuộc sống, kiên nhẫn bền lòng
chờ đợi thời cơ để đi đến thành công. Khuyến khích con người nên biết “buông
bỏ”, mạnh dạn cắt đứt những trói buộc không đáng có, nhất là sợi dây vô hình của
tiền bạc, quyền lực, địa vị… không để nó chi phối tư tưởng và hành động của con
người. Cho ta thấy được hạnh phúc là những điều vô cùng bình dị trong cuộc sống
hằng ngày, như một bác sĩ phẫu thuật vừa cứu sống được bệnh nhân, như người mẹ
âu yếm chăm sóc đứa con yêu quý của mình, như đứa trẻ say mê xây lâu đài trên
cát…

Quyển sách còn giúp ta nhận ra: bí quyết làm nên thành công của con người
chính là không sợ khó khăn, không đầu hàng nghịch cảnh. Cũng như cuộc sống
của chúng ta có mục đích thì mới có động lực, ta biết tự đặt ra mục tiêu và thời hạn
cho bản thân để sắp xếp kế hoạch hợp lý và nỗ lực thực hiện nó nhằm đạt được
thành công. Bài học về sự hợp tác, đoàn kết để tránh được những mối hiểm họa
cũng như dễ dàng đi tới thành công. Nhường nhịn và khoan dung sẽ mở được cánh
cửa yêu thương, cũng như tình yêu chân thật phải xuất phát từ những yêu thương
và chia sẻ bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Và trong đời sống, con người
rất cần có sự khoan dung, độ lượng, rộng mở cũng như nên phóng khoáng và cởi
mở khi chia sẻ với nhau, nó như một liều thuốc bổ làm gia tăng lên chất lượng
cuộc sống. Nếu chẳng may gặp phải thất bại hay phải nghe những lời chỉ trích, bạn
hãy là chính mình, hãy tự tin theo đuổi điều mà bạn tin rằng đó là điều đúng đắn
nhất. Cuối cùng thì tất cả mọi sự nỗ lực của chúng ta đều nhằm đạt tới một điều
thiêng liêng nhất: mọi người đều ao ước được sống, đó chính là thứ động lực sâu
xa nhất, giá trị nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta, là động cơ để mỗi người
không ngừng phấn đấu, làm việc, vượt qua mọi hiểm nguy, thậm chí sẵn sàng
đương đầu chống chọi khó khăn, bệnh tật để giành lấy sự sống.

“Hạt giống tâm hồn” - cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem
lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Tôi thầm
cảm ơn cuốn sách đã giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn
động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống.

Câu 2: Xây dựng kế hoạch nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản
thân hoặc cộng đồng
- Mục tiêu:
Xây dựng và phát triển văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá
trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó cũng là
hành trình giúp học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá
trị cao đẹp trong cuộc sống, góp phần vào quá trình hình thành nhân
cách, bồi đắp tâm hồn, bồi dưỡng và thắp sáng ước mơ, lý tưởng cho
người học.
- Đối tượng hưởng lợi: Học sinh
- Nội dung công việc thực hiện:
Đổi mới hoạt động thư viện là yêu cầu cấp thiết hàng đầu để phát triển
văn hóa đọc trong trường học. Hình thức tổ chức và hoạt động thư viện
cần được thường xuyên nghiên cứu để đổi mới, sáng tạo. Tạo không
gian xanh để quá trình đọc sách diễn ra thuận lợi hơn, học sinh có nhiều
cảm hứng và sự yên tĩnh để thẩm thấu giá trị mà sách mang lại. Cán bộ
thư viện cần năng động, cập nhật, lựa chọn, bổ sung các đầu sách phù
hợp tạo nên kho sách đa dạng, phong phú, sắp xếp sách khoa học theo
từng chủ đề, từng mảng cụ thể để học sinh dễ dàng tra cứu và lựa chọn.
Tổ chức các tiết đọc hiệu quả tại thư viện, nếu điều kiện phù hợp có thể
tổ chức trại đọc để thu hút học sinh tham gia. Tổ chức các cuộc thi quay
video, giới thiệu sách nhằm mang đến sân chơi hấp dẫn, thú vị, tránh
đơn điệu, nhàm chán. Mỗi tháng, nhân viên thư viện phối hợp với giáo
viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên Ngữ văn, tùy theo từng chủ đề, chủ
điểm, lựa chọn các cuốn sách hay, giàu ý nghĩa để giới thiệu cho học
sinh, hướng dẫn các em phương pháp đọc sách hiệu quả. Hưởng ứng
Ngày sách Việt Nam và ngày văn hóa đọc, các nhà trường cần tổ chức
các hoạt động đa dạng, phong phú để tôn vinh giá trị của sách, tuyên
truyền, quảng bá sâu rộng vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách đến
học sinh, phụ huynh và các tầng lớp nhân dân để sách thực sự đi vào đời
sống, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Các
cuộc thi như giới thiệu sách, tìm hiểu về nhà văn và tác phẩm, kể chuyện
theo sách…sẽ là những diễn đàn ý nghĩa để chúng ta xây dựng, phát
triển văn hóa đọc trong nhà trường.
Bên cạnh đó, thông qua đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy
học theo định hướng phát triển năng lực người học để xây dựng và phát
triển văn hóa đọc cũng là một giải pháp quan trọng. Giáo viên xây dựng
kế hoạch hướng dẫn học sinh phương pháp đọc sách nhằm trau dồi tri
thức, làm giàu có thêm vốn sống, vốn hiểu biết và những trải nghiệm
quý giá. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật đọc hiệu quả, cách sử dụng kết
quả đọc, cách lập thư mục tài liệu tham khảo…Dạy cách đọc sách là một
cách thức dạy học sinh tự học, tự phát huy tiềm năng, tự phát triển toàn
diện theo nhu cầu, sở thích của mỗi cá nhân. Theo tinh thần “chuyển
giao nhiệm vụ học tập cho mỗi học sinh”, giáo viên cần linh hoạt, sáng
tạo, sử dụng thêm các ngữ liệu từ sách, báo, tạp chí để học sinh chủ
động khai thác thông tin, giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách sáng
tạo, hứng thú. Đối với mỗi môn học, giáo viên cần có kế hoạch hướng
dẫn học sinh đọc thêm sách báo nào, loại nào để củng cố kiến thức, loại
nào để mở rộng, nâng cao…
- Kết quả đạt được: Trau dồi thói quen đọc sách.
Nhiều cuốn sách hay đã được nhân rộng đến cộng đồng

You might also like